Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.49 KB, 53 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
LỜI CAM ĐOAN
Chuyên đề thực tập được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu của bản thân em
dựa trên tài liệu, số liệu thu thập thực tế từ đơn vị thực tập và các nguồn có
liên quan, không sao chép nguyên văn từ các chuyên đề, luận văn và các bài
viết khác.
Em xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường về cam đoan này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phương
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu bộ máy của Công ty CPPT Bàn Tay Việt Error:
Reference source not found
Sơ đồ 1.2: Quy trình Xuất Khẩu Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ chiến lược phát triển xâm nhập thị trường………………………40
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. EU: European Union – Liên minh Châu Âu
2. CPPTBTV: Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt
3. TCMN: Thủ công mỹ nghệ
4. JSC: Joint stock company
5. WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại Thế Giới
6. VND: Việt Nam Đồng
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, quốc tế hóa đang là xu thế chung của toàn cầu. Không một quốc
gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà có thể tăng trưởng kinh
tế mạnh mẽ được. Trong bối cảnh đó thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt
động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền
kinh tế thế giới.
Trước xu thế phát triển của thời đại và yêu cầu thực tế phát triển của nền
kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương phát triển nền kinh tế
hàng hóa hướng về xuất khẩu thay thế nhập khẩu. Đây là một chủ trương
mang ý nghĩa chiến lược, gắn liền với quá trình phát triển mở cửa nền kinh tế,
tận dụng nguồn ngoại tệ của nước ngoài thông qua xuất khẩu những mặt hàng
mà nước ta có lợi để nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật tiên tiến nhằm phát
triển kinh tế đất nước.Trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam, hàng thủ
công mỹ nghệ cũng là một trong những mặt hàng chủ lực, tuy nhiên, kim
ngạch xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ vẫn thấp và thị trường xuất khẩu
không ổn định. Đặc biệt, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam lại phải cạnh
tranh với hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc, Ấn Độ… nên rất khó khăn
trong việc mở rộng thị trường.
Các khó khăn đặt ra đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: chưa có vùng
nguyên liệu ổn định nên lượng nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn;
quy mô sản xuất chủ yếu là nhỏ, do vậy không thực hiện được các đơn đặt
hàng số lượng lớn, đòi hỏi chất lượng đồng đều, thời gian giao hàng nhanh.
Vì vậy, muốn xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hiệu quả, thiết kế mẫu mã
sản phẩm phải mang tính mới, kiểu dáng độc đáo, cải tiến phù hợp với cuộc
sống hiện đại, có bản sắc văn hóa độc đáo, sản phẩm có tính thương mại, dễ
sản xuất hàng loạt, tiết kiệm chi phí vận chuyển, giá thành hợp lý, bao bì,
nhãn mác đáp ứng yêu cầu thị trường và người sử dụng. Hơn nữa cần phải có
chiến lược thâm nhập thị trường nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu đối với
các mặt hàng này.
Xuất phát từ thực tế đó, qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Phát

triển Bàn Tay Việt tôi đã chọn và hoàn thành chuyên đề: “Giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn
Tay Việt”. Chuyên đề thực tập gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt kiến
thức cho tôi trên giảng đường, đặc biệt là sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của
thầy giáo ThS. Nguyễn Thanh Phong cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty
Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực
tập và hoàn thiện chuyên đề.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN BÀN TAY VIỆT
1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN BÀN TAY VIỆT.
Tên giao dịch tiếng Anh: HANDS OF VIET DEVELOPMENT JOINT
STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: BANTAYVIET.,JSC
Trụ sở chính: 449 Bạch Mai, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Văn phòng giao dịch: P906 Nhà N5D Trung Hoà Nhân Chính, Thanh Xuân,
Hà Nội.
Giấy đăng ký kinh doanh: 0103 014 429 của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội.

Điện thoại: 04. 3 556 96 77, 3994 15 87
Email:
Website: www.bantayviet.vn
Loại hình doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN.
Người đại diện theo pháp luật của công ty: Giám đốc: Vũ Văn Ngọc
Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VND
Tổng số cổ phần: 200.000 cổ phần
Mệnh giá cổ phần: 10.000/ cổ phần
Loại cổ phần: Phổ thông
Ông Vũ Văn Ngọc nắm giữ 102.000 cổ phần tương ứng với 1.020.000.000
VND chiếm 51% tổng số vốn.
Những cổ đông khác góp 98.000 cổ phần chiếm 49% tổng số vốn.
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Ra đời trên cơ sở từ hình thức kinh doanh cá thể với tên giao dịch Gallary
Online Vũ Ngọc từ năm 2004 do ông Vũ Ngọc làm giám đốc. Phương thức
kinh doanh chủ yếu bán hàng qua trực tuyến trên Internet thông qua website
www.art-vn.com.
Các mặt hàng chủ yếu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, tranh ảnh nghệ
thuật. Do số lượng khách hàng và nhu cầu ngày càng tăng cao, đòi hỏi sự
chuyên nghiệp trong giao dịch công việc. Do vậy đến tháng 11 năm 2006
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
Công ty Cổ phần Phát triển Bàn Tay Việt được thành lập, với tên giao dịch
BANTAYVIET.,JSC, logo và trang web đựơc lấy tên BANTAYVIET,
www.bantayviet.vn và www.viethands.net thể hiện sự chuyên nghiệp và lớn
mạnh của công ty, người đại diện pháp luật là Ông Vũ Ngọc giám đốc công
ty. Hình thức kinh doanh chủ yếu vẫn là bán hàng trực tuyến, xuất khẩu các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tranh ảnh nghệ thuật sang thị trường Mỹ, Nga và
Nhật; ngoài ra còn phát triển thêm các lĩnh vực khác kèm theo như: Tư vấn

thiết kế thi công trang trí nội ngoại thất, tư vấn phong thủy (nhà ở, văn
phòng, ký kết hợp đồng,…), quảng cáo - in ấn, …
Trong quá trình hoạt động và phát triển Bàn Tay Việt đã có được sự quan
tâm hợp tác của các khách hàng, đối tác như: Tập đoàn AA Corporation
Thành phố Hồ Chí Minh, Dược Sao Kim Hà Nội, Sơn Trà Resort Đà Nẵng,
Công ty Du Lịch Hà Tây, Egame, IDT, SAVICOM, GSO-MEDIA, Bảo An
Hà Nội, Tập đoàn CERAMICSNAB LLC tại Nga…
Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt là một công ty chuyên xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ được thành lập từ tháng 11 năm 2006 với tên giao
dịch tiếng anh là HANDS OF VIET DEVELOPMENT JOINT STOCK
COMPANY, tên viết tắt: BANTAYVIET.,JSC. Trụ sở chính tại 449 Bạch
Mai, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Văn phòng giao dịch: P906 Nhà
N5D Trung Hoà Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Công ty được thành lập
theo giấy đăng ký kinh doanh số 0103014429 của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội.
Ngoài xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ công ty còn kinh doanh tranh ảnh
nghệ thuật, thư pháp truyền thống, tư vấn thiết kế thi công trang trí nội ngoại
thất, tư vấn phong thuỷ (nhà ở, văn phòng, ký kết hợp đồng,…), quảng cáo-in
ấn,… với hình thức kinh doanh chủ yếu là bán hàng trực tuyến.
Năm 2006 doanh thu từ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 28,8%
doanh thu của công ty, năm 2007 doanh thu từ xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ chiếm 22,4% tổng doanh thu tuy nhiên tăng 153,9% so với năm 2006.
Năm 2008 doanh thu từ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 38,8% tổng
doanh thu, tăng 7,6% so với năm 2007.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt, em
nhận thấy thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty chủ yếu là
Mỹ, Nga và Nhật Bản. Tuy nhiên các hợp đồng xuất khẩu chỉ được ký kết
trong một thời gian ngắn, chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu của công
ty chưa đạt được hiệu quả cao. Hiện nay mục tiêu của công ty là giữ được các
thị trường đã xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Châu
Âu và Canada nhằm thu được nhiều lợi nhuận cho công ty, hơn nữa là để có

thể đem những sản phẩm thủ công mỹ nghệ giới thiệu rộng rãi với các bạn bè
thế giới, tôn vinh giá trị truyền thống hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
Chính vì vậy, công ty cần phải phát triển hơn hoạt động kinh doanh xuất khẩu
để có thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra và để có thể cạnh tranh được với
các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khác.
1.3. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt có nhiệm vụ cơ bản là kinh
doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Trên cơ sở các hoạt động của mình,
công ty có nhiệm vụ không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động
kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều cho nhu cầu của xã hội. Công ty tự bù
đắp chi phí, tự trang trải vốn và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Dưới đây là những nhiệm vụ chính của công ty:
- Tổ chức thu mua các chân hàng của các công ty để xuất khẩu.
- Tổ chức xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà chính phủ
cho phép
- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, tranh
ảnh nghệ thuật và trên cơ sở đó phải luôn nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.
- Độc lập trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu và làm tròn nghĩa vụ với
ngân sách Nhà nước, với người lao động.
- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản, và các nguồn lực khác.
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1.4.1. Mô hình của công ty
Nguồn: Bộ phận hành chính của công ty CPPTBTV
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu bộ máy của Công ty CPPT Bàn Tay Việt
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
Hội Đồng Quản Trị

Ban Giám Đốc
Phòng kế
toán
Phòng thiết
kế
Phòng xuất
nhập khẩu
Phòng kinh
doanh
Bộ phận
hành chính
5
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
* Hội đồng quản trị: Là các thành viên đứng đầu có trách nhiệm và quyền
hạn cao nhất trong công ty, chỉ đạo mọi hoạt động của công ty.
* Ban giám đốc: Đứng đầu là giám đốc công ty, chịu trách nhiệm về toàn
bộ hoạt động kinh doanh của công ty trước pháp luật cũng như trước bộ chủ
quản.
- Phụ trách công tác tài chính, xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm
- Phụ trách công tác đổi mới, đầu tư công nghệ thiết bị cho hoạt động kinh
doanh và công tác kế hoạch dài hạn.
- Phụ trách công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ.
- Phụ trách công tác tổ chức bộ máy quản lý tuyển dụng và đào tạo, công
tác khen thưởng và kỷ luật, nâng lương, đơn giá lương.
Giám đốc là người lập kế hoạch, chính sách kinh doanh đồng thời cũng là
người trực tiếp điều hành công ty. Giám đốc là người luôn đứng đầu trong
mọi hoạch định, chiến lược kinh doanh.
* Các bộ phận quản lý: Gồm 5 phòng.
+ Bộ phận hành chính: Có chức năng tổ chức quản lý, điều hành nhân sự,

đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên và nâng cao trình độ quản lý cho các
bộ phận.
+ Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ quản lý vốn, thu thập xử lý thông
tin về quá trình sử dụng vốn. Thực hiện trả lương và các khoản chi tiêu cho
công ty.
+ Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm lập phương án kinh doanh cho từng
năm và nghiên cứu thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
+ Phòng xuất nhập khẩu: Phòng này có trách nhiệm tham mưu, giúp đỡ cho
giám đốc công ty trong việc điều tra nắm bắt thị trường và trên cơ sở đó xây
dựng kế hoạch, lập tiến độ sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, các biện
pháp để thực hiện kế hoạch… và ký kết các hợp đồng kinh tế, phản ánh kịp
thời tình hình kế hoạch hàng tháng, quý, năm và thực hiện tốt công tác tiêu
thụ sản phẩm, làm mọi thủ tục xuất nhập khẩu.
+ Phòng thiết kế: Tham mưu cho giám đốc về bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ
phối cảnh nội ngoại thất, tư vấn và thiết kế nội ngoại thất cho khách hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
Phòng kế
toán
Phòng thiết
kế
Phòng xuất
nhập khẩu
Phòng kinh
doanh
Bộ phận
hành chính
6
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY

1.5.1. Nhân tố bên trong
Các yếu tố thuộc doanh nghiệp là một trong những nhân tố có ảnh hưởng
trực tiếp tới hoạt động sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và
hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, bao gồm:
1.5.1.1. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp biểu thị qua doanh số bán hàng và lợi
nhuận thu được của doanh nghiệp. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp phụ
thuộc vào năng lực tài chính của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, giá
thành sản phẩm, chiến lược Marketing, dịch vụ sau khi bán…
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp : Nguồn vốn kinh doanh, khả năng
chi trả nhanh tại một thời điểm bất kỳ, khả năng huy động vốn lớn cho các
hợp đồng xuất khẩu lớn là những nhân tố không thể thiếu khi tiếp cận khía
cạnh tài chính của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh quyết định tốc độ tăng
trưởng và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai và quan trọng hơn nó
còn cho mọi người biết rằng doanh nghiệp có tồn tại và vững mạnh được
không.
- Giá cả và chất lượng sản phẩm: giá cả và chất lượng ảnh hưởng rất lớn tới
khối lượng tiêu thụ của doanh nghiệp đặc biệt đối với những sản phẩm tiêu
dùng thông dụng có nhiều nhãn hiệu trên thị trường. Bởi vì giá cả sản phẩm
luôn gắn liền với thu nhập của người tiêu dùng.
- Chiến lược Marketing: Có rất nhiều doanh nghiệp thành công trên thị
trường nhờ vào các chiến lược Marketing đúng đắn và kịp thời giúp doanh
nghiệp mang sản phẩm được từ doanh nghiệp tới tay người tiêu dùng thông
qua một loạt các biện pháp bán hàng, quảng cáo, tiếp thị…
- Dịch vụ đi kèm: Bán hàng trong thị trường hiện nay đòi hỏi rất nhiều dịch
vụ chăm sóc khách hàng. Các dịch vụ vận chuyển, giao hàng, bảo hành, thanh
toán thẻ… là hầu như không thể thiếu được với mỗi nhà kinh doanh.
Đối với Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt - một công ty cổ phần
mới đi vào hoạt động được vài năm nhưng cũng đã khẳng định được vị trí của
mình trên thị trường. Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của công ty

đã đạt được những kết quả nhất định: chất lượng sản phẩm của công ty được
nâng cao, mẫu mã, chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng, đáp ứng được nhu
cầu của thị trường kể cả những thị trường khó tính.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
1.5.1.2. Trình độ quản lý
- Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Là bộ phận đầu não của doanh nghiệp, trình
độ quản lý kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp
tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một chiến lược đúng đắn phù hợp
với thực tế thị trường và được sự điều hành giỏi của các cán bộ trong doanh
nghiệp sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh
doanh của mình.
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ phát huy được
trí tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, phát huy tinh thần đoàn
kết và sức mạnh tập thể, đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định kinh
doanh được nhanh chóng và chính xác
- Đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu: Đóng vai trò quyết định tới sự
thành công hay thất bại của các hợp đồng xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu chỉ
có thể được thực hiện khi có sự nghiên cưú tỉ mỉ về thị trường hàng hóa dịch
vụ, về các đối tác, các đối thủ cạch tranh, phương thức giao dịch, đàm phán
ký hợp đồng… Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ kinh
doanh am hiểu về thị trường quốc tế, có khả năng phân tích và dự báo những
xu hướng vận động của thị trường, khả năng giao dịch đàm phán…Đồng thời
phải thông thạo các kỹ năng về thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng
hóa.
1.5.1.3. Do khả năng tài chính của doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng đặc biệt
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp này cần phải có một
lượng vốn lớn để xuất khẩu sau đó mới thu lại được. Thiếu vốn đó là tình

trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam từ đó ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp, đánh mất cơ hội kinh doanh đánh mất bạn hàng
…vv.
1.5.1.4. Do tác động của quá trình xúc tiến bán hàng
Hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng
là một hoạt động quan trọng nó giúp cho khách hàng biết đến doanh nghiệp,
sản phẩm của doanh nghiệp và thương hiệu của doanh nghiệp. Hiện nay loại
hàng này ở các doanh nghiệp Việt Nam còn kém. Do vậy tuy các sản phẩm
mỹ nghệ của Việt Nam rất đa dạng phong phú song chưa được các bạn hàng
trên thế giới biết đến đặc biệt là chưa tạo được nhiều thương hiệu nổi tiến gây
ấn tượng với khách hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
1.5.1.5. Do tác động của thông tin thị trường
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin thì việc
tìm kiếm thông tin là rất nhanh chóng. Song nó lại rất hạn chế với các doanh
nghiệp có đội ngũ cán bộ chuyên trách năng lực kém. Việc nắm bắt được
thông tin được coi là rất quan trọng. Có được nhiều thông tin có nghĩa là có
nhiều cơ hội kinh doanh đặc biệt la kinh doanh xuất khẩu sự cạnh tranh vô
cùng khốc liệt. muốn có được nguồn thông tin thì ngoài việc phải có đội ngũ
cán bộ chuyên trách giỏi thì các doanh nghiệp phải liên kết với bộ thương
mại, bộ tài chính, phòng thương mại - công nghệ Việt Nam, phòng xúc tiến
thương mại …vv để nắm rõ và thu nhập nhiều thông tin hơn.
1.5.1.6. Do vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Nhiều khi khách hàng mua sản phẩm không để ý đến giá cả, chất lượng sản
phẩm mà họ mua sự sang trọng, uy tín của sản phẩm doanh nghiệp trên thị
trường điều này nó ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu hàng hóa. Uy tín của doanh
nghiệp được đánh giá qua các hệ thống chi tiêu đánh giá và quá trình thực tế
cuả doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh. Khi có uy tín thì việc kinh

doanh thường có hiệu quả hơn rất nhiều.
1.5.2. Nhân tố bên ngoài
1.5.2.1. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng một
số đơn vị tiền tệ của một nước khác. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là mức tỷ giá
giao dịch hàng ngày ở các trung tâm tài chính. Tỷ giá này phản ánh giá trị
danh nghĩa của đồng tiền mà không phản ánh được sức cạnh tranh quốc tế
hàng hóa của một nước ở thị trường nước ngoài.
Khi tỷ giá thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu xuất khẩu hoặc chi
phí nhập khẩu và đầu tư nước ngoài, sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa trên
thị trường nước ngoài. Vì vậy việc quy định chế độ tỷ giá của Ngân Hàng
Nhà nước có tác động rất lớn tới tốc độ phát triển thương mại quốc tế của đất
nước.
1.5.2.2. Nhân tố pháp luật
Mỗi quốc gia đều có một hệ thống pháp luật riêng và hệ thống pháp luật
này phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế của nước đó. Ngược lại
các nhân tố pháp luật chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của nền kinh tế và
xã hội của nước đó. Doanh nghiệp xuất khẩu cần hiểu rõ môi trường luật pháp
của quốc gia mình và ở các quốc gia mà doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
hàng hóa sang hoặc dự định xuất khẩu sang, bởi vì hoạt động xuất khẩu chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ của các mặt sau:
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
- Quy định về thuế, hạn ngạch, chủng loại, khối lượng, quy cách kỹ thuật.
- Quy định về hợp đồng, giao dịch, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ.
- Quy định về quy chế sử dụng lao động – tiền lương, tiền thưởng, bảo
hiểm, phúc lợi.
- Quy định về cạnh tranh, độc quyền.
- Quy định về tự do hóa mậu dịch hay hàng rào thuế quan và phi thuế quan

chặt chẽ.
1.5.2.3. Nhân tố văn hóa xã hội
Là nền tảng của thị hiếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu dùng sản phẩm,
là nhân tố quyết định đến đặc điểm của cầu. Thị hiếu tiêu dùng thể hiện trình
độ văn hóa, thói quen tiêu dùng… Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thành công
trên thị trường quốc tế khi có hiểu biết nhất định về môi trường văn hóa xã
hội của các quốc gia, khu vực thị trường mà mình dự định đưa hàng hóa vào
chào bán. Từ việc hiểu biết này doanh nghiệp có thể định vị được sản phẩm
của mình một cách tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của thị trường, bán được với
số lượng sản phẩm lớn và tối đa hóa lợi nhuận.
1.5.2.4. Nhân tố kinh tế
- Các chính sách và công cụ kinh tế khác nhau ở các quốc gia khác nhau sẽ
tạo ra điều kiện và cơ hội kinh doanh khác nhau cho các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu.
- Hệ thống tài chính Ngân hàng được coi là linh hồn của nền kinh tế, thông
qua hệ thống này các chính sách kinh tế của chính phủ như chính sách tài
khóa và tiền tệ… được đảm bảo một cách triệt để và có hiệu quả tạo tiền đề
và điểm tựa cho nền kinh tế. xuất khẩu và người nhập khẩu, đảm bảo cho quá
trình thanh toán quốc tế diễn ra thuận lợi.
- Sự ổn định của đồng nội tệ: Sự ổn định của đồng nội tệ tạo ra môi trường
đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, bởi vì khi đồng nội tệ
tăng hoặc giảm giá thì lợi nhuận thu được sẽ tăng hoặc giảm theo, nó cũng sẽ
quyết định phần lợi nhuận đạt được hoặc thua lỗ mà doanh nghiệp phải gánh
chịu trong quan hệ thương mại với nhau.
- Yếu tố thu nhập: Là yếu tố quyết định trao đổi thương mại nội bộ ngành.
Khi một sản phẩm mới được xuất hiện ở một nước thì cũng có thể xuất hiện
những nhu cầu về sản phẩm tương tự ở những nước có thu nhập chênh lệch.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong

1.5.2.5. Nhân tố chính trị
Kinh tế không thể phát triển, thương mại hàng hóa khó có thể tăng trưởng
trong tình trạng bất ổn định về chính trị. Đặc biệt, trong thương mại quốc tế
các quốc gia không thể giao lưu buôn bán với nhau trong điều kiện chiến
tranh và khủng bố liên miên. Vì thế người làm kinh doanh xuất nhập khẩu
phải nắm rõ tình hình chính trị xã hội sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập
khẩu qua các chính sách xã hội của các quốc gia đó.
1.5.2.6. Nhân tố cạnh tranh quốc tế
Trong cơ chế kinh tế thị trường như hiện nay, Công ty Cổ Phần Phát triển
Bàn Tay Việt không chỉ chịu sức ép cạnh tranh từ thị trường nội địa mà còn
phải đương đầu với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
những nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy các doanh nghiệp này sẽ
trở thành những đối thủ lớn của công ty trên thị trường xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ ra nước ngoài.
1.5.2.7. Do điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lí, khí hậu, phân bố dân cư …vv nó
có ảnh hương đến hoạt động xuất khẩu đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ,
ngành xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nó vì dùng tài nguyên thiên nhiên
làm nguyên liệu chính như: mây tre đan, gốm sứ, đồ gỗ, khảm trạm v.v
1.5.2.8. Do tác động của khoa học công nghệ
Hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói
riêng đều chịu tác động của khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ phất
triển giúp cho con người sản xuất được nhiều hàng hơn chất lượng cao hơn,
kiểu dáng mẫu mã đẹp hơn. Ngành mỹ nghệ là ngành có đặc thù riêng mang
đậm nét bản sắc của dân tộc, để có những sản phẩm tốt chất lượng cao kiểu
dáng đẹp rất cần đến các nghệ nhân tuy nhiên sự hỗ trợ của khoa học công
nghệ sẽ giúp cho các nghệ nhân tạo ra được những sản phẩm có chất lượng
tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp hơn và chi phí nhỏ hơn.
1.5.2.9. Do tác động của thị trường lao động
Nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng nó quyết định vận mệnh

của doanh nghiệp vì vậy nếu doanh nghiệp có được một đội ngũ cán bộ công
nhân viên có trình độ thì doanh nghiệp đó có một nửa là thành công. Nếu có
một đội ngũ cán bộ công nhân viên tốt làm giảm giá thành sản phẩm từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí sửa chữa, hỏng v.v Đặc biệt đối
với ngành mỹ nghệ cần sự khéo léo tài giỏi thì vấn đề nhân lực quan trọng.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
1.5.2.10. Do tác động của hệ thông giao thông vận tải, thông tin liên lạc,
kho tàng bến bãi
Việc thực hiện xuất khẩu gắn liền vơí công việc vận chuyển hệ thống thông
tin liên lạc mà các thoả thuận có thể tiến hành nhanh chóng, kịp thời. Thực tế
cho thấy rằng ảnh hưởng của hệ thông tin cho fax, tel, internet… đã đơn giản
hóa công việc của hoạt động xuất khẩu rất nhiều, giảm đi hàng loạt các chi
phí nâng cao kịp thời nhanh gọn và việc hiên đại hóa phương tiện vận chuyển,
bốc dỡ, bảo quản góp phần cho quá trình thực hiện xuất khẩu nhanh chóng và
an toàn.
Ở nước ta hệ thống cơ sở hạ tầng còn rất kém và lạc hậu do vậy vấn đề cấp
bách đặt ra cho chúng ta là phải nhanh chóng hoàn thành cơ sở hạ tầng để tạo
điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
1.5.3. Nhân tố kỹ thuật
1.5.3.1. Về mẫu mã
Hàng thủ công mỹ nghệ là một loại mặt hàng đặc biệt. Nó không giống các
loại mặt hàng khác có thể sản xuất để sẵn, rồi khi có cơ hội thì có thể xuất
khẩu. Mà hàng này thường phải sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Do vậy mẫu mã đa dạng và hơn thế nữa mặt hàng này còn mang tính nghệ
thuật cao, mang đậm màu sắc dân tộc được thể hiện trong các mặt hàng như:
sơn mài, trạm, khảm …vv. Thông thường các loại hàng mang đậm nét tính
dân tộc thì thu hút được rất nhiều khách hàng. Tính độc đáo là quan trọng
nhất.

1.5.3.2. Về màu sắc
Về màu sấc thường đa dạng và theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng.
Nhưng nó vẫn mang đậm nét riêng biệt của từng mặt hàng ví dụ :
* Hàng sơn mài : Khi sử dụng không bị cong vênh, sứt mẻ màu sacs phải
kết hợp hài hoà trang nhã.
* Đồ gốm sứ : Nước men phải bóng loáng màu sắc thanh nhã nhẹ nhàng kết
hợp với đường nét hoa văn và kích thước mẫu mã gây cảm giác thích thú. Khi
chiêm ngưõng sản phảm chất liệu làm sản phảm phải mịn màng, không lẫn
tạp chất và nổi bọt khí.
* Cói, thêu ren, mây tre đan dừa: Các mặt hàng này phải đòi hỏi cao về màu
sắc, màu sắc phải thanh nhã, phù hợp với kiểu dáng và chất liệu.
* Hàng điêu khắc: Đây là mặt hàng có tính chất nghệ thuật cao, đòi hỏi
người làm phải cẩn thận, hiểu biết bố trí phù hợp khéo léo sinh động và đặc
sắc.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
1.5.3.3. Về chất liệu
Ở một số chất liệu để sản xuất ra hàng thủ công mỹ nghệ thường rẻ và rất
phong phú đa dạng. Mặt hàng này chi phí chủ yếu là công thợ còn chất liệu
sản xuất ra sản phẩm chỉ khoảng 25-30%. Ở nước ta rất thuận lợi cho việc sản
xuất các sản phẩm như : đồ gốm sứ, sơn mài, mây tre đan, cói, dừa …vv.
1.6. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.6.1. Ngành nghề kinh doanh và mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty
1.6.1.1. Ngành nghề kinh doanh
Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh tranh ảnh nghệ thuật, thư pháp truyền
thống, thiết kế thi công trang trí nội ngoại thất, tư vấn phong thủy (nhà ở, văn
phòng, ký kết hợp đồng…) quảng cáo, in ấn… vứi hình thức kinh doanh chủ

yếu là bán hang trực tuyến.
1.6.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty
- Xuất khẩu hang thủ công mỹ nghệ,
- Kinh doanh tranh ảnh, thư pháp truyền thống,
- Thiết kế nội ngoại thất, thi công biển quảng cáo, in ấn,
- Cung cấp và tư vấn các mặt hang nội thất, phong thủy.
1.6.2. Thị trường của công ty
Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt đã từng xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản và Nga. Khách hàng trực tiếp của
Bàn Tay Việt chủ yếu là qua các trung gian bán buôn nhập khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ với mục đích kiếm lợi nhuận. Trong khi Bàn Tay Việt mong
muốn có thêm nhiều khách hàng là người tiêu dùng yêu thích hàng thủ công
mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, vì thế việc phân tích tập khách hàng là
người tiêu dùng cuối cùng tiêu dùng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty
sẽ giúp công ty có những định hướng phát triển đúng đắn trong việc triển khai
phát triển chiến lược thâm nhập thị trường.
Đối với thị trường Mỹ và Nga, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Bàn Tay
Việt là các sản phẩm chum gốm ngoài vườn và gốm trang trí trong nhà như
chậu trồng cây, tượng, hình các con vật, đài phun nước, vỏ đồng hồ… Thông
qua những trung gian bán buôn, Bàn Tay Việt hướng tới tập khách hàng mục
tiêu tại hai thị trường này là những khách hàng có thu nhập khá, yêu thích đồ
thủ công mỹ nghệ truyền thống.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
Đối với thị trường Nhật Bản - là thị trường có nhiều nét văn hóa tương đồng
với người Việt Nam, khách hàng chủ yếu là những người yêu thích các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống không kể giàu nghèo sang hèn. Các mặt
hàng chủ yếu xuất sang Nhật Bản thường mang đậm nét phương đông như:
mây tre đan, cói, sơn mài, thêu ren rất đươc ưa chuộng. Người Nhật thường

mua hàng với số lượng nhỏ nhưng đôi khi từ lượng hàng nhỏ đó cũng có thể
hình thành nên một trào lưu tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống
của Việt Nam. Vì thế, Bàn Tay Việt luôn quan tâm đến khách hàng Nhật cho
dù đó chỉ là những cá nhân đơn lẻ.
Ngoài ra, công ty cũng xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang các
thị trường khác với số lượng nhỏ. Mặc dù về số lượng xuất sang các nước này
chưa nhiều nhưng cũng góp phần tạo ra một thị trường tiềm năng cho công ty
trong tương lai.
1.6.3. Quy trình xuất khẩu của công ty
Tùy theo các điều kiện trong hợp đồng xuất khẩu mà doanh nghiệp cần phải
thực hiện các nhiệm vụ để hoàn thành hợp đồng xuất khẩu của mình và thu
được tiền từ khách hàng. Thông thường công ty thực hiện các bước công việc
chung nhất được mô tả qua Sơ đồ 1.2.
Nguồn: Phòng hành chính Công ty CPPTBTV
Sơ đồ 1.2: Quy trình xuất khẩu
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
14
Làm thủ tục hải
quan
Kiểm tra
Hàng hóa
Thuê tàu
(nếu cần)
Giao hàng lên
tàu
Ký hợp đồng Kiểm tra
L/C
Xin giấy phép
XK
Chuẩn bị hàng

hóa
Khiếu nại, giải
quyết khiếu nại
Thanh toán
Mua bảo hiểm
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN BÀN TAY VIỆT
2.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Là một công ty còn non trẻ, nhưng Bàn Tay Việt đã bước đầu thành công
trong việc thâm nhập thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Điều đó
được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CPPT Bàn Tay Việt
Đơn vị: Triệu VND
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng chi phí 438 1.360 1.610 1.932 2.221,8 2.443,98
Tổng doanh
thu
730 1.700 2.300 2760 3.174 3.491,4
Lợi nhuận
trước thuế
292 340 690 828 952.2 1.047,42
Lợi nhuận
sau thuế
81,76 95 193,2 231,84 266,616 293,277
Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty CPPT Bàn Tay Việt
Như vậy tốc độ tăng của doanh thu khá nhanh: tổng doanh thu năm 2007
tăng 132,9% so với tổng doanh thu năm 2006 (tăng 970 triệu VND), tổng
doanh thu năm 2008 tăng 35,3% so với tổng doanh thu năm 2007 (tăng 600

triệu VND). Doanh thu từ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2007 tăng
153,9% (800 triệu VND) so với năm 2006, doanh thu năm 2008 tăng 7,6%
(100 triệu VND) so với năm 2007.
Doanh thu năm 2007 tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2006 là do tháng 11
năm 2006 công ty bắt đầu thành lập nên doanh thu chỉ được tính trong 2 tháng
11 và 12 năm 2006. Như vậy, so với năm 2006, năm 2007 và 2008 doanh thu
của công ty tăng chậm. Nguyên nhân của sự tăng chậm lại về doanh thu là do
khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thủ
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
công mỹ nghệ trang trí giảm đi, khiến lượng hàng xuất khẩu giảm, trong khi
đó, tổng doanh thu toàn công ty phụ thuộc chủ yếu vào doan thu xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ.
Sang năm 2009 doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
tăng 20% so với năm 2008 (tăng 460 triệu đồng), doanh thu năm 2010 tăng
15% so với năm 2009 (tăng 414 triệu đồng) và năm 2011 tăng 10% so với
năm 2010 (tăng 317,4 triệu đồng). Lý do năm 2010 và năm 2011 doanh thu
của công ty tăng chậm lại là do tình hình khủng hoảng về tài chính, lạm phát
làm ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu, nó tác động tới mọi mặt và mọi lĩnh
vực của nền kinh tế. Do chính sách thắt chặt chi tiêu của các quốc gia đang
được thực hiện nhằm giảm bớt lạm phát vì vậy mà người tiêu dùng cùng giảm
mạnh chi tiêu cho các mặt hàng này. Tuy nhiên để giữ được mức tăng trưởng
hai con số trong thời kỳ này là một nỗ lực vô cùng lớn lao của toàn thể lãnh
đạo và nhân viên Công ty Cổ Phần Phát triển Bàn Tay Việt.
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty
Đơn vị: Triệu VND
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Kim ngạch XK 520 1.320 1.420 1.704 1.959,6 2.155,56
Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty CPPT Bàn Tay Việt
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng qua các
năm. Cụ thể, năm 2007 tăng 800 Tr VND so với năm 2006, đến năm 2008
tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.420 Tr VND , tăng 100 Tr VND so với năm
2007. Với phương thức kinh doanh mới này, công ty đã thu được khoản lợi
nhuận lớn, đánh đấu bước phát triển vượt bậc về hình thức xuất khẩu. Đồng
thời từ khi Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu sản phẩm hàng thủ công mỹ
nghệ của công ty cũng tăng lên. Bên cạnh đó, công ty đã chủ động tìm kiếm
thị trường mới, mở rộng hợp tác nên kim ngạch xuất khẩu tăng cao. Năm
2009 tăng 284 Tr VND so với năm 2008, năm 2010 tổng kim ngạch đạt
1.959,6 Tr VND tăng 255,6 Tr VND so với 2009, năm 2011 tăng 195,96 Tr
VND so với năm 2010.
Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu qua các năm có tăng nhưng biến động
nhiều vì do nền kinh tế khủng hoảng ảnh hưởng lớn tới kim ngạch cùng như
giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty. Điều đó phản ánh công
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
16
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
ty đang gặp một số vấn đề về thị trường tiêu thụ và đang phải chịu một sức ép
cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Năm 2011 tổng kim ngạch có tăng lên nhưng không đáng kể so với các năm
trước là do một số yếu tố như:
- Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái nên hoạt động xuất khẩu bị
thu hẹp. Chính vì thế nên công ty không ký được những hợp đồng mới mà chỉ
thực hiện những hợp đồng đã ký từ năm 2010. Điều này đã làm cho kim
ngạch xuất khẩu của công ty trong năm 2011 tăng lên nhưng không đáng kể.
- Xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn còn những rào cản khiến cho hoạt động
xuất khẩu bị hạn chế.
- Mức độ cạnh tranh với các thị trường và các đối thủ khác sẽ gay gắt hơn,

do hội nhập càng sâu và rộng. Công ty phải đối mặt với các doanh nghiệp
khác về giá cả, chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm và các chiến lược
kinh doanh nhằm thu hút khách hàng một cách gay gắt.
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty
2.2.2.1. Mặt hàng gốm sứ
Bảng 2.3: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ
năm 2006 – 2011
Đơn vị: Số lượng: Cái; Giá trị: Triệu VND
Năm Số lượng Giá trị XK % so với tổng
KNXK
2006 2.150 520 100
2007 1.150 330,4 25,03
2008 1.010 315,4 22,21
2009 1.212 381,78 22,40
2010 1.393 445,760 22,70
2011 1.533 490,560 22,75
Tổng 8.448 2.483,9
Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty CPPTBTV
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
Qua số liệu trong bảng 2.3, ta thấy mặt hàng gốm sứ đã tăng đều về số
lượng cũng như giá trị xuất khẩu. Riêng năm 2006 số lượng đạt 2.150 sản
phẩm xuất đi nhưng những năm tiếp theo số lượng có giảm đi nhưng bù lại
giá cả của sản phẩm lại tăng cao, chính vì vậy mà đã khuyến khích hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp được đẩy mạnh. Giá trị xuất khẩu năm 2011 xấp
xỉ 491 triệu đống. Tổng Số lượng xuất khẩu hàng gốm sứ từ năm 2006 – 2011
đạt 8.448 sản phẩm, với giá trị tương đương 2.483,9 triệu đồng, đạt 30,74 %
kim ngạch xuất khẩu của công ty.
2.2.2.2. Mặt hàng mây tre đan

Bảng 2.4: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan
năm 2007 - 2011
Đơn vị: Số lượng: Cái; Giá trị: Triệu VND
Năm Số lượng Giá trị XK
% so với
tổng KNXK
2007 3.200 989,6 74,96
2008 3.350 1.020 71,83
2009 4.020 1.226,100 71,95
2010 4.623 1.410,015 71,95
2011 5.085 1.525,500 70,77
Tổng 20.278 6.171,215
Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty CPPTBTV
Mặt hàng này rất đa dạng và phong phú với nhiều kiểu dáng mẫu mã đẹp
chất lượng cao như : chiếu thảm, dép, rổ, rá, các hộp đựng, túi …vv Nguồn
nguyên liệu dồi dào, giá rẻ, mang đậm bản sắc văn hóa Đông Nam Á. Tập
trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Đây là 2 khu
vực đông dân vì vậy giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Qua số liệu trong bảng 2.4, nhìn chung mặt hàng này tăng đều trong các
năm tính từ năm 2007, số lượng mặt hàng này không ngừng qua các năm với
những con số rất khả quan. Năm 2006 công ty chưa xuất khẩu mặt hàng này
ra thị trường nước. Sang năm 2007 công ty bắt đầu xuất khẩu mặt hàng mây
tre đan ra thị trường nước ngoài và đạt 3.200 sản phẩm với giá trị xuất khẩu là
989,6 triệu đồng, tương ứng với 74,96 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
hàng mây tre đan. Năm 2008 công ty đã xuất 3.350 sản phẩm mây tre đan đạt
1.020 triệu đồng, tương ứng với 71,83 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng mây tre đan. Với số lượng năm 2009 là 4.020 công ty đã thu về 1.226,1

triệu đồng , tương ứng 71,95% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2010 với số lượng
hàng mây tre đan xuất khẩu đạt 4.623 sản phẩm, với giá trị 1.410,015 triệu
đồng, tương ứng 71,95% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Năm 2011
kim ngạch đạt 1.525,5 triệu đồng, đạt 70,77% . Nắm được tình hình đó công
ty đã mở rộng và phát triển một số thị trường khác và đến những năm gần đây
mặt hàng này đang có chiều hướng gia tăng.
2.2.2.3. Mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ
Bảng 2.5: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ mỹ nghệ
năm 2008 – 2011
Đơn vị: Số lượng: Cái; Giá trị: Triệu VND
Năm Số lượng Giá trị XK
% so với
tổng KNXK
2008 200 84,6 5,59
2009 240 96 5,63
2010 276 104,880 5,35
2011 303 121,200 5,62
Tổng 1.019 406,68
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty CPPT Bàn Tay Việt
Qua số liệu trong bảng 2.5 nhìn chung mặt hàng này tăng đều trong các
năm từ năm 2008 đến 2009, năm 2010 có giảm đi chút ít do tinh trạng suy
thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2006 và 2007 công ty chưa xuất khẩu mặt hàng
này ra thị trường nước. Sang năm 2008 công ty bắt đầu xuất khẩu mặt hàng
gỗ mỹ nghệ ra thị trường nước ngoài và đạt 200 sản phẩm với giá trị xuất
khẩu là 84,6 triệu đồng, tương ứng với 5,59 % trong tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng gỗ mỹ nghệ. Năm 2009 công ty đã xuất 240 sản phẩm gỗ mỹ nghệ
đạt 96 triệu đồng, tương ứng với 5,63 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
gỗ mỹ nghệ. Với số lượng năm 2010 là 276 công ty đã thu về 104,88 triệu
đồng , tương ứng 5,62% kim ngạch. Tốc độ tăng trưởng năm 2011 có tăng
lên, số lượng hàng gỗ mỹ nghệ xuất khẩu đạt 303 sản phẩm, với giá trị 121,2

triệu đồng, tương ứng 5,62 % tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Năm
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
19
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
2010 tuy số lượng xuất khẩu có tăng lên nhưng giá cả của mặt hàng này lại
giảm đi đôi chút nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này. Mặt hàng gỗ mỹ nghệ đang có chiều hướng gia tăng trong những
năm tới nên công ty chủ trương các biện pháp tiếp cận thị trường, để mở rộng
thêm thị trường xuất khẩu mặt hàng này.
2.2.2.4. Hàng thủ công mỹ nghệ khác
Ngoài các nhóm hàng chính như thêu, gốm sứ, gỗ mỹ nghệ, mây tre đan,
công ty vẫn xuất khẩu các mặt hàng khác như hàng thêu ren, hàng sơn mài,
hàng dệt may, hàng gia dụng, hàng bách hóa song đây là các mặt hàng đặc
biệt đòi hỏi rất công phu, nguyên vật liệu rất đắt, cần sự khéo léo sáng tạo và
độc đáo, hàng hóa được coi là sản phẩm của nghệ thuật và khách hàng cũng là
đối tượng am hiểu nghệ thuật. Kim ngạch xuất khẩu về mặt hàng này bấp
bênh, không ổn định là mặt hàng khó tìm thị trường tiêu thụ.
2.2.3. Thị trường xuất khẩu của công ty
Trong những năm qua thị trường của công ty rất đa dạng song nguồn xuất
khẩu chủ yếu vào các thị trường sau:
2.2.3.1. Thị trường Nga
Bảng 2.6 : Số lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang
thị trường Nga từ năm 2006 – 2011
Đơn vị: Số lượng: Cái; Giá trị: Triệu VND
Năm Số lượng Giá trị XK
% so với
tổng KNXK
2006 2.150 520 100
2007 2.030 710,4 53,81
2008 2.150 782 55,07

2009 2.580 928,800 54,51
2010 2.967 1.068,120 54,51
2011 3.264 1.142,400 52,99
Tổng 14.2401 5.151,72
Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty CPPTBTV
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
20
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Phong
Nhìn vào bảng số liệu 2.6 cho thấy thị trường Nga là một thị trường lớn của
công ty với số lượng và giá trị hàng thủ công mỹ nghệ không ngừng tăng qua
các năm. Năm 2006 khi mới bắt đầu xuất khẩu mặt hàng này công ty đã xuất
2.150 sản phẩm với giá trị là 520 triệu VND. Đến năm 2007 tuy số lượng
hàng xuất đi có giảm đi chút ít nhưng giá bán sản phẩm lại tăng đã đem lại
kim ngạch là 710,4 triệu đồng tương ứng với 53,81%. Số lượng hàng thủ công
mỹ nghệ xuất năm 2008 bằng số lượng sản phẩm năm 2006 là 2.150 với giá
trị đạt 782 triệu VND. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ tăng lên đáng kể năm 2009 với 2.580 sản phẩm, đạt kim ngạch 928,8
triệu VND. Tiếp đó là số lượng đạt 2.967 sản phẩm với giá trị là 1.068,12
triệu VND năm 2010 và năm 2011 đạt 3.264 sản phẩm với giá trị bằng
1.142,4 triệu VND. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu xuất sang thị trường Nga
vứi tổng giá trị là 5.151,72 triệu đồng, đạt 63,77% kim ngạch xuất khẩu. Nhìn
chung trong năm năm tham gia vào thị trường xuất khẩu mặt hàng này công
ty đã gặt hái được những kết quả tích cực, tạo động lực cho cán bộ công nhân
viên trong công ty làm việc hiệu quả hơn.
2.2.3.2. Thị trường Mỹ
Bảng 2.7: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang
thị trường Mỹ từ năm 2007 - 2011
Đơn vị: Số lượng: Cái; Giá trị: Triệu VND
Năm Số lượng Giá Trị XK
% so với

tổng KNXK
2007 1.320 342,3 25,93
2008 1.410 370,7 26,1
2009 1.692 439,920 25,81
2010 1.946 515,690 26,32
2011 2.140 577,800 26,81
Tổng 8.508 2.246,41
Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty CPPTBTV
Thị trường Mỹ cũng là một thị trường đầy tiềm năng của công ty. Công ty
bắt đầu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ từ năm 2007
với số lượng đạt 1.320 sản phẩm, đạt 342,3 triệu VND, ứng với 25,93% tỷ
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: QTKDTM – K11B
21

×