Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.65 KB, 83 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
CSR Corporate Social
Resposibility
Trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp
ILO International Labor
Organization
Tổ chức Lao động quốc
tế
CoC Code of Product Bộ quy tắc ứng xử
MNCs Multi-National
Companies
Các công ty đa quốc
gia
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WTO World Trade
Organization
Tổ chức Thương mại
Thế giới
CP Corporate Philanthropy Doanh nghiệp làm từ
thiện
DN Doanh nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1 - Các yếu tố quan trọng nhất đối với người lao động khi
quyết định gắn bó với công ty.
Bảng 2 - Lý do dẫn tới việc thực hiện CSR của Doanh nghiệp.


Bảng 3 - Đánh giá của công ty Âu Mỹ về hoạt động CSR ở quốc
gia họ đầu tư và mua sản phẩm.
Hình 1 - Mô hình tháp 4 phần của Carroll về CSR.
Hình 2 - Các tiêu chuẩn thực hiện CSR.
Biểu đồ 1 - Kỳ vọng của người tiêu dùng về việc đóng góp phát
triển cộng đồng của doanh nghiệp.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay ở Việt Nam, doanh
nghiệp không thể chỉ kinh doanh sản phẩm dịch vụ mà còn cần phải quan
tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội, vì điều đó không chỉ giúp nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên con đường hội nhập mà còn
là động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng quốc gia.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, được viết tắt CSR (Corporate
Social Responsibility) được khai thác ở nhiều góc nhìn khác nhau. Có đơn
vị thì cho là thực hiện công tác từ thiện, tài trợ xã hội, chính sách an toàn
lao động, nhưng đơn vị khác lại hiểu là văn hóa doanh nghiệp, bảo vệ môi
trường, sản xuất sạch. Dù ở khía cạnh nào thì thì CSR cũng mang đến cho
doanh nghiệp nhiều lợi ích trong việc gia tăng hình ảnh thương hiệu đối với
sự nhận biết của công chúng. Trong phạm vi hoạt động sản xuất, làm tốt
CSR là bước đệm cho quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm bền vững.
CSR khuyến khích doan nghiệp làm tốt hơn vai trò hiện tại để chia sẻ các
vấn đề xã hội. Trước những quan tâm và đòi hỏi của người tiêu dùng, đặc
biệt là các tổ chức phi chính phủ, những doanh nghiệp không thực hiện
trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường.
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam, họ đương
nhiên đã có thị trường gốc của mình ở các nước khác, thì CSR không phải
là một khái niệm mới mẻ, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng
nhận thức đúng về CSR khiến cho việc thực hiện CSR vẫn còn tương đối
khó khăn. Một số doanh nghiệp nghĩ rằng thực hiện CSR là điều chỉ cần
làm khi họ có một thj phần rộng lớn, thị trường và doanh thu ổn định.

Trang 4
CSR có thể xoay chuyển nhiều góc nhìn, cách nghĩ và ứng dụng
khác nhau ở mỗi doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi
thâm nhập vào thị trường Việt Nam thì điều này lại trở nên quan trọng và
quyết định rất lớn đến sự phát triển của họ. CSR vừa là trách nhiệm và vừa
là nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Không hề đơn giản khi tạo một thương
hiệu tốt, một tiếng tăm đánh tin cậy khi chỉ dựa vào sản phẩm của mình,
các doanh nghiệp nước ngoài đã tìm tòi và thực hiện trách nhiệm xã hội khi
đầu tư tại Việt Nam, với mong muốn cộng cho doanh nghiệp phương
hướng hoạt động và đề xuất đúng với tinh thần “thương hiệu trách nhiệm”.
Chính vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài khóa luận: “Nâng cao trách
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam” để có thể
nghiên cứu sâu sắc hơn về vấn đế này.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, em hướng tới
mục tiêu là đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đó.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là thực trạng quá trình thực hiện trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở các doanh nghiệp nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Người viết sử dụng 2 nhóm phương pháp nghiên cứu:
Trang 5
Phương pháp thu thập: các nguồn tài liệu sách báo, tạp chí, trang
web, báo cáo của các tổ chức quốc tế
Phương pháp quan sát, tổng hợp, so sánh, phân tích và tư duy logic.
Bố cục của khóa luận

Ngoài Lời mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục và Kết
luận khóa luận được chia làm 3 chương chính
Chương I: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nâng cao việc thực hiện trách nhiệm
xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, khả năng phân tích và nguồn số
liệu nên chắc chắn bài khóa luận này của em sẽ còn có nhiều thiếu sót. Vì
vậy, em rất mong sẽ nhận được các đóng góp của thầy cô để bài khóa luận
này có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thạc Sỹ Nguyễn Thu
Trang đã nhiệt tình chỉ bảo cho em thực hiện khóa luận này.
Sinh viên thực hiện
Vũ Quỳnh Anh
Trang 6
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH
NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về CSR
1.1.1. Sự ra đời và hình thành của CSR
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibility-CSR) ra đời từ khoảng vào đầu thế kỷ 18. Khi đó một bộ
phận người tiêu dùng không đồng tình với việc sử dụng lao động nô lệ vì
cho rằng đó là phi đạo đức. Vấn đề về quyền lao động được quan tâm tăng
và dẫn đến sự hình thành của các tổ chức công đoàn vào cuối thế kỷ 19,
đầu thế kỷ 20.
Năm 1919, Tổ chức Lao động quốc tế(International Labor
Organization-ILO) ra đời, đóng vai trò thúc đẩy thực hiện công bằng xã
hội, nhân quyền và quyền lao động được cộng đồng quốc tế thừa nhận
thông qua việc hệ thống hóa và phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn lao động

quốc tế. Năm 1945, Liên đoàn Công đoàn Thương Mại Thế Giới (World
Trade Union Federation) được thành lập. Đến những năm 50 của thế kỷ 20,
các tiêu chuẩn lao động quốc tế bước đầu được hình thành. Đến cuối thập
kỷ 80 của thế kỷ 20, nhiều công ty Mỹ tự thành lập và tuân thủ một cách tự
nguyện các bộ Quy tắc ứng xử (Code of Product) tập trung vào đạo đức
kinh doanh, liên quan đến chống tham nhũng, hối lộ và bảo đảm minh bạch
trong sản xuất kinh doanh… Các công ty đa quốc gia (Multinational
companies-MNCs) mở rộng sản xuất ở các nước đang phát triển, điều này
phát sinh việc chính phủ các nước này phải kiểm soát hoạt động của MNCs
ở nước mình để họ cư xử có trách nhiệm với thị trường những nước đó.
Sang đến những năm 1990, CSR đã trở thành một vấn đề toàn cầu.
Nhiều bộ Quy tắc ứng xử mới ra đời tập trung vào các vấn đề môi trường
Trang 7
và lao động hơn so với những Quy tắc cũ vốn chỉ đề cập đến vấn đề đạo
đức kinh doanh. MNCs vẫn là những người tiên phong trong việc thực hiện
quyền con người, nâng cao điều kiện lao động, môi trường và xã hội.
Những bộ Quy tắc ứng xử được MNCs đặt ra nhằm mục đích chính yêu
cầu các nhà cung cấp tuân thủ để đảm bảo uy tín, tránh rắc rối với pháp luật
cho công ty.
1.1.2. Khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về CSR. Mỗi tổ chức, công ty,
chính phủ sẽ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ
thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình.
H.R.Browen là người đầu tiên đưa ra khái niệm về CSR vào năm
1953 trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của các doanh nhân” của ông.
Sau Browen có khá nhiều các nhà nghiên cứu cũng đưa ra ý kiến của mình
về vấn đề này như Davis(1960) trong “Luật thép của trách nhiệm”, Mc
Guire(1963) trong cuốn “Kinh doanh và xã hội”
1
. Nhưng chủ yếu trong giai

đoạn này CSR chỉ bao gồm hai khía cạnh đó là luật pháp và kinh tế.
Như vậy , bản chất của CSR là quan điểm về vai trò của doanh
nghiệp trong mối tương quan với vai trò của Nhà nước khiến khái niệm
CSR luôn biến đổi, luôn mới tùy thuốc không những phạm vi không gian
mà còn thời gian.
Chúng ta có thể điểm qua một số quan điểm chính thức về CSR bao
gồm:
Chính phủ Anh: “ CSR là hành động do doanh nghiệp tự nguyện
thực hiện, ngoài việc tuân thủ các quy định pháp lý tối thiểu, nhằm thỏa
mãn nhu cầu cạnh tranh của doanh nghiệp và lợi ích của toàn xã hội.”
1 Vivek Srivatava&Prop.A.Sahay, The Evolutionary Journey of CSR, học viên Management
development, Ấn Độ, trang 5,6,7
Trang 8
Hội đồng thương mại thế giới với chủ trương phát triển bền vững đã
đưa ra định nghĩa: “Trách nhiệm xã hội là một sự cam kết trong việc ứng
xử một cách hợp lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải
thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như
của cộng đồng địa phương, của toàn xã hội”
2
Khái niệm này cho thấy
không những CSR thể hiện ở khía cạnh bảo vệ môi trường, quyền lợi lao
động, đãi ngộ, phát triển nhân viên, và còn là hành động vì cộng đồng.
World Bank cũng đưa ra định nghĩa của riêng mình, theo đó “Trách
nhiệm xã hội là những cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát
triển kinh tế bền vững, hợp tác với người lao động, gia đình, cộng đồng, địa
phương và xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ sao cho vừa có
lợi cho doanh nghiệp vừa có ích cho phát triển. Ở định nghĩa này, ngoài
nhắc đến lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện CSR vừa có thể đóng góp
cho cộng đồng nói chung thì việc thực hiện này sẽ mang lại lợi ích cho
chính doanh nghiệp của mình.

1.1.3. Các tiêu chuẩn cụ thể của CSR.
Các tiêu chuẩn cụ thể của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bao
gồm:
1.1.3.1. Bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức nan giải đối với các quốc
gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Người ta phải lo miếng ăn trước
khi lo chuyện giữ sạch, làm sạch. Các doanh nghiệp, vì thế cũng thường
nghĩ tới việc làm thế nào để có thể thu được lợi nhuận cao nhất, nhanh
nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà quay lưng lại với môi
trường, họ sẽ tự đào thải mình.
Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ cần có những sản phẩm, hàng
hoá chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, mà còn phải thân thiện với
Trang 9
môi trường. Đây là quy luật phát triển tất yếu của cuộc sống. Đã là quy
luật, người ta không thể đi chệch ra ngoài quỹ đạo đó.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian
vừa qua, con người đã quá chú trọng đến việc thu hút đầu tư, chạy theo lợi
nhuận trước mắt và những lợi ích cục bộ mà quên rằng, chính con người đã
can thiệp quá sâu vào môi trường thiên nhiên, môi trường sống của mình,
bởi vậy đã phải trả một cái giá quá đắt. Đó là: rừng trống đồi trọc, sạt lở
đồi, núi, đất; xâm ngập mặn, ô nhiễm nguồn nước; lũ lụt gia tăng Trên
thực tế, nếu chỉ đặt vấn đề bảo vệ môi trường với doanh nghiệp, hoặc với
một vài cơ quan quản lý nhà nước khi nào quyền lợi của xã hội bị xâm
phạm, sẽ không có giá trị tích cực giải quyết vấn đề tận gốc. Song trước
hết, nhà doanh nghiệp luôn và cần phải thấy được trách nhiệm của mình
trước xã hội và đối với môi trường mình đang sống.
1.1.3.2. Đóng góp cho cộng đồng xã hội.
Đối với cộng đồng nói chung, nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi
trường (cũng chính là bảo vệ sức khỏe của công chúng) và sau đó là làm từ
thiện. Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, khí hậu thay

đổi là những vấn đề đang gây sốt sắng toàn thế giới và giải thưởng Nobel
Hoà Bình 2007 trao cho Al Gore đã phản ảnh tâm điểm này. Doanh nghiệp
bảo vệ môi trường, ngoài việc tuân thủ các quy định của chính phủ còn
không bị hao tổn chi phí khắc phụ hậu quả hay bồi thường do kiện tụng.
Các khoản đầu tư xanh là vấn đề nóng ở nhiều quốc gia phát triển.
Theo khảo sát của tổ chức National Forest, 81% khách hàng Anh
đồng ý mua sản phẩm bảo vệ môi trường, và 73% người sẽ trung thành với
ông chủ hay tham gia các hoạt động từ thiện. Không chỉ có vậy, các quan
chức và chính phủ cũng rất ưu ái đối với các doanh nghiệp có lịch sử tốt về
bảo vệ môi trường, người tiêu dùng và làm từ thiện.
Trang 10
Làm từ thiện cũng là hành động đáng tôn vinh của các doanh
nghiệp nhằm phát triển cộng đồng, giúp đỡ người nghèo khó, và xây dựng
hình ảnh. Theo ông Charles Moore, giám đốc điều hành Uỷ ban khuyến
khích doanh nghiệp hoạt động từ thiện CECP, "các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp ngày nay hiểu rất rõ vai trò của các hợp đồng xã hội giúp định vị
doanh nghiệp để đạt được những thành công thực tế rõ rệt."
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những
vấn đề vừa nêu, nhưng nhìn chung đây là các vấn đề trọng tâm. Thực hiện
tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích. Tuy trên thực
tế, một số tranh luận cho rằng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đem lại lợi
ích không rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu như của tạp chí Graziadio
Business Report và thực tế đều cho thấy lợi ích CSR đem lại cho doanh
nghiệp. Điều gì hợp lí thì tồn tại. Và như vậy câu trả lời đối với các doanh
nghiệp Việt Nam đã rõ.
1.1.3.3. Bảo đảm lợi ích cho người tiêu dùng.
Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn
tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn, và an toàn cho sử dụng.
Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng,
hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp lưu giữ trong tâm trí người tiêu

dùng. Trong kinh doanh, hiệu ứng Donimo tâm lý là rất cần thiết, “thông
tin truyền miệng” cũng có sức lan tỏa rất mạnh. Giữ vững khác hàng và mở
rộng thị phần là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào, phản ánh tinh thần
“khách hàng là thượng đế” (tác giả khuyết danh). Bà Lurita Doan, người
phụ nữ đầu tiên đứng đầu cơ quan Cung cấp dịch vụ và Giám sát kỹ thuật
của chính phủ Mỹ (General Services Administration) cũng đã từng phát
biểu “khách hàng là thượng đế, nếu bạn không cung cấp dịch vụ tốt, bạn sẽ
không có cơ hội lần thứ hai, và như vậy sẽ không có sự bền vững.” Đã xây
Trang 11
dựng được thương hiệu và niềm tin của người tiêu dùng, việc kinh doanh
trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
1.1.3.4. Quan hệ tốt và bảo đảm lợi ích cho người lao động.
Tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện CSR đối với người lao động bao
gồm trả lương xứng đáng (theo khảo sát của Ewin.com có tới 68% coi
lương là 1 trong 3 yếu tố quan trọng nhất), không phân biệt đối xử, chính
sách đãi ngộ và đào tạo tốt, và có điều kiện làm việc chấp nhận được
Bảng 1- Các yếu tố quan trọng nhất đối với người lao động khi
quyết định gắn bó với công ty.
Yếu tố quan trọng với người lao động Tán thành(%)
1. Lương 68%
2. Mối quan hệ với người giám sát bậc trung 35%
3. Lợi ích bảo hiểm 34%
4. Giao tiếp giữa đội ngũ quản lý và nhân viên 29%
5. Chính sách công bằng 27%
Nguồn:Ewin.com
Những điều kiện cơ bản ở trên, dù đơn giản nhưng không phải
doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện hoàn chỉnh. Phần lớn người lao
động yêu thích công việc của mình do điều kiện lao động tốt và chế độ
lương thưởng hợp lí. Doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu này cũng
đồng nghĩa với việc tạo ra được một đội ngũ nhận sự gắn bó, yêu thích

công việc, tự hào về hình ảnh công ty và quyết tâm làm việc vì lợi ích
chung của "đại gia đình." Lợi ích đạt được ở đây rõ ràng ngoài năng suất
nâng lên rõ rệt còn có một văn hóa gắn kết tại doanh nghiệp. Văn hóa mạnh
có tác động tích cực không chỉ tới riêng bản thân doanh nghiệp mà lan tỏa
rất tốt trong cộng đồng kinh doanh. Đây là điều mọi doanh nghiệp đều
mong muốn xây dựng được.
Không những thế, chi phí thật, chi phí cơ hội, và sức lực cộng với
hao tổn tinh thần do phải liên tục tìm kiếm và đào tạo nhân sự mới (trong
Trang 12
trường hợp nhân sự cũ thôi việc do chính sách nhân sự của công ty thiếu
hợp lý) hoàn toàn bị loại bỏ. Chính sách đãi ngộ tốt, văn hóa tốt và môi
trường làm việc hình thành hiệu ứng cộng hưởng “quyến rũ” nhân lực giỏi
tìm đến với công ty. Chuỗi thành công tiếp nối thành công.
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện trách
nhiệm, đạo đức kinh doanh, cách hành xử của doanh nghiệp đối với người
lao động, đối với môi trường cộng đồng và xã hội, nhằm mang lại lợi ích
cho doanh nghiệp, người lao động và sự phát triển bền vững. Việc thực
hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vừa mang tính tự nguyện, vừa mang
tính bắt buộc. Mục tiêu thực hiện CSR nhằm tuân thủ pháp luật quốc gia,
thông lệ quốc tế; nâng cao đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, cuộc sống
người lao động và gia đình; xây dựng môi trường lao động lành mạnh,
quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ; góp phần nâng cao giá trị thương hiệu
của doanh nghiệp và tính cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững
cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
CSR của công ty trước hết xử lí tốt các vấn đề của bản thân công ty
đó, đặc biệt là đối với các nhân viên của họ. CSR của công ty thực hiện ra
ngoài xã hội chủ yếu là hành động quảng bá hình ảnh ra công chúng hơn là
trách nhiệm mang tính lương tâm của doanh nghiệp nhận thức ra. Sẽ là tốt
nhất nếu gắn việc PR hình ảnh của công ty với lương tâm của doanh nghiệp
với xã hội. Những cũng sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng, doanh nghiệp sẽ thực

hiện CSR một cách đơn thuần. Vì thế, đãi ngộ nhân sự trong công ty tốt là
điều kiện tiên quyết cho doanh nghiệp thực hiện CSR trong hiện tại và
tương lai. Theo đó, hình ảnh của công ty đối với bản thân đội ngũ nhân
viên và xã hội cũng sẽ thay đổi tương ứng.
1.1.3.5. CSR với cổ đông trong công ty.
Trang 13
Trọng tâm trong trách nhiệm của công ty đối với cổ động là công bố
thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, và sử dụng nguồn vốn
hợp lý.
Mâu thuẫn lợi ích giữa bộ phận quản lý - điều hành (đội ngũ được
thuê để làm việc) và chủ sở hữu - các cổ đông là đề tài không có hồi kết
trong doanh nghiệp. Bởi, đôi khi người điều hành công ty vì lợi ích cá nhân
mà quên đi nhiệm vụ của mình là đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông.
Công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, sử dụng
vốn hợp lý để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là điều cần phải làm đối
với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh
nghiệp. Có như thế, mới tạo ra được niềm tin cho nhà đầu tư, mà niềm tin
chính là cảm xúc - yếu tố quyết định góp phần tạo ra lợi nhuận cổ phiếu
hoặc hủy hoại giá trị cổ phiếu chỉ trong gang tấc. Một bài học đắt giá đối
với doanh nghiệp trong vấn đề công bố thông tin đó là vụ hồi đầu năm
2007 một công ty chứng khoán đã thổi phồng thông tin về hợp tác chiến
lược với đối tác quốc tế uy tín; thêm vào đó là vụ bổ nhiệm tổng giám đốc
có nhiều điều tiếng của công ty này. Cuối cùng “nỗ lực” đẩy giá cổ phiếu
đã phản tác dụng, cổ phiếu công ty giảm tới 90%.Nhà đầu tư xen lẫn cảm
giác thất vọng, tiếc nuối, và cảnh tỉnh, còn công ty bị mất uy tín trầm trọng.
1.1.3.6. CSR với nhà cung cấp.
Về phần nhà cung cấp, công việc rút gọn vào điểm mấu chốt là trả
tiền đúng thời hạn và truyền thông tốt. Một khi đã bắt tay vào kinh doanh,
việc giữ được mối quan hệ tốt đối với nhà cung cấp có ý nghĩa chiến lược
trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định cho sản xuất với giá cả hợp lí; từ

đó, sản phẩm được phân phối tới người tiêu dùng kịp thời và đúng chất
lượng cam kết.
Trang 14
Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu khóa luận này người viết xin
được đi sâu vào 4 tiêu chuẩn đó là Bảo vệ môi trường, Đóng góp cho cộng
đồng xã hội, Quan hệ tốt và bảo đảm lợi ích cho người lao động, Bảo vệ lợi
ích người tiêu dùng.
1.2. Các quan điểm về CSR
1.2.1. Quan điểm của các nước .
l ủy ban châu âu: đưa ra văn bản xanh green paper trong đó CSR
được hiểu như là doanh nghiệp đưa ra các vấn đề xã hội và môi trường vào
các hoạt động, cũng như những trao đổi với các bên liên quan một cách tự
nguyện.
l Văn bản xanh cũng phân tích CSR trên hai khía cạnh : bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp, trong đó các vấn đề về môi trường con người
cũng được nêu ra.
1.2.2. Quan điểm của các công ty đa quốc gia:
l Adidas, Nike: “trách nhiêm xã hội của doanh nghiệp là một khái
niệm theo đó doanh nghiệp lồng ghép các vấn đề xã hội và môi trường và
các kế hoạch kinh doanh và mối quan hệ với cổ đông trên cơ sở tự nguyện”
l Xây dựng và đưa ra bộ quy tắc ứng xử, áp dụng cho tất cả các
nhà cung cấp/gia công.
1.3. Các trách nhiệm chính của CSR và bộ quy tắc ứng xử
1.3.1. Các trách nhiệm chính của CSR theo mô hình kim tự tháp Caroll.
Hình 1-Mô hình tháp 4 phần của Carroll về CSR
Trang 15
Nguồn: Carroll and Buchholtz,2000
Nếu đi từ lớp nền của kim tự tháp thì có thể thấy: Economic
Responsibilities: Trách nhiệm kinh tế, theo đó doanh nghiệp phải sản sinh
ra lợi nhuận và là nền tảng quan trọng nhất của các phần còn lại. Tiếp theo

tầng thứ 2 là Legal Responsibilities: Trách nhiệm pháp lý, theo đó doanh
nghiệp phải tuân thủ luật pháp . Tầng thứ 3 là Ethical Responsibilities là
Trách nhiệm đạo đức, nghĩa là doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đạo đức làm
những điều đúng và công bằng, tránh làm điều xấu. Philanthropic
Responsibility: Trách nhiệm từ thiện nằm ở đỉnh của kim tự tháp Carroll
Theo mô hình kim tự tháp Caroll, CSR bao gồm trách nhiệm kinh
tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Trong đó, 2 yếu tố Kinh tế và Pháp lý là
Must do (bắt buộc). Hai yếu tố sau là Nice to do (nên làm)
Thứ nhất, trách nhiệm kinh tế chính là việc tối đa hóa lợi nhuận,
cạnh tranh, hiệu quả và tăng cường, là điều kiện tiên quyết bởi doanh
Trang 16
nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh
nhân. Hơn thế, doanh nghiệp là các tế bào kinh tế căn bản của xã hội. Vì
vậy, chức năng kinh doanh luôn phải được đặt lên hàng đầu. Các trách
nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của doanh
nghiệp.
Thứ hai, trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản
“khế ước” giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước có trách nhiệm “mã
hóa” các quy tắc xã hội, đạo đức vào văn bản luật, để doanh nghiệp theo
đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng
được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ. Trách
nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của CSR.
Thứ ba, trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị được xã hội
chấp nhận nhưng chưa được “mã hóa” vào văn bản luật. Thông thường,
luật pháp chỉ có thể đi sau để phản ánh các thay đổi trong các quy tắc ứng
xử xã hội vốn luôn mới. Hơn nữa, trong đạo đức xã hội luôn tồn tại những
khoảng “ xám”, đúng sai không rõ ràng, mà khi các cuộc tranh luận trong
xã hội chưa ngã ngũ, chúng chưa thể được cụ thể hóa vào luật. Cho nên,
tuân thủ luật pháp chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối
thiểu mà xã hội đặt ra. Doanh nghiệp còn cần phải thực hiện cả các cam kết

ngoài luật. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện, nhưng lại chính là trung tâm
của CSR. Ví dụ: ngày nghỉ thứ 7, tiền làm thêm giờ, điều kiện lao động,
thông tin cho người tiêu dùng, dữ liệu khách hàng, sử dụng nguyên liệu
sạch, thực phẩm biến đổi gien, uy tín với đối tác, quan hệ với cộng đồng,
cổ đông thiểu số, đối thủ cạnh tranh…đều là các vấn đề mở và mức độ cam
kết như thế nào phụ thuộc vào trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp.
Thứ tư, trách nhiệm từ thiện là những hàng vi của doanh nghiệp
vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hôi, như quyên góp ủng hộ cho người yếu
Trang 17
thế, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng…Điểm khác biệt
giữa trách nhiệm từ thiện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện.
Nếu họ không thực hiện CSR đến mức độ này, họ vẫn được coi là đáp ứng
đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi.
Mô hình trên có tính toàn diện và khả thi cao, có thể được sử dụng
làm khuôn khổ cho tư duy chính sách của nhà nước về CSR. Mà qua đó,
CSR không chỉ là các hoạt động từ thiện mà bao gồm cả sự phát triển của
doanh nghiệp một cách bền vững, lành mạnh, đóng góp tích cực cho xã hội
thông qua sản phẩm tốt, làm nghĩa vụ và sau đó mới là những đóng góp tự
nguyện.
1.3.2. Một số bộ quy tắc ứng xử
Được đưa vào dưới dạng những bộ CoC (Code of Conduct-quy tắc
ứng xử) như là:
• SA 8000: Tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất
• WRAP: Trách nhiệm toàn cầu trong ngành may mặc
• ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng
• ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp
1.3.2.1. Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 9000:
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đưa ra
các nguyên tắc về quản lý, tập trung vào việc phòng ngừa, cải tiên, chỉ đưa
ra các yêu cầu cần đáp ứng và áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức.

Các yêu cầu của ISO bao gồm: Kiếm soát tài liệu và kiểm soát hồ
sơ, Trách nhiệm của lãnh đạo, Quản lý nguồn lực, Tạo sản phẩm, Lường
phân tích và cải tiến.
1.3.2.2. Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường
dựa trên các thông lệ quản lý tốt được thừa nhận về quản lý môi trường trên
Trang 18
phạm vi quốc tế, các thành tựu của khoa học quản lý, được ban hàng bởi tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế-ISO, là tổ chức tập hợp của các cơ quan tiêu
chuẩn quốc gia, và có thể áp dụng cho mọi loại hình Doanh nghiệp, mọi
lĩnh vực, mọi quy mô.
Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm:
• ISO 14001: Quản lý môi trường-Quy định và hướng dẫn sử dụng
• ISO 4004: Hệ thống quản lý môi trường-Hướng dẫn chung về nguyên tắc,
hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ
• ISO 14010: Hướng dẫn đánh giá môi trường-Nguyên tắc chung
• ISO 14011: Hướng dẫn đánh giá môi trường-Quy trình đánh giá-Đánh giá
hệ thông quản lý môi trường
• ISO 14012: Hướng dẫn đánh giá môi trường-Chuẩn cứ trình độ của chuyên
gia đánh giá.
Trong đó ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn
ISO14000 qui định các yêu cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường.
Các yếu tố của hệ thống được chi tiết hoá thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ
quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở có hệ thống
quản lý môi trường phù hợp với ISO14000.
1.3.2.3. Tổng quan về bộ tiêu chuẩn SA 8000
SA 8000 là tiêu chuẩn quốc tế ban hành năm 1997, đưa các yêu cầu
về Quản trị trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn
cầu. SA 8000 được Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế thuộc Hội
đồng Ưu tiên kinh tế (CEP) xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức

lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và
Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên
Kinh tế là một tổ chức Phi chính phủ, chuyên hoạt động về các lĩnh vực
Trang 19
hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, có trụ sở đặt tại New
York.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các Công ty ở mọi qui mô lớn,
nhỏ ở cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển. Tiêu
chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các công ty cải thiện được điều kiện làm việc.
Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt
hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao
nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc.SA 8000 giúp các
doanh nghiệp đạt được những gì tốt đẹp nhất: đạt được mục tiêu đặt ra và
đảm bảo lợi nhuận liên tục. Công việc chỉ có thể được thực hiện tốt khi có
một môi trường thuận lợi, và sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế SA 8000
chính là để tạo ra môi trường đó.
Thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội” trong tiêu chuẩn SA 8000 đề cập
đến điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan như: Lao động trẻ em; Lao
động cưỡng bức; An toàn sức khoẻ; Tự do hội họp và thoả ước lao động tập
thể; Kỷ luật; Thời gian làm việc; Sự đền bù và Hệ thống quản lý.
Các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000 bao gồm:
• Lao động trẻ em: Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu
cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ
các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ
trường hợp lao động trẻn em nào
• Lao động bắt buộc: Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình thức lao
động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ
tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào
• Sức khoẻ và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành
mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức

khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống họp vệ sinh.
Trang 20
• Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể: Phản ảnh quyền thành lập
và gia nhập công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người
lao động.
• Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng
cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc
quan điểm chính trị
• Kỷ luật: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói.
• Giờ làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về
số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình
thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp
xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm
(hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những
trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời
gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng
mức.
• Thù lao: Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng đựoc
với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu
cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức
xử phạt bằng cách trừ lương.
1.3.2.4. Tổng quan về bộ tiêu chuẩn WRAP
 WARP được viết tắt của từ WorldWidE responsible Apparel
Production, trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn
cầu. các xí nghiệp may mặc cam kết thực hiên những nguyên tắc cơ bản
của WRAP về lao động, điều kiện làm việc, môi trường và tuẩn thủ các luật
về hải quan.
Trang 21
 Chương trình chứng nhận warp là một chương trình tuân thủ
toàn diện một cách tự nguyện, được một tổ chức đánh giá độc lập giám sát

và do ủy ban chứng nhận warp thực hiện.
Nguyên tắc
• Tuân thủ luật và những nội quy lao động : Các xí nghiệp may mặc, các xí
nghiệp sản xuất hàng may mặc phải tuân thủ luật và những nội quy lao
động ở tất cả các nơi mà họ thực hiện sản xuất, kinh doanh
• Không sử dụng lao động cưỡng bức : Các xí nghiệp sản xuất hàng may mặc
không sử dụng lao động cưỡng bức, ràng buộc, áp bức hoặc các hình thức
khác
• Không sử dụng lao động trẻ em : Các xí nghiệp sản xuất hàng may mặc
không thuê lao động dưới 14 tuổi hoặc thuộc diện đến trường hoặc dưới
tuổi tối thiểu theo quy định của pháp luật, tuỳ quy định nào tốt hơn với lao
động trẻ em sẽ áp dụng
• Không quấy nhiễu và lạm dụng : Các xí nghiệp sản xuất hàng may mặc
phải cung cấp môi trường lao động không có sự quấy nhiễ, làm dụng, hay
hình phạt về thể xác dưới bất cứ hình thức nào
• Thu nhập và phúc lợi xã hội : Các xí nghiệp sản xuất hàng may mặc phải
chi trả ít nhất là thu nhập tối thiểu được pháp luật nước sở tại quy định, bao
gồm lương theo công việc, phụ cấp và phúc lợi
• Thời gian làm việc Số giờ làm việc mỗi ngày và số ngày làm việc trong
tuần không vượt quá quy định của pháp luật nước sở tại. Các xí nghiệp sản
xuất hàng may mặc phải quy định ít nhật một ngày nghỉ trong tuần trừ khi
có những yêu cầu cấp thiết về sản xuất
• Không phân biệt đối xử : Các xí nghiệp sản xuất hàng may mặc sẽ sử dụng
lao động, trả lương, bổ nhiệm hay cho họ nghỉ việc dựa trên khả năng làm
việc chứ không dựa trên tính cách cá nhân hoặc tín ngưỡng riêng
Trang 22
• An toàn và sức khỏe : Các xí nghiệp sản xuất hàng may mặc phải cung cấp
một môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khoẻ. Ở những nơi có nhà
nội trú cho công nhân thì nhà phải được đảm bảo về sức khoẻ và an toàn
• Tự do hội họp và thỏa ước lao động tập thể : Các xí nghiệp sản xuất hàng

may mặc phải thừa nhận và tôn trọng quyền hợp pháp của người lao động
về tự do hội họp và thoả ước lao động tập thể
• Môi trường : Các xí nghiệp sản xuất hàng may mặc phải tuân thủ những
nguyên tắc, quy định và tiêu chuẩn về môi trường liên quan tới các hoạt
động của họ và thực hiện các quy định đó tại mọi địa điểm mà họ đang hoạt
động
• Tuân thủ luật hải quan : Các xí nghiệp sản xuất hàng may mặc phải tuân
thủ các luật về hải quan liên quan, đặc biệt là thiết lập và duy trì chương
trình để tuân thủ luật hải quan về việc cấm vận chuyển bất hợp pháp các
sản phẩm may mặc
• Ngăn ngừa ma túy : Các xí nghiệp sản xuất hàng may mặc phải kết hợp với
hải quan địa phương, quốc gia, quốc tế và các lực lượng phòng chống ma
tuý để ngăn ngừa việc buôn lậu ma tuý.
Trang 23
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT
NAM
2.1. Những lợi ích của việc triển khai hoạt động CSR.
2.1.1. Đối với doanh nghiệp:
Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một
công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp thì "niềm tin càng
trở nên cần thiết. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền
tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh. Điều này đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp phải có được sự sâu đậm trong việc "chia sẻ tâm trí" với
người tiêu dùng song hành với sự "chiếm lĩnh thị phần"! Tình bạn, sự hiểu
biết lẫn nhau và sự hợp tác với nhau trên cơ sở cùng tôn trọng những giá trị
đạo đức cao quý và tinh thần trách nhiệm, trung thực với các nhà đầu tư và
người tiêu dùng là cách tốt nhất để dánh bóng thương hiệu một cách
chuyên nghiệp và thực chất. Uy tín xã hội ngày càng có ảnh hưởng lớn tới

thương hiệu của các công ty, lớn hơn cả quảng cáo và chính sách tài chính.
Những DN thực hiện CSR đã đạt được những lợi ích đáng kể bao
gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân
viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường
mới. Dưới đây là một số ví dụ minh họa với mục đích giúp các DNNVV
Việt Nam có được nhận thức tốt hơn về CSR và để họ có thể đưa CSR vào
hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, cho môi trường
và cho xã hội.
Bảng –Lý do dẫn tới việc thực hiện CSR của doanh nghiệp
Lý do Tỷ lệ(%)
Lý do kinh tế 74
Trang 24
Lý do đạo đức 53
Tăng khả năng cải tiến và nghiên
cứu
53
Khích lệ nhân viên 47
Giảm rủi ro và quản lý tốt hơn 47
Thu hút đầu từ và tăng giá trị cổ
đông
39
Tăng danh tiếng và quảng bá thương
hiệu
27
Tăng thị phần 21
Tăng mối quan hệ với nhà cung cấp 13
Giảm chi phí 9
Tạo mối quan hệ tốt với chính phủ
và chính quyền địa phương
9

Lý do khác 11
(Nguồn: KPMG International survey of corporate social responsibility
2005, trang 22)
2.1.1.1. Giảm chi phí và tăng năng suất
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn.
Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất bao bì của Ba Lan đã tiết kiệm được 12
triệu Đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm
giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải và 87% chất thải khí.
Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí
và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao
động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo
dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách tăng năng
suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ bỏ viêc, giảm chi phí tuyển dụng
và đào tạo nhân viên mới
2.1.1.2. Tăng doanh thu.
Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn
lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng
doanh thu. Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại ấn
Trang 25

×