Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền tự do thành lập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.49 KB, 19 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong tiến trình đổi mới đất nước, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
là một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước hết sức
quan tâm chỉ đạo thực hiện. Những thành quả đạt được về kinh tế trong
những năm đổi mới về kinh tế là những minh chứng thuyết phục về sự năng
động, sáng tạo của đảng ta trong quá trình lãnh đại đất nước. Nói đến đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế không thể không xác định mức độ đảm bảo việc
thưc hiện quyền tự do kinh doanh. Thực tế đã chứng mình muốn bảo đảm
quyền tự do kinh doanh thì hệ thông pháp luật là một trong những nhân tố
quyết định. Bài luận sau đây ít nhiều cũng cho ta thấy được “ pháp luật
hiện hành quy định như thế nào về quyền tự do thành lập doanh
nghiệp”.


NỘI DUNG
I. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh là nội dung
cơ bản của quyền tự do kinh doanh, là tiền đề để thực hiện các quyền khác
thuộc nội dung của quyền tự do kinh doanh. Về nguyên tắc, hoạt động kinh
doanh chỉ có thể thực hiện với tính chất nghề nghiệp, khi mà các chủ thể
kinh doanh tiến hành. Để thực hiện quyền tự do kinh doanh, các nhà đầu tư
trước hết phải xác lập tư cách pháp lý cho chủ thể kinh doanh, và thông qua
tư cách đó để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Với quyền tự do
thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư có khả năng quyết định lựa chọn mô
hình kinh doanh và lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh thích hợp để tiến hành
hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhà nước ta chủ trương mở
rộng quyền tự do thành lập doanh nghiệp cho nhiều đối tượng có khả năng
đầu tư khác trong xã hội. Pháp luật về doanh nghiệp từng bước được cải
thiện theo hướng ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền tự do thành lập doanh
nghiệp.


Về mặt lý luận, thành lập doanh nghiệp được coi là nội dung pháp lý
quan trọng về địa vị pháp lý của doanh nghiệp, có ý nghĩa xác lập tư cách
pháp lý cho doanh nghiệp. Với nguyên tắc tự do kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thành lập doanh nghiệp được
coi là quyền cơ bản của nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc thành lập doanh nghiệp
có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, việc thành lập
doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật. Các quy
định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp, một mặt phải đảm bảo quyền
tự do kinh doanh của chủ đầu tư, mặt khác phải đảm bảo yêu cầu quản lý của
nhà nước đối với doanh nghiệp.
Trên tinh thần đó, pháp luật hiện nay đã ghi nhận và đảm bảo ở mức độ
nhất định quyền tự do thành lập doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện ở
những nội dung cơ bản sau.
1. Để đảm bào quyền tự do kinh doanh, pháp luật hiện hành đã mở rộng
đáng kể những đối tượng có quyền thành lập và góp vốn vào doanh
nghiệp ( bất cứ ai, nếu không bị pháp luật cấm, thì đều có thể trở thành
nhà kinh doanh). Với mục đích bảo đảm quyền tự do kinh doanh, đồng
thời, nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh,
pháp luật hiện hành quy định một phạm vi rất rộng các chủ thể có
quyền thành lập doanh nghiệp.
_ Theo luật hợp tác xã năm 1996, mọi công dân Việt Nam có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ, hộ gia đình có thể trở thành xã viên hợp tác xã ( điều 22
Luật hợp tác xã năm 1996 ). Luật hợp tác xã năm 1996 không có những điều
kiện riêng biệt cho sáng lập viên. Do đó, những chủ thể có đủ điều kiện để
trở thành xã viên hợp tác xã đều có thể là sáng lập viên của hợp tác xã.
_ Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 ( sửa đổi, bổ sung
năm 2000 ), các chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam ( doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp vốn
100% vốn đầu tư nước ngoài ) bao gồm:
+ Các tổ chức, các nhân nước ngoài ( không phân biệt quốc tịch ).

+ Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế.
_ Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 1999, các vấn đề pháp lý về
thành lập doanh nghiệp ( thuộc khu vực dân doanh ) đã có những đổi mới
đáng kể. Luật doanh nghiệp đã thể hiện rõ tư tưởng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, coi việc thành lập doanh nghiệp là quyền tự do của
công dân và có cơ chế để đảm bảo quyền này một cách hợp lý.
Theo Điều 9 luật doanh nghiệp năm 1999 có quy định Quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp.
Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ những
trường hợp sau đây:
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài
sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi
riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân;
4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước, trừ
những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước
tại doanh nghiệp khác;
5. Người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực
hành vi dân sự;
6. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành
hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu,
làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối
khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật;
7. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh,
Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị,
Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được
quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp

trong thời hạn từ 1 (một) đến 3 (ba) năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên
bố phá sản, trừ các trường hợp quy định tại Luật phá sản doanh nghiệp;
8. Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
Bằng việc quy đinh đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp theo
phương pháp loại trừ phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thi trường, tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư có thể tự nhận thức được pháp luật để tiến hành
thành lập doanh nghiệp một cách đúng pháp luật. Việc cấm một số đối tượng
thành lập doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi
ích của xã hội cũng như lợi ích của bản thân các nhà đầu tư. Quy đinh này
cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, những đối
tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp vẫn có quyền góp vốn vào doanh
nghiệp, trừ trường hợp họ thuộc đối tượng bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp
theo khoản 10 luật doanh nghiệp năm 1999.
Các quy định hiện hành cho thấy pháp luật nước ta đã ghi nhận một phạm
vi rất rộng các đối tượng được quyền tham gia thành lập doanh nghiệp và
đăng kí kinh doanh.
Nhận xét về vấn đề này, có ý kiến cho rằng “ biểu hiện đầu tiên và quan
trọng nhất của quyền tự do kinh doanh là pháp luật Việt Nam ghi nhận đó là
sự mở rộng một cách đáng kể thành phần các chủ thể được phép tham gia
thành lập doanh nghiệp”.
2. Pháp luật hiện hành mở rộng các nghành nghề kình doanh để các nhà
đầu tư lựa chọn.
Pháp luật hiện hành đã ghi nhận một phạm vi rộng rãi các nghành nghề
được kinh doanh. Về nguyên tắc, các nhà đầu tư có quyền tự do lựa chọn bất
cứ lĩnh vực kinh doanh nào mà pháp luật không cấm. Pháp luật hiện hành
chỉ đủ cấm các nghành nghề kinh doanh được luật doanh nghiệp quy định tại
khoản 2 điều 6 đó là “ cấm kinh doanh các ngành, nghề gây phương hại đến
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá,
đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân. Chính
phủ công bố danh mục cụ thể ngành, nghề cấm kinh doanh”.

Việc quy định rõ ngành nghề được phép kinh doanh theo phương pháp loại
trừ thể hiện tính minh bạch của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư tiến hành thành lập doanh nghiệp.
3. Pháp luật hiện hành đã thiết kế nhiều mô hình tổ chức kinh doanh để
các nhà đầu tư tùy nghi lựa chọn.
Một trong những nội dung cơ bản của quyền tự do thành lập doanh
nghiệp là quyền lựa chọn mô hình doanh nghiệp. Về nguyên tắc, quyền lựa
chọn mô hình doanh nghiệp chỉ có thể được đảm bảo thực sự khi pháp luật
ghi nhận nhiều mô hình tổ chức kinh doanh với các tính chất pháp lý khác
nhau để các nhà đầu tư tự do lựa chọn. Theo pháp luật hiện hành, các hình
thức tổ chức kinh doanh được ghi nhận phong phú và đa dang hơn rất nhiều
so với các hình thức trong cơ chế kinh tế cũ. Theo đó các nhà đầu tư có thể
lựa chọn mô hình thích hợp với khả năng và điều kiện cụ thể cụ thể của
mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Các mô hình tổ chức kinh doanh
theo pháp luật hiện hành, về cơ bản bao gôm:
Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp doanh, công ty tránh
nhiệm hữu hạn, công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ
phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị_ chính
trị xã hội, doanh nghiệp liên doanh, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác…
4. Pháp luật hiện hành đã đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp
và đắng kí kinh doanh.
Đáp ứng yêu cầu của tự do kinh doanh, mà trực tiếp là quyền tự do thành
lập doanh nghiệp, pháp luật hiện hành đã quy định thủ tục thành lập doanh
nghiệp thoe hướng đơn giản hóa thủ tục và đề cao tránh nhiệm của nhà đầu
tư. Về cơ bản, việc thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tự quyết định và
tiến hành; nhà nước chỉ can thiệp vào quá trình thành lập doanh nghiệp ở
giai đoạn đăng kí kinh doanh. Hồ sơ đăng kí kinh doanh chủ yếu là các giấy
tờ, tài liệu do nhà đầu tư xây dưng.
_ Theo luật hợp tác xã 1996 khi muốn thành lập hợp tác xã, các sáng lập
viên cùng nhau chuẩn bị điều kiện cần thiết để đăng kí kinh doanh công việc

chuẩn bị trước khi đăng kí kinh doanh hợp tác xã do các sáng lập viên hợp
tác xã tự tiến hành ( tuyên truyền vẫn động thành lập hợp tác xã, tổ chức hội
nghị thành lập hợp tác xã, xây dựng và thông qua điều lệ hợp tác xã, xây
dựng hồ sơ đăng kí kinh doanh…). Sau khi hoàn tất công việc chuẩn bị các
sáng lập viên nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh của hợp tác xã đến ủy ban nhân
dân có ủy quyền. Trong thời hạn do pháp luật quy định, ủy ban nhân dân có
thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho hợp tác xã.
Về nguyên tắc, khi thấy có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật ( điều
16 luật hợp tác xã năm 1996), ủy ban nhân dân phải cấp giấy chứng nhân
đăng kí kinh doanh cho hợp tác xã.
_ Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 ( được sửa đổi bổ sung năm 2000) đã có
đổi mới đáng kể trong việc quy định thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện nhất đinh sẽ
được áp dụng thủ tục đăng kí cấp giấy phép đầu tư ( xem điều 17 luật sửa
đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam ngày
22.6.2000, điều 105 nghị định 24.2000. NĐ_ CP ngày 31.07. 2000 của chính
phủ quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam). Với thủ
tục đăng kí cấp giấy phép đầu tư, quyền tự do của cá nhân và pháp nhân
nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đảm bảo
ở mức cao hơn so với trước đây. Việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài có thể được tiến hành nhanh chóng, đỡ tốn kém chi phí cả về
thời gian và tiền bạc cho các nhà đầu tư.

×