Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Đề cương ôn tập Luật thương mại theo chương - Đại học Luật hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.66 KB, 54 trang )

ÔN TẬP LUẬT THƯƠNG MẠI
I. Doanh nghiệp tư nhân, Hộ kinh doanh
1. Thủ tục đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh, điều kiện để hộ kinh doanh được
cấp giấy chứng nhận ĐKKD
Thủ tục ĐKKD: Việc ĐKKD của hộ KD sẽ được thực hiện ở cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp huyện. cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình của hộ kinh doanh sẽ thực hiện
các bước:
- Gửi đơn ĐKKD của hộ kd cá thể đến cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh
doanh. Với các ngành nghề mà pl quy định phải có chứng chỉ hành nghề thì kèm theo
đơn phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
- Nộp đủ lệ phí ĐKKD theo quy định
- Cơ quan ĐKKD xét cấp giấy CNĐKKD cho hộ kinh doanh cá thể. (trong thời hạn 7
ngày)
Điều kiện để hộ KD được cấp GCNĐKKD: (Nghị định 109/2004)
- Về chủ thể, công dân vn đủ 18 tuổi và tất cả các hộ gia đình, trừ những ng chưa thành
niên, người bị hạn chế năng lực trách nhiệm dân sự, bị toà án tước quyền hành nghề…
Mỗi cá nhân hoặc một hộ gia đình chỉ được ĐKKD đối với 1 hộ KD cá thể.
- Về tên hộ KD: trường hợp hộ KD cá thể có tên riêng thì tên đó không được trùn với
tên của hộ KD cá thể đã đăng ký trong phạm vi huyện.
- Nghành nghề KD không bị PL cấm
- Cá nhân hoặc đại diện chủ hộ KD cá thể thực hiện đầy đủ thủ tục ĐKKD (như trên).
2. Phân tích đặc điểm pháp lý của hộ KD, phân biệt hộ kinh doanh với DNTN
Khái niệm hộ KD cá thể: Hộ kd cá thể do một cá nhân hoặc hộ GĐ làm chủ, chỉ được
ĐKKD tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, ko có con dấu và chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm pháp lý của hộ KD:
- Do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ
- Hộ KD cá thể thường kinh doanh với quy mô nhỏ hẹp (dựa vào các yếu tố như: địa
điểm kd, số lượng lao động, )
- Chủ hộ KD cá thể chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ
tài sản của mình (việc trả nợ được thực hiện triệt để bằng tài sản của cá nhân hoặc các


thành viên trong hộ gia đình bằng toàn bộ tài sản của họ)
Phân biệt hộ KD với DNTN
3. Đặc điểm pháp lý của DNTN, phân biệt đặc điểm pháp lý của DNTN so với CTY
TNHH 1TV.
Đặc điểm pháp lý của DNTN:
- Do một cá nhân làm chủ
- Quan hệ sở hữu vốn trong DN: không có sự phân biệt (tách bạch) giữa vốn đầu tư và
tài sản của chủ sở hữu.
- Phân phối lợi nhuận: không đặt ra vì chỉ có một chủ sh duy nhất
- Không có tư cách pháp nhân (duy nhất), vì không có sự độc lập về tài sản (tài sản của
chủ DNTN không đọc lập với tài sản của DNTN)
- Chế độ trách nhiệm: chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ và các
nghĩa vụ tài chính khác phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Phân biệt đặc điểm pháp lý của DNTN so với CTY THHH 1 TV
4. DNTN được xếp vào loại thương nhân nào
Với cách quy định hiện tại của LDN thì không có căn cứ để xác định DNTN là loại
thương nhân nào trong 4 loại thương nhân. Tuy nhiên dựa trên tư cách pháp lý của chủ
DNTN, tư cách thương nhân gắn chặt với cá nhân chủ DNTN, hầu hết các quy định của
chủ DN đều dành quyền cho chủ DNTN chứ không phải DN,… thì có cơ sở để xếp
DNTN vào loại thương nhân là cá nhân.
5. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của chủ DNTN đối với DNTN
- Theo Điều 143 LDN thì chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt
đọng kinh doanh của DN
Ví dụ như: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản DN; chủ động lựa chọn nghành nghề,
địa bàn đầu tư, ký kết HĐ, thuê lao động,…chủ DNTN thực hiện các quyền trên với danh
nghĩa của DN.
Ngoài ra, chủ DNTN còn có các quyền đặc thù như cho thuê, bán, tạm ngừng hoạt động
kinh doanh.
- Nghĩa vụ của chủ DNTN
5. các trường hợp chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cá thể: hộ KD cá thể có thể bị

thu hồi giấy CNĐKKD trong các trường hợp sau đây:
- không tiến hành hoạt động kd trong vòng 60 ngày, kể từ ngày đc cấp GCNĐKKD
- Ngừng hoạt động KD quá 60 ngày mà k thông báo với cq ĐKKD cấp huyện nơi ĐKKD
- Chuyển địa điểm kd sang quận, huyện khác
- kinh doanh nghành nghề bị cấm.
6. Người nước ngoài có được phép thành lập DNTN không? Vì sao?
Người nước ngoài được phép thành lập DNTN tại việt nam. Theo quy định tại điều 13
LDN thì: tổ chức, cá nhân việt nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo khoản 2 điều 13, Người nước ngoài không
thuộc trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp tư nhân.
II. CÔNG TY HỢP DANH
1. Trình bày hiểu biết về hai loại thành viên trong công ty Hợp danh
- Thành viên hợp danh
+ CTHD ít nhất phải có 2 thành viên hợp danh, thành viên HD phải là cá nhân.
+ TVHD chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các nghĩa vụ tài sản của công
ty( các TVHD phải bằng toàn bộ tài sản của mình chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của
công ty)
+ TVHD là người quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty cả về mặt pháp lý và
thực tế.
+ TVHD không được làm chủ DNTN hoặc làm TVHD của công ty khác (trừ trường hợp
được sự đồng ý của các TVHD còn lại)
+ TVHD không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện
kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty đó.
+ TVHD không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho
người khác nếu không được sự chấp nhận của TVHD còn lại.
+ CTHD có thể tiếp nhận thÊM TVHD , và điều đó phải được sự chấp nhận của HĐTV
+ Tư cách thành viên của CTHD chấm dứt khi: thành viên chết hoặc bì tòa án tuyên bố
là chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Thành viên tự nguyện rút
khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty.
- Thành viên góp vốn

+ TVGV có thể là tổ chức hoặc cá nhân
+ TVGV chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cty trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty (thành viên góp vốn chịu trách nhiệm tài sản như một thành viên của công ty đối
vốn)
+ TVGV bị hạn chế những quyền cơ bản của một thành viên công ty: không được tham
gia quản lý công ty, không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty (các quyền và
nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định trong LDN và Điều lệ công ty)
+ TVGV có quyền tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề về sửa đổi bổ sung điều lệ
cty, quyền và nghĩa vụ của TVGV, về tổ chức lại hoặc giải thể cty; có quyền hưởng lợi
nhuận hàng năm tương ứng với số vốn góp vào cty; chuyển nhượng vốn góp cho người
khác; có quyền nhân danh mình hoặc người khác thực hiện kinh doanh nghành nghề của
cty.
2. Ngĩa vụ góp vốn của thành viên công ty Hợp danh, thủ tục góp vốn trong cty Hợp
danh. (điều 131)
Khi thành lập công ty, các thành viên phải góp vốn vào vốn điều lệ của công ty:
+ TVHD và TVGV phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết
+ TVHD không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
+ Trường hợp có thành viên góp vốn chưa góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số
vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên công ty. Trong trường hợp này,
thành viên góp vốn liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của HĐTV
+ Số vốn mà mỗi thành viên cam kết góp vào công ty phải được ghi rõ ràng trong điều lệ
công ty.
Trình tự góp vốn vào công ty (đối với tất cả các loại hình công ty)
- B1: xác định chủ thể góp vốn có thuộc đối tượng được phép góp vốn không
- B2: xác định loại tài sản góp vốn( có thể là tiền, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
quyền sử dụng đất,…)
- B3: tiến hành định giá đối với các tài sản vốn góp không phải là tiền (nếu góp vốn khi
thành lập doanh nghiệp thì các thành viên sáng lập là người định giá, nếu góp vốn khi
doanh nghiệp đang hoạt động thì có thể thuê tổ chức định giá)

- B4: lập bản cam kết vốn góp
- B5: cấp giấy chứng nhận vốn góp cho thành viêN sau khi thành viên góp đủ và đúng
hạn số vốn cam kết.
Quy định của PL về tổ chức, quản lý công ty Hợp danh. Ai là đại diện theo pháp luật của
công ty Hợp danh
Về tổ chức:
Tổ chức CTHD bao gồm: chủ sử hữu công ty, hội đồng thành viên, giám đốc , tổng giám
đốc công ty và ban kiểm soát.(ban kiểm soát có thể có hoặc không có, vì chủ sở hữu
cũng chính là thành viên HĐTV)
Chủ sở hữu công ty bầu Hội đồng thành viên, bầu Ban kiểm soát. Hội đồng thanh viên
bầu Giám đốc, tổng giám đốc. Ban kiểm soát kiểm soát Hội đồng thành viên, Giam đốc,
tổng giám đốc công ty.
Về quản lý: do có sự quan hệ mật thiết giữa các thành viên nên việc quản lý công ty HD
ít chịu sự điều chỉnh của PL. Các thành viên cty có quyền tự thỏa thuận về việc quản lý,
điều hành công ty.
Chỉ thành viên HD mới có quyền quản lý công ty, TVGV không có quyền này. Việc
quản lý công ty HĐ phải tuân theo một số vấn đề như:
+Hội đồng HD là cơ quan quyết định cao nhất của cty bao gồm tất cả các thành
viên( HĐTV bao gòm cả TVHD và TVGV)
+ Việc tiến hành họp do chủ tịch HĐTV triệu tập hoặc theo yêu cầu của TVHD.
+ Khi quyết định các vấn đề quan trọng của CTY thì phải đc ít nhất tổng số ¾ thành viên
HD đồng ý. Còn với các vấn đề khác ít quan trọng hơn thì chỉ cần 2/3 tổng số TVHD
đồng ý.
Về người đại diện theo pháp luật của CTHD: trong quá trình hoạt động của công ty,
các thành viên HD có quyền đại diện theo pháp luật của công ty. Đại diện theo pháp luật
cho CTHD có thể là chủ tịch HĐTV, Giam đốc, Tổng giam đốc công ty, đại diện cho
công ty trong quan hệ với nhà nước, đại diện cho cty với tư cách là nguyên đơn hoặc bị
đơn trong các vụ kiện , tranh chấp thương mại.
3. Quy định về vốn góp của thành viên hợp danh, thành viên góp vốn?
Khi thành lập công ty, các thành viên phải góp vốn vào vốn điều lệ của công ty:

+ TVHD và TVGV phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết
+ TVHD không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
+ Trường hợp có thành viên góp vốn chưa góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì
số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên công ty. Trong trường hợp
này, thành viên góp vốn liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của
HĐTV
+ Số vốn mà mỗi thành viên cam kết góp vào công ty phải được ghi rõ ràng trong điều
lệ công ty.
4. Những ưu điểm và hạn chế của Cty Hợp danh so với DNTN.
Ưu điểm:
- CTHD có tư cách pháp nhân, còn DNTN thì không có tư cách pháp nhân
-Có thể huy động được nguồn vốn lớn từ các thành viên HD và thành viên góp vốn
-Có sự tách bạch tài sản giữa tài sản là vốn góp vào công ty và tài sản khác của công ty
-Tập trung được trí tuệ kinh doanh của nhiều thành viên, cùng các mối quan hệ xã hội
-mặc dù kinh doanh chung nhưng các thành viên vẫn tương đối độc lập khi tiến hành kinh
doanh.
Hạn chế: -CTHD có nhiều rủi ro do có nhiều người có thể đại diện theo pháp luật
-Khó đưa ra quyết định các vấn đề quan trọng của công ty bởi cân fcos sự đồng ý của các
thành viên HD
So sánh CTHD và DNTN
Giong nhau: đều là DN họat động theo LDN. Chủ DNTN và thành viên hợp danh đều
chịu trách nhiệm vô hạn.
DNTN CTHD
chủ đầu tư cá nhân công dân VN hoặc nước
ngoài
tối thiểu 2 cá nhân tham gia (tổ
chức có thể tham gia với tư cách là
thành viên góp vốn)
vốn thuộc sở hữu của chủ DNTN,

không phải chuyển sang sở hữu của
doanh nghiệp
thuộc sở hữu của các thành viên
công ty, phải chuyển sang là tài sản
của công ty
trách nhiệm tài
sản của chủ đt
chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn có hai loại trách nhiệm: trách
nhiệm vô hạn và liên đới đối với
TVHD và trách nhiệm hữu hạn đối
với TVGV
tư cách pháp lý không có tư cách pháp nhân có tư cách pháp nhân kể từ ngày
đkkd
tổ chức quản lý một người đại diện theo pl (chủ
DNTN)
có thể có nhiều người đại diện theo
pháp luật (các thành viên HD)
5. Pl việt nam quy định về CTHD khác gì với quy định về CTHD trên thế giới.
Pháp luật VN quy định công ty HD có tư cách pháp nhân, đây là điều khác so với
quy định trong pl của nhiều nước trên thế giới. bởi công ty HD mang bản chất đối
nhân, tuy nhiên việc qđ CTHD có tư cách pháp nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho các nhà đầu tư, trong việc tiếp cận nguồn vốn, xây dựng lòng tin, uy tín trên
thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế mở của.
6. Đặc điểm pháp lý của công ty HD
(chủ sở hữu, chế độ trách nhiệm, tư cách pháp lý, huy động vốn)
- CTHD phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung gọi là thành viên hợp danh
(ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn)
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về các nghĩa vụ của công ty (vô hạn)
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm bằng số vốn đã góp vào công ty

- CTHD có tư cách pháp nhân
- CTHD không được phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)
7. So sánh thành viên HD với thành viên góp vốn trong CTHD
(chủ thể, chế độ trách nhiệm, quyền quản lý công ty, chuyển nhượng vốn)
Giống nhau: TVHD và TVGV đều là thành viên của công ty HD và thuộc Hội
đồng thành viên.
Tiêu chí
Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn
Chủ thể TVHD chỉ có thể là cá nhân với ít
nhất 2 thành viên HD
TVGV có thể là cá nhân hay tổ chức,
CTHD có thể có hoặc không có TVGV
Chế độ trách
nhiệm
TVHD chịu trách nhiệm vô hạn và
liên đới với các nghĩa vụ tài sản và
hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bằng toàn bộ tài sản của
mình
TVGV chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối
với các nghĩa vụ tài sản của công ty bằng
số vốn đã góp vào CTHD
Về quyền
quản lý công
ty
TVHD có quyền tham gia quản lý
công ty, có quyền nhân danh công
ty tiến hành các hoạt động kinh
doanh
TVGV không có quyền tham gia quản lý

công ty, k có quyền nhân danh công ty
tiến hành các hoạt động kinh doanh
Chuyển
nhượng vốn
TVHD không được chuyển
nhượng vốn góp trong công ty cho
người khác, nếu không được sự
đồng ý của các thành viên HD còn
lại
TVGV có quyền chuyển nhượng phần
vốn góp của mình trong công ty cho
người khác
8. Thành viên góp vốn có phải là chủ sở hữu cty hợp danh không
Phải: vì : tuy không phải là thành viên sang lập nhưng thành viên góp vốn cũng là một
thành viên thuôc Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty HD. TVGV được quyền tham gia biểu quyết tại Hội đồng thành viên về
việc tổ chức lại và giải thể công ty( xét thấy đây là một quyền quan trọng).
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung
của công ty (k4 Điều 4 LDN)
9. Đặc điểm của thành viên HD trong công ty HĐ, nêu điểm khác nhau giữa thành viên
hợp danh và thành viên góp vốn
Đặc điểm của thành viên HD
CTHD ít nhất phải có 2 thành viên hợp danh, thành viên HD phải là cá nhân.
+ TVHD chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các nghĩa vụ tài sản của công
ty( các TVHD phải bằng toàn bộ tài sản của mình chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ
của công ty)
+ TVHD là người quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty cả về mặt pháp lý và
thực tế.
+ TVHD không được làm chủ DNTN hoặc làm TVHD của công ty khác (trừ trường
hợp được sự đồng ý của các TVHD còn lại)

+ TVHD không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện
kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty đó.
+ TVHD không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn của mình tại công ty
cho người khác nếu không được sự chấp nhận của TVHD còn lại.
+ CTHD có thể tiếp nhận thÊM TVHD , và điều đó phải được sự chấp nhận của
HĐTV
+ Tư cách thành viên của CTHD chấm dứt khi: thành viên chết hoặc bì tòa án tuyên
bố là chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Thành viên tự
nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty.
10. Điều kiện trở thành thành viên hợp danh của CTY HD
Điều kiện chung (đối với mọi loại hình doanh nghiệp)
- Theo Điều 13 Luật DN:tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có
quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ những trường hợp quy định
tại khoản 2 điều này (điều 13). Đó là: cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang kinh
doanh vì lợi ích của cơ quan, đơn vị mình; cán bộ công chức theo luật cán bộ công
chức; sĩ quan hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; …người chưa thành niên, người
đang chấp hành án phạt tù;…
- Điều kiện về góp vốn: thành viên hợp danh sở hữu vốn góp trong công ty, việc sở hữu
vốn góp có thể thông qua: trưc tiếp góp vốn, hoặc nhận chuyển nhượng vốn góp
Điều kiện riêng:
Căn cứ vào loại hình doanh nghiệp: Công ty HD phải có ít nhất hai thành viên HD
trở lên, TVHD phải là cá nhân
Căn cứ vào ngành nghề kinh doanh : đối với các ngành nghề kinh doanh có điều
kiện, các thành viên công ty phải đáp ứng được các điều kiện đó, chủ yếu được thể hiện
bằng loại điều kiện là chứng chỉ hành nghề.
11. Lý do nào mà các thành viên HD có quyền quản lý cty HD như nhau
Công ty HD là công ty bắt buộc phải có 2 thành viên HD trở lên, thành viên HD phải
là cá nhân. Các thành viên HD có quyền quản lý cty như nhau vì : (chủ yếu căn cứ vào
chế độ trách nhiệm tài sản trong công ty)
- Trách nhiệm tài sản của các thành Viên HD đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty là

trách nhiệm vô hạn và liên đới (chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài san của mình) . Chủ nợ
có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên HD nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với
chủ nợ.
- Công ty HD mang bản chất của một công ty đối nhân, việc quản lý công ty chủ yếu
dựa vào mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên HD, yếu tố vốn góp của thành viên
HD không phải là yếu tố được coi trọng.
Tại sao CTHD mang bản chất đối nhân nhưng lại có tư cách pháp nhân
Vì: đây là một ưu tiên của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp này. CTHD gặp
nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, nên cho CTHD có tư cách pháp nhân sẽ tạo
điều kiện cho CTHD có điều kiện tiếp cận vốn, vay vốn, tạo được niềm tin kinh doanh
trên thị trường.
Các loại tài sản của CTHD (ĐIỀU 132)
Tài sản là vốn góp của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho cty
Tài sản tạo lập được mang tên công ty
Tài sản thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp
Các tài sản khác theo quy định của pháp luật
III. Công ty cổ phần
1. Nêu các khái niệm vốn điều lệ, cổ phần, cổ phiếu, cổ tức, trái phiếu trong CTY cổ
phần
Vốn điều lệ: vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp
trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. (khoản 6 Đ 4)
Cổ phần: là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty, được thể hiện dưới hình thức cổ
phiếu.
Cổ phiếu: là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận
quyền sở hữu của một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Cổ tức: là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của CTCP. Cổ tức có
thể được trả bằng tiền hoặc cổ phiếu.
Trái phiếu: là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành trả cho người sở hữu
trái phiếu một khoản tiền( mệnh giá của trái phiếu) nhất định trong một thời gian nhất
định, bao gồm một lợi tức quy định.

2. Phân tích các đặc điểm pháp lý của cty Cổ phần
- Về thành viên công ty, trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có 3 thành viên tham
gia CTCP (là loại hình đặc trưng cho cty đối vốn nên phải có sự liên kết của nhiều thành
viên)
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. giá trị cổ phần
(mệnh giá cổ phần) được phản ánh qua cổ phiếu. Việc góp vốn vào công ty được thực
hiện bằng cách mua cổ phần
- Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp: người có cổ phiếu có thể tự do chuyển
nhượng theo quy định của pháp luật.
- Công ty CP chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty.
Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty bằng số
vốn đã góp vào công ty (TNHH)
- CTCP có quyền phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) để huy động vốn.
- CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
3. Cổ đông nào không có quyền biểu quyết trong đại hội cổ đônh của công ty Cổ
phần
Đại hôi cổ đông là cơ quan có quyền quyết định các vấn đề cao nhất của công ty gồm
tất cả các cổ đông.
Cổ đông có quyền biểu quyết trong đại hội cổ đông của CTCP bao gồm cổ đông phổ
thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết. Các cổ đông còn lại không có quyền biểu quyết
trong ĐHCĐ của công ty , bao gồm: cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ đông ưu đại hoàn lại .
4. Phân biệt mua lại cổ phần với chuyển nhượng cổ phần. hậu quả pháp lý của
mua lại cổ phần với chuyển nhượng cổ phần có giống nhau không?
chuyển nhượng cổ phần mua lại cổ phần
chủ thể bên bán CP là cổ đông, bên mua CP
là tổ chức cá nhân muốn góp vốn
bên bán CP là cô đông, bên mua
là công ty phát hành cổ phần
điều kiện tự do chuyển nhượng (trừ một số

trường hợp pl cấm hoặc hạn chế
chuyển nhượng)
mua cp chỉ được thực hiện trong
trường hợp: cổ đông biểu quyết
phản đối quyết định của công ty
về việc tổ chức lại, thay đổi
quyền nghĩa vụ của cdong)
hậu quả pháp lý không làm thay đổi quy mô, cấu trúc
vốn điều lệ
nếu công ty không bán được số cổ
phần mua lại, thì cty sẽ phải đăng
ký giảm vốn điều lệ.
5. Phân biệt cổ phiếu với trái phiếu
Cổ phiếu: là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận
quyền sở hữu của một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Trái phiếu: là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành trả cho người sở hữu
trái phiếu một khoản tiền( mệnh giá của trái phiếu) nhất định trong một thời gian nhất
định, bao gồm một lợi tức quy định.
- Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận cổ phần còn trái phiếu là chứng nhận nghĩa vụ nợ của
doanh nghiệp đối với người sở hữu trái phiếu
- Trái phiếu không bắt buộc xuất phát từ vốn điều lệ của công ty, còn cổ phiếu xuất phát
từ vốn điều lệ của công ty
- Người sở hữu cổ phiếu là một thành viên của CTCP (góp vốn), người sở hữu trái
phiếu có thể là bât kỳ tổ chức cá nhân nào mà không phải là thành viên công ty.
- Lợi tức phát sinh của cổ phiếu phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty còn
lợi tứ phát sinh tứ trái phiếu không phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty
6. Công ty cổ phần và HTX khác nhau ở điểm nào
Những nét khác nhau của CTCP và HTX
Tiêu chí HỢP TÁC XÃ CÔNG TY CỔ PHẦN
Bản chất Đối nhân Đối vốn

Quản lý Quyền quản lý của các thành viên
không phụ thuộc vào phần vốn
góp
Quyền quản lý của các thành viên
phụ thuộc vào vốn góp
Tính chất công ty Mang tính lợi nhuận, tương trợ, xã
hội.
Mang tính lợi nhuận, kinh tế và
không có tính xã hội.
Chủ đầu tư Tối thiểu 7 thành viên, gồm cá
nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân,
tổ chức nước ngoài cư trú ở VN,
hộ gia đình.
Tối thiểu 3 thành viên, gồm cá nhân,
tổ chức VN và nước ngoài, không
bao gồm hộ gia đình
Góp vốn Góp vốn, góp sức, hạn chế tỉ lệ
góp vốn của mỗi thành viên chỉ từ
20% trở xuống
Góp vố, không hạn chế số lượng tối
đa.
Lợi nhuận Có phụ thuộc vào phần vốn góp Có phụ thuộc vào phần vốn góp
nhưng không phụ thuộc hoàn toàn
Hình thức tồn tại Là một tổ chức kinh tế - xã hội Là một doanh nghiệp kinh doanh.
Hình thức sở hữu
Huy động vốn
Sở hữu tập thể
Đóng góp của xã viên, hỗ trợ của
nhà nước và vay vốn
Sở hữu chung

Vốn góp của cổ đông, vốn vay, phát
hành chứng khoán(cổ phiếu, trái
phiếu)
7. Những trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần
- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần
- Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày thành lập công ty, cổ đông sáng lập có quyền chuyển
nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác, chỉ được chuyển nhượng cổ phần
cho người ngoài khi được sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông
8. Các loại cổ phần, giới hạn việc phát hành cổ phần
Các loại cổ phần:
Cổ phần phổ thông (cổ đông phổ thông),
Cổ phần ưu đãi : biểu quyết, cổ tức, hoàn lại.
Giới hạn việc phát hành cổ phần:
9. Các hợp đồng, giao dịch nào cần thông qua đại hội cổ đông, ban quản trị CTCP
Hợp đồng, giao dịch của công ty với các đối tượng sau đây phải Đại hội đồng cổ đông
hoặc cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp nhận:
- Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần
phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ
- Thành viên Hội đồng quản trị, Giam đốc hoặc tổng giám đốc hoặc tổng giám đốc
- Doanh nghiệp mà thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát, giám đốc hoặc
tổng giám đốc có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; hoặc doanh nghiệp mà
người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc vốn góp
trên 35% vốn điều lệ
IV. Công ty TNHH
7. Trình bày cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Ai là đại diện
theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viê n trở lên
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
Điều 46 LDN: CTTNHH 2 TV trở lên có Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng
thành viên, Giam đốc hoặc tổng giám đốc. CTTNHH có từ 11 thành viên trở lên phải
thành lập ban kiểm soát, trường hợp có ít hơn 11 thành viên có thể lập ban kiểm soát để

phàu hợp với việc quản trị của công ty.
THEO MÔ HÌNH: chủ sở hữu công ty bầu Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên
bầu giám đốc hoặc tổng giám đốc. chủ sở hữu công ty bầu ban kiểm soát, ban kiểm soát
bầu trưởng ban kiểm soát. Ban kiểm soát kiểm soát hội đồng thành viên, kiểm soát Giam
đốc, tổng giám đốc công ty.
Đại diện theo pháp luật của công ty: chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng
giám đốc là người đại diên theo pháp luật của công ty. Thành viên là tổ chức cử người
đại diện theo ủy quyền tham gia HĐTV.
8. Nêu đặc điểm pháp lý của công ty THHH 1 TV, Phân biệt Cty TNHH 1TV
với DNTN.
Đặc điểm pháp lý của CTY TNHH 1 TV.
CTTNHH 1 TV là một doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ (gọi là
chủ sở hữu công ty), chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
Đặc điểm pháp lý
- CTTNHH 1 TV do một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ SH
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác của công ty trong phạp vi số vốn điều lệ của công ty
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy
định của pháp luật
- Công ty TNHH 1 TV có tư cách pháp nhân
- CTTNHH 1 TV không được quyền phát hành cổ phiếu.
Phân biệt CT TNHH1TV với DNTN ( ở dưới)
9. Mô hình tổ chức quản lý của cty TNHH 1 TV. Đại diện theo PL của công ty?
Mô hình tổ chức quản lý của CTTNHH 1 TV.
ĐIỀU 67: VỚI CTTNHH 1 TV LÀ TỔ CHỨC:
Chủ SH cty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền với nhiệm kỳ không
quá 5 năm, để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ SH cty có quyền thay thế
người đại diện theo ủy quyền bất cứ lúc nào.
Trường hợp có ít nhất 2 người đc bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thi cơ cấu tổ

chức quản lý của công ty bao gồm , HĐTV, GĐ hoặc TGĐ và Kiểm soát viên.
Trường hợp 1 người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì người đó làm chủ
tịch của công ty, khi đó tổ chức quản lý công ty bao gồm: chủ tịch CT, GĐ hoặc TGĐ và
Kiểm soát viên.
THEO MÔ HÌNH:
- Với công ty TNHH 1TV là tổ chức:
Chủ SH công ty ủy quyền cho cá nhân (làm chủ tịch HĐTV), CT HĐTV bầu GĐ
hoặc TGĐ cty
Chủ SH cty bầu Ban kiểm soát, Ban kiểm soát kiểm soát hoạt động của chủ tịch
HĐTV, GĐ hoặc TGĐ công ty.
- Với công ty TNHH 1 TV là cá nhân
Chủ SH cty bầu giám đốc hoặc tỏng giám đốc, ban kiểm soát
Ban kiểm soát kiểm soát hoạt động của giám đốc hoặc tổng giám đốc
Người đại diện theo pháp luật của cty TNHH 1 TV
ĐỐI VỚI CTTNHH 1 TV là tổ chức: điều lệ công ty quy định Chủ tịch HĐTV, hoặc chủ
tịch công ty, hoặc Giam đốc hoặc Tổng giám đôc là người đại diện theo pháp luật của
công ty. Người đại diện theo PL của công ty phải thường trú tại việt nam, nếu vắng mặt
quá 30 ngày ở VN thì phải ủy quyền cho người khác bằng văn bản.
ĐỐI VỚI CTTNHH 1 TV là cá nhân: Chủ tịch công ty hoặc Giam đốc hoặc Tổng giam
đốc là người đại diện theo pháp luật cho công ty theo quy định tại điều lệ công ty.
10. Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên CTY TNHH 2 thành viên
trở lên.
Điều 44 LDN quy định: trừ trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì
thành viên CTTTNHH 2 TV trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định:
- Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỉ lệ tương ướng với phần
vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
- Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn
lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào
bán.

11. Cơ cấu tổ chức của cty TNHH 1tv, ai là đại diện theo PLcủa cty?
THEO MÔ HÌNH:
- Với công ty TNHH 1TV là tổ chức:
Chủ SH công ty ủy quyền cho cá nhân (làm chủ tịch HĐTV), CT HĐTV bầu GĐ
hoặc TGĐ cty
Chủ SH cty bầu Ban kiểm soát, Ban kiểm soát kiểm soát hoạt động của chủ tịch
HĐTV, GĐ hoặc TGĐ công ty.
- Với công ty TNHH 1 TV là cá nhân
Chủ SH cty bầu giám đốc hoặc tỏng giám đốc, ban kiểm soát
Ban kiểm soát kiểm soát hoạt động của giám đốc hoặc tổng giám đốc
Người đại diện theo pháp luật của cty TNHH 1 TV
ĐỐI VỚI CTTNHH 1 TV là tổ chức: điều lệ công ty quy định Chủ tịch HĐTV, hoặc chủ
tịch công ty, hoặc Giam đốc hoặc Tổng giám đôc là người đại diện theo pháp luật của
công ty. Người đại diện theo PL của công ty phải thường trú tại việt nam, nếu vắng mặt
quá 30 ngày ở VN thì phải ủy quyền cho người khác bằng văn bản.
ĐỐI VỚI CTTNHH 1 TV là cá nhân: Chủ tịch công ty hoặc Giam đốc hoặc Tổng giam
đốc là người đại diện theo pháp luật cho công ty theo quy định tại điều lệ công ty.
12. Trình bày nghĩa vụ góp vốn và thủ tục góp vốn của thành viên CTY TNHH
CTTNHH 2 TV trở lên. (điều 39)
- Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam
kết. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp
vốn đang ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết
vốn góp.
- Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn đó
được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại phát sinh do khong góp đủ và đúng hạn số vốn cam kết góp.
- Sau thời hạn cam kết góp lần cuối mà vẫn chua có thành viên góp đủ vốn chưa góp
được xử lý theo một trong các cách:
+ Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chua góp
+ Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty

+ Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong
vốn điều lệ công ty.
CTTNHH 1 TV (Điều 65 quy định về nghiac vụ của chủ sở hữu công ty)
Chủ SH công ty góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết, trường hợp không góp
đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của công ty. (chủ sở hữu công ty là người duy nhất góp vốn)
13. Trình bày ưu thế, hạn chế của CTY TNHH so với CTCP
Ưu thế:
-số lượng thành viên không nhiều như ct CP, nên việc quản lý và điều hành công
ty TNHH không phức tạp như CTCP
- ct TNHH có 1 chủ sở hữu, vì vậy, chủ sở hữu có quyền quyết định mọi vấn đề
của công ty
Nhược điểm:
- CTTNHH không được phát hành cổ phiếu vì vậy khả năng huy động vốn không
lớn bằng ct CP
- Việc chuyển nhượng vốn hạn chế hơn CTCP, đối với CTCP thì cổ động được tự
do chuyển nhượng, trừ một số trường hợp nhất đinh
14. Đặc điểm pháp lý của cty TNHH 2 thành viên trở lên
- Chủ sở hữu: là cá nhân hoặc pháp nhân. Thành viên sáng lập không thuộc quy định tại
K2 Điêu 13, chủ thế không phải thành viên sáng lập không thuộc quy định tại khoản 4
Điều 13. Chủ sở hữu có thể là người VN hoặc NNN, số lượng từ ít nhất 2 thành viên đến
tối đa 50 thành viên
- Về yếu tố trách nhiệm tài sản: với công ty: công ty chịu trách nhiệm tài sản và các
nghĩa vụ tài chính bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp; với chủ sở hữu công ty, chủ sở
hữu chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi số vốn đã cam kết.
- công ty TNHH2TV được phát hành trái phiếu, không được phát hành cổ phiếu
- phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
- ct TNHH2TV có tư cách pháp nhân.
Làm sao để tách biệt những khoản chi tiêu của chủ cty TNHH 1TV với chi tiêu của
công ty

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua các giấy tờ, chứng từ, sổ
sách kế toán. Tại các giấy tờ trên, có thể tìm hiểu và phân biệt những khoản chi tiêu tài
chính của doanh nghiệp với các chủ thể khác. Như vậy, việc tách biệt các khoản chi tiêu
tài chính của chủ CTTNHH 1 TV với chi tiêu của công ty được thể hiện ở sổ sách kế
toán, chứng từ thu chi của công ty. (chỉ cần căn cứ vào những khoản chi tiêu đó)
15. Khi nào cty TNHH mua lại vốn góp của thành viên
Công ty TNHH ( 2 thành viên trở lên) mua lại phần vốn góp của thành viên khi có yêu
cầu của thành viên đó mua lại phần vốn góp của mình. Khi có yêu cầu của thành viên,
nếu không có thỏa thuận về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó
theo giá thị trường hoặc giá được quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được yêu cầu.
Nếu công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng
phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc thành viên khác không phải là thành
viên.
16. Những trường hợp mua lại vốn góp của cty TNHH
Thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó
bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của hội đồng thành viên về các vấn đề sau:
- Sửa đổi bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của thành viên, hội đồng thành viên;
- Tổ chức lại công ty;
- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày thông qua các quyết định trên.
17. Công ty TNHH có thể có tối đa bao nhiêu thành viên
Công ty TNHH (với CTTNHH 2 TV trở lên) có thể có tối đa 50 thành viên. Theo quy
định tại điểm a, khoản 1, Điều 38 thì: công ty TNHH là doanh nghiệp trong đó, thành
viên là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá 50.
V. Doanh nghiệp có vốn góp nhà nước
1. Để tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005,công ty Nhà nước phải thực
hiện chuyển đổi như thế nào.

2. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước sẽ được thực hiện theo quy định cơ
bản nào?
3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của chủ sở hữu công ty nhà nước
4. Ba hình thức chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước
5. Em hiểu như thế nào về chuyển đổi sở hữu cty nhà nước, cổ phần hóa công ty nhà
nước có phải là hình thức chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước hay không
6. Cơ cấu tổ chức của công ty NN
7. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT công ty nhà nước
8. Thành viên ban kiểm soát có thể là thành viên HĐQT công ty NN không
9. Nêu các cơ quan đại diện chủ sở hữu cty NN. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
đối với Cty NN
10. Đăc trưng của Cty NN là gì
Các vấn đề cơ bản về doanh nghiệp có vốn góp nhà nước
Khái niệm: Doanh nghiệp NN là doanh nghiệp có nhà đầu tư là nhà nước tham gia góp
vốn và tồn tại dưới mô hình công ty TNHH và CTCP.
Đặc điểm:
Chủ sở hữu: nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối ( trên
50%)
Nguồn vốn đầu tư: NSNN, thuế, phí, lệ phí, các nguồn lợi từ tự nhiên, từ cơ chế chính
sách, vốn vay.
Hình thức tồn tai: công ty TNHH hoặc CTCP.
Quyền quyết định hoặc chi phối doanh nghiệp: nhà nước có toàn quyền quyết định đối
với hoạt động của doanh nghiệp.
Về tư cách pháp lý: DN có vốn góp nhà nước có tư cách pháp nhân độc lập, nhân danh
chính mình để thực hiện các quan hệ pháp luật.
Về trách nhiệm tài sản: có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó về
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (TNHH)
Các loại hình doanh nghiệp nhà nước:
Theo hình thức có: công ty nhà nước; công ty cổ phần; cty TNHH 1 tv; cty TNHH 2 TV
trở lên; doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp nhà nước.

Theo nguồn vốn có: DNNN do nhà nước sở hữu 100% vốn; DNNN có cổ phần, vốn góp
chi phối.
Theo mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp có: DNNN có hội đồng quản trị và doanh
nghiệp không có Hội đồng quản trị.

×