Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Khái quát đặc điểm tình hình chung ở làng trẻ em SOS Hà Nội,cơ sở thực tập công tác xã hội cá nhân, nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.02 KB, 10 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
xuất phát từ lòng yêu ngề mong được góp phần sức nhỏ bé mình vào dịc vụ xã
hội . Đứng trước một xã hội đang chuyển biến sâu sắc thẽou thế tích cực , con người
là trọng tâm để trèo lái con thuyền xãhội ấy, một xã hội tổng hoà có nhiều tiền bộ xã
hội mới này. Nhưng bên cạnh đó dã không ít những con người mà dịch vụ xã hội
gọi là đối tượng yếu thế cần được bảo vệ , chăm sóc , giúp đỡ do thế bản thân tôi
quyết định thực tập và nghiên cứu tại làng trẻ em SOS Hà Nội thông qua sự giớ
thiệu của trường Đoàn một nhôi trường có nhiều hoạt đông cộng đồng nên em càng
cos cơ hội tốt hơn để sử dụng vào thực tiến. trong vòng một thàng thực tập tại làng
trẻ em SOS Hà Nội tuy không phải thời gian dài nhưng em đã cố gắng để hoàn
thành tốt đợt thực tập này.
TRẺ EM HÔM NAY THẾ GIỚI NGÀY MAI
Năm 1990 nước ta là nước đầu tiên của châu Á kí “công ước quốc tế về quyền
trẻ em” trẻ em là thế giới ngày mai, của cả một dân tộc là nguôn lược phát triển của
một quốc gia. Là một tài sản lớn nhất của đất nước. Do đó nhà nước ta đã có nhiều
chính sách đặc biệt dành cho trẻ em nhằm tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội để phát
triển một cách toàn diện.
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn cũng như trẻ em mồ côi là một trong những mục tiêu lớn của Đảng và Nhà
Nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Qua đó thể hiện tinh thần nhân
đạo, tính nhân văn của toàn dân tộc. Đảng và Nhà Nước ta dã không ngừng đẩy
mạnh hợp tác cá nhân, tổ chức xã hội, từ thiện trong nước và quốc tế. Trong đó việc
cưu mang và giúp đỡ trẻ em một trong số đó có hình thức hợp tác với làng trẻ em
SOS quốc tế xây dựng làng trẻ SOS tại việt nam
Làng trẻ SOS HÀ NỘI là một trong những làng được thành lập sớm ở việt nam
với chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
đối tượng là trẻ em mồ côi trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Đã qua 20 năm hoạt động, làng SOS Hà Nội đã góp phần quan trọng cho đất
nước, trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, luôn chăm lo và tạo điều kiện hướng
nghiệp cho những em trưởng thành. Việc nhân rộng và phát triển mô hình chăm sóc
trẻ em tại làng trẻ sos là vô cùng cần thiết. Như tiến sỹ Herman Gmerner (người


sáng lập ra làng quốc tế trẻ em) đã nói “ chẳng có sự giúp đỡ nào hoàn hảo nếu như
một đứa trẻ lớn lên mà không có một mái ấm của gia đình”.
Xuất phát từ tình yêu nghề, mong được góp phần sức nhỏ bé của mình vào dịch
vụ xã hội đứng trước một xa hội đang chuyển biến sâu sắc xu thế tích cực, con
người là một trọng tâm để trèo lái con thuyền xã hội ấy, là một sinh viên năm thứ
nhất đào tạo chuyên ngành công tác xã hội tại HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN
VIỆT NAM và việc có cơ hội tiếp cận tìm hiểu về mô hình làng trẻ SOS các hoạt
dộng an sinh xã hội ở đây cũng như áp dụng các kỹ năng công tác xã hội. Trong
thực tế làm việc bản thân và cán bộ cơ sở làng là điều kiện vô cùng có ý nghĩa đối
với sinh viên chúng tôi. Qua đó giúp tôi có được cái nhìn thiết thực nhất về những
thân chủ mà trước đây mà tôi chỉ biết qua các buổi học sắm vai cùng với đó giúp tôi
áp dụng được kiến thức, những kỹ năng thực hành công tác xã hội, từ lý thuyết vào
trong thực tiễn. Giúp tôi nnawms vững các kiến thức chuyên môn, mạnh giạn và tự
tin hơn vào bản thân mình, cũng như vào nghề nghiệp mình đã chọn.
Trong thời gian thực tập tôi đã nhận được sự ủng hộ từ lãnh đạo làng trẻ em SOS
Hà Nội. Sự giúp đỡ của gia đình mẹ nguyễn thiên thành mái nhà hoa phượng với sự
chỉ đạo tận tình của anh Nguyễn Quang Hưng– cán bộ kiểm huấn viên cơ sở , hướng
dẫn của thầy Nguyên Trọng Tiến giảng viên trưởng khoa xã hội học thanh niên đã
giúp tôi hoàn thành đợt thưc tập và hoàn thành bài báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trong quá trình thực tập đã cố gắng hết sức cngx như nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình, tuy nhiên bài báo cáo của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, do
những hạn chế về phương pháp, kiến thức, kỹ năng thực hành, thời gian thực tập, vì
vậy em rất mong được sự đóng góp của thầy cô khoa xã hội học của Học Viện để
báo cáo cua em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I
Khái quát đặc điểm tình hình chung ở làng trẻ em SOS Hà Nội,cơ sở thực tập
công tác xã hội cá nhân, nhóm.
I. Đặc điểm tình hình chung làng trẻ em SOS Hà Nội
1 sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức SOS quốc tế.

1.1. sơ lược lịch sử phát triển của tổ chức SOS quốc tế
Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2 để lại với những hoàn cảnh khó khăn,
những đúa trẻ bị mất đi mái ấm sự tre trở và gia đình của nình.Để khắc phục hậu quả
đó và đem lại tuổi thơ và mái ấm các em , làng quốc tế trẻ em được thành lập 1949.
Dựa trên y tưởng của tiến sỹ Hermann Gmeiner. Ông là công dân nước Áo, sinh
năm 1949. với sự giúp đỡ của bạn bè và tình yêu trẻ của Ông. Ông đã thành lập làng
trẻ SOS.
Năm 1955 : 10 năm sau kkhi xây dựng làng trẻ đầu tiên. 20 trẻ em SOS đã được
ra đơi tại Áo, Pháp, Đức và Ý .Năm 1969 tổng số các dự án làng trẻ em SOS trên toàn
thế giới là 68 ( 09 ở châu Âu, 15 ở La Tinh và 14 ở Châu Á). Năn 1993 trên toàn thế
giới đã có 1147 dự án trong đó có 316 làng trẻ SOS ở 122 nước, có rất nhiều trẻ em,
thanh thiếu niên đươc chăm sóc tại cơ sở làng trẻ SOS. Hội viên giúp đỡ làng trẻ SOS
hoạt động của làng trẻ tới 6 triệu người.
1.2. Sự hình thành làng trẻ SOS ở việt nam.
Làng trẻ em quận gò vấp thành phố Hồ Chí Minh được thành lập đầu tiên ở Việt
Nam năm 1967 dưới thời ngụy sài gòn, đến năm 1970 phải ngừng hoạt động do tình
hình chính trị lúc đó.
Năm 1987 dưới sự chấp nhận của chính phủ, bộ lao động thương binh xã hội đã
ký cùng tổ chức SOS quốc tế hiệp định hợp tác và phát triển các làng SOS ở việt nam,
đồng thời thành lập lại làng ở gò vấp và thành lập ở Hà Nội.
Năm 1989 thành lập ở Đà Lạt và Vinh.
Năm 1990 thành lập ở Đà Nẵng.
Năm 1993 thành lập ở Đà Nẵng
Năm 1993 thành lập ở Hải Phòng và Cà Mau.
Năm 1995 thành lập ở Việt Trì, Khánh Hòa, Bến Tre.
Đến nay tổng số làng trẻ SOS ở Việt Nam là 12 đang xây dựng 2 dự án làng trẻ
em SOS mới và đang hoạt động trong tổng số 33 dự án có 10 trường phổ thông
Herman Gmerner, 10 trường mẫu giáo, 05 khu lưu xã thanh niên , 01 trung tâm y tế
khám chữa răng ở Đà Lạt và 01 trường nghề ở Việt Trì.
1.3. Lịch sử hình thành làng trẻ em SOS Hà Nội

Tổ chức SOS quốc tế và ủy ban nhân dân thành phố Hà nội quyết định xây
dựng làng trẻ em SOS Hà Nội theo quyết định số 3286-QĐUB ngày 14 tháng 07 năm
1988. Sau một thời gian xây dựng, làng trẻ em SOS Hà Nội đón lứa trẻ đầu tiên năm
1989 và được khánh thành chính thức vào ngày 20 tháng 01 năm 1990, các em đều
đến từ Hà Nội và một số tỉnh lân cận có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc mô côi,
không nơi tựa .
2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện
công tác xã hội tại làng.
2.1. Điều kiện tự nhiên
Làng trẻ em SOS Hà Nội có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giúp đỡ đối
tương, khuôn viên rộng rãi, một mặt giáo đường Phạm Văn Đồng và nằm trong phạm
vi phường Mai dịch quận Cầu Giấy, một quận có diện tích tương đối lớn của thủ đô
Hà Nội. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của
đội ngũ nhân viên và lao động tại làng. Mặt khác đây còn là một điều kiện thuận lợi
giúp đỡ đối tượng có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin, tiếp cận với sự phát triển
hiện đại của xã hội.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Về mặt kinh tế, làng trẻ em SOS Hà Nội cũng như các làng khác trong hệ thống
làng SOS quốc tế luôn được bảo đảm ở mức độ phù hợp với nhu cầu phát triển của xã
hội. Thể hiện ở mức độ trợ cấp cho đối tượng và các mục tiêu chiến lược luôn được
thay đổi một cách phù hợp với thực tế của sự phát triển xã hội.
Sự phát triển tiến bộ của xã hội đem lại những thành tựu quan trọng giúp cho
công tác chăm sóc, giáo dục, quản lý hồ sơ của đối tượng trở nên đơn giản và hiệu quả
hơn.
3. chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy tại làng trẻ em SOS Hà
Nội
3.1. chức năng
Làng trẻ em SOS Hà Nội, cũng như các làng khác thuộc hệ thống SOS Việt
Nam đều là những cơ quan chuyên môn giúp sở lao động và thương binh xã hội thực
hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước và giúp văn phòng SOS Việt Nam thực

hiện quản lý chuyên môn, chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ mồ
côi không nơi nương tựa, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn Hà Nội và
các tỉnh lân cận. Trẻ em được tiếp nhận theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của
sở lao động thương binh và xã hội, văn phòng điều hành SOS Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ
Với trức năng trên đây thì nhiệm vụ của làng trẻ em SOS Hà Nội nói riêng và
các làng trẻ em SOS ở Việt Nam nói chung đều có những nhiệm vụ cơ bản và quan
trọng sau:
Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đối tượng là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng
nhất bởi vì chỉ khi nhiệm vụ này được hoàn thành thì các nhiệm vụ sau mới có ý nghĩa
cao nhất.
Nhiệm vụ thứ 2 là giáo dục, hướng nghiêp. Nhiệm vụ này thực hiện được rất
cần sự quan tâm chia sẻ của các cơ quan chức năng và các ngành bộ liên quan như: bộ
lao dộng thương binh và xã hội; bộ giáo dục và đào tạo; cục hướng nghiệp và dạy
nghề
Tiếp theo là nhiệm vụ tìm kiếm và giới thiệu việc làm cho các em, nhiệm vụ
này dựa vào nhiều các mối quan hệ, sự quan tâm của các tổ chức giới thiệu việc làm,
các tổ chức Đoàn
Một nhiệm vụ nữa là giúp trẻ hòa nhập cộng đồng sau khi đã trưởng thành và
tích lũy cho mình được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và công
việc.
- Mặc dù các nhiêm vụ trên đây là độc lập nhưng việc phối hợp thực hiện các
nhiệm vụ trên sẽ đem lại kết quả cao nhất và tốt nhất cho đối tượng.
3.3 hệ thống tổ chức bộ máy:


Sau một thời gian tìm hiểu tổ chức bộ máy hoạt động của làng, em có thể mô tả
sơ đồ bộ máy tổ chức của làng trẻ em SOS Hà Nội:
Qua sơ đồ trên đây ta có thể nhận thấy rằng: Giám đốc là người quản lý chung,
trợ giúp cho Giám đốc là hai trợ lý giám đốc. Ba bộ phận chủ yếu là: bộ phận hành

chính,bộ phận mẫu giáo và bộ phận giáo dục. Mỗi bộ phận thực một chức nằng và
nhiệm vụ riêng dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc. Các bộ phận này có trách nhiệm
hỗ trợ bộ phận các mẹ, dì trong công tác chăm sóc, giáo dục đối tượng.
Nhìn chung với cơ cấu tổ chức theo chiều dọc có phân rõ phạm vi ảnh
hưởng,trách nhiệm,quyền hạn của từng bộ phận, tường bộ phận , từng cá nhân có
thể thấy rằng phương pháp tổ chức này khá hơp lý và chặt chẽ, mang tính khoa học
và nhìn thấy được sự hiệu quả ngay từ.
4.Đội ngũ cán bộ, nhân viên và lao động tại Làng SOS Hà nội
Giám đốc
Bộ phận
hành chính
Phó giám đốc
Đối tượng
Bộ phận
mẫu giáo
Bộ phận
giáo dục
Gia đình
( Mẹ, Dì)
4.1 Về số lượng nhân viên và lao động
Theo thống kế chính thức của tổng số cán bộ, nhân viên chức và lao động làn
việc tại Làng là 45 người được chia ra làm các bộ phận khác nhau tùy theo năng lực và
trình độ, cụ thể như sau:
STT Bộ phận làm việc Số người Số cán bộ nhân viên phân theo giới
tính
Nam Nữ
1 Bộ phận Hành chính 8 7 1
2 Bộ phận giáo dục 7 5 2
3 Bộ phận mẫu giáo 7 0 7
4 Mẹ và dì 23 0 23

Tổng 45 12 33
4.2 về trình độ
Trong tổng số 45 cán bộ, nhân viên và lao động làm việc tại làng, thì ở mỗi bộ
phận đều có các nhân viên ở các trình độ đào tạo khác nhau, có cả nhân viên được đao
tạo sau đại hoc ( thạc sỹ ), đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, sơ cấp.Đặc
biệt ở bộ phận giaó dục có tổng số 7 nhân viên thì 3 thạc sĩ chiếm 43,9%, 4 người có
trình độ đại học chiếm 57,1%.
Mặc dù chưa có nhân viên nào được đào tạo chuyên ngành công tác xã hội chính
qui tập trung do tính chất nghề nghiệp và đặc trưng công việc nên hầu như tất cả các
nhân viên của Làng đêu trở thành những nhân viên công tác xã hội không chuyên
nhưng rất thành thục trong đó phải kể đến đội ngũ các bà mẹ và dì đây là những người
tiếp xúc với đối tượng nhiều nhất.Nhân viên của các bộ phận khác đều ít nhiều tham
gia vào công việc đầy ý nghĩa này.
5. cơ sở vật chất kỹ thuật của làng trẻ em SOS Hà Nội
5.1 Điều kiện làm việc
Đội giáo viên của Làng đêù được hưởng điều kiện việc tương đối đầy đủ, đáp
ứng được yêu cầu của công việc và đảm bảo môi trường làm việc đặc thù. Công nhân
viên thuộc bộ phận hành chính, giáo dục và mẫu giáo đều được hưởng các điều kiện
vật chất đầy đủ như văn phòng làm việc, máy vi tính, đáp ứng cao nhất nhu cầu cơ
bản để đảm bảo hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Đối với các mẹ và dì thì được
hỗ các thiết bị như bếp ga, nồi cơm điện tủ lạnh, mới đây là máy giặt, để giảm bớp
công việc và thời gian chaem sóc trẻ và nghỉ ngơi. Đội ngũ bảo vệ hành chính thì có 3
người thì có vọng gác được trang bị các thiết bị cần thiết như đài, ti vi, giường nghỉ tại
chỗ,
-Nhìn chung điều kiện là tương đối tốt, có thể đáp ứng được công việc và tạo
sự thoải mái cho người làm việc.
5.2 Trang thiết bị phục vụ hoạt động an sinh xã hội
Trước tiên là phải kể đến diện tích của Làng khá lớn khoảng 19.000m2, đây là
điều kiện để xây dựng nhà, khu vui chơi giả trí cho các em, giup các em có điêù kiện
tiếp cận các dịch vuax hội phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác nuôi dưỡng,

chăm sóc và phát triển bình thường của trẻ.
Về cơ sở hạ tầng tổng thể Làng có khu chính, trụ sở Làng dành cho hoạt động
quản lý và nuôi dưỡng các em nhỏ; khu lưu xá thanh niên và khuôn viên của trường
Herman Gmener . Cụ thể khu văn phòng có diện tích 50m2 gồm phòng giám đốc,
phòng tiếp khách, phòng làm việc cho các bộ công nhân viên, vá 16 ngôi nhà gia đình
mỗi nhá khoảng 80m2 cho các cháu nhỏ vá các bà mẹ, một lưu xá thanh niên, một nhà
trẻ mang tên hoa sữa để dạy các em mẫu giáo và các em bên ngoài có nhu cầu, mooyj
thư viện rộng 60m2, một nhà sjnh hoat rộng 70m2, một nhà khách quốc tế có phòng
để nghỉ ngơi.
6.Các chính sách chế độ đối với cán bộ công nhân viên, lao động tại làng trẻ em
SOS Hà Nội
Làng là đơn vị trực thuộc tổ chưc SOS quốc tế, dù thuộc quyền quản lý của sở
lao động thương binh xã hội nhưng mức lương lại không theo thang bảng của nhà
nước. Nhân viên và lao động thuộc Làng thuộc các bộ phận khác nhau thì mức lương
cũng khac nhau. Lương cho giám đốc khác vơi nhân viên. Nhân viên ở các bộ phận lại
có mức lương khở điêm riêng, không theo trinh độ mà theo chức danh, mỗi năm lương
tăng thêm 5% mức lương cơ bản.
Ngoài mức lương chính, các công nhân viên và lao động đều được hưởng trợ
cấp nếu phải nuôi con từ 3 đến 18 tuổi. Nếu không ở luôn trong làng còn có thêm
khoản trợ cấp xăng xe và ăn trưa.
Bên canh đó nhân viên còn được hưởng các chế độ theo quy đinh của phap luât
hiện hành như chế độ về thời gian lao động, nghỉ ngơi, nghỉ lễ tết, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, các chuyến thăm quan dã ngoại cũng thể hiện sự quan tâm của ban
lãnh đạo làng, đáp ứng một phần nào đó nhu cầu tinh thần của đội ngũ lao động.
Nhìn chung, mức lương của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây là đáp ứng được
nhu cầu của cuộc sống, các chế độ khác dược quan tâm khá đầy đủ.
7. Những thuận lợi và khó khăn của làng trẻ em SOS Hà Nội
7.1 Thuận lợi
Làng trẻ em SOS Hà Nội trực thuộc tổ chức SOS quốc tế và dưới sự quan lý
trực tiếp của Văn phòng đại diện tại Viêt Nam và bộ lao động thương binh và xã hội

do đó luôn nhận được sự hướng dẫn chỉ đạo kịp thời và cần thiết đảm bảo việc chăm
sóc đối tượng về mọi măt.
Sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của các cấp chính quyền chính quyền địa
phương cũng là một điều kiện khá thuận lợi cho việc trợ giúp đối tượng . Việc thực
hiện các thủ tục pháp lý trong quá trình tiếp nhận và nuôi dưỡng đối tượng luôn nhận
được sự tạo điều kiện của các cấp chính quyền địa phương.
Ngoài khoản kinh phí chủ yếu từ tổ chức SOS quốc tế thì sự trợ giúp của các tổ
chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm cũng tạo những thuận lợi đáng kể trong việc bổ
sung nguồn kinh phí chăm sóc thêm dồi dào và đầy đủ.
Một thuận lợi không thể không kể đến đó là đội ngũ cán bộ, nhân viên và lao
động tại làng rất nhiệt tình trong công việc lại có trình độ tương đối cao. Bên cạnh một
ban lãnh đạo sáng suốt làm cho mọi công việc đươc giải quyết nhanh chóng và hiệu
quả.
Về phía đối tượng tại làng thì chủ yếu là các em đến từ các huyện ngoại thành
của thủ đô Hà Nội và một số tỉnh lân cận nên việc quản lý và thu thập hồ sơ về đối
tượng và các tông tin liên quan tương đối dễ dàng, việc phối hợp với gia đình và người
thân trong việc chăm sóc, quản lý và giáo dục đối tượng cũng thuận lợi hơn.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, giáo dục và nuôi dưỡng
đối tượng là tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu câu sinh hoạt hành ngày của đối tượng,
đảm bảo cho đối tượng có cuộc sống như trong một gia đình bình thường.
7.2 khó khăn
Với số lương đối tượng chủ yếu là trẻ em lại ở nhiều độ tuổi khác nhau, mức
sống cũng như điều kiện chăm sóc khác nhau nên công tác chăm sóc còn gặp nhiều
khó khăn và phức tạp. Mặt khác ngoài trẻ được chăm sóc ngay tại làng còn có các em
sống bán tự lập để học nghề hoặc học cao đẳng, đại học, nên việc quản lý cũng là
một khó khăn không nhỏ.
Sự tài trợ có giới hạn của Tổ chức SOS Quốc tế, trong sự suy thoái không
ngừng của kinh tế thế giới và mức lạm phát của kinh tế ở việt nam cũng gây ra khó
khăn không nhỏ cho việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của đối tượng.
Kết luận: Làng trẻ em SOS Hà nội mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Ban

giám đốc cùng với đội ngũ cán bộ, nhân viên đã và đang cố gắng để phát huy những
điều kiện thuận lợi thành nguồn lực và khắc phục thông tin tối đa những khó khăn để
thực hiện tốt chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và giáo dục đối tượng của mình.

×