BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ
NUÔI ONG ĐỐI VỚI VIỆC GIẢM NGHÈO
TẠI TỈNH GIA LAI
Họ và tên: LÊ THỊ MAI TRÂM
Khóa: 2010 - 2012
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: (cỡ chữ 13)
Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 10/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ
NUÔI ONG ĐỐI VỚI VIỆC GIẢM NGHÈO
TẠI TỈNH GIA LAI
Cán bộ hướng dẫn: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Học viên thực hiện: LÊ THỊ MAI TRÂM
Khóa: 2010-2012
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 10/2012
MỤC LỤC
Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 10/2012 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2
Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 10/2012 2
Các nguồn vốn sinh kế bao gồm: 16
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Danh mục các cây nguồn mật chính 8
Bảng 1.2: Sản lượng mật ong phân theo địa phương từ năm 2006-2010 9
Bảng 2.1: Khung phân tích sinh kế của nông dân nghèo 21
ii
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nghề nuôi ong là một ngành đặc biệt do chi phí thấp và những lợi ích mà
ngành nuôi ong mang lại là rất lớn . Hiện nay cả nước có khoảng 26.000 người nuôi
ong ở 54 tỉnh, thành phố của cả nước (Trung tâm nghiên cứu và Phát triển ong,
2010). Hình thức nuôi ong truyền thống là nuôi ong nội trong đõ có bánh tổ cố định
hoặc thùng/đõ có thanh xà. Hình thức nuôi cải tiến, thực hiện từ những năm 1960,
là với ong ngoại nuôi trong thùng hiện đại có khung cầu di động. Chăn nuôi ong
không cần vốn đầu tư nhiều, vì thức ăn chủ yếu của ong là mật hoa và phấn hoa của
các loại cây trồng do ong tự bay đi lấy về và chế tạo thành các sản phẩm có giá trị
kinh tế cao như mật ong, phấn hoa, sáp ong và sữa ong chúa. Phát triển nuôi ong
không chỉ thu được các sản phẩm quý, có giá trị cao mà còn được xem là biện pháp
tích cực giải quyết việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là tạo kỹ năng
và công ăn việc làm cho nữ giới (Margaret, 2003).
Tuy vậy, việc phát triển ngành nuôi ong gặp nhiều khó khăn do một bộ phận
người nuôi ong không qua đào tạo, trình độ về giống ong, quản lý bệnh và chất
lượng sản phẩm còn thấp. Người nuôi ong ít có cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng
để đầu tư phát triển sản xuất. Cộng đồng thường thiếu hiểu biết về vai trò của ong
mật trong thụ phấn cây trồng và hệ thực vật do vậy ở một số tỉnh rất nhiều trại ong
bị xua đuổi ra khỏi địa phương khi người nuôi ong chuyển ong đến khai thác
mật.Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây chết ong, không cảnh báo trước
khi sử dụng, gây cho nghề nuôi ong gặp nhiều rủi ro. (Trung tâm nghiên cứu và
Phát triển ong, 2010). Ngành nuôi ong tuy đã tồn tài lâu đời tại Việt Nam nhưng
vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ về các khía cạnh kinh tế và xã hội về ngành
nấy.
Gia Lai là một tỉnh miền núi nghèo của Tây Nguyên. Toàn tỉnh có đến
79.417 hộ nghèo ở khắp 17 huyện thị, chiếm tỉ lệ tương đối cao 27,56% , xếp thứ 2
1
ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên (Theo Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, năm 2010). Phần
lớn số hộ đói nghèo là nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số. Hầu hết người nghèo
ở Gia Lai đều thiếu đất sản xuất. Do vậy mà dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng và
chuyển giao kỹ thuật nuôi ong, khai thác, chế biến mật ong xuất khẩu tại tỉnh Gia
Lai” được thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng
trữ lượng cây nguồn mật, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi
ong để tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân và góp phần xoá đói
giảm nghèo.
Để đánh giá không chỉ kết quả của dự án này đối với việc giảm nghèo của
người nghèo tham gia dự án mà còn xác định xem nuôi ong có phải là kế sinh nhai
lâu dài cho hộ nông dân nghèo không, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp cải
thiện đời sống cho người nghèo nuôi ong, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu
“ Phân tích tác động của dự án phát triển nghề nuôi ong đối với việc giảm nghèo tại
tỉnh Gia Lai”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định liệu nghề nuôi ong có làm giảm nghèo một
cách bền vững hay không thông qua việc áp dụng khung sinh kế bền vững . Từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và cải thiện đời sống cho hộ
nông dân nghèo nuôi ong. Đề tài nhằm trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Dự án chuyển giao kỹ thuật nuôi ong làm tăng tỷ lệ thoát nghèo cho người
tham gia là bao nhiêu?
Kết quả chuyển giao kỹ thuật nuôi ong có bền vững không? Nói cách khác
là người nghèo có chọn nghề nuôi ong làm kế sinh nhai lâu dài sau khi thoát nghèo
không ?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc theo đuổi lâu dài nghề nuôi ong của
người nghèo?
2
Giả thiết nghiên cứu:
- Tỷ lệ (%) người nghèo quyết định theo đuổi lâu dài nghề nuôi ong sẽ thấp
hơn % người không nghèo.
- Nguyên nhân khiến Tỷ lệ người nghèo quyết định theo đuổi lâu dài nghề
nuôi ong sẽ thấpít hơn so với người không nghèo là do các người nghèo bị hạn chế
trong việc tiếp cận các nguồn lực sinh kế.
Mục tiêu cụ thể
1. Phân tích kết quả giảm nghèo sau khi thực hiện dự án ong:
2. Xác định khả năng theo đuổi nghề nuôi ong lâu dài của hộ tham gia dự
án:
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc theo đuổi nghề nuôi ong lâu
dài:
Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế cho hộ nuôi
ong nghèo ở tỉnh Gia Lai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những người tham gia dự án nuôi ong tại
Gia Lai.
Phạm vi nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu tại huyện Ia Grai và thành phố
Pleiku, tỉnh Gia Gia Lai. Nghiên cứu dữ liệu nuôi ong của các hộ nuôi ong trong
năm 2010. Và đề tài tập trung vào việc đánh giá tác động của nghề nuôi ong đến
sinh kế của hộ nông dân nghèo.
Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn gồm 5 chương. Chương I: Mở đầu. Chương II: Tổng quan
về nuôi ong và địa bàn nghiên cứu. Chương III: Cơ sở lý luận và phương pháp
nghiên cứu. Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương V: Kết luận và
kiến nghị. Kèm theo là Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Luận văn gồm có: Chương I - Mở đầu: trình bày sự cần thiết, mục tiêu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chương II - Tổng quan: trình bày tổng quát
3
về các tài liệu nghiên cứu và các thông tin có liên quan đến nuôi ong. Chương III -
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: trình bày những lý luận liên quan đến
vấn đề nghiên cứu, các khái niệm và phương pháp nghiên cứu mà luận văn sử dụng
để đạt được mục tiêu đề ra. Chương IV - Kết quả nghiên cứu và thảo luận: trình
bày các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện luận văn và phân tích, thảo luận
những kết quả đạt được. Chương V - Kết luận và kiến nghị: trình bày ngắn gọn
những kết quả chính mà đề tài nghiên cứu đã đạt được, đề ra một số giải pháp có
liên quan.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về nghề nuôi ong
1.1.1 Lịch sử nghề nuôi ong
Nghề nuôi ong lấy mật bắt đầu ít nhất đã 4500 năm nay bằng việc sử dụng
đõ. Đõ ong và phương pháp nuôi ong truyền thống có đặc điểm không thể thay đổi
trong khoảng thời gia dài hàng ngàn năm. Sau nhiều thế kỷ chỉ có sự thay đổi về
chất liệu làm đõ, làm thùng nuôi ong cho thuận tiện hơn như bền chắc hơn, nhẹ hơn.
Tới năm 1800, người ta đã biết những điều cơ bản về tập tính, giải phẫu cơ
thể và sinh lý của con ong A.mellifera châu Âu. Sự phát triển mang tính chất bùng
nổ đối với thực tiễn nghề nuôi ong là một hiện tượng đặc biệt bắt đầu và khoảng
năm 1850 ở Bắc Mỹ. Đõ ong cổ truyền là những đõ ong có bánh tổ cố định, phải
dùng dao cắt mới lấy được bánh tổ ra.
Sự phát triển của các kiểu đõ ong, thùng ong có thể bắt đầu từ điều mà
George Wheler (1682) mô tả về một đõ ong mà ông ta thấy sử dụng ở Hy Lạp: Có
hình dáng một bình hoa lớn, những thanh ngang đặt phía trên để ong xây bánh tổ
không gắn chặt vào thành đõ. Huber (1972) cũng tạo ra một kiểu đõ, gọi là đõ
quyển sách. Năm 1649, William Mew ở Anh đã làm một thùng ong bằng gỗ có
nhiều tầng chồng lên nhau, và khi tầng nào đầy mật thì có thể lấy cả tầng với toàn
bộ bánh tổ mật ra được. Năm 1675, Gedde lại cải tiến thêm: Ở mỗi tầng lại có
khung để ong gắn bánh tổ, và khi đầy mật thì cắt cả bánh tổ ra. Kiểu thùng
Stewwarton do Robin Ker ở Scotlan sáng tạo năm 1819 có xà cầu cố định. Tiến
thêm một bước nữa, Augustus Munn ở Anh, năm 1844 là một kiểu thùng hiều tầng
và có khung cầu. Một tiến bộ sau cùng rất thiết thực, kết hợp được cả khung cầu di
động đặt trong thùng tầng đã ra đời năm 1851 do L.L.Langstroth ở Hoa Kỳ sáng
tạo. Trong thùng có những khung chữ nhật để ong xây cầu, và cầu có thể lấy ra đặt
vào tuỳ ý, có thể thêm vào bớt ra thùng tầng dễ dàng. Đó là mẫu mực cho những
thùng ong có cầu di động mà ngày nay sử dụng phổ biến ở khắp nơi (Eva Crane,
1993).
1.1.2 Tổ chức, phương thức và kỹ thuật chăn nuôi ong:
Tình hình giống ong:
Giống ong hiện đang nuôi ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là giống ong ngoại
và người nuôi ong ngoại chủ yếu là người nuôi ong chuyên nghiệp. Năng suất mật
của ong nội thấp hơn 2 lần so với ong ngoại. Năng suất ong nội đạt khoảng 12,2-
18,3 kg/đàn/năm, ong ngoại là 27,3-46,9 kg/đàn/năm. Giống ong của Việt Nam có
sức đẻ trứng không cao (ong ngoại trung bình gần 1000 trứng/ngày đêm, ong nội
dưới 500 trứng/ngày đêm) và tỷ lệ cận huyết cao (Cục Chăn nuôi, 2011). Tỷ lệ cận
huyết đối với giống ong ngoại từ 6 đến 9,4% ( trên 8,3% được coi là bị cận huyết
nặng). Năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong đã nhập một số giống
từ các nước Đức, Áo, Niu-Dilân và đưa thử nghiệm ở các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng.
Đây cũng là nguyên nhân làm tươi máu cho giống ong của các tỉnh khu vực phía
Nam, ngoài cải thiện về năng suất giống ong nhập về đã làm giảm tỷ lệ cận huyết
cho giống ong ngoại tại các tỉnh phía Nam (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
ong, 2010).
Các phương thức nuôi ong:
Có ba phương thức nuôi ong: Nuôi ong chuyên nghiệp với quy mô từ 150
đến 3.000 đàn, nuôi ong di chuyển theo nguồn hoa. Nuôi ong bán chuyên nghiệp
với qui mô từ 50-149 đàn ong/chủ trại, chủ yếu đặt ong tại nhà nhưng di chuyển để
khai thác mật trong một số vụ mật chính hoặc khi nguồn hoa tại địa phương khan
hiếm. Và nuôi ong gia đình với quy mô từ 10 đến 49 đàn/hộ, thường nuôi ong nội
và đặt ong tại nhà, rất ít di chuyển theo nguồn hoa. (Trung tâm Nghiên cứu và Phát
triển ong, 2010). Quy mô trại nuôi ong ngoại cao hơn 2 lần so với trại nuôi ong nội
và quy mô các trại ong khu vực phía Nam cao gần gấp 2 lần so với khu vực phía
Bắc (Cục Chăn nuôi, 2011).
Các vấn đề kỹ thuật trong nuôi ong hiện nay: Người nuôi ong đều có
những kỹ thuật cơ bản để quản lý trại ong như biết các kỹ thuật tạo chúa, nhân đàn,
quản lý ong theo mùa, phát hiện và điều trị bệnh dịch hại… nhưng kiến thức về
giống thì rất ít người biết (như đánh giá về sức đẻ trứng của ong chúa, tỷ lệ cận
huyết của đàn ong… (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong, 2010).
Theo Cục chăn nuôi (2011), cả hai giống ong ngoại và ong nội đều bị gây hại
do thuốc bảo vệ thực vật. Giống ong ngoại vài năm gần đây cũng bị loại bệnh thối
ấu trùng gây hại nặng. Nhiều loại dịch bệnh trước đây là thứ yếu nhưng nay lại trở
thành dịch hại nguy hiểm và gây hại rất nặng như ký sinh chí nhỏ trên ong ngoại.
Hiện đã có giải pháp dùng chế phẩm probiotic để thay thế các loại kháng sinh như
Streptomycine, tetracyclien … đã được sử dụng trước đây.
1.1.3 Trữ lượng cây nguồn mật chính cho chăn nuôi ong và bước đi hoa
Những thực vật cung cấp cho con ong mật hoa và phấn hoa được gọi là cây
nguồn mật. Cây nguồn mật chính là những cây tiết nhiều mật, số cây nhiều, trồng
tập trung và khi các cây này nở hoa, ong có thể thu hoạch và dự trữ được mật trong
bánh tổ của chúng. Cây nguồn mật chỉ cung cấp đủ lượng mật phấn cho đàn ong
phát triển gọi là cây nguồn mật duy trì hỗ trợ. Cây nguồn mật chính quyết định sản
lượng mật thu được trong năm (Nguyễn Văn Long, Nguyễn Huy Trí, Bùi Thị Điểm,
Trần Thị Ngọc, 2004).
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong (2010) loại cây nguồn mật lá
chính của Việt Nam là cao su (mật từ cao su lá già và cao su lá non), keo, tràm. Số
lượng loại cây nguồn mật từ hoa rất đa dạng và chủ yếu là hoa cà phê, điều, nhãn,
vải, chôm chôm, cỏ cúc áo, táo, cỏ lào. Mật ong khai thác được với trữ lượng lớn
nhất và là nguồn mật xuất khẩu chủ yếu từ cây cao su, cà phê, gần đây còn có thêm
mật từ hoa điều, chôm chôm. Trong đó diện tích cao su là lớn nhất, năm 2009 cả
nước có 674.200 hecta cây cao su, 537.000 hecta cà phê và 398.100 hecta điều. So
với năm 1999 thì diện tích của 3 loại cây nguồn mật chính của Việt Nam đều tăng
(cây cao su tăng 41,4% , cà phê là 11% và điều là 53,5%). Ngoài ra các cây keo,
tràm, vải, chôm chôm, mè đã trở thành nguồn mật lớn. Một số loại cây không cho
mật như ngô, lúa, trinh nữ nhưng lại là những cây trồng rất quan trong nghề nuôi
ong vì nó cung cấp phấn hoa cho đàn ong phát triển.
Người nuôi ong di chuyển đàn ong đến nguồn hoa thuận lợi để khai thác sản
phẩm hoặc nuôi dưỡng ong trong vụ khó khăn. Các tỉnh phía Nam có 1 vụ mật
chính rất dài từ cao su lá già, điều, cao su lá non, cà phê, chôm chôm và chãn từ
cuối tháng 11 đến tháng tháng 5 tại các tỉnh có nguồn hoa tập trung như Đồng Nai,
Đắc Lắc, Gia Lai, Bình Phước, Lâm Đồng. Các tỉnh Tây Nguyên rất đa dạng về
loại cây nguồn mật, cây nguồn phấn, có khả năng nuôi ong quanh năm nhưng mùa
vụ thuận lợi nhất cho nuôi ong từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trước đây Đắc Lắc
và Gia Lai được coi là những tỉnh thuận lợi nhất với nghề nuôi ong của khu vực
phía Nam (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong, 2010).
Bảng 1.1: Danh mục các cây nguồn mật chính
Tên cây Thời gian thu hoạch Phân bố
Cà phê Tháng 11-T.3 năm sau Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai
Cao su Tháng 2 - Tháng 5. Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Đắk
Lắk, Gia Lai
Vải Tháng 4 - Tháng 5 Bắc Giang, Bắc Ninh
Chôm chôm Tháng 4 - Tháng 5 Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai
Nhãn Tháng 5 - Tháng 6 Tiền Giang, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Hưng Yên
Keo lá tràm Tháng 5 - Tháng 9 Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Thừa Thiên Huế, Quãng Nam, Quảng Ngãi,
Nghệ An, Hà Tĩnh
Tràm mắm Tháng 7 - Tháng 9 Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng
Tháp
Điều Tháng 11-T.1 năm sau Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương
(Nguyễn Văn Long và ctv, 2004; DongNaiHoney, 2011).
1.1.4 Tình hình sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ong
Giá trị sản xuất sản phẩm ong trong những năm gần đây có xu thế tăng dần
do tăng trưởng cả về số lượng đàn ong, năng suất mật ong và cả giá bán mật ong nội
địa cũng như xuất khẩu. Sản phẩm khai thác của ngành ong gồm có mật ong, phấn
hoa, sữa ong chúa, sáp ong, keo ong… Trong các loại sản phẩm ong thì mật ong là
sản phẩm có giá trị sản xuất cao nhất. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu mật ong của
Việt Nam đạt 31 triệu USD (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong, 2010).
Mật ong của Việt Nam tiêu thụ chủ yếu nhờ xuất khẩu (những năm gần đây
lượng mật xuất khẩu trên 85%), đây là thuận lợi cũng là thách thức của ngành ong
nếu quy trình sản xuất và quản lý chất lượng không đảm bảo. Hiện sản phẩm ong
chủ yếu được xuất sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU (Cục chăn nuôi, 2011)
Bảng 1.2: Sản lượng mật ong phân theo địa phương từ năm 2006-2010
Đơn vị: Tấn
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 (sơ
bộ)
Cả nước 16.746,8 15.658,5 9.959,1 11.548,9 11.944,3
Đồng bằng sông Hồng 852,5 1.478,7 793,4 885,3 1.250
Trung du và miền núi phía
Bắc
1.235,9 1.504,7 1.510 1.420 1.820
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
400,4 561,9 252,3 248,6 247,8
Tây Nguyên 10.875,5 9.603,2 4.251 6.590 5.957
Đông Nam Bộ 3.234 2.365,3 2.964 2.119 2.381
Đồng bằng sông Cửu Long 148,5 144,7 188,4 286 288,5
(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011)
1.1.5 Tình hình kinh tế và xã hội trong ngành ong
Một bộ phận người nuôi ong không qua đào tạo và trình độ về giống ong,
quản lý bệnh cũng như chất lượng sản phẩm còn thấp. Người nuôi ong sử dụng kinh
nghiệm là chính, kiến thức cơ bản còn thiếu và cơ hội được tiếp cận với các khóa
tập huấn không nhiều. Thông tin và các số liệu thống kê tin cậy về ngành ong từ địa
phương đến trung ương về cả cây nguồn mật, đàn ong, thị trường hiện còn thiếu
Cộng đồng thiếu hiểu biết về vai trò của ong mật trong thụ phấn cây trồng và
hệ thực vật. Do vậy ở một số tỉnh rất nhiều trại ong bị xua đuổi ra khỏi địa phương
khi người nuôi ong chuyển ong đến khai thác mật. Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật gây chết ong, không cảnh báo trước khi sử dụng khiến cho nghề nuôi ong
gặp nhiều rủi ro.
Người nuôi ong ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn tín dụng để đầu tư phát
triển sản xuất. (Cục chăn nuôi, 2011).
1.1.6 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan:
Hiện đã có những nghiên cứu về các loài ong mật, hướng dẫn nuôi ong,
việc sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi ong, tỷ lệ nước trong mật ong, hiệu quả
kinh tế của giống ong, giảm nghèo bằng nuôi ong ở Việt Nam và các nước trên
thế giới.
Margaret (2003) nghiên cứu giảm hộ nghèo bằng nghề nuôi ong cho phụ nữ
nông thôn Uganda cho thấy nuôi ong tạo ra cơ hội tốt cho phụ nữ để góp phần giảm
đói nghèo cho hộ gia đình bởi nghề này không cần thiết phải cần có đất đai.Việc
thực hiện của chương trình Dịch vụ tư vấn nông nghiệp quốc gia thông qua việc tư
vấn sản xuất, kiến thức và kỹ năng cũng như tổ chức cho họ để tiếp thị sẽ đóng một
vai trò lớn trong việc hỗ trợ các nhóm phụ nữ tổ chức nuôi ong tốt hơn, xem mhư
một nghề có hiệu quả kinh tế.Việc xây dựng một chính sách quốc gia để định hướng
phát triển nghề nuôi ong tạo cho phụ nữ có cơ hội tốt để tăng khả năng đóng góp
của họ vào việc giảm đói nghèo hộ gia đình và cải thiện của thu nhập của các hộ gia
đình. Sự hình thành hội nuôi ong là một yêu cầu để đảm bảo rằng, các vấn đề về
chất lượng và tiếp thị của mật ong và các sản phẩm của ong được đưa lên hàng đầu
và mang lại lợi ích cho tất cả những người sản xuất kể cả phụ nữ. Các chương trình
NMOS (Dịch vụ tư vấn nông nghiệp cho người nghèo và phụ nữ) có thể hỗ trợ sự
tham gia của các nhóm phụ nữ như một hiệp hội. Các sáng kiến của Chính phủ cung
cấp sự hỗ trợ rất cần thiết cho phụ nữ để các đại lý thu mua sản phẩm ong tham gia
như một tổ chức tín dụng, để mở đường cho họ đầu tư vào công nghệ tăng năng suất
và nâng cao chất lượng nhằm mang lại lợi nhuận cho người nuôi ong.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Đào tạo nghề Gokwe (2011) thì có thể phân
biệt được người nuôi ong thực thụ ở chỗ họ luôn có tinh thần ham học, say mê tìm
hiểu về lĩnh vực nuôi ong. Người nuôi ong là những người thực tế và do đó tự rút ra
nhiều kết luận từ những gì mà họ trải nghiệm trong nỗ lực học hỏi thêm của họ.
Võ Minh Châu (2008) nghiên cứu sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi ong
mật tại Bình Phước đã đưa ra kết quả: Tỷ lệ trại sử dụng kháng sinh trong chăn
nuôi ong mật tại tỉnh này tương đối cao. Các kháng sinh thường được người chăn
nuôi sử dụng là streptomycin, tetracycline. Việc sử dụng kháng sinnh chủ yếu điều
trị bệnh thối ấu trùng châu Âu, bệnh thối ấu trùng túi, bệnh tiêu chảy trên ong. Tỷ
lệ mẫu mật chứa kháng sinh tương đối cao. Thời gian bán huỷ của chloraphenicol,
streptomycin và oxytetracycline trong cầu ong (mật ong chưa khai thác, vẫn còn
chứa trong tổ ong) lần lượt là 58,02 ngày, 25,01 ngày và 118,57 ngày.
Nguyễn Văn Niệm (2001) đánh giá tiềm năng các loài ong mật đã đưa ra
kết quả nghiên cứu : Ở Việt Nam hiện có sáu loài ong mật đã được thu thập, phân
tích về các đặc điểm hình thái, sinh học, di truyền và đánh giá.Loài ong nôi (Apis
cerana) phân bố hầu như khắp đất nước, có thể tách thành 2 phân loài là Apis
cerana cerana ở miền Bắc và Apis cerana indica ở miền Nam. Không có sự khác
biệt đáng kể giữa các nhóm ong ngoại (Apis mellifera) đang nuôi ở Việt Nam.
Một số đặc điểm sinh học mang ý nghĩa kinh tế của ong ngoại cao hơn ong nội.
Ong khoái (Apis dorsata) phân bố ở khắp các vùng rừng núi nước ta. Ong đá (Apis
laboriosa) là loài mới được phát hiện ở Hòa Bình và Sơn La, còn ít được nghiên
cứu. Ong ruồi đỏ (Apis florea) phân bố ở trung du và rừng núi nước ta, có sự khác
nhau về tầm vóc cơ thể của các đàn ong ở miền Bắc và miền Nam. Ong ruồi đen
(Apis andenifomis) mới chỉ phát hiện ở rừng tràm U Minh.
Nguyễn Duy Hoan (2010) nghiên cứu khả năng sản xuất của hai giống ong
mật Apis cerana và Apis mellifera nuôi ở miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu đã tiến
hành theo dõi 1120 đàn ong nội apis cerana và 890 đàn ong Ý Apis Mellifera tại
3 tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ Và Bắc Giang trong thời gian 2 năm. Kết quả
nghiên cứu cho thấy khả năng sinh sản của ong chúa A. mellifera nuôi ở miền Bắc
Việt Nam cao hơn hẳn so với ong nội A. cerana, thể hiện ở các chỉ tiêu: số trứng
chúa đẻ ra/24h đạt 928,54 so với 412,13 của ong chúa nội, hệ số nhân đàn đạt 3,12
lần/năm so với 1,26 lần/năm của ong nội. Ngoài ra, ong A. mellifera còn có ưu
điểm hơn ong nội như khối lượng các cấp ong lớn, không bốc bay, tính tụ đàn cao,
khả năng chịu lạnh tốt. Khả năng chống chịu bệnh tật của ong nội (A. cerana) tốt
hơn so với ong Ý (A. mellifera), tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp của ong nội đạt 0 –
7,14%, trong khi ở ong Ý tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp phần lớn đều trên 5% số
đàn theo dõi. Ong Ý có số cầu bình quân/đàn đạt 9,84 cầu cao hơn so với ong nội
(5,18 cầu), năng suất của mật ong Ý cao hơn 2,96 lần so với ong nội. Mật ong Ý có
chất lượng tốt hơn so với ong nội thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ nước thấp hơn
(22,12 - 24,72% so với 23,72 - 29,80%), độ axit thấp hơn (11,13 – 50,22 mN/kg so
với 18,08 – 55,14 mN/kg), tỷ lệ hydrometyla furfurala thấp hơn (35,12 – 38,84
mg/kg so với 37,87 – 39,18 mg/kg). Tỷ lệ nước của cả mật ong nội và mật ong Ý
trong thí nghiệm đều cao hơn so với tiêu chuẩn (>21%), do vậy chưa đủ tiêu chuẩn
để xuất khẩu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình sơ chế đến hoạt tính chống oxy hóa của
phấn hoa của Lê Minh Hoàng, Nguyễn Minh Nam, Nguyễn Anh Khoa, Lê Văn Huy
(2009) cho kết quả : Quá trình sơ chế phấn hoa có ảnh hưởng tới hoạt tính chống
oxy hóa của phấn hoa. Sơ chế phấn hoa bằng phương phơi nắng làm cho hoạt tính
chống oxy hóa của phấn hoa mất đi rất nhiều. Nhiệt độ sấy phấn hoa có ảnh hưởng
đến hoạt tính chống ôxy hóa của phấn hoa và nhiệt độ sấy tối ưu của phấn hoa
trongmấy sấy chân không là 37
0
C.
Tóm lại, nuôi ong có từ rất lâu và đã có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực kỹ
thuật nuôi ong nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu nào về tác động kinh tế - xã
hội của nghề nuôi ong, đặc biệt đối với vấn đề giảm nghèo.
1.2 Tổng quan về địa bàn tỉnh Gia Lai
1.2.1 Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế liên quan đến việc phát triển ngành ong
Gia Lai là tỉnh cao nguyên miền núi. Địa hình cao nguyên chiếm gần 1/3
diện tích tự nhiên của tỉnh. Khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, phân chia làm 2
mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu tư tháng 5-6 đến tháng 10-11. .
Nhiệt độ trung bình từ 21-23
0
C và giảm dần theo độ cao. Do đặc điểm của địa hình
và khí hậu, nên Gia Lai có nhiều vùng sinh thái khác nhau, đây là thế mạnh để phát
triển kinh tế nông lâm nghiệp tổng hợp, đa dạng và phong phú, đồng thời rất phù
hợp để phát triển nghề nuôi ong.
Với diện tích đất tự nhiên 1.553.693 ha, trong đó chủ yếu là đất nông lâm
nghiệp, thảm thực vật phong phú, cơ cấu cây trồng đa dạng. Cây hàng năm chiếm
344.844 ha, trong đó cây lúa 59.748 ha, cây sắn 52.730 ha, cây ngô 56.887 ha .Cây
lâu năm chiếm 256.598 ha, trong đó cà phê 77.182 ha, cao su 83.269, chè 1.154 ha
(Cục Thống kê Gia Lai, 2011). Đây là những cây cho nguồn mật phấn chính của
tỉnh Gia Lai.
Gia Lai có sân bay Pleiku nối với các sân bay trong nước. Có cửa khẩu quốc
tế Đức Cơ nối với Campuchia, nhiều tuyến đường quốc lộ (14, 14C, 19, 25, ).
100% số xã có đường ô tô. Các tuyến đường liên huyện, liên thôn hệ thống đường
giao thông trên địa bàn đă từng bước được hoàn thiện. Có thể nói cơ sở hạ tầng khá
thuận lợi cho việc di chuyển ong theo nguồn hoa và chuyên trở sản phẩm sau thu
hoạch.
Dân số của tỉnh Gia Lai khoảng 1.303 ngàn người, trong đó dân số làm nghề
nông chiếm 75%. Tổng số hộ dân cư của tỉnh là 288.141 hộ. Trong đó hộ nghèo
chiếm 27,56% và hộ cận nghèo chiếm 5,91% (Cục Thống kê Gia Lai, 2011). Đây là
nguồn lao động khá dồi dào để có thể tham gia nuôi ong.
1.2.2 Dự án Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật nuôi ong,
khai thác, chế biến mật ong xuất khẩu tại tỉnh Gia Lai
Dự án thuộc Chương trình Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa
học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi đến năm
2010. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai là đơn vị thực hiện. Dự
án được triển khai từ năm 2007 đến năm 2010.
Mục tiêu của Dự án: Khai thác hiệu quả tiềm năng về trữ lượng cây nguồn
mật, đồng thời tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói
giảm nghèo, ổn định đời sống và an ninh xã hội ở địa phương. Phấn đấu đưa nghề
nuôi ong trở thành một ngành sản xuất hàng hóa mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh
tế, xã hội và môi trường cho tỉnh nhà. Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ong, phổ
cập các tiến bộ kỹ thuật cho cán bộ quản lý cơ sở cũng như các hộ chăn nuôi, ứng
dụng những công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
Kết quả đạt được của Dự án: Đào tạo được 10 kỹ thuật viên chuyên về nuôi
ong ngoại và 05 kỹ thuật viên chuyên về tinh lọc, giảm thủy phần mật ong. Tổ chức
02 lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ong ngoại, kỹ thuật tạo chúa, chia đàn, phòng trị
bệnh, khai thác và chế biến mật ong đạt chất lượng cao cho hơn 80 lượt người ở
huyện Ia Grai và thành phố Pleiku. Kết hợp với Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh
học và Công nghệ Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM tổ chức các
hội nghị, hội thảo và tham quan học hỏi các mô hình nuôi ong tiên tiến đã đạt hiệu
quả kinh tế cao cho các hộ nuôi ong. Thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo,
hội nghị, các hộ dân đã tiếp thu được các tiến bộ kỹ thuật để ứng dụng vào thực tế
sản xuất mang lại nhiều lợi ích cho chính họ và cho cộng đồng. Tổ chức chuyển
giao 06 quy trình công nghệ (04 quy trình công nghệ nuôi ong, khai thác, sơ chế,
bảo quản và kiểm tra kiểm soát chất lượng mật ong, phấn hoa và 02 quy trình phòng
trị bệnh) cho các kỹ thuật viên đồng thời phối hợp với người nuôi ong để tổ chức
thực hiện các mô hình ứng dụng các công nghệ này. Xây dựng được 06 mô hình
ứng dụng chuyển giao kỹ thuật nuôi ong tiên tiến và 01 mô hình ứng dụng và
chuyển giao công nghệ tinh lọc và giảm thủy phần mật ong, công suất đạt 1.000
tấn/năm. Xây dựng và triển khai 6 chuyên đề về kiến thức khoa học chăn nuôi ong
qua việc phát hành tài liệu và qua phương tiện thông tin đại chúng. Từ 300 đàn ong
giống (Apis mellifera carnica) được nhà nước hỗ trợ kinh phí năm 2007 cùng với
4.280 đàn ong Ý của các nông hộ tham gia mô hình, áp dụng quy trình công nghệ
tạo chúa, chia đàn, đến năm 2010 các kỹ thuật viên cùng các nông hộ đã nhân thêm
và chuyển đổi được 10.100 đàn ong ngoại có chất lượng tốt, thu được 336 tấn mật
ong đạt tiêu chuẩn Việt Nam và EU. Từ 06 hộ ban đầu tham gia mô hình ứng dụng
và chuyển giao kỹ thuật nuôi ong ngoại đến năm 2010 đã nhân rộng ra 120 hộ, trong
đó có 62 hộ nghèo. Mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ tinh lọc và giảm
thủy phần mật ong đã tinh lọc và giảm thủy phần được 940 tấn mật ong để cung ứng
cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Hỗ trợ thành lập một Công ty sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm ong mật.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Sinh kế và các nguồn vốn sinh kế
Sinh kế là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các nguồn lực
nhằm duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có thể bao gồm các khả năng và kỹ năng cá
nhân (nguồn lực con người), đất đai, tiền tích luỹ và các thiết bị (nguồn lực tự
nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ
giúp không chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã
hội) (Trần Sáng Tạo, 2011).
Các nguồn vốn sinh kế bao gồm:
Nguồn vốn con người:
Đây có lẽ là nhân tố quan trọng nhất. Nguồn lực con người thể hiện kĩ năng,
kiến thức, năng lực để lao động, và cùng với sức khỏe tốt giúp con người theo đuổi
những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của mình.
Ở mức hộ gia đình thì nguồn lực con người là yếu tố về số lượng và chất
lượng lao động sẵn có; yếu tố này thay đổi tùy theo số lượng người trong hộ, kĩ
năng lao động, khả năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe, v.v…Vốn con người bao
gồm tất cả các yếu tố, khả năng của mỗi thành viên trong cộng đồng, hộ gia đình
như: tuổi, giới tính, kinh nghiệm sản xuất, mối quan hệ họ hàng, trình độ học vấn,
khả năng ngôn ngữ
Nguồn vốn tài chính:
Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi có ý nghĩa quan trọng đối với việc
sử dụng thành công các yếu tố/tài sản khác. Nguồn tài chính nghĩa là các nguồn lực
tài chính (chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương) mà con người sử
dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Có hai nguồn tài chính cơ bản, đó là
nguồn vốn sẵn có và nguồn vốn vào thường xuyên. Nguồn vốn sẵn có: Thu nhập
hàng năm gồm tiền tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, vật nuôi, khoản vay tín dụng…
Nguồn vốn vào thường xuyên: trợ cấp, các khoản tiền chuyển nhượng từ nhà nước
hoặc các khoản tiền gửi.
Tìm hiểu nguồn lực tài chính cần xem xét: Thu nhập tiền mặt thường xuyên
từ nhiều nguồn khác nhau như bán sản phẩm, việc làm…; Khả năng tiếp cận các
dịch vụ tài chính về tín dụng và tiết kiệm từ các nguồn chính thức (như ngân hàng)
và các nguồn phi chính thức (chủ nợ, họ hàng); Xem tiết kiệm và những dạng tích
luỹ khác do tiền bán các sản phẩm nông nghiệp, số lượng vàng được tích luỹ, số đất
đai, công cụ sản xuất Tùy từng loại nguồn thu nhập hay nghề nghiệp khác nhau
mà đem lại các mức thu nhập khác nhau cho một hộ trong khu vực. Hơn nữa, vốn
tài chính là một loại tài sản sinh kế mà người nghèo thường có ít nhất trong các vốn.
Nguồn vốn vật chất:
Đề cập đến tài sản do con người tạo nên và các dạng tài sản vật chất. Nguồn
vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản (đường giao thông công cộng và cầu
cống, nhà máy điện, nhà máy nước, các nguồn cung cấp thông tin như báo chí, vi
tính, và các tài liệu đọc nghe khác…) và công cụ sản xuất hàng hóa (xe tải, máy
thông khí, máy phát điện, thuyền…) cần thiết để hỗ trợ sinh kế.
Cơ sở hạ tầng được hiểu là một loại hàng hóa công cộng sử dụng mà không
cần trả phí trực tiếp, bao gồm những thay đổi trong môi trường vật chất mà chúng
giúp con người đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình và đem lại nhiều lợi ích hơn.
Công cụ sản xuất hàng hóa là những công cụ và thiết bị mà con người sử dụng để
hoạt động mang lại năng suất cao hơn. Các công cụ đó có thể do một cá nhân hay
nhóm người sở hữu, cũng có thể thuê hoặc mua, phổ biến là đối với các thiết bị
phức tạp.
Nguồn vốn tự nhiên:
Là tư liệu sản xuất rất quan trọng đặc biệt là với hộ nông dân, nếu thiếu
nguồn vốn này sẽ khó khăn trong phát triển kinh tế kinh tế hộ. Nguồn lực tự nhiên
nếu xét trên phương diện một cộng đồng bao gồm các loại tài nguyên như đất đai,
tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học, tài nguyên nước, tài
nguyên khí hậu
Nguồn vốn xã hội:
Nguồn vốn xã hội là các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm theo
đuổi các mục tiêu sinh kế của mình. Các mục tiêu này được phát triển thông qua các
mạng lưới và các mối liên kết với nhau, tính đoàn hội của các nhóm chính thức, mối
quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi, và ảnh hưởng lẫn nhau.
Theo Lockhart (19970 và Thayer (1995), cơ cấu xã hội Việt Nam được đặc
trưng bởi sự tương tác giữa các hộ gia đình, láng giềng và làng xã mà mạng lưới xã
hội theo hàng ngang và dọc tồn tại bên trong cộng đồng. Mạng lưới xã hội trong
cộng đồng Việt Nam gồm hai loại: Mạng lưới tổ chức chính thống và mạng lưới
quan hệ họ hàng và láng giềng.
Mạng lưới tổ chức chính thống: Các tổ chức chính thống, hiệp hội đã đóng
một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ nhau trong việc
cải thiện kinh tế hộ gia đình và mức sống của người dân: Giúp tiếp cận thông tin về
các kỹ thuật mới để áp dụng cho sản xuất nông nghiệp, hướng đến cải thiện phúc lợi
kinh tế của hộ. Việc tham dự tại cuộc họp giúp người dân địa phương được đào tạo
về kỹ thuật và chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày và trong sản
xuất cũng như hỗ trợ tiếp cận tín dụng có sẵn. Nguồn lực xã hội còn thể hiện ở mức
độ tham gia vào các tổ chức xã hội, các nhóm hội địa phương. Những hộ tích cực
tham gia vào các tổ chức địa phương là những hộ có nguồn vốn xã hội tốt.
Mạng lưới quan hệ họ hàng và láng giềng: Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành
viên của gia đình về lao động và nguồn lực vẫn còn tồn tại. Chức năng chính của
mạng lưới gia đình và quan hệ họ hàng là nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Mối quan hệ
hàng xóm đã tồn tại bên trong mỗi thôn làng. Sự quan tâm và hỗ trợ của các thành
viên trong gia đình, họ hàng và hàng xóm có thể giúp người dân địa phương khắc
phục khó khăn của họ trong thời gian nguy khốn. Nguồn lực xã hội của một cộng
đồng thể hiện ở các mối quan hệ gíup đỡ lẫn nhau của người dân. Trong quy mô hộ
gia đình, nguồn lực xã hội thể hiện ở mức độ hiểu biết của các thành viên trong gia
đìnhh về các phương thức làm ăn, kinh nghiệm sản xuất, hay các mối quan hệ với
người khác trong và ngoài cộng đồng mà hộ sinh sống. Với những hộ gia đình các
thành viên có nhiều kinh nghiệm sản xuất, có trình độ hay các mối quan hệ xã hội
tốt sẽ có rất nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất, nhất là khi muốn vay tiền phát
triển sinh kế hay cần sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Mạng lưới xã hội được gắn
thông qua láng giềng và họ hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều
kiện thuận lợi cho quyết định đi làm ăn xa của lao động nông thôn.
.
2.1.2 Nghèo
Nghèo là tình trạng một số bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa
nhận tùy theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của từng địa phương.
Nghèo tuyệt đối: Đó là sự thiếu hụt so với mức sống (những nhu cầu) tối
thiểu. Nghèo tuyệt đối đề cập đến vị trí của một cá nhân, hộ gia đình trong mối
quan hệ với đường nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của họ cố định theo thời gian.
Nghèo tuyệt đối thường được tính trên những nhu cầu dinh dưỡng và một số hàng
hóa khác, do vậy một đường nghèo tuyệt đối được dùng để thực hiện các so sánh
nghèo đói.
Nghèo tương đối: Đó là sự thiếu hụt của các cá nhân/ hộ gia đình so với
mức sống trung bình đạt được. Sự thiếu hụt này dựa trên cơ sở một tỷ lệ nào đó so
với mức thu nhập bình quân của dân cư, có quốc gia xác định dựa trên 1/2 thu nhập
bình quân, có quốc gia lại dựa trên 1/3 thu nhập bình quân.
Để so sánh sự nghèo khổ giữa các quốc gia với nhau, người ta sử dụng khái
niệm nghèo tương đối. Để đấu tranh chống nạn nghèo cùng cực thì dùng khái niệm
nghèo tuyệt đối. Cách chọn khái niệm tùy theo mục đích mà mình theo đuổi. Tuy
nhiên, cả hai khái niệm trên đều không hoàn toàn đầy đủ. Khái niệm nghèo tuyệt
đối không tính đến sự khác nhau về mức sống ở các nước. Khái niệm nghèo tương
đối, không tính đến sự diễn biến của bối cảnh kinh tế xã hội, do đó không tính đến
diễn biến của những nhu cầu.
Giảm nghèo hay (XĐGN) chính là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao
mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số
lượng người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác, giảm nghèo là một quá trình
chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. Ở khía cạnh khác,
giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy
đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người.
Chuẩn nghèo: Để xác định hộ nghèo thì cần xây dựng chuẩn nghèo (tiêu chí
nghèo). Hầu hết chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu. Những người được
coi là nghèo khi mức sống của họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn mức tối
thiểu chấp nhận được, tức là thấp hơn chuẩn nghèo (đường nghèo). Những người có
mức thu nhập hoặc chi tiêu ở trên chuẩn này là người không nghèo hoặc đã vượt
nghèo, thoát nghèo.
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng đối với
khu vực thành thị và dưới 200.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và
giá trị tài sản bình quân đầu người ở mức trung bình của cộng đồng (xã) trở xuống;
Là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trên chuẩn nghèo 10.000 đồng trở
xuống đối với cả hai khu vực, nhưng giá trị tài sản bình quân đầu người ở mức thấp
hơn so với cộng đồng. (Chuẩn nghèo mới của Việt Nam áp dụng cho giai đoạn 2006
– 2010).
2.1.4 Áp dụng phương pháp phân tích sinh kế bền vững trong công tác giảm
nghèo
Theo Phạm Bảo Dương (2009) việc áp dụng phương pháp sinh kế bền vững
trong công tác giảm nghèo xuất phát từ 3 lý do:
a) Lý do thứ nhất: Thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế là cần thiết
cho việc giảm nghèo nhưng không có một liên hệ trực tiếp giữa
hai tác nhân này khi việc giảm nghèo hoàn toàn phụ thuộc vào
khả năng của người nghèo tự tìm kiếm các cơ hội để phát triển
kinh tế. Vì vậy, điều quan trọng là tìm ra chính xác cái gì đã ngăn
cản hoặc thách thức người nghèo cải thiện sinh kế của họ trong
điều kiện cụ thể.
b) Lý do thứ hai: Về nhận biết đói nghèo – như chính cảm nhận của
những người nghèo- không chỉ là vấn đề thu nhập thấp mà còn bao
gồm cả các yếu tố như tình trạng dễ bị tổn thương, cảm giác của
sự bất lực, chăm sóc y tế kém, giáo dục kém, thiếu các dịch vụ xã
hội … . Hơn nữa, đói nghèo hiện nay được xem là có mối liên kết
giữa các yếu tố gây ra nghèo đói và việc cải thiện yếu tố này có thể
có tác động tích cực đối với yếu tố kia. Chẳng hạn cải thiện giáo
dục có thể mang lại tác động tích cực cho việc chăm sóc y tế, mà
nó có thể tăng khả năng sản xuất.
c) Cuối cùng, chính người nghèo thường hiểu về họ và nhu cầu của
họ tốt nhất .
Có ba điểm cơ bản trong phương pháp sinh kế để giảm nghèo. Thứ nhất là
phương pháp chú trọng vào sinh kế của người nghèo, trong đó giảm nghèo phải là
mấu chốt. Thứ hai là loại bỏ cách tiếp cận theo bộ phận đầu vào (nông nghiệp, nước
sạch, hay y tế), thay vào đó là bắt đầu bằng việc phân tích các sinh kế hiện tại để
xác định các tác động phù hợp. Thứ ba là chú trọng sự tham gia của người nghèo
trong việc xác định các họat động phù hợp để triển khai (Lasse, 2001).
Phương pháp phân tích sinh kế bền vững: Sử dụng công cụ mang tên
“Khung sinh kế bền vững”. Khung sinh kế bền vững nêu lên những yếu tố chính
ảnh hưởng đến sinh kế người dân.
Bảng 2.1: Khung phân tích sinh kế của nông dân nghèo
Tự nhiên
Tài chính
Xã hội
Vật
chất
Con người
Bối cảnh
dễ tổn
thương
- Xu hướng
- Thời vụ
- Chấn động
(trong tự
nhiên và
môi trường,
thị trường,
chính trị,
chiến
tranh…)
Chính sách, tiến
trình và cơ cấu
-Ở các cấp khác
nhau của Chính
phủ, luật pháp,
chính sách công,
các động lực, các
qui tắc
-Chính sách và
thái độ đối với
khu vực tư nhân
-Các thiết chế
công dân, chính
trị và kinh tế (thị
trường, văn hoá)
Các chiến
lược SK
-Các tác nhân
xã hội (nam,
nữ, hộ gia
đình, cộng
đồng …)
-Các cơ sở tài
nguyên thiên
nhiên
-Cơ sở thị
trường
- Đa dạng
-Sinh tồn
hoặc tính bền
vững
Các kết quả SK
-Thu nhập nhiều hơn
-Cuộc sống thỏa
mãn hơn
-Giảm khả năng tổn
thương
-An ninh lương thực
được cải thiện
-Công bằng xã hội
được cải thiện
-Tăng tính bền vững
của tài nguyên thiên
nhiên
-Giá trị không sử
dụng của tự nhiên
được bảo vệ