Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÁO CÁO MÔN NHẬP MÔN ĐIỆN TOÁN SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG KHÔNG DÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.28 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH
BÀI BÁO CÁO
MÔN: NHẬP MÔN ĐIỆN TOÁN
ĐỀ TÀI:
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
MẠNG KHÔNG DÂY
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
SINH VIÊN:
Tp.HCM, ngày 00 tháng 12 năm 2011
Sự ra đời và phát triển của mạng không dây Đại học Bách Khoa
Tp.HCM
I. Lịch sử ra đời của mạng không dây
1. Mạng không dây là gì?


• Mạng không dây (Wireless Lan) là mạng sử dụng công nghệ cho phép hai hay nhiều thiết bị kết
nối với nhau bằng cách sử dụng một giao thức chuẩn mà không cần những kết nối bằng dây
mạng (Cable). Vì đây là mạng dựa trên chuẩn IEEE 802.11 (IEEE – Institute of Electrical and
Electronics Engineers: tổ chức khoa học nhằm mục đích hỗ trợ những hoạt động nghiên cứu
khoa học kĩ thuật, thúc đấy sự phát triển khoa học công nghệ trong các lĩnh vực điện tử, viễn
thông,công nghệ thông tin ) nên đôi khi nó còn được gọi là mạng 802.11 network Ethernet để
nhấn mạnh rằng mạng này dựa trên mạng Ethernet truyền thống. Bên cạnh đó còn tồn tại một tên
gọi khác rất quen thuộc khi nói về mạng không dây mà chúng ta thường sử dụng là: Wi-Fi
(Wireless Fidelity).

2. Lịch sử ra đờ i

• Công nghệ mạng không dây lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 1990 khi những nhà sản xuất
giới thiệu những sản phẩm hoạt động trong băng tần 900MHz. Những giải pháp này cung cấp tốc


độ truyền dữ là 1Mbps , nhưng những giải pháp này không được đồng bộ giữa các nhà sản xuất
khi đó.
• Năm 1992, xuất hiện những mạng không dây sử dụng băng tần 2.4GHz. Mặc dù đã có tốc độ
truyền dữ liệu cao hơn nhưng chúng vẫn là những giải pháp riêng của mỗi nhà sản xuất và không
được công bố rộng rãi. Sự cần thiết cho việc hoạt động thống nhất giữa các thiết bị ở những tần
số khác nhau dẫn đến một số tổ chức bắt đầu phát triền ra những chuẩn mạng không dây chung.
• Năm 1997, IEEE đã phê chuẩn sự ra đời của chuẩn 802.11 cho các mạng không dây. Chuẩn
802.11 hỗ trợ ba phương pháp truyền tín hiệu, trong đó có bao gồm phương pháp truyền tín hiệu
radio ở tần số 2.4GHz.
• Năm 1999, IEEE thông qua hai sự bổ sung cho chuẩn 802.11 là các chuẩn 802.11b và 802.11b.
Và các thiết bị mạng không dây dựa trên chuẩn 802.11b đã nhanh chóng trở thành công nghệ
2 Nhập môn điện toán Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính
Sự ra đời và phát triển của mạng không dây Đại học Bách Khoa
Tp.HCM
không dây vượt trội. Các thiệt bị phát trên tần số 2.4GHz, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu
11Mbps.
• Năm 2003, IEEE công bố thêm một sự cái tiến là chuẩn 802.11g có thể nhận thông tin trên cả
hay dãy tần 2.4GHz và 5GHz và nâng tốc độ truyền dự liệu nên đến 54Mbps. Đây là chuẩn được
sử dụng rộng rãi vào thời điểm hiện tại
• Ngoài ra IEEE còn thông qua chuẩn 802.11n nâng tốc độ truyền dữ liệu từ 100-600Mbps vào
tháng 9/2009 sau 7 năm nghiên cứu và phát triển.
3. Phân loại mạng không dâ y
Một cách truyền thống để phân loại các công nghệ mạng vô tuyến là dựa vào vùng phủ sóng
của một trạm phát sóng. Các bạn xem hình dưới đây:
Dựa vào hình trên ta có thể phân mạng vô tuyến thành các nhóm sau:
• WPAN : mạng vô tuyến cá nhân. Nhóm này bao gồm các công nghệ vô tuyến có vùng phủ nhỏ tầm
vài mét đến hàng chục mét tối đa. Các công nghệ này phục vụ mục đích nối kết các thiết bị ngoại vi
như máy in, bàn phím, chuột, đĩa cứng, khóa USB, đồng hồ, với điện thoại di động, máy tính. Các
công nghệ trong nhóm này bao gồm: Bluetooth, Wibree, ZigBee, UWB, Wireless USB, EnOcean,
Đa phần các công nghệ này được chuẩn hóa bởi IEEE, cụ thể là nhóm làm việc (Working Group)

802.15. Do vậy các chuẩn còn được biết đến với tên như IEEE 802.15.4 hay IEEE 802.15.3
• WLAN : mạng vô tuyến cục bộ. Nhóm này bao gồm các công nghệ có vùng phủ tầm vài trăm mét.
Nổi bật là công nghệ Wifi với nhiều chuẩn mở rộng khác nhau thuộc gia đình 802.11 a/b/g/h/i/
Công nghệ Wifi đã gặt hái được những thành công to lớn trong những năm qua. Bên cạnh WiFi thì
còn một cái tên ít nghe đến là HiperLAN và HiperLAN2, đối thủ cạnh tranh của Wifi được chuẩn
hóa bởi ETSI.
• WMAN : mạng vô tuyến đô thị. Đại diện tiêu biểu của nhóm này chính là WiMAX. Ngoài ra còn có
công nghệ băng rộng BWMA 802.20. Vùng phủ sóng của nó sẽ tầm vài km (tầm 4km đến 5km tối
đa).
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính Nhập môn điện toán 3
Hình : Phân loại mạng không dây
Sự ra đời và phát triển của mạng không dây Đại học Bách Khoa
Tp.HCM
• WAN : Mạng vô tuyến diện rộng: Nhóm này bao gồm các công nghệ mạng thông tin di động như
UMTS/GSM/CDMA2000 Vùng phủ của nó cũng tầm vài km đến tầm chục km.
• WRAN : Mạng vô tuyến khu vực. Nhóm này đại diện là công nghệ 802.22 đang được nghiên cứu và
phát triển bởi IEEE. Vùng phủ có nó sẽ lên tầm 40-100km. Mục đích là mang công nghệ truyền
thông đến các vùng xa xôi hẻo lánh, khó triển khai các công nghệ khác. Nó sẽ sử dụng băng tần mà
TV analog không dùng để đạt được vùng phủ rộng
4. Những nét đặc trưng tiêu biểu của mạng không dây:
• Tính di động: có thể truy cập dữ liệu khi đang di chuyển, nâng cao hiệu quả truy xuất dữ liệu.
• Tốc độ triển khai nhanh và dễ dàng: không gặp phải những vấn đề về lắp đặt cáp mạng.
• Tính mềm dẻo: có thể thiết lập những nhóm mạng nhỏ một cách nhanh chóng, việc mở rộng mạng
là dễ dàng vì môi trường mạng sẵn có ở mọi nơi; đây là nét hấp dẫn của nhất của mạng không dây
đối với những khách hàng như các nhà quản lý khách sạn, sân bay, ga tàu lửa, thư viện hay quán
café,…
• Chi phí: có thể giảm khi sử dụng kĩ thuật không dây, thiết bị 802.11 có thể dùng để tạo cầu nối
không dây giữa hai tòa nhà; để thiết lập một cầu nối không dây cần những chi phí ban đầu như thiết
bị ngoài trời, các điểm truy cập và những giao tiếp không dây. Ngoài chi phí thiết yếu ban đầu, mạng
theo tiêu chuẩn 802.11 chỉ có chi phí hoạt động định kỳ hàng tháng là không đáng kể. Hơn nữa các

liên kết không dây điểm-điểm rẻ hơn so với việc thuê đường truyền của các công ty điện thoại.
Mãi cho đến khi hoàn thành chuẩn 802.11 vào năm 1997, tốc độ của 802.11 nhanh
chóng tăng từ 2Mbps lên 11Mbp rồi 54Mbps. Các giao tiếp mạng và anten không dây
được chuẩn hóa càng tạo điều kiện xây dựng mạng không dây dễ dàng hơn. Rất nhiều
nhà cung cấp dịch vụ chuyển sang hướng này
4 Nhập môn điện toán Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính
Sự ra đời và phát triển của mạng không dây Đại học Bách Khoa
Tp.HCM
II. Sự phát triển của mạng không dây
1. Các thành phần cơ bản của mạng không dây:
• Mạng không dây bao gồm 4 thành phần chính sau:
 Stations (các máy trạm): các mạng được xây dựng để truyền dữ liệu giữa các trạm,
station là các thiết bị tính toán có giao tiếp mạng không dây, điển hình như các máy
tính để bàn hay máy tính xách tay sử dụng pin. Trong một số môi trường, mạng
không dây được sử dụng nhằm tránh phải kéo cáp mới và các máy để bàn được kết
nối với mạng LAN không dây. Những khu vực lớn hơn cũng có lợi khi sử dụng mạng
không dây như xưởng sản xuất sử dụng mạng cục bộ không dây để kết nối các bộ
phận. 802.11 nhanh chóng trở thành chuẩn thực tế để liên kết những người sử dụng
thiết bị điện tử với nhau.
 Access points (các điểm truy cập): các khung dữ liệu trên mạng 802.11 phải được
chuyển thành dạng khung dữ liệu khác để phân phối trong các mạng khác. Thiết bị
được gọi là điểm truy cập thể hiện các chức năng chuyển đổi từ không dây sang có
dây (điểm truy cập bao gồm nhiều chức năng khác nhau, nhưng thực hiện chuyển đổi
là chức năng quan trọng nhất). Các chức năng điểm truy cập được đặt tại những thiết
bị độc lập.Tuy nhiên, nhiều sản phẩm mới hơn tích hợp các giao thức 802.11 vào hai
loại access point cấp thấp (thin access point) và bộ điều khiển access point (access
point Controller).
 Wireless medium (môi trường không dây): để chuyển các khung dữ liệu từ trạm
này sang trạm khác trong môi trường không dây, người ta xây dựng nhiều chuẩn vật
lý khác nhau. Nhiều lớp vật lý được phát triển để hỗ trợ 802.11 MAC, lớp vật lý vô

tuyến (radio frequency) và lớp vật lý hồng ngoại được chuẩn hóa.
 Distribution system (hệ thống phân tán): Khi các điểm truy cập được kết nối với
nhau trong một khu vực, chúng phải liên lạc với nhau để kiểm soát quá trình di
chuyển của các thiết bị di động. Hệ thống phân tán là một thành phần logic của
802.11 được dùng để chuyển các khung dữ liệu đến đích. 802.11 không yêu cầu bất
cứ kỹ thuật riêng biệt nào cho hệ thống phân tán. Đối với hầu hết các sản phẩm
thương mại, hệ thống phân tán bao gồm các phần tử chuyển đổi và môi trường hoạt
động phân tán, chính là mạng đường trục được dùng để chuyển tiếp khung dữ liệu
giữa các điểm truy cập. Trong các sản phẩm thương mại chiếm lĩnh thị trường thì
Ethernet được sử dụng làm mạng đường trục chính.
2. Các dạng mạng không dây:
a. IBSS (Independent Basic Service Set): Tập dịch vụ cơ sở độc lập
Một IBSS là một nhóm các trạm 802.11 liên lạc trực tiếp (thấy nhau theo nghĩa quang
học) với nhau và như vậy chỉ liên lạc được trong khoảng thấy nhau. IBSS còn được đề cập
đến như là một mạng ad-hoc bởi vì về cơ bản thì nó là một mạng không dây peer-to-
peer (ngang hàng). Mạng không dây nhỏ nhất có thể là một IBSS với hai trạm.
Đặc biệt, IBSS được xem là một số ít các trạm được thiết lập cho những mục đích cụ thể và
tồn tại trong thời gian ngắn. Một ứng dụng thường gặp là xây dựng mạng có thời gian sống
ngắn để phục vụ cho hội nghị.
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính Nhập môn điện toán 5
Sự ra đời và phát triển của mạng không dây Đại học Bách Khoa
Tp.HCM
b. BSS (Basic Service Set):
Tập dịch vụ cơ sở BSS là một nhóm các trạm thu phát truyền thông với nhau hay còn gọi
là một Infrastructure BSS. Infrastructure BSS có điểm khác biệt với IBSS là sử dụng một
Access Point (access point). Access point là điểm trung tâm trong quá trình truyền
thông giữa các trạm trong Infrastructure BSS, các trạm client (khách) không liên lạc
trực tiếp với nhau mà chúng liên lạc với nhau qua access point và access point chuyển
tiếp (forward) các khung dữ liệu đến trạm đích. Khi đó khu vực dịch vụ cơ bản (basic
service area) tương ứng với một Infrastructure BSS được định nghĩa là những điểm mà tại đó

có thể nhận được tín hiệu vô tuyến từ access point. Access point có thể được trang bị một
cổng uplink (hướng lên) để kết nối BSS đến một mạng có dây (ví dụ như Ethernet uplink).
Mặc dù truyền nhiều chặng, yêu cầu nhiều đường truyền hơn truyền trực tiếp song nó có hai
thuận lợi chính:
- Một Infrastructure BSS được định nghĩa bằng khoảng cách từ access point, tất cảc các
trạm di động được yêu cầu nằm trong khoảng đến được của access point nhưng không hạn
chế vị trí nào trong khoảng từ access point đến chính trạm đó. Truyền trực tiếp giữa các
trạm di động sẽ tiết kiệm được đường truyền nhưng tăng chi phí do tăng sự phức tạp của
lớp vật lý vì các trạm di động sẽ cần phải duy trì kết nối với tất cả các trạm khác trong khu
vực dịch vụ.
- Access point trong mạng Infrastructure BSS nằm ở vị trí hỗ trợ các trạm tiết kiệm nguồn
điện cao nhất. access point có thể kiểm soát một trạm vào chế độ tiết kiệm nguồn và đệm
các khung dữ liệu. Các trạm hoạt động dựa trên pin (battery-operated station) có thể bật tắt
bộ thu phát không dây chỉ để truyền và truy lục các khung dữ liệu được đệm từ access
point.
c. ESS (Extended Service Set): Tập dịch vụ mở rộng
BSS có thể sử dụng trong văn phòng nhỏ hoặc gia đình nhưng không thể sử dụng trong
khu vực lớn. 802.11 cho phép xây dựng mạng không dây kích thước lớn bằng cách liên kết
các BSS vào một ESS. Các BSS kết nối với nhau vào một mạng đường trục tạo thành một
ESS. Tất cả các access point trong ESS được gán cùng giá trị nhận dạng dịch vụ (SSID:
Same Service Identifier – định danh tập dịch vụ).802.11 không đặc tả một kỹ thuật đường
trục đặc biệt, nó chỉ yêu cầu mạng đường trục cung cấp một tập các dịch vụ cụ thể.
Các trạm trong cùng ESS có thể liên lạc với nhau thậm chí các trạm này có thể ở những
khu vực dịch vụ khác nhau và thậm chí có thể di chuyển giữa các khu vực này với nhau. Để
các trạm trong ESS liên lạc với nhau, môi trường không dây phải hoạt động như một kết nối
lớp 2 riêng lẻ. access point hoạt động như các Bridge vì vậy truyền thông trực tiếp giữa các
trạm trong một ESS yêu cầu mạng đường trục giống như là kết nối lớp 2. Các access point
thế hệ thứ nhất (First_Generation) yêu cầu các kết nối lớp 2 trực tiếp thông qua các Hub hay
các mạng cục bộ ảo, các thiết bị mới thể hiện rất nhiều kỹ thuật đường hầm để mô phỏng môi
trường lớp 2.

3. Các hoạt động cơ bản của mạng không dây:
802.11 được thiết kế là các giao thức từ lớp liên kết đến lớp cao hơn, việc quản trị mạng cũng
tương tự như quản trị Ethernet.
6 Nhập môn điện toán Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính
Sự ra đời và phát triển của mạng không dây Đại học Bách Khoa
Tp.HCM
Những thành phần chính hiện diện trong Ethernet cũng hiện diện trong 802.11: các trạm
được xác định bởi 48 bit địa chỉ MAC IEEE 802 , tương tự các khung dữ liệu được truyền dựa
trên địa chỉ MAC. Sự thu phát các khung dữ liệu là không đáng tin cậy dù 802.11 kết hợp chặt
chẽ với những kỹ thuật tin cậy khác để khắc phục những nhược điểm thừa kế từ kênh vô tuyến
mà nó sử dụng. Cũng tương tự như với Ethernet nhưng thực hiện quản trị mạng 802.11 ở mức độ
sâu hơn, 802.11 cung cấp tính di động ở lớp MAC.
Các dịch vụ được phân thành 2 loại dịch vụ chính:
 Các dịch vụ tại trạm (Station Services): các dịch vụ tại trạm là một phần của mỗi trạm
802.11 và phải được kết hợp với các thiết bị đòi hỏi chuẩn 802.11. Các dịch vụ tại trạm được
cung cấp bởi cả các trạm di động và các giao tiếp không dây trên các access point. Các trạm
cung cấp các dịch vụ truyền khung dữ liệu cho phép truyền thông điệp và chúng có thể cần
sử dụng các dịch vụ chứng thực để tạo các kết hợp/kết nối (association). Các trạm cũng tận
dụng các chức năng bảo mật để bảo vệ các thông điệp khi chúng di chuyển qua các liên kết
không dây không an toàn.
 Các dịch vụ hệ thống phân tán (Distribution System Services): các dịch vụ hệ thống phân
tán kết nối các access point vào hệ thống phân tán. Vai trò chính của các access point là mở
rộng các dịch vụ trong mạng có dây ra mạng không dây bằng cách cung cấp các dịch vụ phân
tán và tích hợp cho mạng không dây. Quản lý việc kết hợp các trạm di động là một vai trò
chính khác của hệ thống phân tán. Để duy trì thông tin dữ liệu kết hợp và vị trí các trạm, hệ
thống phân tán sử dụng các dịch vụ kết hợp, tái kết hợp và phân ly.
4. Các chuẩn của mạng không dây
- Chuẩn 802.11b (Chuẩn B): các thiết bị thuộc chuẩn này hoạt động ở tần số 2.4GHz và có
thể truyền dữ liệu với tốc độ tối đa 11Mbps trong phạm vi 100 feet đến 150 feet (từ 35 mét
đến 45 mét).

- Chuẩn 802.11a (Chuẩn A): các thiệt bị thuộc chuẩn này hoạt động ở tần số 5GHz và có
thể truyền dữ liệu với tốc độ tối đa 54Mbps nhưng chỉ trong phạm vi 75 feet (khoảng 25 mét)
- Chuẩn 802.11g (Chuẩn G): Các thiết bị này hoạt động ở cùng tần số như các thiết bị
chuẩn B, tuy nhiên chúng hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu nhang gấp 5 lần so với chuẩn B với
cùng phạm vi phủ song. Các thiết bị chuẩn B và Chuẩn G hoàn toàn tương thích với nhau,
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính Nhập môn điện toán 7
Sự ra đời và phát triển của mạng không dây Đại học Bách Khoa
Tp.HCM
tuy nhiên cần lưu ý khi bạn trộn lẫn các thiết bị chuẩn B và chuẩn G với nhau thì các thiết bị
sẽ hoạt động theo chuẩn nào có tốc độ thấp hơn.
5. Về tốc độ mạng
Tốc độ mạng liên quan đến việc các máy tính nối mạng có thể giao tiếp và trao đổi thông tin
với nhau bao nhanh.
Các tốc độ của chuẩn không dây như 11Mbps hay 54 Mbps không liên quan đến tốc độ kết nối
hay tốc độ download, vì những tốc độ này được quyết định bởi Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Với một hệ thống mạng không dây, dữ liệu được gửi qua sóng Radio nên tốc độ có thể bị ảnh
hưởng bởi các tác nhân gây nhiễu hoặc các vật thể lớn. Thiết bị định tuyến không dây sẽ tự động
cảm nhận cường độ tín hiệu, nếu thấy tín hiệu yếu thì nó sẽ tự động điều chỉnh xuống các mức
tốc độ truyền thấp hơn (Ví dụ từ 11Mbps sẽ giảm còn 5.5Mbps và 2Mbps hoặc thậm chí là
1Mbps). Dưới đây là một số điều mà người dùng cần lưu ý khi triển khai một mạng không dây để
có thể thu được hiệu quả cao nhất:
• Nên đặt thiết bị Router không dây ở vị trí trung tâm của hệ thống mạng.
• Lắp đặt sao cho các Antenna của Adapter không dây lắp cho máy tính Desktop hoặc
Laptop hướng về phía Router không dây.
• Tránh đặt Antenna ở gần tường, trừ khi đó là chủ định của bạn, ngoài ra nếu bạn muốn
duy trì kết nối ngay cả khi ở bên ngoài căn nhà thì nên lắp thiết bị Router không dây ở
gần cửa sổ.
• Trang bị thêm các thiết bị Antenna thu phát độc lập để mở rộng phạm vi phủ sóng.
6. Công nghệ Speedbooster và SRX
Trong phạm vi của chuẩn G (802.11g), Linksys đã phát triển thêm một số dòng sản phẩm mạng lại

cho người dung sự cải thiện về tốc độ và khoảng cách. Tất cả các dòng sản phẩm này đều hoạt động
tương thích với các thiết bị chuẩn B và chuẩn G.
8 Nhập môn điện toán Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính
Sự ra đời và phát triển của mạng không dây Đại học Bách Khoa
Tp.HCM
• Speedbooster: Tốc độ trao đổi dữ liệu tăng thêm 35% so với chuẩn G khi sử dụng với các
thiết bị Speedbooster khác. Bạn sẽ thấy được sự khác biệt về tốc độ khi sử dụng chung với
các thiết bị chuẩn G khác.
• SRX: Nhanh hơn gấp 8 lần và phạm vi phủ sóng rộng hơn gấp 3 lần sơ với các thiết bị
chuẩn G khi được sử dụng với các thiết bị SRX khác. SRX là viết tắt của các từ Speed
(tốc độ) – Range (khoảng cách) – Expansion (mở rộng), bên cạnh đó SRX sử dụng công
nghệ MINO theo đó thông qua một số lượng lớn các Antenna thu phát trên trạm chính và
các Adapter thu phát để cải thiện tốc độ và khoảng cách thu phát.
• SRX200: Nhanh hơn gấp 6 lần và phạm vi phủ sóng rộng hơn gấp 2 lần so với chuẩn G.
Các thiết bị của SRX200 hoàn toàn tương thích với các thiết bị chuẩn B, chuẩn G và SRX
khác.
• Chuẩn A+G (802.11a+g): Các thiết bị thuộc chuẩn này hoạt động đồng thời trên cả hai
tần số 2.4GHz và 5GHz.
7. Những điểm khác biệt của mạng không dây so với mạng có dây:
 Không có ranh giới vật lý: Các mạng không dây có môi trường mạng mở. Theo định
nghĩa, môi trường mạng trong mạng không dây không phải là một đường dẫn được định
nghĩa chứa đường cáp vật lý mà là một liên kết vô tuyến với quá trình mã hóa và giải mã
riêng biệt. Bất cứ người nào cũng có thể gửi hoặc nhận được tín hiệu nếu người đó sử
dụng kỹ thuật vô tuyến. Hơn nữa, sóng vô tuyến có khuynh hướng vượt ra khỏi vùng phủ
sóng của nó. Không có ranh giới vật lý của môi trường mạng và dải tần nào có thể mở
rộng vượt quá mức cho phép của anten ở hướng đó. Khi xây dựng một mạng không dây
cần phải lưu ý vấn đề bảo đảm an toàn cho các kết nối nhằm ngăn chặn việc sử dụng trái
phép, chèn lưu lượng (traffic injection) và phân tích lưu lượng.
 Môi trường vật lý động: Mạng có dây được thiết kế và lắp đặt theo những đặc tả cố định
và mạng sẽ hoạt động theo như mong đợi. Ngược lại môi trường vật lý của mạng không

dây là không cố định. Sóng vô tuyến bao trùm lên tất cả các đối tượng, có thể đi xuyên
tường và có thể xảy ra những hoạt động không đoán trước được. Sóng vô tuyến có thể
gặp phải những vấn đề như bị đứt liên kết, nhiễu sóng,…Với môi trường mạng không
đáng tin cậy mạng không dây phải lưu ý đến vấn đề xác thực những khung dữ liệu nhận
được để xác định những khung dữ liệu bị thất lạc.
 Bảo mật: Rất nhiều mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, điều này làm cho môi
trường mạng vốn là môi trường mở trở thành bị chặn. Vấn đề bảo đảm đường truyền vô
tuyến giữa các mạng là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với những nhà thiết kế giao thức
cho mạng không dây. 802.11 không được xây dựng nhiều giao thức bảo mật, để thích ứng
với môi trường truyền dẫn động và tính di động thì các giao thức được sử dụng phải có
các đặc tính như xác nhận truyền dữ liệu, kiểm soát nguồn,…Mạng không dây cần có cơ
chế xác thực mạnh nhằm ngăn chặn tình trạng sử dụng trái phép, các kết nối được xác
thực phải được mã hóa chặt chẽ nhằm ngăn ngừa tình trạng bị chặn và xâm lấn bởi các
thành phần không được cấp phép
8. Ưu, nhược điểm của mạng không dây
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính Nhập môn điện toán 9
Sự ra đời và phát triển của mạng không dây Đại học Bách Khoa
Tp.HCM
a. Ưu điểm
 Mạng Wireless cung cấp tất cả các tính năng của công nghệ mạng LAN như là Ethernet
và Token Ring mà không bị giới hạn về kết nối vật lý (giới hạn về cable). Sự thuận lợi
đầu tiên của mạng Wireless đó là tính linh động. Mạng WLAN tạo ra sự thoải mái trong
việc truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị có hỗ trợ mà không có sự ràng buột về khoảng
cách và không gian như mạng có dây thông thường. Người dùng mạng Wireless có thể
kết nối vào mạng trong khi di chuyển bất cứ nơi nào trong phạm vi phủ sóng của thiết
bị tập trung (Access Point).
 Mạng WLAN sử dụng sóng hồng ngoại (Infrared Light) và sóng Radio (Radio
Frequency) để truyền nhận dữ liệu thay vì dùng Twist-Pair và Fiber Optic Cable. Thông
thường thì sóng Radio được dung phổ biến hơn vì nó truyền xa hơn, lâu hơn, rộng hơn,
băng thông cao hơn.

 Công nghệ Wireless bao gồm các thiết bị và hệ thống phức tạp như hệ thống WLAN,
điện thoại di động (Mobile Phone) cho đến các thiết bị đơn giản như tay nghe không
dây, microphone không dây và nhiều thiết bị khác có khả năng truyền nhận và lưu trữ
thông tin từ mạng. Ngoài ra cũng bao gồm cả những thiết bị hỗ trợ hồng ngoại như
Remote, điện thoại … truyền dữ liệu trực diện giữa 2 thiết bị.
 Tính dễ dàng kết nối và thuận tiện trong sử dụng đã làm cho mạng Wireless nhanh
chóng ngày càng phổ biến trong cuộc sống chúng ta, hổ trợ tích cực trong công việc của
chúng ta.
b. Nhược điểm
 Bên cạnh những thuận lợi của mạng Wireless như là tính linh động, tiện lợi, thoải mái…thì
mạng Wireless vẫn không thể thay thế được mạng có dây truyền thống. Thuận lợi chính của
sự linh động đó là người dùng có thể di chuyển. Các Server và máy chủ cơ sở dữ liệu phải
truy xuất dữ liệu, về vị trí vật lý thì không phù hợp (vì máy chủ không di chuyển thường
xuyên được).
 Tốc độ mạng Wireless bị phụ thuộc vào băng thông. Tốc độ của mạng Wireless thấp hơn
mạng cố định, vì mạng Wireless chuẩn phải xác nhận cẩn thận những frame đã nhận để
tránh tình trạng mất dữ liệu.
 Bảo mật trên mạng Wireless là mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Mạng Wireless luôn là
mối bận tâm vì sự giao tiếp trong mạng đều cho bất kỳ ai trong phạm vi cho phép với thiết
bị phù hợp. Trong mạng cố định truyền thống thì tín hiệu truyền trong dây dẫn nên có thể
được bảo mật an toàn hơn. Còn trên mạng Wireless thì việc “đánh hơi” rất dễ dàng bởi vì
mạng Wireless sử dụng sóng Radio thì có thể bị bắt và xử lí được bởi bất kỳ thiết bị nhận
nào nằm trong phạm vi cho phép, ngoài ra mạng Wireless thì có ranh giới không rõ ràng
cho nên rất khó quản lý.
10 Nhập môn điện toán Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính

×