Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

quản lý chất thải nguy hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.91 KB, 10 trang )

Lời mở đầu!
Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi con
người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã
hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng diến ra trong môi trường và vì thế nó
có những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay với sự bùng nổ dân số trên
toàn cầu và tốc độ công nghiệp hóa cao đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi
trường. Những tốn thất này đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Chính vì vậy
một trong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ
hiệu quả nhất cho môi trường của trái đất. Việt Nam cũng không tránh khỏi những
vấn đề nan giải về môi trường. Trong đó, vấn đề quản lí chất thải nguy hại là một
vấn đề bức thiết, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp giải quyết. Xuất phát từ
tấm quan trọng của chất thải nguy hại, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp
luật điều chỉnh lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá mới mẻ nên bên
cạnh những ưu điểm của những quy định về quản lí chất thải nguy hại không tránh
khỏi những bất cập, những thiếu sót. Việc hoàn thiện những quy định về quản lí
chất thải nguy hại sẽ góp phần không nhỏ cho công tác bảo vệ môi trường của
nước ta đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong thòi kì phát triển kinh tế như
hiện nay.
I – Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
1. Khái niệm chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà
con người dù ở bất cứ đâu phải tìm cách để đối phó. Phải hiểu chất thải nguy hại là
gì và tác hại của nó như thế nào mới giúp chúng ta có cơ sở đặt ra các quy định để
quản lý nó. Hiện nay ở Việt Nam có hai văn bản pháp luật nêu định nghĩa về chất
thải nguy hại:
- Theo Quy chế quản lý chất thải nguy hại năm 1999: “Chất thải nguy hại là chất
thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực
tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây
nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và
sức khoẻ con người”
Luật bảo vệ môi trường ban hành sau này nêu định nghĩa ngắn gọn hơn, rõ ràng


hơn và gần như là sự khái quát của định nghĩa trong Quy chế quản lý chất thải
nguy hại
- Theo Luật bảo vệ môi trường 2005: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố
độc hại, phúng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc
tính nguy hại khác”
Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa đều có nội dung tương tự
nhau, giống với định nghĩa của các nước và các tổ chức trên thế giới, đó là nêu lên
đặc tính gây huy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của chất thải nguy hại.
2. Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
a, Định nghĩa
Dựa trên các quy định của Quy chế quản lý chất thải nguy hại và Luật bảo vệ môi
trường 2005, khái niệm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại có thể được hiểu
như sau: Đó là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa
các chủ thể liên quan đến chất thải nguy hại đối với cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường và với nhau trong quy trình quản lý chất thải nguy hại nhằm bảo vệ
môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Với tư cách là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước đối với chất thải nguy
hại, pháp luật xác định địa vị pháp lý của các cá nhân, các tổ chức sản xuất kinh
doanh có liên quan đến lĩnh vực chất thải nguy hại, tạo hành lang pháp lý để các
chủ thể này tham gia vào các quan hệ khai thác, sử dụng các thành phần môi
trường. Cũng thông qua pháp luật, Nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý tạo ra
môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các hoạt động quản lý chất thải
nguy hại trong phạm vi cả nước, cần kiểm soát tốt chất thải nguy hại ngay từ
nguồn thải đồng thời thực hiện tốt các bước trong quy trình quản lý chất thải nguy
hại như thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu trữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy
hại.
b, Nội dung pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đã đưa ra một quy trình để triển khai và
thực hiện một cách lần lượt từ việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến việc xử lý và
tiêu hủy chất thải nguy hại. Đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của các chủ

thể liên quan đến chất thải nguy hại, từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các tổ
chức, cá nhân. Cụ thể:
+ Việc quản lý chất thải nguy hại phải được lập hồ sơ và đăng ký với cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nếu các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về
năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường có thẩm quyền cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy
hại. (Điều 70 Luật bảo vệ môi trường 2005)
+ Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại phải được tiến hành
theo hai cách: Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải huy hại phải
tổ chức phân loại, thu gom hoặt hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý
chất thải thu gom chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời
trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường. Tổ
chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy
hại gây ra, không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường. (Điều 71
Luật bảo vệ môi trường 2005)
+ Việc vận chuyển chất thải nguy hại phải bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng
phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân
luồng giao thông quy định. Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển
chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển. Phương tiện vận chuyển chất
thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy
hại gây ra. Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại phải chịu trách nhiệm
về tình trạng rò rỉ, rơi vãi xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp
dỡ. (Điều 72 Luật bảo vệ môi trường 2005)
+ Việc xử lý chất thải nguy hại phải tiến hành bằng phương pháp, công nghệ, thiết
bị phù hợp với đặc tính hóa học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại
để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường. Trường hợp trong nước không có công
nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý.
Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp
giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại. Tổ

chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường. Việc chuyển
giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất
thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có
xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Hợp đồng
chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần,
chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý. (Điều
73 Luật bảo vệ môi trường 2005)
+ Việc thải bỏ, chôn lấp chất thải nguy hại còn lại sau khi xử lý phải được thực
hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền về bảo vệ môi trường. Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng
các yêu cầu: Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với
khu chôn lấp chất thải nguy hại. Có khoảng cách an toàn về ôi trường đối với khu
dân cư, khubaor tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích
sinh hoạt. Có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo. Có kế hoạc và trang bị
phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi
trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh. (Điều 74, 75 Luật bảo vệ
môi trường 2005)
Do chất thải nguy hại thường có nguồn gốc phát sinh từ các hoạt đồng sản xuất
kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên pháp luật môi trường cũng quy
định trách nhiệm của nhiều loại cơ quan trong việc quản lý loại chất thải này. Cụ
thể:
- Bộ tài nguyên và môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về chất
thải nguy hại trong phạm vi toàn quốc; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các hoạt
động quản lý chất thải nguy hại. Ban hành các chỉ tiêu môi trường cho việc lựa
chọn bãi chôn lấp chất thải nguy hại các chỉ tiêu kỹ thuật cho việc thiết kế, xây
dựng và vận hành các khu lưu giữ, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại bảo đảm vệ
sinh môi trường; lựa chọn và tư vấn các công nghệ xử lý chất thải nguy hại; phối
hợp với Bộ Tài chính ban hành mức thu phí, lệ phí quản lý chất thải nguy hại.
Hướng dẫn nội dung và thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của

cơ sở thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp chất thải
nguy hại. (Điều 21 Quy chế quản lý chất thải nguy hại)
- Bộ xây dựng có trách nhiệm Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trong việc quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải nguy hại hợp vệ sinh,
các bãi chôn lấp chất thải nguy hại phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương. Phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trong việc chỉ đạo các Sở Giao thông Công chính trong việc lập quy
hoạch và kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy, các bãi
chôn lấp chất thải nguy hại hợp vệ sinh, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế
hoạch quản lý chất thải (bao gồm cả chất thải nguy hại) của địa phương ... (Điều 22
Quy chế quản lý chất thải nguy hại)
- Bộ công nghiệp có trách nhiệm Giám sát, kiểm tra và triển khai các biện pháp
hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải phải tuân thủ các quy định của Quy chế. Trường
hợp các chủ nguồn thải không có khả năng tự thực hiện được việc thu gom, xử lý,
tiêu hủy chất thải nguy hại, thì yêu cầu các chủ nguồn thải phải ký hợp đồng với
các chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại. Phối hợp với Tài
nguyên và môi trường tổ chức điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do
chất thải nguy hại gây ra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Bộ Công nghiệp
quản lý ... (Điều 23 Quy chế quản lý chất thải nguy hại)
- Bộ y tế có trách nhiệm Giám sát, kiểm tra và có các biện pháp hữu hiệu buộc các
bệnh viện, trạm y tế, cơ sở dịch vụ y tế tuân thủ các quy định của Quy chế. Chủ trì,
phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Xây dựng trong việc quy hoạch,
lựa chọn công nghệ, thiết bị, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống lò thiêu đốt
chất thải y tế đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, ban hành quy chế quản lý chất
thải y tế. (Điều 24 Quy chế quản lý chất thải nguy hại)
- Bộ quốc phòng, Bộ công an có trách nhiệm Giám sát, kiểm tra và triển khai thực
hiện các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại. Các chủ nguồn thải
CHấT THảI được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận là các chủ nguồn thải
hoạt động thuần túy trong lĩnh vực kinh tế phải chấp hành đầy đủ các quy định về

quản lý chất thải nguy hại. (Điều 25 Quy chế quản lý chất thải nguy hại)
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Chỉ đạo Sở Xây dựng lập
quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy và các bãi
chôn lấp CHấT THảI hợp vệ sinh thuộc địa bàn quản lý của địa phương. Chỉ đạo
Sở Giao thông Công chính lập kế hoạch khả thi (phương án tổ chức, phương tiện,
thiết bị, công nghệ, vốn...) Và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch quản lý chất thải bao
gồm cả thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa
bàn quản lý của địa phương. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường hướng dẫn nội
dung, yêu cầu xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các chủ cơ sở
lưu giữ, xử lý, tiêu hủy, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại để trình cơ quan quản
lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền phê duyệt. (Điều 27 Quy chế quản lý
chất thải nguy hại)
II – Ưu điểm và hạn chế của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
1. Ưu điểm
Mục đích của pháp luật quản lý chất thải nguy hại là bảo vệ môi trường và sức
khỏe của cộng đồng. Thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp lý quy định về trách
nhiệm của cơ quan Nhà nườ về môi trường: quyền, nghĩa vụ của các tổ chức cá
nhân liên quan đến chất thải nguy hại. Pháp luật quản lý chất thải nguy hại đã phân
định rõ quyền hạn cho các cơ quan Nhà nước giúp cho hoạt động quản lý của Nhà
nước đối với vấn đề này đạt hiệu quả cao. Đồng thời pháp luật còn định hướng cho
hành vi, xử sự của các chủ thể khi tham gia các hoạt động liên quan đến chất thải
nguy hại. Qua đó ngăn ngừa, hạn chế việc gia tăng số lượng chất thải nguy hại vào
môi trường, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với sức khỏe con
người cũng như môi trường sống.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, với việc thành lập nhiều nhà máy, xí nghiệp, pháp

×