Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Nhận Thức Và Mức Sẵn Lòng Trả Đối Với Thực Phẩm Biến Đổi Gene Trường Hợp Gạo Vàng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.82 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP. HỒ CHÍ MINH
****************
KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỐI VỚI
THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN: TRƯỜNG HỢP
GẠO VÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
LUẬN VĂN THẠC SĨ MÔI TRƯỜNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 2/ 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP. HỒ CHÍ MINH
****************
PHAN XUÂN VIỆT
KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỐI VỚI
THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN: TRƯỜNG HỢP
GẠO VÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 60 85 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ MÔI TRƯỜNG
Hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 2/ 2014

2
LỜI CẢM TẠ
Hoàn thành bài luận văn là một dấu mốc rất quan trọng đối với tôi, bởi nó giúp
tôi hiểu thế nào là hoạt động nghiên cứu khoa học thật sự. Điều đó khiến tôi thấy càng


trân trọng hơn những đóng góp của những người làm khoa học. Tôi xin gởi lời cảm ơn
chân thành đến Quý thầy cô trong khoa Địa Lý- trường Đại Học KHXH&NV TP. Hồ
Chí Minh cùng các thầy cô đã tham gia giảng dạy tại chương trình cao học của Quý
Khoa đã nhiệt tâm truyền thụ những kiến thức hết sức quý báu và những kinh nghiệm
rất thực tế cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Trên tất cả, tôi xin tỏ lòng tri ân và cảm tạ sâu sắc đến TS. Phan Thị Giác Tâm,
một người thầy luôn luôn tâm huyết với nghề và sẵn lòng nhiệt tâm để giúp đỡ học trò
trên con đường nghiên cứu khoa học. Cô đã không quản thời gian, công sức để hướng
dẫn, theo sát và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cám ơn sự hợp tác và lòng nhiệt thành của cư dân tại các
quận, huyện trên địa bàn thành phố. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát
thực tế.
Xin gởi cảm tạ đến bạn bè thân hữu thuộc lớp cao học khóa 2010-2012, đã luôn
động viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và luôn tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu đề tài luận văn này.
Kết lời, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn đồng hành cùng tôi.
Trân trọng cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2014
Học viên cao học
Phan Xuân Việt

3
TÓM TẮT
PHAN XUÂN VIỆT, tháng 1 năm 2013. “KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ MỨC
SẴN LÒNG TRẢ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GENE: TRƯỜNG HỢP GẠO
VÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
PHAN XUAN VIET. January, 2013. “Survey Awareness And Willingness To
Pay For Genetically Modified Foods: The Case Of Golden Rice in Ho Chi Minh
City”.
Mục tiêu chính của đề tài là khảo sát nhận thức về vệ sinh an toàn thực

phẩm(VSATTP), thực phẩm biến đổi gen và mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với
gạo Vàng – một loại gạo biến đổi gen tại một số quận huyện trên địa bàn thành TP.HCM.
Phương pháp được sử dụng trong đề là phương pháp định giá ngẫu nhiên(Contingent
Valuation Method - CVM). Đề tài tiến hành phỏng vấn và điều tra thống kê ngẫu nhiên
232 người tại quận 6, quận 9, quận Thủ Đức, quận Gò Vấp và huyện Củ Chi.
Kết quả thống kê cho thấy có đến 83,7% người được khảo sát cho rằng thực phẩm
hiện nay trên thị trường là ít hoặc không an toàn. Điều đó dẫn đến việc người dân tại
TP.HCM rất quan tâm đến cách thức bảo đảm VSATTP như chọn mua các thực phẩm an
toàn, rõ nguồn gốc (48,6%), bảo quản và chế biến thực phẩm hợp vệ sinh(38,5%), đồng
thời tìm mua thực phẩm an toàn tại những nơi đáng tin cậy( trong siêu thị: 49,1%, nơi
quen biết, có uy tín: 37,9%). Phản ứng của người dân đối với thực phẩm biến đổi gen
(TPBĐG) khá tích cực. Kết quả khảo sát cho thấy 47,4% người được phỏng vấn ủng hộ
việc phổ biến TPBĐG, 16,8% phản đối và 35,8% không có ý kiến. Một vấn đề quan trọng
khác là có đến 90,9% người được khảo sát cho rằng cần dán nhãn cho các TPBĐG. Cụ thể
trong trường hợp gạo Vàng – một loại gạo biến đổi gen thì kết quả điều tra cho thấy có
94,3% số người đồng ý mua gạo Vàng, 5,7% không đồng ý. Trong số những người đồng ý
mua gạo Vàng có 37% trả giá cao hơn gạo thông thường vì họ cho rằng loại gạo này tốt
cho sức khỏe, 30,6% trả giá thấp hơn gạo thường vì những lợi ích của GV là chưa chắc
chắn. WTP trung bình cho sản phẩm GV là 16957 đồng/kg. Các nhân tố có ảnh hưởng đến
WTP đối với GV là trình độ học vấn, thu nhập, việc ủng hộ phổ biến TPBĐG và độ tuổi
người được phỏng vấn. Qua nghiên cứu cho thấy có thể phổ biến gạo Vàng tại Tp. HCM.

4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CNBĐG Công Nghệ Biến Đổi Gen
TPBĐG Thực Phẩm Biến Đổi Gen
GMC Cây trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop)
GMO Sinh Vật Biến Đổi Gen (Genetically Modified Organism)
GV Gạo Vàng (Golden Rice)

CVM Phương Pháp Định Giá Ngẫu Nhiên (Contingent Valuation
Method )
WTP
Willingness To Pay (Mức Sẵn Lòng Trả)
WTA
Willingness To Accept (Mức Sẵn Lòng Chấp Nhận)
EU European Union (Liên minh châu Âu)
TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
VSATTP Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

5
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Tình hình gieo trồng các loại GMC tại khu vực Mỹ La Tinh 18
Bảng 2.2. Tình hình gieo trồng các loại cây trồng biến đổi gene tại châu Âu 19
Bảng 3.1. Các biến đưa vào mô hình và kì vọng dấu 41
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 44
Bảng 4.2. Đặc điểm về trình độ học vấn và nghề nghiệp của dân số vùng nghiên cứu 46
Bảng 4.3. Đặc điểm về trình độ học vấn và nghề nghiệp của dân số vùng nghiên cứu 47
Bảng 4.4. Mức độ hiểu biết của người dân về ngộ độc thực phẩm 49
Bảng 4.5. Nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm 50
Bảng 4.6. Nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm 52
Bảng 4.7. Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của thực phẩm biến đổi gen 53
Bảng 4.8. Phản ứng của người dân về việc phổ biến TPBDG cho người dân 54
Bảng 4.9. Thông tin về gạo Vàng 55
Bảng 4.10. Mức sẵn lòng trả của người dân đối với GV 57
Bảng 4.11. Kết xuất mô hình hồi quy tuyến tính 59

6
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Sơ đồ tổng giá trị kinh tế của một loại tài nguyên 28

Hình 3.2. Các phương pháp định giá tài nguyên môi trường 29

7
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ 3
Hoàn thành bài luận văn là một dấu mốc rất quan trọng đối với tôi, bởi nó giúp
tôi hiểu thế nào là hoạt động nghiên cứu khoa học thật sự. Điều đó khiến tôi thấy
càng trân trọng hơn những đóng góp của những người làm khoa học. Tôi xin gởi
lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô trong khoa Địa Lý- trường Đại Học
KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh cùng các thầy cô đã tham gia giảng dạy tại chương
trình cao học của Quý Khoa đã nhiệt tâm truyền thụ những kiến thức hết sức quý
báu và những kinh nghiệm rất thực tế cho tôi trong suốt thời gian học tập 3
Trên tất cả, tôi xin tỏ lòng tri ân và cảm tạ sâu sắc đến TS. Phan Thị Giác Tâm,
một người thầy luôn luôn tâm huyết với nghề và sẵn lòng nhiệt tâm để giúp đỡ
học trò trên con đường nghiên cứu khoa học. Cô đã không quản thời gian, công
sức để hướng dẫn, theo sát và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn 3
Tôi cũng xin trân trọng cám ơn sự hợp tác và lòng nhiệt thành của cư dân tại các
quận, huyện trên địa bàn thành phố. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi trong quá trình
khảo sát thực tế 3
Xin gởi cảm tạ đến bạn bè thân hữu thuộc lớp cao học khóa 2010-2012, đã luôn
động viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và luôn tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài luận văn này 3
Kết lời, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn đồng hành cùng tôi 3
Trân trọng cảm ơn 3
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2014 3
Học viên cao học 3
Phan Xuân Việt 3
TÓM TẮT 4
PHAN XUÂN VIỆT, tháng 1 năm 2013. “KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ MỨC

SẴN LÒNG TRẢ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GENE: TRƯỜNG HỢP
GẠO VÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” 4

8
PHAN XUAN VIET. January, 2013. “Survey Awareness And Willingness To Pay
For Genetically Modified Foods: The Case Of Golden Rice in Ho Chi Minh City”.
4
Mục tiêu chính của đề tài là khảo sát nhận thức về vệ sinh an toàn thực
phẩm(VSATTP), thực phẩm biến đổi gen và mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng
đối với gạo Vàng – một loại gạo biến đổi gen tại một số quận huyện trên địa bàn
thành TP.HCM. Phương pháp được sử dụng trong đề là phương pháp định giá
ngẫu nhiên(Contingent Valuation Method - CVM). Đề tài tiến hành phỏng vấn và
điều tra thống kê ngẫu nhiên 232 người tại quận 6, quận 9, quận Thủ Đức, quận
Gò Vấp và huyện Củ Chi 4
Kết quả thống kê cho thấy có đến 83,7% người được khảo sát cho rằng thực
phẩm hiện nay trên thị trường là ít hoặc không an toàn. Điều đó dẫn đến việc
người dân tại TP.HCM rất quan tâm đến cách thức bảo đảm VSATTP như chọn
mua các thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc (48,6%), bảo quản và chế biến thực
phẩm hợp vệ sinh(38,5%), đồng thời tìm mua thực phẩm an toàn tại những nơi
đáng tin cậy( trong siêu thị: 49,1%, nơi quen biết, có uy tín: 37,9%). Phản ứng
của người dân đối với thực phẩm biến đổi gen (TPBĐG) khá tích cực. Kết quả
khảo sát cho thấy 47,4% người được phỏng vấn ủng hộ việc phổ biến TPBĐG,
16,8% phản đối và 35,8% không có ý kiến. Một vấn đề quan trọng khác là có đến
90,9% người được khảo sát cho rằng cần dán nhãn cho các TPBĐG. Cụ thể trong
trường hợp gạo Vàng – một loại gạo biến đổi gen thì kết quả điều tra cho thấy có
94,3% số người đồng ý mua gạo Vàng, 5,7% không đồng ý. Trong số những người
đồng ý mua gạo Vàng có 37% trả giá cao hơn gạo thông thường vì họ cho rằng
loại gạo này tốt cho sức khỏe, 30,6% trả giá thấp hơn gạo thường vì những lợi ích
của GV là chưa chắc chắn. WTP trung bình cho sản phẩm GV là 16957 đồng/kg.
Các nhân tố có ảnh hưởng đến WTP đối với GV là trình độ học vấn, thu nhập,

việc ủng hộ phổ biến TPBĐG và độ tuổi người được phỏng vấn. Qua nghiên cứu
cho thấy có thể phổ biến gạo Vàng tại Tp. HCM 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
CHỮ VIẾT TẮT 5

9
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 5
CNBĐG 5
Công Nghệ Biến Đổi Gen 5
TPBĐG 5
Thực Phẩm Biến Đổi Gen 5
GMC 5
Cây trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop) 5
GMO 5
Sinh Vật Biến Đổi Gen (Genetically Modified Organism) 5
GV 5
Gạo Vàng (Golden Rice) 5
CVM 5
Phương Pháp Định Giá Ngẫu Nhiên (Contingent Valuation Method ) 5
Willingness To Pay (Mức Sẵn Lòng Trả) 5
Willingness To Accept (Mức Sẵn Lòng Chấp Nhận) 5
EU 5
European Union (Liên minh châu Âu) 5
TP.HCM 5
Thành Phố Hồ Chí Minh 5
VSATTP 5
Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm 5
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU 6
DANH MỤC HÌNH ẢNH 7
MỤC LỤC 8

12
Chương 1: MỞ ĐẦU 13
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 17
Ngày 25 tháng 4 năm 2012, chính phủ đã ban hành nghị định 38/2012/NĐ-CP quy
định chi tiết một số điều của luật an toàn thực phẩm. Trong đó, lần đầu tiên chính
phủ có quy định rằng tất cả những sản phẩm có mức độ biến đổi gene trên 5%

10
buộc phải dán nhãn để phân biệt và cho người tiêu dùng tự do lựa chọn sản phẩm.
Đồng thời chính phủ cũng quy định danh mục các sinh vật biến đổi gene được cấp
giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm tại mục 1 chương VI nghị
định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 về an toàn sinh học đối với sinh
vật biến đổi gene, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gene. Tuy
nhiên hiện nay nghị định này vẫn chưa được triển khai cụ thể để kiểm soát thị
trường thực phẩm 25
Chương 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
Khảo sát cho thấy vai trò quản lí của nhà nước trong việc đảm bảo VSATTP là
vô cùng quan trọng. Việc hoàn thiện biện pháp cụ thể và chặt chẽ về kiểm soát thị
trường thực phẩm sẽ giúp người dân an tâm trong tiêu dùng. Tâm lí một bộ phận
dân cư hiện nay chưa tin tưởng vào khả năng kiểm soát của cơ quan chức năng
trước tình hình VSATTP còn nhiều hạn chế như hiện nay 66
Việc quản lý chất lượng và VSATTP đối với TPBĐG hiện là mối quan tâm của
người dân TPHCM, vì thế trách nhiệm của các cơ quan hữu quan như Sở Tài
nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục An toàn vệ
sinh thực phẩm - Bộ Y tế, Cục Quản lý Cạnh tranh… là rất quan trọng 66
Nhà nước đã có nghị định về việc dán nhãn cho các loại TPBĐG có tỉ lệ thay đổi
gene từ 5% trở lên. Điều cần làm là áp dụng rộng rãi và tăng cường tính minh
bạch trong khâu quản lí để luật pháp phát huy tác dụng như nó được kì vọng.66

Tiến hành xây dựng phòng thí nghiệm chuyên trách kiểm định thành phần biến
đổi gen trong thực phẩm với máy móc thiết bị đạt chuẩn quốc tế ; thường xuyên
thanh tra các cơ sở sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ
di truyền trong nông nghiệp và cho việc tiêu thụ mặt hàng biến đổi gen phổ biến
hơn 66
Cần đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng GMO ở Việt Nam
vì nước ta là nước nông nghiệp, các hoạt động kinh tế dựa trên ngành này rất

11
nhiều và có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Đồng thời cũng gia tăng
khả năng kiểm soát những loại TPBĐG được nhập ngoại vào nước ta 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Việt Nam 67
PHỤ LỤC 70
Phụ lục 1: thống kê mô tả mức sẵn lòng trả đối với gạo Vàng 70
Phụ lục 2: kết xuất mô hình hồi quy tuyến tính về mức sẵn lòng trả 70
Phụ lục 2: Phiếu điều tra phỏng vấn về WTP 73


12
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày 31 tháng 10 năm 2011, là một dấu mốc quan trọng khi dân số thế giới đạt
mức bảy tỉ người. Ngành nông nghiệp thế giới đứng trước những khó khăn và thách
thức ngày càng lớn nhằm đảm bảo nguồn lương thực cho thế giới khi mà diện tích đất
canh tác ngày càng giảm và các vùng đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng ngày càng rõ rệt
hơn của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trước tình hình đó, những giải pháp liên quan đến
công nghệ sinh học nhằm tăng năng xuất và phẩm chất cây trồng, vật nuôi được xem
xét phát triển. Một trong số đó là công nghệ biến đổi gen (CNBĐG). Thực phẩm biến
đổi gen (Genetically Modified - GM) chứa đựng những phẩm chất vượt trội so với thực

phẩm thông thường nhưng cũng chứa đựng không ít những quan ngại đang tạo ra
những phản ứng trái chiều của người sử dụng trên toàn thế giới.
Nhờ những lợi ích to lớn và lâu dài cho môi trường, kinh tế và an sinh xã hội, cây
trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop-GMC ) tiếp tục được trồng rộng rãi ở
25 nước, tính đến năm 2008- năm thứ 13 GMC được đưa vào thương mại hóa trên thị
trường(Clive James, 2008). GMC đang ngày càng được chấp nhận và mở rộng diện
tích ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi, trong đó các quốc gia trồng nhiều nhất là Hoa Kì
62,5 triệu ha, Achentina 21, Ấn Độ 7,6 triệu ha…(Clive James, 2008). Với năng suất
vượt trội cùng với những khả năng có thể kháng thuốc diệt cỏ, một số loại sâu bệnh,
GMC hứa hẹn có thể trở thành thay thế những loại cây trồng hiện tại với vai trò đảm
bảo an ninh lương thực khi dân số thế giới tăng nhanh. Một trong những lí do khiến
cho GMC có thể được chấp nhận một cách rộng rãi ở các quốc gia trên là khả năng đáp
ứng của chúng đối với nhu cầu sản xuất nhiên liệu sinh học - một trong những vấn đề
quan trọng không kém khi nguồn nhiên liệu hóa thạch của thế giới ngày càng cạn kiệt.
Những quan ngại về độ an toàn của thực phẩm GM với người sử dụng là nguyên
nhân chính dẫn đến các loại GMC chưa được phổ biến trên toàn thế giới. GMC có thể
tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người do những gen được biến
đổi sẽ làm lờn thuốc kháng sinh, gây dị ứng…, thêm vào đó GMC có thể phát tán tràn
lan những gen bị biến đổi vào môi trường gây ra sự xáo trộn và biến đổi quần xã sinh

13
vật kế cận với nó…(Clive James, 2008). Những quan ngại trên đã gây ra làn sóng phản
đối ở hầu hết các nước châu Âu, Nhật Bản,…
Tại Việt Nam, thực phẩm GM còn khá lạ lẫm và có rất ít thông tin về các loại
thực phẩm này được phổ biến cho tất cả người dân. Với vai trò quốc gia đứng thứ hai
thế giới về xuất khẩu lúa gạo, nên hình ảnh lúa gạo rất quen thuộc với người dân Việt
Nam. Hiện nay, đã có những nghiên cứu về gạo biến đổi gen, một trong số đó là nghiên
cứu của các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ và Đức. Họ đã dựa trên công nghệ biến đổi gen để
tích hợp vào hạt gạo các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Loại gạo biến đổi
gen này có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng trong đó đáng chú ý là “Gạo Vàng”(GV) -

có chứa Beta-Caroten và một lượng lớn chất sắt. Vì thế khi sử dụng loại gạo này sẽ làm
tăng hàm lượng vitamin và sắt trong cơ thể, giúp tránh được các bệnh liên quan đến
việc thiếu hụt dinh dưỡng (Trần Văn Đạt, 2011). Tuy nhiên loại gạo này mới được
trồng thử nghiệm ở Philippin và còn rất xa lạ ở Việt Nam. Thêm vào đó, hiện có rất
nhiều thông tin trái chiều về những ảnh hưởng của thực phẩm GM. Những thực nghiệm
về tác dụng của GV vẫn chưa được xác thực rõ ràng.
TPBĐG đã xuất hiện rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới và tạo ra những phản
ứng trái chiều khác nhau về việc có nên chấp nhận và phổ biến loại thực phẩm này hay
không. Tại Việt Nam mặc dù TPBĐG đã xuất hiện trên thị trường nhưng phản ứng của
người tiêu dùng về loại thực phẩm này là chưa rõ ràng, mức độ nhận thức của họ như
thế nào, những yếu tố nào có ảnh hưởng đến nhận thức và WTP của họ cho gạo Vàng –
một loại gạo biến đổi gen.
Trên cơ sở đó tôi thực hiện đề tài: “Khảo Sát Nhận Thức Và Mức Sẵn Lòng Trả Đối
Với Thực Phẩm Biến Đổi Gene: Trường Hợp Gạo Vàng Tại Thành Phố Hồ Chí
Minh” để tìm hiểu nhận thức của người tiêu dùng tại TP.HCM về TPBĐG nói chung,
GV nói riêng và mức sẵn sàng trả để được sử dụng loại gạo biến đổi gene. Qua nghiên
cứu có thể đóng góp cho việc hoàn thiện chính sách đối với phổ biến TPBĐG tại Việt
Nam.

14
1.2. Mục Tiêu nghiên Cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Khảo sát nhận thức của người dân về thực phẩm GM, cụ thể ở đây là loại gạo
Vàng, qua đó có thể đánh giá mức độ tin cậy và chấp nhận của người dân khi loại gạo
này xuất hiện trên thị trường. Dựa trên việc khảo sát nhận thức có thể tiếp cận mức sẵn
lòng chi trả cho thực phẩm GM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
– Khảo sát nhận thức của người dân đối với vấn đề an toàn thực phẩm.
– Khảo sát nhận thức của người dân đối với gạo Vàng.
– Xác định mức sẵn lòng trả và những yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của

người dân đối với gạo Vàng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích những lợi ích và rủi ro tiềm tàng mà gạo biến đổi gen
mang lại, qua đó khảo sát nhận thức của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh về thực
phẩm GM nói chung và gạo biến đổi gen nói riêng. Sau đó khảo sát mức sẵn lòng trả
của người dân đối với gạo Vàng - một loại gạo biến đổi gen.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài là người dân thuộc một số quận, huyện
thuộc địa bàn TP.HCM. Đặc biệt là những quận, huyện có dân số đông với thành phần
dân cư đa dạng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả của cuộc khảo sát. Sự đa dạng trong đối tượng dân cư giúp giảm sai số trong phân
tích thống kê.
1.5. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tiến hành khảo sát nhận thức và mức sẵn lòng trả của người dân đối với
gạo Vàng trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2011. Nhận thức của người dân
có sự thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức sẵn lòng
trả của họ cho các sản phẩm biến đổi gen. Vì thế với kết quả khảo sát được, tôi chỉ

15
đánh giá và kết luận về phản ứng của người dân đối với thực phẩm biến đổi gen trong
thời gian khảo sát.
Nghiên cứu được tiến hành tại một số quận huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Mặc dù thành phần dân cư ở đây rất đa dạng nhưng chưa đủ sức đại diện cho
toàn bộ người dân Việt Nam. Do vậy, những kết luận từ đề tài chỉ nhắm vào nhận thức
về thực phẩm GM tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.6. Cấu Trúc Luận Văn
Luận văn được chia thành năm chương. Chương 1 trình bày lý do, ý nghĩa của
việc chọn đề tài, vấn đề được đặt ra trong đề tài thực sự cấp thiết cần phải giải quyết.
Đồng thời cũng đề ra các mục tiêu cụ thể mà đề tài cần phải đạt được nhằm giải quyết
vấn đề đã đặt ra. Chương tiếp theo nói về tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài nghiên

cứu. Đây là phần khá quan trọng của bài nghiên cứu, nó cho thấy những phương pháp
và nghiên cứu trước đây về thực phẩm GM. Từ đó tôi đưa ra hướng nghiên cứu và phát
triển đề tài. Bất kì nghiên cứu thực tiễn nào cũng đều phải dựa trên cơ sở lý thuyết và
những phương pháp nghiên cứu phù hợp. Nội dung của chương 3 sẽ trình bày những
luận điểm quan trọng nhất của phương pháp phổ biến hiện nay trong nghiên cứu về an
toàn thực phẩm. Tiếp đến là chương 4 – chương quan trọng nhất của đề tài, sẽ trình bày
những kết quả đạt được trong suốt quá trình nghiên cứu. Nhận thức của người tiêu
dùng đối với thực phẩm GM nói chung và gạo Vàng nói riêng hiện nay như thế nào,
đồng thời tôi cũng khảo sát mức sẵn lòng trả của họ đối với loại gạo biến đổi gen này.
Trên cơ sở đó tiến hành phân tích những yếu tố tác động đến mức sẵn lòng trả. Sau hết,
từ kết quả đạt được, đề tài đi đến kết luận và kiến nghị với mong muốn đóng góp cho
việc phát triển và phổ biến thực phẩm GM tại Việt Nam.

16
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Lịch sử phát triển TPBĐG trên thế giới
2.1.1. Khái quát về thực phẩm biến đổi gen
Sinh vật biến đổi gen (Genetically Modified Organism - GMO) là những sinh vật
được thay đổi vật liệu di truyền (ADN) bằng công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi
là công nghệ gen ( trích dẫn bởi Huỳnh Thị Mai, 2011). GMO đã xuất hiện hơn 2 thập
kỷ nay. GMO là sinh vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn chủ
quan của con người. Ngoài ra cũng có thể có những sinh vật được tạo ra do quá trình
lan truyền, biến đổi của gen trong tự nhiên. GMO có nhiều loại khác nhau. Nó có thể là
các sinh vật có gen bị biến đổi do tác nhân đột biến nhân tạo như các tia bức xạ hay
hoá chất. Nó cũng có thể là các sinh vật chuyển gen bao gồm động vật, thực vật hay vi
sinh vật, thậm chí là con người. Tuy nhiên, khi nói đến GMO người ta thường đề cập
đến các cơ thể sinh vật mang các gen của một loài khác để tạo ra một dạng chưa hề tồn
tại trong tự nhiên.
Trên 98% số lượng GMO đã được đưa vào môi trường là thực vật biến đổi gen-
GMC ( trích dẫn bởi Huỳnh Thị Mai, 2011). Vi sinh vật biến đổi gene và động vật biến

đổi gene chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số ấy.
2.1.2. Lịch sử phát triển cây trồng biến đổi gen
Việc thử nghiệm ngoài đồng đầu tiên là cây thuốc lá biến đổi gen kháng thuốc
diệt cỏ, được tiến hành ở Mỹ và Pháp vào năm 1986. GMC được bắt đầu trồng thương
mại đại trà từ năm 1996. Trong 13 năm, từ 1996 đến 2008, số nước trồng GMC đã lên
tới con số 25 - một mốc lịch sử - một làn sóng mới về việc đưa GMC vào canh tác, góp
phần vào sự tăng trưởng rộng khắp toàn cầu và gia tăng đáng kể tổng diện tích trồng
GMC trên toàn thế giới lên 73,5 lần (từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 125 triệu ha năm
2008). Trong năm 2008, tổng diện tích đất trồng GMC trên toàn thế giới từ trước tới
nay đã đạt 800 triệu ha. Năm 2008, số nước đang phát triển canh tác GMC đã vượt số
nước phát triển trồng loại cây này (15 nước đang phát triển so với 10 nước công

17
nghiệp), dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nâng tổng số
nước trồng GMC lên 40 vào năm 2015( trích dẫn bởi Huỳnh Thị Mai, 2011).
2.2. Lợi ích và hạn chế tiềm tàng của cây trồng biến đổi gen
2.2.1. Lợi ích của cây trồng biến đổi gen
2.1.1.1. Đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế giới
GMC có thể giúp ổn định tình hình an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực
trên thế giới, bằng cách làm tăng nguồn cung lương thực, đồng thời làm giảm chi phí
sản xuất, từ đó làm giảm lượng nhiên liệu hóa thạch cần sử dụng trong các hoạt động
nông nghiệp, giảm bớt một số tác động bất lợi gắn với sự biến đổi khí hậu.(Clive
James, 2008)
2.1.2.1. Giảm phá rừng do hoạt động nông nghiệp
GMC có lợi tiềm tàng đối với môi trường. GMC giúp bảo tồn các nguồn lợi tự
nhiên, sinh cảnh và động, thực vật bản địa. Thêm vào đó, GMC góp phần giảm xói
mòn đất, cải thiện chất lượng nước, cải thiện rừng và nơi cư trú của động vật hoang dã.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là giải pháp giúp bảo tồn
đất trồng, cho phép tăng sản lượng thu hoạch cây trồng trên 1,5 tỷ ha đất trồng hiện có,
xoá bỏ tình trạng phá rừng làm nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học tại các cánh

rừng và khu bảo tồn trên khắp thế giới. Theo ước tính, hàng năm các nước đang phát
triển mất khoảng 13 triệu ha rừng vì các hoạt động nông nghiệp(Clive James, 2008).
2.1.3.1. Góp phần xoá đói giảm nghèo
Thống kê cho thấy 50% những người nghèo nhất trên thế giới là người nông dân ở
các nước đang phát triển, nghèo tài nguyên, 20% còn lại là những người nông dân
không có đất trồng, phụ thuộc hoàn toàn vào nghề nông.Vì thế, tăng thu nhập cho
người nông dân nghèo sẽ đóng góp trực tiếp vào quá trình xoá đói giảm nghèo trên thế
giới, tác động trực tiếp đến 70% người nghèo trên toàn thế giới (Clive James, 2008).

18
Tính đến thời điểm hiện tại, các giống bông và ngô biến đổi gen đã mang lại lợi
nhuận cho hơn 12 triệu nông dân nghèo ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi,
Philippin và số người hưởng lợi sẽ cao hơn trong thập niên thứ hai này. Trong đó việc
tập trung phát triển các giống gạo biến đổi gen có thể mang lại lợi nhuận cho khoảng
250 triệu hộ nông dân nghèo canh tác lúa ở châu Á.
2.1.4.1. Giảm tác hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi trường
Hoạt động nông nghiệp truyền thống của con người có tác động rất lớn với môi
trường. Sử dụng công nghệ sinh học, có thể giảm đáng kể các tác hại đó. Trong thập
niên đầu tiên ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tiên tiến này đã giúp giảm
lượng lớn thuốc trừ sâu, giảm lượng xăng dầu cần sử dụng trong các hoạt động nông
nghiệp, giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường do cày xới đất, bảo tồn đất và độ ẩm
nhờ phương pháp canh tác không cần cày xới, giúp đất trồng hấp thu được một lượng
lớn khí CO2 từ không khí.
2.1.5.1. Tăng hiệu quả sản xuất nhiên liệu sinh học
Công nghệ sinh học có thể giúp tối ưu hoá chi phí sản xuất nhiên liệu sinh học thế
hệ thứ nhất và thứ hai, nhờ tạo ra các giống cây chịu tác động của môi trường (khô hạn,
nhiễm mặn, nhiệt độ khắc nghiệt…) hoặc các tác động của sinh vật (sâu bệnh, cỏ
dại…), nâng cao năng suất thu hoạch của cây trồng, bằng việc thay đổi cơ chế trao đổi
chất của cây. Sử dụng công nghệ sinh học, các nhà khoa học cũng có thể tạo ra những
enzym đẩy nhanh quá trình chuyển hoá của nguyên liệu sản xuất thành nhiên liệu sinh

học(Clive James, 2008).
2.1.6.1. Góp phần ổn định các lợi ích kinh tế
Khảo sát gần đây nhất của Brooks và Barfoot, 2009 về tác động của GMC trên
toàn cầu từ năm 1996 đến 2007 cho thấy lợi nhuận mà GMC mang lại cho riêng những
người nông dân trồng chúng trong năm 2007 đạt 10 tỷ USD (6 tỷ USD ở các nước
đang phát triển, 4 tỷ USD ở các nước công nghiệp). Tổng lợi nhuận trong giai đoạn
1996 - 2007 đạt 44 tỷ USD (trích dẫn bởi Clive James, 2008) từ các nước đang phát
triển và nước công nghiệp.

19
2.2.2. Tác hại tiềm tàng của cây trồng biến đổi gen
2.2.1.1. Đối với sức khỏe con người
Bên cạnh những lợi ích cơ bản của GMO, theo nhiều nhà khoa học thế giới, thì
loại thực phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe cộng
đồng, như khả năng gây dị ứng, làm lờn thuốc kháng sinh, có thể tạo ra độc tố và gây
độc lâu dài cho cơ thể, v.v Đây là một trong những tranh luận chủ yếu và vấn đề chỉ
được tháo gỡ khi chứng tỏ được rằng protein có được từ sự chuyển đổi gen không phải
là chất gây dị ứng.
Gen kháng sinh có thể được chuyển vào các cơ thể vi sinh vật trong ruột của
người và động vật ăn thành phẩm biến đổi gen. Điều này có thể dẫn tới việc tạo ra các
vi sinh vật gây bệnh có khả năng kháng thuốc. Việc chuyển đổi gen từ GMC vào tế bào
cơ thể con người hay vào vi trùng trong đường ruột cơ thể người là mối quan tâm thực
sự, nếu như sự chuyển đổi này tác động xấu tới sức khỏe con người(Clive James,
2008).
2.2.2.1. Đối với đa dạng sinh học
Nguy cơ GMC có thể phát tán những gen biến đổi sang họ hàng hoang dã của
chúng, sang sâu bệnh có nguy cơ làm tăng tính kháng của chúng đối với đặc tính chống
chịu sâu bệnh, thuốc diệt cỏ hoặc làm tăng khả năng gây độc của GMC đối với những
loài sinh vật có ích.
Dưới sức ép của chọn lọc tự nhiên, côn trùng sẽ trở nên kháng các loại thuốc diệt

côn trùng do cây trồng tạo ra và gây thiệt hại cho cây trồng. Giải pháp GMC không bền
vững cho một số vấn đề như kháng sâu bệnh, vì các loại dịch hại này có thể tái xuất
hiện do bản chất di truyền thích ứng với môi trường của chúng.
Cây trồng kháng sâu có khả năng tiêu diệt các loại côn trùng hữu ích khác như
ong, bướm, v.v làm ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn tự nhiên, ảnh hưởng đến đa dạng
sinh học nói chung. Việc trồng GMC đại trà, tương tự như việc phổ biến rộng rãi một

20
số giống năng suất cao trên diện tích rộng lớn, sẽ làm mất đi bản chất đa dạng sinh học
của vùng sinh thái, ảnh hưởng đến chu trình nitơ và hệ sinh thái của vi sinh vật
đất(Clive James, 2008).
2.2.3.1. Đối với môi trường
Nguy cơ đầu tiên là việc GMC mang các yếu tố chọn lọc (chịu lạnh, hạn, mặn hay
kháng sâu bệnh…) phát triển tràn lan trong quần thể thực vật. Điều này làm mất cân
bằng hệ sinh thái và làm giảm tính đa dạng sinh học của loài cây được chuyển gen.
Nguy cơ thứ hai là việc GMC mang các gen kháng thuốc diệt cỏ có thể thụ phấn
với các cây dại cùng loài hay có họ hàng gần gũi, làm lây lan gen kháng thuốc diệt cỏ
trong quần thể thực vật. Việc gieo trồng GMC kháng sâu bệnh trên diện rộng, ví dụ,
kháng sâu đục thân, có thể làm phát sinh các loại sâu đục thân mới kháng các loại
GMC này. Việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đã cho phép phòng trừ hiệu quả sâu
bệnh, nhưng sau 30 năm sử dụng, một số loại sâu bệnh đã trở nên lờn thuốc ở một vài
nơi.
Nguy cơ cuối cùng là việc chuyển gen từ cây trồng vào các vi khuẩn trong đất.
Tuy nhiên, khả năng xảy ra điều này là vô cùng nhỏ.
2.3. Phát triển cây trồng biến đổi gen tại các khu vực trên thế giới
2.3.1. Châu Mỹ
Hoa Kì
Hoa Kỳ là quốc gia đi đầu trên thế giới trong phát triển GMC và cũng là quốc gia
có diện tích trồng loại cây này lớn nhất thế giới với 62,5 triệu ha, chiếm hơn 50% tổng
diện tích GMC (Clive James, 2008). Các loại cây trồng chuyển gen được trồng ở Mỹ

gồm đậu tương, ngô, bông, cải dầu canola, bí đỏ, đu đủ, cỏ alfalfa
Mỹ La Tinh

21
Khu vực Mỹ La Tinh cũng có sự tăng trưởng đáng kể và có số lượng quốc gia
trồng cây biến đổi gen khá nhiều, được thể hiện trong bảng 1.1:
Bảng 2.1. Tình hình gieo trồng các loại GMC tại khu vực Mỹ La Tinh
Quốc gia Diện Tích (Triệu ha) Loại Cây biến đổi gen
Achentina 21 Ngô, đậu tương, bông
Braxin 15,8 Đậu tương, ngô, bông
Paraguay 2,7 Đậu tương
Uruguay 0,7 Đậu tương, ngô
Bolivia 0,6 Đậu tương
Mehico 0,1 Bông, đậu tương
Honduras <0,1 Ngô
Chile <0,1 Ngô, đậu tương, cải dầu canola
Coolombia <0,1 Bông, hướng dương
Nguồn: Clive James, 2008
2.3.2. Châu Âu
Các quốc gia châu Âu là khu vực phản đối gay gắt nhất đối với việc sử dụng công
nghệ sinh học trong nông nghiệp, đặc biệt là CNBĐG. Tuy nhiên thời gian gần đây
quan điểm trên đã thay đổi ở một số nước và các sản phẩm biến đổi gen cũng đã xuất
hiện trên thị trường châu Âu. Đến năm 2008, có 7 quốc gia trong tổng số 27 quốc gia
EU đưa ngô biến đổi gen vào canh tác với mục đích thương mại. Tổng diện tích ngô đã
tăng từ 88673 ha năm 2007 lên 107.719 ha năm 2008 tương đương 21% (Clive James,
2008). Diện tích trồng GMC các nước châu Âu được thể hiện qua bảng 2.4

22
Bảng 2.2. Tình hình gieo trồng các loại cây trồng biến đổi gene tại châu Âu
Quốc Gia Diện Tích(Triệu ha) Loại Cây biến đổi gen

Tây Ban Nha 0,1 ngô
Cộng hòa Séc <0,1
ngô
Rumania
<0,1 ngô
Bồ Đào Nha
<0,1 ngô
Đức
<0,1 ngô
Balan
<0,1 ngô
Lovakia
<0,1 ngô
Nguồn: Clive James, 2008
2.3.3. Châu Phi
Châu Phi là nơi sinh sống của 900 triệu người, chiếm 14 % (Clive James, 2008)
dân số thế giới. Do ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau làm cho châu lục này có
sản lượng lương thực ngày càng giảm. Điều này dẫn đến nạn đói và suy dinh dưỡng
xuất hiện ở nhiều quốc gia ảnh hưởng đến sức khỏe của một phần ba dân số châu Phi.
Dân số tăng nhanh cùng với việc sản xuất lương thực ngày càng trở nên khó khăn hơn
do biến đổi khí hậu, việc đảm bảo an ninh lương thực tại châu Phi ngày càng khó bảo
toàn hơn. Trong trường hợp này, phát triển công nghệ sinh học-đặc biệt là CNBĐG-có
ý nghĩa quan trọng để tăng năng suất và đảm bảo nguồn cung cấp lương thực ổn định
cho toàn châu lục. Tuy nhiên, đây cũng là châu lục khó ứng dụng công nghệ sinh học
vì những khó khăn về tài chính và khả năng tiếp cận công nghệ. Hiện châu Phi đã có ba
quốc gia chấp thuận và trồng các loại GMC là Nam Phi 1,8 triệu ha, Ai Cập 7000ha,

23
Burkina Faso 8500ha(Clive James, 2008). Điều đặc biệt là cả ba quốc gia này lại phân
bố khá đều trên toàn lục địa châu Phi-Nam Phi ở vùng Đông Nam, Ai Cập ở Bắc Phi,

Burkina Faso ở Tây Phi-tạo điều kiện cho việc phổ biến các loại cây trồng ra toàn bộ
châu lục.
Một nghiên của các nhà khoa học Nam Phi năm 2005 về ngô biến đổi gen cho
thấy trong điều kiện tưới nước đầy đủ, loại ngô này cho năng suất tăng khoảng 11%
(năng suất trung bình khoảng 10,9-12,1 tấn/ha), giảm được 18 USD/ha, làm giảm 60%
chi phí sản xuất, tăng thu nhập 117 USD/ha cho người nông dân(Clive James, 2008).
Từ những thành công trên đã giúp Nam Phi thương mại hóa hoạt động sản xuất GMC
và cũng là quốc gia đầu tiên trong châu lục sản xuất sản phẩm biến đổi gen vì mục đích
này.
2.3.4. Châu Á
Châu Á là châu lục có dân số đông nhất thế giới và cũng là châu lục đóng vai trò
chủ đạo trong việc gia tăng dân sô thế giới hiện nay. Vì thế, vấn đề bảo đảm an ninh
lương thực là vấn đề tối quan trọng nhằm đưa châu lục phát triển ổn định trong những
thập niên kế tiếp. Trong đó đáng kể là Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia này chiếm
đến một phần ba dân số thế giới. Những biến động của hai quốc gia này có ảnh hưởng
đến toàn châu lục và thế giới. Do áp lực về mặt dân số, hai quốc gia này không ngừng
nghiên cứu các giải pháp công nghệ sinh học trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng
xuất và phẩm chất nông sản. CNBĐG trong nông nghiệp được họ chú trọng phát triển
và nhanh chóng ứng dụng vào sản xuất, đặc biệt là những loại nông sản thiết yếu như
ngô, lúa, đậu tương, bông…theo báo cáo của Clive James, 2008 hiện Ấn Độ có khoảng
7,6 triệu ha bông vải biến đổi gen, Trung Quốc có khoảng 3,8 triệu ha bông, cà chua,
hướng dương, đu đủ, ớt ngọt, đậu tương biến đổi gen. Cũng theo báo cáo này, năm
2008 ở Ấn Độ có 5 triệu người nông dân hưởng lợi từ việc trồng bông biến đổi gen.
Lợi nhuận mà bông biến đổi gen mang lại thay đổi tùy theo mức độ lây nhiễm sâu bệnh
ở các khu vực và thời điểm trong năm. Tuy nhiên, lợi ích trung bình mà GMC mang lại
cho người dân là: năng suất tăng 31%, lượng thuốc trừ sâu giảm 38%, lợi nhuận tăng

24
88% tương đương 250 USD/ha. Còn ở Trung Quốc, các giống bông biến đổi gen tăng
năng suất thêm 9,6%, giảm 60% lượng thuốc trừ sâu đã sử dụng, có lợi trực tiếp cho

môi trường và người sử dụng, làm tăng thu nhập của nông dân thêm 220USD/ha, có
khoảng 7,1 triệu người được hưởng lợi từ việc trồng bông biến đổi gen.
2.4. Hiện trạng phát triển thực phẩm biến đổi gen tại Việt Nam.
2.4.1. Tình hình sử dụng thực phẩm biến đổi gen tại Việt Nam
Theo báo cáo khoa học của Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất
Lượng 3 năm 2010 về các loại thực phẩm bày bán trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có
nhiều sản phẩm biến đổi gen. Cụ thể, trong 323 mẫu thực phẩm gồm: bắp, đậu nành,
khoai tây, cà chua…chọn ngẫu nhiên ở 17 chợ, siêu thị ở Thành Phố thì có đến 111
mẫu thử cho kết quả kiểm nghiệm là TPBĐG. Trong các sản phẩm được bày bán thì
phổ biến nhất là các sản phẩm chế biến từ bắp và đậu nành. Các sản phẩm này được
bày bán xen kẽ với các sản phẩm thông thường và bằng mắt thường người tiêu dùng
không thể nhận biết được. Hiện tại ở Việt Nam đã có một số chế tài quy định về các
loại TPBĐG chính thức cho phép các loại thực phẩm này được tiêu thụ trên thị trường,
tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên người tiêu dùng vẫn rất xa lạ. Cũng
theo một cuộc thăm dò nhỏ của phóng viên báo Đất Việt với 52 người tại siêu thị
Maximark ngày 23/10/2010. Đối tượng được thăm dò là sinh viên, người nội trợ, nhân
viên văn phòng, nhân viên kinh doanh trong độ tuổi từ 20-50. Kết quả cho thấy chỉ có
10 người có nghe nói đến TPBĐG chiếm 19,2%, 42 người còn lại-chiếm 80,8%-không
biết bất cứ thông tin gì về loại thực phẩm này. Khảo sát này cũng phản ánh tình hình
chung về nhận thức của người tiêu dùng trước các loại TPBĐG là còn hạn chế.
2.4.2. Hiện trạng phát triển chính sách đối với thực phẩm biến đổi gen tại
Việt Nam
Ngày 25 tháng 4 năm 2012, chính phủ đã ban hành nghị định 38/2012/NĐ-CP
quy định chi tiết một số điều của luật an toàn thực phẩm. Trong đó, lần đầu tiên chính
phủ có quy định rằng tất cả những sản phẩm có mức độ biến đổi gene trên 5% buộc
phải dán nhãn để phân biệt và cho người tiêu dùng tự do lựa chọn sản phẩm. Đồng

25

×