Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU BÌNH LAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.5 KB, 80 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BẢN CAM ĐOAN
Tên em là : Lê Quang Tiệp
Mã SV : CQ493716
Lớp : Thương mại 49B
Khoa : Thương mại và Kinh tế quốc tế
Em xin cam đoan rằng Chuyên đề thực tập cuối khoá này là hoàn toàn do
em tự nghiên cứu đề tài hoàn thành, không sao chép. Các số liệu sử dụng
trong bài là tài liệu em thu thập được hoàn toàn có nguồn gốc rõ ràng bám sát
với tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của Chi nhánh ngân hàng
Maritime Bank Cầu Giấy
Nếu có điều gì vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà
trường!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Lê Quang Tiệp
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Tổng số lao động của công ty năm 2011
Bảng 2. Số lượng sản phẩm xuất khẩu chính của Công ty năm 2009 – 2011
Bảng 3. Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty từ năm 2009 – 2011
Bảng 4. Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc tại
công ty
Bảng 5. Quy trình thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công
Bảng 6. Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty từ năm 2009-2011
Bảng 7. Tỉ suất ngoại tệ xuất khẩu của công ty từ năm 2009-2011
2
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Bình Lan
Hình 2. Quy trình chuyển giao quyền sở hữu nguyên phụ liệu
Hình 3. Sơ đồ quy trình thuê tàu vận tải
Hình 4. Sơ đồ Phương thức chuyển tiền trả sau
3
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA
:
ASEAN Free Trade Area - Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN
B/L
:
Bill of Loading - Chứng từ vận tải đường
biển
CIF
:
Cost, Insuarance and Freight – Trả cước,
bảo hiểm tới bến
CIP
:
Carriage and Insuarance Paid to - Cước
phí và bảo hiểm trả tới, cảng đến quy định
CFR
:
Cost and Freight - Tiền hàng và cước phí,
cảng đến quy định
CPT

:
Carriage Paid To - Cước phí trả tới, nơi
đến quy định
C/O
:
Cirtificate of orgin - Giấy chứng nhận xuất
xứ
C/Q
:
Certificate of Quality/Quantity - Giấy
chứng nhận phẩm chất, trọng lượng
CAD
:
Cash Against Documents - Giao chứng
nhận tiền
EU
:
European Union - Liên minh tiền tệ Châu
Âu
FOB
:
Free On Board - Giao lên tàu, cảng xếp
hàng quy định
GW
:
Gross weight - Trọng lượng cả bì theo cân
nặng thực tế
I/C
:
Insuarance Certificate - Giấy chứng nhận

bảo hiểm
ICC
:
International Chamber of Commerce -
Phòng thương mại quốc tế
4
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Incoterm 2000
:
International Commercial Terms - Các
điều kiện thương mại quốc tế
KCS
:
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
L/C
:
Letter of Credit - Thư tín dụng
NW
:
Net Weight –
Trọng lượng tịnh
P/L
:
Packing List - Phiếu đóng gói
TTR
:
Telegraphic Transfer Remittance - Chuyển
tiền bằng điện
VIAC

:
Vietnam International Arbitration Centre -
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
WTO
:
World Trade Organization-Tổchức thương
mại thế giới
XNK
:
Xuất nhập khẩu
XK
:
Xuất khẩu
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá dất
nước, ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan
trọng, không chỉ đảm bảo việc cung cấp sản phẩm dệt may cho nhu cầu tiêu
5
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
dung trong nước ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng, mà còn tạo điều
kiện mở rộng thương mại quốc tế thông qua việc xuất khẩu hàng dệt may.
Theo số liệu thống kê tháng 7 năm 2011 dân số Việt Nam là
90.549.390 người cho thấy Việt Nam là một thị trường tiêu thụ tiềm năng
đồng thời cũng cung cấp lực lượng lao động dồi dào. Cùng với đó nước ta có
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú song chưa được khai thác một cách
có hiệu quả. Những năm gần đây, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nhưng
nhìn chung nền kinh tế nước ta còn khó khăn, thiếu công nghệ, thiếu vốn, đặc

biệt còn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Chính vì vậy hướng phát triển kinh tế
trong giai đoạn tới là dựa vào thế mạnh của đất nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
Hoạt động gia công xuất khẩu với đặc điểm là sử dụng nhiều lao động,
công nghệ đơn giản, ít vốn mà giá trị xuất khẩu lớn nên được khai thác một
cách triệt để nhằm mang lại nguồn thu ngoại tệ và giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động. Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động gia công xuất khẩu
hàng dệt may dựa vào lợi thế so sánh lợi thế của đất nước là rất cấp thiết.
Xuất phát từ thực tại trên, trong quá trình thực tập tại Công ty Bình
Lan, qua việc tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin, em đã quyết định chọn đề
tài : « GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU BÌNH LAN».
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu của
Công ty Bình Lan. Từ đó, rút ra những thành tựu Công ty đã đạt được trong
hoạt động gia công xuất khẩu hàng dệt may của mình, cũng như những tồn tại
và nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Trên cơ sở phân tích những cơ hội và thách thức đối với công ty Bình
Lan khi thực hiện hoạt động gia công xuất khẩu, đề xuất các giải pháp cho
Công ty và các kiến nghị đối với nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động gia công
xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động gia công xuất khẩu hàng dệt may
của Công ty Bình Lan.
Phạm vi nghiên cứu :
- Về mặt hàng: tất cả các mặt hàng gia công xuất khẩu của công ty Bình Lan.
- Về thời gian: từ năm 2009 đến năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Quan sát thực tế hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty Bình Lan.
- Nghiên cứu dữ liệu của công ty Bình Lan.
- Tham khảo về hoạt động gia công xuất khẩu hàng dệt may của các giáo
trình, sách, trang web có liên quan đến đề tài gia công xuất khẩu hàng dệt may.
5. Kết cấu của đề tài: Ngoài các bảng danh mục, phụ lục, lời mở đầu, kết
luận. Đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH may xuất khẩu
Bình Lan.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động gia công xuất khẩu hàng dệt
may của công ty TNHH may xuất khẩu Bình Lan.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu
hàng dệt may tại công ty TNHH may xuất khẩu Bình Lan.
Trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề em đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Thương mại và kinh tế quốc tế,
các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH may xuất khẩu Bình Lan. Đặc
biệt là thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn đã chỉ bảo tận tình
cho em về mặt nội dung, phương pháp luận và cách thức tiếp cận vấn đề một
cách khoa học nhất. Qua bài viết này em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới tất cả thầy cô và tập thể cán bộ công nhân viên công ty. Dù đã hết sức cố
gắng song do thời gian thực tập và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài
viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp
nhận xét từ phía các thầy cô và các bạn.
7
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Nhung
Kinh tế Hải Quan 50
8

SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
MAY XUẤT KHẨU BÌNH LAN
1.1. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1.1 Giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty
Bình Lan
Tên công ty: CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU BÌNH LAN
Tên giao dịch: BINH LAN EXPORT GARMENT COMPANY
LIMITED
Tên viết tắt : Bình Lan Co.Ltd
Trụ sở và nhà xưởng sản xuất tại: thôn Tân Hóa, xã Quỳnh Hội, huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Điện thoại : 0366.575.558
Fax : 0363.942.996
Giám đốc: Nguyễn Tiến Bình
Công ty TNHH may xuất khẩu Bình Lan ban đầu chỉ là một xưởng may
nhỏ với một dãy nhà xưởng và nhà kho, được trang bị một số máy móc cơ bản
như máy khâu, bàn là, tủ sắt,… chuyên nhận gia công hàng may mặc cho các
công ty khác và một phần sản phẩm bán ra thị trường trong nước. Trong suốt
quá trình hoạt động của mình “xưởng sản xuất gia công may mặc Bình Lan”
đã chứng tỏ mình là một đơn vị sản xuất có uy tín, sản phẩm làm ra luôn làm hài
lòng khách hàng.
Sau nhiều năm tìm kiếm nhà đầu tư và thị trường, với cố gắng không
mệt mỏi và sự chịu khó tìm tòi của chủ xưởng, đến năm 2006 “Công ty
TNHH may xuất khẩu Bình Lan” được thành lập theo QĐ số 48/2006/QĐ-
BTC ngày 14/9/2006 của Bộ tài chính và có giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh số 1000803873 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình cấp. Công ty
Bình Lan hoạt động dựa trên nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, vốn của Công
ty DONGYANG PEONY ECONOMIC & TRADE CO.LTD tại Trung quốc.

Thực chất đây là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc trong đó
phía xưởng Bình Lan chịu trách nhiệm cung cấp mặt bằng và thuê lao động
9
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
còn phía Dongyang Peony cung cấp vốn và dây chuyền công nghệ, lợi nhuận
sẽ được chia theo tỉ lệ góp vốn.
- Đầu tiên công ty có một nhà xưởng với bốn dây chuyền may, vốn đầu
tư là 350.000 USD.
- Đến ngày 20 tháng 6 năm 2008 công ty đã thực hiện tăng vốn đầu tư là
700.000 USD.
- Tháng 2 năm 2010 công ty đã thực hiện lại xưởng mới cùng khu vực
cho các bộ phận cắt mẫu, kho, đóng gói sản phẩm.
- Cuối năm 2010 khi hệ thống xưởng và nhà kho đã hoàn thành công ty
mua thêm sáu dây chuyền may.
- Hiện nay công ty đã có một nhà xưởng rộng 2200 m2 và 10 dây chuyền
may hiện đại cùng với các phòng cho các bộ phận riêng biệt với tổng vốn đầu
tư là 700.000 USD.
Đây là giai đoạn công ty đi vào ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh
và tìm kiếm các bạn hàng mới. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã
góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương và các vùng
lân cận, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động, giúp tăng thu nhập
hộ gia đình. Từ đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân và đồng thời cũng
góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
Công ty luôn xác định “Sự hài lòng của khách hàng là sứ mệnh của
Công ty”; cũng như các công ty khác, để hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả công ty Bình Lan cần:
- Chủ động trong công tác tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm, chủ động
trong liên doanh liên kết với các tổ chức, Công ty trong và ngoài nước,
- Chủ động đàm phán, kí kết và thực hiện những hợp đồng sản xuất kinh

doanh. Giám đốc công ty là người đại diện cho công ty về quyền lợi, nghĩa vụ
sản xuất của công ty theo quy định pháp luật hiện hành,
- Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
như quảng cáo, triển lãm sản phẩm, mở các đại lý,
10
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có
tư cách pháp nhân,…
Công ty TNHH may xuất khẩu Bình Lan là một doanh nghiệp hạch toán
độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động sản xuất kinh doanh
theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Vì vậy công ty cần
thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước và tuân thủ pháp luật.
- Chịu sự thanh tra kiểm tra của các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật,
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và tuân thủ các quy định của pháp luật,
chính sách pháp luật của nhà nước về quyền lợi của người lao động, vệ sinh an
toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực
hiện đúng những tiêu chuẩn kĩ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy
định có liên quan đến Công ty.
1.1.2 Phạm vi hoạt động
Theo giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty do Sở Kế hoạch và đầu
tư Thái Bình cấp đăng kí, ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
- Nhập khẩu các loại máy công nghiệp như máy may, máy đóng dập cúc,…
- Nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu nhằm phục vụ cho quá trình gia công.
- Xuất khẩu hàng dệt may xuất khẩu.
- Xuất khẩu các loại nguyên phụ liệu thừa trong quá trình gia công.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và san lấp mặt bằng.
- Mua bán, xuất nhập khẩu trang thiết bị, vật tư máy móc ngành dệt may.
- Dịch vụ đào tạo và dạy nghề ngắn hạn cho công nhân.

Tuy nhiên trong giai đoạn này hoạt động sản xuất kinh doanh chính của
công ty là gia công xuất khẩu hàng dệt may theo hợp đồng gia công của công
ty DONGYANG PEONY ECONOMIC & TRADE CO.LTD ; thực hiện xuất
khẩu hàng gia công thành phẩm theo chỉ định của Dongyang Peony. Bên cạnh
đó, công ty cũng kinh doanh xuất nhập khẩu các loại máy công nghiệp, song
nguồn thu chính vẫn là từ hoạt động gia công xuất khẩu. Cùng với sự phát
triển của kinh tế đất nước, công ty đang mở rộng về quy mô cũng như cơ cấu
sản xuất nhằm đạt hiệu quả trong kinh doanh.
11
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được phân chia theo chức năng,
nhiệm vụ từ cao xuống thấp, được phân chia thành các phòng ban riêng biệt.
Do vậy có thể phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban, dễ
dàng trong việc quản lý các bộ phận.
Bộ máy quản lý của công ty có thể biểu diễn bẳng sử dụng sơ đồ sau:
Hình 1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Bình Lan
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự )
Nhận xét:
Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức ta thấy, Công ty được chia thành 2 mảng
riêng biệt về Tài chính và Sản xuất nên thiếu sự liên kết đồng bộ giữa các
phòng ban trong cùng công ty.
Phó Giám đốc Tài chính quản lý các phòng: Hành chính nhân sự, Tài
12
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
GIÁM ĐỐC
P.G.Đ SẢN XUẤTP.G.Đ TÀI CHÍNH
P.
Hành

chính
nhân
sự
P.
Tài
chính
kế
toán
P.
Xuất
nhập
khẩu
P.
Kỹ
thuật
P.
Kế
hoạch
Trung
tâm
may
mặc
Đóng gói hàng hóa Quản lý đơn hàngGia công sản phẩm
P.
Kiểm
tra
chất
lượng
(KCS)
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn

chính kế toán, Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS), Xuất nhập khẩu(XNK).
Tuy nhiên, sự liên kết giữa các bộ phận này thì không chặt chẽ, mỗi phòng có
một vai trò và trách nhiệm khác nhau. Phó giám đốc tài chính có liên hệ gần
nhất với phòng Tài chính - kế toán để giải quyết trực tiếp các công việc thuộc
chuyên môn, còn đối với những phòng khác thường là trưởng phòng có vai
trò chuyên môn nhiều hơn, Phó Giám đốc chỉ thực hiện trách nhiệm quản lý
trên cơ sở tiếp thu từ các trưởng phòng.
Phó Giám đốc Sản xuất quản lý: Trung tâm may mặc, phòng Kế hoạch
và phòng Kỹ thuật. Các phòng này có sự liên kết chặt chẽ với nhau vì các kế
hoạch sản xuất được phòng Kế hoạch lên lịch sản xuất, Trung tâm may mặc
sẽ làm việc theo lịch sản xuất đã đề ra, còn phòng Kỹ thuật thì chịu trách
nhiệm đảm bảo các máy móc, thiết bị trong Trung tâm may mặc hoạt động
tốt. Như thế, Phó Giám đốc Sản xuất nắm rõ hoạt động của các phòng mình
quản lý, nên có vai trò và trách nhiệm gần nhất đối với tất cả các phòng.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
 Giám đốc: Quản lý và là người đại diện cho toàn Công ty.
 Phó Giám đốc tài chính: Thực hiện các chức năng kiểm soát sau khi có
quyết định (bằng văn bản) của Giám đốc
- Kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành Công ty.
- Kiểm soát hoạt động tài chính và ghi chép sổ sách.
 Phó Giám đốc sản xuất:
- Quản lý và kiểm soát việc kinh doanh và sản xuất của Công ty.
- Lập kế hoạch và quản lý mọi hoạt động sản xuất của Công ty.
 Phòng Hành chính nhân sự:
- Kiểm soát các vấn đề thuộc về hành chính.
- Tuyển dụng nhân sự cho các vị trí, bộ phận.
- Kiểm soát văn thư và các giấy tờ gửi tới Công ty.
13
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn

 Phòng Tài chính - Kế toán:
- Thực hiện mọi chế độ hạch toán kế toán,
- Thống kê theo quy định nhà nước,
- Kiểm tra lập chứng từ sổ sách kế toán,
- Tổng kết tài sản năm tình hình tài chính của Công ty,
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào
31/12 dương lịch hàng năm.
 Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS):
- Kiểm tra vật tư, nguyên vật liệu đầu vào.
- Kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra cũng như toàn bộ
quá trình sản xuất.
 Phòng Xuất - Nhập khẩu: Quản lý, theo dõi toàn bộ hoạt động xuất
nhập khẩu của Công ty. Liên hệ với Ngân hàng trong và ngoài nước
nhằm tiến hành thu hồi tiền hàng xuất khẩu và thanh toán tiền hàng
nhập khẩu cho đối tác.
 Phòng Kế hoạch:
- Xây dựng chính sách và mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ theo
chiến lược chung, nghiên cứu, đề xuất các phương án xúc tiến
thương mại và mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng, đàm phán
và ký kết các hợp đồng thương mại, chăm sóc và lo dịch vụ hậu
mãi cho khách hàng.
- Trên cơ sở các hợp đồng thương mại được ký kết, phòng kế hoạch
lên lịch làm việc cho các phòng ban. Xác định thời điểm nhập
hàng, xuất hàng, tham gia tư vấn cho phòng kinh doanh về thời
hạn của các hợp đồng.
 Trung tâm May mặc:
- Quản lý đội may mẫu và xưởng may.
14
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn

- Đưa ra các sản phẩm mẫu cho đối tác lựa chọn và cho ý kiến.
- Đóng góp ý kiến cho phòng kinh doanh mua nguyên vật liệu may
các sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm cung cấp hàng may mặc xuất khẩu theo hợp
đồng đã ký đảm bảo số lượng và chất lượng.
 Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về máy móc, thiết bị trong khu văn
phòng và toàn bộ xưởng may.
1.1.4 Đặc điểm về nguồn nhân lực
Do đặc thù của ngành dệt may là việc sản xuất sản phẩm đơn giản
không đòi hỏi kĩ thuật cao nên lực lượng lao động chủ yếu là những công
nhân có trình độ tốt nghiệp THPT, sau khi đã được đào tạo tại các trường dạy
nghề hoặc được đào tạo tại xưởng may của công ty sẽ trở thành công nhân
chính thức của Công ty.
Lao động của công ty chủ yếu là lao động tại địa phương và các tỉnh
lân cận. Tuy nhiên nhược điểm của công nhân ngành dệt may nói chung là
công nhân không gắn bó với công ty lâu dài, họ thường bỏ việc do lương thấp
và thói quen lao động trong nông nghiệp. Dẫn đến hậu quả là nguồn nhân lực
không ổn định, ảnh hưởng tới quá trình gia công sản phẩm của công ty, ảnh
hưởng đến tiến độ giao hàng.
Mặt khác do tính chất của công việc gia công đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mỉ,
khéo léo, thường xuyên làm việc trong tư thế ngồi dẫn đến lực lượng lao động
chủ yếu là lao động nữ trong khi lao động nam chiếm số ít. Lao động nam
thường là ở các bộ phận cắt may, đóng gói, là, đóng cúc.
Tổng số lao động của công ty năm 2011 là 305 người. Trong đó khối văn
phòng là 16 người và 289 công nhân.
Cơ cấu lao động của công ty Bình Lan được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. Tổng số lao động của công ty năm 2011
Phân loại lao động Số lượng(người) Tỉ lệ(%)
Phân theo trình độ
15

SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Cán bộ có trình độ đại học và trên đại
học
05 1,63
Cán bộ có trình độ cao đẳng 07 2,29
Cán bộ có trình độ trung cấp 01 0,32
Công nhân kỹ thuật 02 0,64
Lao động phổ thông(Tốt nghiệp phổ
thông trung học)
290 95,12
Phân loại theo hợp đồng
Lao động không phải ký hợp đồng
( Lãnh đạo)
1 0,32
Lao động không xác định thời hạn 290 95,12
Lao động có thời hạn 1-3 năm 14 4,56
Lao động nam 73 23,93
Lao động nữ 232 76,03
(Nguồn: Phương án CPH công ty TNHH may xuất khẩu Bình Lan)
1.1.5 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ chung
 Sản phẩm
Với truyền thống sản xuất hàng may mặc xuất khẩu nên sản phẩm của
công ty rất đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, kích cỡ với những
chỉ số kĩ thuật khác nhau. Mặt hàng chính của công ty chủ yếu là áo Jacket, áo
thun, đầm, quần âu, quần áo thể thao….
 Thị trường tiêu thụ chung
Hiện nay, ba thị trường xuất khẩu quan trọng nhất với ngành dệt may
vẫn là Mỹ chiếm đến 49,97%, EU chiếm 18,11% và Nhật Bản chiếm 11,73%.
Mỹ là khách hàng nhập khẩu lớn nhất cho các hàng hóa của Việt Nam

nói chung và ngành Dệt may nói riêng. Bình quân giai đoạn 2006-2010, giá
trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ chiếm trên 55% tổng giá
trị xuất khẩu của ngành ra thế giới. Đồng thời ngành dệt may là ngành hàng
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ,
16
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
chiếm bình quân trên 40% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này
trong các năm 2006-2010.
Với những khó khăn vĩ mô chung và chính sách thắt chặt chi tiêu của
Chính phủ Mỹ sau khi gỡ bỏ trần nợ công hồi đầu tháng 8 năm 2011, các đơn
hàng từ Mỹ có xu hướng sụt giảm. Đồng thời ngành Dệt may Việt Nam cũng
chủ động đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường gần hơn như Hàn Quốc và
giảm phụ thuộc vào thị trường khắt khe này. Do đó trong 10 tháng đầu năm
2011 xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ cũng tăng trưởng chậm hơn
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu khác (15,25%) trong
khi tăng trưởng xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng gần 142%. Tổng kim ngạch
xuất khẩu sang Mỹ cũng giảm từ 55% xuống 50% trong giai đoạn này.
EU là thị trường lớn thứ hai cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu của
Việt Nam với doanh thu gần 1,9 tỷ USD, chiếm trên 18% tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2011.
Nhật Bản là khách hàng lớn thứ ba của ngành Dệt may xuất khẩu Việt
Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2011 , tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này là
11,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành. Theo Hiệp định đối tác kinh tế
song phương Việt Nam- Nhật Bản, sản phẩm dệt may là một trong những mặt
hàng có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất và năm 2010 là năm đầu tiên
Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế cho mặt hàng này. Chính vì vậy tăng
trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đang trong giai
đoạn đầu tăng trưởng mạnh dù Nhật Bản vừa chịu tác động kinh tế mạnh mẽ
từ thảm họa sóng thần tháng 3 năm 2011.

Tuy nhiên, trong ba thị trường dẫn đầu này, thì Hoa Kỳ vẫn là thị
trường mà xuất khẩu dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất,
trung bình là 19%/năm trong giai đoạn 2005-2010, thị trường EU và Nhật
Bản có tốc độ tăng bình quân lần lượt là 17% và 12%. Trong 10 tháng đầu
năm 2011, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa kỳ đạt 2,22 tỷ USD, tăng
23,8% so với cùng kỳ 2010 (tăng 426 triệu USD về số tuyệt đối).
17
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Việt Nam với tư cách là thành viên của WTO, APEC, ASEAN , đã
tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã tạo
thuận lợi cho hàng Dệt may của nước ta có mặt nhiều hơn và rộng hơn trên thị
trường quốc tế. Hàng dệt may của Việt Nam đã xuất khẩu được sang hầu hết
các thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản. Kim ngạch dệt
may trên thế giới đã đạt trên 450 nghìn tỷ USD cho thấy tiềm năng tiêu dùng
của ngành còn rất lớn. Cho thấy cánh cửa với ngành dệt may vẫn đang mở
rộng đối với công ty Bình Lan nói riêng và các công ty thuộc tập đoàn Dệt
may Việt Nam nói chung.
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY
1.2.1 Nhóm nhân tố khách quan
1.2.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp
Công ty Bình Lan là một doanh nghiệp hoạt động độc lập, có tư cách pháp
nhân, do vậy công ty luôn tuân thủ pháp luật do nhà nước quy định, chịu sự điều
chỉnh của các quy phạm pháp luật. Hệ thống pháp luật dùng để điều chỉnh quan
hệ gia công quốc tế bao gồm: luật thương mại quốc gia, luật quốc tế và các tập
quán thương mại quốc tế.
Hệ thống pháp luật của một quốc gia có tác dụng khuyết khích hoặc hạn
chế công tác xuất khẩu thông qua luật thuế, các mức thuế cụ thể, quy định về
phân bổ hạn ngạch, các thủ tục hải quan

Ở nước ta, nhà nước có chính sách khuyến khích xuất khẩu như miễn
thuế cho những mặt hàng xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu cho nguyên phụ
liệu gia công.
1.2.1.2 Môi trường bên ngoài
Ngày nay xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại được xem là
một xu huớng phát triển tất yếu của nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
Xu hướng này tạo sự thuận lợi cho các nước đang phát triển khi thâm
nhập các thị trường tiềm năng. Sự nhạy bén của các chính phủ và sức mạnh
của các quy tắc song phương, đa phương, các Hiệp định chung có tác dụng
18
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
điều chỉnh các hoạt động mua bán giữa các doanh nghiệp ở các nước khác
nhau . Hơn nữa, sự hoạt động của các tổ chức kinh tế thuơng mại khu vực và
thế giới như AFTA, WTO… có vai trò thúc đẩy tự do hoá thuơng mại.
Đối với hàng dệt may, sự liên kết sản phẩm theo hiệp định về hàng dệt
may (ATC) vẫn tiếp tục giảm khá nhiều biện pháp bảo vệ hàng hóa chuyển tiếp.
Mặt khác, sự tăng truởng ngoại thương nhanh chóng của các nước đang
phát triển trong khi thị truờng đã có dấu hiệu bảo hoà, làm tăng mức độ cạnh
tranh giữa các nước xuất khẩu có cơ cấu xuất khẩu giống nhau.
1.2.2 Nhóm nhân tố chủ quan
1.2.2.1 Chủ trương, chính sách của Việt Nam
Cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam năm 2009 bị thâm hụt 8,8 tỷ
USD, năm 2010 bị thâm hụt 3,07 tỷ USD, đến năm 2011 không những không
bị thâm hụt mà còn thặng dư 3,1 tỷ USD. Đạt được kết quả đó là do nhập siêu
hàng hoá đã giảm cả về kim ngạch tuyệt đối và về tỷ lệ nhập siêu so với xuất
khẩu. Nguyên nhân sâu xa của thành quả đó là do việc thay thế chính sách
thay thế nhập khẩu bằng việc hướng vào xuất khẩu, nội dung của chính sách
này bao gồm:
- Hội nhập nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu qua việc tham gia các

tổ chức kinh tế, thương mại đa phương, mở rộng quan hệ thương mại song
phương, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế trong nước có điều kiện
tham gia vào hoạt động ngoại thương.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam tại thị
trường nước ngoài bằng các biện pháp như: tăng chất lượng hàng hóa và giá
trị gia tăng trong sản phẩm, giảm chi phí giá thành như chi phí cảng, vận tải,
bốc dỡ, chi phí hành chính, đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm giảm
các chi phí hoạt động của doanh nghiệp
- Cải tiến các thủ tục hải quan và hiện đại hoá ngành hải quan nhằm
nâng cao trình độ của các cán bộ hải quan đồng đều tại các nơi để hiểu và áp
dụng các quy định về xuất nhập khẩu, biểu thuế thống nhất, đầu tư thiết bị
19
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
hiện đại để việc làm thủ tục và kiểm hóa được nhanh chóng, giảm chi phí chờ
tàu, bến bãi
Việc thực thi chính sách này đã và sẽ tiếp tục tạo nhiều thuận lợi cho
các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và công ty Bình Lan nói
riêng, đặt biệt là trong khâu giao nhận nguyên phụ liệu và thành phẩm, vốn
mang tính thường xuyên và nhỏ lẻ.
Việc miễn thuế VAT cho nguyên phụ liệu và máy móc phục vụ cho sản
xuất hàng xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm từ đó
nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
1.2.2.2 Nhân tố con người
Con người là yếu tố quan trọng nhất, không có con người thì hoạt động
sản xuất kinh doanh không thể thực hiện được. Đào tạo trình độ chuyên môn
và năng lực công tác là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh, là yếu
tố quan trọng nhất để bảo đảm sự thành công trong kinh doanh.
Có nhiều phương pháp quản lý kinh doanh. Mỗi phương pháp quản lý
đều có ưu nhược điểm. Muốn đạt được thành công cần phải vận dụng linh

hoạt các phương pháp để khai thác triệt để ưu điểm và hạn chế được khuyết
điểm của mỗi phương trong quản trị kinh doanh quốc tế.
1.2.2.3 Năng lực sản xuất kinh doanh và công tác marketing của công ty
Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô
vốn, trang thiết bị kĩ thuật, trình độ quản lý, chất lượng của lao động, Nó
quyết định khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tham gia vào
thị trường quốc tế doanh nghiệp cần chứng minh được khả năng của mình, từ
đó sẽ mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp.
Marketing là nghệ thuật trong kinh doanh, nó là nhân tố định hướng
cho toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong bối cảnh mới của kỷ
nguyên số, rõ ràng không có cơ hội nào tốt hơn lúc này cho các doanh nghiệp
lớn của Việt Nam nói chung và công ty Bình Lan nói riêng tận dụng sự thay
đổi, củng cố thương hiệu mạnh và xây dựng chiến lược Marketing phù hợp.
20
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Tất nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ phải suy nghĩ và hành động theo cách riêng
của mình nhưng với định hướng chung là: hãy đặt mình vào vị trí của khách
hàng/người tiêu dùng, suy nghĩ khác biệt, tăng thêm giá trị cho khách
hàng/người tiêu dùng và tạo được đội ngũ làm việc tốt nhất để thực hiện định
hướng của mình.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG
XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY TNHH
MAY XUẤT KHẨU BÌNH LAN
2.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY TẠI CÔNG TY
Nhìn chung, hoạt động gia công xuất khẩu hàng dệt may tại công ty là
tương đối đơn giản và ổn định do hoạt động gia công chỉ thực hiện cho một
đối tác duy nhất là DONGYANG PEONY ECONOMIC & TRADE CO.LTD.
Cũng chính vì vậy công ty bị phụ thuộc chặt chẽ vào họ từ lịch sản xuất, quy

trình, mẫu mã… cho đến thời gian, cách thức xuất khẩu.
Trong quy trình tổ chức gia công xuất khẩu hàng dệt may, công ty
không cần phải thực hiện các bước như: nghiên cứu thị trường trong và ngoài
21
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
nước để lập phương án kinh doanh; giao dịch đàm phán hợp đồng xuất khẩu,
làm thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa, làm bộ chứng từ thanh toán.
Công ty chỉ cần tập trung vào việc gia công hàng hóa, đóng gói tại
xưởng, thực hiện thủ tục thuê tàu do sự ủy thác của bên đối tác, thủ tục hải
quan xuất nhập khẩu và làm C/O gửi cho bên đặt gia công là DONGYANG
PEONY ECONOMIC & TRADE CO.LTD.
Như vậy, công ty tiết kiệm được nguồn nhân lực và thời gian. Nhân sự
cần cho các công việc chuyên môn không quá nhiều. Từ đó giảm được chi phí
cho nhân lực và các hoạt đông liên quan.
Các bước trong quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu của
công ty đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chung về xuất nhập khẩu hàng hóa.
Quy trình tổ chức tổ chức gia công xuất khẩu hàng may mặc đơn giản
và ổn định như hiện nay là do công ty đã có những điều khoản có lợi khi ký
kết hợp đồng gia công, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu
của Phòng xuất nhập khẩu tại công ty, cũng như việc chấp hành tốt luật hải
quan. Vì thế, nhân sự cần cho Phòng xuất nhập khẩu cũng ít hơn so với các bộ
phận khác.
Tuy nhiên, trong quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu, công ty cũng
gặp một số khó khăn và bất lợi nhất định khi thực hiện xuất khẩu như làm thủ
tục hải quan, thủ tục thuê tàu, …
Công ty gặp khó khăn trong việc thanh khoản hợp đồng, do đặc điểm
của hợp đồng gia công kéo dài, trong khi đó tỉ giá thường xuyên thay đổi, bên
cạnh đó giá dầu thô trong nước tăng làm cho chi phí sản xuất tăng mà khi kí
hợp đồng gia công ta chưa tính đến yếu tố này. Từ đó dẫn đến công ty bị thiệt

hại, giảm lợi nhuận do yếu tố bên ngoài tạo nên
Hiện nay công ty đang gặp khó khăn về tài chính do đầu tư xây dựng
nhà xưởng và mua sắm thiết bị mới mà lợi nhuận chưa bù đắp lại được nên
cần có những bước phát triển mới trong hoạt động của mình để có thể tự chủ
trong hoạt động gia công hàng dệt may.
22
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
TẠI CÔNG TY
2.2.1 Mặt hàng gia công tại công ty
Công ty TNHH Bình Lan với lĩnh vực hoạt động chính là gia công
xuất khẩu các mặt hàng may mặc, in thêu. Đây là những sản phẩm đòi hỏi sự
cẩn thận tỉ mỉ trong quá trình gia công, tính chính xác cao về quy cách, mẫu
mã, đảm bảo về chất lượng. Khách hàng thường là những thị trường khó tính
vì vậy yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm càng khắt khe.
Mặt hàng gia công tại công ty rất đa dạng và phong phú như các loại áo
Jacket dài tay, bộ đồ thể thao, áo sơ mi, áo thun, quần dài, quần sooc, áo đầm,
váy Trong đó các sản phẩm chính mang lại nhiều doanh thu cho công ty là:
Áo Jacket, Áo đầm, Áo thun, Váy, Quần dài.
Số lượng sản phẩm xuất khẩu chính của công ty thay đổi qua các năm,
nó phụ thuộc vào tình hình sản xuất của công ty, tình hình thị trường thế giới
và nhiều yếu tố khách quan khác. Số lượng các sản phẩm chính của công ty
được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2. Số lượng sản phẩm xuất khẩu chính của Công ty năm 2009 –
2011 (ĐVT: cái, chiếc).
Năm
Sản
phẩm
Năm

2009
Năm
2010
Năm
2011
Tăng (giảm)
năm 2010 so với
năm 2009
Tăng (giảm) năm
2011 so với năm
2010
Tuyệt
đối (SP)
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối (SP)
Tương đối
(%)
Áo Jacket 86.207 72.907 100.317 -13.300 -15,42 27.410 37,59
Áo đầm 17.711 17.881 13.058 170 0.95 -4.823 -26,97
Áo thun 42.701 50.209 53.237 7.508 17,58 3.028 6,03
23
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Váy 20.150 16.613 12.406 -3.537 -17,55 -4.207 -25,32
Quần dài
thun
21.580 16.104 17.716 -5.476 -25,37 1.612 10,00
(Nguồn: Phòng XNK)

Nhận xét:
Nhìn vào bảng 2 ta thấy, sản phẩm xuất khẩu của công ty có 05 mặt
hàng, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chính là áo Jacket và áo thun. Các mặt
hàng còn lại như áo đầm, váy và quần dài thì xuất khẩu với số lượng không
đáng kể.
Trong năm 2009, trong các sản phẩm xuất khẩu thì mặt hàng áo Jacket
với số lượng sản phẩm xuất khẩu đạt 86.207 sản phẩm, đây cũng là mặt hàng
xuất khẩu nhiều nhất của Công ty. Mặt hàng áo thun với số lượng xuất khẩu
đạt 42.701 sản phẩm, xếp thứ hai trong những mặt hàng xuất khẩu của Công
ty. Ngoài ra, các mặt hàng như áo đầm, váy và quần dài có số lượng xuất
khẩu thấp hơn gần một nữa so với hai mặt hàng đứng đầu.
Năm 2010 so với năm 2009: Mặt hàng Áo Jacket xuất khẩu giảm
13.300 sản phẩm, tương đương giảm 15,42% ; Váy giảm 3537 sản phẩm,
tương đương giảm 17,55% ; Quần dài thun giảm 5.476 sản phẩm, tương
đương giảm 25,37%. Ba mặt trên giảm mạnh gần ¼ so với năm 2009. Nguyên
nhân do nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn lạm phát tăng cao nên sức
mua không còn cao như trước. Nhưng xu hướng tăng của Áo đầm và Áo thun
(Áo đầm tăng 170 sản phẩm, tương đương 0.33% ; Áo thun tăng 17.508
tương đương 13,29%) cũng cho thấy nhu cầu mặt đẹp và sang trọng đang là
lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng.
Trong năm 2010 đã có sự thay đổi nhỏ về cơ cấu sản phẩm gia công
xuất khẩu tại công ty. Đến năm 2011, tình hình gia công xuất khẩu của công
ty có sáng sủa hơn do tình hình kinh tế thế giới đã có bước ổn định đáng kể.
Cụ thể là so với năm 2010: Áo Jacket tăng 27.410 sản phẩm, tương đương
24
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
tăng 37,59% ; Áo thun tăng 3.028 sản phẩm, tương đương tăng 6,03% ; Quần
dài thun tăng 1.612 sản phẩm, tương đương tăng 10,00%. Tuy nhiên, đáng
chú ý là sản lượng xuất khẩu đối với mặt hàng Áo đầm và Váy giảm mạnh,

sản lượng xuất khẩu Áo đầm so với năm 2010 giảm 4.823 sản phẩm tương
đương giảm 26,97% ; Váy giảm 4.207 sản phẩm tương đương giảm 25,32%.
Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu của năm 2010 giảm so với năm 2009,
năm 2011 tăng nhanh hơn so với năm 2010. Điều này cho thấy thị trường gia
công hàng may mặc đã có những khởi sắc so với các năm truớc. Và công ty
đang có những bước phát triển trong hoạt động gia công xuất khẩu của mình.
2.2.2 Thị trường và khách hàng gia công
- Khách hàng gia công chính của công ty là DONGYANG PEONY
ECONOMIC & TRADE CO.LTD tại Trung Quốc.
- Trong nước các bạn hàng của công ty chủ yếu là các đơn vị cung cấp
nguyên phụ liệu đầu vào cho công ty như bao bì, thẻ giấy, phụ kiện, chỉ…
- Công ty thực hiện xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như
Mỹ, Canada, Nhật Bản…theo sự chỉ đạo của DONGYANG PEONY
ECONOMIC & TRADE CO.LTD.
Bảng 3. Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty từ năm 2009 – 2011
( ĐVT: USD)
Năm
Quốc
gia
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Mỹ
163.799 152.010 156.985
Canada 129.652 120.497 128.685
Nhật Bản 105.001 110.887 112.697
25
SVTH: Vũ Thị Nhung Lớp: Hải Quan 50

×