Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quan điểm của Bác về thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.71 KB, 12 trang )

Tiểu luận tưởng Hồ Chí Minh Nhóm 7
I. Quan điểm của Bác về thanh niên :
1. Thanh niên là ai:
Hiện nay trên thế giới khi nói đến thanh niên thì người ta hiểu đây là lực lượng trẻ, sôi
nổi, năng động và đầy nhiệt huyết.
Vậy ở nước ta thì mọi người hiểu thanh niên như thế nào?
Thực tế cho thấy thì ngoài những điều trên người ta còn biết đến thanh niên như là:
- Những người thích sự công bằng nhưng chính bản thân họ lại chính là những người
không bao giờ công bằng. Họ bao giờ cũng bắt người khác phải công bằng với mình
nhưng khi chính họ mắc phải sai lầm thì họ luôn có những cách để biện hộ cho hành
vi của mình hay cho bạn bè họ
- Là những người nhiệt tình, nhiệt tình đến mức họ không có thời gian để nghĩ những
việc mình làm là đúng hay không? Và khi kết quả không như mong muốn thì họ mới
chịu suy nghĩ về hành vi của mình. Người ta gọi đây là căn bệnh nông nổi của thanh
niên.
- Là lực lượng làm việc một cách vô tổ chức thích thì làm không thích thì thôi.
- Không có một định hướng cụ thể cho tương tai.
- Những con người ích kỷ
Đây là những nhận định chung với đối tượng 18-25 tuổi.
Vậy thanh niên là những ai?
Thực tế để định nghĩa thanh niên không phải đơn giản, vì hiện nay vẫn chưa có một
chuẩn mực nào về thanh niên. Mà mỗi quốc gia có những khái niệm riêng về thanh niên
nước đó, tiêu chí để đánh giá đâu là thanh niên có rất nhiều tiêu chí trong đó quan trọng
nhất chính là tuổi thọ trung bình của quốc gia đó.
Riêng ở việt nam thì điều này cũng được bàn tán rất sôi nổi, cuối cùng quốc hội
cũng đưa ra khái niệm thanh niên Việt Nam:

Thanh niên Việt Nam là những công dân Việt Nam có độ tuổi từ 16 – 30 tuổi
Ngoài ra cũng có những khái niệm khác dựa những hệ thống quan điểm của Bác Hồ về
thanh niên, về vai trò, vị trí khả năng cách mạng của thanh niên đã minh chứng: thanh
niên là đối tượng quần chúng đặc thù của Đảng không những chiếm số lượng đông


trong dân số mà còn là nguồn lực lao động có chất lượng, là đội xung kích cách
mạng trong lao động, công tác trong những ngành mũi nhọn, then chốt của đất
nước Song điều quan trọng hơn cả, mang tính quyết định cho sự phát triển của đất
nước chính là do thanh niên-thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân
tộc, là lớp người sáng tạo, xây dựng xã hội mới
ở đây hay khái niệm này tiến bộ hơn rất nhiều, bởi chính thanh niên ở đây không phân
biệt tuổi tác.
2. Quan điểm của Bác về vai trò thanh niên:
Trong toàn bộ di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta có một bộ
phận rất quan trọng là tư tưởng của Người về vai trò của thanh niên; sự cần thiết tổ chức
giáo dục thanh niên; về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản. Thanh niên là thế hệ nối
tiếp và phát triển giống nòi. Thanh niên là nguồn kế tục và phát huy thành quả cách mạng
lên tầm cao mới. Bất cứ một quốc gia dân tộc và chế độ xã hội nào muốn tồn tại phát
triển đều phải quan tâm đến việc bồi dưỡng và phát huy thanh niên. Sự phát triển của
thanh niên không những quan hệ đến vận mệnh và tồn tại của đất nước, mà còn ảnh
1
Tiểu luận tưởng Hồ Chí Minh Nhóm 7
hưởng đến tương lai của dân tộc. Vì vậy, thanh niên luôn là lực lượng chiến lược của mỗi
quốc gia.
Trong sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, đã có hàng triệu thanh niên lên
đường ra trận, dũng cảm chiến đấu, hy sinh cuộc đời thanh xuân đẹp nhất của mình, góp
sức quan trọng cùng toàn dân tộc đánh thắng hai kẻ thù hùng mạnh của thời đại là thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tại sao thanh niên trong
thời kỳ kháng chiến lại hoàn thành được sứ mệnh vinh quang bằng xương máu? Bởi họ
có lý tưởng sống đúng đắn và cao đẹp: Tất cả cho Tổ quốc quyết sinh!
Thanh niên ngày nay có hạnh phúc được sống trong một đất nước độc lập và hòa
bình mà bao thế hệ đi trước đã phải đổ máu xương mới giành được. Thụ hưởng thành quả
của 15 năm đổi mới, thanh niên có nhiều cơ hội để trưởng thành về mọi mặt. Và, cùng
với sự phát triển của đất nước, các nhu cầu của thanh niên ngày càng được đáp ứng.
Thế hệ trẻ ngày nay phải được giáo dục nhằm mục tiêu xây dựng lớp thanh niên mới

sống có lý tưởng, hoài bão cao đẹp, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức trách
nhiệm công dân, có tri thức, khắc phục mọi khó khăn, vươn lên cống hiến thật nhiều cho
sự nghiệp đổi mới vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Trong giai đoạn hiện nay, thế hệ thanh niên cần phải tiếp tục học tập, thi đua rèn
luyện để xứng đáng với những gì cha ông để lại. Thanh niên phải luôn đi đầu trong các
hoạt động công ích, xã hội để góp phần xây dựng một đất nước văn minh.Các hoạt động
đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình, khu phố văn hoá và thanh niên có lối sống lành
mạnh là những hoạt động mà thế hệ thanh niên ngày nay cần tích cực thực hiện.
Bên cạnh đó thanh niên phải tích cực làm kinh tế, ra sức lao động, sản xuất bồi
dưỡng kỹ năng nghiệp vụ để làm giàu cho bản thân và góp phần vào sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của nước nhà.Trong thời kì kinh tế thị trường hội nhập như hiện nay thì
rất cần nhưng thanh niên dám nghĩ dám làm trong hoạt động king tế, những nghiên cứu
phát minh để làm đất nước ngày một tiên tiến và phát triển cùng thế giới.
Trong thời gian tới, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, những thời cơ và thách thức đan
xen, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh,
các cấp bộ Đoàn trong tỉnh, thanh niên phải tiếp tục đẩy mạnh, triển khai các phong trào
hành động cách mạng mà trọng tâm là phong trào "Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc". Phải phát huy cao nhất vai trò của người thanh niên, không ngừng học tập
nâng cao kiến thức, khoa học kĩ thuật, trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá; chủ động tiến quân vào khoa học công nghệ, làm chủ máy
móc thiết bị hiện đại, tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật phát triển nông
nghiệp theo hướng hàng hóa; đảm nhận các chương trình phát triển kinh tế xã hội; đặc
biệt đẩy mạnh chương trình phổ cập tin học cho người dân nông thôn, phát triển doanh
nghiệp dân doanh vừa và nhỏ, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, huy
động mọi người tham gia vào phát triển công nghiệp, dịch vụ, đồng thời tích cực nâng
cao năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Muốn đạt được những hiệu quả đã đề ra thì Đảng, Nhà nước phải có những chính sách kế
hoạch cụ thể để có thể phát huy tối đa tiềm lực cũng như khả năng của thanh niên như bồi
dưỡng bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng và xây dựng lối sống đẹp trong thanh niên;

Nâng cao hiệu quả công tác chăm lo về việc làm cho thanh niên; Nâng cao trình độ học
2
Tiểu luận tưởng Hồ Chí Minh Nhóm 7
vấn, chuyên môn nghiệp vụ cho thanh niên, chăm lo phát triển tài năng trẻ; Xây dựng các
thiết chế văn hóa, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao, nhu
cầu giải trí, rèn luyện thân thể trong thanh niên; Phát động các phong trào quần chúng
đẩy lùi các tệ nạn xã hội; tạo điều kiện phát triển phong trào thanh niên tình nguyện; phát
huy vai trò của thành niên trong việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; phát động tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa
học, sáng chế trong thanh niên…
3.Trách nhiệm của thanh niên :
Sau khi miền Bắc được giải phóng, đất nước chuyển sang xây dựng Chủ nghĩa xã hội,
Người đã chỉ rõ trách nhiệm và vinh dự của thanh niên: “Thanh niên ta có vinh dự lớn thì
cũng phải có trách nhiệm lớn”. Trách nhiệm của thanh niên là không phải đòi hỏi đất
nước đã cho mình những gì? Mà mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn.
Bác còn dạy cho thanh niên phải kiên trì mục đích, lý tưởng:

“Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên”.

Với thanh niên là công nhân, nông dân, Người nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, ý thức
làm chủ nước nhà, ra sức tăng gia, sản xuất và thực hành tiết kiệm, hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho.

Với thanh niên là học sinh, sinh viên, Người xác định rõ mục đích là học tập và lao động
sáng tạo “để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giầu, nước mạnh, tức là
làm tròn người chủ tương lai của nước nhà”.

Với thanh niên các dân tộc, Người căn dặn: “Phải đoàn kết chặt chẽ thanh niên các dân
tộc, tôn giáo, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như anh em một nhà luôn luôn nâng cao

cảnh giác cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ biên giới góp phần xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”.

Với thanh niên quân đội, vừa phải làm tròn chức năng chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu vừa
là đội quân công tác; Người còn đặc biệt chú ý giáo dục, xây dựng tinh thần quốc tế vô
sản, thanh niên quân đội phải coi “Giúp nước bạn Lào, Cămpuchia như là tự giúp mình”.
Cần phải “Tôn trọng phong tục, tập quán các dân tộc, giữ gìn kỷ luật từ trên xuống dưới
nhằm làm tròn nhiệm vụ quốc tế cao cả, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó là
những hành động cụ thể để đưa các thế hệ thanh niên vào hành động cách mạng, thực
hiện lý tưởng cao cả của mình.
II.Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục ,bồi dưỡng thanh niên
1 - Vì sao phải chăm lo xây dựng, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau?
Sự nghiệp đấu tranh cách mạng nhằm biến xã hội cũ xấu xa, bất công và phi nhân tính
thành một xã hội mới, tốt đẹp và công bằng cho tất cả mọi người là một quá trình đầy
cam go, thử thách. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định, có độc lập, tự do mà nhân
dân vẫn chết đói, chết rét thì độc lập, tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì; nhân dân chỉ hiểu
3
Tiểu luận tưởng Hồ Chí Minh Nhóm 7
rõ giá trị của độc lập, tự do khi họ được ăn no, mặc ấm Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới
đem lại cho nhân dân tất thảy những quyền con người hết sức tự nhiên và chân chính ấy.
Nhưng, chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có ngay, mà chỉ có thể là kết quả
của cuộc đấu tranh rất bền bỉ của con người.
Nhắc lại những điều đó để thấy, sự nghiệp cách mạng là một quá trình lâu dài, bao gồm
nhiều nhiệm vụ, nhiều giai đoạn khác nhau và do vậy, đòi hỏi sự hy sinh, cống hiến quên
mình của nhiều thế hệ cách mạng. Thực vậy, trong tiến trình ấy, những lớp người hiện tại
đã trực tiếp giải quyết thành công nhiều nhiệm vụ, nhưng cũng có không ít công việc còn
dang dở; hơn nữa, thực tiễn cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải tiếp tục
giải quyết. Theo đó, nếu thiếu lực lượng kế cận xứng đáng thì chẳng những sự nghiệp
cách mạng sẽ gặp khó khăn, mà ngay cả những gì đã có cũng khó được gìn giữ, bảo
tồn.

Tư tưởng về bồi dưỡng thanh niên thể hiện sự vĩ đại, sâu sắc trong tầm nhìn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Với tư tưởng này, Người không chỉ thấy hiện tại mà còn thấy cả tương lai;
không chỉ dành tâm huyết trước mắt cho sự nghiệp cách mạng mà còn chăm lo vun trồng
cái gốc của sự nghiệp đó để nó trở nên vững bền. ở đây, quan điểm biện chứng duy vật về
sự phát triển mà Người tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng
tạo: tương lai đang ở ngay trong hiện tại.
Đánh giá rất cao vai trò của thanh niên, Hồ Chí Minh viết: 'Một năm khởi đầu từ mùa
xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội'
(2)
. Đầy nhiệt huyết,
có sức sống tràn trề và năng lực sáng tạo , đó là thế mạnh, là vốn quý của tuổi trẻ. Với
tư cách là đội ngũ dự bị, lực lượng kế cận hùng hậu của cách mạng và là những người
chủ tương lai của nước nhà, các thế hệ trẻ - trước hết là thanh niên, có trách nhiệm kế tục
sự nghiệp cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà lớp người đi trước đã
chuyển giao vào tay mình. Coi vận mệnh của nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một
phần lớn là do thanh niên, Hồ Chí Minh khẳng định, thanh niên phải trở thành một lực
lượng to lớn, vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc, phải 'là người tiếp
sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, là người xung phong trong công cuộc phát
triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội'
(3)
.
Thanh niên là lớp người kế tục tất yếu sự nghiệp cách mạng của cha anh đưa nước nhà
đến một tương lai tươi sáng, bởi “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do
thanh niên”. Mặc dù đánh giá cao vai trò của thanh niên “Vì thanh niên là lớp người kế
tục sự nghiệp cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt
thế hệ thanh niên trong tương lai”. Song Bác vẫn xem xét thanh niên là lớp người cần bồi
dưỡng giáo dục để phát triển toàn diện.
Vì vậy khi đánh giá thanh niên với tất cả những ưu điểm vốn có của thanh niên, coi thanh
niên là “bộ phận quan trọng của dân tộc”, “người chủ tương lai của nước nhà”. Nhưng
Người luôn chỉ ra những nhược điểm hạn chế của một bộ phận thanh niên. Đó là thiếu

từng trải, thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, chưa chịu khó học tập, mắc bệnh hình thức,
cá nhân, tự cao, tự đại Bác yêu cầu thanh niên phải chống tâm lý tự tư, tự lợi, tâm lý
ham sung sướng tránh khó nhọc, thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay; lười
biếng, xa xỉ, kiêu căng, giả dối, khoe khoang Xuất phát từ việc coi thanh niên là một bộ
phận quan trọng của dân tộc, là người sáng tạo ra xã hội mới. Bác nhiều lần căn dặn cán
bộ làm công tác thanh niên phải nhìn nhận thanh niên theo quan điểm phát triển. Người
4
Tiểu luận tưởng Hồ Chí Minh Nhóm 7
nói: “Từ ngày cách mạng Tháng 8 đến nay, thanh niên ta có cơ hội phát triển một cách
mau chóng và rộng rãi”; đó là sự phát triển về học vấn, trí tuệ, nghề nghiệp và thể chất.
Thanh niên là đối tượng quần chúng đặc thù của công tác xây dựng Đảng, họ có những
yêu cầu, những lợi ích chính đáng về mặt xã hội và lứa tuổi, họ đang trong quá trình hoàn
thiện về nhân cách, đang phấn đấu vươn lên tích lũy kiến thức về mọi mặt và trau dồi đạo
đức, phẩm chất phát triển toàn diện về nhân cách để trở thành con người mới XHCN. Do
đó Bác dạy: “Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên”. Người
cho rằng đây là cách tốt nhất để củng cố niềm tin và mối liên hệ giữa các tổ chức thanh
niên với đông đảo quần chúng thanh niên có những ưu điểm và hạn chế riêng, nhưng nếu
không nhìn nhận và đánh giá đúng về thanh niên theo quan điểm phát triển thì dễ sinh ra
“hẹp hòi, thành kiến, bảo thủ” không phát triển được thanh niên như Bác đã căn dặn.
Sinh thời, có lần Bác dạy: “Không nên gọi các cháu là thanh niên hư mà nên gọi là thanh
niên chậm tiến” (theo hồi ký của đồng chí Vũ Quang trong một lần được làm việc với
Bác về công tác thanh niên trong phong trào “Ba sẵn sàng”), cách gọi này phản ánh một
quan điểm nhìn nhận khoa học của Người về thanh niên, Người nhìn nhận đánh giá về
thanh niên không chỉ ở hiện tại mà còn ở tương lai phát triển của họ “thanh niên là người
chủ tương lai của nước nhà”. Không phát triển thanh niên thì không thể góp phần phát
triển xã hội mới. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ thanh vận tháng 9-1949, đối với công tác
thiếu nhi Bác viết: “Ngày nay chúng là nhi đồng, 11 năm sau chúng sẽ là công dân, cán
bộ”. Đây là quan điểm nhìn nhận của người đối với sự phát triển của các cháu thiếu nhi.
Quán triệt tư tưởng của Người, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III Hội Liên hiệp thanh niên
Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nói: “Thanh niên có phát triển thì dân tộc

mới trường tồn”. Nhìn nhận, đánh giá đúng đắn vai trò, vị trí của thanh niên cũng như các
vấn đề của thanh niên trong quá trình phát triển của lịch sử và trong từng thời kỳ cách
mạng là để hiểu sâu, hiểu kỹ về thanh niên và các vấn đề của thanh niên. Đây chính là
tiền đề, là điều kiện hết sức quan trọng để định ra chiến lược, vạch ra đường lối, nội
dung, giải pháp giáo dục, bồi dưỡng và tổ chức thanh niên thành lực lượng chính trị hùng
hậu kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của Đảng và dân tộc.
Trong Di chúc thiêng liêng Bác còn căn dặn toàn Đảng toàn dân: “Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, của nhiều thế hệ nối tiếp nhau được tổ chức và chuẩn bị. Lịch sử
là cụ thể, còn cuộc đời mỗi con người là có hạn; mỗi thế hệ chỉ có thể đi hết một chặng
trên con đường cách mạng đã lựa chọn. Bác đã thấy rõ khả năng tối đa của thế hệ đi trước
có thể làm được cũng như cái giới hạn tự nhiên mà thế hệ đó không thể vượt qua: “Con
người ta sinh ra ai cũng lớn lên, già đi rồi chết”. Từ đó “bàn giao thế hệ” là tất yếu xảy ra,
không chỉ là trao lại những gì đã có mà quan trọng hơn, khó khăn, gian khổ hơn nhiều là
chuẩn bị cho lớp người đi sau những gì cần thiết cho họ vững chắc nhất và tốt đẹp nhất.
Để tạo điều kiện cho thanh niên phát triển nhanh theo tư tưởng của Người, Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010 trên cơ sở đó sẽ tiếp
tục ban hành và hoàn thiện những chính sách thanh niên đáp ứng nhu cầu phát triển của
thanh niên trên nhiều lĩnh vực; đời sống, lao động, học tập, rèn luyện, trưởng thành.
5
Tiểu luận tưởng Hồ Chí Minh Nhóm 7
Hệ thống quan điểm của Bác Hồ về thanh niên, về vai trò, vị trí khả năng cách mạng của
thanh niên đã minh chứng thanh niên là đối tượng quần chúng đặc thù của Đảng không
những chiếm số lượng đông trong dân số mà còn là nguồn lực lao động có chất lượng, là
đội xung kích cách mạng trong lao động, công tác trong những ngành mũi nhọn, then
chốt của đất nước Song điều quan trọng hơn cả, mang tính quyết định cho sự phát triển
của đất nước chính là do thanh niên-thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của
dân tộc, là lớp người sáng tạo, xây dựng xã hội mới. Do đó, không chỉ coi trọng giáo dục
toàn diện “Đức, Trí, Thể, Mỹ” mà còn phải tập hợp đoàn kết các tầng lớp thanh niên,
phát huy sức trẻ và trí tuệ của thanh niên là vấn đề vừa hết sức cần thiết và cấp bách

trong tình hình hiện nay.
Sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc, gắn bó máu thịt với nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí
Minh có lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh vô địch cũng như năng lực sáng tạo phi thường
của quần chúng nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ-đặc biệt là thanh niên. Hơn thế nữa,
Người còn gửi gắm niềm tin khi đặt trọn tương lai của cách mạng, của dân tộc vào họ.
Nhân ngày khai trường của năm học đầu tiên dưới chế độ mới, Người đã gửi thư khích lệ
và động viên học sinh cả nước: 'ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên
đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong
công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở
công học tập của các em'
(4)
.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, như một lô-gíc tất yếu, việc 'bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau' là nhiệm vụ rất quan trọng và rất cần thiết.
2.Nội dung về giáo dục ,bồi dưỡng thanh niên
:
_ Bồi dưỡng, giáo dục thanh niên 1 cách toàn diện:
Ðảng, Nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng
cho thanh niên, giáo dục ý thức làm chủ và đào tạo họ thành người làm chủ trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề nghiệp.
Nghĩa là đào tạo họ trở thành những con người vừa hồng, vừa chuyên.
Đạo đức và cả tài năng là 2 nội dung không thể thiếu được đối với nhiệm vụ bồi
dưỡng, giáo dục thanh niên trong đó lấy đạo đức làm gốc.Năm 1964, Người nói: “dạy
cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức.Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái
gốc rất quan trọng”. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải
phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các
vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong những thành tựu khoa học kỹ thuật/
_ Bồi dưỡng giáo dục thanh nien trên tất cả các mặt “đức,trí,thê,mỹ”.

• Bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh niên:
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, nội dung quan trọng
hàng đầu là xây dựng đạo đức cách mạng, giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa và gột rửa
6
Tiểu luận tưởng Hồ Chí Minh Nhóm 7
chủ nghĩa cá nhân. Người nói: "Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ,
thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của dân tộc, của Đảng của
cách mạng mà không ngần ngại hy sinh lợi ích cá nhân. Khi cần thì sẵn sàng hy sinh cả
tính mạng mình cũng không thương tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất cao quý của đạo
đức cách mạng"
Tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng chứa đựng nhân sinh quan và giá trị
quan hết sức sâu sắc đối với việc xác lập nhân cách, lý tưởng cũng như chuẩn mực lối
sống cho thế hệ trẻ. Đạo đức cách mạng là đạo đức mới, là phẩm chất không thể thiếu và
là cái gốc của con người xã hội chủ nghĩa.
Bởi, 'Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải
có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức
thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân'
(7)
. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nội dung cốt lõi nhất của đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính. Những phẩm chất
này giống như bốn mùa của trời đất; nếu thiếu một trong bốn phẩm chất đó thì con người
không thể trở thành người theo đúng nghĩa. Nhưng, đạo đức cách mạng không phải là cái
có sẵn, không phải từ trên trời rơi xuống, mà là kết quả của sự đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hằng ngày của mỗi người. Do vậy, Người cho rằng, đối với thế hệ trẻ, phải luôn nỗ lực
rèn luyện đạo đức cách mạng: thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; sống
trong sạch, có chí tiến thủ và đoàn kết, không kiêu ngạo; tích cực đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân; phê phán những thói hư, tật xấu; thường xuyên tiến hành phê bình và tự
phê bình để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
• Bồi dưỡng thanh niên về khoa học kỹ thuật:
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên phải vừa có đức, vừa có tài. Bởi vì, người

có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó; người có tài mà không có đức sẽ trở nên
vô dụng. Hơn nữa, chính sự dốt nát là một trong những nguyên nhân cơ bản kìm hãm sự
phát triển: 'Dốt thì dại, dại thì hèn'
(8)
. Vì vậy, để trở thành người có trí tuệ, có tri thức, tức
là có tài, bên cạnh việc trau dồi đạo đức cách mạng, thanh niên còn phải hăng hái học tập,
trong đó có học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nghiên cứu, học tập lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin là nhằm trang bị và nâng cao trình độ lý luận cách mạng - ngọn
đèn pha soi sáng cho hoạt động thực tiễn.
Cùng với việc học tập lý luận cách mạng, các thế hệ trẻ còn phải tích cực học tập
văn hóa, khoa học - kỹ thuật ; sử dụng những tri thức đó để xây dựng xã hội mới. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ này quan trọng hơn bao giờ hết, bởi chúng ta đi lên
chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung giáo
dục phù hợp với từng cấp học, Người viết: 'Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với
thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực
tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì
cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với
nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống
thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao
động, yêu khoa học, trọng của công'
(9)
. Có như vậy, thế hệ trẻ mới có thể tích lũy được
những tri thức cần thiết, tạo tiền đề phát huy năng lực sáng tạo, góp phần quan trọng vào
sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc.
7
Tiểu luận tưởng Hồ Chí Minh Nhóm 7
• Bồi dưỡng thanh niên về văn hóa - thể chất:
Hồ Chí Minh luôn coi con người là nhân tố quyết định trong sự nghiệp thành công
của cách mạng, sự tiến bộ của xã hội. Người khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội, phải giáo dục nếp sống, lối sống văn hóa cho thanh niên. Thường xuyên giáo

dục lối sống lành mạnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng “ Làng
văn hoá”, “ Gia đình văn hoá” trong TN. Giáo dục cho TN tư tưởng trọng nghĩa, trung
thực, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng, bảo vệ môi trường, chống mọi
TNXH và các hủ tục lạc hậu cản trở tiến bộ xã hội. TN phải có thái độ đúng, đấu tranh
không khoan nhượng với thói hư tật xấu, lên án hành vi phi văn hoá, phi đạo đức. Xây
các câu lạc bộ TN, thông qua các hoạt động văn hoá thể thao, nhóm tuyên truyền ca khúc
cách mạng, hội thi tiếng hát dân ca, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức bảo tồn và phát
triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cho TN. Chống mọi biểu hiện văn hoá
lai căng, xa lạ với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, lŕm biến dạng hoặc chuyển hoá nền
văn hoá Việt Nam đã được tạo dựng qua hàng ngàn năm lịch sử.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, tương lai của loài người hoàn
toàn tùy thuộc vào việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đặc biệt quan tâm đến sự phát triển toàn diện của thanh, thiếu niên và nhi đồng Việt Nam,
trong đó có sự phát triển về mặt thể chất. Theo Người, việc giữ gìn dân chủ, xây dựng
nước nhà, thực hiện đời sống mới tất thảy đều phải có sức khỏe thì mới thành công. Bởi
vì, 'Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức
là cả nước mạnh khỏe'
(10)
. Với tinh thần đó, Người đã tự mình nêu gương sáng về rèn
luyện thể dục, thể thao; đồng thời, kêu gọi tất cả mọi người, dù gái hay trai, già hay trẻ,
đều phải thường xuyên rèn luyện thân thể, coi 'luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe' vừa là
trách nhiệm, vừa là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Đặc biệt, đối với thanh niên,
Người mong muốn họ phải có sức sống dẻo dai, thể chất cường tráng, tinh thần mạnh mẽ
và nghị lực lớn. Để có được như vậy, không có cách nào khác ngoài việc hăng hái, tích
cực rèn luyện thể dục, thể thao.

• Bồi dưỡng thanh niên về chính trị:
Bác đã nói “ Chỉ học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật mà không học tập chính trị
thì như người nhắm mắt mà đi”. Vì thế, Bồi dưỡng chính trị tư tưởng ( CTTT) cho thanh
niên (TN) là nhiệm vụ cấp bách xuyên suốt mọi hoạt động của Đoàn và phong trào TN

trong giai đoạn hiện nay. Đứng trước yêu cầu của cách mạng Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội, có chức năng là trường học XHCN cho TN, Đoàn
là đội hậu bị của Đảng, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh là góp phần thiết thực vào
cuộc vận động “ Xây dựng và chỉnh đốn Đảng”. Xây dựng Đoàn vững mạnh về CTTT và
tổ chức làm hạt nhân nòng cốt cho phong trào TN, góp phần phát triển nhân cách, giúp
TN tham gia một cách tự giác vào các hoạt động chính trị - xã hội. Theo tôi, vấn đề này
cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
Không ngừng bồi dưỡng và nâng cao lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước cho TN.
Lý tưởng đó là xây dựng nước Việt Nam độc lập và CNXH. Bồi dưỡng cho TN ý thức tự
hào dân tộc, truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng ta, phát huy truyền thống yêu
nước, nâng cao trình độ nhận thức về mục tiêu và con đường đi lên CNXH. Thể hiện rõ
8
Tiểu luận tưởng Hồ Chí Minh Nhóm 7
trách nhiệm của tuổi trẻ quyết tâm không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, xác định ý chí
vươn lên trước những thách thức, thời cơ và vận hội mới. Phát huy vai trò xung kích "
Đâu Đảng cần TN có, việc gì khó có TN". Xây dựng lớp TN có lý tưởng, hoài bão ước
mơ. Tổ chức Đoàn, Hội là người bạn gần gũi, giúp đỡ, tạo điều kiện, môi trường và
phong trào thực tiễn cho TN. Chỉ có thông qua phong trào cách mạng, thực tiễn cuộc
sống mới giúp TN sức mạnh và tự khẳng định mình.
Tăng cường và đổi mới công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh cho ĐVTN là mục tiêu hàng đầu, là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên của tổ
chức Đoàn. Quán triệt sâu sắc và mở rộng việc học tập " 5 bài lý luận chính trị" phổ
thông cho ĐVTN gắn với thực tiễn cách mạng Việt Nam cùng với độc lập dân tộc, lý
tưởng của TN là CNXH. Xây dựng niềm tin và ý chí quyết tâm của tuổi trẻ, xác định ý
thức trách nhiệm, lập trường chính trị vững vàng, tạo động lực phấn đấu vì mục tiêu, lý
tưởng cho TN. TN phải được trang bị những lý luận nhận thức cơ bản về chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Giáo dục TN nghiêm túc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Mọi chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước phải được TN nghięn cứu quán triệt
vŕ gương mẫu thực hiện. Đổi mới việc truyền đạt, học tập các nghị quyết, đường lối của

Đảng sao cho sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và liên hệ với thực tế của địa phương,
đơn vị. Tổ chức Đoàn phải có chương trình hành động, có các giải pháp cụ thể để giúp
TN hiểu và thi đua thực hiện các chính sách đó một cách tốt nhất. TN có vai trò quan
trọng trong việc tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu của Đảng và nhà nước đề
ra.
Khuyến khích TN học tập, rčn luyện nâng cao trěnh độ về mọi mặt. Học tập tri
thức văn hoá, lý luận khoa học kỹ thuật chính là chìa khoá tiếp cận với tri thức nhân
loại. TN cần phải nêu cao tinh thần vượt khó, học tập và rèn luyện, tu dưỡng. Học trong
trường, học ngoài xã hội, qua lao động thực tiễn, học suốt đời phải trở thành thói quen,
niềm say mê của mỗi TN. Học tập không phải chỉ là kế sinh nhai, cầu thăng quan tiến
chức, mà học là còn để làm người có ích cho xã hội, cộng đồng. TN trong trường học
phải tích cực thi đua học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, TN nông thôn ngoài học
văn hoá phải học nghề tinh thông, hiểu biết xã hội, chính trị, giỏi chuyên môn, có chí tiến
thủ Nhìn chung việc học tập phải trở thành mục tiêu, động lực phấn đấu vươn lên
không ngừng cho mỗi TN chuẩn bị đầy đủ hành trang vào đời.
Tóm lại, giáo dục thanh niên học tập gương Bác Hồ là một quá trình giáo dục
lý tưởng - lý tưởng về một con người. Đó là một quá trình rèn luyện gian khổ của
bản thân thanh niên. Đó là một quá trình giáo dục lâu dài phức tạp và có những
quy luật của nó, đòi hỏi những nhà giáo dục phải hiểu biết để vận dụng cho
đúng, cho tốt. Đó là một sự nghiệp to lớn của cách mạng cần phải quan tâm đặc
biệt và cần phải đầu tư thích đáng.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh:
Thấm nhuần và thực hiện những tư tưởng đúng đắn, sâu sắc nói trên của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, nhiều thế hệ cách mạng đã nhanh chóng trưởng thành, đóng góp công lao
9
Tiểu luận tưởng Hồ Chí Minh Nhóm 7
to lớn vào sự phát triển của dân tộc. Họ đã chiến đấu và chiến thắng trong cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đi lên
chủ nghĩa xã hội; đã và đang tích cực 'xây dựng lại đất nước ta to đẹp hơn, đàng hoàng
hơn', như mong ước cháy bỏng của Người trước khi từ biệt thế giới này.

Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thế toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế, thế hệ trẻ Việt Nam luôn kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa
mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun trồng. Họ đã và đang chứng tỏ bản lĩnh,
sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình. Họ đang ra sức tu dưỡng,
học tập và rèn luyện về mọi phương diện, tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học -
công nghệ, để cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Rất nhiều phong trào thi đua, như Thanh niên tình
nguyện, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ học đường, được đông đảo đoàn viên, thanh
niên, sinh viên và học sinh hưởng ứng, thực hiện. Đảng, Nhà nước và xã hội đã có nhiều
hình thức ghi nhận và tôn vinh những thanh niên, sinh viên và học sinh tiêu biểu, xuất sắc
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có
thể nói, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay vẫn xứng đáng với niềm tin yêu, sự khen ngợi và
kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi
việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm
lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng
xã hội chủ nghĩa vừa 'hồng' vừa 'chuyên''.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị
trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn
luyện, phấn đấu, một bộ phận thanh, thiếu niên ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu
cực đáng lo ngại, như phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu
dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh
hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật Những hiện tượng đó,
trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân họ, đồng thời cản trở sự phát
triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội ta hiện nay. Mặt khác, cũng
cần nói rằng, các thế lực thù địch đang 'chờ đợi' và sẽ ra sức khai thác, lợi dụng những
hiện tượng đó để tiến hành chiến lược 'diễn biến hòa bình' hòng chống phá và ngăn chặn
sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, hơn bao giờ hết, toàn Đảng và toàn dân ta
càng phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ; coi đó là một trong những nhiệm vụ
hàng đầu, bởi nó liên quan trực tiếp đến tương lai của đất nước. Đó cũng là một biểu

hiện, một nội dung quan trọng của chiến lược 'lấy dân làm gốc'. Có thể khẳng định, cùng
với những biện pháp tích cực và đồng bộ khác, cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh' mà Đảng ta vừa phát động chính là một cơ hội tốt cho thế
hệ trẻ rèn luyện, phấn đấu vươn lên.
2. Phương pháp giáo dục thanh niênlàm theo tư tưởng Hò Chí Minh:
Là lứa tuổi đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, thanh niên luôn luôn có một nhu
cầu bức thiết là xác định hướng đi cả cuộc đời mình, tìm hướng phát triển của bản thân
trong tương lai. Có một trình độ văn hóa và phát triển trí tuệ nhất định, họ thường xây
10
Tiểu luận tưởng Hồ Chí Minh Nhóm 7
dựng lý tưởng để đeo đuổi, xác định mục tiêu để vươn tới, bằng lý trí, thông qua sự tìm
hiểu thực tiễn cũng như thông qua sách vở.
Tuy nhiên, để giáo dục thanh niên noi gương Bác, cần phải làm cho thanh niên hiểu sâu
hơn nữa về Bác. Nhà trường, Đoàn thanh niên cũng như sách báo, phát thanh, truyền hình
và các phương tiện thông tin đại chúng khác nay phải có kế hoạch giới thiệu một cách có
hệ thống, sinh động cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của Bác đối với Đảng
với dân tộc để họ hiểu rằng Bác đã chiến đấu hy sinh như thế nào để trở thành một con
người tuyệt vời như thế. Phải làm sao để đối với họ - những người được sinh ra khi Bác
đã đi xa Bác vẫn như còn sống mãi với đời, vẫn là người dẫn dắt họ trong mỗi bước đi,
chỉ bảo họ trong mỗi việc làm, khích lệ họ vượt qua những thử thách gian nan. Những
người lớn tuổi cũng phải làm sao cho thanh niên thấy được ở mỗi người một phần nhỏ
nhoi nào đó thừa kế được ở Bác, chứng tỏ rằng người lớn tuổi giáo dục thanh niên như
thế nào thì họ cũng đã sống như thế.
Giáo dục TN nghiêm túc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Mọi chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước phải được TN nghięn cứu quán triệt
vŕ gương mẫu thực hiện. Đổi mới việc truyền đạt, học tập các nghị quyết, đường lối của
Đảng sao cho sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và liên hệ với thực tế của địa phương,
đơn vị. Tổ chức Đoàn phải có chương trình hành động, có các giải pháp cụ thể để giúp
TN hiểu và thi đua thực hiện các chính sách đó một cách tốt nhất. TN có vai trò quan
trọng trong việc tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu của Đảng và nhà nước đề

ra.
Khuyến khích TN học tập, rčn luyện nâng cao trěnh độ về mọi mặt. Học tập tri
thức văn hoá, lý luận khoa học kỹ thuật chính là chìa khoá tiếp cận với tri thức nhân
loại. TN cần phải nêu cao tinh thần vượt khó, học tập và rèn luyện, tu dưỡng. Học trong
trường, học ngoài xã hội, qua lao động thực tiễn, học suốt đời phải trở thành thói quen,
niềm say mê của mỗi TN. Học tập không phải chỉ là kế sinh nhai, cầu thăng quan tiến
chức, mà học là còn để làm người có ích cho xã hội, cộng đồng. TN trong trường học
phải tích cực thi đua học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, TN nông thôn ngoài học
văn hoá phải học nghề tinh thông, hiểu biết xã hội, chính trị, giỏi chuyên môn, có chí tiến
thủ Nhìn chung việc học tập phải trở thành mục tiêu, động lực phấn đấu vươn lên
không ngừng cho mỗi TN chuẩn bị đầy đủ hành trang vào đời.
Phụ lục: 1 số câu chuyện về Bác
Đề cập các vấn đề thực tiễn: Có hai vấn đề được đề cập. Đó là thực trạng đạo đức, lối
sống của thanh niên hiện nay và thực trạng hiểu biết tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào?
ở đây có những bất cập nhất định. Lớp trẻ chưa hiểu biết nhiều về cuộc đời và sự nghiệp
của Bác Hồ vĩ đại, chưa được nghe nhiều những mẩu chuyện giản dị mà cảm động về
Bác Hồ kính yêu, và vấn đề học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đối với họ đang còn rất mới,
rất ban đầu.
GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:
Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn,
màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được
rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác
11
Tiểu luận tưởng Hồ Chí Minh Nhóm 7
mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ
Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với
ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc
áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên.

Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát
vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi
bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị
và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà
còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến
suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận
động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, câu chuyện nhỏ trên đây
chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập.
CÓ THỂ CHO NGƯỜI NGHÈO NHỮNG THỨ ẤY
Khoảng năm 1914, Bác Hồ - lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành - đã đến Luân Đôn -
Thủ đô của nước Anh. Ở đây có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho khách sạn Cáctơn
(1).
Ở khách sạn Cáctơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Những người này, sau khi
khách ăn xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa và đổ tất cả thức ăn thừa vào một cái
thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có khi những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả
đĩa bánh mỳ và những miếng bít tết to tướng
Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách, anh đem để riêng và
đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp.
Thấy vậy ông đầu bếp Étcốtphie hỏi lại anh:
- Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác?
- Anh Thành điềm tĩnh trả lời:
- Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.
Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước tới nay,
chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành.

Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm
lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo.
(1) Một khách sạn nổi tiếng ở Luân Đôn do ông Étcốtphie người Pháp làm đầu bếp.
Trích từ sách: Vũ Kỳ- Thư ký Bác Hồ kể chuyện.
12

×