Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

BỘ ÔN LUẬT DÂN SỰ 2 CHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.78 KB, 53 trang )

KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ
NỘI DUNG ÔN THI VẤN ĐÁP
MÔN LUẬT DÂN SỰ MODULE 2
1. Phân tích khái niệm và đặc điểm của nghĩa vụ dân sự ?
Điều 280: NVDS là việc của bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, quyền, trả tiền
hoặc giấy tờ có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc để
đảm bảo thực hiện quyền của bên có quyền.
 Đặc điểm của NVDS:
+ là quan hệ tài sản; Bởi lẽ quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua
một tài sản. Quan hệ tài sản thì luôn gắn liền với một loại tài sản nhất định thông qua
cách này hay cách khác. Tài sản theo quy định của BLDS bao gồm tiền, vật, giấy tờ
có giá và quyền tài sản.
+ quyền lợi của bên này được thực hiện thông qua hành vi của bên kia. Tức là các bên
có sự đối lập về quyền và nghĩa vụ. Bên này có bao nhiêu quyền thì bên kia có bấy
nhiêu nghĩa vụ, ngoại trừ trường hợp pháp luật quy định cho các bên có quyền và
nghĩa vụ cụ thể.
+ Luôn xác định được các bên chủ thể trong quan hệ NVDS. Bởi trong quan hệ này
luôn xác định được chủ thể mang quyền và ngược lại là phía chủ thể mang nghĩa vụ
để tạo thành quan hệ NVDS.
2. Phân tích và cho ví dụ về các loại đối tượng của nghĩa vụ dân sự ?
Điều 282:NVDS là việc của bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, quyền, trả tiền
hoặc giấy tờ có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc để
đảm bảo thực hiện quyền của bên có quyền.
 Đối tượng của NVDS bao gồm:
+ chuyển giao tài sản: Tài sản theo quy định của BLDS bao gồm: tiền, vật, quyền tài
sản và giấy tờ có giá. Tài sản trong NVDS không được là loại tài sản . Ví dụ: trong
quan hệ mua bán tài sản là A bán cho B chiếc máy bơm thì A có nghĩa vụ giao hàng
với số lượng và chất lượng vào thời điểm hai bên đã thỏa thuận và có quyền nhận
tiền. B có nghĩa vụ thanh toán đúng hạn và nhận hàng theo thỏa thuận.
+ thực hiện một công việc: Công việc trong NVDS phải là công việc được phép thực


hiện, không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
+ không thực hiện một công việc: Phải là việc mà nếu không thực hiện công việc đó
thì không ảnh hưởng tới quyền lợi của người khác. Ví dụ: A kinh doanh dịch vụ hát
Karaoke. Nhà B bên cạnh nhà A, đang có con chuẩn bị thi đại học nên B thỏa thuận
với A không kinh doanh dịch vụ karaoke trong thời gian từ 9 tới 12h đêm, B sẽ trả
cho A một khoản tiền. A chấp nhận và cả 2 kí kết hợp đồng.
1
3. Phân tích và cho ví dụ về các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự ?
Điều 281:NVDS là việc của bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, quyền, trả tiền
hoặc giấy tờ có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc để
đảm bảo thực hiện quyền của bên có quyền. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự:
+ Hợp đồng dân sự: hợp đồng chỉ phát sinh NVDS nếu có hiệu lực, thời điểm phát
sinh tùy thuộc vào quy định của hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Hành vi pháp lý đơn phương: thể hiện ý chí của một bên chủ thể mà không phụ
thuộc vào ý chí của chủ thể khác đồng thời có thể kèm theo một số điều kiện nhất
định mà khi các chủ thể thực hiện các điều kiện thì phát sinh nghĩa vụ giữa các bên.
Chú ý, ý chí thể hiện trong đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
+ Thực hiện cv ko có ủy quyền: là việc một người thực hiện một công việc vì lợi ích
của người khác, làm phát sinh NVDS của người có công việc. Nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường. Người được thực hiện công việc phải thanh toán chi phí nếu có yêu
cầu của người đã thực hiện công việc ko có ủy quyền. ĐIều kiện thực hiện công việc
không ủy quyền: Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ phải thực hiện; tự
nguyện; vì lợi ích của người khác; người có công việc không biết hoặc biết nhưng
không phản đối; thỏa mãn sự mong muốn của bên có công việc.
+ Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản ko có căn cứ pháp luật:
người này có nghĩa vụ phải trả lại tài sản cho người sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt hợp pháp đối với tài sản. NVDS phát sinh khi người đó có được khoản lợi đó
hoặc biết hoặc phải biết phải hoàn trả lại khoản lợi đã thu được.
+ Gây thiệt hại do hv trái pháp luật: đây được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng. Đây được coi là NVDS vì có sự dịch chuyển tài sản từ người này

sang người khác. Bởi lẽ, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì luôn được quy ra một
giá trị bằng tiền.
+ Căn cứ khác do pháp luật quy định: quyết định của cơ quan có thẩm quyền, quyết
định của tòa án…
4. Thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế được
Điều 296. Thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế được
“Nghĩa vụ dân sự thay thế được là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được
nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bên có quyền chấp
nhận để thay thế nghĩa vụ dân sự đó.”
Nghĩa vụ thay thế đuợc là nghĩa vụ trong đó thay vì phải thực hiện nghĩa vụ ban đầu
đã cam kết, người có nghĩa vụ có thể thực hiện một nghĩa vụ khác (gọi là nghĩa vụ
thay thế) đã thỏa thuận nếu nghĩa vụ ban đầu không thể thực hiện được. Thực hiện
nghĩa vụ thay thế được:
Thứ nhất, trong nghĩa vụ thay thế, đối tượng của nghĩa vụ thay thế chỉ được
thực hiện nếu nghĩa vụ ban đầu không thể thực hiện được. Nghĩa vụ dân sự được thay
thế nghĩa vụ ban đầu này có thể được xác định trước nhưng cũng có thể không được
xác định trước mà chỉ khi nghĩa vụ ban đầu không thể thực hiện được các bên mới
thỏa thuận việc thực hiện một nghĩa vụ khác thay thế.
2
Thứ hai, trong trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay thế được, bên có nghĩa vụ
phải phụ thuộc vào sự chấp nhận của bên có quyền. Khi nghĩa vụ ban đầu không thể
thực hiện được nếu bên có quyền đồng ý, thì bên có nghĩa vụ mới được thực hiện
nghĩa vụ khác thay thế; nếu bên có quyền không đồng ý thì bên có nghĩa vụ phải cố
gắng thực hiện nghĩa vụ ban đầu.
Ví dụ: A đặt mua B 1 tấn gạo nếp nương. Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch thì mất mùa
nên B không thể thực hiện nghĩa vụ ban đầu, B thỏa thuận với A sẽ thay thế nếp
nương bằng gạo nếp thường và A đồng ý
5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới? Cho ví dụ?
Điều 298: quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới thì:
- Đây là loại nghĩa vụ dân sự nhiều người mà bên có nghĩa vụ từ 2 người trở lên, liên

đới với nhau cùng thực hiện nghĩa vụ, thể hiện ở việc một người phải thực hiện thay
phần nghĩa vụ cho người cùng thực hiện nghĩa vụ nếu bên có quyền yêu cầu họ thực
hiện và nghĩa vụ lien đới chấm dứt.
- Một người đã thực hiện xong nghĩa vụ liên đới cho những người còn lại thì những
người còn lại có nghĩa vụ hoàn lại cho người đã thực hiện nghĩa vụ liên đới, khi nào
thực hiện xong thì chấm dứt nghĩa nghĩa vụ.
- Khi bên có quyền chỉ định một người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ rồi lại miễn việc thực hiện nghĩa vụ thì toàn bộ những người có NVLĐ cũng đc
miễn thực hiện nghĩa vụ.
- Khi người có quyền miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ của một người trong số
những người có nghĩa vụ liên đới thì những người còn lại vẫn phải thực hiện nghĩa vụ
liên đới đối với nghĩa vụ của họ.
Ví dụ, A, B và C tổ chức đánh hội đồng D do có mâu thuẫn trước đó, tỉ lệ thương tật
là 5%. A, B và C sẽ liên đới chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất về sức khỏe và tinh
thần cho D một khoản 12 triệu. Khi C yêu cầu A thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì A
phải thực hiện, nếu D miễn thực hiện nghĩa vụ thì chấm dứt nghĩa vụ. Nếu D chỉ miễn
cho A thì B và C vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của mình.
6. Phân biệt giữa chuyển giao quyền yêu cầu và với thực hiện quyền yêu cầu
thông qua người thứ ba?
Tiêu chí Chuyển giao quyền yêu cầu Thực hiện quyền yêu cầu thông
qua người thứ ba
Điều kiện - Quyền yêu cầu có hlực plý, ko
thuộc TH ko dc ch.giao
- Phải thông báo cho bên có nv
biết (bằng văn bản)
- Nếu có bp bảo đảm -> chuyển
giao phải bao gồm cả bp bảo
đảm
- Phải cung cấp th.tin, giấy tờ
có l.quan cho ng thế quyền

- Quyền yêu cầu có hlực plý,
không thuộc TH không được
thực hiện quyền yêu cầu thông
qua người thứ ba .
- Quyền yêu cầu có hiệu lực
pháp lý, ko thuộc TH ko được
thực hiện quyền yêu cầu thông
qua người thứ ba.
- Vẫn có biện pháp bảo đảm
Hậu quả pháp lý: Chấm dứt tư cách chủ thể cũ, Không chấm dứt tư cách chủ thể
3
xác lập tư cách chủ thể mới, cụ
thể:
- qhệ giữa bên có quyền đã
chuyển giao với bên có nv
chấm dứt
- qhệ giữa bên thế quyền với
bên có nv được xác lập
cũ, nhưng vẫn xuất hiện chủ thể
mới, nhân danh người có quyền
yêu cầu bên có nghĩa vụ thực
hiện nghĩa vụ.
7. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý của chuyển giao nghĩa vụ dân sự?
Cho ví dụ?
NVDS là việc của bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, quyền, trả tiền hoặc giấy tờ
có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc để đảm bảo thực
hiện quyền của bên có quyền.
Chuyển giao NVDS là việc người có nghĩa vụ trong quan hệ NVDS thỏa thuận với
người khác trên cơ sở có sự đồng ý của người có quyền nhằm chuyền giao nghĩa vụ
cho người khác. Người thế nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người có

quyền.
 Điều kiện:
- Phải được sự đồng ý của bên mang quyền.
- Nv có hiệu lực pháp lý, ko thuộc TH ko được chuyển giao
- Nếu có bp bảo đảm -> bp bảo đảm chấm dứt (nếu ko có thỏa thuận khác)
 Hậu quả pháp lý
Chấm dứt tư cách chủ thể cũ, xác lập tư cách chủ thể mới, cụ thể:
- qhệ giữa bên có quyền đã chuyển giao với bên có nv chấm dứt
- qhệ giữa bên thế quyền với bên có nv được xác lập
VÍ DỤ: A có kí hợp đồng vay tiền trị giá 500 triệu với B, có biện pháp bảo đảm là
chiếc ô tô do A làm chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi chưa tới hạn trả nợ, A đã được B đồng
ý cho mình chuyển giao nghĩa vụ trả tiền của mình cho C, lúc này quan hệ NVDS xác
lập giữa C và B, biện pháp bảo đảm giữa A và B cũng chấm dứt hiệu lực.
8. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý của chuyển giao quyền yêu cầu?
cho ví dụ?
NVDS là việc của bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, quyền, trả tiền hoặc giấy tờ
có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc để đảm bảo thực
hiện quyền của bên có quyền.
Điều 309: Chuyển giao quyền yêu cầu là việc người có quyền trong quan hệ NVDS
thỏa thuận chuyển quyền yêu cầu của mình cho người thứ ba và người này gọi là
người thế quyền, có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cho
mình.
Trừ trường hợp:
- các bên thỏa thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu.
4
- quyền yêu cầu cấp dưỡng, bồi thường do xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín
- Trường hợp khác do pháp luật quy định
 Điều kiện:
- Quyền yêu cầu có hlực plý, ko thuộc TH ko dc ch.giao

- Phải thông báo cho bên có nv biết (bằng văn bản)
- Nếu có bp bảo đảm -> chuyển giao phải bao gồm cả bp bảo đảm
- Phải cung cấp th.tin, giấy tờ có l.quan cho ng thế quyền
 Hậu quả pháp lý:
Chấm dứt tư cách chủ thể cũ, xác lập tư cách chủ thể mới, cụ thể:
- qhệ giữa bên có quyền đã chuyển giao với bên có nv chấm dứt
- qhệ giữa bên thế quyền với bên có nv được xác lập
VÍ DỤ: A có kí hợp đồng vay tiền trị giá 500 triệu với B, có biện pháp bảo đảm là
chiếc ô tô do A làm chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi chưa tới hạn trả nợ, B đã chuyển giao
quyền yêu cầu trả tiền của mình cho C, lúc này quan hệ NVDS xác lập giữa C và B….
9. Phân biệt giữa chuyển giao nghĩa vụ dân sự với thực hiện nghĩa vụ dân sự
thông qua người thứ ba?
Tiêu chí Chuyển giao nghĩa vụ dân sự Thực hiện nghĩa vụ dân sự thông
qua người thứ ba(Điều 293)
Điều kiện - là thỏa thuận giữa người thế
nghĩa vụ và người có nghĩa vụ.
Phải được sự đồng ý của bên
mang quyền.
- Nv có hiệu lực pháp lý, ko
thuộc TH ko được chuyển giao
- Nếu có bp bảo đảm -> bp bảo
đảm chấm dứt (nếu ko có thỏa
thuận khác)
-Là thỏa thuận giữa người có
nghĩa vụ với người thứ ba. Phải
được sự đồng ý của bên có quyền.
- Nv có hiệu lực pháp lý, ko thuộc
TH ko được thực hiện thông qua
người thứ ba.
- Vẫn có biện pháp bảo đảm

Hậu quả pháp

Chấm dứt tư cách chủ thể cũ,
xác lập tư cách chủ thể mới, cụ
thể:
- qhệ giữa bên có quyền đã
chuyển giao với bên có nv
chấm dứt
- qhệ giữa bên thế quyền với
bên có nv được xác lập
- Không chấm dứt tư cách chủ thể
cũ, nhưng vẫn xuất hiện chủ thể
mới, nhân danh người có nghĩa
vụ thực hiện nghĩa vụ.
- Nếu người thứ 3 không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ thì người có nghĩa vụ
vẫn phải chịu trách nhiệm với bên
có quyền.
10. Nghĩa vụ dân sự có điều kiện? Cho ví dụ minh hoạ về nghĩa vụ dân sự có
điều kiện ?
5
NVDS là việc của bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, quyền, trả tiền hoặc giấy tờ
có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc để đảm bảo thực
hiện quyền của bên có quyền.
NVDS có điều kiện là: nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở điều kiện đã thỏa thuận của các
bên hoặc do pháp luật quy định, khi điều kiện phát sinh bên có nghĩa vụ phải thực
hiện nghĩa vụ của mình.
 Đk phải đáp ứng yêu cầu:
+ Phải là sự kiện xảy ra trong tương lai

+ Sự kiện đó phải có thể xảy ra.
+ Đk đó ko được vi phạm điều cấm của pháp luật, ko trái đạo đức xã hội.
Ví dụ: A và B thỏa thuận nếu B mua đất nhà A thì A sẽ giảm giá 10% trên giá đã thỏa
thuận.
11. Phân tích khái niệm và nội dung của nghĩa vụ dân sự liên đới? Cho ví dụ
về NVDS liên đới?
NVDS là việc của bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, quyền, trả tiền hoặc giấy tờ
có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc để đảm bảo thực
hiện quyền của bên có quyền.
Nghĩa vụ dân sự liên đới là: loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó, một người có nghĩa
vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một người tỏng số nhiều người
có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ phần quyền của những
người còn lại.
Nội dung của nghĩa vụ dân sự liên đới:
Thứ nhất, những người có nghĩa vụ có mỗi liên hệ nhất định với nhau trong
việc phát sinh NVDS liên đới thì người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai có nghĩa vụ
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ chung.
Thứ hai, nếu một người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho người khác thì quan hệ
NVDS giữa họ với bên có quyền chấm dứt, đồng thời xuất hiện quan hệ nghĩa vụ
hoàn lại, trong đó, người còn lại có nghĩa vụ phải thanh toán phần mà họ đã được thực
hiện thay.
Thứ ba, nếu người có quyền yêu cầu 1 người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ nhưng
sau đó miễn toàn bộ nghĩa vụ thì quan hệ NVDS giữa họ chấm dứt. Nếu người có
quyền miễn nghĩa vụ cho 1 người thì người có nghĩa vụ thì quan hệ nghĩa vụ giữa họ
chấm dứt, những người còn lại vấn thực hiện phần NVDS của mình.
Thứ tư, đối với những người có quyền liên đới thì một người có quyền có thể
yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của họ.
Thứ năm, một người có nghĩa vụ liên đới với nhiều người có quyền thì có thể
thực hiện nghĩa vụ với 1 người có quyền và quan hệ nghĩa vụ giữa họ chấm dứt, đồng
thời xuất hiện quan hệ nghĩa vụ hoàn lại.

Thứ sáu, Nếu một người có quyền liên đới miễn phần quyền của mình thì người
có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ liên đới với những người có quyền còn lại.
6
Thứ bảy, Nếu một người trong số những người có quyền liên đới miễn thực
hiện quyền cho một trong số những người có nghĩa vụ thì họ được miễn phần nghĩa
vụ của mình.
12. Phân tích khái niệm và nội dung của nghĩa vụ dân sự riêng rẽ ? Cho ví dụ
minh hoạ về nghĩa vụ dân sự riêng rẽ ?
NVDS là việc của bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, quyền, trả tiền hoặc giấy tờ
có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc để đảm bảo thực
hiện quyền của bên có quyền.
KN: Khi nhiều người cùng thực hiện một NVDS nhưng mỗi người có phần nghĩa vụ
nhất định và riêng rẽ với nhau thì mỗi người phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.
Tức là thực hiện phần nghĩa vụ riêng rẽ với người khác trong cùng một nghĩa vụ.
Nội dung nghĩa vụ dân sự riêng rẽ: đó là việc mỗi người có nghĩa vụ thực hiện phần
nghĩa vụ của mình hoặc mỗi người trong số những người có quyền chỉ có quyền yêu
cầu người có nghĩa vụ thực hiện phần quyền của mình. Quan hệ giữa người có quyền
và có nghĩa vụ chấm dứt khi bên có nghĩa vụ thực hiện xong phần nghĩa vụ của mình.
Ví dụ:
13.So sánh nghĩa vụ dân sự riêng rẽ với nghĩa vụ dân sự liên đới?
Giống: đều là nghĩa vụ dân sự
NVDS riêng rẽ NVDS liên đới
- Có nhiều chủ thể
cùng đứng về một
bên của qhệ nv.
- Quyền và nv của
các chủ thể hoàn
toàn độc lập với
nhau
- Nhiều chủ thể cùng đứng về một bên của qhệ nv.

- Quyền và nv của các chủ thể có mối liên hệ chặt chẽ
+ TH có nhiều ng mang quyền liên đới: 1 trog số những ng
mang quyền có thể yêu cầu ng mang nv phải th.hiện toàn bộ
nd của nv đối với mình -> qhệ nv chấm dứt cả vs những ng
khác.
-> phát sinh qhệ nv hoàn lại giữa ng có quyền liên đới đã
nhận toàn bộ nd nv với những ng còn lại
+ TH có nhiều ng có nv liên đới: từng ng th.hiện phần nv của
mình. Or 1 ng có thể th.hiện tòan bộ nv -> qhệ nv chấm dứt
cả với những ng khác.
1 ng th.hiện xong phần nv của mình, những ng khác chưa
xong -> qhệ nv chưa chấm dứt
14. Phân tích khái niệm và đặc điểm của nghĩa vụ dân sự hoàn lại ? Cho ví dụ
minh hoạ về nghĩa vụ dân sự hoàn lại ?
NVDS là việc của bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, quyền, trả tiền hoặc giấy tờ
có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc để đảm bảo thực
hiện quyền của bên có quyền.
Nghĩa vụ dân sự hoàn lại là trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ
thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thanh toán phần
nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
7
 Đặc điểm:
Thứ nhất, phát sinh từ 1 nghĩa vụ khác
Thứ hai, trong quan hệ nghĩa vụ bao giờ cũng có 1 người có liên qua tới cả hai
quan hệ nghĩa vụ. Nếu trước đó họ là người có quyền thì sau đó họ là người có nghĩa
vụ và ngược lại.
Thứ ba, nếu nghĩa vụ hoàn lại là nghĩa vụ có nhiều người người thì nó sẽ là
nghĩa vụ riêng rẽ. Vì người có quyền chỉ có thể yêu cầu mỗi người có nghĩa vụ thực
hiện phần nghĩa vụ của mình.
Thứ tư, nếu một người đã yêu cầu thay cho nhiều người thì có nghĩa vụ hoàn lại

cho những người đã yêu cầu thay phần của họ.
Ví dụ: A, B và C là hàng xóm, cùng nhau thuê một chiếc ô tô 24 chỗ của D để cả 3
gia đình cùng đi du lịch. A, B và C thống nhất tiền thuê ô tô mỗi người chịu một phần.
Tuy nhiên, A là người có điều kiện kinh tế tốt nên đứng ra thanh toán luôn tiền thuê ô
tô. Lúc này, quan hệ NVDS hoàn lại xuất hiện, B và C có nghĩa vụ phải thanh toán lại
phần của mình cho A.
15. Khái niệm, phân loại trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ?
Trách nhiệm dân sự:là hậu quả pháp lý mà chủ thể phải ghánh chịu khi vi phạm pháp
luật dân sự.
Khái niệm: TNDS do VPNV là: hậu quả pháp lý mà bên có nghĩa vụ phải gánh chịu
khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
 Đặc điểm
- Áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật, đó là không thực hiện, thực hiện không
đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ đối với người vi phạm hoặc người đại diện hợp
pháp của họ.
- Là hình thức cưỡng chế nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.
- Mang đến hậu quả bất lợi cho người vi phạm. Do quan hệ NVDS là quan hệ tài sản
vì thế việc vi phạm nghĩa vụ luôn ảnh hưởng tới lợi ích vật chất của người khác nên
phải bù đắp những lợi ích vật chất nhất định hoặc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nếu
không có thiệt hại xảy ra.
 Phân loại: gồm 2 loại
- Trách nhiệm phải THNV: phải tiếp tục THNV theo yêu cầu của bên kia, nếu
không thực hiện có thể nhờ cơ quan nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế. Gồm:
trách nhiệm do không THNV giao vật, không thực hiện nghĩa vụ phải làm hoặc không
phải làm 1 công việc, TN do chậm THNV, chậm tiếp nhận THNV.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: dựa trên cơ sở:
+ có hành vi trái pháp luật: là loại trách nhiệm pháp lý nên nó phát sinh trên cơ sở có
sự vi phạm pháp luật
+ có thiệt hại xảy ra: nếu không có thiệt hại thì sẽ không phải bòi thường
+ có mối quan hệ nhân quả: chúng phải có sự liên hệ với nhau thì mới có thể yêu cầu

bồi thường thiệt hại
8
+ có lỗi: nếu không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác hoặc
do sự kiện bất khả kháng hay do lỗi của bên có quyền thì khi người vi phạm NVDS
phải bồi thường.
16. Phân tích khái niệm và nội dung của nghĩa vụ dân sự bổ sung ? Cho ví dụ
minh hoạ về nghĩa vụ dân sự bổ sung ?
NVDS là việc của bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, quyền, trả tiền hoặc giấy tờ
có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc để đảm bảo thực
hiện quyền của bên có quyền.
Nghĩa vụ dân sự bổ sung là: là phần nghĩa vụ có thể có liên quan tới phần nghĩa vụ
chính trước đó do khi đến thời hạn mà nghĩa vụ chính không thực hiện được hoặc
thực hiện không đúng, không đầy đủ.
 Nội dung:
nghĩa vụ của người thứ ba với người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ. Người thứ ba
chỉ có nghĩa vụ nếu trong trường hợp thỏa thuận với người có quyền hoặc pháp luật
quy định. Nghĩa vụ bổ sung có liên quan mật thiết đối với nghĩa vụ chính, nếu nghĩa
vụ chính bị coi là vô hiệu thì nghĩa vụ bổ sung cũng bị coi là vô hiệu.
Ví dụ: A kí hợp đồng vay tiền với B, theo đó, C thỏa thuận có bảo lãnh với B sẽ trả
khoản nợ nếu A không trả đúng hạn cho B. Nghĩa vụ bổ sung ở đây là quan hệ bảo
lãnh giữa C với B, nó xuất hiện dựa vào thỏa thuận giữa C với B.
17. Phân tích thời hạn thực hiện nghĩa vụ ? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định
thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự ?
NVDS là việc của bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, quyền, trả tiền hoặc giấy tờ
có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc để đảm bảo thực
hiện quyền của bên có quyền.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ(Điều 285): là một thời điểm hay một khoảng thời gian
mà trong thời điểm hoặc khoảng thời gian đó, bên có nghĩa vụ phải thỏa mãn quyền
lợi của bên có quyền.
- Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh mà các bên thỏa thuận thời hạn thực hiện NVDS.

- Nếu không thỏa thuận thì thời hạn xác định là thời điểm bên có quyền yêu cầu. Tuy
nhiên phải thông báo trước trong một khoảng thời gian hợp lý, lúc này khoảng thời
gian đó được coi là thời hạn.
- Nếu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn thì phải được bên có
quyền đồng ý, khi bên có quyền tiếp nhận nghĩa vụ thì coi như bên có nghĩa vụ thực
hiện đúng thời hạn. Khi không thể thực hiện đúng thời hạn thì có thể xin hoãn THNV
 Ý nghĩa
+ Đảm bảo quyền lợi cho các bên khi thực hiện đúng thời hạn hợp đồng
+ Là mốc thời gian để xác định thời hiệu khởi kiện dân sự
+ là căn cứ xác định hành vi vi phạm và trách nhiệm dân sự đối với người vi phạm
18. Hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự ? Cho ví dụ minh hoạ?
Điều 287: Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định như sau:
Nếu vì lí do khách quan hoặc chủ quan mà bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được
nghĩa vụ đúng thời hạn thì phải thông báo cho bên có quyền biết và đề nghị gia hạn.
9
Nếu bên có nghĩa vụ không thông báo hoặc thông báo nhưng bên có quyền không
đồng ý thì bên có nghĩa vụ vẫn phải cố gắng thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu có sự
kiện bất khả kháng như bão, lũ mà bên có nghĩa vụ không thể thông báo thì không
phải chịu trách nhiệm BTTH.
Ví dụ: A ký hợp đồng vận chuyển gạo đến kho gửi giữ của B, nhưng kho của B bị
ngập nước do mái nhà bị hỏng. Trong trường hợp này A có quyền hoãn thực hiện
nghĩa vụ cho đến khi B sửa mái nhà và dọn sạch nước.
- Nếu bên có nghĩa vụ đã thông báo hoãn thực hiện nghĩa vụ cho bên có quyền và
được đồng ý thì khi thực hiện nghĩa vụ được gia hạn không bị coi là chậm thực hiện
nghĩa vụ.
19. Phân tích nghĩa vụ giao vật ? Cho ví dụ minh hoạ?
Thực hiện NVDS là việc bên có nghĩa vụ thực hiện một công việc hoặc không thực
hiện một công việc trong một thời hạn nhất định đã được xác định trong một quan hệ
NVDS nhằm thỏa mãn quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia.
Nghĩa vụ giao vật (Điều 289): BLDS quy định bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo

quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.
- Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng
tình trạng như đã cam kết.
Ví dụ: A đặt mua tại cửa hàng X một chiếc bình cổ, thì khi giao Bình cổ cho A cửa
hàng X phải giao Bình cổ đó đúng cam kết.
- Đối với vật cùng loại, khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao, thì phải giao đúng số
lượng, chất lượng như đã thoả thuận.
Ví dụ: A đến cửa hàng B mua gạo, A yêu cầu B bán cho mình 20kg gạo bắc hương.
Khi giao gạo cho A, B phải giao đúng theo yêu cầu của A.
- Đặc trưng của nghĩa vụ giao vật cùng loại là không quan tâm đến đặc điểm riêng
biệt của từng vật cụ thể. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về chất
lượng, thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình.
- Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các
phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Ví dụ bán quạt bàn thì phải chuyển giao cả lồng bảo hiểm, phích cắm điện.
- Về nguyên tắc, bên có nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định, vật cùng loại và vật đồng
bộ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật (như chi phí vận chuyển, chi phí lắp ráp…),
trừ trường hợp có thoả thuận khác
20. Lỗi trong trách nhiệm dân sự ? Ý nghĩa của việc xác định lỗi trong trách
nhiệm dân sự ?
Khái niệm: TNDS là: hậu quả pháp lý mà bên có nghĩa vụ phải gánh chịu khi không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Lỗi trong TNDS: ĐIều 308 BLDS: là thái độ tâm lý của người VPNVDS, phản ánh
nhận thức của người đó với hành vi, hậu quả mà họ thực hiện.
Thứ nhất, luật quy định loại bỏ 2 trường hợp dù có lỗi vẫn không phải chịu trách
nhiệm dân sự là khi có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Cơ bản là do
sự tôn trọng thỏa thuận các bên trên cơ sở nhiều lý do khác nhau.
10
Thứ hai, lỗi chia thành:
+ Lỗi cố ý: một người nhận thức rõ hành vi của mình là gây hại cho người khác mà

vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả xảy
ra. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán, A không giao hàng cho B khi tới hạn theo thỏa
thuận trong hợp đồng nhưng không thông báo gì cho B biết và đã gây thiệt hại cho B.
Tuy nhiên, trong trường hợp này dù xét lỗi vô ý hay cố ý thì A đều phải chịu TNDS.
+ Lỗi vô ý: Một người không thấy trước hành vi của mình gây thiệt hại mặc dù
phải biết hoặc có thể biết trước nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể
ngăn chặn được.
21. Phân tích nghĩa vụ trả tiền? Cho ví dụ minh hoạ?
Quy định về nghĩa vụ trả tiền tại Điều 438:
- Bên có nghĩa vụ phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thỏa thuận, nếu
không có thỏa thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao hàng. Ví
dụ: A mua của B một chiếc máy bơm, cả 2 không thỏa thuận thời điểm trả tiền nhưng
tại thời điểm giao hàng thì A trả tiền cho B.
- Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả lãi trên nợ gốc hoặc theo thỏa thuận các bên nhưng lãi
không được quá 150% so với lãi suất ngân hàng. Phải trả lãi chậm trả theo khoản 2
Điều 305 trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.
Ví dụ: Ngày 10/12/2014, A vay B 200 triệu hẹn 1 tháng sau sẽ trả nợ. Vì quen biết
nên B không tính lãi, đúng 1 tháng sau, A trả B 200 triệu.
22. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật ? Cho ví dụ
minh hoạ?
Quy định tại Điều 303 BLDS. Trong sự thỏa thuận giữa các chủ thể tạo thành NVDS
thì pháp luật quy định về trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ giao vật như sau:
- Nếu là vật đặc định thì phải giao đúng vật đó như đã thỏa thuận. Trong đó vật đặc
định là vật phân biệt dược với những vật khác về hình dáng, màu sắc, kích thước, kí
tự, đánh dấu đặc biệt. Nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị
của vật. Giá trị được xác định dựa vào thẩm định giá hoặc các bên thỏa thuận.
Ví dụ:
- Nếu là vật cùng loại thì nếu bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ giao vật
thì phải thanh toán giá trị của vật. Trong đó, vật cùng loại là vật cùng tính chất, hình
dáng, màu sắc, tính năng Tuy nhiên, quy định này chưa thực sự hợp lý, bởi lẽ việc

quy định như vậy không ghi nhận bên có quyền được yêu cầu bên kia tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ. Ví dụ: A kí hợp đồng mua 50 chiếc xe đạp của B, hạn giao hàng là
1/1/2013 và giao hàng thì giao tiền. Tuy nhiên tới hạn mà B chỉ giao đc 30 chiếc. Như
vậy B có nghĩa vụ thanh toán giá trị của 20 xe còn lại cho A nhưng A chưa phát sinh
quyền với 20 chiếc xe còn lại nên chưa thể đòi B giá tị 20 xe. Trường hợp này A có
quyền yêu cầu B giao nốt 20 xe, nếu giao không đủ mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
- Bên có nghĩa vụ giao vật nếu không thể thực hiện được nghĩa vụ giao vật đặc định
hoặc không thực hiện nghĩa vụ giao vật cùng loại nếu bên có quyền chứng minh được
11
thiệt hại xảy ra thì ngoài việc phải thanh toán giá trị của vật, bên có nghĩa vụ còn phải
thanh toán thiệt hại xảy ra.
23. Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền ? Cho ví dụ minh
hoạ?
Khoản 2 Điều 305: Bên có nghĩa vụ trả tiền mà lại chậm trả thì ngoài việc vẫn phải
trả tiền nợ gốc thì:
Phải thanh toán khoản lãi trên số nợ gốc theo lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước
công bố tại thời điểm trả chậm.
Ví dụ: A kí hợp đồng mua xe đạp với B, theo đó sẽ giao tiền và giao xe ngày
1/1/2014. Tuy nhiên tại thời điểm B giao xe cho A là 1/1/2014 thì tới 1/2/2014 A mới
thanh toán tiền xe cho B. Như vậy, tại thời điểm thanh toán, A có nghĩa vụ trả nợ gốc
và 1 tháng tiền lãi cho B theo lãi suất của NHNN vào tháng 2/2014.
24. Thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn? Cho ví dụ?
Điều 295 BLDS: để tạo điều kiện cho bên thực hiện nghĩa vụ thì pháp luật quy định
các bên có thể thỏa thuận nhiều đối tượng cho phép bên có nghĩa vụ lựa chọn thực
hiện nghĩa vụ là tài sản hoặc công việc.
Khi bên có nghĩa vụ đã lựa chọn đối tượng để thực hiện nghĩa vụ thì phải thông
báo cho bên có quyền biết để bên có quyền xác định đã THNV đúng đối tượng và thời
hạn hay không.
Nếu chỉ còn một tài sản hoặc một công việc thì phải thực hiện một trong hai đối

tượng đó. Ví dụ: A nợ B 10 triệu, B cho phép A lựa chọn trả tiền mặt hoặc bằng chiếc
ti vi mới mua nhà A. Tuy nhiên chiếc ti vi bị cháy do sét đánh nên A phải trả tiền mặt.
25. Khái niệm, ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ?
- Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên qua
đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực
hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả do không thực hiện
nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Ý nghĩa:
- Bổ sung cho nghĩa vụ chính: nó không tồn tại độc lập mà chỉ khi có nghĩa vụ chính
thì mới thỏa thuận biện pháp bảo đảm.
- Nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ NVDS.
- Bảo đảm lợi ích vật chất của các bên. Bởi lẽ chỉ có lợi ích vật chất mới bù đắp được
lợi ích vật chất khác.
- Phạm vi bảo đảm có phần được an toàn.
- Tài sản bảo đảm vẫn an toàn nếu nghĩa vụ được thực hiện đầy đủ.
- Các biện pháp bảo đảm phát sinh trên sự thỏa thuận của các bên. Dù pháp luật có
quy định biện pháp bảo đảm trong một số loại hợp đồng, tuy nhiên vẫn trên cơ sở sự
thỏa thuận của các bên.
26.Phân tích đặc điểm của biện pháp bảo đảm thực hiện NVDS?
- Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên qua đó
đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện
12
nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả do không thực hiện nghĩa
vụ trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Đặc điểm:
- Bổ sung cho nghĩa vụ chính: nó không tồn tại độc lập mà chỉ khi có nghĩa vụ chính
thì mới thỏa thuận biện pháp bảo đảm.
- Nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ NVDS.
- Bảo đảm lợi ích vật chất của các bên. Bởi lẽ chỉ có lợi ích vật chất mới bù đắp được
lợi ích vật chất khác.

- Phạm vi bảo đảm có phần được an toàn: có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
- Tài sản bảo đảm vẫn an toàn nếu nghĩa vụ được thực hiện đầy đủ.
- Các biện pháp bảo đảm phát sinh trên sự thỏa thuận của các bên. Dù pháp luật có
quy định biện pháp bảo đảm trong một số loại hợp đồng, tuy nhiên vẫn trên cơ sở sự
thỏa thuận của các bên.
27. Phân tích biện pháp bảo đảm bằng tín chấp?
Quy định tại Điều 372: bằng uy tín bảo đảm cho cá nhân, hộ nghèo vay một khoản
tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.
Như vậy, biện pháp bảo đảm ở đây chỉ là uy tín của tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở,
cụ thể như sau:
- Bên vay: là thành viên của tổ chức chính trị xã hội.
- Bên cho vay là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác
- Mục đích vay: sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.
- Tổ chức bảo đảm là tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương: hội phụ nữ, hội cựu
chiến binh, đoàn thanh niên
28. Phân biệt bảo lãnh và tín chấp
Bảo lãnh Tín chấp
Bên BL cam kết với bên nhận BL sẽ
th.hiện nv thay cho bên được BL nếu
khi đến hạn mà bên dc BL ko th.hiện or
th.hiện ko đúng nv
Tổ chức ct-xh tại cơ sở, bằng uy tín của
mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình
nghèo vay một khoản tiền tại tc tín
dụng để sản xuất kd, làm dv
- Xuất hiện chủ thể t3 là bên BL: bảo
đảm thanh toán = vật chất của bất kì chủ
thể nào đủ năng lực hành vi dân sự
- Bên được bảo lãnh: bất kì tổ, chức, cá
nhân nào

- Mục đích: có thể tự do sử dụng
- Chỉ thanh toán giá trị bảo lãnh trong
TH: khi đến hạn bên được BL ko th.hiện
or th.hiện ko đúng nv
- cá nhân, tổ chức bảo đảm thôg qua sự
cam kết th.hiện nv thay của bên BL (các
bp khác gắn với ts)
- Bên thứ 3: bảo đảm bằng uy tín của tc
ct-xh
- Bên vay: cá nhân, hộ gđ nghèo, tv của
tc
- Gt khoản vay ko lớn
-Mục đích: sản xuất. kd, làm dv.
- Tc ct-xh ko chịu trách nhiệm trả nợ
thay chỉ tiến hành giám sát, đôn đốc,
bảo đảm khả năng trả nợ đạt hiệu quả
cao nhất (khác với bảo lãnh phải
th.hiện nv thay khi bên có nv vi phạm)
Bên đc bảo lãnh có thể ko biết Bên được tín chấp phải biết
13
29. Phân tích biện pháp kí quỹ
Quy định tại Điều 360: là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá
quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa của ngân hàng để đảm bảo thực
hiện một NVDS. Tài khoản phong tỏa là tài khoản trong thời hạn phong tỏa thì chủ sở
hữu không thể rút tiền từ đó ra.
Bao gồm các bên:
- Bên kí quỹ: là bên có nghĩa vụ.
- Bên nhận kí quỹ: ngân hàng do các bên thỏa thuận
- Bên có quyền xử lí tài sản kí quỹ: là bên có quyền yêu cầu bên kia phải thực hiện
nghĩa vụ đang được kí quỹ tại ngân hàng.

 biện pháp này bảo đảm quyền lợi cho bên có quyền khi bên có nghĩa vụ không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thì yêu cầu ngân hàng thanh toán
toàn bộ nghĩa vụ và thiệt hại nếu có nhưng trước tiên là trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
30. Cầm cố tài sản? Hiệu lực của cầm cố tài sản?
Điều 326: là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên cầm cố giao tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện một NVDS.
Gồm: - Bên cầm cố: giao tài sản, thanh toán chi phí hợp lý để bảo quản giữ gìn, được
bán, thay thế tài sản cầm cố,
- Bên nhận cầm cố:bảo quản, giữ gìn tài sản, khai thác hoa lợi lợi tức nếu được bên
cầm cố đồng ý, trả lại tài sản, được thanh toán chi phí hợp lí khi bảo quản giữ gìn
HÌnh thức: phải lập thành văn bản, không cần công chứng, chứng thực tuy nhiên nếu
muốn nâng cao độ an toàn pháp lý của văn bản thì có thể công chứng, chứng thực.
Hiệu lực của cầm cố tài sản: Điều 328: có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Bởi lẽ bản chất của cầm cố là cầm, giữ tài sản là biện pháp bảo đảm có hiệu quả nhất
trong số các biện pháp bảo đảm. Bởi bên nhận cầm cố có thể xử lý tài sản ngay khi
bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà tài sản
mình đang cầm, giữ. Vì vậy mà cầm cố chỉ có giá trị pháp lí tại thời điểm chuyển giao
tài sản.
31. Sự khác nhau giữa đặt cọc và kí cược\
Đặt cọc Ký cược
Chủ thể: cá nhân. Tổ chức Chủ thể: tổ chức chính trị - xã hội tại địa
phương
Bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc ts
đặt cọc (tiền, kim quý, đá quý…) trog 1
thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực
hiện HĐ
Bên thuê tài sản là động sản giao cho bên
cho thuê 1 khoản tiền, kim quý, đá quý or
vật có gt khác trong 1 thời hạn để bảo đảm
việc trả lại tài sản thuê

- Bảo đảm: giao kết HĐ và thực hiện HĐ.
- Là HĐ thực tế
- Gt ts đặt cọc thường =< 50 % gt hợp đồng
- Phải lập thành văn bản (TH 1 bên trong
HĐ giao cho bên kia 1 khoản tiền ko xđ là
- Bảo đảm việc trả lại Ts trong HĐ thuê ts
(Ts là động sản).
-Gt ts ký cược >= gt ts thuê
- pháp luật không quy định nhưng nếu tài
sản thuê có đăng kí quyền sở hữu thì phải
14
tiền đặt cọc or trả tiền trước -> trả tiền
trước)
thành văn bản để sau này rủi ro thì chuyển
quyền sở hữu luôn.
- HĐ th.hiện đúng -> trả ts cho bên đặt cọc
or trừ vào nv trả tiền.
- Vi phạm HĐ, hậu quả bất lợi cho cả hai
bên:
+ Lỗi cựa bên đặt cọc -> ts thuộc bên nhận
đặt cọc
+ Lỗi của bên nhận -> trả lại ts đặt cọc+tiền
tương đương giá trị tsản Đặt cọc
- Thực hiện đúng thì trả lại tài sản ký cược
sau khi trừ tiền thuê
- Xử lý ts ký cược khi có sự vi phạm nv:
Ts ký cược được chuyển quyền sở hữu
sang bên cho thuê chỉ khi tài sản cho thuê
không còn để trả lại(mất, tiêu hủy)
32. Phân biệt phạt cọc và phạt vi phạm hợp đồng

Phạt cọc Phạt vi phạm hợp đồng
Có thể có hoặc không có hợp đồng Có hợp đồng
Cơ sở để phạt
+ Lỗi cựa bên đặt cọc -> ts thuộc bên nhận
đặt cọc
+ Lỗi của bên nhận -> trả lại ts đặt cọc+tiền
tương đương giá trị tsản Đặt cọc
Cơ sở để phạt và nội dung:
Bên có lỗi sẽ có nghĩa vụ thanh toán giá
trị hợp đồng cho bên còn lại do vi phạm
điều khoản hợp đồng.
Mục đích: nhằm buộc bên đặt cọc và bên
nhận cọc giữ đúng thỏa thuận để tiến hành kí
kết hoặc thực hiện hợp đồng
Để 2 bên thực hiện hợp đồng.
Giá trị phạt: là tiền cọc và có thể thêm tiền
phạt
Là tiền ngoài hợp đồng, không giới hạn
33.Vấn đề bảo lãnh liên đới? Cho VD
Điều 365: là việc nhiều người cùng đứng ra bảo lãnh cho toàn bộ một nghĩa vụ dân sự
mà trong văn bản bảo lãnh không ghi rõ phạm vi bảo lãnh thì mỗi người bảo lãnh có
nghĩa vụ bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ. Khi người có quyền yêu cầu một trong số những
người bảo lãnh phải thanh toán toàn bộ giá trị nghĩa vụ khi tới hạn thì người đó sẽ
phải thanh toán toàn bộ nghĩa vụ và phát sinh nghĩa vụ hoàn lại đối với những người
bảo lãnh còn lại, xác định số phần nghĩa vụ bằng cách chia đều giá trị cần thanh toán
cho mỗi người trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Ví dụ: A vay B 8 tỉ để xây nhà do C, D, E, F đứng ra bảo lãnh. Tới hạn A không trả
được tiền cho B thì B có quyền yêu cầu một trong 4 người bảo lãnh thanh toán toàn
bộ nghĩa vụ. Sau đó thì
34.Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lí tài sản bảo đảm? Cho ví dụ?

Điều 325: xác định như sau:
- Giao dịch bảo đảm được đăng kí thì xác định theo thứ tự đăng kí. Đăng kí giao dịch
bảo đảm là cơ quan có thẩm quyền ghi vào sổ đăng kí giao dịch bảo đảm hoặc nhập
vào cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm và giao dịch đó sẽ có hiệu lực nếu pháp luật
yêu cầu đăng kí.(tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất). Ví dụ: A cầm cố tàu bay trị giá
2 tỉ với B để vay 500 triệu, có đăng kí giao dịch bảo đảm tại cơ quan nhà nước. Sau
đó A vay C 500 triệu có cầm cố chiếc tàu bay và có đăng kí nhưng sau B
15
- Nếu vừa có giao dịch bảo đảm được đăng kí, vừa có giao dịch bảo đảm không được
đăng kí thì ưu tiên giao dịch bảo đảm có đăng kí.
- Nếu tất cả các giao dịch bảo đảm đều không đăng kí thì thứ tự xác định theo thứ tự
xác lập giao dịch bảo đảm.
Như vậy, nên đăng kí các giao dịch bảo đảm để tránh trường hợp tài sản bảo đảm
được đem tham gia vào nhiều giao dịch bảo đảm thực hiện khác
35. Các biện pháp xử lí tài sản bảo đảm?
Cầm cố, thế chấp: do các bên thỏa thuận hoặc bán đấu giá tài sản đó.
Kí cược: tài sản kí cược thuộc về bên cho thuê
Kí quỹ: ngân hàng trừ chi phí bảo quản rồi thanh toán toàn bộ nghĩa vụ cho bên có
quyền.
Đặt cọc: Bên có lỗi phải mất tiền cọc, tuy nhiên bên nhận cọc mà từ chối thực hiện
hợp đồng hoặc nghĩa vụ thì phải đền thêm 1 giá trị bằng giá trị cọc hoặc theo thỏa
thuận.
Bảo lãnh: đưa tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh
Tín chấp: tổ chức chính trị - xã hội không chịu trách nhiệm
36.Các trường hợp xử lí tài sản bảo đảm?
Các trường hợp đó là:
- Bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ khi tới hạn: tức là nghĩa vụ không được
thực hiện để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của bên có quyền.
- Bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ khi tới hạn:
cũng ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền.

Tuy nhiên, theo thỏa thuận của các bên thì việc không thực hiện hay thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì sẽ áp dụng các biện pháp bảo đảm để thực hiện thanh
toán cho các nghĩa vụ đó.
37. Phân tích mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng có nghĩa vụ được bảo
đảm với biện pháp bảo đảm?
Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm là cơ sở để tồn tại biện pháp bảo đảm. Bởi lẽ:
không tồn tại bất cứ giao dịch bảo đảm nào một cách độc lập mà không có nghĩa vụ
nào đó. Khi có một quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới xác lập với nhau một biện
pháp bảo đảm, theo đó thì nội dung, hiệu lực của biện pháp bảo đảm phù hợp và phụ
thuộc vào nghĩa vụ chính.
Ví dụ: A vay B 500 triệu có biện pháp bảo đảm là kí cược chiếc ôtô đời mới trị giá 2
tỉ. Như vậy, biện pháp kí cược chiếc ô tô chỉ tồn tại khi A vay tiền B, tức là phát sinh
nghĩa vụ trả tiền.
38. Phân tích biện pháp ký cược?
Điều 359: Khái niệm: là biện pháp bảo đảm của hợp đồng cho thuê tài sản theo đó thì
bên thuê tài sản là động sản phải giao cho bên cho thuê một khoản tiền, kim khí quý,
đá quý hoặc vật có giá trị để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê.
Như vậy, tài sản thuê phải là động sản, tài sản kí cược phải phải là quyền tài sản, mục
đích kí cược là đảm bảo nghĩa vụ trả lại tài sản thuê. Thời hạn kí cược là thời hạn thuê
tài sản. Giá trị tài sản kí cược phải lớn hơn hoặc bằng giá trị tài sản thuê. Pháp luật
16
không quy định về hình thức kí cược tuy nhiên đối với việc kí cược tài sản phải đăng
kí thì nên lập thành văn bản để khi có rủi ro thì có thể chuyển quyền sở hữu dễ dàng.
Xử lý tài sản kí cược như sau:
- Nếu bên thuê trả lại tài sản đã thuê thì bên cho thuê phải trả lại tài sản kí cược trừ đi
tiền thuê. Bên thuê phải thanh toán chi phí quản lí tài sản kí cược trừ trường hợp có
thỏa thuận khác, bên cho thuê thì phải bảo quản tài sản kí cược.
- Nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu tòa án, 2
bên sẽ trả lại đồng thời.
- Nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản kí cược thuộc về bên cho thuê. Giá

trị chênh lệch sẽ không được thanh toán trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
39.Phân tích biện pháp đặt cọc?
Điều 358: Là sự thỏa thuận của các bên mà theo đó, một bên sẽ giao cho bên kia một
khoản tiền hoặc vật có giá trị trong một khoảng thời gian để đảm bảo việc kí kết hoặc
thực hiện hợp đồng dân sự.
- Tài sản giao cho bên kia chỉ coi là đặt cọc nếu trong hợp đồng có ghi nhận, không
thì được coi là trả trước, ứng trước.
- Mục đích thì tùy từng trường hợp là chỉ để giao kết hoặc thực hiện hợp đồng hoặc
cả 2 trường hợp.
- Nếu mục đích là để giao kết hợp đồng mà bên nhận đặt cọc từ chối thì sẽ phải trả lại
khoản cọc cộng thêm một khoản = giá trị cọc trừ trường hợp thỏa thuận khác.
- Nếu mục đích là để giao kết và thực hiện hợp đồng thì cũng tương tự như trên, tuy
nhiên giá trị phạt cọc có thể gấp nhiều lần.
40. Khái niệm, đặc điểm của thế chấp tài sản?
Điều 342: Khái niệm: là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên có nghĩa vụ dùng tài
sản của mình đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nhưng không giao tài sản cho bên có quyền.
Đặc điểm:
- Là sự thỏa thuận giữa các bên
- Dùng tài sản thuộc sở hữu của mình
- Ko có sự chuyển giao ts thế chấp (giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu)
- Đáp ứng linh hoạt lợi ích của các bên chủ thể
- Chứa đựng rủi ro cho bên nhận thế chấp cao hơn cầm cố
- Ts thế chấp thường thay đổi trog thời hạn thế chấp -> xung đột về lợi ích do có thể
tăng hoặc giảm sút về mặt giá trị
41. Phân biệt cầm cố tài sản với thế chấp tài sản?
Cầm cố Thế chấp
Bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền
shữu của mình cho bên nhận cầm cố để
bd th.hiện NVDS
Bên thế chấp dựng ts thuộc sh của mình để

bđ th.hiện NVDS với bên nhận thế chấp và
ko chuyển giao ts
- Phải có sự chuyển giao ts từ bên cầm
cố sang bên nhận cầm cố
- Đối tg thg là những ts hữu hình. Ts
hthành trog tg lai, quyền ts -> chuyển
- Ko có sự chuyển giao ts thế chấo (giao
giấy tờ liên quan)
- có thể là tài sản hiện hữu hoặc hình thành
trong tương lai.
17
giao giấy tờ liên quan, khi ts hthành or
quyền ts dc thanh toán -> yêu cầu
chuyển giao ts cho bên nhạn cầm cố
- Là HĐ thực tế (có hlực từ thời điểm
chuyển giao ts)
- Chứa đựng rủi ro cho bên nhận thế chấp
cao hơn cầm cố
- Ts thế chấp thường thay đổi trog thời hạn
thế chấp -> xung đột về lợi ích
- xử lý ts theo thỏa thuận.
- ko thỏa thuận -> đấu giá
- xử lý giống cầm cố
- khác:
+ Khi phải xử lý ts mới có sự chuyển giao
ts thế chấp sang cho bên nhận thế chấp
(cầm cố: chuyển giao đồng thời với
h.thành qhệ nv)
42. Sự khác nhau giữa đặt cọc và cầm cố tài sản?
Cầm cố Đặt cọc

Bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền
shữu của mình cho bên nhận cầm cố
để bảo đảm th.hiện NVDS
Bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc ts
đặt cọc (tiền, kim quý, đá quý…) trog 1
thời hạn để bảo đảm giao kết or th.hiện
HDDS
- Đối tg thg là những ts hữu hình. Ts
hthành trog tg lai, quyền ts -> chuyển
giao giấy tờ liên quan, khi ts hthành or
quyền ts dc thanh toán -> yêu cầu
chuyển giao ts cho bên nhạn cầm cố
- Giá trị tài sản cầm cố lớn hơn hoặc
bằng giá trị bảo đảm
- Ts đặt cọc mang tinh thanh toán cao:
tiền, kim quý, đá quý, ts có gt khác
(cầm cố, thế chấp: bất kỳ ts nào)
- Giá trị ts đặt cọc thường =< 50 % gt hợp
đồng
- xử lý ts theo thỏa thuận.
- ko thỏa thuận -> đấu giá
- HĐ th.hiện đúng -> trả ts cho bên đặt cọc
or trừ vào nv trả tiền.
- Vi phạm HĐ, hậu quả bất lợi cho cả hai
bên:
+ Lỗi cựa bên đặt cọc -> ts thuộc bên nhận
đặt cọc
+ Lỗi của bên nhận -> trả lại ts đặt
cọc+tiền tg đg gt ts ĐC
43.Xử lí tài sản cầm cố? Cho VD?

Điều 336 và 337: xử lí tài sản theo thỏa thuận hoặc bán đấu giá tài sản để thực hiện
các nghĩa vụ thỏa mãn lợi ích mà bên kia không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
- Nếu đã có thỏa thuận thì các bên có thể tự xử lí mà không phải thông qua cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: A không thực hiện nghĩa vụ trả tiền 500 triệu đã vay
khi tới hạn cho B và đã cầm cố chiếc bình cổ đời nhà Minh để bảo đảm. Trước đó đã
thỏa thuận B sẽ bán bình lấy tiền thực hiện nghĩa vụ.
18
- Tuy nhiên, nếu các bên không thỏa thuận về phương thức xử lí thì có thể bán đấu
giá tài sản cầm cố. Biện pháo này cũng góp phần bảo vệ lợi ích của bên cầm cố vì
nhiều khi bên nhận cầm cố bán tài sản cầm cố giá quá rẻ để thực hiện nghĩa vụ.
- Nếu có nhiều tài sản cầm cố mà các bên không thỏa thuận lựa chọn tài sản nào để
thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố có quyền lựa chọn tìa sản phù hợp để thực
hiện thanh toán một cách chắc chắn và dứt khoát nhất. Nếu xử lí tài sản cầm cố vượt
quá số tài sản cần thiết và gây thiệt hại thì phải bồi thường
44. Đăng kí giao dịch bảo đảm? Ý nghĩa pháp lý?
Điều 323:
Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận của các bên xác lập 1 biện pháp bảo đảm nhằm
ngăn ngừa, khắc phục hậu quả do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
NVDStrên cơ sở pháp luật.
Đăng kí giao dịch bảo đảm là việc cơ quan có thẩm quyền ghi vào sổ đăng kí giao
dịch bảo đảm hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu đăng kí giao dịch bảo đảm việc bên có
nghĩa vụ dùng tài sản bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm.
Cơ sở để đăng kí giao dịch bảo đảm:
- Pháp luật quy định giao dịch bảo đảm phải đăng kí, với một số tài sản như: rừng
trồng, tàu bay, tàu biển, thế chấp quyền sử dụng đất
- Đăng kí là cơ sở để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp pháp luật có
quy định thì các chủ thể thỏa thuận giao dịch có bảo đảm phải tuân thủ.Ví dụ: A thế
chấp quyền sử dụng đất của mình với ngân hàng B để vay 500 triệu trong hợp đồng
vay thì hợp đồng này phải công chứng, chứng thực và đăng kí thì sau đó mới có hlực.
Ý nghĩa pháp lý:

- Điều kiện để một số giao dịch đảm bảo có hiệu lực theo quy định của pháp luật
- Đăng kí giao dịch bảo đảm giúp cho nhà nước dễ dàng quản lý, giải quyết các tranh
chấp phát sinh, nhất là trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm.
- Bên thứ 3 có thể biết được những người có liên quan trong các giao dịch bảo đảm
có liên quan đến TS bảo đảm mà mình cũng được bảo đảm -> biết được có những ai
cùng đc bảo đảm bằng TS đó, rồi thứ tự bảo đảm khi thanh toán TS bảo đảm ( ai đk
trước được thanh toán trước)-> đây là những thông tin về rủi ro khi quyết định xác lâp
một GD bảo đảm mà ng thứ 3 có thể dựa vào đó và quyết định xác lập hay không
45. Thực hiện NVDS phân chia được theo phần? Cho VD?
Điều 300: Là nghĩa vụ mà đối tượng có thể phân chia thành nhiều phần. Nếu đối
tượng là vật thì vật phải chia đượctức là sau khi phân chia thì vẫn vẫn dảm bảo tính
năng, công dụng. Nếu là công việc thì công việc đó có thể chia thành nhiều phần để
thực hiện.
Ví dụ: A đi cắt tóc gội đầu thì bên chủ quán thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo
phần là cắt tóc và gội đầu.
A vay B 50kg gạo để ăn cho tới mùa vụ sẽ trả. Tuy nhiên trước mùa vụ A đã có 25kg
trả B. Tới mùa vụ chỉ cần trả 25kg nữa.
Nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự phân chia được theo phần thì sau khi thực hiện
nghĩa vụ với mỗi phần thì chấm dứt quan hệ nghĩa vụ với phần đó.\
19
46. Thực hiện NVDS thay thế được? Cho VD?
Điều 296. Thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế được
“Nghĩa vụ dân sự thay thế được là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được
nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bên có quyền chấp
nhận để thay thế nghĩa vụ dân sự đó.”
Nghĩa vụ thay thế đuợc là nghĩa vụ trong đó thay vì phải thực hiện nghĩa vụ ban đầu
đã cam kết, người có nghĩa vụ có thể thực hiện một nghĩa vụ khác (gọi là nghĩa vụ
thay thế) đã thỏa thuận nếu nghĩa vụ ban đầu không thể thực hiện được. Thực hiện
nghĩa vụ thay thế được:
Thứ nhất, trong nghĩa vụ thay thế, đối tượng của nghĩa vụ thay thế chỉ được

thực hiện nếu nghĩa vụ ban đầu không thể thực hiện được. Nghĩa vụ dân sự được thay
thế nghĩa vụ ban đầu này có thể được xác định trước nhưng cũng có thể không được
xác định trước mà chỉ khi nghĩa vụ ban đầu không thể thực hiện được các bên mới
thỏa thuận việc thực hiện một nghĩa vụ khác thay thế.
Thứ hai, trong trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay thế được, bên có nghĩa vụ
phải phụ thuộc vào sự chấp nhận của bên có quyền. Khi nghĩa vụ ban đầu không thể
thực hiện được nếu bên có quyền đồng ý, thì bên có nghĩa vụ mới được thực hiện
nghĩa vụ khác thay thế; nếu bên có quyền không đồng ý thì bên có nghĩa vụ phải cố
gắng thực hiện nghĩa vụ ban đầu.
Ví dụ: A đặt mua B 1 tấn gạo nếp nương. Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch thì mất mùa
nên B không thể thực hiện nghĩa vụ ban đầu, B thỏa thuận với A sẽ thay thế nếp
nương bằng gạo nếp thường và A đồng ý
47. Phân tích nghĩa vụ của người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật sẽ phải trả lại tài sản, cụ thể:
- Đối với người chiến hữu, sử dụng tài sản, được lợi từ tài sản không có căn cứ pháp
luật phải trả lại toàn bộ tài sản và hoa lợi, lợi tức phát sinh kể từ thời điểm biết hoặc
phải biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật. Nếu cố tình không
trả mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Vì lúc này là cố ý chiếm hữu nên không ngay
tình, mà mọi TH ko ngay tình thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.
- Đối với người chiếm hữu, sử dụng tài sản, thu lợi được từ tài sản không có căn cứ
pháp luật và không ngay tình: là hành vi trái pháp luật, chiếm đoạt tài sản của người
khác một cách bất hợp pháp nên phải trả lại toàn bộ tài sản và hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ thời điểm chiếm hữu. Nếu có thiệt hại thì phải bồi thường theo điều 605 về
nguyên tắc bồi thường.
48. Vấn đề trả thưởng trong hứa thưởng?
Quy định tại Điều 592: hứa thưởng công khai ý chí của thể nhằm xác lập quan hệ
NVDS với một chủ thể khác khi thỏa mãn điều kiện đặt ra.
- Đối tượng của hứa thưởng là công việc.

- Điều kiện: phải là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm pháp luật và đạo
đức xã hội.
20
Bên công khai hứa thưởng sẽ phải trả thưởng cho người thực hiện công việc theo yêu
cầu của người hứa thưởng tại trụ sở hoặc nơi cư trú của người được hứa thưởng theo
thỏa thuận. Cụ thể:
- Công việc hứa thưởng do một người hoàn thành thì người đó đương nhiên được
nhận thưởng.
- Công việc hứa thưởng do nhiều người thực hiện cùng lúc thì người thực hiện xong
đầu tiên là người được nhận thưởng. Ví dụ: A bị rơi giấy tờ có hứa thưởng cho ai tìm
thấy. B, C, D cùng đi tìm nhưng C tìm được nên C được nhận thưởng.
- Công việc hứa thưởng có nhiều người cùng hoàn thành vào một thời điểm thì phần
thưởng sẽ được chia đều cho mỗi người.
- Công việc hứa thưởng được hoành thành bởi một nhóm người thì phần thưởng được
chia tương ứng với phần đóng góp của mỗi người.
49. Nghĩa vụ của người có công việc trong thực hiện công việc không có ủy
quyền?
Điều 596: Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người tự thực hiện một
công việc của người khác mà người có công việc đó không biết hoặc biết mà không
phản đối thì phát sinh một quan hệ NVDS.
- Người có công việc trong thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ trả
thù lao và chi phí hợp lý mà người đã thực hiện công việc không có ủy quyền đã thực
hiện, kể cả khi công việc đạt kết quả không như mong muốn bởi người thực hiện công
việc đã phải bỏ công sức và chi phí ra để thực hiện công việc một cách tự nguyện nên
điều này là hoàn toàn hợp lý.
- Pháp luật đã quy định khi người thực hiện công việc một cách chu đáo, có lợi cho
mình thì cần phải trả thù lao, tránh trường hợp chi trả hay yêu cầu chi trả 1 cách tùy
tiện. Mặc dù cũng chỉ mang tính chất chủ quan dựa trên sự đánh giá của mỗi người
nhưng vẫn là điểm tiến bộ.
50. Căn cứ chấm dứt NVDS?

Điều 374: NVDS là việc của bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, quyền, trả tiền
hoặc giấy tờ có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc để
đảm bảo thực hiện quyền của bên có quyền.
 Căn cứ chấm dứt NVDS:
- NVDS hoàn thành: điều này đương nhiên là căn cứ chấm dứt NVDS, bởi lẽ khi
bên thực hiện nghĩa vụ hoàn hành nhiệm vụ của mình thì 2 bên trong quan hệ NVDS
chấm dứt. Nếu bên có quyền chậm tiếp nhận tiền, vật thì bên có nghĩa vụ có nghĩa vụ
bảo quản hoặc gửi giữ sau đó báo cho bên có quyền và thời điểm hoàn thành nghĩa vụ
là thời điểm gửi giữ. Ví dụ: A kí hợp đồng vay B 500 triệu với lãi suất 12%/ năm. Khi
tới hạn trả nợ là 1 năm sau, A thanh toán đầy đủ cả vốn lẫn lãi cho B thì 2 bên chấm
dứt quan hệ NVDS.
- NVDS được thay thế bằng một nghĩa vụ khác(Điều 379): 2 bên thỏa thuận chấm
dứt nghĩa vụ cũ và thay thế bằng NVDS mới. Có thể là một nghĩa vụ mới hoàn toàn
hoặc chỉ thay đổi đối tượng của NVDS. NVDS chấm dứt khi bên có quyền tiếp nhận
21
nghĩa vụ mới. Ví dụ: 2 bên thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ trả tiền trong mua bán tài
sản thay thế bằng hợp đồng vay tài sản.
- Bên có quyền hoặc bên nghĩa vụ chết hoặc chấm dứt hoạt động: thì NVDS được
chuyển cho người thừa kế. Đối với pháp nhân chấm dứt hoạt động thì sẽ giải quyết
hậu quả của việc chấm dứt theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp:
+ Bên có quyền chết trong khi pháp luật quy định nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành
cho họ.
+ Do pháp luật quy định nghĩa vụ phải do chính người đó thực hiện.
+ Do thỏa thuận của các bên nếu bên kia chết thì chấm dứt NVDS.
Ví dụ: trong quan hệ cấp dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi người được cấp
dưỡng chết hoặc người có nghĩa vụ cấp dưỡng chết.
- Thời hạn miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã hết: (Điều 383). Thời hiệu miễn trừ NVDS
đã hết thì NVDS chấm dứt.Ví dụ:
- Bên có quyền miễn thực hiện NVDS cho bên có nghĩa vụ(Điều 378): áp dụng
trong trường hợp 1 bên chủ thể chỉ có quyền còn bên kia có nghĩa vụ. Thời điểm quan

hệ NVDS chấm dứt là thời điểm bên có quyền tuyên bố miễn. Nếu việc miễn thực
hiện nghĩa vụ ảnh hưởng tới người khác thì không phải căn cứ chấm dứt NVDS. Ví
dụ: A xâm phạm sức khỏe của B làm B mất khả năng lao động. B có một người con
trai là C dưới 18 tuổi và B miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho A, tuy nhiên A vẫn phải
cấp dưỡng cho C.
- Do sự thỏa thuận của các bên(Điều 377): xuất phát từ việc tự do thỏa thuận việc
xác lập, thay đổi quan hệ NVDS thì các bên cũng có quyền thỏa thuận việc chấm dứt
NVDS nhưng không được ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước, công cộng, quyền và
lợi ích của người khác. Ví dụ: A kí hợp đồng vay B 18 triệu, theo đó thì hai bên thỏa
thuận nếu tới A có thể trả được 2/3 khoản nợ trong thời gian 3 tháng kể từ thời điểm
B giao tiền thì coi như hết nợ.
- Nghĩa vụ được bù trừ(Điều 380): khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
+ Các bên đều có nghĩa vụ với nhau
+ Nghĩa vụ của các bên phảo cùng loại, cũng có thể thỏa thuận bù trừ về giá cả nếu
không cùng loại
+ Chỉ thực hiện khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã tới
 Trừ trường hợp:
+ Nghĩa vụ đang có tranh chấp
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tính mạng, xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín.
+ Nghĩa vụ cấp dưỡng
+ Trường hợp khác pháp luật quy định ko đc bù trừ.
Ví dụ: A và B kí hợp đồng mượn xe máy wave thái của nhau trong 3 tháng. Tuy
nhiên, sau thời gian 3 tháng, cả 2 bên đều thích chiếc xe của người kia nên quyết định
hai bên giữ lại xe của nhau và không phải trả lại xe cho nhau.
- Các bên trong quan hệ NVDS hòa vào làm một(Điều 382): Khi các bên trong
quan hệ NVDS trở thành bên có quyền với chính nghĩa vụ dân sự đó thì NVDS chấm
22
dứt. Ví dụ như khi sáp nhập pháp nhân, người đi vay nợ lại trở thành người thừa kế
duy nhất của chủ nợ

- Vật đặc định là đối tượng của NVDS không còn và được thay thế bằng nghĩa
vụ khác(Điều 386): Trong quan hệ NVDS có đối tượng là vật đặc định thì bên có
nghĩa vụ phải giao dúng vật đó. Khi vật đặc định không còn thì quan hệ NVDS chấm
dứt, các bên có thể thỏa thuận về bồi thường hoặc giao một vật khác thay thế.
Ví dụ: A kí hợp đồng mua một chiếc bình cổ với B. Nhưng sau khi kí hợp đồng, B đã
làm vỡ chiếc bình cổ trước khi giao cho A. Như vậy, B sẽ phải bồi thường hợp đồng
do ko giao được chiếc bình theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc 2 bên có thỏa thuận
khác thay thế.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật: thực tế xảy ra nhiều tình
huống khác nên pháp luật quy định mở để nhằm bổ sung trong tương lai.
51. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
Điều 319: là phạm vi nghĩa vụ mà bên bảo đảm đã cam kết trước bên nhận bảo đảm
sẽ bảo đảm thực hiện. Phạm vi bảo đảm như sau:
- Khi có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định thì thỏa thuận có thể nghĩa vụ chính
được bảo đảm toàn bộ hoặc một phần. Ví dụ: A vay B 1 tỉ thế chấp quyền sử dụng đất
1,5 tỉ, được coi là bảo đảm toàn bộ. Tuy nhiên nếu mảnh đất chỉ trị giá 500 tr thì chỉ
coi là bảo đảm 1 phần.
- Khi các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định thì biện pháp bảo đảm
giữa các bên là bảo đảm toàn bộ bao gồm cả lãi suất và bồi thường thiệt hại. Ví dụ
cũng như trên.
- NVDS được bảo đảm có thể là nghĩa vụ dân sự hiện tại (bắt đầu cho thuê, cho vay)
hoặc NVDS hình thành trong tương lai(A kí cược 10 triệu cho B để tuần sau thuê ô tô
của B) hoặc NVDS có điều kiện(phát sinh theo thỏa thuận hoặc do gây hại, giao dịch
phát sinh hay hủy bỏ các bên có thể thỏa thuận biện pháp bảo đảm: A cho B vay 1 tỉ
để xây nhà trong thời hạn 2 năm. Tuy nhiên thỏa thuận nếu trong vòng 2 năm B mà
mua xe ôtô thì hợp đồng vay bị hủy, B trả tiền cho A)
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
1. Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đông? Các dấu hiệu cần thiết
của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng?
Điều 390: KN: là sự trả lời của bên được dề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp

nhận toàn bộ nội dung đề nghị
Nếu chỉ chấp nhận một phần đề nghị và có sự sửa đổi lời đề nghị cũ thì được coi là 1
đề nghị mới và bên được đề nghị được coi là bên đề nghị mới.
Khi bên đề nghị ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận đề nghị thì chỉ có
hiệu lực trong khoảng thời gian đó. Nếu hết hạn trả lời mà bên được đề nghị mới gửi
trả lời đc coi là 1 đề nghị mới.
Nếu trả lời chấp nhận đề nghi đến chậm do lý do khách quan mà bên đề nghị biết
hoặc phải biết thì vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp trả lời luôn là không chấp nhận.
Các dấu hiệu cần thiết của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
23
- Bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị
- Bên được đề nghị giao kết không được thêm bớt bất kì nội dung nào khác của đề
nghị giao kết
2. So sánh hủy bỏ hợp đồng dân sự và hợp đồng dân sự vô hiệu? Cho VD?
(Điều 410, 425)Giống nhau: đều là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự, các bên phải
khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và không làm
phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời
điểm xác lập hay thời điểm giao kết.
- khác nhau
Hợp đồng dân sự vô hiệu Hủy bỏ hợp đồng dân sự
Nguyên nhân : Hợp đồng dân sự vô hiệu
là hợp đồng vi phạm một trong các điều
kiện có hiệu lực hoặc do sự vô hiệu của
hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng
phụ hoặc trường hợp các bên thoả thuận
hợp đồng phụ là một phần không thể tách
rời của hợp đồng chính nên sự vô hiệu
của hợp đồng phụ làm chấm dứt hợp
đồng chính.
Nguyên nhân: do một bên có quyền yêu

cầu hủy bỏ hợp đồng hoặc một bên vi
phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà
các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có
quy định.
Vấn đề bồi thường thiệt hại:
Hợp đồng dân sự vô hiệu không có các
khoản quy định bồi thường thiệt hại của
hai bên hoặc không có quy định riêng cụ
thể cho các trường hợp xảy ra thể hiện
trên hợp đồng của hai bên.
Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng
không có hiệu lực từ thời điểm giao kết
và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản
đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng
hiện vật thì phải trả bằng tiền.
Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ
phải bồi thường thiệt hại
3. Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự? Ý nghĩa của quy định này?
Điều 403: do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì ở trụ sở bên đề nghị giao
kết hoặc bên trụ sở, nơi cứ trú bên nhận đề nghị giao kết
Địa điểm giao kết hợp đồng không phải là yếu tố bát buộc trong hợp đồng nhưng có ý
nghĩa như sau:
- Căn cứ xác định giá của tài sản, dịch vụ trong hợp đồng mua bán khi các bên không
có thỏa thuận.
-Là căn cứ xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp
có tranh chấp phát sinh từ HĐ
4. Phân biệt sửa hợp đồng và bổ sung hợp đồng? Cho VD?
Sửa đổi hợp đồng Bổ sung hợp đồng
Thêm hoặc bớt các nội dung trong hợp
đồng

Chỉ thêm nội dung trong hợp đồng
24
Hậu quả pháp lý : một số quy định không
còn và mất hiệu lực
Chỉ xuất hiện các quy định mới hoặc mở
rộng các nội dung
5. Phân biệt phụ lục hợp đồng với hợp đồng phụ?
Phụ lục hợp đông Hợp đồng phụ
nội dung phụ lục hđ ko đc trái với nd hđ,
chỉ để giải thích và đính kèm theo hợp
đồng chính
- ko nhất thiết có nội dung giống hđ
chính.
ko có tính độc lập với hđ chính. Khi HĐ
chính vô hiệu thì đương nhiên phụ lục
cũng chả có hiệu lực
có tính độc lập tương đối với hđ chính,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nhưng
HD chính vô hiệu thì hợp đồng phụ chưa
chắc đã vô hiệu
-nhất thiết phải thực hiện cùng 1 lúc với
hđ chính.
ko nhất thiết phải thực hiện cùng lúc với
hđ chính.
6. Nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, trung thực, hợp tác khi giao kết hợp
đồng?
Khoản 2 Điều 369:
- Bình đẳng: tất cả các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đều bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ, không ai được lấy màu da, sắc tộc, những khác biệt về thành phần xã hội
để làm biến dạng các qian hẹ pháp luật dân sự

- Thiện chí: đòi hỏi các bên tham gia kí kết hợp đồng mong muốn thực hiện hợp đồng
đến cùng. Nếu có tranh chấp thì cùng nhau giải quyết một cách có tình có lý.
- Trung thực: các bên tham gia giao kết hợp đồng không được lừa dối, cung cấp cho
nhau tất cả các thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho việc giao kết hợp đồng.
- Hợp tác: các bên giao kết với thái độ chân thành, cầu thị.
Pháp luật dân sự quy định nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho các bên tham gia giao
kết hợp đồng không ai bị ép buộc, cản trở trong khi giao kết, để họ đều bình đẳng
trước pháp luật.
7. Nội dung của việc thực hiện hợp đồng song vụ? Cho VD?
25

×