Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

luận văn thạc sĩ Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa họccủa sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.26 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Nguyễn thiện thuật

Sù thích ứng
với hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TÂM LÝ HỌC
Hà nội – 2005
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Nguyễn thiện thuật
1

Sù thích ứng
với hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bạc liêu
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã sè : 60.31.80
Người hướng dẫn khoa học : PGS-TS NGUYỄN THẠC
Hà nội – 2005
2
Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy, các cô khoa Tâm lý – Giáo
dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin thành thật cảm ơn thầy Nguyễn Thạc
đã tận tình giúp đỡ em một cách chu đáo trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này !
Tôi xin cảm ơn các thầy, các cô trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu


cùng toàn thể các sinh viên của trường đã giúp đỡ tôi thực hiện việc điều tra
nghiên cứu trong quá thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2005
Tác giả luận văn
Phần mở đầu
1 / LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong xã hội, mỗi người mỗi hoạt động, mỗi người mỗi nghề nghiệp khác
nhau. Song có một hoạt động mà mọi người, mọi nghề ở bậc cao đều phải có dù
ở mức độ cao hay thấp, đó là hoạt động nghiên cứu khoa học. Ở xã hội mà khoa
học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão ngày nay thì việc nghiên cứu
3
khoa học lại càng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đói với cuộc sống và nghề
nghiệp của mỗi người, đặc biệt là đối với người giáo viên.
Thứ nhất, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp cho mỗi cá nhân không
ngừng phát triển về trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên môn
nghiệp vô . Nhờ có nó mà mỗi chúng ta có thể cập nhật kịp thời những tri thức về
các lĩnh vực văn hóa khoa học kỹ thuật và cuộc sống đang phát triển một cách
hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ, một sự phát triển như vũ bão về khoa học kỹ
thuật. Vì vậy nghiên cứu khoa học là một điều kiện cần thiết để chúng ta sống và
tham gia các hoạt động một cách sáng tạo, một cách có hiệu quả.
Thứ hai, hoạt động nghiên cứu khoa học có tác dụng rút ngắn thời gian học
tập của mỗi cá nhân, rút ngắn thời gian đào tạo của nhà trường. Nếu làm tốt công
tác này thì quá trình đào tạo sẽ nhanh chóng trở thành quá trình tự đào tạo. Kết
qủa của quá trình giáo dục và đào tạo phụ thuộc nhiều vào khả năng nghiên cứu
khoa học của thầy và trò trong công tác giáo dục.
Thứ ba, đối vối người giáo viên, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu
khoa học lại càng được khảng định rõ, lại càng có vai trò đặc biệt qyan trọng. Để
có khả năng nghiên cứu khoa học thì bản thân mỗi người thầy, người hướng dẫn
những bước đi ban đầu cho thế hệ tương lai của xã hội phải biết nghiên cứu khoa
học và phải biết làm tốt công việc này, phải biết thể hiện và sử dụng nó ngay

trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của mình đối với học sinh. Hoạt động
nghiên cứu khoa học luôn bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của người
giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Công việc này của người giáo viên
đòi hỏi phải được hình thành, được thích ứng càng sớm càng tốt, đặc biệt là ngay
từ khi còn là sinh viên trong các trường sư phạm. Sự thích ứng là một điều kiện
cơ bản để đảm bảo cho sự thành công trong mọi hoạt động của con người.
Để cho các sinh viên sư phạm sớm thích ứng với hoạt động nghiên cứu
khoa học một cách thuận lợi thì đòi hỏi người giáo viên sư phạm không chỉ biết
nghiên cứu khoa học, nhiệt tình hướng dẫn sinh viên học tập, nghiên cứu khoa
học mà còn đòi hỏi người giảng viên sư phạm phải biết, phải nắm thực trạng sự
4
thích ứng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và những nguyên
nhân của thực trạng đó một cách có cơ sở.
Đối với các trường vùng xa, vùng sâu nơi Ýt có hoàn cảnh học tập qua các
phương tiện thông tin đại chúng, nơi Ýt có điều kiện tiếp xúc với sách vở thì việc
sớm hình thành khả năng nghiên cứu khoa học thật sự cho sinh viên ngay từ khi
họ còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm càng là vấn đề có nhiều khó khăn,
phức tạp nhưng lại càng là một yêu cầu bước thiết, cấp bách.
Là một giảng viên dạy Tâm lý học ở Trường Cao đẳng sư phạm của một
tỉnh vùng sâu, nơi công tác nghiên cứu khoa học Ýt được quan tâm, Ýt được chú
ý trong khi nó đòi hỏi phải được quan tâm hơn, tôi thấy mình cũng có phần trách
nhiệm không nhỏ trong việc tham gia vào quá trình giúp sinh viên nhanh chóng
thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học. Ý thức được tầm quan trọng của
vấn đề trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của
mình là tìm hiểu: “ Sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu.”
2 / MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra thực trạng sự thích ứng với
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường C.Đ.S.P tỉnh Bạc-Liêu, chỉ
ra yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng đến thực trạng này và trên cơ sở đó xây dựng

một số biện pháp cần thiết để tác động đến sinh viên nhằm nâng cao khả năng
thích ứng của họ trong hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của trường.
3 / NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :
1. Tìm hiểu cơ sở lý luận về sự thích ứng hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên.
2. Tìm hiểu thực trạng sự thích ứng đối với hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên và các yếu tố làm ảnh hưởng đến thực trạng này.
5
3. Xây dựng một số biện pháp tác động để giúp sinh viên nhanh
chóng thích ứng với hoạt động nghiên cúu khoa học trong quá trình học tập và
rèn luyện ở nhà trường Sư phạm.
4 / GIẢ THUYẾT KHOA HỌC :
Thực trạng sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu có thể là chưa cao và có sự khác biệt về
mức độ giữa những sinh viên ở các khoa khác nhau, nhưng nếu có biện pháp tác
động thích hợp và có sự quan tâm hướng dẫn học tập, nghiên cứu tốt thì sinh
viên cao đẳng sư phạm cũng có khả năng thích ứng tốt đối với hoạt động này.
5 / KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Khách thể nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu trên 291 sinh viên năm thứ III
ở các khoa sư phạm cấp II của Trường C.Đ.S.P tỉnh Bạc-Liêu năm học 2004-
2005 và 26 giảng viên của trường tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập và làm
bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá.
Đối tượng nghiên cứu : Sù thích ứng của sinh viên với hoạt động nghiên
cứu khoa học.
6 / PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI :
Đề tài chỉ tiến hành tìm hiểu nghiên cứu trên những sinh viên năm thứ III
và những giảng viên hướng dẫn của Trường Cao đẳng Sư phạm Bạc-Liêu trong
năm học 2004-2005 và một số năm học trước đó. Việc nghiên cứu được tiến
hành chủ yếu qua việc học tập chuyên đề Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo

dục và việc làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá của sinh viên.
7 / PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp thống kê toán học.
8 / CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI :
6
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề thích ứng của sinh viên cao đẳng
sư phạm đối với hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục. Đề tài cũng góp phần
chỉ ra một số biện pháp nhằm nâng cao thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên trong quá trình đào tạo ở trường Cao dẳng Sư phạm và có thể
được áp dụng các biện pháp đó vào công tác đào tạo của các trường cao đẳng và
đại học sư phạm trong những điều kiện giảng dạy và học tập tương tù.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC
VỀ THÍCH ỨNG
1. MỘT VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG:
Thích ứng là một trong những vấn đề quan trọng của đời sống tâm lý con
người, nó có một ý nghĩa to lớn đối với kết quả hoạt động của mỗi con người cụ
thể. Thích ứng không phải chỉ là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học mà còn là
đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác như Sinh lý học, Y học,
Triết học… Vì vậy vấn đề thích ứng đã được nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau
nghiên cứu từ lâu, song nó lại là vấn đề mới, Ýt được quan tâm nghiên cứu so
7
với các lĩnh vực khác trong Tâm lý học. Chúng ta có thể kể đến một số tác giả
tiêu biểu với những công trình lớn nghiên cứu về thích ứng trong lịch sử của Tâm
lý học thế giới:
H.Spencer (1820-1903) đã nghiên cứu sự thích ứng trên mối quan hệ mật
thiết giữa con người với môi trường sống. Đó chính là mối quan hệ giữa các yếu

tố bên trong và bên ngòai của con người. Ông đã chú ý nghiên cứu quy luật của
sự thích ứng tâm lý , theo ông thì đó là chọn lọc tự nhiên.
J. Watson (1878-1958), một nhà tâm lý học hành vi đã cho rằng đứng ở
góc độ thích ứng, cuộc sống của con người là tổng hợp nhiều hành vi khác nhau
nhằm mục đích giúp họ thích nghi được với môi trường sống.
S. Freud (1856-1939), người đại diện cho thuyết Phân tâm học, thì cho
rằng khả năng thích ứng với cuộc sống cá nhân chỉ thể hiện được khi “Cái tôi”
có thể điều hòa được mâu thuẫn giữa cái trung tính và cái “Siêu tôi” .
E.A. Ecmoleava lại chú ý tới thích ứng như là quá trình thích nghi của con
người bắt đầu lao động với các đặc điểm và điều kiện lao động trong một tập thể
nhất định.
Với nhà tâm lý học A.I. Secbacop và A.V. Mudric thì thích ứng lại được
hiểu là quá trình thích nghi với điều kiện thực tế của hoạt động thể hiện khi con
người mới tham gia họat động trong lĩnh vực nhất định.
Nhìn chung, các tác giả đều chú ý tới bản chất của vấn đề thích ứng và các
lọai hình thích ứng trong thực tiễn. Họ tìm hiểu mối quan hệ giữa con người với
những yếu tè của hoàn cảnh sống cụ thể.
Ở Việt Nam, thích ứng cũng đã được xem xét từ lâu dưới những góc độ
khác nhau. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, nhiều công trình là các luận
văn sau đại học và nghiên cứu chủ yếu trên bình diện thực tiễn. Có thể kể ra một
số công trình tiêu biểu:
“ Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng trường đại học của sinh viên khoa Tâm
lý- Giáo dục” năm 1982 Của Nguyễn Thị Trang.
“Thích ứng học tập của sinh viên” Năm 1983 của Hoàng Trần Doãn.
8
“Tìm hiểu sự thích ứng với đời sống tập thể” của Lã Văn Mến, năm 1987.
“Nguyên cứu sự thích ứng với hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên
trường đại học sư phạm Hồng Đức- Thanh Hóa” của Dương Thị Thoan, luận văn
tạc sỹ năm 2001.
“Nghiên cứu sự thích ứng với việc gieo trồng giống lúa mới” của Đặng

Thị Vân. Luận văn thạc sỹ năm 2002.
Điểm qua một số công trình trên, ta thấy các tác giả tập trung nghiên cứu
về sự thích ứng nghề nghiệp và chủ yếu ở sinh viên sư phạm. Ngoài các luận án
tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và mét số bài báo thì hình như chưa có một công trình
khoa học nào đi sâu nghiên cứu lý luận về thích ứng ở góc độ cũa Tâm lý học.
Với một lực lượng nghiên cứu về thích ứng quá mỏng và số lượng các công trình
rất Ýt này thì nghiên cứu sự thích ứng với họat động nghiên cứu khoa học của
sinh viên là một việc làm cần thiết và góp phần làm sáng tỏ thêm về thích ứng
mà ngày nay nó vẫn còn là một vấn đề Ýt được khám phá.
Điểm qua một số công trình nghiên cứu về thích ứng trên, chúng ta có thể
nói rằng thích ứng là một vấn đề quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người và
đối với xã hội. Thích ứng đã được đề cập đến từ lâu trong lịch sử của nhiều
ngành khoa học khác nhau. Trong Tâm lý học, thích ứng được xem xét, nghiên
cứu chủ yếu ở hai góc độ chính: Nghiên cứu về bản chất của thích ứng và nghiên
cứu về các hình thức thích ứng cụ thể với các họat động khác nhau trong thực
tiễn cuộc sống. Mặc dù thích ứng đã được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, song
đến nay nó vẫn còn là một vấn đề có nhiều phức tạp, vẫn còn tồn tại nhiều quan
điểm khác nhau về thích ứng. Khái niệm thích ứng vẫn được hiểu là đồng nghĩa
với khái niệm thích nghi trong nhiều trường hợp, đôi khi còn được hiểu là sự
thích nghi sinh học. Với Tâm lý học, thích ứng vẫn còn là một vấn đề mới mẻ,
Ýt được quan tâm nghiên cứu.
2. LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG TRONG TÂM LÝ HỌC.
2.1 Khái niệm về thích ứng.
9
Như trên đã nói, hiện nay thích ứng vẫn đang còn là một trong những vấn
đề mới mẻ và có nhiều phức tạp trong Tâm lý học. Khái niệm thích ứng được
hiểu với nhiều góc độ khác nhau, có nhiều quan điểm khác nhau. Ở đây, khái
niệm thích ứng chỉ được bàn đến chủ yếu ở góc độ tâm lý học và trong phạm vi
thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề, cần
làm sáng tỏ thêm một số khái niệm cơ bản của thích ứng ở góc độ Tâm lý học,

cần phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm thích ứng và thích nghi:
1. Theo quan điểm truyền thống của xã hội thì thích ứng được xem như là
một khả năng tự nhiên của con người giúp cho họ có thể họat động đạt kết quả
tốt trong một lĩnh vực hoạt động nhất định, trong một điều kiện sống nhất định.
Khả năng này là cấu trúc những đặc điểm tâm sinh lý có sẵn, mang tính tương
đối ổn định ở mỗi cá nhân khác nhau. Đó là những đặc điểm thuận lợi cho họat
động sống của cá nhân trong những hoàn cảnh nhất định. Trước một cá nhân có
sẵn những đặc điểm thuận lợi cho cuộc sống thì người ta thường nói “Thằng
này vứt bụi tre cũng sống!”. Đó là lời nhận xét cho một đứa trẻ xem ra họ có
những đặc điểm tâm sinh lý thuận lợi, có khả năng thích ứng cao với điều kiện
cuộc sống vật chất cũng như xã hội hiện tại. Như vậy, theo quan điểm truyền
thống thì thích ứng là những đặc điểm tâm sinh lý riêng sẵn có của cá thể, nó có
được hình thành một cách tự nhiên, không cần học tập, rèn luyện. Việc học tập
và rèn luyện trong môi trường cụ thể sẽ có tác dụng củng cố, phát triển những
khả năng vốn có của cá nhân.
Chóng ta dễ nhận thấy quan niệm như vậy thì thích ứng gần nghĩa với tư
chất. Thực tế thì tư chất và năng lực, khả năng hoạt động có mối quan hệ nhất
định với nhau, nhưng tư chất không phải là cái quyết định năng lực. Người có tư
chất tốt chưa hẳn sẽ hình thành năng lực tốt nếu không được học tập, rèn luyện
đúng phương pháp. Ngược lại, người có năng lực phát triển tốt chưa hẳn là người
vốn có tư chất tốt. Chính vì vậy, trong thực tế, có cá nhân sinh ra đã được mang
sẵn những đặc điểm thuận lợi cho họat động nhưng nó vẫn bị thui chét do sự rèn
luyện sai phương pháp. Ngược lại, trong cuộc sống, trong họat động, nhiều cá
10
nhân hình thành được, nảy sinh được những đặc điểm thuận lợi mà khi sinh ra
vốn không có sẵn những yếu tố tư chất cần thiết.
Tóm lại, những người theo quan điểm này đã phủ nhận tính tích cực hoạt
động của con người trong quá trình thích ứng. Họ mới chỉ thấy ảnh hưởng của
yếu tố sinh học đến con người, chưa thấy được vai trò của các yếu tố xã hội đối
với sự thích ứng của con người. Họ đã đề cao cơ sở sinh học mà lãng quên cơ sở

xã hội của con người vì vậy họ đã rơi vào quan niệm duy tâm khi xem xét về
thích ứng nên đã không giải quyết triệt để được vấn đề. Đây chưa phải là tri thức
khoa học, chưa phải là quan niệm khoa học về thích ứng.
2. Theo quan điểm của các nhà khoa học, các nhà tâm lý học thì thích ứng
mang nhiều khía cạnh, dáng vẻ khác nhau:
* Thuyết Tiến hóa thực chứng luận.
Đại biểu của học thuyết này có thể kể đến H.Spencer (1820-1903). Ông
cho rằng các khái niệm về tiến hóa sinh vật, các quy luật và cơ chế của sự thích
nghi sinh vật về mặt nguyên tắc cũng hoàn toàn đúng với con người. Ông đã
không thấy được mặt xã hội trong hoạt động, trong quá trình thích ứng của con
người. Với con người, ngoài sự tác động của môi trường tù nhiên giống với sinh
vật, còn có môi trường xã hội làm ảnh hưởng đến đời sống của họ. Điều này
cũng đã được Spencer lưu ý đến, nhưng ông cho rằng chính vì vậy mà cơ chế
thích ứng ở con người có phần phức tạp hơn. Ông cho rằng “ khi chuyển từ
động vật lên người, các quá trình thích nghi – loài và cá thể – chỉ phức tạp thêm
về mặt số lượng.” [6, 52]. Nếu cho rằng thích ứng ở con người chỉ phức tạp hơn
ở con vật về mặt số lượng thì quả là một hạn chế lớn. Ông đã đánh đồng sù thích
ứng của con người với con vật.
* Chủ nghĩa Hành vi:
Những người theo chủ nghĩa Hành vi, đại diện là J.Watson (1878-1958)
cho rằng cuộc sống của con người là tổng hợp nhiều hành vi khác nhau giúp họ
thích nghi với môi trường sống xung quanh. Họ cho rằng mối quan hệ giữa hành
vi và ngọai cảnh được thể hiện bằng công thức S > R. Khi có kích thích từ bên
11
ngoài tới(S) thì sẽ tạo ra hành vi tương ứng(R). Mối quan hệ giữa S và R là mối
quan hệ một chiều. Sự tác động của ngọai cảnh dần hình thành ở cá thể hệ thống
những hành vi tương ứng, phù hợp với môi trường. Đây là điều kiện đảm bảo sự
tồn tại của con người cũng như con vật. Theo Watson thì học tập, thích ứng là
quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. Nó là hiện tượng sinh lý chứ không
phải hiện tượng tâm lý. “Theo J. Watson, việc học diễn ra bằng phương pháp

điều kiện hóa: nhờ lặp đi lặp lại phản ứng cơ bắp được gắn với các kích thích
nhất định, kìch thích này sau đó sẽ gây ra phản ứng. Ông cho rằng, các quy luật
lĩnh hội kinh nghiệm ở động vật và ở con người là như nhau, còn kinh nghiệm –
sự thích ứng sinh học bị tước mất ý nghĩa và nội dung tâm lý.” [9,89]. Ông chưa
thấy rõ bản chất tâm lý của thích ứng ở con người.
Một nhà tâm lý học Hành vi người Mĩ là B.F. Skinner, người đã từng được
coi “là nhà tâm lý học Mĩ nổi tiếng nhất trên thế giới” [9,123]. Ông đã trực tiếp
kế thừa, phát triển quan điểm của Watson và đã đưa ra khái niệm Hành vi xã hội.
Ông cho rằng cái cơ bản trong hành vi xã hội của con người là sự thích nghi của
cá thể trên cơ sở các phản ứng để cân bằng với môi trường sống.
Theo Skinner thì: “Bằng cách thay đổi hoàn cảnh mà chúng tôi thay đổi
cách nhìn nhận sự vật của con người chứ chúng tôi không thay đổi cái gọi là
nhận biết. Chúng tôi thay đổi cường độ của trả lời bằng cách sử dụng các phản
ứng khác nhau chứ không thay đổi cái gọi là coi trọng điều này hơn điều kia.
Chúng tôi thay đổi xác xuất các cử động bằng cách thay đổi các điều kiện thỏa
mãn nhu cầu hay làm mất đi các lích thích khó chịu chứ không thay đổi nhu cầu.
Chúng tôi củng cố hành vi bằng con đường đặc biệt chứ không gán cho con
người ý định hay phương hướng. Chúng tôi thay đổi hành vi bằng cách thay đổi
phương hướng của hành vi tới vật thể chứ không bằng lập trường đối với vật
thể” [5,61]. Theo Skinner thì ở động vật và cả ở người đều có 3 dạng hành vi:
hành vi không điều kiện, hành vi có điều kiện và hành vi tạo tác gắn với tên tuổi
những người phát hiện ra chóng: I.Pavlov và B.F.Skinner [9,127]. Mặc dù
Skinner đã kế thừa và phát triển quan niệm của của nhà tâm lý học hành vi là
12
Watson, nhưng ông và các nhà Hành vi học vẫn có sai lầm là đã đánh đồng con
người với con vật trong quá trình hình thành hành vi, kinh nghiệm sống. Với
quan niệm của Tâm lý học hành vi thì sự thích ứng được hiểu là sù quy định một
chiều từ hoàn cảnh sống tới cá thể. Người có khả năng thích ứng là người có
được những hành vi cần thiết giúp họ có được những phản ứng trả lời hợp lý
những kích thích từ bên ngòai. Nếu hiểu như vậy thì sự thích ứng của con người

là một hiện tượng thay đổi thụ động, thiếu tính tích cực. Về bản chất, thuyết
Hành vi xã hội của Skinner cũng không khác thuyết hành vi cổ điển. Quan niện
này của Skinner không hoàn toàn đúng với thực tiễn, không phù hợp với quan
điểm tâm lý học hiện đại.
* Quan niệm của Phân tâm học:
Người sáng lập ra thuyết Phân tâm học là một bác sỹ người Áo, Sigmund
Freud (1859-1939). Ông cho rằng toàn bộ họat động sống của con người được
quy định bởi ba yếu tố cơ bản: Vô thức, tiền ý thức và ý thức. Trong 3 yếu tố này
thì vô thức giữ vai trò quan trọng nhất. Trong vô thức thì chủ yếu là bản năng
tình dục. Đây là nguồn gốc tạo ra những năng lượng điều khiển, điều chỉnh hành
động của con người. Ông cho rằng “ Về nguồn gốc, mọi hành vi phải được bắt
đầu từ vô thức.” [9,247]. Nó tạo ra mối tương quan giữa ý thức và vô thức, tạo ra
sự điều hòa giữa cái vô thức và ý thức - đó chính là sự thích ứng. “ mối tương
quan giữa ý thức và vô thức, mối tương quan vốn đặc trưng cho nhân cách. Cái
“libiđo” do Freud tách ra không những chỉ là một nguồn gốc có tính chất năng
lượng sinh vật của tính tích cực họat động, mà còn là một cấp độ đặc biệt trong
nhân cách - cấp “nó”, đối lập với cấp “tôi” và cấp “siêu tôi”.” [6,249]
Tóm lại: Phân tâm học coi con người thực chất là “con người bản năng”
luôn độc lập với môi trường xung quanh. Như vậy khả năng thích ứng với cuộc
sống của cá nhân được thể hiện khi họ biết kìm nén, chế ngự các bản năng vô
thức luôn bùng phát, luôn đòi hỏi được thỏa mãn. Phân tâm học đã quá đề cao
vai trò của vô thức, gần như phủ nhận vai trò của ý thức, phủ nhận bản chất xã
hội trong quá trình thích ứng. Hạn chế của Freud là đã sinh vật hóa con người.
13
* Tâm lý học nhận thức:
Một đại biểu của Tâm lý học Nhận thức là J.Piagiet cho rằng trí tuệ và
thao tác tư duy là nhân tố chủ yếu quy định mối quan hệ giữa con người với hoàn
cảnh sống xung quanh. Theo ông, trí tuệ có vai trò quan trọng, vai trò quyết định
đến sự thích nghi của con người với ngoại cảnh. Trí tuệ giúp cho cá nhân thiết
lập mối quan hệ giữa họ với hoàn cảnh và mọi người. Sự thích ứng của cá nhân

với hoàn cảnh cao hay thấp, nhanh hay chậm là tùy thuộc vào trình độ phát triển
trí tuệ của họ. Theo J.Piaget, “ Mọi cư xử, dù là hành vi được triển khai ra bên
ngoài hay nội hiện thành ý nghĩ, đều là biểu hiện sự thích nghi hay tái thích nghi
của cá nhân. Cá nhân chỉ hành động khi nó cảm nhận một nhu cầu, tức là khi sự
cân bằng tạm thời giữa môi trường với cơ thể bị phá vỡ và xuất hiện hành động
nhằm lặp lại sự cân bằng mới để tái thích nghi. Mọi cư xử như vậy đều bao hàm
hai mặt chủ yếu và phụ thuộc với nhau: mặt cảm xúc và mặt nhận thức.” [9,394].
Nói trí tuệ chi phối sự thích ứng, thích nghi của con người, nhưng trí tuệ
lại được hình thành trong quá trình tương tác giữa cơ thể với môi trường, tức là
hình thành trong quá trình thích ứng. Ông đã cho rằng: “Sự tác động qua lại
giữa cơ thể với môi trường dẫn tới hình thành thao tác trí tuệ.” [9,381]. Một hạn
chế nữa của Piaget là ông mới chỉ tập trung vào một loại trí tuệ, đó là trí tuệ
logic, còn nhiều loại trí tuệ khác không được đề cặp đến. Trong lĩnh vực này đã
có một phát hiện mới của D.Goleman (1995). Ông đã nghiên cứu và phát hiện ra
loại trí tuệ phi logic – trí tuệ cảm xúc và ông cho rằng “chính loại trí tuệ này mới
ảnh hưởng quan trọng tới sự thành đạt của cá nhân trong hoạt động nghề
nghiệp và trong quan hệ.” [9,429]
Tóm lại: Hiện nay, thích ứng vẫn còn là một vấn đề phức tạp và vẫn còn
nhiều quan niệm khác nhau về thích ứng trong Tâm lý học. Có người đã đánh
đồng con người với con vật trong quá trình xem xét về thích ứng. Có người lại
không phân định rõ ràng giữ thích nghi với thích ứng.
2.2 Sự khác nhau giữa thích nghi và thích ứng.
14
Để hiểu rõ hơn về thích ứng, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau cơ bản
giữa thích nghi và thích ứng:
Hiện nay, nhiều nhà tâm lý học cho rằng thuật ngữ “Thích ứng” bắt nguồn
từ thuật ngữ “thích nghi” trong sinh vật học, song thích ứng và thích nghi là hai
khái niệm, hai phạm trù khác nhau. Thích ứng là yếu tố giúp con người hoạt
động tốt trong hoàn cảnh mới và nó cũng góp phần làm phát triển con người,
hoàn thiện nhân cách. Thích ứng là sự thay đổi chủ yếu về mặt tâm lý còn thích

nghi chủ yếu làm thay đổi về mặt sinh lý.
Trong thức tế , có người đã cho rằng thích nghi và thích ứng là một, thích
ứng là thích nghi. Chẳng hạn như E.A. Ecmolaeva khi bàn về sự thích ứng của
con người với hoạt động lao động đã viết “Thích ứng là quá trình thích nghi của
người bắt đầu lao động với các đặc điểm và điều kiện lao động với một tập thể
nhất định.” [12] Có thể nói thuật ngữ “Thích nghi” đã được sử dụng từ rất lâu
trong Tiến hóa sinh học. Nó được hiểu như là một thuộc tính tù nhiên, tất yếu
của mọi sinh vật, cả thực vật và động vật. Như vậy, ở người cũng có hiện tựơng
thích nghi, nhưng con người không chỉ là một thực thể tự nhiên mà còn là một
thực thể xã hội, nên đời sống con người bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố xã hội, bởi
ý thức con người nên hiện tựơng thích nghi ở con người đã bị lắng xuống rất
nhiều so với con vật. Hiện tượng nổi lên ở con người là hiện tượng thích ứng, sự
thích ứng tâm lý. Sự thích nghi ở con vật có thể được bắt đầu bằng một sự biến
dị. Ngược lại, sự thích ứng thì không. Theo A.N.Lêônchép thì điều kiện sống
không làm thay đổi con người như ở con vật nữa: “Bước ngoặt đó biểu hiện ở
chỗ sự phát triển có tính xã hội-lịch sử của con người không còn phụ thuộc vào
sự phát triển hình thái của nó như trước đây nữa.” [6,35]
Theo góc độ sinh vật học, thuật ngữ “Thích nghi” được hiểu là một hiện
tượng diễn ra ở cơ thể động vật khi hoàn cảnh sống thay đổi thì "hoạt động" của
con vật buộc phải thay đổi theo, nếu không con vật sẽ bị đào thải. Đây là cơ sở
của biến dị và chọn lọc tự nhiên trong giới sinh vật. Sự thích nghi là sự thay đổi
về cấu tạo cơ thể, thay đổi về chức năng của các cơ quan trong cơ thể, về khả
15
năng hoạt động. Lêônchép cho rằng: “Quá trình thích nghi người ta thường
dùng cho động vật. Thích nghi sinh vật là quá trình thay đổi các thuộc tính của
loài, năng lực và hành vi bẩm sinh của chủ thể, do đòi hỏi của môi trường tạo ra
quá trình thay đổi đó.” [6,421]. Như vậy, sự thích nghi là một hiện tượng sinh
học, nó chịu sự chi phối chủ yếu của hoàn cảnh sống, nó mang tính thụ động. Đó
là sự thay đổi chủ yếu về mặt sinh học vì vậy nó Ýt chịu sự chi phối trực tiếp
bởi ý thức.

Nhà tâm lý học, sinh lý học J.Piaget đã định nghĩa “Thích nghi là một quá
trình tạo lập sự cân bằng giữa hành động của cơ thể lên môi trường sống xung
quanh. Đó là quá trình tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường.” [9,379].
Như vậy, sự thích nghi được thực hiện nhờ sự tác động qua lại giữa cơ thể và
môi trường. Môi trường tác động lên cơ thể, cơ thể đáp lại tác động này làm thay
đổi các cấu trúc đã có của nó cho phù hợp với môi trường. “Như vậy có thể định
nghĩa thích nghi là sự cân bằng giữa đồng hoá và điều ứng.” [9]
Khác với thích nghi, thích ứng được xem xét chủ yếu ở góc độ Tâm lý
học. Thích ứng với hoạt động là một hiện tượng tâm lý, một hiện tượng có ý thức
bởi con người chủ động thay đổi bản thân, vì mục đích cụ thể của hoạt động.
Trong quá trình thích ứng, con người tích cực vượt qua những khó khăn, gian
khổ để vươn tới làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh. Như vậy, chúng ta không
thể nhầm lẫn giữa thích ứng với thích nghi được đành rằng ở con người cũng có
hiện tượng thích nghi. Sự thích nghi ở con vật làm thay đổi cơ thể, sự thay đổi
đó sẽ dần được ổn dịnh qua các thế hệ và có thể được ghi lại trong gen di truyền
vì vậy các thế hệ sau có thể thừa hưởng sự thay đổi của các thế hệ trứơc nhờ quá
trình di truyền. A.N.Lêônchép viết về sự thích nghi của con vật: “Chức năng chủ
yếu của các cơ chế hình thành kinh nghiệm cá thể là đem hành vi loài thích nghi
với những yếu tố biến đổi của môi trường ngoài” [6,54]. Ngược lại, thích ứng là
sự thay đổi chủ yếu về mặt tâm lý nên không thể truyền bằng con đường gen di
truyền cho các thế hệ sau được. “Khác với động vật, người còn có một loại kinh
nghiệm nữa. Đó là kinh nghiệm xã hội-lịch sử mà con người tiếp thu được trong
16
quá trình phát triển cá thể của mình. Nhưng nó không ghi lại theo di truyền - đó
mới chính là khác biệt cơ bản với kinh nghiệm loài của động vật.” [6]
Đến đây, ta có thể nói: thích ứng với hoạt động là một hiện tựơng tâm lý
nên nó chỉ có thể được hình thành và phát triển trong hoạt động và bằng hoạt
động của con người. Nếu con người không chịu hoạt động thì sẽ không thể thích
ứng được với hoàn cảnh mới. Hoạt động của con người luôn là hoạt động có ý
thức, có động cơ, có mục đích, có sự kế thừa… Như vậy thì thích ứng sẽ là một

quá trình hình thành, tiếp thu, lĩnh hội. Két qủa của thích ứng là con người tái tạo
những năng lực, những chức năng người đã được hình thành trong quá trình phát
triển của lịch sử, đồng thời con người cũng góp phần sáng tạo ra một phần năng
lực mới. Thích ứng phải là một quá trình.
Từ những điều đã phân tích, chúng tôi rót ra kết luận khái quát như sau :
Thích ứng là một quá trình thay đổi nhân cách con người trong những
hoàn cảnh hoạt động nhất định nhằm đáp ứng những yêu cầu, những đòi hỏi
của hoàn cảnh đó, nó là một yếu tố quan trọng đảm bảo sù hoạt động và tồn
tại của con người.
Như vậy, để thích ứng, con người cần phải có một quá trình để thay đổi
bản thân. Khi thích ứng, con người phải thay đổi nhận thức của mình về hiện
thực, thay đổi thái độ của mình đối với hiện thực và phải thay đổi kỹ năng hoạt
động thậm chí có thể thay đổi cả những yếu tố về mặt sinh học của cơ thể.
2.3 Các hình thức thích ứng.
Với những điều đã phân tích về thích ứng, chúng ta có thể đưa ra nhiều cơ
sở khác nhau để phân loại các hình thức thích ứng.
Thích ứng là sự thay đổi bản thân, sự thay đổi này có thể diễn ra ở nhiều
mặt khác nhau. Thích ứng là sự biến đổi con người nên có thể coi chúng là một
trong những thuộc tính của nhân cách. Như vậy, ta có thể dùa vào nội dung thay
đổi cá nhân trong quá trình thích ứng hoặc dùa vào nhân cách để phân loại.
a) Nếu dùa vào nội dung thay đổi để phân loại thích ứng thì ta có :
17
- Thích ứng sinh học: Thích ứng sinh học là sự biến đổi về mặt sinh học
của cơ thể, là sự biến đổi các cấu trúc và chức năng của cơ thể hoặc một bộ phận
nào đó của cơ thể cho phù hợp với điều kiện sống tương đối ổn định của môi
trường. Sự thích ứng này cũng do hoạt động của cơ thể tạo ra, nó có thể diễn ra
chậm chạp và có thể nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của ý thức. Sự thích ứng
này gần với sù thích nghi. Trong thực tế ở con người, sự thích ứng sinh học gần
như không sảy ra một cách độc lập mà nó được diễn ra đồng thời với thích ứng
tâm lý và thích ứng xã hội trong mối quan hệ thống nhất.

- Thích ứng tâm lý: Thích ứng tâm lý là sự biến đổi về cấu trúc tâm lý, về
chức năng tâm lý của cơ thể cho phù hợp với hoàn cảnh sống mới. Sự thích ứng
tâm lý không chỉ được thực hiện nhờ chức năng hoạt động của hệ thần kinh mà
còn có cơ sở là hoạt động tâm lý của cá nhân. Nó diễn ra theo những quy luật
nhất định, đó là quy luật tâm lý. Xét về thời gian thì thích ứng tâm lý diễn ra
nhanh hơn thích ứng sinh lý và nó mang tính chủ thể cao hơn. Ví dụ như sự thích
ứng của cảm giác, thích ứng tình cảm . . .
- Thích ứng xã hội: Đây là loại thích ứng đặc trưng và phổ biến của con
người. Đó là sự thay đổi về bộ mặt xã hội của con người cho phù hợp với yêu
cầu, với đòi hỏi của hoàn cảnh hoạt động mới. Những yêu cầu, những đòi hái
này là những yêu cầu, những đòi hỏi về mặt xã hội. Nhờ có thích ứng xã hội mà
mỗi cá nhân có thể tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã hội của bản thân. Thực
chất đây là quá trình con người tham gia vào các hoạt động xã hội một cách tự
giác, tích cực để thay đổi bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh hoạt động mới.
Như vậy có thể nói sự thích ứng xã hội làm cho mỗi con người cụ thể ngày càng
tham gia được tốt hơn, nhiều hơn vào những hoạt động xã hội của mình.
Thích ứng xã hội là một sự biến đổi về nhân cách, là một quá trình phát
triển nhân cách.
b) Nếu dùa vào năng lực và nội dung thích ứng để phân loại các hình thức
của nó thì ta có thích ứng nghề nghiệp. Ta đã khẳng định thích ứng là sự thay đổi
về nhân cách. Trong trường hợp này ta có thể hiểu thích ứng như một năng lực,
18
năng lực thay đổi, năng lực thích ứng. Như vậy sẽ có nhiều hình thức thích ứng
khác nhau, đó là sự thích ứng với những lĩnh vực hoạt động khác nhau. Khi đó ta
có thể nói đó là sự thích ứng nghề nghiệp. Thích ứng nghề nghiệp là một dạng
của thích ứng xã hội. Nó là sự thay đổi của con người trong điều kiện hoạt động
nghề nghiệp mới để đảm bảo đạt kết quả khi mới bước vào nghề. Sự thích ứng
nghề nghiệp được thể hiện ở trình độ nghề nghiệp, ở tay nghề cụ thể là tri thức và
các kỹ năng hoạt động nghề nghiệp.
Để thích ứng nghề nghiệp, con người phải có thời gian chiếm lĩnh, học tập

những kinh nghiệm nhất định để thay đổi nhận thức của bản thân về nghề nghiệp.
Tiếp theo, con người phải tiến hành hoạt động để hình thành các kỹ năng hoạt
động, kỹ năng hành nghề. Trên cơ sở đó những đặc điểm, những phẩm chất tâm
lý của cá nhân cũng dần được thay đổi một cách tưong ứng cho phù hợp với yêu
cầu của hoạt động. Như vậy, để thích ứng nghề nghiệp, con người phải học nghề
và hành nghề.
Tóm lại thích ứng nghề nghiệp là hiện tượng biến đổi của con người nhằm
mục đích nắm vững những phương thức hoạt động trong một lĩnh vực hoạt động
xã hội nhất định để tham gia hoạt động đó đạt kết quả. Với con người, với xã hội
loài người thì thích ứng nghề nghiệp là một hiện tượng mang tính phổ biến.
3. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
3.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học là những khái niệm được sử
dụng khá phổ biến trong cuộc sống, trong các nhà trường đặc biệt là trong các
trường chuyên nghiệp ngày nay. Tuy nhiên để cho việc xem xét vấn đề một cách
tập trung và có hệ thống, chúng ta nên nhắc lại những khái niệm này ở một góc
độ cần thiết nhất định.
19
Cho đến nay vẫn còn tồn tại không Ýt những khái niệm khác nhau về khoa
học và hoạt động nghiên cứu khoa học đó là chưa kể đến những quan điểm từ xa
xưa và rất xa xưa về trước. Nhìn chung, ngày nay có hai hướng quan niệm khác
nhau về khoa học và nghiên cứu khoa học.
Hướng thứ nhất quan niệm rằng khoa học là hệ thống kiến thức, tri thức
của con người về thế giới mà họ đã tìm kiếm, phát hiện và tích lũy được trong
lịch sử phát triển của xã hội. Họ cho rằng khoa học chính là “ toàn bộ hệ thống
kiến thức mà nhân loại đã tích luỹ được về những quy luật trong sự phát triển
của tự nhiên, của xã hội và tư duy, về những biện pháp tác động có kế hoạch đến
thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến đổi thế giới đó nhằm phục vụ
lợi Ých của con người.” [7,2]. Khoa học ở đây được hiểu là tri thức, là kiến thức
về các lĩnh vực của thế giới khách quan mà con người đã phát hiện được, đã

chiếm lĩnh được. Khoa học là quy luật của hiện thực vốn Èn láu trong sự vật,
hiện tượng nhưng đã được con người tìm kiếm, khám phá và buộc chúng phải
bộc lé dưới dạng các tri thức, khái niệm. Trang 241 trong quyển XIX của Đại
bách khoa toàn thư Liên Xô có viết: “ Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên,
về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội
và tư duy, hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng
phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.” [Theo 15,16]. Như vậy, theo quan niệm
này thì khoa học là sản phẩm hoạt động của con người, do con người tích lũy
được. Hoạt động tìm kiếm, phát hiện và tích lũy kiến thức là họat động nghiên
cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra khoa học. Ngược lại,
khoa học là sản phẩm của họat động nhưng lại có tác dụng định hướng cho việc
tác động, định hướng cho hoạt động của con người một cách có kế hoạch. Khoa
học, một mặt được hiểu là sản phẩm của họat động, một mặt được hiểu là định
hướng cho hoạt động. Khoa học và họat động nghiên cứu khoa học là hai mặt
của một vấn đề.
Hướng thứ hai quan niệm rằng: “Khoa học là một hoạt động có tính chất
hệ thống, thông qua việc nghiên cứu, nhằm tìm kiếm ra những kiến giải mang
20
tính khái quát, chính xác và khách quan hóa được về hiện thực.” [1,3]. Quan
niệm này hình như đã đồng nhất hai khái niệm hoạt động nghiên cứu khoa học và
khoa học. Tuy nhiên, họ vẫn khảng định rằng họat động nghiên cứu khoa học đã
làm hình thành nên những tri thức mới, đã tạo ra những kiến giải mang tính khái
quát, kiến giải khoa học. Về mặt bản chất thì hoạt động khoa học là nghiên cứu
khoa học. Hoạt động khoa học là hoạt động nghiên cứu để tìm ra những kiến giải
khoa học, kiến giải mang tính khái quát, chính xác và khách quan hoá về hiện
thực. Vì vậy, ở một góc độ nào đó thì khoa học và nghiên cứu khoa học có thể
được hiểu là hai khái niệm đồng nghĩa. “Về bản chất, người ta hiểu “hoạt động
khoa học”chính là nghiên cứu. Bởi thế, tiếp theo đây tôi sẽ sử dụng “khoa học”
và “nghiên cứu” như hai khái niệm đồng nghĩa” [1]. Chính vì lẽ đó mà ta khẳng
định được rằng khoa học là một hình thức nhận thức xã hội. Khi ta nói hoạt động

nghiên cứu khoa học hay nghiên cứu khoa học thì lẽ tất yếu là nó sẽ tạo ra những
tri thức khoa học và khi ta nói khoa học thì đó là kết quả, là sản phẩm tất yếu
của hoạt động nghiên cứu khoa học. Khoa học được tạo bởi họat động nghiên
cứu khoa học. Khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học là hai mặt của một
vấn đề thống nhất, không thể tách rời.
Hoạt động nghiên cứu khoa học và khoa học là hai khái niện có quan hệ
chặt chẽ với nhau, không thể tách rời, nhưng nếu ta động nhất hai khái niệm này
thì sẽ rất khó cho việc xem xét vấn đề. Nên hiểu nghiên cứu khoa học là hoạt
động có sử dụng tri thức khoa học đã có và nó cũng lại sáng tạo ra những tri thức
khoa học mới.
Đến đây, chúng ta có thể thống nhất rằng khoa học là hệ thống tri thức về
thế giới khách quan. Tri thức khoa học có những điểm khác với tri thức thông
thường. Tri thức thông thường là những tri thức mà “Bằng các giác quan, con
người tri giác, cảm nhận về bản thân, về thế giới và xã hội xung quanh, từ đó có
những kinh nghiệm sống, những hiểu biết về mọi mặt.” [15,15]. Tri thức thông
thường được hình thành trong cuộc sống hàng ngày, được con người sử dụng,
trao đổi với nhau, truyền đạt lại cho nhau, chúng dần được hoàn thiện. Tri thức
21
khoa học là “ kết quả của quá trình nhận thức có mục đích, có kế họach, có
phương pháp và phương tiện đặc biệt, do đội ngò các nhà khoa học thực
hiện.”[15,16]. Như vậy, không phải mọi tri thức do con người tạo ra, phát hiện ra
đều là tri thức khoa học mà chỉ những tri thức do các nhà khoa học tìm ra trong
những điều kiện nhất định mới là tri thức khoa học. Tri thức khoa học là sản
phẩm họat động cao cấp của con người. Tri thức khoa học và tri thức thông
thường có sự khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Như vậy, nghiên cứu khoa học là một hoạt động, hoạt động tạo ra những
tri thức khoa học, tạo ra những tri thức có giá trị về mặt lý luận hoặc thực tiễn
nhất định. Hoạt động này là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có phương
pháp và phương tiện đặc biệt.
Với những suy nghĩ, quan niệm đã phân tích trên, chúng ta có thể khái

quát: hoạt động nghiên cứu khoa học hay nghiên cứu khoa học là hoạt động
sáng tạo của những người có khả năng nhằm nhận thức về hiện thực, về các quy
luật khách quan của thế giới qua đó tạo ra những tri thức có giá trị để sử dụng
vào cải tạo thế giới, phục vụ nhu cầu sống của nhân lọai.
3.2 Các mức độ và hình thức nghiên cứu khoa học.
Với cách hiểu về nghiên cứu khoa học như trên thì ta có thể có nhiều cách
khác nhau, nhiếu cơ sở khác nhau để phân loại các mức độ và hình thức của
nghiên cứu khoa học.
* Nếu ta dùa vào nội dung và đặc điểm của công trình [7,7] thì ta có :
Báo cáo về một đề tài khoa học nào đó.
Bài báo, chuyên khảo.
Bản tổng kết về hoạt động khoa học.
Bài phê bình có tính khoa học.
Đề cương trình bày tổng quát một chủ đề gì đó.
Luận án khoa học.
* Nếu dùa vào mức độ của công trình nghiên cứu trong thực tiễn thì ta có
các hình thức :
22
Bài tập nghiên cứu khoa học.
Khoá luận tốt nghiệp.
Luận văn thạc sỹ.
Luận án tiến sỹ hoặc tiến sỹ khoa học.
* Nếu dùa vào trình độ và mục đích của công trình nghiên cứu [15,45] thì
có các lọai hình nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu cơ bản: có mục đích tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới,
những giá trị mới cho nhân lọai. Nghiên cứu cơ bản đi sâu nghiên cứu bản chất
và quy luật vận động của thế giới.
Nghiên cứu ứng dụng: có mục đích là tìm cách vận dụng những tri thức cơ
bản để tạo ra những quy trình công nghệ mới, những nguyên lý mới trong quản
lý kinh tế, xã hội.

Nghiên cứu triển khai: là lọai hình nghiên cứu có mục đích tìm khả năng
áp dụng đại trà các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
Nghiên cứu dự báo: có mục đích tìm tòi, phát hiện những triển vọng,
những khả năng, xu hướng mới của sự phát triển khoa học và thực tiễn.
* Nếu dùa vào chức năng của quá trình nghiên cứu [7,17] thì ta có :
Nghiên cứu mô tả là quá trình nghiên cứu để trình bày về một hiện tượng,
sự việc một cách chuẩn xác, có trình tự, có hệ thống nhằm giúp mọi người hiểu
được vấn đề, để phổ biến cho mọi người hưởng ứng, làm theo.
Nghiên cứu giải thích là nghiên cứu để lập luận, để kiến giải một vấn đề
nào đó trên cơ sở khoa học. Giải thích ở đây là làm rõ nguyên nhân dẵn đền sự
hình thành và tính quy luật chi phối quá trình vận động và phát triển của sự việc,
sự vật mà ta cần giải thích.
Nghiên cứu tiên đoán là nghiên cứu để ngoại suy thấy được trước các xu
thế vận động và phát triển của sự vật , hiện tượng. Việc tiên đoán có thể dùa vào
mô tả và giải thích.
Nghiên cứu sáng tạo là quá trình nghiên cứu để tìm ra những tri thức,
những quy luật và các giải pháp mới.
23
3.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Cao đẳng Sư phạm.
* Trong các hình thức nghiên cứu khoa học đã được trình bày thì hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm chỉ yêu cầu
ở mức làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục cuối khoá. Đây là hoạt động tập
tìm hiểu chủ yếu về các hoạt động, các hiện tượng thực tiễn của công tác giáo
dục ở địa phương, đặc biệt là nơi mà sinh viên về thực tập sư phạm cuối khóa.
Hoạt động này có mấy điểm cần chú ý:
- Mục đích yêu cầu:
Về nhận thức, sinh viên phải nắm được những công việc cơ bản của quá
trình thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục.
Về mặt kỹ năng, bước đầu giúp sinh viên biết cách tiến hành một công
trình nghiên cứu khoa học cụ thể, hình thành những kỹ năng cơ bản của người

làm công tác nghiên cứu khoa học giáo dục. Giúp sinh viên biết mô tả, giải thích
các hiện tượng trong công tác giáo dục một cách có cơ sở.
Trên cơ sở đó, củng cố và phát triển thái độ tích cực, lòng mê với hoạt
động nghiên cứu khoa học của người sinh viên. Củng cố và phát triển cho sinh
viên nhìn nhận và đánh giá các vấn đề trong công tác giáo dục mét cách khoa
học, biện chứng.
- Nội dung của hoạt động nghiên cứu khoa học:
Hình thành cho sinh viên những tri thức cơ bản về quá trình nghiên cứu
khoa học giáo dục.
Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động nghiên cứu khoa học:
Kỹ năng xác định đề tài nghiên cứu, xác định đối tượng và nhiệm vụ
nghiên cứu.
Kỹ năng xây dựng đề cương, kế hoạch nghiên cứu.
Kỹ năng lùa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu.
Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin thu nhận được trong nghiên
cứu.
Kỹ năng viết báo cáo khoa học.
24
- Thời gian thực hiện hoạt động:
Thời gian cho sinh viên học tập và làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo
dục cuối khoá được tiến hành chủ yếu trong quá trình sinh viên chuẩn bị đi thực
tập và tham gia thực tập sư phạm cuối khoá ở các trường phổ thông.
* Dù là ở mức độ đơn giản nhưng hoạt động này có vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình hình thành những cơ sở ban đầu cho việc học tập và nghiên
cứu của sinh viên khi còn học ở trường và cả sau khi ra trường đi công tác tại các
trường phổ thông. Chúng ta có làm tốt điều này ở trường sư phạm thì các trường
phổ thông mới sứng đáng với danh hiệu là trung tâm văn hoá khoa học kỹ thuật
ở địa phương. Bởi vậy, việc tìm hiểu thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên Cao đẳng Sư phạm cùng với những nguyên nhân
làm ảnh hưởng đến hoạt động này sẽ góp phần làm phong phú nguồn tài liệu

tham khảo cho việc hướng dẫn sinh viên Cao đẳng Sư phạm tập nghiên cứu khoa
học và tạo điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu của các em được tốt hơn. Đây
cũng sẽ là một trong những cơ sở ban đầu cần thiết cho sinh viên sau khi ra
trường làm công tác nghiên cứu khoa học ở các trường trung học phổ thông cơ sở
đạt kết quả tốt.
4. sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Với những nội dung đã phân tích, ta thấy: Khi con người tiến hành bất cứ hoạt
động nào thì họ cũng phải thích ứng được với hoạt động đó. Đối với hoạt động
nghiên cứu khoa học cũng vậy, Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập tới
sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cao đẳng sư phạm.
Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là loại thích ứng xã
hội, thích ứng nghề nghiệp.
Với những nội dung đã phân tích về thích ứng, về hoạt động nghiên cứu khoa
học, chúng tôi hiểu sự thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người sinh viên với những
kinh nghiệm và hoạt động nghiên cứu khoa học. Biểu hiện của sự biến đổi này là
người sinh viên biết chủ động, tự giác huy động toàn bộ những chức năng tâm lý
25

×