Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Giải pháp nâng cao vai trò xã hội của tổ chức DKT quốc tế tại Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.18 KB, 53 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
LỜI NÓI ĐẦU
Theo những báo cáo mới nhất của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình
(bộ y tế): hiện nay tỷ lệ gia tăng dân số của Việt Nam vẫn còn rất cao, bên cạnh đó,
Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về nạo hút thai. Một điều đáng báo động là tệ
nạn nạo hút thai ở lứa tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ rất lớn khoảng 30% số ca nạo
hút thai ở Việt Nam. Thêm nữa, đại dịch HIV/AIDS đang tấn công mạnh mẽ vào
Việt Nam mà chưa có dấu hiệu dừng lại, các bệnh lây lan qua đường tình dục như
lậu, giang mai, Sùi mào gà cũng là vấn đề nhức nhối đang cần tìm cách giải quyết.
Tất cả những vấn đề này đang là gánh nặng đối với các gia đình và xã hội. Hàng
năm, việc khắc phục hậu quả của các vấn đề xã hội này đã tiêu tốn rất nhiều tiền bạc
của các gia đình, các tổ chức đặc biệt là ngân sách nhà nước mà vẫn chưa mang lại
kết quả khả quan, còn chưa kể đến những tác động tiêu cực lên nền kinh tế quốc
dân. Hiện nay, có rất nhiều nguồn tài trợ song phương và đa phương của các tổ
chức quốc tế nhằm giúp Việt Nam hạn chế các tác động xấu của các vấn đề xã hội
này như các quỹ từ thiện, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức viện trợ nhân
đạo…DKT là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hoa kỳ hoạt động trong lĩnh
vực tiếp thị xã hội đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1993. Kể từ đó, DKT tập trung
vào các sản phẩm tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản, thúc đẩy KHHGĐ và
phòng chống HIV/AIDS thông qua các hoạt động quảng cáo xúc tiến, truyền thông
thay đổi hành vi và phân phối các sản phẩm tránh thai. Đối tượng mà DKT cung
cấp tập trung vào nhóm đối tượng có thu nhập thấp, là những người không thể mua
các sản phẩm ở mức giá thương mại. Chương trình của DKT 16 năm qua đã đạt
được nhiều thắng lợi góp phần thực hiện các chiến lược quốc gia về KHHGĐ,
phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục, hỗ trợ chính phủ trong
việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trong thời gian thực tập ở tổ chức DKT quốc tế
tại Việt Nam, tôi đã nghiên cứu và nhận thấy rằng vai trò của DKT với các vấn đề
xã hội ở Việt Nam là rất lớn do đó tôi đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao vai trò
xã hội của tổ chức DKT quốc tế tại Việt Nam”. Do thời gian nghiên cứu tìm hiểu
không dài cũng như trình độ chuyên môn còn hạn hẹp, bài chuyên đề thực tập còn
có nhiều thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô trong khoa Kế


hoạch và phát triển để bài chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
CHƯƠNG I: DKT QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ
XÃ HỘI CỦA NÓ
I, Giới thiệu về tổ chức DKT quốc tế tại Việt Nam
1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức DKT
1.1. Tổ chức DKT quốc tế
DKT international là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận có trụ sở
chính tại Washington- Hoa kỳ do Phil Harvey sáng lập ra năm 1989. DKT là một tổ
chức tiên phong về hoạt động tiêp thị xã hội, thực hiện các chương trình truyền
thông và tiếp thị xã hội (TTXH) trong kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), phòng
chống HIV/AIDS và sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Hiện
nay, DKT đang thực hiện hơn 70 chương trên 16 nước bao gồm châu Á, Châu Phi
và Châu Mỹ La Tinh đã cung cấp các sản phẩm dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản, phòng tránh thai và phòng chống HIV/AIDS. Đến năm 2009, DKT đã cung cấp
cho hơn 87 triệu cặp được bảo vệ(CYPs), phân phối được hơn 5 tỷ bao cao su, 79
triệu vòng tránh thai, 63 triệu viên thuốc tránh thai các loại.
Chương trình tiếp thị xã hội các biện pháp tránh thai đã đạt được nhiều thành
công trong suốt những năm qua. Không chỉ bởi những con số ấn tượng đó mà quan
trọng hơn đó là những tác động lên đời sống người dân trong ngắn hạn cũng như
những lợi ích trong dài hạn, đặc biệt là cho người nghèo. Đó là thay đổi quan niệm
và thúc đẩy hành vi tình dục an toàn, mang lại cho người dân, đặc biệt là giới trẻ các
nước nghèo cũng như các nước đang phát triển một môi trường sống hội nhập và
lành mạnh hơn. Ngoài ra, hàng năm các chương trình của DKT cũng giúp cứu sống
và cải thiện tình hình sức khỏe của nhiều gia đình ở nhiều quốc gia đang phát triển
như cung cấp lương thực thực phẩm, quần áo, hỗ trợ các trường học, các chương
trình giáo dục cho thanh thiếu niên…

Năm 2003 chương trình có thêm một nội dung mới, phòng chống HIV/AIDS
thông qua việc mở rộng tiếp thị xã hội bao cao su và áp dụng kinh nghiệm về truyền
thông thay đổi hành vi để thúc đẩy tình dục an toàn. Một thành phần quan trọng
khác của chương trình này là đảm bảo để bao cao su luôn sẵn có ở những nơi có các
hành vi tình dục có nguy cơ cao như khách sạn, cơ sở matxa, và các quán bar,
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
karaoke.Chúng được bán với giá rất rẻ nhằm ngăn ngừa sự lãng phí và khuyến
khích việc cung cấp và phân phối những sản phẩm này.
1.2. DKT quốc tế tại Việt Nam
DKT Việt Nam đã đi vào hoạt động từ năm 1993, đến nay đã đạt được rất
nhiều kết quả tích cực đóng góp vào công cuộc cải thiện môi trường kinh tế xã hội
của Việt Nam. DKT Việt Nam có văn phòng đại diện tại Hà Nội và chi nhánh tại
thành phố Hồ Chí Minh và một mạng lưới cộng tác viên, nhân viên khắp các tỉnh
thành trên cả nước. DKT Việt Nam được khởi đầu như một dự án cho đến nay nó
đã được mở rộng trên 64 tỉnh thành trên cả nước với hai nội dung chính:
Thứ nhất, TTXH phân phối có trợ giá bao cao su dưới nhãn hiệu OK và vòng
tránh thai Newchoice. Với mục tiêu trọng tâm là giảm thiểu dân số mắc phải
HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục
Thứ hai, BCS OK và các sản phẩm tránh thai của DKT sẽ nhanh chóng có
mặt ở 20000 nhà thuốc và các kênh phân phối không truyền thống(NTOs) để đảm
bảo BCS sẵn có ở những nơi hành vi tình dục có nguy cơ cao như nhà nghỉ, khách
sạn, quán bar, quán caraoke, quán matxa …Với một hệ thống nhân viên bán hàng
và đại lý phân phối rộng khắp.
DKT quốc tế tại Việt Nam có sự hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam
các nhà tài trợ song phương và đa phương như tổ chức y tế thế giới (WHO), Ngân
hàng tái thiết Đức (KFW), Bộ phát triển quốc tế vương quốc Anh (DFID) và
Alchemy Foundation, và các nhà tài trợ khác có cùng mục tiêu hoạt động. Chương
trình của DKT được triển khai bởi một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hầu hết là

người Việt Nam. Thông qua mối quan hệ với các chương trình khác của DKT toàn
cầu, DKT Việt Nam đã tiếp cận những điều kiện và kiến thức tốt nhất về TTXH để
phát triển năng lực và các kỹ năng của mình tại Việt Nam.
Đến năm 2009, DKT Việt Nam đã bán được hơn 400 triệu BCS, 6 triệu vòng
tránh thai và hơn 25 triệu viên thuốc tránh thai các loại. điều đó có nghĩa là có
khoảng 9,5 triệu cặp nam nữ được bảo vệ và phòng tránh được khoảng 45000 ca lây
nhiễm HIV. DKT quốc tế tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong suốt
chặng đường 16 năm hoạt động, mang lại cho người dân nhiều cơ hội được tiếp cận
với các hàng hóa TTXH nhằm cải thiện môi trường xã hội cải thiện cuộc sống.
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
2. Cơ cấu tổ chức của DKT
Tại Việt Nam, tổ chức DKT có cơ cấu tổ chức thống nhất từ trên xuống dưới.
Bộ máy hoạt động của DKT được theo chiều dọc thành các bộ phận chuyên trách
theo chức năng bao gồm:
- Bộ phận truyền thông: tổ chức các sự kiện truyền thông như các buổi hội
nghị, hội thảo giới thiệu về chương trình TTXH của DKT nói chung, các show diễn
nhằm thu hút quần chúng nhân dân hiểu biết hơn về các vấn đề sức khỏe sinh sản,
KHHGĐ, HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục cũng như các
cuộc meeting gặp gỡ các tổ chức, các cơ quan chức năng có thẩm quyền đối với
hoạt động của DKT tại Việt Nam như chính phủ, bộ y tế, hội Dân số KHHGĐ Việt
Nam, tổng cục dân số,… Tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức, thỏa thuận hợp
tác với các đối tác có cùng mục tiêu hoạt động,…
- Bộ phận bán hàng: Phân phối sản phẩm của DKT tới người tiêu dùng, mở
rộng hệ thống phân phối của DKT
- Bộ phận phòng khám: hệ thống phòng khám Sun Clinic tư vấn và cung
cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản bằng các biện pháp lâm sàng và phi lâm
sàng
- Bộ phận Marketing: Thực hiện các hoạt động quảng cáo xúc tiến, định vị

thị trường, đưa hình ảnh DKT gắn liền với các nhãn hiệu BCS và thuốc tránh thai
đến rộng rãi với người tiêu dùng.
- Bộ phận tài chính và hành chính: Quản lý và thức hiện các công việc
hành chính. Bộ phận này được chia làm hai mảng: quản lý hành chính và quản lý tài
chính
Các bộ phận này có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau thực hiện các nhiệm vụ và
chức năng của DKT giúp bộ máy hoạt động một cách thống nhất, linh hoạt và hiệu
quả.
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
Hình 1.1: cơ cấu tổ chức của tổ chức DKT quốc tế tại Việt Nam
II, Vai trò xã hội của tổ chức DKT
1. Sơ lược về chương trình TTXH của tổ chức DKT
TTXH sử dụng các kỹ thuật tiếp thị thương mại tiên tiến để giải quyết các
vấn đề xã hội nhằm thay đổi hành vi của các nhóm đối tượng đích, qua đó phúc lợi
cá nhân và cộng đồng được cải thiện. Vì vậy tiếp thị xã hội cũng tập trung vào
khách hàng nhưng TTXH nhằm nâng cao kiến thức , thúc đẩy sự thay đổi hành vi
mới tích cực hơn chứ không nhằm vào mục đích thuyết phục họ mua những sản
phẩm mà chúng ta đang sản xuất. Ngoài đáp ứng tốt yếu tố của tiếp thị thương mại
là 4 chữ P: Product (sản phẩm) ; Price (Giá cả); Place (Địa điểm); Promotion (quảng
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
cáo /Xúc tiến) còn có thêm 4 chữ P rất quan trọng nữa đó là : Public (công chúng);
Partnership (Đối tác); Policy (chính sách) và Purse Strings ( Chuỗi ngân quỹ)
TTXH khác biệt với các lĩnh vực khác của tiếp thị chỉ về mục đích và cách
tổ chức. TTXH không nhằm mục đích mang lại lợi ích cho người đi tiếp thị mà mục
đích nó mang là nhắm đến lợi ích nhóm đối tượng đích và đại đa số người dân trong
cộng đồng. Kỹ thuật này đã được sử dụng một cách rộng rãi trong các chương trình

sức khỏe đặc biệt là trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình.
TTXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng việc tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa lợi
ích đó là nhờ việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có như hệ thống nhà thuốc
trên toàn quốc, các bệnh viện, lực lượng các bác sĩ và nhân viên y tế, sử dụng tối
ưu nguồn vốn đem lại những hiệu quả xã hội tích cực. Điều đó là hết sức cần thiết
đối với các nước nghèo, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Là một
chương trình hoạt động với chi phí thấp, chương trình tiếp thị xã hội được vận hành
tại Việt Nam đã mang lại một cơ hội mới cho người nghèo đó là cơ hội được tiếp
cận với các sản phẩm, dịch vụ giá rẻ mà lại chất lượng. Mô hình này đã giúp Việt
nam giảm bớt mức độ phụ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài, tự chủ được các
hoạt động của mình phát triển theo hướng phù hợp hơn đối với tình hình phát triển
của Việt nam từng thời kì. Những năm vừa qua các sản phẩm và dịch vụ kế hoạch
hóa gia đình ở Việt Nam chủ yếu dựa vào các nguồn cung cấp miễn phí từ các
chương trình quốc gia. Đồng thời theo dự báo của tổng cục dân số- KHHGĐ, giai
đoạn 2006- 2015 các biện pháp tránh thai thiếu khoảng 11 triệu đơn vị. Vì vậy để
bù vào khoảng thiếu hụt này thì việc tiếp thị xã hội- tăng cường sự tham gia của
người dân trong việc chi trả và chi phí cho việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ
này trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng.
2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức DKT
DKT sử dụng các kỹ thuật TTXH nhằm phân phối có trợ giá các sản phẩm
của mình đến người dân, mang lại cho mọi người những lựa chọn an toàn về sức
khỏe sinh sản và phòng chống HIV/AIDS, các bệnh lây qua đường tình dục. Các
sản phẩm do DKT phân phối sẽ bổ sung lượng hàng hóa còn thiếu để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, hỗ trợ chính phủ trong việc cung cấp các
sản phẩm trong lĩnh vực KHHGĐ và phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường
tình dục.
DKT hoạt động nhằm hỗ trợ hệ thống y tế công trong việc hỗ trợ về mặt kỹ
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa

thuật, tài chính cũng như kinh nghiệm trong việc phân phối các hàng hóa TTXH
nhằm tiết kiệm chi phí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có từ đó tối đa hóa lợi
ích, phúc lợi xã hội.
DKT phối hợp với chính phủ và các cơ quan có chức năng giáo dục, truyền
thông hướng tới các đối tượng đích làm thay đổi nhận thức của các đối tượng theo
hướng tích cực sau đó tạo môi trường thuận lợi giúp họ có thể thay đổi hành vi, tạo
thói quen lành mạnh trong các vấn đề xã hội nói chung và vấn đề quan hệ tình dục
và phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nói riêng.
Chương trình TTXH giúp người nghèo có thể tiếp cận được với các sản
phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua hình thức trợ giá. Mục tiêu của DKT là
mang sản phẩm và dịch vụ của mình đến xa hơn là các vùng nông thôn và miền núi,
nơi mà người dân còn rất nghèo, trình độ dân trí còn thiếu và chưa có điều kiện tiếp
xúc với các phương tiện truyền thông hiện đại.
3. Vai trò xã hội của tổ chức DKT
Chương trình TTXH của tổ chức DKT được thiết lập và đi vào hoạt động
vào tháng 7 năm 1993, chương trình đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ góp
phần tích cực trong chiến lược quốc gia về dân số KHH gia đình và xóa đói giảm
nghèo. Kết quả của chương trình tiếp thị xã hội của DKT đã làm tăng số người tự
nguyện chi trả tiền mua BCS và thuốc tránh thai theo hướng xã hội hóa công tác
Dân số KHH gia đình. Hiện nay, cùng với nhu cầu gia tăng, các sản phẩm tránh thai
ngày càng được cải tiến. Tuy nhiên chi phí của các sản phẩm mới này cũng không
ngừng tăng cao, bao cấp hoàn toàn với các sản phẩm này là một gánh nặng đối với
ngân sách quốc gia. Hoạt động TTXH các sản phẩm này của DKT nhằm hỗ trợ
ngân sách nhà nước trong việc đáp ứng nhu cầu của nười tiêu dùng. Sau chương
trình TTXH của DKT đại bộ phận người dân Việt Nam ý thức được tầm quan trọng
của việc sử dụng BCS và các biện pháp tránh thai và từng bước chia sẻ các nguồn
chi với chính phủ trong các vấn đề xã hội. Đây thực sự là một thành công mang lại
một bước chuyển lớn đối với công tác xã hội hoá các hoạt động xã hội của Việt
Nam.
Các kỹ thuật TTXH của DKT có thể đảm bảo được tính dễ tiếp cận và tính

sẵn có của sản phẩm, trong khi các hoạt động thông tin, truyền thông thay đổi hành
vi, quảng cáo và chiêu thị sáng tạo, đổi mới đã cùng lúc góp phần nâng cao nhận
thức. DKT có một bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực TTXH với mạng lưới bán
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
hàng hiệu quả và minh bạch. Vì vậy DKT có nhiều lợi thế trong việc tham gia đóng
góp vào chương trình TTXH các biện phương tiện KHHGĐ và phòng chống
HIV/AIDS ở Việt nam. Các hoạt động chính của DKT nhằm hướng tới ba vấn đề
chính là công tác Dân số kế hoạch hóa gia đình, công tác phòng lây nhiễm
HIV/AIDS và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản:
3.1. Công tác Dân số kế hoạch hóa gia đình
Hàng năm tổ chức DKT kết hợp với tổng cục dân số và các Chi cục dân số
các tỉnh các cuộc hội nghị, hội thảo cho các cộng tác viên dân số của 64 tỉnh thành
trên cả nước về tiếp thị xã hội và các sản phẩm như thuốc tránh thai, BCS nhằm
mục đích tránh tình trạng mang thai ngoài ý muốn, cải thiện tình hình gia tăng dân
số quá cao ở các địa phương hiện nay. Bên cạnh đó, DKT đã đa dạng hóa kênh cung
cấp các sản phẩm tránh thai, huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế hướng
tới xã hội hóa các hoạt động về dân số nhằm giúp người dân tiếp cận với dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình và sản phẩm tránh thai. Những hoạt động này của tổ chức DKT
đã một phần thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia về dân số KHH gia đình.
3.2. Công tác phòng lây nhiễm HIV/AIDS
HIV/AIDS đang được xem như là một đại dịch lớn đối với Việt Nam hiện
nay. Cụ thể số người nhiễm HIV của Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000 và
đã lên tới con số 263.000 người. Nhóm có nguy cơ lớn nhất vẫn là nam giới và
thanh niên, tuy nhiên hiện nay HIV/AIDs đang có đấu hiệu gia tăng đối với nhóm
đối tượng có nguy cơ lây nhiễm thấp như phụ nữ mang thai và thanh niên khám
tuyển nghĩa vụ quân sự. Một điều đáng lo ngại là số người nhiễm HIV/AIDS chủ
yếu ở lứa tuổi lao động. Số lượng người nhiễm HIV gia tăng như hiện nay sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế của gia đình, cộng đồng và đất nước, gia tăng gánh

nặng đối với xã hội trong việc giải quyết hậu quả xã hội của đại dịch này. Chương
trình TTXH của DKT đã hỗ trợ chính phủ và các cơ quan nhà nước liên quan cung
cấp các phương tiện phòng tránh lây nhiễm như BCS, bơm kim tiêm,…tổ chức các
sự kiện truyền thông giáo dục cho các nhóm đối tượng là thanh thiếu niên, sinh
viên. Những hoạt động này đã góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội về
HIV/AIDS.
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
3.3. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản
Hiện nay, ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có tỉ lệ gái mại
dâm mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến như lậu, giang mai,
chlammydia, trichomonas, herpes, sùi mào gà, candidose Việc chữa trị những căn
bệnh này là rất khó và tốn kém cả về thời gian và tiền bạc do đó biện pháp hữu hiệu
nhất để tránh những tác động xấu tới sức khoẻ sinh sản là khuyến khích mọi người
sử dụng BCS trong quan hệ tình dục. BCS là biện pháp duy nhất ngăn chặn sự lây
nhiễm của các căn bệnh liên quan đến tình dục. Hàng năm DKT tổ chức nhiều sự
kiện truyền thông nhằm khuyến cáo, giáo dục làm thay đổi nhận thức cho mọi tầng
lớp nhân dân về những tác hại và biện pháp ngăn chặn nguy cơ của các căn bệnh
này. Bộ phận chăm sóc khách hàng, hệ thống phòng khám của DKT hàng năm đã tư
vấn, cung cấp thông tin cho hàng nghìn trường hợp về chăm sóc sức khoẻ sinh sản
và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
4. Những hoạt động thể hiện vai trò xã hội của tổ chức DKT
Hình 1.2: Các hoạt động của tổ chức DKT
4.1. Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi
4.1.1 Khái niệm truyền thông thay đổi hành vi
Có rất nhiều khái niệm về truyền thông thay đổi hành vi nhưng ta có thể
chung nhất truyền thông thay đổi hành vi là một quá trình làm việc với cá nhân,
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
9

Phân
phối
Truyề
n
thông
Quản
g Cáo
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
cộng đồng, xã hội để đạt được hai mục đích:
• Phát triển chiến lược truyền thông để thúc đẩy các hành vi tích cực
• Tạo ra một môi trường hỗ trợ mà cho phép người bắt đầu quá trình
thay đổi hành vi có thể duy trì những hành vi tích cực đó
Truyền thông thay đổi hành vi khác với truyền thông thuần túy đó là truyền
thông thay đổi hành vi chú trọng đến việc tạo môi trường phù hợp để hành vi dễ
dàng thay đổi.
4.1.2. Sự cần thiết của truyền thông thay đổi hành vi
Truyền thông thay đổi hành vi là một hoạt động mang lại các lợi ích tích cực
cho xã hội , nó làm thay đổi nhận thức của nhóm đối tượng đích theo chiều hướng
tốt hơn.
Truyền thông thay đổi hành vi không chỉ cung cấp các thông tin truyền thông
mà nó còn chú trọng tạo môi trường để đối tượng truyền thông sau khi tiếp nhận
thông tin có thể dẽ dàng tiếp nhận và thay đổi nhận thức từ đó thay đổi hành vi.
Hiện nay các vấn đề xã hội mang tính nhạy cảm như giáo dục giới tính, các
vấn đề về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, HIV/AIDs rất được chú trọng
nhưng mọi người rất ngại đề cập và thường trốn tránh. Chúng ta khó có thể dùng
một biện pháp giáo dục trực tiếp nào hiệu quả để hướng mọi người đi đúng đường
mà phải tạo cho họ một môi trường phù hợp để mọi người cùng thực hiện.
Hoạt động truyền thông phải được thực hiện song song với các hoạt động
tiếp thị xã hội khác nhằm hỗ trợ các hoạt dộng đó và hoàn thiện cả chương trình của
DKT.

4.1.3 Nội dung của truyền thông thay đổi hành vi
• Nghiên cứu các đặc điểm của đối tượng đích.
• Sản xuất các tài liệu truyền thông
• Tiếp cận các đối tượng truyền thông, áp dụng các chương trình thông tin-
truyền thông- Giáo dục, tạo môi trường thuận lợi cho các đối tượng truyền thông
hoạt động hiệu quả
• Nhận thông tin phản hồi và có các giải pháp cải tiến cho phù hợp hơn giúp
quá trình thay đổi hành vi diễn ra theo hướng tích cực đùng với mục đích của người
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
làm truyền thông.
4.2. Hoạt động quảng bá và các chương trình xúc tiến
Hoạt động quảng bá xúc tiến là một hoạt động nhằm hỗ trợ hoạt động phân
phối hàng hóa, tạo ra một lực hút đối với các sản phẩm sau đó tạo ra một lực đẩy để
mang hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng. Quảng cáo xúc tiến là một chuỗi các
hoạt động bao gồm sản xuất các vật phẩm, tờ rơi, biển quảng cáo, Giới thiệu sản
phẩm qua hệ thống các kênh Multi- Media,… tổ chức các chương trình xúc tiến như
giới thiệu sản phẩm, chương trình tặng quà, bốc thăm trúng thưởng. Hoạt động
quảng cáo xúc tiến của DKT là nhằm mục đích:
• Quảng bá hình ảnh, thu hút sự chú ý của khách hàng về tổ chức và các sản
phẩm hiện có của DK
• Thuyết phục khách hàng về các lợi ích và sự hấp dẫn của sản phẩm thông
qua mẫu mã, đặc tính, chất lượng của sản phẩm nhằm gia tăng doanh số, mở rộng
thêm thị trường và lôi cuốn khách hàng mới.
• Quảng cáo là một hình thức hướng dẫn tiêu dùng, khuyến khích người tiêu
dùng sử dụng hàng hóa của mình, củng cố lòng tin của người tiêu dùng đói với các
sản phẩm của mình. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các hàng hóa tiếp thị nói
chung và các sản phẩm của DKT nói riêng.
• Các chương trình xúc tiến sẽ thúc đẩy các hành vi mua hàng diễn ra nhanh

hơn, mạnh hơn. Các chương trình xúc tiến hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động phân
phối, bán hàng diễn ra được hiệu quả hơn.
4.3. Hoạt động phân phối các sản phẩm và dịch vụ TTXH
4.3.1 Các sản phẩm và dịch vụ TTXH
a, Sản phẩm
- Bao cao su
+ Bcs OK
+ Bcs ROCK
+ Bcs Prudence
+ Bcs SupeTrust
+ Bcs Frenzy
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
+ Bcs Premier
+ Bcs Plus
+ Bcs Ensito
- Dầu bôi trơn
+ Dầu bôi trơn OK
+ Dầu bôi trơn Prudence
- Thuốc tránh thai và que thử thai
+ thuốc tránh thai Newchoice
+ Thuốc tránh thai khẩn cấp Lys (0,75mg)
+ Thuốc tránh thai khẩn cấp Mifepriston EC 25 ( 25mg)
+ Thuốc tiêm tránh thai Pentogen DMPA 150mg/ml
+ Vòng tránh thai Silk Tcu380
+ Que thử thai Quickstrip
- Thuốc và dụng cụ phá thai
+ Thuốc phá thai Mifepriston Ciel (200mg)
+ Thuốc phá thai Mifepriston Ciel (200mcg)

+ Bộ hút thai Tuylip
+ ống hút Karmen số 4,5,6,7,8
+ Thuốc cấy tránh thai Pentogen
- Bơm kim tiêm 24/24
b, Dịch vụ phòng khám Sun Clinic
Hỗ trợ hệ thống y tế công trong việc cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia
đình bằng việc đẩy mạnh chương trình tiếp thị xã hội nhằm tăng tính sẵn có của các
phương tiện tránh thai lâm sàng có giá thành thấp chất lượng tốt đối với người dân.
Hệ thống phòng khám Sun Clinic là một trong những loại phòng khám chuyên về
chăm sóc sức khoẻ sinh sản và các dịch vụ về kế hoạch hoá gia đình như:
+ Tư vấn, giáo dục sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
+ Khám phụ khoa
+ Đặt thuốc, tháo dụng cụ tử cung
+ Hút thai sớm, phá thai nội khoa
+ Siêu âm sản phụ khoa
+ Siêu âm ổ bụng (nội khoa + sản phụ khoa)
+ soi tươi, đốt điện, đốt laze điều trị lộ tuyến tử
+ Đốt laze điều trị sùi mào gà, test rụng trứng
+ Đặt vòng
+ Soi cổ tử cung lấy bệnh phẩm tìm tế bào ung thư
+ …
Mục tiêu của dịch vụ Sun Clinic là những người có mức thu nhập trung bình
và thu nhập thấp trên địa bàn các tỉnh có dự án.
4.3.2 Hoạt động phân phối và những tác động xã hội của nó
Các sản phẩm tiếp thị xã hội của DKT được phân phối bởi hệ thống phân
phối sâu và rộng, bao phủ hầu hết thị trường các tỉnh trên cả nước. Hoạt động này
trực tiếp giúp người tiêu dùng tiếp cận trực tiếp với các sản phẩm của DKT từ đó họ

có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho mình.
5. Những tiêu chí đánh giá vai trò xã hội của tổ chức DKT
5.1. Chỉ tiêu quảng cáo- xúc tiến
- Thời lượng quảng cáo trên các đài phát thanh truyền hình
- Số tờ rơi được sản xuất
- Số pan nô, áp phích được sản xuất
- Số biển quảng cáo được sử dụng
5.2. Chỉ tiêu truyền thông
- Số người tham gia các buổi truyền thông
- Số buổi truyền thông được tổ chức
- Số tờ rơi, quyển sách tài liệu truyền thông được sản xuất
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
- Số buổi đào tạo được tổ chức
- Số chương trình giới thiệu về TTXH được phát sóng trên các phương tiện
truyền thông
- tỷ lệ số người thay đổi hành vi sau khi tiếp nhận
5.3. Chỉ tiêu phân phối
- Số lượng BCS bán ra mỗi năm
- Số lượng viên tránh thai và dụng cụ tránh thai bán ra mỗi năm
- Số lượng bơm kim tiêm được phân phối mỗi năm
- Số cặp được bảo vệ (CPYs):
Là chỉ số thể hiện mức độ thành công của chương trình. 1CPY được tính
bằng số sản phẩm tránh thai cần để tránh thai cho 1 cặp trên một năm
1CPY = 100 BCS = 14 vòng tránh thai
- Các chỉ số thể hiện mức độ bao phủ của các sản phẩm DKT: nhân viên,
đại lí bán hàng. Số khách hàng của DKT, số cộng tác viên của DKT
- Thị phần các sản phẩm của DKT bán được trên trị trường
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A

14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC DKT
QUỐC TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
1. Thực trạng hoạt động quảng cáo- xúc tiến của DKT Việt nam
1.1. Hoạt động quảng cáo
Nhằm mục đích mang hình ảnh các sản phẩm tiếp thị xã hội đến gần hơn,
rộng hơn với cộng đồng qua đó thúc đẩy quá trình phân phối sản phẩm đạt hiệu quả
DKT đã và đang đa dạng hóa các hình thức và quy mô hoạt động quảng cáo xúc
tiến. Trong thời gian qua, DKT đã xây dựng nhiều phương thức quảng cáo cho các
sản phẩm TTXH của mình
- Xây dựng hệ thống nhãn hiệu độc đáo, ấn tượng cho hầu hết các sản phẩm
nhưng vẫn giữ những nét truyền thống thể hiện được nét riêng của các sản phẩm
TTXH nói chung và các sản phẩm của DKT nói riêng
- Quảng cáo trên khoảng 20 đầu báo bao gồm các tờ nhật báo, tuần báo và
tạp chí nguyệt san và bán nguyệt san như: Thời trang trẻ, báo tuổi trẻ, báo sành điệu
và các tờ báo đia phương…
- Quảng cáo trên đài truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình địa
phương vào các giờ vàng trong tuần với thời lượng lớn: tài trợ cho khoảng 8
chương trình truyền hình mỗi năm, phát sóng khoảng 60 phút mỗi tuần trên tổng số
các kênh truyền hình.
- Quảng cáo trên đài phát thanh Việt Nam và các đài truyền thanh địa
phương vào các ngày trong tuần
- Quảng cáo trên Pa-no, áp phich tại các đường phố và các điểm nóng ở các
thành phố lớn và các địa phương. Hình ảnh của DKT gắn liền với các sản phẩm
TTXH đã có mặt ở các tỉnh thành trên cả nước
- Quảng cáo trên các website có lượng người truy cập lớn như 24h.com,
vnexpress,…
- Xây dựng và phát triển, website của DKT và Delphi, liên tục đổi mới và
cập nhật các nội dung hoạt động và sản phẩm của tổ chức. Mỗi năm ước tính có

khoảng 2 triệu lượt người truy cập
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
- Phát hành hơn 800.000 tờ rơi mỗi năm cho tất cả các loại sản phẩm BCS,
các phương tiện tránh thai.
- Trong năm 2009, DKT đã sản xuất ra 120 bộ sản phẩm cho các nhân viên
và đại lý của DKT, nhằm hỗ trợ họ trong công tác bán hàng. Người tiêu dùng có thể
biết rõ hơn được đặc điểm, đặc tính của từng sản phẩm để có sự lựa chọn được sản
phẩm phù hợp với mong muốn của mình.
1.2. Hoạt động xúc tiến
DKT thực hiện các hoạt động xúc tiến với mục đích khuyến mãi “ đẩy hàng”,
các khái niệm thúc đẩy bán hàng và vật phẩm khuyến mãi khác nhau được DKT sử
dụng phục vụ mục đích khuyến khích cộng đồng quan tâm tìm hiểu và sử dụng
ngày càng nhiều các sản phẩm của DKT. Hoạt động xúc tiến được xem là một hoạt
động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chuỗi các hoạt động của tổ chức DKT và
đã và đang được tổ chức một cách thường xuyên và rộng rãi.
- Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm của DKT làm tăng sự lựa chọn cho khách
hàng. Việc đa dạng hóa hình thức trình bày sản phẩm, đóng gói cùng với cách trình
bày các thông tin sản phẩm trên sản phẩm hợp lý đã góp phần làm tăng doanh số
bán của các sản phẩm tránh thai trong những năm vừa qua.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm mới của DKT ở các địa
điểm lớn như triển lãm Giảng Võ, Trung tâm hội nghị Quốc gia,…Trong năm 2008
và 2009, DKT đã tổ chức được khoảng 20 buổi giới thiệu sản phẩm ở nhiều tỉnh
thành trên cả nước. Tuy nhiên, các chương trình này chỉ mới được tiến hành trên địa
bàn các thành phố và các trung tâm lớn của các tỉnh.
- Tổ chức các chương trình rút thăm trúng thưởng với các phần quà có ý
nghĩa như sổ tiết kiệm, xe máy, laptop, tivi, và các phần quà có giá trị khác. Hoạt
động này thu hút rất nhiều đối tượng quan tâm tham gia
- Sản xuất các sản phẩm xúc tiến là các dụng cụ cá nhân có in hình logo sản

phẩm như ô dù, áo mưa, mũ bảo hiểm, dây chìa khóa, đồng hồ, ví nam nữ, áo
phông…
- Tổ chức các kệ trưng bày sản phẩm ở 76 siêu thị, cửa hàng, phòng khám
trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phố
khác.
Một thực tế là trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm tương đương của
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
các công ty và tổ chức khác được bán với giá rất thấp thì ngoài các hoạt động xúc
tiến trên DKT còn thực hiện hoạt động khuyến mãi nhằm đưa giá sản phẩm xuống
ngang bằng với giá đang thực hiện trên thị trường làm tăng tính cạnh tranh của tất
cả các mặt hàng, tạo lực hút đối với các sản phẩm của mình. Hàng năm, DKT tổ
chức nhiều chương trình khuyến mãi nhân các ngày lễ lớn trong năm như tết , ngày
8/3, 30/4, 20/10…cùng với các hình thức khuyến mãi đa dạng như: mua hàng
khuyến mãi bia Tiger, Heiniken, túi xách, mũ bảo hiểm có in logo các sản phẩm hay
mua sản phẩm khuyến mãi sản phẩm…Thực tế cho thấy hiệu quả của các chương
trình khuyến mãi này là rất đáng kể đó là sự gia tăng lượng hàng bán ra…Hoạt động
khuyến mãi mua hàng đã đẩy doanh số bán hàng của DKT lên từ 20- 45% doanh số
bán từng thời kì. Và số người biết đến các sản phẩm của tổ chức và chuyển sang
tiêu dùng chúng cũng tăng lên.
Nhìn chung, các hoạt động quảng cáo xúc tiến của DKT đã đạt được nhiều
kết quả đáng kể, hỗ trợ hệ thống phân phối trong việc tạo sức hút lớn đối với các
sản phẩm, làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng cho các sản phẩm này. Tuy nhiên , các
hoạt động này vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đó là tầm bao phủ của các hoạt động
quảng cáo, xúc tiến chưa rộng khắp, chỉ mới tập trung ở các trung tâm thành phố mà
nguyên nhân chính là do ở các thành phố lớn tập trung phần lớn dân chúng, đủ các
điều kiện để tổ chức các hội nghị, hội thảo có quy mô lớn mà lại tiết kiệm chi phí.
Hơn nữa, theo thời gian, các hoạt động quảng cáo xúc tiến của DKT chưa có thay
đổi nhiều về hình thức tổ chức, các vật phẩm xúc tiến tuy có đa dạng về chủng loại

nhưng một số vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Nguyên nhân
dẫn đến tình trạng này có hai nguyên nhân lớn phải kể đến: Thứ nhất là hiện nay,
với mức sống ngày càng gia tăng, nhu cầu của người tiêu dùng liên tục gia tăng và
thay đổi, do đó việc các vật phẩm lỗi thời là điều không tránh khỏi. Thứ hai, ngân
sách chi cho các hoạt động quảng cáo- xúc tiến là còn thấp nên số chương trình tổ
chức còn ít và việc đổi mới vật phẩm xúc tiến còn hạn chế.
2. Thực trạng hoạt động truyền thông thay đổi hành vi
Cùng với việc bán các sản phẩm TTXH ở mức trợ giá , DKT đã tiến hành
các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi lồng ghép với các dự án do DKT thực
hiện, với chủ đề về kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng
chống HIV/AIDS. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa tiếp thi xã hội và tiếp thị
thương mại. TTXH bao gồm các hoạt động phi thương mại như thông tin, giáo dục
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
truyền thông và các hoạt động thương mại như phân phối. Các hoạt động này nhằm
củng cố các kiến thức cho các đối tượng tham gia như chị em phụ nữ, học sinh, sinh
viên, thanh niên ở các trường đại học và các địa phương về các vấn đề liên quan đến
SKSS và HIV/AIDS. Trong các buổi truyền thông đó, những người tham dự còn
nhận được các tờ rơi, tài liệu nhằm giúp họ nhớ được những thông tin thu nhận
được trong các buổi truyền thông.
Bảng 2.1:Số buổi truyền thông đã được tổ chức trong năm 2009
STT Hoạt động Địa bàn Số lần
Số người
tham dự
1 Ngày hội cho nữ công nhân Đồng Nai 1 2000
2 Đêm hội cho nữ sinh viên Bắc Giang, Hải Phòng, Nam
Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hà
Nội, Cần Thơ
8 7500

3 Buổi truyền thông về SKSS cho phụ
nữ cộng đồng
Cần Thơ 2 350
4 Buổi truyền thông về SKSS cho sinh
viên
Cần Thơ 4 2300
5 Buổi truyền thông về SKSS cho công
nhân
Cần Thơ 3 3200
6 Làng ca hát Bắc Giang, Hải Phòng, Nam Định,
Ninh Bình, Hà Nam, Hà Tây
7 2800
7 Nhịp số năng động cho sinh
viên trường ĐH Thái Bình
Thái Bình 1 500
8 Sinh viên thời @ TP HCM 1 700
9 Hội trại sinh viên trường ĐHKT
TPHCM
TP HCM 1 2300
10 Hành trang bạn trẻ TP HCM 5 8000
11 Sinh viên nói gì về HIV/AIDS Đại học KTQD Hà Nội 1 1000
12 Sinh viên với các công tác xã hội Đại học Bách khoa Hà Nội 1 1200
13 Truyền thông về sức khỏe sinh sản
cho đoàn thanh niên
Nghệ An 6 4500
14 Học sinh sinh viên và tệ nạn xã hội Trường dân tộc nội trú Lai Châu 1 600
15 Ngày hội SKSS Đồng tháp 1 320
16 Xuân về trên bản Đăk lăk 1 120
17 Tổng 44 37 390
Nguồn: Báo cáo hoạt động 2009 của DKT Việt Nam

Bảng 2.2: Số lượng tờ rơi, tài liệu đã sản xuất
STT Loại tờ rơi, tài liệu Đơn vị Số lượng
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
1 Sách nhỏ về SKSS,TTXH,sản phẩm Quyển 6.000
2 Tờ rơi thuốc tiêm tránh thai Tờ 10.000
3 Tờ rơi vòng tránh thai Tờ 10.000
4 Tờ rơi hệ thống Sun Clinic Tờ 10.000
5 Tờ rơi BCS Frenzy Tờ 12.000
6 Tờ rơi BCS Frudence Tờ 15.000
7 Tờ rơi Dịch vụ Sun Clinic Tờ 8.000
8 Sách nhỏ về ổ chức DKT Quyển 9.000
9 Tờ rơi về dầu bôi trơn Frudence Tờ 14.000
10 Tờ rơi về các chương trình khuyến mãi Tờ 6.000
11 Tổng 100.000
Nguồn: Báo cáo hoạt động 2009 của DKT Việt Nam
Hàng năm DKT thường tổ chức rất nhiều sự kiện mà chủ đề của nó thường
hướng tới mục tiêu giúp các đối tượng như gái mại dâm (SW) , người nghiện
(IDUs), người nhiễm HIV/AIDs (PLWH), những người đồng tính (MSM) có thêm
tự tin, hòa nhập cùng cộng đồng. thông diệp chính của các buổi truyền thông này là
về tình dục an toàn và cung cấp cho những người nhiễm HIV/AIDS bảo vệ mội
người bằng cách sử dụng BCS:
• Chương trình ca nhạc: được tổ chức hầu hết ở các tỉnh với số lượng người
tham gia trung bình vào khoảng 2000 người cho mỗi chương trình.
• Cuộc thi nhảy: Từng được tổ chức cho các đối tượng SW, IDUs, MSM và
PLWH ở Nha Trang, Hải Phòng, …thu hút khoảng 3000 người tham dự.
• Tổ chức các Road Show: với đội ngũ 30 người thành lập nên 1 đội mang
tên “ Cơn bão Ok ” mang theo logo sản phẩm với đòng phục áo phông, xe đạp có in
logo BCS OK vói khẩu hiệu “Yêu để sống, Sống để yêu” diễu hành trên đường phố,

ghé thăm các trường đại học kết hợp với các nhóm xúc tiến tiến hành tổ chức các
hoạt động “Thông tin- Giáo dục- truyền thông” với thông điệp chính là sử dụng
BCS để phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục.
• Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài , báo tivi
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
• Đào tạo:DKT kết hợp với tổng cục dân số và các chi cục dân số các tỉnh tổ
chức các buổi đào tạo quanh việc sử dụng hiệu quả các biện pháp tránh thai. Ngoài
ra, thường kỳ DKT có tổ chức đào tạo hướng dẫn các nhân viên của mình về
phương thức sử dụng hiệu quả các kỹ thuật TTXH
• Tất cả các cộng tác viên dân số trên 64 tỉnh thành trên cả nước được tiếp thị
BCS, tránh thai và phòng chống HIV/AIDS.
• Tổ chức 217 cuộc thảo luận nhóm cho đối tượng nguy cơ cao khoảng 6430
người , thông qua hoạt động này hàng trăm nghìn người hiểu biết thêm về BCS
trong phòng tránh STDs.
• Tổ chức 174 buổi phát sóng trên truyền hình trung ương và địa phương
về quảng bá hình ảnh, tác dụng của BCS , 80 lần quảng cáo về BCS OK trên báo
địa phương, đưa tin quảng bá chương trình tiếp thị BCS, thuốc tránh thai và
phòng tránh bệnh STDs vào kênh VTV2, kết quả là hàng chục triệu người được
tiếp cận và hiểu biết.
• Hàng chục ngàn người dân tộc ít người được truyền thông qua các phương
tiện băng video, băng Caset về sử dụng BCS, thuốc tránh thai và phòng tránh bệnh
STDs.
Kết quả và hiệu quả của hoạt động đẩy mạnh và đa dạng hóa truyền thông
của dự án TTXH PTTT được phản ánh rõ nét nhất qua tỷ lệ: trên 74% số người hiểu
biết về các thông tin của BCS OK, SuperTrust, Trust và Newchoice và tỷ lệ tương
ứng số người sử dụng các sản phẩm nói trên để phòng tránh thai ngoài ý muốn và
các bệnh lây qua đường tình dục. Vấn đề tâm lý và mặc cảm khi phải mua PTTT
của khách hàng đã được cải thiện: 82% khách hàng khi mua PTTT không thấy mặc

cảm, e ngại. Sự hài lòng về chất lượng , hình thức, giá cả cũng không ngừng tăng
lên.
Tuy nhiên một thực tế cho thấy, số lượng các chương trình hoạt động truyền
thông được tổ chức ở các vùng nông thôn còn rất ít. Trong năm 2009, DKT chỉ tổ
chức được 3 chương trình tại 3 tỉnh là Lai Châu, Đăk Lăk và Đồng tháp cho bà con
dân tộc ít người và 7 chương trình cho nông dân tại một số vùng nông thôn thuộc
các tỉnh Bắc Giang, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Tây. Với số
lượng chương trình đã được tổ chức là chưa đủ để tiếp cận, đưa thông tin, giáo dục
truyền thông đến với người dân các vùng miền núi và nông thôn. Ngoài ra, các
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
chương trình truyền thông của DKT chủ yếu tổ chức cho các đối tượng thanh niên,
sinh viên ở các trường đại học và công nhân ở các khu công nghiệp, các nhà máy
nơi tập trung lượng lớn người lao động. Chúng ta cần gia tăng về số buổi truyền
thông cũng như mở rộng đối tượng truyền thông đặc biệt là địa bàn truyền thông.
Trong những năm tới cần quan tâm hơn đối với quần chúng nhân dân ở các địa
phương miền núi, nông thôn giúp họ có thể tiếp cận với các chương trình truyền
thông và thay đổi hành vi của mình theo hướng tích cực hơn.
3. Thực trạng hoạt động phân phối sản phẩm TTXH của tổ chức
DKT trong thời gian qua
3.1. Kênh phân phối của DKT
3.1.1. Mô hình phân phối
• Hiện nay DKT đang sử dụng mô hình sau để phân phối sản
phẩm đến người sử dụng trên toàn quốc:
Các sản phẩm BCS, thuốc tránh thai, các dụng cụ phá thai lâm sàng của DKT
được sản xuất ở Malaysia, Ấn Độ, Nam Phi, Thái Lan và Việt Nam sẽ được chuyển
về các trung tâm phân phối tại Việt Nam của công ty TNHH Delphi- một thành viên
của Delphi Hoa Kỳ. Sau đó, các sản phẩm này sẽ được chuyển tới các đại lý của
DKT trên khắp các tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay DKT có khoảng 54 đại lý bao

gồm 42 công ty dược và 12 trung tâm dược vật tư y tế của các tỉnh. Các nhân viên
của DKT sẽ dưới sự kiểm soát của các quản lý bán hàng khu vực sẽ bán hàng của
DKT cho các khách hàng. Theo thống kê, hiện tại số lượng khách hàng của DKT là
vào khoảng 10 000, là các nhà thuốc, các công ty dược, các phòng khám và các
bệnh viện trên địa bàn 64 tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, DKT có một đội ngũ
cộng tác viên sẽ chịu trách nhiệm liên hệ trực tiếp với các phòng khám và các bệnh
viện tìm đầu ra cho các sản phẩm của mình gồm 38 người. Cuối cùng qua các kênh
phân phối này, sản phẩm của DKT sẽ được phân phối tới người tiêu dùng. Hệ thống
phân phối của DKT cực kỳ linh hoạt, được kiểm soát hàng tháng thông qua lượng
hàng xuất, nhập, tồn kho đại lý, đảm bảo việc phân phối hàng hóa không bị gián
đoạn ở bất cứ giai đoạn nào. Hệ thống phân phối này chứng tỏ độ bao phủ của các
sản phẩm dịch vụ của DKT là vô cùng lớn
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
Hình 2.1: Mô hình phân phối của DKT
3.1.2. Mô hình quản lý bán hàng của DKT
Với hệ thống phân phối chủ yếu qua các dự án và các trung tâm phân phối,
hiện nay DKT có một hệ thống quản lý bán hàng thống nhất, bao quát tất cả các
hoạt động phân phối, bán hàng của DKT. Đứng đầu là quản lý bán hàng toàn quốc
kiểm soát toàn bộ hoạt động phân phối của DKT và các sản phẩm của các dự án mà
DKT đang thực hiện. Hiện nay, địa bàn phân phối của DKT được chia làm 5 khu
vực:
Khu vực 1: bao gồm các tỉnh Hà Tây, Điện biên, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
DKT
Trung tâm phân
phối
Đại lý
Hiệu thuốc/công ty

dược
Phòng khám/
Bệnh viện
CTV
Người sử
dụng
NVBH
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
Giang, lạng Sơn, Việt Trì và thành phố Hà Nội với 10 nhân viên.
Khu vực 2: bao gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Nam
Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An gồm 9 nhân viên.
Khu vực 3: gồm các tỉnh Quảng bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định,
Khánh Hòa, Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên gồm 11 nhân viên bán hàng.
Khu vực 4: Gồm các tỉnh miền Đông Nam bộ với 16 nhân viên.
Khu vực 5: Gồm các tỉnh Đông bằng sông Cửu Long gồm 10 nhân viên.
Mỗi khu vực do một quản lý bán hàng phụ trách bao gồm: quản lý lượng
hàng hóa tại các trung tâm phân phối và tình hình bán hàng của các nhân viên và đại
lý của DKT. Nhận các báo cáo từ nhân viên và đại lý ở khu vực mình, sau đó là
tổng hợp, đánh giá, chấm điểm của từng nhân viên và đào tạo các nhân viên của
mình. Ngoài ra các quản lý bán hàng khu vực có nhiệm vụ theo dõi tình hình thị
trường, phản ứng của người tiêu dùng, cũng như các đối thủ cạnh tranh để có các
chính sách phân phối phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Do có hệ thống tổ chức và mạng lưới nhân viên phát triển trên 10 000 điểm
bán hàng trên phạm vi cả nước nên đã phân phối hiệu quả các sản phẩm đến cộng
đồng. Thông qua hệ thống báo cáo của các nhân viên tới các quản lý bán hàng khu
vực nên các hoạt động của DKT rất minh bạch và linh hoạt, đảm bảo tính bền vững
của hệ thống.
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
23

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
Hình 2.2: Hệ thống quản lý bán hàng
3.2. Các kênh phân phối của DKT
3.2.1. Kênh TOs (Traditional outlets): kênh phân phối truyền thống
Là các kênh phân phối như nhà thuốc, các công ty dược, các phòng khám tư,
các bệnh viện,…Hiện nay DKT có khoảng 54 nhân viên TOs với nhiệm vụ phân
phối hàng hóa đến hệ thống các hiệu thuốc, công ty dược , các phòng khám bệnh
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
Quản lý bán hàng
toàn quốc
Nhóm hành chính
Bộ phận bán hàng
Cán bộ dự án
Quản lý dự án
Quản lý bán hàng
khu vực
Trung tâm phân
phối
Đại lý
Hiệu thuốc/công
ty dược
Nhân viên bán
hàng
Các phòng khám
sản phụ khoa
Trình dược
viên/cộng tác viên
Người sử dụng
cuối cùng
24

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quỳnh Hoa
viện các sản phẩm TTXH. Trung bình mỗi năm doanh số mà kênh TOs đóng góp là
vào khoảng 81% doanh số bán hàng của DKT. Thông qua kênh TOs DKT đã tận
dụng được hệ thống phân phối sẵn có, tiết kiệm được chi phí, có mạng lưới rộng
khắp và đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Ngoài việc phân phối các sản phẩm
thì đây cũng chính là nơi mà DKT có thể nhận được những phản hồi trực tiếp nhất
từ người tiêu dùng về thị hiếu, sở thích và sau đó có thể thay đổi cho phù hợp để
phục vụ ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.
3.2.2. Kênh NTOs (Non-Traditional outlet): kênh phân phối không truyền thống
Là các kênh phân phối mà ở đó thường có nguy cơ cao về hành vi tình dục
như nhà nghỉ, khách sạn, quán caraoke, nhà hàng, các khu du lịch nghỉ dưỡng,…
DKT là tổ chức tiên phong tổ chức các điểm bán NTOs này. Tuy nhiên, việc tiếp
cận các điểm bán này là rất khó khăn và tốn kém. Với quyết tâm phân phối hàng
hóa đến tận tay người tiêu dùng, DKT đã mở rộng và phát triển mạng lưới phân
phối ở kênh NTOs cho các nhân viên và các cộng tác viên. Kết quả là trong thời
gian qua số điểm bán từ 469 điểm năm 2002,đến năm 2005 đã có 1223 điểm và năm
2009 con số này đã tăng lên 2800 điểm.
3.2.3. Kết quả phân phối các sản phẩm TTXH của DKT từ năm 1993- 2009
3.2.3.1. Lượng sản phẩm của DKT tăng lên đáng kể qua các năm
Trong vòng 16 năm hoạt động,DKT Việt Nam đạt được nhiều kết quả trong
việc phân phối các sản phẩm của mình. Tính đến tháng 12 năm 2009, DKT đã phân
phối được gần 420 triệu BCS, hơn 25 triệu liều thuốc tránh thai, khoảng 8 triệu bơm
kim tiêm từ năm 2007 đến 2009 giúp ngăn chặn 60.000 ca lây nhiễm HIV cũng như
ngăn chặn hơn 2 triệu trường hợp nạo phá thai. Những kết quả này được thể hiện
chi tiết trong bảng kết quả phân phối của DKT từ tháng 8/1993 đến hết năm 2009:
Tạ Thị Nhung Lớp: Kế hoạch 48A
25

×