Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử đã qua đi nhưng không hoàn toàn biến mất mà để lại dấu vết qua kí
ức của nhân loại, qua những thành tựu văn hóa vật chất, qua các hiện tượng lịch sử,
qua ghi chép của người xưa, qua tranh ảnh, báo chí và thái độ của người đương
thời…Để cho lịch sử luôn được tái hiện lại và lưu truyền mãi trong lòng mỗi con
người Việt Nam về truyền thống đấu tranh bất khuất giành độc lập của dân tộc ta.
Như Bác Hồ của chúng ta đã từng dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Lời dạy của Bác tuy chỉ một câu thơ ngắn gọn nhưng thật sâu sắc. Và trong
giai đoạn như hiện nay, lời dạy đó càng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực hơn,
bởi khi mà dư luận của xã hội đang phản ánh rất nhiều về chuyện “hổng”, “mai
một” đi kiến thức lịch sử của học sinh ở các cấp học. Đó cũng chính là nỗi lo của
toàn xã hội nói chung và cá nhân của những người làm giáo viên nói riêng. Lời
dạy của Bác như một lời nhắn nhủ, gửi gắm, nhắc nhở cho tất cả dân tộc Việt Nam
cần phải gìn giữ, phải có hiểu biết về truyền thồng lịch sử nước nhà. Vậy bản thân
chúng ta là những người thầy giáo, cô giáo phải làm gì đây để trong công tác giảng
dạy của mình có những phương pháp tối ưu nhất nhằm giáo dục và giúp cho học
sinh hiểu biết về truyền thống lịch sử dân tộc thông qua nhiều cách mà trong đó chủ
yếu là qua môn dạy lịch sử.
Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy tính tích cực trong học tập là giúp
học sinh có kiến thức toàn diện về con người, tự nhiên xã hội. Vì mỗi môn học bắt
buộc trong nhà trường đều góp phần thực hiện mục tiêu chung. Qua thực tế những
năm đứng lớp giảng dạy, tôi nhận thấy:
Học sinh chưa thực sự chủ động, tích cực trong giờ học lịch sử (chủ yếu là
nghe, ghi, đọc sách giáo khoa). Thực tế hiện nay, yêu cầu phát triển khoa học kỹ
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 1 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
thuật ngày càng nhanh, diễn ra từng ngày, từng giờ đòi hỏi con người phải chủ
động, tích cực, sáng tạo để thích ứng được sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đất
nước đã đặt ra mục tiêu cho ngành giáo dục “Đào tạo ra những con người có kiến
thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỷ
luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng
được nhu cầu phát triển đất nước”.
Cũng trong quá trình giảng dạy, giáo viên nhận thấy học sinh có tiềm năng
được tiếp xúc với nhiều lượng thông tin. Trong lớp xuất hiện nhiều em có thái độ
tích cực, chủ động, cần khơi dậy nhằm giúp các em phát triển để đáp ứng mục tiêu
và yêu cầu của đất nước.
Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, cũng như mọi môn học khác,
để học sinh phải tự mình khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên),
tức là học sinh phải được tiếp xúc với các tư liệu lịch sử: tranh ảnh, bản đồ lịch sử,
các di vật, câu chuyện lịch sử được ghi lại thành lời văn dưới sự định hướng và kết
luận của giáo viên để học sinh tự hình thành các biểu tượng lịch sử. Qua đó góp
phaàn boài döôõng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen ham học hỏi,
tìm hiểu và yêu thích môn học hơn. Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài:
“ Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi học phân
môn Lịch sử lớp 5.”
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 2 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
II. GIẢI PHÁP
Chương trình lịch sử lớp 5 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban
đầu và thiết thực về xã hội. Đó là các sự kiện và nhân vật tiêu biểu trong lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh các
kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện
trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua
đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với
bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích tính ham hiểu biết khoa học của học sinh.
Để từ đó các có lòng tự hào dân tộc phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương
lai xứng đáng với lịch sử của dân tộc.
Từ đặc trưng và mục tiêu của phần lịch sử trong chương trình tiểu học tôi
nhận thấy : để có một tiết học lịch sử thành công, phát huy được tính tích cực của
học sinh đòi hỏi phải có sự chuẩn bị thật kĩ của người dạy và người học.
Về phía giáo viên:
Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của bài lịch sử, những yêu cầu cơ bản của
bài, trình độ học sinh, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của trường lớp để thiết kế bài
dạy.
Căn cứ vào dạng bài lịch sử mà giáo viên chuẩn bị ảnh tư liệu, bản đồ, lược
đồ, tìm hiểu thông tin,tư liệu từ nhiều nguồn, tham khảo nhiều kiến thức về sự kiện
lịch sử liên quan đến nội dung bài dạy.
Về phía học sinh :
Chuẩn bị bài ở nhà như : Xem kĩ nội dung bài học, chú ý trước những câu
hỏi trong SGK.
Tìm hiểu sưu tầm thêm những tư liệu có liên quan đến bài học qua người
thân, qua sách báo,…
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 3 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 5 thì việc
lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng.
Giáo viên phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng bài, với từng đối
tượng học sinh, sao cho học sinh phải tự khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn
của giáo viên) vì hoạt động của trò là quá trình tự giác, tích cực, tự vận động, nhận
thức và phát triển nhưng phải được điều khiển.
Hướng dẫn học sinh cách học bộ môn lịch sử theo từng loại bài:
1. Với loại bài dạy về nhân vật lịch sử: Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh
ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết hợp với
đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và
sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp.
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 4 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
Học sinh tự giới thiệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật
Ví dụ: Bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”
Khi tìm hiểu một vài nét về thời thơ ấu của Nguyễn Tất Thành.
Học sinh đọc sách giáo khoa từ đầu ”người dân Việt Nam thời ấy”, kết
hợp với những mẩu chuyện, câu chuyện đã sưu tầm để nói lên được thời thơ ấu của
Nguyễn Tất Thành (làm cá nhân).
Khi tìm hiểu về sự kiện Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu
nước:
Học sinh đóng vai: người dẫn truyện, Nguyễn Tất Thành và anh Lê theo
đoạn 3 của bài. Từ đó học sinh sễ trả lời được một loạt câu hỏi theo định hướng của
giáo viên.
Nguyễn Tất Thành dự định đi đâu?
Người sang đó để làm gì?
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 5 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
Người ra đi gặp hoàn cảnh như thế nào?
Thông qua hai bức ảnh “Bến nhà Rồng” và “Tàu La – tu – sơ Tờ - rê- vin”
Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 6 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
Học sinh dễ dàng hình dung được sự kiện lịch sử quan trọng này. Từ đó các em sẽ
thảo luận rồi cử đại diện nhóm lên trình bày để rút ra bài học.
Đối với bài này ,tôi có dùng phương pháp đóng vai.
Tôi cho các nhóm tự thể hiện khả năng của mình như :
Nhóm 1: Sắm vai lại cuộc đối thoại giữa Bác và anh Lê.
Nhóm 2: Trưng bày và thuyết minh những tranh ảnh về Bác.
Nhóm 3: Trò chơi phóng viên hỏi – đáp những hiểu biết về Bác: Những địa danh
nào mang tên Bác? Những tổ chức hay giải thưởng nào được vinh dự mang tên Bác
hoặc nói về Bác
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 7 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
Trò chơi Phóng viên
Nhóm 4: Thi hát, đọc thơ những bài có nội dung về Bác
Trước khi nhắc đến nhân vật lịch sử nào đó, giáo viên cần cung cấp để học
sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà
nhân vật hoạt động.Thường là kết mở rộng bằng một số câu hỏi gợi sự hứng thú ,
trí tò mò ở học sinh : Nhân vật đó là ai ? Đã có cống hiến gì cho đất nước ? Những
việc Ông làm có ảnh hưởng gì đến công cuộc giải phóng đất nước? Chúng ta
cùng tìm hiểu qua bài …
Ví dụ : Khi dạy bài Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
Ở phần này giáo viên có thể nêu : Ông sinh năm 1867 mất 1940 .Quê Ông
ở làng Đan Nhiệm, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp
xâm lược. Ông là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý đánh đuổi giặc
Pháp.Với suy nghĩ của ông : Nhật Bản là một nước châu Á “ Đồng văn đồng
chủng”,nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp. Vậy Ông đã làm gì để
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 8 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
thực hiện được mong ước đó ? Ông là ai? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài : Phan
Bội Châu và phong trào Đông Du .
2. Với loại bài dạy về sự kiện lịch sử: Việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan
trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Chính vì vậy thầy và
trò cùng chuẩn bị sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, tài liệu lịch sử
- Một trong những phương pháp dạy học không thể thiếu được khi dạy
phân môn lịch sử là phương pháp trực quan. Những phương tiện trực quan được sử
dụng nhiều để dạy môn lịch sử là:
Tranh ảnh.
Bản đồ lịch sử.
Các phương tiện nghe nhìn.
Di tích lịch sử.
Nhà bảo tàng lịch sử và một số nhà bảo tàng khác.
- Giáo viên cần đối chiếu với những phương tiện mà nhà trường đã trang bị
để giáo viên bà học sinh chủ động trong bài dạy. Tham mưu với Ban giám hiệu cho
học sinh khối lớp 5 được đi tham quan di tích lịch sử hoặc bảo tàng lịch sử ở địa
phương ,gần địa phương .
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 9 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
- Việc hướng dẫn học sinh cách học bộ môn lịch sử theo từng loại bài ; việc
thầy và trò chuẩn bị sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, tư liệu lịch sử tất cả đều nhằm phục
vụ cho việc dạy học ở trên lớp với mục đích qua bài học học sinh phát huy được
tính tích cực của mình thông qua phân môn lịch sử.
- Khi giới thiệu về bối cảnh lịch sử tôi thường kể cho học sinh nghe một câu
chuyện mà phần kết thúc là nội dung chính các em sẽ phải tìm hiểu ở trong bài
học nên thời gian kể chuyện chỉ gần 5 phút .Câu chuyện tôi kể không đòi hỏi
các em phải nhớ toàn bộ nội dung, song yêu cầu các em nắm được những tình
tiết chính và đó là cơ sở để tiến hành những hoạt động kế tiếp.
- Học sinh làm việc với SGK (đọc thầm ) để có những hình ảnh cụ thể về sự
kiện, hiện tượng lịch sử.
- Tổ chức đàm thoại để tìm hiểu mục đích hay nguyên nhân diễn ra sự kiện …
Dẫn dắt học sinh đi dần tới nội dung chính của bài.Thường là những câu hỏi liên
quan tới phần mà mà các em vừa đọc thầm ,những câu hỏi tương đối dễ . Vì vậy
giáo viên nên ưu tiên cho những học sinh nhút nhát , học sinh yếu giúp các em
mạnh dạn trong giờ học.
Ví dụ : Bài “Thu- Đông 1947, Việt Bắc “ Mồ chôn giặc Pháp ”
Để giảng nguyên nhân xuất hiện chiến dịch, tôi treo bản đồ hành chính Việt
Nam, để học sinh chỉ được 6 tỉnh thuộc căn cứ địa Việt Bắc từ đó nắm vững được
vị trí của căn cứ địa Việt Bắc trên bản đồ Việt Nam.
Học sinh đọc sách giáo khoa, tìm hiểu nguyên nhân, mục đích của chiến
dịch. Học sinh trả lời cá nhân.
Giáo viên chốt và dẫn dắt học sinh tìm hiểu về diễn biến và ý nghĩa lịch sử
của chiến dịch.
Để kể lại một số sự kiện của chiến dịch:
Tôi giới thiệu lược đồ của chiến dịch để học sinh nắm được.Kết hợp khai thác tranh
ảnh, lược đồ, bản đồ…
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 10 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
Vì đó là những phương tiện giúp học sinh tái hiện những sự kiện lịch sử trong quá
khứ. Nhờ tự các em tìm kiếm, diễn tả bằng lời diễn biến chiến dịch có sự hỗ trợ của
kênh hình sẽ giúp các em nhớ kỹ, hiểu sâu,những kiến thức lịch sử mà học sinh thu
nhận được. Góp phần tạo biểu tượng và khái niệm lịch sử , đồng thời còn phát triển
trí óc quan sát, trí tưởng tượng tư duy và ngôn ngữ của học sinh.Phát huy tính tích
cực chủ động và độc lập suy nghĩ của học sinh, tạo tính tự tin trong học tập.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận :
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 11 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
Giáo viên cho học sinh nhận xét đánh giá ý kiến của các nhóm , cần bổ
sung gì hoặc học sinh có thể có câu hỏi giao lưu cùng bạn
Sau mỗi nhóm thảo luận xong giáo viên nên khéo léo dùng kiến thức mà
học sinh đã biết để liên hệ giữa câu hỏi nhóm này với nhóm khác , giúp học sinh
thấy công việc của nhóm mình và của bạn có liên hệ chặt chẽ với nhau không thể
tách rời công việc mình làm không thể thiếu. Điều này giúp các em tự tin và mạnh
dạn hơn trong giờ học và cử đại diện trình bày lại diễn biến theo phiếu học tập của
nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung nếu thiếu.
Có thể cho các học sinh thi đua với nhau bằng cách trực tiếp lên chỉ lược
đồ để kể lại một số sự kiện của chiến dịch theo lời văn của mình
Giáo viên làm trọng tài đánh giá hướng dẫn các em tới nhận định đúng và
chốt lại vấn đề cần nắm chắc.Giáo viên cần có tranh ảnh tư liệu sưu tầm được để
làm bằng chứng cho những báo cáo của học sinh, điều này làm các em sẽ vô cùng
thích thú, sự khen ngợi của giáo viên cũng tạo hưng phấn giúp học sinh học tốt
hơn.
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 12 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
Giáo viên chốt lại hoặc liên hệ mở rộng.
Việc giáo viên chốt lại kiến thức, khẳng định kiến thức hoặc liên hệ mở rộng
là việc làm cần thiết. Bởi vì, những thông tin học sinh thu lượm được còn rời rạc,
kiến thức mà các em thu lượm được khác nhau, đôi khi sai lệch hoặc chưa chuẩn
kiến thức. Từ đó mở rộng vừa tầm học cho học sinh, gây cho học sinh sự hứng thú
trong giờ học.
III. KẾT QUẢ
Có thể nói qua quá trình vận dụng, kết quả thu được có nhiều khả quan.
Nhiều học sinh cảm thấy tự tin, chủ động, phát huy tính tích cực hơn trong giờ lịch
sử, các em đã coi mỗi tiết lịch sử là một ngày hội nhỏ, một cuộc thi để tìm ra kiến
thức mới, được trở lại khí thế hào hùng của dân tộc. Từ đó làm cho các em thêm
yêu quê hương, yêu đất nước . Từ chỗ tích cực, chủ động học tập, học sinh nắm
vững kiến thức hơn, đạt kết quả cao trong kì thi học kì vừa qua.
Kết quả đạt được của học sinh năm học 2011-2012 như sau:
Nói tóm lại để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn kịch sử lớp 5,
người giáo viên cần phải phối hợp các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy
học lịch sử rất đa dạng. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải thực hiện:
Nắm vững chương trình.
Nắm vững đặc trưng phương pháp bộ môn.
Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh để minh hoạ.
Chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc dạy học.
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 13 -
Xếp loại Giỏi Khá TB
Học kì I 5 8 8
Học kì II 13 5 3
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
Giáo viên cần hướng dẫn khích lệ động viên các em học còn yếu , nhút
nhát bằng sự yêu thương gần gũi và cái tâm của người thầy. Tạo hứng thú và niềm
tin cho các em trong quá trình học tập. Nêu cao những tấm gương điển hình về tinh
thần cố gắng vươn lên trong học tập để học sinh noi theo. Có như vậy thì học sinh
mới hứng thú, tạo hiệu quả cao trong những tiết lịch sử.
Mũi Né, ngày 31 tháng 3 năm 2013
Người viết
Võ Thanh Hải
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 14 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
NHẬN XÉT CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 15 -
Sáng kiến kinh nghiệm năm học : 2012-2013
NHẬN XÉT CỦA HĐKH SỞ GD&ĐT
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Người thực hiện: Võ Thanh Hải - 16 -