Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.22 KB, 17 trang )

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ
CẠNH TRANH
A. CẠNH TRANH:
I. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH :
1. CẠNH TRANH:
Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có
chung một môi trường sống đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm. Trong
hoạt động kinh tế, đó là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu
dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng
hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản
xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản
xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp.
2. XÁC ĐỊNH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng các đối thủ cạnh tranh của mình, bao
gồm đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Căn cứ vào mức độ thay thế sản phẩm, có thể phân biệt bốn loại đối thủ cạnh
tranh:
 Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu: một doanh nghiệp xem đổi thủ cạnh
tranh là các doanh nghiệp khác đưa ra một sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng khách
hàng ở mức giá tương tự.
 Đối thủ cạnh tranh cùng ngành: một doanh nghiệp có thể xem đối thủ
cạnh tranh của họ là các doanh nghiệp sản xuất cùng một sản phẩm hay các loại sản phẩm
trong cùng một ngành.
 Đối thủ cạnh tranh về công dụng: một doanh nghiệp có thể xem đối thủ
cạnh tranh của mình một cách rộng hơn nữa như tất cả các doanh nghiệp cung ứng cùng
một dịch vụ.
 Đối thủ cạnh tranh chung: một doanh nghiệp có thể xem các đối thủ cạnh
tranh còn rộng hơn nữa khi các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm tiền của cùng một
khách hành.
3. LOẠI CẠNH TRANH:
Có 5 loại cạnh tranh:


 Độc quyền thuần túy: khi được coi là độc quyền thuần túy khi sản phẩm
của doanh nghiệp đó chỉ có một trên thị trường hoặc được sự bảo hộ tại thị trường mà nó
đang tồn tại.
 Ít cạnh tranh thuần túy: một vài đối tượng sản xuất cùng sản phẩm mà
các sản phẩm đó không có sự khác biệt nhiều và chúng rất nhạy cảm về giá
 Ít cạnh tranh khác biệt: một số ít doanh nghiệp sản xuất cùng ngành sản
phẩm mà có sự khác biệt về sản phẩm mà bên doanh nghiệp này có mà bên doanh nghiệp
kia lại không.
 Cạnh tranh độc quyền: được xác định khi doanh nghiệp đó độc quyền về
phân phối nhưng vẫn có đối thủ cạnh tranh
 Cạnh tranh thuần túy
4. QUAN ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CỦA CẠNH TRANH
Quan điểm thị trương cạnh tranh mở tầm nhìn công ty đến một loạt các đối thủ
hiển nhiên, rộng lớn và kích thích việc hoạch định kế hoạch thị trường chiến lược lâu dài
hơn, thay vì quan sát các công ty sản xuất cùng một sản phẩm ,chúng ta có thể nhìn vào các
công ty thỏa mãn cùng một nhu cầu khách hàng hay phục vụ cùng một nhóm khách hàng.
5. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA ĐỐI THỦ
Các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh bao gồm:
 Những mục tiêu tài chánh
 Thái độ đối với sự mạo hiểm
 Những giá trị hay niềm tin kinh tế hay phi kinh tế
 Cơ cấu tổ chức,thành phần ban quản trị
II. ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA ĐỐI THỦ
Phải thu thập những dữ liệu quan trọng về tình hình kinh doanh của họ:thị phần,lợi
nhuận,tái đầu tư,đầu tư mới…
Điểm mạnh và điểm yếu được xếp theo những thang bậc khác nhau để dễ dàng đưa
ra các chiến lược cạnh tranh khác nhau.
Các vấn đề cân đánh giá: Sức mạnh tài chính, khách hàng,chất lượng,chủng loại
sản phẩm,hỗ trợ kỹ thuật ,đội ngũ bán hàng.
Để đánh giá được sức mạnh của đối thủ cần thiết lập hệ thống tình báo.

Các kiểu phản ứng của đối thủ:
 Đối thủ bỏ qua :một số đối thủ không phản ứng nhanh hay mạnh mẽ đối
với hoạt động của địch thủ.
 Đối thủ chọn lọc: đối thủ chỉ phản ứng với một vài cú tấn công và không để
ý đến các dạng khác.
 Đối thủ như hổ: Đối thủ phản ứng nhanh,mạnh với bất kỳ tiến công nào
trên phần đất của họ.
 Đối thủ ngẫu nhiên: một số đối thủ không cho thấy kiểu phản ứng nào đoán
được :có thể hoặc không trả đũa ,không có cách nào để tiên liệu họ sẽ làm gì.
III.CHỌN LỰA ĐỐI THỦ ĐỂ TẤN CÔNG
 Đối thủ yếu chống mạnh: đây được xem là cách thức lựa chọn đối với các
doanh nghiệp đối với đối thủ mạnh hơn mình, với cách nhận tấn công yếu chống xa này
doanh nghiệp yếu thường dùng những chiến lược như:
• Tấn công trực tiếp: doanh nghiệp tấn công bằng cách tập trung điểm
mạnh của mình để chống lại các điểm mạnh của đối thủ. Thông thường người thách thức
sẽ tấn công trực diện đối thủ bằng các ưa thế về sản phẩm, giá cả hay quảng cáo…Nhưng
đây là một cách mang yếu tốt mạo hiểm và tốn kém đối với những doanh nghiệp chưa thật
sự mạnh.
• Tấn công bên sườn: hay được hiểu là tìm chỗ hở của đối thủ làm phân
tán nguồn lực của đối thủ.
• Tấn công bao vây: bao hàm việc tung ra một cuộc tấn công trên nhiều
tiền tuyến, do đó đối thủ phải bảo vệ phía trước, bên cạnh và đằng sau ngay lập tức, đây là
chiến lược mang yếu tố nguồn lực và thị trường mạnh.
• Tấn công đường vòng: đây là một chiến lược cạnh tranh gián tiếp, tránh
đương đầu trực tiếp với đôi thủ. Chiến lược này thường được triển khai theo ba hướng:
 Đa dạng hóa sản phẩm không liên quan đến những sản phẩm hiện
có.
 Đa dạng hóa sang thị trường mới.
 Nhảy vào những lịch vực công nghệ mới để tạo ưa thế mới và loại
bỏ những sản phẩm hiện có.

• Tấn công du kích: hay còn gọi là quấy rối thường thì chiến lược này áp
dụng cho doanh nghiệp nhỏ và yếu về tài chính.
 Đối thủ gần chống xa:hầu hết các công ty cạnh tranh với đối thủ giống họ
nhất, hoặc những doanh nghiệp sẽ chọn những đối thủ ở gần mình mà tấn công trước rồi
mà tới những đối thủ ở xa hơn. Và các doanh nghiệp khi lựa chọn đối thủ kiểu này cũng
có thể dùng những chiến lược như trên đối với các đối thủ của mình.
 Đối thủ tốt với xấu: đây là cách chọn lựa đối thủ theo kiểm triệt tiêu, vì trên
thị trường ngoài những đối thủ tốt hay còn gọi là “công bằng” thì còn có những đối thủ xấu
là những doanh nghiệp sản xuất hàng kém chất lượng hàng nhái.
Các doanh nghiệp “xấu” này thường chiếm một thị phần rất lớn trên thị
trường, họ thường gây ra những tổn thất lớn về sản phẩm uy tín, thị phần cho các doanh
nghiệp “tốt” vì thế việc loại bỏ các doanh nghiệp “xấu” thường là điều mà các doanh
nghiệp “tốt” muốn làm và họ thường có những chiến lược như:
• Bảo vệ thị phần.
• Bảo vệ nhãn hiệu và thương hiệu.
• Tăng chất lượng sản phẩm.
• Đánh trực tiếp vào đối thủ.
B. THẾ NÀO LÀ MP3 ?
I. KHÁI NIỆM MP3 :
Định nghĩa: MP3 là viết tắt của Movie Picture Experts Group-Layer 3, định dạng
nén âm thanh tạo ra file âm thanh gần với chất lượng của CD nhưng kích thước lại nhỏ hơn
từ 10-20 lần so với file nhạc trên đĩa CD chuẩn. MP3 tạo khả năng chuyển những file âm
thanh chất lượng cao qua modem kết nối theo đường điện thoại và có thể chứa đến 150 bài
nhạc trên một đĩa CD.
II. VAI TRÒ VÀ CÔNG DỤNG:
Theo các nhà phân tích và chuyên gia âm thanh, MP3 đang nhanh chóng trở thành
chuẩn cho việc lưu trữ, mua bán, thậm chí cả đánh cắp âm nhạc trên Internet. Mỗi phút âm
nhạc trên đĩa CD cần khoảng 10MB đĩa để lưu trữ và cần khoảng 1 giờ để tải xuống bằng
modem 28,8 Kbit/giây. Điều này có nghĩa là mất khoảng 2 ngày để tải xuống toàn bộ đĩa
CD, vì thế hầu hết mọi người chấp nhận cách làm đơn giản hơn là mua đĩa.

Với MP3, đĩa nhạc CD 600MB có thể giảm xuống còn 50MB hay ít hơn. Nó được tải
xuống một cách liên tục để bạn có thể bắt đầu nghe trong khi phần còn lại của file vẫn tiếp
tục tải xuống ở chế độ nền. Điều quan trọng là những file nhạc MP3 vẫn giữ được chất
lượng âm thanh ở mức mà
những phương pháp nén trước đó không đạt tới. Kết hợp những tính năng này cho phép
việc truy cập âm nhạc và phân phối các bản nhạc trên Web trở thành hiện thực.
Để hiểu cách thức làm việc của MP3, bạn nên nhớ rằng âm thanh truyền đi theo
những sóng thay đổi liên tục. Để lưu âm thanh trên PC hay đĩa CD, máy tính phải ghi lại
những “hình ảnh tức thời” của những sóng này trong những khoảng thời gian rất ngắn, kỹ
thuật này có tên là lấy mẫu. Khi nghe lại, những mẫu này sẽ tạo ra âm thanh ban đầu; càng
lấy nhiều mẫu thì âm thanh càng trung thực. Cần khoảng 2.500 mẫu/giây để đạt chất lượng
âm thanh của điện thoại, với âm nhạc chất lượng CD bạn cần 44.100 mẫu/giây. Bản
“Hound Dog” do Elvis Presley thể hiện trong 137 giây chiếm 21,4MB đĩa cứng; ở dạng
MP3 chỉ cần 2,1MB.
CHƯƠNG 2: MP3 SAMSUNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH MÁY
NGHE NHẠC MP3 SAMSUNG
A. MÁY NGHE NHẠC MP3 CỦA SAMSUNG:
I. THỊ TRƯỜNG MÁY MP3:
Chiếc máy nghe nhạc MP3 đầu tiên này có tên đầy đủ là MPMan F10, được
công ty Saehan - chuyên về lĩnh vực hệ thống
thông tin của Hàn Quốc giới thiệu tháng 3 năm
1998.
F10 có bộ nhớ Flash lưu trữ được 32 MB, cho phép nghe nhạc với tốc độ là
128Kb/s, có kích thước 91 x 70 x 165,5mmm, kết nối với máy vi tính qua cổng song
song (parallel port - dòng máy tính cũ) để có thể tải những bài hát vào, với màn hình
LCD nhỏ có khả năng hiển thị thời gian chơi nhạc và tên bản nhạc.
Có một thời gian việc nghiên cứu, chế tạo và lạp trình được diễn ra ở Đức, và
sau đó thì chuyển về Hàn Quốc để sản xuất. F10 được bán ra rộng rãi tại Mỹ và Châu
Âu trong mùa hè.
Tại Mỹ F10 được Eiger Labs phân phối và bán với mức giá là 250 USD, và

mức giá này chỉ còn 200 USD đối với dòng Diamond Multimedio Rio PMP300 là thế
hệ "đàn em" ra đời sau một năm so với F10.
PMP300 hơn đàn anh mình một chút ở kiểu dáng và khả năng mở rộng bộ
nhớ lưu trữ nhờ vào thẻ cắm ngoài.
Phiên bản thứ ba đó là MPMan F20 với bộ nhớ trong 64MB và tích hợp thêm
khe cắm thẻ nhớ ngoài.
Từ tháng 3 năm 2003 chính là lúc cuộc cuộc mạng máy nghe nhạc bùng nổ khi
Apple giới thiệu iPop, có thể nói iPop là một kịệt tác thành công của Apple trong làng
giải trí số nhưng chúng ta cũng không thể nào quên có một thời - cũng không xa lắm
(1998)
chiếc máy nghe nhạc MP3 đầu tiên đã ra đời, không thể nào đẹp như bây giờ,
bộ nhớ cũng không nhiều, tính năng thì thua xa, tuy vậy MPMan chính là cột mốc bắt
đầu để từ đó có sự ra đời của các thế hệ sau này như iPop, Sony, Samsung…
cho đến ngày nay máy nghe nhạc mp3 đã trở nên muôn màu muôn vẻ, các nhà
sản xuất như iPod, Samsung, Creative, Sony…đã tung ra hàng trăm mẫu mp3 với đa
dạng mức giá khác nhau.
Trên thị trường máy nghe nhạc hiện nay muốn tìm được một sản phẩm vừa
theo nhu cầu riêng của mỗi người là rất đơn giản, các đại gia lớn trong lĩnh vực này
liên tục đưa ra các sả phẩm cạnh tranh với nhau. Ngoài ra hàng nhái kém chất lượng
trong lĩnh vực này cũng nhiều không kém vì nhu cầu dùng nhạc của người tiêu dùng

×