Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ VỀ GẠO BIẾN ĐỔI GEN GẠO VÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.16 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

ĐINH HẢI HÀ

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ VỀ GẠO BIẾN ĐỔI GENGẠO VÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

ĐINH HẢI HÀ

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ VỀ GẠO BIẾN ĐỔI GENGẠO VÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011




Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH MỨC SẴN
LÒNG TRẢ VỀ GẠO BIẾN ĐỔI GEN – GẠO VÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH”, sinh viên khóa 2007 – 2011, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày……………

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

Ngày…..Tháng……Năm…….

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm



LỜI CẢM TẠ
Sau gần 4 tháng nỗ lực thực hiện, khóa luận tốt nghiệp “Xác Định Mức Sẵn
Lòng Trả Về Gạo Biến Đổi Gen – Gạo Vàng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh” cuối
cùng cũng đã hoàn thành. Ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi đã nhận được
sự khích lệ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết con xin cảm ơn bố mẹ đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện tốt
nhất để con học tập và hoàn thành khóa luận này. Thật may mắn và hạnh phúc biết bao
khi con được sinh ra và trưởng thành trong tình yêu thương và sự hy sinh vô bờ bến
của bố mẹ!
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm,
TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em
trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến cô Phan Thị Giác Tâm người đã hết lòng quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, cho tôi gởi lời cảm ơn đến những bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập. Giờ đây, sắp phải chia tay bạn bè, chia tay thời sinh viên;
những ký ức dù vui, dù buồn...giờ là lúc khẽ xếp lại và đặt nó vào một góc nào đó
trong tim mình. Mong sao cho dòng đời vẫn giữ chúng ta mãi bên nhau!
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2011
Sinh Viên
Đinh Hải Hà


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐINH HẢI HÀ. Tháng 07 năm 2011. “XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ
VỀ GẠO BIẾN ĐỔI GEN- GẠO VÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
ĐINH HẢI HÀ. July 2011. “Willingness to Pay for Gentically Modified Rice
– Golden Rice in Ho Chi Minh City”.
Việc bổ sung vi chất bằng con đường uống, tiêm chưa thể giải quyết được vấn

đề thiếu vitamin trong cơ thể đặc biệt là Vitamin A cho trẻ em. Các nhà khoa học đã
nghiên cứu ra loại gạo có tên là “gạo vàng” hay “golden rice” có hàm lượng vitamin A
cao bằng phương pháp chuyển gen. Nhưng, vì nhiều lí do mà loại gạo này chưa được
phép lưu hành trên thị trường nên chưa được sử dụng phổ biến. Người tiêu dùng có
nhận thức như thế nào và họ có sẵn lòng mua gạo vàng với mức giá là bao nhiêu? Do
đó, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để trả lời các câu hỏi trên.
Qua điều tra 120 phiếu tại TP.HCM, cho thấy: 45% người tiêu dùng biết đến và
70,36% ủng hộ công nghệ sinh học. Tuy thực phẩm biến đổi gen chưa được dán nhãn
và công bố rộng rãi nhưng 94 người biết đến thực phẩm biến đổi gen và 74 người biết
đến gạo vàng. Trong đó có 41,67% người cho rằng đã sử dụng thực phẩm biến đổi gen
và 68% người cho rằng sử dụng loại thực phẩm này ngon. Người tiêu dùng biết những
thông tin về thực phẩm này chủ yếu từ internet, tivi và sách báo. Bằng phương pháp
phân tích mô hình hồi quy logit biến quan điểm và thu nhập tác động mạnh đến mức
sẵn lòng trả cho gạo vàng. Và đề tài xác định được mức sẵn lòng trả trung bình cho
gạo vàng là 12.397 đồng/kg/hộ. Tổng mức sẵn lòng trả của các hộ dân là
22.622.318.334 đồng. Mức giá gạo vàng trung bình đa số người (61,67%) đồng ý là
khá thấp so với giá gạo phổ biến (15.000 VNĐ/kg). Điều này cho thấy, dù người dân
ủng hộ việc áp dụng CNSH trong sản xuất thực phẩm nhưng họ đồng ý trả với mức giá
chưa cao. Đặc biệt, gạo vàng chưa đem lại sự tin tưởng cao về độ an toàn và lợi ích từ
người tiêu dùng. Mặt khác, yếu tố văn hóa, truyền thống trong ẩm thực ảnh hưởng
không nhỏ tới việc thay đổi loại thực phẩm. Kết quả này là một gợi ý cho các nhà sản
xuất đưa ra mức giá bán hợp lý và nhà nước đưa ra chính sách phù hợp.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii


Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Bố cục luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan mức sẵn lòng trả cho thực phẩm

4

2.2. Tình hình phát triển cây trồng biến đổi gen trên thế giới và Việt Nam

6

2.2.1. Tình hình phát triển cây trồng biến đổi gen trên thế giới

6

2.2.2. Tình hình phát triển và quản lý sinh vật biến đổi gen tại Việt Nam


10

2.2.3. Tình hình phát triển của gạo vàng trên thế giới

12

2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

3.1. Cơ sở lý luận

14

3.1.1. Khái niệm về công nghệ sinh học và công nghệ biến đổi gen.

14

3.1.2. Sinh vật biến đổi gen, lợi ích và mối lo ngại của sinh vật biến đổi gen.

15

3.1.3. Khái niệm về thực phẩm biến đổi gen, lợi ích và mối lo ngại của thực phẩm
biến đổi gen

19


3.1.4. Vai trò của vitamin A đối với sự phát triển của trẻ

20

3.1.5. Gạo vàng – “Golden rice”

21

3.1.6. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

23

3.1.7. Các bước thực hiện phương pháp CVM

24

v


3.2. Phương pháp nghiên cứu

28

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

28

3.2.2. Phương pháp phân tích


31

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34

4.1. Đặc điểm chung về kinh tế xã hội của mẫu điều tra

34

4.2. Thực trạng sử dụng thực phẩm biến đổi gen ở thành phố Hồ Chí Minh

36

4.3. Đánh giá nhận thức và tình hình sử dụng của người tiêu dùng về thực phẩm biến
đổi gen và về gạo vàng

39

4.3.1. Quan điểm của người tiêu dùng về việc áp dụng công nghệ sinh học trong
sản xuất thực phẩm

39

4.3.2. Đánh giá hiểu biết của người tiêu dùng về thực phẩm biến đổi gen và gạo
vàng

41

4.3.3. Tình hình sử dụng thực phẩm biến đổi gen


42

4.3.4. Quan điểm của người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen

43

4.3.5. Nguồn tiếp nhận thông tin

43

4.4. Xác định mức sẵn lòng trả cho gạo biến đổi gen – gạo vàng

44

4.4.1. Phản ứng của người tiêu dùng với các mức giá

44

4.4.2. Lý do người tiêu dùng đồng ý mua gạo vàng

46

4.4.3. Lý do người tiêu dùng không đồng ý mua

47

4.4.4. Ước lượng mức sẵn lòng trả cho gạo biến đổi gen – gạo vàng

48


4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả

50

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53

5.1. Kết luận

53

5.2. Kiến nghị

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP

An Toàn Thực Phẩm


ATSH

An Toàn Sinh Học

CNSH

Công Nghệ Sinh Học

FAO

Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and Agricultural
Organization)

FDA

Cục quản Lý Dược và Thực Phẩm

GMC

Cây Trồng Biến Đổi Gen (Gentically Modified Crop)

GMO

Sinh Vật Biến Đổi Gen (Gentically Modified Oraganim)

NLSH

Nhiên Liệu Sinh Học


TPBĐG

Thực Phẩm Biến Đổi Gen (Gentically Modified Food)

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

WTP

Mức sẵn lòng trả (Willingness To Pay)

VN

Việt Nam

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy Định của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới về TPBĐG

9

Bảng 4.1. Một Số Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Người Trả Lời

34

Bảng 4.2. Thống Kê Nghề Nghiệp của Người Được Phỏng Vấn


36

Bảng 4.3. Thống Kê Tỷ Lệ Người Biết Đến Công Nghệ Sinh Học

39

Bảng 4.4. Quan Điểm của Người Tiêu Dùng về Việc Áp Dụng Công Nghệ Sinh Học
Trong Sản Xuất Thực Phẩm

40

Bảng 4.5. Hiểu Biết của Người Tiêu Dùng về Thực Phẩm Biến Đổi Gen và Gạo Vàng
41
Bảng 4.6. Bảng Thống Kê Người Tiêu Dùng Sử Dụng Thực Phẩm Biến Đổi Gen

42

Bảng 4.7. Quan Điểm của Người Tiêu Dùng Khi Sử Dụng Thực Phẩm Biến Đổi Gen
43
Bảng 4.8. Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin về Thực Phẩm Biến Đổi Gen

44

Bảng 4.9. Bảng Thể Hiện Tỷ Lệ Người Tiêu Dùng Với Các Mức Giá

45

Bảng 4.10. Thống Kê Lý Do Sẵn Lòng Trả

46


Bảng 4.11. Thống Kê Lý Do Không Sẵn Lòng Mua

47

Bảng 4.11. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

48

Bảng 4.12. Giá Trị Trung Bình của Các Biến Trong Mô Hình

50

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Diện Tích Cây Trồng Biến Đổi Gen Trên Thế Giới từ 1996-2008
Hình 3.1. Cơ Chế Tạo Beta – Caroten

7
21

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Người Tiêu Dùng Khi Chọn Mua Hình Thức của
Sản Phẩm

37

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Sản Phẩm GMO Trong Các Mẫu Phân Tích của Trung
Tâm Đo Lường 3


38

Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Sẵn Lòng Trả cho Gạo Vàng của Người Tiêu Dùng
với Các Mức Giá

46

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Xuất Mô Hình Logit
Phụ lục 2. Kết xuất Mô Hình Dự Đoán
Phụ lục 3. Các Giá Trị Thống Kê của Biến Điều Tra
Phụ lục 4. Bảng Câu Hỏi

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Gạo là thức ăn chính cho hơn 3 tỷ người trên thế giới, đặc biệt đối với các quốc
gia đang phát triển như Châu Á và Châu phi thì gạo là nguồn cung cấp chủ yếu năng
lượng và protein trong khẩu phần ăn của người dân. Có ý kiến cho rằng tình trạng
thiếu vi chất đặc biệt thiếu vitamin A lại xảy ra chủ yếu ở các nước sử dụng gạo làm
thức ăn chính trong các bữa ăn hàng ngày. Ở Việt Nam, tình trạng thiếu chất sắt,
vitamin A còn khá phổ biến nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi. Theo thống kê

của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trên thế giới có khoảng 3 triệu trẻ em bị khô mắt
(tổn thương mắt do thiếu Vitamin A dẫn đến mù lòa) và có tới 251 triệu trẻ bị thiếu
Vitamin A nhưng chưa tới mức bị khô mắt (thiếu Vitamin A cận lâm sàng). Tại Việt
Nam, hàng năm có khoảng 5000- 6000 trẻ em bị mù hoàn toàn do thiếu Vitamin A. Bổ
sung vi chất bằng đường uống, tiêm chưa thể giải quyết được vấn đề này. Ngày nay,
với những tiến bộ của khoa học công nghệ nhiều giống cây trồng với những tính năng
vượt trội được tạo ra cho năng suất cao hơn, có khả năng chống sâu bệnh, chống cỏ
dại, giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp và đặc biệt có hàm lượng vi
chất dinh dưỡng cao. Các nhà khoa học tin rằng các loại cây trồng biến đổi gen có khả
năng giải quyết vấn đề này, đặc biệt gạo vàng hay “golden rice” có thể cung cấp lượng
vitamin A rất cao cho cơ thể.
Gạo vàng là sản phẩm của công nghệ biến đổi gen. Đó là khám phá lớn của
ngành nghiên cứu lúa gạo trên thế giới vào đầu thế kỷ 21. Hiện nay, các nước đang
phát triển không còn lo sợ vấn đề thiếu vi chất đặc biệt thiếu vitamin A ở trẻ em vì đã
có một sản phẩm có thể cung cấp lượng vitamin A dồi dào cho người sử dụng. Nhưng
gạo vàng lại chưa được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Có nhiều
nguyên nhân: thứ nhất do gạo vàng mới chỉ được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm,


mặt khác để tạo ra loại gạo này cần nhiều thời gian và chi phí cao hơn, thứ hai do
nhiều người còn lo sợ sử dụng các loại thực phẩm biến đổi gen sẽ gây đột biến và do
thói quen người tiêu dùng từ trước tới nay họ thường sử dụng gạo trắng. Như vậy để
xác định xem nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm biến đổi gen nói chung và
gạo vàng nói riêng như thế nào. Đồng thời xem thái độ người tiêu dùng đối với sản
phẩm gạo vàng ra sao. Đặc biệt mức sẵn lòng trả cho gạo vàng là bao nhiêu khi sản
phẩm này có mặt trên thị trường. Vì Vậy tác giả thực hiện đề tài “xác định mức sẵn
lòng trả về gạo biến đổi gen- gạo vàng tại thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định mức sẵn lòng trả về gạo biến đổi gen – gạo vàng tại thành phố Hồ Chí

Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu chung cần tiến hành những mục tiêu cụ thể như
sau:
-

Mô tả thực trạng sử dụng các loại thực phẩm biến đổi gen trên thị trường.

-

Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm biến đổi gen nói chung
và về gạo biến đổi gen nói riêng.

-

Ước lượng mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho gạo vàng.

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân về gạo
vàng.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại các chợ, cửa hàng và siêu thị trên địa bàn
TPHCM.
b) Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 04/ 2011 đến 07/2011.
1.4. Bố cục luận văn
Bài nghiên cứu gồm có 5 chương. Đầu tiên, nghiên cứu nêu bật lên lý do, ý

nghĩa của việc chọn lựa đề tài. Đồng thời cũng đề ra mục tiêu chính và mục tiêu cụ thể
mà khóa luận cần phải đạt được. Tiếp đến là phần tổng quan tài liệu. Đây là phần quan
2


trọng trong nghiên cứu, nó cho biết những phương pháp và những nghiên cứu đã được
thực hiện trước đây có liên quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu. Từ đó, tác giả
đưa ra cái mới và khác trong nghiên cứu của mình. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu,
người nghiên cứu phải có cơ sở lý thuyết, những phương pháp nghiên cứu phù hợp với
mục tiêu. Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ trình bày đầy đủ những lý thuyết, và phương pháp
thực hiện ở chương 3. Tiếp đến, bài nghiên cứu sẽ trình bày nội dung quan trọng nhất,
đó là kết quả đạt được trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Phần này sẽ cho người
đọc biết được các loại thực phẩm biến đổi gen trên thị trường hiện nay như thế nào.
Xác định mức sẵn lòng trả cho gạo biến đổi gen- gạo vàng. Đồng thời xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân thành phố về sản phẩm này. Và
cuối cùng, từ kết quả đạt được khóa luận sẽ đi đến kết luận và kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan mức sẵn lòng trả cho thực phẩm
Sự quan tâm của người tiêu dùng đối với tính an toàn của sản phẩm ảnh hưởng
đến mức giá của sản phẩm đó. Những nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực thực
phẩm từ trước đến nay tập trung vào nghiên cứu các sản phẩm biến đổi gen. Vì các
loại thực phẩm này đang là một vấn đề nóng bỏng hiện nay. Một vài nghiên cứu về
vấn đề này như:
Việc ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp đã có bước đột

phá kỹ thuật về các sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen xuất hiện trên thị trường vào
những năm 1990. Do khả năng giảm các tác nhân gây hại cho cây trồng, chi phí quản
lý và tăng năng suất cây trồng khiến người dân Mỹ chấp nhận CNSH cho bắp, đậu
nành, bông và có khuynh hướng mở rộng. Nhưng cộng đồng người Châu Âu lại phản
đối mạnh mẽ về vấn đề sức khỏe và môi trường đối với loại lương thực có biến đổi gen
này. Chính điều này làm cho người Mỹ bắt đầu có những nghi ngờ về việc Cục quản lý
Dược và Thực phẩm chấp nhận các loại cây trồng có biến đổi gen. Wanki Moon và
Sida K Balasubramanian (2000) đã nghiên cứu sự hiểu biết và mức sẵn lòng trả của
cộng đồng về thực phẩm biến đổi gen tại Mỹ và Anh cụ thể là nghiên cứu về sản phẩm
bột ngũ cốc không chứa thành phần biến đổi gen. Với mục tiêu nghiên cứu là phân tích
quan điểm và sự chấp nhận của người tiêu dùng về CNSH trong nông nghiệp. Đồng
thời, đánh giá mức sẵn lòng trả của người về sản phẩm này. Tác giả sử dụng phương
pháp CVM cụ thể là phương pháp single- bounded choice dichotomous CV để đánh
giá mức sẵn lòng trả. Tác giả sử dụng 3 mô hình Probit để ước lượng và các yếu tố ảnh
hưởng đến mức sẵn lòng trả của thực phẩm không biến đổi gen là rủi ro sức khỏe do
thực phẩm biến đổi gen đem lại (Risk), tăng năng suất cây trồng (Benefit), nhãn sản
phẩm (Label), sự tin tưởng của người tiêu dùng về những quy định của nhà nước


(Trust). Trong đó, biến Risk và Benefit ảnh hưởng đến WTP cho sản phẩm không biến
đổi gen cả nước Mỹ lẫn nước Anh. Người tiêu dùng của cả hai nước không quan tâm
về lợi ích trực tiếp mà họ chỉ muốn đảm bảo sức khỏe cho mình. Biến Label cũng ảnh
hưởng đến mức sẵn lòng trả. Biến Trust không có ý nghĩa vì người tiêu dùng không tin
tưởng chính phủ về việc đảm bảo an toàn cho thực phẩm có biến đổi gen. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có 31% người Mỹ, 46% người Anh phản đối thực phẩm công
nghệ sinh học và có 26% người Mỹ, 37% người Anh cho rằng sản phẩm biến đổi gen
có ảnh hưởng đến sức khỏe, và có 30% người Mỹ, 65% người Anh cho rằng thực
phẩm có biển đổi gen có tổn hại đến môi trường. Tỷ lệ người tiêu dùng chấp nhận mua
sản phẩm không biến đổi gen ở Mỹ và Anh lần lượt là 44%, 71%, nhưng khi đề cập
đến mức giá đề nghị tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 37%, 56%.

Ngược lại, Quan Li và ctv (2002) đã nghiên cứu quan điểm của người tiêu dùng
đối với các thực phẩm biến đổi gen tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đề tài phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho các sản phẩm biến đổi
gen và ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình cho các sản phẩm gạo và dầu đậu nành
biến đổi gen. Tác giả sử dụng phương pháp CVM để đánh giá mức sẵn lòng trả hoặc
giảm giá khi mua các sản phẩm gạo và dầu đậu nành. Cụ thể sử dụng phương pháp
Double- bounded dichotomous choice để hỏi mức sẵn lòng trả. Các yếu tố ảnh hưởng
đến mức sẵn lòng trả gồm: số thành viên trong gia đình dưới 18 tuổi (Children), trình
độ học vấn (Education), mối quan tâm hiểu biết của người tiêu dùng về công nghệ sinh
học (Knowledge), thu nhập (Income), tuổi (Age), quan điểm của người được phỏng
vấn về áp dụng công nghệ sinh học để sản xuất thực phẩm (Opinion). Kết quả cho thấy
biến Opinion, Knowledge ảnh hưởng rất lớn đối với mức sẵn lòng trả đối với 2 sản
phẩm này. Biến Age cũng có ý nghĩa nhưng ít ảnh hưởng đến WTP. Biến Education,
Income, Children không có ý nghĩa trong mô hình vì họ cho rằng những hiểu biết và
kinh nghiệm của họ sẽ tốt hơn so với việc giải thích và vấn đề dân số xã hội. Kết quả
ước lượng WTP không giống như các nghiên cứu tương tự ở những nước khác. Mức
sẵn lòng trả trung bình của gạo biến đổi gen là tăng 38% so với sản phẩm gạo không
biến đổi gen, và đối với dầu đậu nành là 16,3%. Điều này không ngạc nhiên bởi vì có
61,6% người tiêu dùng cho rằng đồng ý sử dụng công nghệ sinh học trong thực phẩm
và 52,5% người tiêu dùng cảm thấy là ít hoặc không rủi ro khi sử dụng thực phẩm biến
5


đổi gen. Đồng thời chỉ có 9,3% người tiêu dùng không thích sử dụng thực phẩm có
biến đổi gen và 7,8% người tiêu dùng cho là rủi ro cao về thực phẩm này. Tác giả đã
đưa ra lý do vì sao kết quả nghiên cứu này lại khác biệt so với những nước khác như
vậy. Thứ nhất, do lịch sử nền văn hóa. Thứ hai, là do có sự khác biệt từ thực tế và tình
huống giả định của bảng câu hỏi đó là sản phẩm có biến đổi gen tăng thêm vitamin.
Thứ ba, Trung Quốc là một quốc gia ủng hộ mạnh mẽ về việc nghiên cứu công nghệ
sinh học. Thứ tư, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên được tiến hành ở Trung Quốc và là

nước đang phát triển.
Heo Joo-Nyung và Sung Myung- Hwan (2003) đã đánh giá mức sẵn lòng trả
của người tiêu dùng cho sản phẩm thịt bò hữu cơ có hệ thống chứng nhận chất lượng
tại Seoul, Hàn Quốc. Bài nghiên cứu này ước lượng WTP cho sản phẩm thịt bò hữu cơ
có hệ thống chứng nhận chất lượng so với thịt bò bình thường. Tác giả sử dụng
phương pháp dichotomous-choice contingent valuation để thực hiện nghiên cứu và
dùng mô hình logit để ước lượng mức sẵn lòng trả. Các biến ảnh hưởng đến mức sẵn
lòng trả là: mức giá trả cho thịt bò có hệ thống chứng nhận (Bid), thu nhập (Inct), tuổi
(Age), trình độ học vấn (Edu). Kết quả cho thấy rằng tất cả các biến đều có ý nghĩa
trong mô hình, đặc biệt là biến Bid và Inct có ý nghĩa rất lớn. Kết quả tính toán cũng
cho thấy người tiêu dùng sẵn lòng trả 7,019-10,607 won/600g so với thịt bò không có
hệ thống chứng nhận. Qua nghiên cứu cho thấy khi thu nhập càng gia tăng thì việc tiêu
dùng và nhu cầu về thực phẩm an toàn cũng thay đổi vì vậy vấn đề đảm bảo an toàn
thực phẩm trở thành một vấn đề ý nghĩa trong cuộc sống. Đặc biệt là sản phẩm từ động
vật, phải đảm bảo từ khâu chăn nuôi, chế biến đến bàn ăn của người tiêu dùng.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng luôn trả giá cao cho các thực
phẩm an toàn điều này cho thấy rằng người tiêu dùng luôn quan tâm đến vấn đề thực
phẩm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Mặc dù những bài nghiên cứu trên nghiên cứu về
những loại thực phẩm khác nhau, trên những vị trí địa lý khác nhau nhưng đây là
nguồn tư liệu giúp tác giả thực hiện đề tài này đặc biệt là phương pháp.
2.2. Tình hình phát triển cây trồng biến đổi gen trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình phát triển cây trồng biến đổi gen trên thế giới

6


a) Hiện trạng và xu hướng phát triển cây trồng biến đổi gen (Gentically
Modified Crop-GMC)
Công nghệ sinh học đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần mang lại những
thành tựu to lớn cho loài người. Trong suốt 13 năm, từ 1996 đến 2008, đã có 25 nước

trồng cây biến đổi gen, góp phần vào sự tăng trưởng rộng khắp toàn cầu và gia tăng
đáng kể tổng diện tích trồng cây biến đổi gen trên toàn thế giới từ 1,7 triệu ha năm
1996 lên 125 triệu ha năm 2008 tăng gấp 73,5 lần. Đến năm 2008, tổng diện tích đất
trồng GMC (Gentically Modified Crop) trên toàn thế giới từ trước tới nay đã đạt 800
triệu ha (Huỳnh Thị Mai, 2009). Tính đến năm 2009, số nước trồng cây biến đổi gen là
29 nước. Đặc biệt trong năm 2010, diện tích cây trồng biến đổi gen tăng 14 triệu ha đạt
148.000.000 ha. Nếu tính theo tính trạng diện tích tăng từ 180 triệu ha năm 2009 đến
205 triệu ha trong năm 2010 (H.Đ, 2011).
Mỹ là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất việc trồng cây biến đổi gen và chiếm tỷ
trọng 68%, tiếp đó là Argentina, Canada và Trung Quốc lần lượt chiếm tỷ trọng 23%,
7% và 1%. Các nước mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này là Australia, Bulgaria,
Pháp, Đức, Mexico, Rumani, Nam Phi, Tây Ban Nha và Uruguay. Trong các loại cây
trồng thì đỗ tương và ngô là hai loại cây được trồng nhiều nhất chiếm 82%, sau đó là
khoai tây và bông (Khánh Hà, 2004).
Hình 2.1. Diện Tích Cây Trồng Biến Đổi Gen Trên Thế Giới từ 1996-2008

Nguồn: Clive James, 2008

7


Mặc dù, diện tích đất trồng và số nước trồng GMC tăng lên dữ dội trên toàn
cầu, đặc biệt là các nước thuộc EU. Tuy nhiên, việc sử dụng GMO và sản phẩm của
chúng ở EU đang dè dặt và rất thận trọng ở các quốc gia này.
b) Vấn đề quản lý sản phẩm biến đổi gen trên thế giới
Hiện nay, việc quản lý các sinh vật biến đổi gen trên toàn cầu được quy định
bằng Nghị định thư An toàn sinh học Cartagena (Liên hiệp Quốc ban hành và có hiệu
lực từ ngày 11/9/2003). Đây là văn bản đầu tiên trên thế giới xác định các sinh vật biến
đổi gen là khác biệt so với các sinh vật thông thường khác, vì vậy cần có các biện pháp
quản lý riêng biệt. Một trong những điểm chính của Nghị định là việc quản lý sự lưu

hành của sinh vật biến đổi gen trên thế giới, qua đó kiểm soát việc phóng thích vào
môi trường và thương mại hóa các sinh vật đặc biệt này. Dù còn nhiều hạn chế, đây là
một tiến bộ của thế giới trong việc đạt sự đồng thuận về vấn đề sinh vật biến đổi gen.
Bên cạnh Nghị định thư, các nước còn ban hành các văn bản quản lý vấn đề
sinh vật biến đổi gen. Hiện nay, quy định của các quốc gia trên thế giới rất đa dạng và
khác biệt tùy theo tình hình thực tế tại mỗi nước. Hầu hết các nước đều ban hành
những quy định cụ thể nhằm quản lý việc xuất nhập khẩu và thương mại hóa các sản
phẩm biến đổi gen. Một điểm chính trong các quy định là yêu cầu dán nhãn các sản
phẩm biến đổi gen được thương mại hóa. Bên cạnh việc quản lý, quy định này còn
giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm biến đổi gen với các sản phẩm truyền
thống không biến đổi gen khác, qua đó cho phép họ lựa chọn việc sử dụng sản phẩm
nào là thích hợp nhất. Trên thế giới hiện có 677 sản phẩm biến đổi gen được phê chuẩn
xong chỉ có 40/61 nước dán nhãn nhận biết sản phẩm (Quỳnh Nga, 2010). Trong việc
dán nhãn, điều quan trọng nhất là việc xác định mức ngưỡng. Mức ngưỡng này biểu
thị sự hiện diện của thành phần biến đổi gen (do ngẫu nhiên hay không thể loại bỏ
được) trong một loại thực phẩm hay thức ăn được thương mại hóa. Nếu thành phần
biến đổi gen này vượt quá ngưỡng cho phép, sản phẩm đó phải được dán nhãn. Tuy
nhiên, mức ngưỡng quy định và yêu cầu dán nhãn rất khác biệt ở các nước. Ta có thể
điểm qua một số quốc gia sau đây:

8


Bảng 2.1. Quy Định của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới về TPBĐG
Quốc gia

Quy định về dán
nhãn

Mức ngưỡng cho sự hiện diện

chuyển gen trong thực phẩm
(%)

Châu Âu

Bắt buộc

0,9

Úc và New Zealand

Bắt buộc

1

Nhật Bản

Bắt buộc

5

Hàn Quốc

Bắt buộc

3

Mỹ

không bắt buộc


không có

Canada

không bắt buộc

5

Argentina

không bắt buộc

không có
Nguồn: Nguyễn Hữu Trưởng, 2005

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy, ngoại trừ 3 quốc gia Mỹ, Canada và
Argentina là không bắt buộc dán nhãn sản phẩm biến đổi gen cũng như không quy
định mức ngưỡng cụ thể, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định cụ thể về
mức ngưỡng và việc dán nhãn bắt buộc (ngoài ra còn có Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ,
Nga, Philipines, Ả rập Saudi, Đài Loan, Thái Lan…). Trong đó khắt khe nhất là Châu
Âu.
Quy định tại Châu Âu
Châu Âu là nơi ban hành những quy định sớm nhất và chặt chẽ nhất về vấn đề
sinh vật biến đổi gen (từ năm 1999) nhằm bảo vệ người tiêu dùng và môi trường. Hiện
nay, các văn bản quy định hiện hành bao gồm:
-

Chỉ thị 2001/18/EC (Directive 2001/18/EC)


-

Chỉ thị 98/81/EC (Council Directive 98/81/EC)

-

Quy định 258/97 (EC) (Regulation (EC) No 258/97)

-

Quy định 1829/2003 (EC) (Regulation (EC) No 1829/2003)

-

Quy định 1830/2003 (EC) (Regulation (EC) No 1830/2003)
Các văn bản này quản lý và quy định việc thử nghiệm và cấp phép thương mại

các sinh vật biến đổi gen rất chặt chẽ, đặc biệt những mức ngưỡng mới, nhỏ hơn cho
việc dán nhãn đã được quy định trong thời gian gần đây. Mức ngưỡng 1% cũ cho tỷ lệ
gen chuyển nạp của những sản phẩm GMO đã được cấp phép đã giảm xuống ở mức
9


0,9%. Thêm vào đó, đối với những sản phẩm biến đổi gen chuẩn bị được cấp phép, tỷ
lệ gen chuyển nạp được quy định là 0,5%. Cộng đồng Châu Âu xác định người tiêu
dùng có quyền được thông tin và việc dán nhãn như là một công cụ để có sự lựa chọn
chính xác. Từ năm 1997, việc dán nhãn để thông báo sự hiện diện của GMO hay thực
phẩm biến đổi gen là bắt buộc. Vì những lý do đó, Châu Âu xác định sự cần thiết phải
phát triển các phương pháp phân tích. Chúng không chỉ phát hiện sự hiện diện có thể
xảy ra của GMO trong thực phẩm mà còn giúp xác định một sản phẩm biến đổi gen

đặc biệt và định lượng hàm lượng của GMO trong những thành phần thực phẩm và
thức ăn khác nhau.
2.2.2. Tình hình phát triển và quản lý sinh vật biến đổi gen tại Việt Nam
a) Nghiên cứu và phát triển sinh vật biến đổi gen tại Việt Nam
Ở Việt Nam, từ năm 2006, Chính phủ đã có chương trình trọng điểm phát triển
và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
đến năm 2020. Trên thực tế, quá trình nghiên cứu một cây trồng biến đổi gen đòi hỏi
thời gian 7 đến 10 năm với chi phí từ 50 đến 100 triệu USD và trên một nền tảng công
nghệ hiện đại (Nguyễn Hữu Trưởng, 2005). Vì Việt Nam chưa đủ kinh phí nghiên cứu
khoa học cũng như trình độ công nghệ, nên Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn khảo nghiệm trên đồng ruộng một số cây trồng biến đổi gen như
ngô, đậu tương và bông đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới.
Việc nghiên cứu sản phẩm biến đổi gen là một phần quan trọng trong chiến
lược phát triển công nghệ sinh học của nước ta, ngân sách nhà nước chi khoảng 100 tỷ
đồng/năm cho việc nghiên cứu phát triển các giống cây trồng biến đổi gen (Hà Yên,
2008). Các cơ quan tham gia nghiên cứu và phát triển có thể kể đến là: Viện Công
nghệ sinh học, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long. Các
giống cây trồng đã được quan tâm nghiên cứu có thể kể đến như: gạo, bắp, đu đủ,
bông vải, hoa và một số cây lấy gỗ khác. Với sự đầu tư lớn và tập trung nghiên cứu,
nước ta đã đạt được một số thành quả nhất định trong chuyển gen: gạo bắp mang gen
Bt, đu đủ kháng virut. Mặc dù các thành tựu còn khá khiêm tốn, nhưng hứa hẹn khả
năng ứng dụng to lớn trong tương lai.
Ở nước ta bước đầu tiên sử dụng công nghệ biến đổi gen tập trung vào 3 loại
cây là bắp, đậu nành và bông vải. Viện lúa ĐBSCL đã và đang nghiên cứu về lúa vàng
10


- Golden Rice - loại lúa được chuyển gen tạo sắc tố beta-caroten - tiền chất tạo vitamin
A; nhóm tác giả Nguyễn Quang Thạch và cộng sự ở ĐH Nông nghiệp I đã chuyển
được gen kháng sâu và kháng thuốc diệt cỏ vào cây hoa đồng tiền; nhóm tác giả Chu

Hoàng Hà và cộng sự (Phòng Công nghệ sinh học Tế bào Thực vật, Viện Công nghệ
sinh học) đã tạo được cây thuốc lá kháng bệnh; các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL
cũng đã thu được kết quả bước đầu với giống đậu tương biến đổi gen có đặc tính
kháng sâu cao hơn giống thông thường… Nhưng tất cả vẫn còn ở trong phòng thí
nghiệm, trừ cây ngô kháng sâu vừa được quyết định đem trồng khảo nghiệm ngoài
đồng ruộng và được trồng trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các giống ngô biến đổi
gen mang gen Bt được trồng lẫn với ngô bình thường tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình
Dương. Nhiều người dân ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng trồng bông biến đổi
gen một cách tự phát. Ngoài ra tại đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh của miền
Bắc đã có tình trạng nhập giống lúa biến đổi gen từ biên giới về bán lại cho hộ nông
dân gieo trồng. Đến đầu năm 2011 các giống ngô biến đổi gen trên sẽ được trồng rộng
ở cả 2 miền Nam và Bắc. Và dự kiến sẽ thương mại hóa sản phẩm bắp biến đổi gen từ
cuối năm 2011, đầu năm 2012.
b) Vấn đề thương mại hóa và kiểm soát sinh vật biến đổi gen tại Việt Nam
Ở nước ta, các giống nông sản được trồng hiện nay như: bắp, đậu nành, bông
vải, đa phần là các giống nước ngoài. Hầu hết chúng đều có năng suất cao, chất lượng
tốt nhưng chúng cũng mang một số tính trạng nghi ngờ là chuyển gen như: kháng
thuốc diệt cỏ, hạt giống không sử dụng được cho vụ sau. Vấn đề là do chưa có một văn
bản pháp luật kiểm soát chính thức nên vấn đề quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Mặt
khác, do không có sự thông tin đầy đủ dẫn đến hiện tượng người nông dân trồng tràn
lan các giống nông sản gây ra tình trạng lẫn lộn giữa các giống chuyển gen và không
chuyển gen. Đồng thời, việc thiếu một văn bản pháp lý hoàn chỉnh cũng gây ra không
ít khó khăn khi ta muốn xuất khẩu nông sản sang các nước khác, đặc biệt là thị trường
Châu Âu, vốn đòi hỏi rất khắt khe về vấn đề này.
Nhận thức được điều đó, nước ta đã tích cực hợp tác với quốc tế trong vấn đề
an toàn sinh học và xây dựng bộ luật riêng ở Việt Nam. Vào tháng 2/2002, nước ta là
một trong 10 nước tham gia vào dự án: “xây dựng năng lực an toàn sinh học cho các
giống cây trồng biến đổi di truyền (GM) tại Châu Á” do chính phủ Nhật Bản tài trợ
11



chính thông qua tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO). Đồng thời, vào năm
2003, nước ta cũng đã chính thức tham gia vào Nghị định thư An toàn sinh học
Cartagena. Từ năm 1999, nước ta cũng đã bắt đầu xây dựng quy chế nhằm kiểm soát,
quản lý cây trồng biến đổi gen. Tuy nhiên, đến năm 2004, quy chế này vẫn chưa hoàn
thành. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ cho nhu cầu kiểm tra các sản phẩm biến đổi gen
sản xuất và xuất khẩu, một số trung tâm nghiên cứu cũng đã trang bị các loại máy móc
hiện đại (Real-time PCR) phục vụ cho việc định lượng GMO, như: Trung tâm kỹ thuật
tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest3), Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm.
Điều này cho thấy nhu cầu phát hiện và định lượng GMO đã xuất hiện ở nước ta xuất
phát từ yêu cầu khắt khe của các đối tác nước ngoài trong việc nhập khẩu nông sản
Việt Nam sản xuất. Tình hình đó đòi hỏi việc tập trung nghiên cứu và phát triển các
phương pháp xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế.
2.2.3. Tình hình phát triển của gạo vàng trên thế giới
Gạo vàng được bắt đầu tiến hành nghiên cứu từ năm 1999. Đến năm 2000 thì
gạo vàng (GR1 - Golden Rice 1) ra đời.
Vào ngày 27/3/2005, một đội ngũ khoa học gia của công ty Hạt Giống
Syngenta ở Cambridge, Anh Quốc, đã tuyên bố khám phá ra được loại gạo vàng mới
(GR2 - Golden Rice 2) chứa lượng beta- caroten gấp 23 lần lớn hơn gạo vàng cũ
(GR1) được khám phá vào năm 2000.
Ngày 14/10/2008, Rockefeller Foundation tuyên bố sẽ tài trợ Viện Thí Nghiệm
Lúa Quốc Tế (IRRI) ở Philippines để hỡ trợ dự án “Hạt gạo vàng”, nhằm tăng tốc quy
trình kiểm tra chấp thuận loại lương thực GM này ở các nước đông dân: Ấn Độ,
Bangladesh, Indonesia và Philippines. Cơ quan Rockefeller hy vọng tài trợ nêu trên sẽ
giúp Hạt gạo vàng đến tay nông dân sớm hơn để họ có thể sản xuất đại trà.
2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Tình hình các loại thực phẩm biến đổi gen trên thị trường TP HCM
Hiện nay, tại các chợ và siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh bầy bán rất nhiều
các sản phẩm chứa thành phần biến đổi gen. Các sản phẩm nông sản nhập khẩu như
bắp, đậu nành, cà chua, khoai tây… đang bán phổ biến trên thị trường hầu hết là các

12


sản phẩm biến đổi gen. Các đầu mối chuyên nhập khẩu bắp, đậu nành hạt… vào thành
phố Hồ Chí Minh cho biết mỗi tháng có hàng tấn đậu nành và bắp được nhập về.
Ngoài việc phục vụ cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, một số lượng lớn đậu
nành, khoai tây… nhập khẩu còn được dùng làm thực phẩm chế biến và sử dụng trực
tiếp. Ông Nguyễn Quốc Bình cho biết có đến 99% hạt đậu nành nhập khẩu từ Mỹ,
Argentina… là sản phẩm biến đổi gen. Và như vậy cũng có nghĩa rằng rất nhiều sản
phẩm chế biến khác như: sữa đậu nành, dầu thực vật, nước tương, đậu hũ…sử dụng
nguồn nguyên liệu nhập khẩu đều được chế biến từ công nghệ biến đổi gen. Theo khảo
sát từ trung tâm đo lường chất lượng 3 qua khảo sát 17 chợ và siêu thị tại thành phố thì
siêu thị metro cash có tỷ lệ thực phẩm biến đổi gen cao nhất trong nhóm các siêu thị
được lấy mẫu, chợ Bà Chiểu đứng đầu danh sách các chợ bán thực phẩm biến đổi gen.
Nằm trong top những sản phẩm biến đổi gen bày bán nhiều nhất tại TPHCM là bắp và
các sản phẩm chế biến từ bắp, đậu nành và những sản phẩm chế biến từ đậu nành,
ngoài ra còn có khoai tây, cà chua và gạo biến đổi gen.
Trong danh sách những mặt hàng bắp biến đổi gen, có cả bắp Mỹ, bắp trái non,
bắp non đóng hộp, bột bắp, bắp giống có nguồn gốc trong nước và nước ngoài (Hàn
Quốc, Mỹ, Thái Lan, Indonesia…). Đặc biệt, các sản phẩm sữa bắp cũng được làm từ
nguyên liệu là dòng bắp biến đổi gen. Các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như
sữa bột, sữa nước đóng chai, đậu hũ lụa cao cấp, dầu ăn đậu nành của một số công ty,
trong đó có cả những sản phẩm quảng cáo an toàn cho người tiêu dùng cho kết quả
kiểm nghiệm: được chế biến từ đậu nành biến đổi gen.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về công nghệ sinh học và công nghệ biến đổi gen.
a) Khái niệm về công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học (CNSH) là khoa học kỹ thuật tổng hợp lấy sinh học làm
cơ sở, nghiên cứu các phương pháp ứng dụng, các khám phá về sinh học để sản xuất ở
quy mô lớn các cơ thể hữu ích hoặc sản phẩm của chúng.
CNSH được chia làm 3 gia đoạn chính:
- CNSH truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như tương,
chao, nước mắm…
- CNSH cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử
dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt
như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym ...
- CNSH hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein,
công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường...
Ngày nay, CNSH đang được ứng dụng vào trong rất nhiều lĩnh vực như công
nghiệp, nông nghiệp, y học, dịch vụ, du lịch… nhằm phục vụ cho mọi nhu cầu của
cuộc sống như dinh dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe... Bằng những kiến thức sinh
học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn,... và sử dụng "công nghệ DNA tái tổ hợp",
những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và
chất lượng cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho
con người...
Tiềm năng và triển vọng của ngành CNSH hiện nay: CNSH đang mang lại
lợi ích kinh tế to lớn cho các quốc gia. Được coi là ngành có nhiều bước đột phá trong
thời gian gần đây, CNSH nỗ lực rất lớn để chinh phục tự nhiên, góp phần nâng cao và
cải thiện đời sống con người, bước đầu đã mà lại những hiệu quả tích cực.


×