Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.21 KB, 8 trang )

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội

Tạ Thị Bích

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Tài Chính –Ngân ha
̀
ng; Mã số: 60 34 20
Nghd: TS. Đinh Xuân Cường
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại. Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại. Tìm hiểu lợi nhuận của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thông Đông Hà Nội từc các hoạt động kinh doanh qua đó đánh giá thực trạng lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh và phân tích các nguyên nhân tác động đến lợi nhuận của
chi nhánh. Đề xuất giải pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong
thời gian tới thông qua các nhóm giải pháp đối với các hoạt động tạo ra lợi nhuận trên cơ
sở phân tích thống kê tình hình thực tế và đưa ra danh mục tối ưu trong việc sử dụng vốn
để phân bổ vào các hoạt động tạo ra lợi nhuận, đồng thời trên mô hình phân tích định
lượng đưa ra các gợi ý trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh.
Keywords: Tài chính ngân hang; Hoạt động kinh doanh; Ngân hàng


Contents:
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức đều
góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngân hàng là trung gian tài chính quan trọng


nhất, đảm nhận nhiều chức năng khác nhau trong nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng tạo ra lợi
nhuận, kiểm soát rủi ro và đạt mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên,
trong năm vừa qua, đã có nhiều ngân hàng không thể duy trì đà tăng trưởng như mong muốn.
Tình trạng này xảy ra không chỉ ở các ngân hàng nhỏ mà còn với các ngân hàng thuộc nhóm G12
(gồm 12 ngân hàng thương mại lớn nhất).
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam (Agribank) là ngân hàng
thương mại lớn nhất vơ
́
i vốn điều lệ lên đến 26.079 t đồng, thực hiện vai trò trụ cột đối với nền
kinh tế đất nước, chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn gồm hơn
2.300 chi nhánh, quan hệ ngân hàng đại lý với 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam còn có 03 Văn phòng đại
diện; 01 Sở giao dịch; 05 trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ; 08 công ty trực thuộc; và 01 ngân hàng liên
doanh.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội là chi nhánh
cấp 1 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, trong những năm đầu hoạt
động, Chi nhánh luôn đạt được thành tích cao trong kinh doanh. Tuy nhiên, từ năm 2009 nền
kinh tế Việt Nam phải đương đầu và vượt qua nhiều khó khăn, thách thức do tác động của khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Thị trường tài chính, tiền tệ cũng có những tác động bất lợi đến hoạt
động kinh doanh Ngân hàng. Chi nhánh Đông Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn thử
thách: Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đã dẫn tới cuộc chạy đua về lãi suất tiền gửi, Lãi
suất cho vay bị khống chế, tín dụng chỉ được duy trì tăng trưởng ở mức thấp; khách hàng là
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh Dẫn tới kết quả kinh doanh của
Chi nhánh từ năm 2009 đến nay không ổn định.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 theo đề án
của Ngân hàng nhà nước được thủ tướng chính phủ chấp thuận tại Quyết định số 254/QĐ – TTg
ngày 01 tháng 03 năm 2012 và đề án cơ cấu lại tổ chức bộ máy và màng lưới hoạt động các chi
nhánh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam nói riêng, với tình hình kinh doanh đạt được trong các năm qua, chi nhánh
Đông Hà Nội phải đối mặt với nguy cơ sáp nhập với chi nhánh khác cùng địa bàn quận Hoàn

Kiếm.
Trong điều kiê
̣
n đo
́
, làm thế nào để gia tăng lợi nhuận cũng như góp phần vào phát triển
bền vững về tài sản, vốn, doanh thu, lợi nhuận của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam đồng thời để chi nhánh tiếp tục phát triển tránh nguy cơ sáp nháp nhập và mang
lại thu nhập cho hơn 120 cán bộ của chi nhánh trơ
̉
tha
̀
nh đo
̀
i ho
̉
i cấp ba
́
ch , thách thức với Chi
nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội.
Đề tài “Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đáp ứng đòi
hỏi đó.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu tập trung nghiên cứu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt với hàng hóa kinh
doanh là “tiền’’, do vậy lợi nhuận được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh đặc thù của ngân
hàng.
Các nghiên cứu gần đây chủ yếu tập trung đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của

ngân hàng một cách chung chung dưới dạng báo cáo thực tập hoặc khóa luận tốt nghiệp của các
em sinh viên hoặc nghiên cứu lợi nhuận của một hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoặc dưới
dạng các bài báo truyền tải các thông tin công báo các con số về lợi nhuận hoạt động ngân hàng
từng thời kỳ. Hầu hết nghiên cứu trên, các tác giả đã nêu ra được thực trạng tình hình hoạt động
kinh doanh của các NHTM trong những giai đoạn nghiên cứu. Đồng thời mỗi tác giả cũng đã
đưa ra được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTM nói
chung và tại các ngân hàng được lựa chọn nghiên cứu nói riêng.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề lợi nhuận
của NHTM và nghiên cứu cụ thể với chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đông Hà Nội; Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của NHTM, trên cơ sở nhận biết
được các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để xây dựng mô hình mối
quan hệ giữa các nhân tố này với lợi nhuận, đồng thời đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả xin chọn đề tài ‘‘Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Đông Hà Nội’’ để nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thương mại.
- Đánh giá kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triền nông
thôn Đông Hà Nội từ 2009 – 2012, những nhân tố tác động trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận tại Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triền nông thôn Đông Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triền nông thôn Đông Hà Nội trong thời gian từ 2013 - 2015.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương
mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Lợi nhuận của ngân hàng được tạo ra từ các hoạt động của ngân
hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố khách quan là các yếu tố
chung ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước, do vậy luận văn chỉ tập
trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh qua từng giai đoạn của chi nhánh để tìm ra các yếu tố

đặc thù có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triền nông thôn Đông Hà Nội để từ đó có biện pháp hữu hiệu thúc đẩy sự tăng trưởng lợi nhuận
của chi nhánh.
Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội là chi nhánh trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam. Do vậy chi nhánh không có báo cáo tài chính riêng lẻ, việc
tính toán lợi nhuận dựa trên nguồn số liệu của bảng cân đối chi tiết của chi nhánh tại từng thời
kỳ.
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh chỉ là thực hiện các chức năng truyền thống của
ngân hàng thương mại như huy động vốn, cho vay, các hoạt động dịch vụ khác và không có hoạt
động đầu tư. Vì vậy, luận văn này tập trung nghiên cứu về lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, cung cấp dịch vụ trên cơ sở đó nghiên cứu về lợi
nhuận của chi nhánh sau khi trích lập dự phòng rủi ro (Lợi nhuận trước thuế).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và phân tích. Trong đó, tác giả khảo sát
những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, trên cơ sở so sánh và phân tích số liệu về
lợi nhuận qua các năm, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận từ đó đưa ra các giải pháp
tăng lợi nhuận tại Chi nhánh Đông Hà Nội.
- Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc về công tác quản trị ngân hàng tại Chi nhánh Đông
Hà Nội.
- Phương pháp thống kê và định lượng
Trên cơ sở thống kê các số liệu và đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triền nông thôn Đông Hà Nội, đưa ra các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh để từ đó xây dựng kế hoạch cho các năm tiếp theo.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương
mại; Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương
mại
- Trên cơ sở lý luận tác giả tìm hiểu lợi nhuận của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp

và phát triền nông thôn Đông Hà Nội từ các hoạt động kinh doanh qua đó đánh giá thực trạng lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh và phân tích các nguyên nhân tác động đến lợi nhuận của Chi
nhánh.
- Đề xuất giải pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời
gian tới thông qua các nhóm giải pháp đối với các hoạt động tạo ra lợi nhuận trên cơ sở phân tích
thống kê tình hình thực tế và đưa ra danh mục tối ưu trong việc sử dụng vốn để phân bổ vào các
hoạt động tạo ra lợi nhuận, đồng thời trên mô hình phân tích định lượng đưa ra các gợi ý trong
việc hoạch định kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triền nông thôn Đông Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội (2009 - 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động
kinh doanh .
2. Fredric, S.Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NxB khoa học
kỹ thuật, Hà Nội.
3. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NxB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội.
4. Mạc Quang Huy (2009) Cẩm nang ngân hàng Đầu tư, NxB Thống kê
5. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tài chính doanh nghiệp, NxB Thống kê, Hà Nội
6. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quy chế về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-

NHNN ngày 22/04/2005.
7. NHNo&PTNT Việt Nam (2010), Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày
15/6/2010 về việc cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam
8. NHNo&PTNT Việt Nam (2007), Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-TDHo - ngày 22
tháng 6 năm 2007 của HĐQT V/v ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý
rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
9. NHNo&PTNT Việt Nam (2012), Quyết định số 469/QĐ-HĐTV- XLRR ngày 30
tháng 3 năm 2012 V/v ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín
dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
10. NHNo&PTNT Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng Ngân hàng
11. NHNo&PTNT Việt Nam (2013), Tài liệu hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh
năm 2013
12. Peter, S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NxB tài chính, Hà Nội.
13. Quốc hội (2004), Luật các Tổ chức tín dụng, NxB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NxB hà xuất
bản Thống kê, Hà Nội.
15. Ủy Ban kinh tế của Quốc hội – Nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô (2012), Báo
cáo kinh tế vĩ mô 2012 từ bất ổn kinh tế vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, nhà xuất bản Tri Thức
II. TIẾNG ANH
16. Brealey, Myers, Allen (2006): Principles of Corporate Finance, 6
th
edition,
McGraw-Hill Irwin,
17.Brigham, Houston (2001), Fundamentals of Financial Management, 9th edition
Harcourt College Publisher.
18. Ross, Westerfield, Jordan (2003), Fundamentals of Corporate Finance, McGraw-
Hill Irwin,
III. MỘT SỐ WEBSITE
19. www.Cafef.vn

20. www.vnexpress.net
21. www.Vef.vn
22. www.vneconomy.com.vn
23. www.taichinhthegioi.net
24. www.sbv.gov.vn
25. www.vnba.org.vn


×