Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Địa danh Thốt Nốt xưa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.78 KB, 2 trang )

ĐỊA DANH THỐT NỐT XƯA
Thốt Nốt đang thay đổi từng ngày , diện mạo mới của Thốt Nốt đã khiến cho những
người đi xa trở về sẽ choáng ngợp . Tuy nhiên , đồng nghĩa với sự thay đổi đó sẽ là
sự mất đi những dấu tích một thời của Thốt Nốt . Những địa danh : Chợ cũ , Bến
đình , Dinh quận , Nhà làng , Cột cờ , Cua lò heo , Cầu chùa , Mũi tàu rồi sẽ là quá
khứ.
Là một người sinh ra và lớn lên ở Thốt Nốt , BigV cảm thấy mình phải có một phần
trách nhiệm lưu lại cho thế hệ sau này hiểu và biết được về Thốt Nốt xưa.BigV chưa
phải là bậc " Cổ thụ" của Thốt Nốt nên có thể hồi ức của mình trong chừng mực nào
đó thiếu sót , rất mong những đóng góp của các thành viên .
Dạo quanh chợ Thốt Nốt , trước hết phải nói đến khu Chợ cũ . Chợ cũ ngày nay là
một eo đất cặp sông Hậu và kênh Thốt Nốt , thuộc khu vực Phụng Thạnh I , phường
Thốt Nốt , đối diện bên kia bờ lồng ống Thốt Nốt là bến đình với các Ki ốt san sát
nhau . Nghe nói rằng ngày xưa khu Chợ cũ là nơi buôn bán các sản vật ở các xã tập
trung về.
Khu Bến Đình , chiếm một diện tích khá rộng . Nói là Bến đình , vì đây có một mái
đình cổ . Ngày xưa , cạnh hàng rào của đình có một cây dương cổ thụ , nó bị ngã từ
năm 1972 ( ? ) . Trước giải phóng Bến đình có khu trại gia binh 801 của quân đội
Sài gòn . Sau giải phóng , nhiều lần cải tạo , mở rộng , các Ki ốt được xây dựng ,
việc mua bán cũng trở nên qui cũ và sầm uất hơn.
Cặp hông đình Thốt Nốt , ngược lên hướng Bắc trên đường Lê Thị Tạo là khu Dinh
Quận ( cũ ). Gọi như vậy , vì trước 1975 nơi đây là trung tâm hành chánh của quận
lỵ Thốt Nốt. Sau 1975 , chính quyền cách mạng dùng làm trụ sở ủy ban huyện Thốt
Nốt.Hiện này , nơi này đang được phá bỏ để xây dựng một trung tâm thương mại đồ
sộ soi mình bên dòng sông Hậu.
Trước dinh quận có một con đường rộng chạy thẳng ra quốc lộ (đường Nguyễn Thái
Học ). Giữa con đường này , trước 1975 có một căn nhà rất rộng ( kiến trúc thời
Pháp thuộc ) nhìn xuống chợ Thốt Nốt , dân cư Thốt Nốt gọi nó là Nhà Làng , vì đây
là nơi làm việc của Hội đồng xã Thạnh Hòa Trung Nhứt ( trước 1975 ).Sau 1975 ,
một thời nó được dùng làm huyện đội , sau đó là thương nghiệp huyện . Hiện nay ,
nó được cải tạo mới hoàn toàn và là văn phòng chính của công ty cổ phần


Gentraco.Đối diện Nhà làng là sân cờ ( điểm giữa của 2 bổn phố : đường Hòa Bình
và đường Tự do có một cột cờ) . Hiện nay , cột cờ đã được phá đi . Bây giờ , khu sân
cờ là điểm giữ xe cho khách muốn vào chợ Thốt Nốt.
Theo đường quốc lộ cách cầu Thốt Nốt khoảng 500 mét hướng Long Xuyên có một
khúc quanh , người Thốt Nốt gọi nó là Cua lò heo.Gọi như vậy vì ngày xưa ở đây có
những " cao thủ " kỳ cựu trong giới đồ tể : Ông Sồi ,Ông Nguyên Ngay khúc cua có
một căn nhà phía trước xây một lò quay heo.Cua lò heo ngày xưa gắn liền với một
bến xe dưới nó một đổi ( khu bến xe bây giờ là UBND Phường Thốt Nốt ). Cặp quốc
lộ của cua lò heo , hiện nay san sát những chi nhánh của các ngân hàng , những
quán ăn lúc nào cũng đông khách

Vừa xuống dốc cầu Thốt Nốt là một ngã tư : một vào chợ Thốt Nốt ( bây giờ đã làm một hàng
rào chắn không cho xe vào chợ ) , một là hương lộ đi Trà ếch , Cờ đỏ , chạy trên đường này
một đoạn khoảng nửa cây số có một ngôi chùa của cư dân Hoa kiều ở Thốt Nốt , phía trước
ngôi chùa này có một cây cầu bắc ngang một cái rạch nhỏ ( rạch cầu chùa ) . Cái rạch này
nhiều năm không được nạo vét , nên quá ô nhiễm , địa phương đã cho san lấp và đặt cống
ngầm , công năng của cầu chùa bây giờ không còn nữa , đường đã đước nối liền .
Theo quốc lộ hướng lên Long Xuyên , cách cua lò heo chừng 500 mét , có một điểm
giao nhau giữa quốc lộ với đường Lê Thị Tạo giống như mũi tàu và nó cũng được gọi
là khu Mũi tàu.Mũi tàu ngày xưa có một hội quán của giáo phái PGHH , sau
1975 được sử dụng làm Trường bổ túc công nông huyện Thốt Nốt . Một thời nó là
bến xe mới . Hiện nay , một khu di tích Liệt sĩ Lê Thị Tạo ( Võ Thị Hiền ) mới
vừa được khánh thành.
Thốt Nốt xưa là như thế . Thốt Nốt ngày nay đã thay đổi gấp nhiều lần hơn.Nhưng
hình ảnh Thốt Nốt xưa không thể xóa nhòa trong ký ức của những ai đã từng sống
và lớn lên từ Thốt Nốt. Dấu ấn Thốt Nốt xưa vẫn hiện hữu trong tim những đứa con
Thốt Nốt. Xin mọi người hãy dành một góc của trái tim để nhớ , để thương , để lưu
giữ hồi ức về Thốt Nốt xưa. Mong sao các thế hệ đàn em hãy trân trọng và gìn giữ
hình ảnh đẹp một thời của Thốt Nốt trong cuộc sống hiện đại này.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×