LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan rằng, trong luận văn này:
- Các số liệu, thông tin được trích dẫn theo đúng quy định
- Dữ liệu khảo sát là trung thực, có chứng cứ
- Lập luận, phân tích, đánh giá, kiến nghị được đưa ra dựa trên quan
điểm cá nhân và nghiên cứu của tác giả, không có sự sao chép của bất kỳ tài
liệu nào đã được công bố.
- Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về những nhận xét đã đưa ra trong luận văn.
Tác giả luận văn
Lê Thị Sa
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp với đề tài:
“Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn huyện Nghi Lộc tỉnh
Nghệ An”
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Thị Minh – Bộ môn
Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể, các
nhân viên cán bộ và nhân dân huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè
và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 10 tháng 7 năm 2010
Học viên thực hiện
Lê Thị Sa
MỤC LỤC
1.2.* NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC THÀNH TỰU TRÊN: IV
2. HẠN CHẾ, TỒN TẠI TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ NGUYÊN NHÂN VI
3. QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VIII
4. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG HUYỆN
TRONG NHỮNG NĂM TỚI IX
5.1. * TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TƯ VẤN, ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN IX
5.2. * TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA SX VÀ
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG X
5.3. * TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN X
5.4. * KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN X
5.5.* ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THANH NIÊN X
5.6. * TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN X
5.7.* TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ HƠN CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XI
5.8. * TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN XI
1.2.1.1. KINH NGHIỆM CỦA Ở TRUNG QUỐC 30
1.2.1.2. KINH NGHIÊM CỦA Ở NHẬT BẢN 31
1.2.1.3. KINH NGHIỆM CỦAỞ MALAYSIA 32
2.2.2.1. THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ CỦA LAO ĐỘNG THANH NIÊN 70
2.2.2.2. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG THANH NIÊN THEO GIỚI TÍNH 74
2.3.1. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI THAM GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 77
* KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG CÁC LĨNH VỰC: 93
QUA BẢNG 2.196 CHO THẤY LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
TOÀN HUYỆN GIẢM 6,84%/NĂM CÒN LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC PHI NÔNG NGHIỆP
TĂNG MẠNH MÀ ĐẶC BIỆT LÀ TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ. CỤ THỂ LÀ TỶ
LỆ LAO ĐỘNG THANH NIÊN LÀM VIỆC TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG BÌNH
QUÂN 5 NĂM TĂNG 26,71%/NĂM VÀ NGÀNH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ TĂNG 51,02% ĐIỀU
NÀY CHO THẤY TỶ LỆ LAO ĐỘNG THANH NIÊN NGÀY CÀNG TÌM KIẾM ĐƯỢC CÁC
CÔNG VIỆC TRONG LĨNH VỰC PHI NÔNG NGHIỆP VÀ TRỞ THÀNH CÁN BỘ, CÔNG NHÂN,
VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC 95
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG
THÔN Ở HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 95
2.4.1. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN 95
* THÀNH TỰU: 95
* NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ TRÊN: 97
- KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HỌC NGHỀ: 103
3.2.1. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TƯ VẤN, ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN 110
3.2.5. ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 122
3.2.8. TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN 129
- TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CỦA HUYỆN, HÌNH ẢNH
THANH NIÊN, LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN CỦA HUYỆN; PHỐI HỢP ĐƯA LAO
ĐỘNG ĐI LAO ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ 130
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH Công nghiệp hoá
HĐH Hiện đại hoá
LĐTN Lao động thanh niên
CN Công nghiệp
TM Thương mại
DV Dịch vụ
XD Xây dựng
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
UBND Uỷ ban nhân dân
TNNT Thanh niên nông thôn
CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
GTVL Giải quyết việc làm
TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
THCN Trung học chuyên nghiệp
GDTX Giáo dục thường xuyên
XKLĐ Xuất khẩu lao động
KCN Khu công nghiệp
HTX Hợp tác xã
LLLĐ Lực lượng lao động
VLXD Vật liệu xây dựng
KHKT Khoa học kỹ thuật
CLB Câu lạc bộ
PTNT Phát triển nông thôn
TBXH Thương binh xã hội
DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ
BẢNG
1.2.* NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC THÀNH TỰU TRÊN: IV
1.2.* NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC THÀNH TỰU TRÊN: IV
2. HẠN CHẾ, TỒN TẠI TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ NGUYÊN NHÂN VI
2. HẠN CHẾ, TỒN TẠI TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ NGUYÊN NHÂN VI
3. QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VIII
3. QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VIII
4. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG HUYỆN
TRONG NHỮNG NĂM TỚI IX
4. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG HUYỆN
TRONG NHỮNG NĂM TỚI IX
5.1. * TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TƯ VẤN, ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN IX
5.1. * TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TƯ VẤN, ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN IX
5.2. * TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA SX VÀ
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG X
5.2. * TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA SX VÀ
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG X
5.3. * TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN X
5.3. * TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN X
5.4. * KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN X
5.4. * KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN X
5.5.* ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THANH NIÊN X
5.5.* ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THANH NIÊN X
5.6. * TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN X
5.6. * TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN X
5.7.* TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ HƠN CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XI
5.7.* TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ HƠN CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XI
5.8. * TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN XI
5.8. * TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN XI
1.2.1.1. KINH NGHIỆM CỦA Ở TRUNG QUỐC 30
1.2.1.1. KINH NGHIỆM CỦA Ở TRUNG QUỐC 30
1.2.1.2. KINH NGHIÊM CỦA Ở NHẬT BẢN 31
1.2.1.2. KINH NGHIÊM CỦA Ở NHẬT BẢN 31
1.2.1.3. KINH NGHIỆM CỦAỞ MALAYSIA 32
1.2.1.3. KINH NGHIỆM CỦAỞ MALAYSIA 32
2.2.2.1. THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ CỦA LAO ĐỘNG THANH NIÊN 70
2.2.2.1. THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ CỦA LAO ĐỘNG THANH NIÊN 70
2.2.2.2. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG THANH NIÊN THEO GIỚI TÍNH 74
2.2.2.2. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG THANH NIÊN THEO GIỚI TÍNH 74
2.3.1. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI THAM GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 77
2.3.1. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI THAM GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 77
* KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG CÁC LĨNH VỰC: 93
* KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG CÁC LĨNH VỰC: 93
QUA BẢNG 2.196 CHO THẤY LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
TOÀN HUYỆN GIẢM 6,84%/NĂM CÒN LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC PHI NÔNG NGHIỆP
TĂNG MẠNH MÀ ĐẶC BIỆT LÀ TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ. CỤ THỂ LÀ TỶ
LỆ LAO ĐỘNG THANH NIÊN LÀM VIỆC TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG BÌNH
QUÂN 5 NĂM TĂNG 26,71%/NĂM VÀ NGÀNH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ TĂNG 51,02% ĐIỀU
NÀY CHO THẤY TỶ LỆ LAO ĐỘNG THANH NIÊN NGÀY CÀNG TÌM KIẾM ĐƯỢC CÁC
CÔNG VIỆC TRONG LĨNH VỰC PHI NÔNG NGHIỆP VÀ TRỞ THÀNH CÁN BỘ, CÔNG NHÂN,
VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC 95
QUA BẢNG 2.196 CHO THẤY LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
TOÀN HUYỆN GIẢM 6,84%/NĂM CÒN LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC PHI NÔNG NGHIỆP
TĂNG MẠNH MÀ ĐẶC BIỆT LÀ TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ. CỤ THỂ LÀ TỶ
LỆ LAO ĐỘNG THANH NIÊN LÀM VIỆC TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG BÌNH
QUÂN 5 NĂM TĂNG 26,71%/NĂM VÀ NGÀNH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ TĂNG 51,02% ĐIỀU
NÀY CHO THẤY TỶ LỆ LAO ĐỘNG THANH NIÊN NGÀY CÀNG TÌM KIẾM ĐƯỢC CÁC
CÔNG VIỆC TRONG LĨNH VỰC PHI NÔNG NGHIỆP VÀ TRỞ THÀNH CÁN BỘ, CÔNG NHÂN,
VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC 95
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG
THÔN Ở HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 95
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG
THÔN Ở HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 95
2.4.1. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN 95
2.4.1. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN 95
* THÀNH TỰU: 95
* THÀNH TỰU: 95
* NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ TRÊN: 97
* NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ TRÊN: 97
- KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HỌC NGHỀ: 103
- KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HỌC NGHỀ: 103
3.2.1. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TƯ VẤN, ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN 110
3.2.1. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TƯ VẤN, ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN 110
3.2.5. ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 122
3.2.5. ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 122
3.2.8. TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN 129
3.2.8. TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN 129
- TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CỦA HUYỆN, HÌNH ẢNH
THANH NIÊN, LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN CỦA HUYỆN; PHỐI HỢP ĐƯA LAO
ĐỘNG ĐI LAO ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ 130
- TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CỦA HUYỆN, HÌNH ẢNH
THANH NIÊN, LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN CỦA HUYỆN; PHỐI HỢP ĐƯA LAO
ĐỘNG ĐI LAO ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ 130
ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2006 và 2010
Đồ thị 2.2: Lao động thanh niên theo trình độ học vấn Error: Reference source
not found
Đồ thị 2.3: Lao động thanh niên theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Error:
Reference source not found
Đồ thị 2.4 Tình trạng sức khoẻ của lao động thanh niên Error: Reference source
not found
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghi Lộc tỉnh Nghệ An là một huyện thuần nông, đời sống của nông dân
phụ thuộc vào nông nghiệp là chính, nhu cầu tìm việc làm luôn là vấn đề cấp
bách được các cấp các ngành và tổ chức trong huyện quan tâm hàng đầu. Mặt
khác, diện tích đất nông nghiệp ngày một hạn hẹp do quá trình đô thị hóa và xây
dựng khu công nghiệp Nam Cấm, khu công nghiệp Trường Thạch, khu công
nghiệp Đồng Trộ - Nghi Phong, khu công nghiệp Đô Lăng – Nghi Lâm, làm một
bộ phận thanh niên mất việc làm, dẫn đến việc làm của lao động thanh niên trong
huyện ngày càng gặp nhiều khó khăn. Như vậy vấn đề việc làm và giải quyết việc
làm cho lao động thanh niên ở khu vực nông thôn đang là vấn đề nhức nhối của
tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Nghi Lộc nói riêng. Vì lý do đó mà tôi chọn
đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn ở huyện Nghi
Lộc tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu là rất cấp thiết có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm
cho lao động thanh niên nông thôn.
- Đánh giá đúng thực trạng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên
nông thôn ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động
thanh niên nông thôn ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An phù hợp với điều kiện cụ
thể của địa phương.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cách thức, biện pháp giải quyết
việc làm và các tổ chức, các đơn vị tham gia mạng lưới giải quyết việc làm cho
lao động thanh niên ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu tại
địa bàn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An, trong giai đoạn 2006 – 2010.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm các phương pháp truyền
thống như phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu và
i
phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin và sử dụng các kết quả điều tra
đồng thời thời kết hợp các công trình nghiên cứu khoa học quản lý cũng như
qua nghiên cứu thực tiễn để thực hiện mục tiêu của luận văn.
Luận văn được trình bày trong 3 chương nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động
thanh niên nông thôn.
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông
thôn ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc
làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghi Lộc trong những năm tới.
Dưới đây là các kết quả nghiên cứu chính của luận văn:
1.
Các thành tựu về giải quyết việc làm cho lao động thanh niên ở Huyện
Nghi Lộc và nguyên nhân
1.1.
*
Các thành tựu:
- Qua 5 năm, từ 2006 đến năm 2010 các lĩnh vực tạo việc làm trên địa
bàn huyện đã tổ chức tư vấn, dạy, giải quyết việc làm cho 226.805 lao động;
trong đó tư vấn nghề cho 8.353 lao động; dạy nghề cho 1.289 lao động, giải
quyết việc làm cho 217.163 lao động. Cụ thể qua bảng 2.19.
Bảng 2.19 cho thấy, số lượng lao động thanh niên được mạng lưới tư vấn,
tạo việc làm của huyện tạo ra hàng năm đều đạt tỷ lệ cao, năm 2010 tăng so với năm
2006 là 1,3 lần, tương ứng với 11.273 lao động. Trong đó các hộ gia đình giải quyết
106.760 LĐTN, là nơi giải quyết nhiều việc làm nhất cho lao động thanh niên, tiếp
đến là các làng nghề, bình quân mỗi năm giải quyết được 13,17%/năm. Cùng với
các làng nghề và hộ gia đình thì các doanh nghiệp và cụm, khu cụm công nghiệp
cũng đã tạo việc làm cho 3375 lao động thanh niên.
- Từ năm 2006 đến năm 2010, các doanh nghiệp ngoài huyện đã phối
hợp cùng với các tổ chức chính trị – xã hội, các cấp chính quyền xuất khẩu được
6.124 lao động thanh niên đi lao động hợp tác nước ngoài, bao gồm Hội Nông
dân huyện đưa 669 lao động, Hội phụ nữ đưa 499, Hội cựu chiến binh và Hội
ii
nạn nhân chất độc da cam (đi ô xin) đưa 1.589 lao động, phòng Lao động
thương binh xã hội 779, các tổ chức, cá nhân khác là 2.588.
Bảng 1. Bảng tổng hợp lao động được tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm
T
T
Mạng lưới
Năm
2006
(người)
Năm
2007
(người
)
Năm
2008
(người
)
Năm
2009
(người)
Năm
2010
(người)
Tổng
hợp 5
năm
(2006-
2010)
SS
2010/2006
(lần)
%
tăng
BQ
năm
1 Trung tâm dạy nghề 149 182 246 325 387 1289 2.60 26.95
2
Các trường THPT,
trung tâm GDTX 1,283 1,562 1,835 1,735 1,938 8353 1.51 10.86
3 Các doanh nghiệp 271 174 407 512 567 1931 2.09 20.27
4 Các cụm, khu CN 174 261 298 339 372 1444 2.14 20.92
5 Các làng nghề 12,517 15,187
17,359
18,932 20,533 84528 1.64 13.17
6 Các trang trại, gia trại 249 293 316 377 393 1628 1.58 12.09
7 Hộ gia đình 21,108 21,946 22,429 21,193 20,084 106760 0.95 -1.24
8 Xuất khẩu lao động 575 699 1,025 1,229 2,596 6124 4.51 45.77
9 Khác 867 969 1025 10291 1596 14748 1.84 16.48
Tổng cộng 37193 41273 44940 54933 48466 226805 1.30 6.84
Nguồn số liệu khảo sát tại huyện Nghi Lộc năm 2010
Lao động xuất khẩu cũng mang lại một khoản thu nhập lớn. So sánh với
một lao động phổ thông, cùng cấp bậc ở trong nước thì lao động xuất khẩu luôn
có mức thu nhập cao hơn từ 1,5 đến 2 lần. Trong đó thị trường Đài Loan là cho
mức thu nhập cao nhất, bình quân trên 9,4 triệu đồng/ tháng. Bên cạnh đó xuất
khẩu lao động góp phần làm chuyển dịch một phần lao động từ sản xuất nông
nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Làm chuyển biến nhận thức, tác phong
lao động từ nông nghiệp, sang công nghiệp; góp phần nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ người lao động.
Bảng 2. Số thanh niên xuất khẩu lao động
TT Tổ chức
2006
(người)
2007
người)
2008
người)
2009
người)
2010
(người)
Tổng 5
năm
(người)
So sánh
2010/2006
(lần)
%
tăng
BQ
năm
1 Hội nông dân 100 112 125 139 193 669 1,93 17,87
iii
2 Hội phụ nữ 78 81 89 145 106 499 1,36 7,97
3 Hội cựu chiến binh 89 150 211 567 572 1589 6,43 59,22
4 Phòng LĐTBXH 10 30 34 289 416 779 41,60 153,96
5 Khác 298 326 566 89 1309 2588 4,39 44,77
Tổng 575 699 1025 1229 2596 6124 4,51 45,77
Nguồn số liệu khảo sát tại huyện Nghi Lộc năm 2010
Bảng 2. Số thanh niên đi xuất khẩu lao động
TT Tổ chức
2006
(người)
2007
người)
2008
người)
2009
người)
2010
(người)
Tổng 5
năm
(người)
So sánh
2010/2006
(lần)
%
tăng
BQ
năm
1 Hội nông dân 100 112 125 139 193 669 1,93 17,87
2 Hội phụ nữ 78 81 89 145 106 499 1,36 7,97
3 Hội cựu chiến binh 89 150 211 567 572 1589 6,43 59,22
4 Phòng LĐTBXH 10 30 34 289 416 779 41,60 153,96
5 Khác 298 326 566 89 1309 2588 4,39 44,77
Tổng 575 699 1025 1229 2596 6124 4,51 45,77
Nguồn số liệu khảo sát tại huyện Nghi Lộc năm 2010
1.2.* Nguyên nhân chủ yếu đạt được thành tựu trên:
Có được các kết quả giải quyết việc làm nêu trên là do Huyện đã chỉ đạo
thực hiện tốt các chương trình, các chính sách nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm
cho lao động thanh niên, cụ thể là:
- Chương trình thanh niên lập thân lập nghiệp:
Huyện Nghi Lộc đã thực hiện tốt nội dung của 4 đồng hành với thanh niên
lập thân, lập nghiệp gồm: 1. Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao
trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ; 2. Đồng hành với thanh niên trong
nghề nghiệp và việc làm; 3. Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe
thể chất và đời sống văn hoá tinh thần; 4. Đồng hành với thanh niên trong phát
triển kỹ năng xã hội.
- Chính sách dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp: Năm 2001, UBND tỉnh
có Quyết định 948/QĐ-UB về việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp để tạo điều
kiện tích tụ ruộng đất, đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng các
trang trại, gia trại sản xuất nông nghiệp. Quyết định đã cho phép các tổ chức cá
nhân tự dồn điền đổi thửa tập trung lại đất nông nghiệp của gia đình hoặc thuê,
mượn, nhận chuyển nhượng lại đất nông nghiệp của cá nhân khác hoặc thuê, mượn
iv
đất thuộc diện khó giao của UBND xã, thị trấn để xây dựng các trang trại, gia trại.
- Chính sách khuyến khích chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi theo hướng
sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Các gia đình, tổ chức chuyển đổi sản xuất
nông nghiệp, như hỗ trợ 7 triệu đồng/ha đối với chuyển diện tích trồng lúa úng,
trũng sang mô hình lúa cá hoặc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, hỗ trợ 10 triệu
đồng/ha nếu chuyển sang mô hình nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ. Thời hạn cho
thuê đất đến 20 năm và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
trang trại. Hỗ trợ cho các hộ gia đình nuôi lợn hướng nạc với mức hỗ trợ
300.000 đồng/con lợn nái ngoại, 1,5 triệu đồng/con lợn đực ngoại giống; hỗ trợ
500.000 đ/trang trại để làm bể khí bioga…
- Chính sách khuyến khích khôi phục phát triển nghề, làng nghề và xây
dựng khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư. Năm 2001, Tỉnh uỷ Nghệ An có
Nghị quyết 01 – NQ/TU ngày 05/6/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh
ban hành Quyết định 12/QĐ-UB của về việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân
khôi phục, phát triển các nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, tìm
kiếm và du nhập những ngành nghề mới về địa phương và công nhận tiêu chuẩn
làng nghề. Ưu tiên đầu tư cho các làng nghề, bao gồm đầu tư hệ thống điện,
đường, hệ thống xử lý môi trường làng nghề; hỗ trợ kinh phí quảng bá sản phẩm
làng nghề; hỗ trợ các nghệ nhân để duy trì nghề…
- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biển thành ngành kinh tế
mũi nhọn; trong đó tập trung vào các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến hải
sản và phát triển dịch vụ vận tải biển. Trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực khai
thác, chế biến hải sản và phát triển dịch vụ vận tải biển. Kêu gọi và cho phép
các tổ chức, tín dụng ngân hàng Trung ương thực hiện việc cho thuê bao tài
chính để đóng tàu biển tại 2 xã ven biển Nghi Thu và Nghi Thiết.
- Chính sách vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và xuất
khẩu lao động: Chính sách vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh quy
định, các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi được vay vốn
ưu đãi từ nguồn vốn giải quyết việc làm; những hộ thuộc diện hộ nghèo được vay
vốn ưu đãi qua hệ thông ngân hàng chính sách xã hội và tín chấp qua các tổ chức
v
chính trị xã hội. Mức lãi suất ưu đãi 0,65/tháng, thời hạn vay vốn tuỳ thuộc vào
đối tượng cây trồng, con vật nuôi, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Chính sách về vay vốn đi lao động nước ngoài: người lao động được vay
tối đa 30.000.000 đồng/lao động, lãi suất 0,65% /tháng, thời hạn vay bằng với
thời gian lao động đi làm việc ở nước ngoài và trả lãi, gốc vay sau khi có thu
nhập ở nước ngoài theo thoả thuận. Số vốn được vay tuỳ thuộc vào thị trường
lao động, ngành nghề mà người lao động sẽ đến và làm.
- Chính sách vay vốn học nghề: học sinh, sinh viên vay được vốn ưu đãi đi
học nghề. Mỗi học sinh, sinh viên theo học ở các trường Đại học, cao đẳng,
THCN thuộc đối tượng con gia đình hộ nghèo được vay vốn với mức lãi suất ưu
đãi. Được vay 8.000.000 đồng/01 năm học (4.000.000đồng/01 kỳ). Thời gian trả
gốc vay sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm và thời gian hoàn
thành trả nợ gốc vay bằng với thời gian học sinh, sinh viên đó theo học tại các
trường.
2. Hạn chế, tồn tại trong giải quyết việc làm và nguyên
nhân
2.
1.
*
Tồn tại và hạn chế:
- Chất lượng của lao động thanh niên trong huyện còn thấp
Một thực trạng cho thấy lao động thanh niên trong huyện có trình độ văn
hoá cao nhưng trình độ CMKT lại rất thấp, chỉ có 8,5% có trình độ ĐH, có tới
68,4% lao động thanh niên chưa qua đào tạo. Những lao động thanh niên chưa
qua đào tạo chỉ tìm được những công việc chân tay đòi hỏi sức khoẻ tốt. Trong
huyện vẫn có những thanh niên có sức khoẻ yếu không đủ điều kiện làm việc.
Trong quá trình tìm việc làm họ chủ yếu tự mình xin việc là chính hoặc nhờ gia
đình bạn bè giới thiệu.
- Một bộ phận lao động thanh niên vẫn chưa có viêc làm, thiếu việc làm
và thu nhập thấp, bấp bênh
Theo số liệu thu thập từ phòng Lao động thương binh và xã hội, phòng Thống
kê, Đoàn thanh niên huyện về việc làm hàng năm thì trên 32 % số thanh niên trong
độ tuổi lao động không có việc làm. Năm 2009, do ảnh hưởng suy thoái của nền
vi
kinh tế và chiến tranh ở các nước; nhiều lao động thanh niên từ các khu công
nghiệp, đô thị và nước ngoài trở về địa phương, nên tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tăng
mạnh lên, tăng 5.481 người so với năm 2006 (xem bảng 2.21). Lao động có việc làm
trong lĩnh vực nông nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng suy thoái kinh tế
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã giảm 25% qua 5 năm.
- Công tác quản lý nhà nước về lao động – việc làm còn nhiều bất cập
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về việc làm, các
cơ quan chức năng của Huyện chưa có giải pháp hữu hiệu mang tính lâu dài,
chưa nắm bắt được hay kiểm soát một cách chính xác, thường xuyên tình hình
về số người lao động, tình hình biến động lao động, nhất là số lao động thất
nghiệp có nhu cầu tìm việc làm, kể cả số lao động thanh niên thất nghiệp có nhu
cầu việc làm mới.
2.2.* Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế:
- Khó khăn trong quá trình học nghề:
Khảo sát cho thấy còn khá nhiều các vấn đề bất cập được người lao động đề
cập đến. Trước hết, khoảng 50% số các khó khăn hoặc vấn đề bất cập tập trung
vào mức học phí tham gia học nghề cao dẫn đến người lao động muốn học nghề
nhưng do không có khả năng về tài chính khó theo học.
- Toàn huyện chưa có cơ sở tư vấn chọn ngành học thích hợp phù hợp với
nhiều lao động thanh niên, các trung tâm dạy nghề chưa đủ các điều kiện đảm bảo
đào tạo nghề có chất lượng cho lao động thanh niên
Cả 2 trung tâm dạy nghề của Huyện đều thiếu nghiêm trọng các phòng học,
phòng, phương tiện thí nghiệm, thực hành; thiếu đội ngũ giáo viên dạy nghề; chế
độ thu nhập và tiền lương cho đội ngũ giáo viên thấp nên không thu hút được giáo
viên; kinh phí hỗ trợ cho đào tạo học nghề rất thấp, hoặc không có. Qua phỏng vấn
20 giáo viên tại 2 trung tâm dạy nghề cho thấy 70% giáo viên là kiêm nhiệm, chủ
yếu là làm nhiệm vụ dạy văn hoá cho học sinh từ lớp 10 đến lớp 12. Trình độ giáo
viên dạy nghề rất thấp.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện chậm, chưa đáp ứng nhu
cầu chuyển đổi việc làm và việc làm mới
vii
- Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và bản thân lao động thanh niên
thiếu vốn để phát triển sản xuất – kinh doanh và tạo việc thêm việc làm
Qua khảo sát 80% số thanh niên có thu nhập thấp, đều thiếu vốn vay; với
nhóm thanh niên có thu nhập trung bình, tỷ lệ người thiếu vốn là 35%; còn nhóm
thanh niên có thu nhập cao tỷ lệ này là 20%. Như vậy thiếu vốn cho sản xuất, kinh
doanh là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng tới việc làm của thanh niên.
Ngoài ra, mức kinh phí nộp để đi xuất khẩu lao động còn cao, quá sức với thu nhập
của một bộ phận người dân.
- Lực lượng cán bộ làm công tác lao động - việc làm cho lao động thanh
niên trên địa bàn Huyện còn thiếu cả về số lượng và trình độ chuyên môn
Ban chỉ đạo thực hiện chương trình giải quyết việc làm của huyện tuy có sự
phân công cụ thể cho các thành viên nhưng việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám
sát triển khai thực hiện đối với các xã, thị trấn còn thiếu sâu sát, cụ thể và thường
xuyên. Cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực lao động - việc làm còn thiếu
về số lượng, hạn chế về trình độ, phần lớn là phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ,
nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, chưa nắm bắt được chính xác tình
hình số lượng, chất lượng của lực lượng lao động.
Từ thực trạng trên, trong những năm tới, công tác giải quyết việc cho lao
động thanh niên nông thôn ở Huyện Nghi Lộc cần tập trung vào giải quyết những
vấn đề sau:
3. Quan điểm về giải quyết việc làm
- Trước hết cần quan niệm về việc làm “Mọi hoạt động lao động tạo nguồn thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Như vậy thì, tất cả
những người làm việc ở các thành phần kinh tế, trong cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn
thể, các tổ chức xã hội, trường học hoặc tại gia đình đều được coi là có việc làm.
- Giải quuyết việc làm cho lao động thanh niên trong Huyện phải gắn liền
với việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Huyện, chú
trọng đến chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và chỗ làm mới để lựa chọn các dự án phát
triển kinh tế trên địa bàn.
viii
- Giải quuyết việc làm cho lao động thanh niên trong Huyện phải gắn với
mở rộng các thành phần kinh tế, gắn lao động với đất đai, tài nguyên khoáng
sản của huyện. Phải lấy giải quyết việc làm tại chỗ là chính kết hợp mở rộng và
phát triển việc làm ngoại huyện, tỉnh, nước ngoài với sự trợ giúp của Nhà nước.
4. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động thanh
niên trong Huyện trong những năm tới
Để đạt được mục tiêu đưa tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo đạt 45%
vào năm 2015 và trên 70% năm 2020; trong giai đoạn 2011 – 2020, bình quân
hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 5 – 6 ngàn lao động (trong đó xuất
khẩu lao động từ 800 – 1000 người), lao động trong độ tuổi có việc làm chiếm
trên 90% vào năm 2020, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí hiện hành còn
8% vào năm 2015 và 4,5% vào năm 2020, trong những năm tới hướng giải quyết
việc làm cho lao động thanh niên trên địa bàn cụ thể như sau:
- Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên khu vực các xã trong huyện
- Giải quyết việc làm cho lao động khu vực thị xã thị trấn, thị tứ
- Giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp
- Sắp xếp lại mạng lưới hệ thống dạy nghề, mở rộng và đa dạng hoá các
hình thức dạy nghề để đáp ứng yêu cầu tự tạo việc làm và tìm việc làm,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Có chính sách, cơ chế khuyến khích hỗ trợ để tìm kiếm thị trường, cung
ứng lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài, nước ngoài
5. Một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động thanh niên
trong những năm tới:
5.1. * Tăng cường công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp
cho thanh niên nông thôn
- Cung cấp thông tin tư vấn cho người lao động trước khi tham gia học nghề
là rất quan trọng đảm bảo người lao động được hướng nghiệp một cách chính xác
và phù hợp đặc biệt là trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất hiện nay.
- Tổ chức lớp tư vấn việc làm cho lao động thanh niên, cho họ thấy xu
ix
hướng việc làm trong giai đoạn hiện nay và tương lai và những yêu cầu của các
nhà tuyển dụng. Từ đó định hướng cho lao động thanh niên chọn đúng nghề với sở
thích của mình.
- Giới thiệu, hướng dẫn các phương thức tìm việc làm cho lao động thanh
niên để họ biết sử dụng các phương tiện tư vấn trên Internet, đài báo, ti vi, đặc biệt
là qua trung tâm giới thiệu việc làm.
5.2. * Tăng cường công tác đào tạo nghề theo yêu cầu phát
triển của SX và thị trường lao động
- Phát triển đào tạo nghề tại chỗ cho người lao động trong các lĩnh vực nông,
lâm, ngư nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp góp
phần nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp nói chung.
- Đa dạng hoá phương thức và phương pháp đào tạo, chú trọng phương
pháp dạy tại hiện trường sản xuất; phương pháp có sự tham gia của người học;
lưu ý đến tính đặc thù của các nhóm đối tượng thanh niên khuyết tật.
- Hỗ trợ đào tạo mới, đào tạo lại nghề theo các hình thức linh hoạt cho
lao động thanh niên thiếu việc làm và thất nghiệp. Bên cạnh đó mở lớp chuyển
giao khoa học kỹ thuật cho những lao động muốn mở trang trại và tìm thị
trường đầu ra cho họ.
- Tổ chức hỗ trợ đào tạo ngắn hạn, linh hoạt về thời gian và nội dung đào
tạo sát với yêu cầu thị trường lao động.
5.3. * Tăng cường hoạt động hỗ trợ lao động thanh niên
nông thôn
5.4. * Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn huyện
5.5.* Đẩy mạnh xuất khẩu lao động thanh niên
- Ưu tiên đưa LĐTN chưa qua đào tạo đi xuất khẩu lao động tại các thị
trường cần nhiều lao động phổ thông, lao động bán lành nghề.
5.6. * Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
x
nghiệp nông thôn
Tăng cường chỉ đạo quy hoạch sản xuất, định hướng đầu tư, tiêu thụ sản
phẩm, khuyến khích việc tiếp thu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng
và triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả. Mở rộng diện tích
lúa chất lượng cao, chú trọng phát triển diện tích cây vụ đông, nhất là diện tích
trồng đậu tương đông. Thực hiện tốt định hướng xuân muộn, mùa sớm, vụ đông
rộng, các chương trình dự án chuyển đổi, áp dụng công thức luân canh tăng vụ
để đạt mục tiêu giá trị sản xuất cao trên đơn vị diện tích, tạo bước đột phá tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền
vững.
5.7.* Triển khai có hiệu quả hơn các chương trình quốc gia
về việc làm trên địa bàn Huyện
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công
nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao
động nông thôn trên địa bàn. Quan tâm hơn nữa đến công tác đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, coi đây là một trong những giải
pháp góp phần tạo việc làm cho người lao động thanh niên.
5.8. * Tăng cường vai trò của Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp
thanh niên
- Tăng cường tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của thanh niên về
nghề nghiệp và việc làm. Tham mưu thành lập trung tâm tư vấn, dạy nghề của
thanh niên. Khuyến khích thành lập công ty cổ phần của thanh niên để tạo việc làm
cho thanh niên khuyết tật. Thành lập cường nhiệm vụ trồng rừng ngập mặn chắn
sóng, nhằm bảo vệ vững chắc cho đê biển chống xâm mặn của nước biển, đồng
thời là thu hút sự di cư đến trú ngụ và cư trú của nhiều loài thuỷ sản, chim biển.
Nghiên cứu khu rừng ngập mặn có tiềm năng du lịch để khai thác kinh doanh du
lịch sinh thái để chuyển đổi phát triển kinh tế và tạo việc làm tăng thu nhập cho
nhân dân và Thanh niên.
xi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với
mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao
động lớn như Việt Nam; giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát
triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị
trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương,
đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nhiều việc làm cho người lao động,
giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở
nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X xác định rõ: "Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế,
tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động
trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm". Tuy nhiên các văn bản, chính sách về
lao động - việc làm ra đời nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực
hiện chưa đầy đủ, chưa thực sự theo sát thực tiễn, hiệu quả triển khai thực
hiện chính sách còn chậm, lúng túng và thấp. Công tác thanh tra, kiểm tra
thực hiện chính sách chưa được thường xuyên, việc xử lý vi phạm chưa thực
sự nghiêm minh, ảnh hưởng không tốt đến việc giải quyết việc làm và phát
triển thị trường lao động. Chất lượng việc làm chưa cao, tính ổn định, bền
vững trong việc làm thấp, hiệu quả tạo việc làm còn thấp; nhu cầu có việc làm
vẫn là vấn đề bức xúc của xã hội; chuyển dịch cơ cấu lao động chậm. Theo số
liệu năm 2009 thì lao động chủ yếu làm việc trong nông nghiệp (54,7%), lao
động ở khu vực nông thôn chiếm chủ yếu (75%) gây sức ép lớn về giải quyết
1
việc làm. Với tốc độ này thì để đạt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản
là nước công nghiệp theo hướng hiện đại đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của
tất cả các cấp, các ngành.
Thiếu việc làm đối với lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông
thôn nói riêng vẫn diễn ra khá phổ biến. Tình trạng TNNT chưa qua đào tạo
nghề chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập bình quân từ lao động các ngành nghề tại các
vùng thường thấp hơn so với thành thị; cơ hội chuyển đổi việc làm, nghề
nghiệp cũng khó hơn, điều kiện văn hoá, xã hội cũng chậm phát triển hơn.
Cùng với tư tưởng coi trọng " Đại học" của các gia đình, dòng họ, bản thân TN
học sinh nên dẫn đến đa số TNNT đều có nguyện vọng thi vào các trường "Đại
học", sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao Đẳng họ cũng không muốn về nông thôn
làm việc mà tìm kiếm việc làm tại thành thị, họ chưa tha thiết với sản xuất,
công tác tại nông thôn và tham gia học nghề, dẫn đến thiếu hụt một lực lượng
lớn TN tại các vùng nông thôn để tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh,
giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hoá làng quê
nông thôn Việt Nam; làm mất cân bằng cơ cấu giữa Đại học và học nghề. Như
vậy vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động thanh niên ở khu vực
nông thôn đang là vấn đề nhức nhối của nước ta hiện nay.
Huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An là một huyện thuần nông, đời sống của
nông dân phụ thuộc vào nông nghiệp là chính, nhu cầu tìm việc làm luôn là vấn
đề cấp bách được các cấp các ngành và tổ chức trong huyện quan tâm hàng
đầu. Mặt khác, diện tích đất nông nghiệp ngày một hạn hẹp do quá trình đô thị
hóa và xây dựng khu công nghiệp Nam Cấm, khu công nghiệp Trường Thạch,
khu công nghiệp Đồng Trộ - Nghi Phong, khu công nghiệp Đô Lăng – Nghi
Lâm làm một bộ phận thanh niên mất việc làm, dẫn đến việc làm của lao động
thanh niên trong huyện ngày càng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó do sự suy
giảm kinh tế ở một sô nước nên một số lao động đã phải trở về nước trong đó
phần lớn là lao động thanh niên dẫn đến việc làm của lao động thanh niên trong
huyện ngày càng gặp nhiều khó khăn. Để thấy rõ được thực trạng tìm việc làm
2
lao động thanh niên trong huyện, những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và
cần phải làm gì để giải quyết tốt việc làm cho lao động thanh niên, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn
ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá đúng thực trạng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên ở
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân
chính dẫn đến thực trạng đó và đề xuất một số giải pháp chủ yếu giải quyết
việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trong điều kiện cụ thể của địa
phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm
cho lao động thanh niên nông thôn.
- Đánh giá đúng thực trạng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên
nông thôn ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động
thanh niên nông thôn ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An phù hợp với điều kiện
cụ thể của địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các cách thức, biện pháp giải quyết việc làm
và các tổ chức, các đơn vị tham gia mạng lưới giải quyết việc làm cho lao
động thanh niên ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về không gian
Nghiên cứu thực hiện trong địa bàn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An.
3.2.2. Về thời gian
Nguồn số liệu phục vụ đề tài được thu thập trong giai đoạn 2006 –
3
2010. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn thanh niên,
hộ gia đình thanh niên, mạng lưới tạo việc làm, các cơ quan năm 2011.
3.2.3. Về nội dung
Nghiên cứu thực trạng việc làm, vấn đề tư vấn việc làm, cách thức giải
quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài lựa chọn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An làm điểm nghiên cứu.
Trong huyện, ba xã Nghi Phong, Nghi Lâm, Nghi Xá được chọn làm điểm
nghiên cứu vì ba xã này đều có những đặc điểm phù hợp với nội dung, mục
đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đó là:
Xã Nghi Phong, Nghi Lâm và Nghi Xá là ba xã có tỷ lệ lao động thanh
niên chiếm số lượng lớn. Lực lượng lao động thanh niên thuộc những lứa tuổi
khác nhau, trình độ văn hóa, trình độ CMKT khác nhau, dẫn đến khả năng tìm
việc của mỗi lao động khác nhau. Từ đó phản ánh đầy đủ thực trạng việc làm
của lao động thanh niên nông thôn.
Bên cạnh đó xã Nghi Phong, Nghi Lâm và Nghi Xá là ba xã có diện
tích đất nông nghiệp giảm mạnh do quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp tiến
hành xây dựng khu công nghiệp Nam Cấm, Trường Thạch, Đồng Trộ, Đô
Lăng. Do vậy, một bộ phận lao động thanh niên không có đất sản xuất nông
nghiệp. Họ không có việc làm và họ phải đi kiếm việc làm. Chính vì vậy, tiến
hành nghiên cứu ba xã Nghi Phong, Nghi Lâm và Nghi Xá, sẽ cho phép phản
ánh rõ được thực trạng việc làm của lao động thanh niên trong huyện và từ đó
đưa ra các giải pháp việc làm cụ thể cho lao động thanh niên trong huyện.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu
4.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những thông tin có sẵn, đã được công bố, dưới
dạng sách báo, các báo cáo định kỳ. Đây là nguồn thông tin cơ bản được sử
dụng trong đề tài. Nguồn thông tin này giúp cho ta thấy được tình hình lao
4
động và việc làm của toàn huyện. Nguồn thông tin này được thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau thể hiện qua bảng sau:
Nội dung số liệu Địa điểm thu thập
Phương pháp
thu thập
1. Số liệu về cơ sở lý
luận, thực tiễn ở Việt
Nam và thế giới.
Sách, báo, Internet có liên quan
Tra cứu, chọn
lọc thông tin
2. Số liệu về đặc điểm địa
bàn nghiên cứu
Tìm hiểu, tổng
hợp từ các báo
cáo
- Nguồn lực đất đai - Phòng địa chính UBND huyện
- Hệ thống cơ sở hạ tầng - Phòng thống kê UBND huyện
- Kết quả sản xuất kinh
doanh
- Phòng thống kê UBND huyện
3. Số lượng lao động và
chất lượng LĐTN toàn
huyện
- Phòng thống kê UBND huyện
và Huyện đoàn thanh niên
Tìm hiểu, tổng
hợp từ các báo
cáo
4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đây là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để tiến hành tổng hợp, phân
tích và trình bày trong phần kết quả nghiên cứu của đề tài. Nguồn thông tin
này được tiến hành thu thập được từ phỏng vấn, điều tra trực tiếp lao động
thanh niên thuộc các hộ nông dân trong các điểm nghiên cứu.
* Phương pháp chọn điểm điều tra:
Tiến hành chọn mẫu điều tra là lực lượng lao động thanh niên trong 60
hộ thuộc 3 xã: Nghi Phong, Nghi Lâm, Nghi Xá.
Tiến hành điều tra bằng bộ câu hỏi đã thiết kế trong phiếu điều tra. Các
thanh niên được điều tra có cả đi làm gần, làm xa, cả lao động nữ, lao động
nam làm trong các lĩnh vực khác nhau cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ thuộc các nhóm hộ: hộ giàu, hộ khá, hộ nghèo.
* Thiết kế bảng hỏi
Thông qua sử dụng bảng hỏi với nội dung được chuẩn bị sẵn phù hợp với
đối tượng điều tra là các lực lượng lao động thanh niên thuộc 60 hộ trong 3 xã.
5
* Thu thập thông tin
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, để thu thập được những thông tin
về thực trạng việc làm và giải quyết việc làm của lao động thanh niên, những
nguyên nhân dẫn đến thực trạng để từ đó có hướng giải quyết phù hợp, đề tài
đã sử dụng phương pháp PRA vào thu thập thông tin với các công cụ sau:
- Phỏng vấn cá nhân:
Đây là công cụ sử dụng bảng hỏi gợi ý mang tính sơ bộ đã được chuẩn
bị sẵn, các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng rẽ phù hợp với từng đối
tượng phỏng vấn. Đề tài này đã tiến hành thu thập số liệu bằng cách phỏng
vấn trực tiếp các lao động thanh niên trong xã nhằm tìm hiểu thông tin về lao
động thanh niên
- Quan sát trực tiếp:
Trong phạm vi đề tài đã thực hiện việc quan sát thực tế đặc điểm địa
bàn, thực trạng việc làm của lao động thanh niên trong huyện Nghi Lộc và
các biện pháp giải quyết việc làm đã được thực hiện.
4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, đề tài tiến hành tổng hợp
số liệu và sử dụng phần mềm Microsoft Excel xử lý số liệu. Để làm rõ hơn
vấn đề nghiên cứu, phương pháp thống kê kinh tế đã được sử dụng:
+ Sử dụng phương pháp thống kê kinh tế để thu thập và phân tích thông
tin trong một khoảng thời gian cần thiết phù hợp với đề tài nghiên cứu. Các số
liệu phân tích được cho thấy thực trạng và xu hướng vận động của hiện tượng.
+ Các số liệu sau khi được tính toán sẽ được chỉnh lý, tổng hợp và hệ
thống hóa lại theo nội dung nghiên cứu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho
lao động thanh niên nông thôn.
6