Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH PR TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.34 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CƠNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN HÀ NGÂN
LỚP: CAO HỌC PR K17

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÊN ĐỀ TÀI: ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CHUYÊN
NGÀNH PR TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

MÔN : PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
GS.TS. DƯƠNG XUÂN NGỌC
Hà Nội, tháng 12 năm 2011


1.

Lý do chọn đề tài

Có thể nói, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển ngày
một năng động, toàn diện và đi theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế của các
quốc gia lớn mạnh trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy nhu cầu về nghề PR
(quan hệ công chúng) chuyên nghiệp ngày càng lớn cùng với sự phát triển của nền
kinh tế - xã hội Việt Nam.
Xét theo xu hướng trên thế giới, nghề PR được xem là một ngành nghề được ưa
chuộng bởi tính năng động trong nhịp độ cơng việc, tính sáng tạo trong các ý tưởng
và có khả năng đem lại nguồn thu nhập cao. Song nhìn về thực tế ở Việt Nam cho
đến nay, chúng ta mới chỉ thấy vai trò của PR trong các hoạt động như tổ chức sự


kiện, quan hệ báo chí, quan hệ nội bộ hay xây dựng thương hiệu, thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp…Các công ty PR của Việt Nam hầu như chưa có
khả năng cung cấp dịch vụ quản trị khủng hoảng, hoạch địch chiến lược hay điều
hành tư vấn chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã tìm hiểu được nguyên nhân sâu xa dẫn
đến những hạn chế nêu trên của ngành PR ở Việt Nam đó là do nguồn nhân lực
được đào tạo chuyên sâu về PR còn thiếu. Những người làm nghề PR hiện nay chủ
yếu dựa trên kinh nghiệm thực tế và q trình tự tìm hiểu tích lũy hiểu biết của bản
thân, Ngành PR Việt Nam chưa xây dựng được một nền tảng vững chắc để có
được chỗ đứng như một ngành chun mơn thực sự chính vì thiếu hụt hệ thống cơ
sở lý luận khoa học, cơ sở pháp lý và cơ sở đạo đức căn bản.
Nét nổi bật của ngành PR ở Việt Nam đó là sự hoạt động thiếu tính chun nghiệp.
Khơng thế phủ nhận trong những năm gần đây, số lượng các công ty truyền thông
tư nhân tăng mạnh nhưng chỉ tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Mặc dù lực
lượng làm PR ở Việt Nam phần lớn đều có trình độ đại học, song họ tốt nghiệp các
chuyên ngành khác như báo chí, kinh tế, ngoại thương, ngoại ngữ chứ chưa được
đào tạo PR chính quy.


Từ những thực trạng trên, người nghiên cứu thấy rằng cần phải có những định
hướng cụ thể, những giải pháp thúc đẩy việc đào tạo chuyên ngành PR trong các
trường đại học, để có thể xây dựng nền tảng lý luận khoa học cơ bản cho các thế hệ
sinh viên trẻ, cung cấp đội ngũ có tri thức chun mơn cho các doanh nghiệp, các
công ty PR chuyên nghiệp. Đây chính là động lực để người viết tiến hành nghiên
cứu đề tài “Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên ngành PR tại các trường đại học ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Người viết tiến hành nghiên cứu đề tài với những mục tiêu sau:



Phân tích được hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tế cũng

như sự phát triển của các khoa có chuyên ngành PR trong các trường đại học tại
Việt Nam.

Từ việc phân tích thực tế, người nghiên cứu có thể đưa ra những giải pháp,
đóng góp những ý tưởng đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo
chuyên ngành PR trong các trường đại học.

Tự trau dồi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức của bản thân về chuyên
ngành PR cũng như hoạt động PR chuyên nghiệp. Ngoài ra đề tài này cũng sẽ góp
phần làm tài liệu tham khảo hữu ích cho những người trẻ tuổi có nhu cầu học
chuyên ngành PR một cách chính quy cũng như những doanh nghiệp đang muốn
xây dựng những khóa đào tạo PR chuyên nghiệp và bài bản cho nhân viên của
mình.
3.
Tình hình nghiên cứu
Hiện tại theo như người viết đã tìm hiểu thì đã có một số đề tài và tài liệu tham
khảo nghiên cứu sâu về những vấn đề cơ bản của PR như “PR: Lý luận và ứng
dụng”, “PR: Kiến thức cơ bản và Đạo đức nghề nghiệp”, “Ngành PR ở Việt Nam”
của PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng…những tài liệu trên như cơ sở lý luận vững
chắc để người nghiên cứu dựa vào đó khai thác và mở rộng vấn đề theo hướng tập


trung vào phân tích, đánh giá cơng tác đào tạo chuyên ngành PR tại các trường đại
học ở Việt Nam hiện nay. Có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về PR như vài trò PR
trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, chức năng quản lý khủng hoảng và
hoạch địch chiến lược của PR, hoạt động PR trong các tổ chức phi chính phủ, PR
đặt trong mối quan hệ với quảng cáo và marketing…Tuy nhiên những đề tài đi sâu
nghiên cứu công tác đào tạo đội ngũ sinh viên chun ngành PR cịn chưa nhiều.

Chính vì vậy, người viết đã quyết định chọn đề tài này để xây dựng lên nội dung
luận văn. Do những yếu tố khách quan và chủ quan tác động vào quá trình tìm
hiểu, khảo sát, nghiên cứu và thực hiện khóa luận nên người viết có thể gặp phải
những thiếu sót và những hạn chế nhất định.
4.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Người nghiên cứu chọn đề tài ““Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên ngành PR tại
các trường đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” nên trong khuôn khổ luận
văn này, người viết sẽ đi vào nghiên cứu thực trạng việc đào tạo chuyên ngành PR
ở Việt Nam hiện nay, tập trung tìm hiểu quá trình thành lập cũng như những hoạt
động, những kết quả đạt được của khoa PR trong các trường đại học trên toàn
quốc. Tác giả sẽ chọn thời gian nghiên cứu là từ năm 2006 cho đến nay vì đó chính
là dấu mốc cho sự ra đời của cơ sở đầu tiên trong cả nước cung cấp các khóa đào
tạo đại học chuyên ngành PR.
5.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là các khoa PR tại các trường đại học
trong cả nước. Theo nghiên cứu, người viết thu thập được thơng tin về các trường
đại học có đào tào chun ngành PR đó là:
-

Khoa Quan hệ cơng chúng và Quảng cáo – Học viện Báo chí Tuyên truyền –

Hà Nội
Khoa Báo chí và Truyền thơng – ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc Gia Hà Nội
Khoa Báo chí và Truyền thông – ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc Gia TP.HCM



6.

Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông – Đại học Hịa Bình – Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn này người nghiên cứu sẽ dùng những phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp tổng hợp, phân tích các vấn đề theo hướng quy nạp và diễn

dịch.
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tìm kiếm, thu thập, sử dụng tài

liệu, dữ kiện có sẵn.
Phương pháp xã hội học: thống kê, lập bảng so sánh, xử lý các số liệu
Phương pháp tiếp cận theo lịch sử, phương pháp suy luận logic
Phương pháp thiết kế bảng hỏi để thu thập thông tin.
7.
Tổng quan nội dung đề tài nghiên cứu
Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:

-

Chương I - Lý luận chung về PR:
Ở chương này người nghiên cứu sẽ tiến hành đưa ra các khái niệm, định

nghĩa về thuật ngữ PR, những hoạt động cơ bản của PR là gì, phân biệt rõ PR
giống và khác như thế nào so với Marketinh và Quảng cáo, các chức năng cơ bản

của PR, vai trò của PR, những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động PR, những cơng
cụ của PR…
Ngồi hệ thống các khái niệm cơ bản về PR, người nghiên cứu tìm hiểu về
lịch sử hình thành của PR, nguồn gốc của PR bắt nguồn từ đâu, cơ sở lý thuyết của
PR là gì, những yếu tố nào tác động đến quá trình hình thành và phát triển ngành
PR, xu thế phát triển của PR.

Chương II – phân tích thực trạng hoạt động và phát triển của công tác
đào tạo chuyên ngành PR tại các trường đại học ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay
Trước tiên người nghiên cứu sẽ phân tích về sự hình thành cũng như xu
hướng phát triển ngành PR ở Việt Nam.
Sau đó người nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem có bao nhiêu % nhân viên đang
làm PR tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành PR hoặc đã từng được tham gia


một khóa đào tạo PR cơ bản qua các hình thức dài hạn, ngắn hạn khác nhau (phần
này có thể thiết kế bảng hỏi)
Phần trọng tâm trong chương 2 đó là người nghiên cứu sẽ phân tích q
trình hình thành và phát triển của các khoa đào tạo chuyên ngành PR trong các
trường đại học ở Việt Nam đó là Học viện Báo chí Tuyên truyền, ĐH KHXH&NV
thuộc ĐH Quốc Gia tại 2 cơ sở là Hà Nội và TP.HCM, ĐH Hịa Bình.
Khoa Quan hệ cơng chúng – Học viện báo chí Tun truyền: Khoa Quan hệ
cơng chúng và Quảng cáo, thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đầu
tiên trên cả nước đào tạo ngành PR - Quảng cáo ở bậc đại học. Khoa Quan hệ
công chúng và Quảng cáo đang nỗ lực thực hiện sứ mạng bổ sung nguồn nhân lực
có chất lượng cao cho ngành Quan hệ công chúng và Quảng cáo. Đồng thời, khoa
còn thực hiện nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thơng, nhằm góp phần đưa
ngành này ở Việt Nam trở nên chuyên nghiệp ngang tầm với sự phát triển chung ở
các nước tiên tiến trên thế giới.

Chương trình đào tạo các ngành Quan hệ công chúng và Quảng cáo được thiết kế
dựa trên mơ hình đào tạo của các trường đại học Mỹ, Anh và Australia. Chương
trình đào tạo của khoa luôn nhận được sự tư vấn quý báu của các chuyên gia cao
cấp đang hoạt động trong lĩnh vực truyền thông để thường xuyên cải tiến cho phù
hợp với yêu cầu phát triển mới trong ngành.
Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo tuyển sinh đại học khối C và khối D1 từ
năm 2006. Đến năm 2008, khoa bắt đầu tuyển sinh thêm hệ đại học văn bằng 2
dành cho những học viên đã tốt nghiệp đại học. Dự kiến ngành Quan hệ công
chúng sẽ được đào tạo ở bậc cao học từ năm 2010.
Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo liên tục mở các khóa đào tạo ngắn hạn và
chuyên sâu để bồi dưỡng kỹ năng nghề PR và Quảng cáo, kỹ năng tổ chức sự kiện,
giao tiếp - thuyết trình - phát ngơn - đàm phán và kỹ năng lãnh đạo quản lý truyền
thông.


Là đơn vị năng động và tiên phong trong nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn ngành
Quan hệ công chúng và Quảng cáo, khoa đã và đang triển khai nhiều đề tài khoa
học cấp bộ, cấp trường và của các quỹ tài trợ nghiên cứu quốc tế.
Đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên của Khoa Quan hệ công chúng và Quảng
cáo đều được đào tạo bài bản tại nước ngồi, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn
và có khả năng sư phạm cao. Tiến sĩ Đinh Thị Thuý Hằng, trưởng khoa Quan hệ
công chúng và Quảng cáo, đã nhận bằng tiến sỹ ngành truyền thông tại Đại học
Công nghệ Sydney năm 2003, có kinh nghiệm làm báo truyền hình hơn 20 năm, và
kinh nghiệm giảng dạy tại nước ngoài. Tiến sĩ Đinh Thị Thuý Hằng hiện còn đảm
nhiệm vị trí Phó Giám Đốc Trung tâm đào tạo của Hội nhà báo Việt Nam, đồng
thời là cố vấn cao cấp dự án đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam - Thụy Điển.
Khoa Báo chí và Truyền thơng – ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc Gia Hà Nội:
Được thành lập năm 1990, hiện nay Khoa Báo chí và Truyền thơng (Trường Đại
học KHXH&NV) đã trở thành một trong 4 cơ sở đào tạo và nghiên cứu báo chí
truyền thơng lớn trong cả nước, có chất lượng chun mơn tốt; có ảnh hưởng ngày

càng rộng rãi trong giới báo chí và xã hội; và là một địa chỉ đào tạo tin cậy, uy tín.
Những người tốt nghiệp khoa Báo chí và Truyền thơng đa số đã phát huy nghề
nghiệp và có đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng. Khoa Báo chí và Truyền
thơng đã và đang cung cấp hàng nghìn phóng viên, biên tập viên, nhân viên quan
hệ cơng chúng (PR), quảng cáo, tổ chức sự kiện… có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến
sĩ cho các cơ quan truyền thơng đại chúng và các tổ chức chính trị, kinh tế, văn
hố, xã hội.
Các nhiệm vụ chính:
- Đào tạo phóng viên, biên tập viên, nhân viên quan hệ công chúng (PR), quảng
cáo, tổ chức sự kiện… có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho các cơ quan truyền
thông đại chúng và các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.


- Nghiên cứu khoa học, lí luận và thực tiễn báo chí truyền thơng trong nước, khu
vực và quốc tế.
- Quan hệ hợp tác với các cơ quan báo chí, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong và
ngoài nước.
Chiến lược phát triển chung của khoa là xây dựng và phát triển thành khoa Báo chí
và Truyền thơng mạnh, chất lượng cao về đào tạo và nghiên cứu báo chí truyền
thông, mở rộng và cập nhật các lĩnh vực đào tạo theo nhu cầu xã hội. Mở rộng hợp
tác trong và ngồi nước.
Khoa Báo chí và Truyền thơng – ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc Gia TP.HCM:
Ngày 23/5/2007, Hội đồng Khoa học Đại học Quốc gia TP. HCM đã thông qua đề
án thành lập Khoa Báo chí và Truyền thơng ở Trường Đại học KHXH & NV.
Ngày 23/08/2007, Đại học Quốc gia TP.HCM ký quyết định thành lập Khoa Báo
chí và Truyền thơng.
Khoa Báo chí và Truyền thơng hiện nay có gần 20 CBGD. 90% số đó đã được
huấn luyện đào tạo Báo chí chun nghiệp ở trong và nước ngồi. Ngồi ra, Khoa
cịn có sự cộng tác thường xun của gần 100 CBGD là các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ
chuyên ngành của Trường Đại học KHXH & NV và 30 cán bộ quản lý báo chí và

nhà báo.
Hiện nay, Khoa Báo chí và Truyền thơng quản lý và đào tạo gần 1000 SV (gồm
các lớp chính quy, văn bằng 2 và tại chức) tại TP. HCM và một số tỉnh ở khu vực
phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên.
Với cơ sở vật chất được trang bị hiện đại: Một phịng thực tập truyền hình, một
phịng thực hành truyền thơng trực tuyến, 30 máy ảnh, 6 máy quay và hơn 1000
đầu sách là giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành, Khoa Báo chí và Truyền
thơng đã đáp ứng được nhu cầu học tập và thực hành của SV ngành báo chí.
Trong 19 năm qua, Khoa Báo chí và Truyền thơng đã đào tạo được 15 khóa vớ hơn
1500 cử nhân. 70% số sinh viên tốt nghiệp đang làm việc tại các cơ quan báo chí
Trung ương, TP. HCM và các tỉnh phía Nam. Số cịn lại hoạt động trong những


lĩnh vực liên quan đến báo chí, truyền thơng như nhà xuất bản, công ty quảng cáo,
tiếp thị, quan hệ cơng chúng…
Khoa Báo chí và Truyền thơng đã liên kết xuất bản 3 cuốn sách chuyên ngành
(trong đó có cuốn Nhà báo hiện đại) đang được giới thiệu rộng rãi trên các phương
tiện truyền thông). Nhiều sinh viên được trao giải thưởng NCKH cấp Thành phố và
cấp Bộ.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Nhà trường và các xu hướng mới trong lĩnh
vực truyền thơng, Khoa Báo chí và Truyền thơng cũng đang trong q trình hồn
thiện chương trình đào tạo, xây dựng đội ngũ CBGD, phát triển cơ sở vật chất để
trở thành một trung tâm nghiên cứu và đào tạo về lĩnh vực Báo chí và Truyền
thơng mạnh nhất ở TP. HCM và các tỉnh phía Nam.
Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông – Đại học Hịa Bình – Hà Nội: đây
là trường đại học thứ ba xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành PRVới
chương trình đào tạo được soạn bởi các chuyên gia PR chuyên nghiệp và tham
khảochương trinh chuẩn của các trường có danh tiếng trên thế giới ở Canada, Anh,
Mỹ …. Với đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng giàu kinh nghiệm
giảng dạy và thực tiễn, đến từ các trường đại học, học viện, các tòa soan báo, các

hãng kinh doanh, doanh nghiệp lớn như CocaCola, Toyota(7 Giáo sư, phó giáo sư,
10 tiến sỹ, 16 thạc sỹ và 7 cử nhân đại học)…… .Khoa QHCC và TT Trường Đại
học Hịa Bình sẽ sớm “trình Làng” những cử nhân QHCC năng động, sáng tạo với
đầy đủ các kỹ năng PR cần thiết, vững vàng trong chun mơn, có khả
năng đảm đương bất cứ nhiệm nào mà xã hội giao phó. Đặc biệt với sự ra đời của
tờ báo “Thế giới PR”, Khoa QHCC tạo ra cho sinh viên một sân chơi lành mạnh,
giúp sinh viên thực hành kỹ năng làm báo và các kỹ năng PR ngay từ năm đầu tiên
khi bước chân vào giảng đường đại học. Sau 4 năm theo học tại Khoa QHCCTrường Đại học Hòa bình Sinh viên tốt nghiệp sẽ có vốn kiến thức sâu rộng, thành


thạo các kỹ năng chuyên ngành và có đủ năng lực đẻ tham gia các hoạt động xã hội
sau khi tốt nghiệp:
* Vốn kiến thức
Các Cử nhân QHCC được trang bị kiến thức chuyên ngành vững vàng trên các lĩnh
vực như báo điện tử, báo in, phát thanh, truyền hình, quảng cáo và các lĩnh vực
khác của PR, có khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ liên quan tới các mối quan hệ
giao tiếp trong xã hội như phát ngôn viên, giám đốc truyền thông hay PR tiếp
thị của một tổ chức hay một doanh nghiệp. Cử nhân tốt nghiệp ngành PR có hiểu
biết rộng về mọi mặt của đời sống xã hội, có thể thực hiện các chức trách và cơng
tác tại các tổ chức có liên quan đến báo chí, truyền thơng đại chúng, các bộ phận
marketing của các công ty.
* Về kỹ năng
Cử nhân ngành QHCC được đào tạo kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực báo chí,
phát thanh, truyền hình …., có khả năng phân tích, thảo luận, bình luận những vấn
đề về báo chí, QHCC trong các tồ chức nhà nước cũng như trong các doanh
nghiệp trong và ngoài nước. Điều này giúp sinh viên khi ra trường có thể sớm hịa
nhập và phát triển trong môi trường làm việc mới.
Cử nhân khoa QHCC có kỹ năng viết, giao tiếp và biên tập tốt. Có thể viết các
thơng cáo báo chí, các bài thuyết trình, nghiên cứu, tư vấn và làm việc với khách
hàng. Có thể tổ chức các sự kiện đặc biệt cho các cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng

các kế hoạch quảng bá và truyền thông tới các đối tượng khác nhau.
* Về năng lực và việc làm sau khi tốt nghiệp: Cử nhân QHCC có khả năng thực
hiện các chương trình phỏng vấn, biên tập viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí,
hãng tin, hãng thơng tấn, đài phát thanh, đài truyền hình; làm cán bộ giảng dạy, cán
bộ nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về báo chí và QHCC; làm cán bộ
chức năng trong các cơ quan như lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp hoặc thực hiện
các chức trách, cơng tác địi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ
năng nghiệp vụ về QHCC như các cơ quan văn hóa – tư tưởng và các cơ quan,
đơn vị tổ chức chính trị - xã hội.


Có lẽ chính bởi do sức hấp dẫn của nghề PR đối với giới trẻ và phương châm giáo
dục đúng đắn “ lấy chất lượng đào tạo làm tiêu chí” nên ngay sau khi thành lập
Khoa QHCC và TT đã tập hợp được gần 400 sinh viên đầy nhiệt huyết với nghể
PR về tụ họp dưới mái trường Đại Học Hịa Bình để cùng với 1500 sinh viên của
Trường “ nâng cánh bay xa” thực hiện những hoài bão, ước mơ và khát vọng của
thế hệ trẻ.


Chương III – Các giải pháp xây dựng, đổi mới và đẩy mạnh công tác

đào tạo chuyên ngành PR ở các trường đại học tại Việt Nam trong trong thời
kì hội nhập quốc tế.
Dựa trên nền tảng những cơ sở lý luận sẵn có, những phân tích, nhìn nhận,
đánh giá từ q trình nghiên cứu thực tế, người viết sẽ đưa ra những đề xuất,
những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo chuyên ngành
PR ở các trường đại học một cách chuyên nghiệp, mới mẻ, sáng tạo hơn.
Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức: xây dựng những đề cương bài
giảng với những kiến thức cơ bản nhất, những kiến thức tham khảo, ví dụ thực tế
sinh động, hấp dẫn. Đổi mới hình thức giảng dạy, sử dụng công nghệ thông tin và

những giáo cụ trực quan sinh động trong mỗi tiết học nhằm thu hút sinh viên tìm
hiểu và khám phá. Thiết kế những giờ thảo luận, những buổi tọa đàm, hội thảo
chuyên ngành nhằm rèn luyện cho sinh viên kĩ năng làm việc nhóm, khả năng
thuyết trình - phản biện một vấn đề. Bên cạnh đó, những buổi học như vậy tạo điều
kiện cho sinh viên bày tỏ quan điểm, thể hiện chính kiến, chia sẻ kiến thức, học hỏi
lẫn nhau cũng như giải đáp những thắc mắc trong quá trình học, giúp họ lĩnh hội
thêm được những thơng tin thực tế bổ ích.
Xây dựng những chương trình đào tạo liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp
lớn. Các trường đại học có thể khai giảng những khóa học PR cơ bản và chuyên
nghiệp dành cho các nhân viên của các công ty PR, các tổ chức phi chính phủ. Mặt
khác, từ phía các trường đại học có thể mời những chuyên viên PR cao cấp, những


nhà lãnh đạo lớn trong các doanh nghiệp, các trung tâm tư vấn nươc ngoài đến
giảng dạy cho sinh viên.
Chú trọng việc thực hành trong quá trình học tập, nhà trường nên xây dựng
những buổi học ngoại khóa, cho sinh viên được trực tiếp tham gia vào các hoạt
động tổ chức sự kiện, xây dựng những kế hoạch truyền thông để trang bị cho họ
những kinh nghiệm quý báu trước khi tốt nghiệp.
Trang bị hai kĩ năng quan trọng là báo chí và ngoại ngữ cho sinh viên PR.
Trong hoạt động của người làm PR chuyên nghiệp, kĩ năng báo chí và ngoại ngữ là
hai cơng cụ rất quan trọng. Trong thời kì hội nhập quốc tế như hiện nay, có khả
năng ngoại ngữ tốt là điều rất có lợi thế cho một chuyên viên PR khi làm việc vớ
những tổ chức phi chính phủ, những dự án truyền thơng của nước ngoài hay những
tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Bên cạnh trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ báo chí cũng
là một điều kiện thiết yếu của một chuyên viên PR. Theo một khảo sát tháng 7 năm
2007 của Học viện Báo chí Tun truyền về cơng việc chủ yếu của nhân viên PR.
Những công việc được đưa vào bảng khảo sát gồm có: quan hệ với báo chí, tổ chức
sự kiện, điều hành – tư vấn chiến lược, vận động hành lang và những công việc
khác. Kết quả khảo sát cho thấy 56% nhiệm vụ thường xuyên của chuyên viên PR

là quan hệ với báo chí. Chính vì thế đội ngũ PR chuyên nghiệp phải trang bị cho
mình kiến thức vững vàng về báo chí như kĩ năng viết thơng cáo báo chí, xây dựng
kịch bản chương trình, thực hiện những bản tin nội bộ, tổ chức họp báo cũng như
kĩ năng ứng xử với báo chí.
Trong phần này có thể xây dựng bảng hỏi dành cho những sinh viên đang
theo học chuyên ngành PR để nhận được những ý kiến đóng góp thiết thực, cũng
như dành cho các bạn trẻ để biết được họ mong muốn gì hay có những yêu cầu gì
đối với việc chuẩn bị lựa chọn theo học chuyên ngành PR.
8.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Ý nghĩa lý luận của đề tài nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài giúp cho tác giả có thêm cơ hội tìm hiểu một cách chuyên
sâu hơn về những vấn đề cơ bản của PR, nâng cao tri thức, mở rộng vốn hiểu biết


của bản thân. Ngồi ra người nghiến cứu có thể tự bổ sung cho mình những kiến
thức trước đây cịn thiếu hụt, tự trau dồi tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Có thể coi luận văn này như một tài liệu khoa học hay một cuốn cẩm nang hữu ích
cho những người đang quan tâm và muốn tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng đào
tạo PR chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn đã có những
đánh giá, đề xuất, đóng góp tích cực cho q trình từng bước hồn thiện và phát
triển khung chương trình đào tạo chuyên ngành PR trong các trường đại học tại
Việt Nam.
9.
Kết cấu của đề tài
A.
Đặt vấn đề

1.
Lý do chọn đề tài.
2.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
3.
Tình hình nghiên cứu đề tài
4.
Phạm vi nghiên cứu đề tài
5.
Đối tượng nghiên cứu đê tài
6.
Phương pháp nghiên cứu đề tài
7.
Tổng quan nội dung đề tài nghiên cứu
8.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
B.
Giải quyết vấn đề
Chương I: Lý luận chung về PR
1.
2.
3.


Các định nghĩa cơ bản về PR
Cơ sở lý thuyết truyền thông của PR
Lịch sử hình thành và phát triển của PR
Kết luận chương I
Chương II: phân tích thực trạng hoạt động và phát triển của công tác của
công tác đào tạo chuyên ngành PR trong các trường đại học ở Việt Nam hiện

nay.

1.
2.
3.

Khái quát về lịch sử hình thành PR ở Việt Nam.
Những đặc thù phát triển của hoạt động PR ở Việt Nam hiện nay.
Thực trạng hoạt động và phát triển của các công tác đào tạo chuyên ngành PR
trong các trường đại học ở Việt Nam.


3.1.
3.2.
3.3.
3.4.


Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo – Học viện Báo chí Tun truyền
Khoa Báo chí và Truyền thơng – ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội
Khoa Báo chí và Truyền thông – ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM
Khoa Quan hê cơng chúng và Truyền thơng – ĐH Hịa Bình – Hà Nội
Kết luận chương II
Chương III: Các giải pháp xây dựng, đổi mới và đẩy mạnh công tác đào tạo
chuyên ngành PR ở các trường đại học tại Việt Nam trong trong thời kì hội

1.
2.

nhập quốc tế.

Nâng cao chất lượng giảng dạy từ nội dung đến hình thức.
Xây dựng những chương trình đào tạo liên kết với các tổ chức, trung tâm, các

3.
4.

C.

doanh nghiệp hoạt động trong ngành PR
Chú trọng đưa việc thực hành cũng như những hoạt động thực tế vào mỗi bài giảng
Trang bị hai kĩ năng ngoại ngữ và báo chí cho sinh viên chuyên ngành PR
Kết luận chương III
Kết luận vấn đề
Nhìn chung, từ nghiên cứu thực tiễn cho thấy ngành PR ở Việt Nam hoạt động cịn
thiếu tính chun nghiệp chính do sự thiếu hụt của đội ngũ chuyên viên PR có kiến
thức chuyên ngành, giàu kinh nghiệm. Vì trên thưc tế, những người làm PR trong
các công ty truyền thông ở Việt Nam hiện nay đều tốt nghiệp đại học tuy nhiên lại
là các chuyên ngành khác như ngoại ngữ, ngoại thương, kinh tế, báo chí chứ ít
người là cử nhân chuyên ngành PR. Phần lớn, họ học làm PR qua thực tế, qua sự tự
học hỏi của bản thân, chưa được đào tạo bài bản cho nên các công ty PR ở Việt
Nam chưa thể cung cấp dịch vụ PR chuyên nghiệp theo đúng nghĩa của nó. PR
Việt Nam chỉ yếu tập trung ở mảng quan hệ báo chí, hoạt động tổ chức sự kiện mà
chưa phát triển được ở chức năng quản trị khủng hoảng và hoạch địch chiến lược.
Vì vậy, đề tài đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết đó là đưa ra được những giải pháp tối
ưu nhằm tập trung phát triển công tác đào tạo PR một cách chuyên nghiệp và bài
bản trong các trường đại học ở Việt Nam. Nếu đề tài này được thực hiện tốt, có thể
ngành PR ở Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể vì đào tạo được những đội ngũ tri
thức có nền tảng kiến thức chuyên môn và những kĩ năng cơ bản về PR. Các



trường đại học này sẽ cung cấp những chuyên viên PR cho khối doanh nghiệp, các
công ty PR tư nhân với các dịch vụ tổ chức sự kiện, tham vấn và quản trị…các tổ
chức phi chính phủ cũng như các cơ quan Nhà nước, Chính phủ…
10. Tài liệu tham khảo


Sách tham khảo quốc văn
- “Truyền thông đại chúng” – GS.TS.Tạ Ngọc Tấn (NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, năm 2001)
- Kỷ yếu hội thảo “Quan hệ công chúng – Lý luận và Thực tiễn” – Học viện Báo
chí Tuyên truyền (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005).
- “PR: kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp” – PGS.TS.Đinh Thị Thúy Hằng
chủ biên (NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, năm 2007)
- “PR: Lý luận và ứng dụng” – PGS.TS.Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên (NXB Lao
động – Xã hội, Hà Nội, năm 2008)
- “Ngành PR tại Việt Nam” – PGS.TS.Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên (NXB Lao
động – Xã hội, Hà Nội, năm 2010)



Sách tham khảo ngoại văn
- “Public relations theory II” – Botan, C.H & Hazleton (Lawrence Erlbaum
Associates, Publisher, Mahwah, NJ & London, 2006)
- “Media Effective: Advances in Theory and Research” – Bryant, J. & Zilman
(Lawrence Erlbaum Associates, Mahwah, NJ, 2002)
- “Public Relations theory and practice” – Johnston, J. & Zawawi (3 rd edn, Allen &
Unwin, Crows Nest, NSW, 2009)




Các nguồn tài liệu tham khảo khác
- Tạp chí Lý luận và Truyền thơng.
- Các trang diễn đàn của các khoa, các trường đại học nằm trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài.


- Các nguồn tài liệu của Bộ Thông tin Truyền thơng, Bộ Giáo dục – Đào tạo, các
trang website chính thức của các Công ty Truyền thông và các trang báo điện mạng
điện tử trên cả nước.



×