Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ANH DŨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.68 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh doanh, tiêu thụ là khâu vô cùng quan trọng, có tầm ảnh hưởng
rất lớn đến quy mô công ty.
Trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay
gắt.Các doanh nghiệp muốn tồn tại bền vững trên thị trường, muốn sản phẩm
của mình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì
không còn cách nào khác phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Vì tiêu thụ sản phẩm
là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh.
Trước sự tham gia ngày một nhiều các doanh nghiệp vào lĩnh vực thức ăn
gia súc, nguồn nguyên liệu biến động về giá, các doanh nghiệp phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn. Công ty sản xuất thương mại và đầu tư Anh Dũng cũng gặp
phải sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài
nước.Vì vậy, muốn đứng vững trên thị trường, đòi hỏi nhà quản lý luôn phải thường
xuyên cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này đối với thực tế
công ty, và dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của Th.s Lê Thị Thu Trang cùng các anh chị ở
công ty Anh Dũng, em đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu trong thời gian kiến tập
của mình với đề tài “CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ANH DŨNG”
Trong quá trình kiến tập và hoàn thành đề tài, do hạn chế về thời gian cũng
như trình độ nên bài làm không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự
góp ý của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ
ANH DŨNG
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ANH DŨNG
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty sản xuất thương mại
và đầu tư Anh Dũng
- Tên công ty :Công ty SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ


ANH DŨNG (ADC)
- Tên giao dịch : Công ty SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ
ANH DŨNG
- Trụ sở chính của công ty : Cụm công nghiệp I – khu công nghiệp
Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
- Số đăng kí kinh doanh : 0102001284
- Mã số thuế : 0101074738
- Số điện thoại : (04) 36840126
- Fax : 04.6892346
- Vốn điều lệ 30.000.000.000 VND
Công ty được thành lập năm 2000 với tên gọi ban đầu là công ty TNHH
PHÁT TRIỂN THỨC ĂN CHĂN NUÔI. Ngay từ khi thành lập công ty đã xác
định ngành hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là các sản phẩm thức ăn gia
súc.
Nhờ định hướng phát triển đúng đắn & sự quyết tâm của tập thể cán bộ
công nhân viên công ty, sự quan tâm & tạo điều kiện của thành phố.Đến năm
2006 Công ty quyết định xây dựng nhà máy mới tại Khu Công Nghiệp Ngọc
Hồi – Thanh Trì – Hà Nội. Công ty đã mạnh dạn đầu tư các dây chuyền sản xuất
hiện đại, Chuyển đổi dây chuyền sang cơ giới hóa theo chu trình khép kín từ
2
khâu sử lý nguyên liệu thô đến phối trộn & đóng gói thành phẩm nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm & nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày
càng cao.
Tháng 6/2006 công ty chính thức đổi tên thành Công Ty Sản Xuất Thương
Mại & Đầu Tư Anh Dũng ( ADC ).
Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Sản Xuất Thương Mại & Đầu Tư Anh Dũng kinh doanh chủ
yếu là chế biến thức ăn gia súc với các sản phẩm chính
- Thức ăn đậm đặc cho Lợn
- Thức ăn đậm đặc cho gà & ngan vịt

- Thức ăn hỗn hợp
Ngoài ra công ty hiện nay còn tham gia đầu tư, liên doanh, liên kết với
các đơn vị kinh tế khác, tổ chức mua bán chứng khoán, cổ phiếu, tín phiếu kho
bạc nhà nước, bất động sản….
Mặc dù tham gia kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng việc
chế biến & tiêu thụ thực phẩm thức ăn gia súc vẫn chiếm phần trọng yếu trong
tổng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thị phần của công ty
Sản phẩm thức ăn gia súc của công ty hiện tập trung chủ yếu ở Miền Bắc
& Miền Trung. Hiện công ty đang có chiến lược tiếp cận thị trường Miền Nam.
Do đặc điểm & tính chất của sản phẩm tiêu thụ là cơ sở quan trọng
nhất để công ty hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược, sách lược & sử
dụng các công cụ điều khiển việc tiêu thụ. Với đặc điểm sản phẩm thức ăn gia
súc thì thị trường mà công ty hướng đến là các đại lý bán buôn, bà con nông
dân, các trang trại & hợp tác xã kinh doanh.
3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty Anh Dũng
Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty ADC khá gọn nhẹ, bao gồm một số
phòng ban chức năng & một số phân xưởng sản xuất. Bộ máy quản trị của công
ty theo kiểu trực tuyến – chức năng. Có sự phân định rõ ràng quyền hạn & trách
nhiệm của từng cán bộ , nhân viên , từng bộ phận dưới sự chỉ đạo cao nhất của
Tổng giam đốc . Sơ đồ tổ chức của công ty như mô hình dưới đây :
Sơ đồ 1.1 : Tổ chức bộ máy của Công Ty ADC
4
1.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
1.1.3.1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh thu bán hàng 90.857.709.224 105.710.913.982 110.996.459.681
2. Doanh thu thuần bán hàng 90.857.709.224 105.710.913.982 110.996.459.681
3. Giá vốn hàng bán 77.546.993.744 88.825.658.195 93.266.941.105

4. Lợi nhuận gộp về bán hàng 13.310.715.480 16.885.255.787 17.729.518.576
5. Doanh thu hoạt động tài
chính
154.040.353 165.540.134 173.817.141
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.177.714.219 10.225.923.353 10.737.219.520
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
1.212.674.907 1.532.064.821 1.608.668.061
8. Thu nhập khác - - -
9. Chi phí khác - - -
10. Lợi nhuận khác - - -
11. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.312.856.720 1.532.064.821 1.608.668.061
12. Chi phí thuế TNDN 367.599.882 383.016.205 402.167.015
13. Tổng lợi nhuận sau thuế 945.256.838 1.149.048.616 1.206.501.046
(Trích: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, năm 2011, năm
2012)
Qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,ta thấy rằng doanh thu bán
hàng của công ty của năm liên tục tăng :
Doanh thu bán hàng năm 2010 là 90.857.709.224 VNĐ.
Doanh thu bán hàng năm 2011 là 105.710.913.982 VNĐ.
Doanh thu bán hàng năm 2012 là 110.996.459.681 VNĐ.
5
Doanh thu bán hàng năm 2011 so với năm 2010 tăng 14.835.204.680
VNĐ tương ứng với 16,35%. Doanh thu bán hàng năm 2012 so với năm 2011
tăng 5.285.545.700 VNĐ tương ứng với 5%. Trong điều kiện khủng hoảng kinh
tế suốt những năm vừa qua, nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng trưởng đều
đặn, dù doanh thu năm 2012 tăng chậm hơn so với năm 2011nhưng vẫn tăng
trưởng khá tốt. Điều này cho thấy sự nỗ lực của công ty trong việc thúc đẩy
lượng tiêu thụ hàng hóa, cố gắng vượt ra khỏi khủng hoảng, duy trì sự tăng
trưởng. Điều này làm cho lợi nhuận thuần của công ty tăng từ 1.212.674.907

VNĐ năm 2010 lên 1.532.064.821 VNĐ năm 2011, tăng 319.389.914 VNĐ
tương ứng với 26,34%, và lợi nhuận thuần tăng từ 1.532.064.821 VNĐ năm
2011 lên 1.608.668.061 VNĐ năm 2012, tăng 76.603.240 VNĐ tương ứng với
5%.
1.2. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
ANH DŨNG
1.3. Tổng doanh thu và sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty Anh
Dũng trong giai đoạn 2010- 2012
Bảng 2.1: Tổng doanh thu và sản lượng tiêu thụ từ 2010 - 2012
6
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu
(VND)
Sản lượng
(kg)
Mức biến động so với năm 2010 của
tổng doanh thu
Tuyệt đối (VND) Tương đối (%)
2010 90.857.709.224 5.678.606 0 100
2011 105.710.913.982 6.218.289 14.853.204.758 116,35%
2012 110.996.459.681 5.549.822 20.138.750.457 122,17%
Nguồn: Trích từ báo cáo phòng kinh doanh
Đơn vị: VND
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tuy sản lượng tiêu thụ của công ty chưa ổn
định, nhưng tổng danh thu của công ty vẫn luôn tăng đều trong những năm qua.
- Năm 2010 tổng sản lượng tiêu thụ của công ty đạt 5.678.606 kg , giúp công ty
thu về hơn 90,85 tỷ đồng. Với giá bán các loại sản phẩm như sau: giá bản lẻ giao
động từ 14.000đ/kg đến 17.000đ/kg; giá bán buôn cho các đại lý giao động từ
300.000đ/bao 25kg đến 380.000đ/bao.

- Đến năm 2011 tổng doanh thu đạt được 105.710.913.982 VND và tổng sản
lượng đạt 6.218.289 kg. Sản lượng chỉ tăng 539.683 kg tương ứng với 9,5% so
với năm 2010. Trong khi đó, doanh thu tăng 14.853.204.758 VND tương ứng
16,35% so với năm 2010. Đạt được kết quả đó là trong năm 2011, giá bán của
sản phẩm thức ăn gia súc biến động khá mạnh, tăng từ 2000đ đến 3000đ/1kg và
từ 50.000đ đến 75.000đ/bao 25kg.
- Năm 2012 sản lượng tiêu thụ của công ty giảm mạnh (từ 6.218.289 kg năm
2011 xuống còn 5.549.822 kg trong năn 2012) do nhiều nguyên nhân. Đó là do
giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài tăng khá mạnh, dẫn đến giá
thành sản phẩm tăng cao đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng giá bán. Đây là nguyên
nhân chính dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, ngoài ra còn do
nửa cuối năm 2012 dịch cúm đã làm chết hơn 700.000 gia súc, gia cầm trên
khắp cả nước (theo báo Thanh Niên) . Một lý do nữa là khủng hoảng kinh tế thế
giới và trong nước năm 2012 buộc người dân phải thắt chặt chi tiêu nên thị
trường gia súc gia cầm cũng ảm đạm hơn so với năm trước. Tuy nhiên, năm
7
2012 công ty Anh Dũng vẫn ổn định doanh thu do đã kịp thời điều chỉnh giá bán
lên đến 20.000đ- 22.000đ/kg và từ 500.000đ- 550.000đ/bao 25kg.
2.3.3.2 Lợi nhuận từ năm 2007 - 2010
Phân tích về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp, không chỉ đơn thuần dựa vào chỉ tiêu tổng doanh thu và tổng sản lượng
vì đôi khi tổng doanh thu và tổng sản lượng đạt được rất cao và vượt kế hoạch
đề ra nhưng công ty vẫn làm ăn thua lỗ và phá sản. Chỉ tiêu lợi nhuận đã phản
ánh vấn đề này.
Trong điều kiện hiện nay để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty phải đạt hiệu quả tức phải đạt lợi nhuận lớn
hơn 0. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Guyomarc’h - VN qua 3 năm
để có cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh của côngHHH
ty.
Bảng 2.4: Lợi nhuận từ năm 2007 - 2010

Chỉ tiêu
Năm
Lợi nhuận
(ĐVT: triệu đồng)
Mức biến động so với năm
2007
Tuyệt đối Tương đối
%
2007 21.037,5 0 100
2008 27.464,69 6.427,19 130,5
2009 33.263,796 12.226,296 158,1
2010 42.763,75 9.499,954 203,2
Nguồn trích từ phòng kinh doanh
Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy tình hình lợi nhuận của công ty Guyomarc’h - VN
rất hiệu quả, lợi nhuận hàng năm đều đạt hơn 20 tỷ đồng. Xét sự tương quan
giữa các năm thì lợi nhuận công ty luôn tăng ổn định, mỗi năm tăng thêm
khoảng 6 tỷ đồng, đặc biệt năm 2010 kết quả kinh doanh của công ty vượt trội
với lợi nhuận tăng trên 9 tỷ đồng so với năm 2009 . Kết quả này chứng minh
8
rằng công ty đã kiểm soát được chi phí kinh doanh, bốn năm liên tiếp đã đạt
hiệu quả rất cao, lợi nhuận ổn định.
Phương thức phân phối
Công ty áp dụng phương thức bán hàng như :
- Bán trực tiếp cho các hợp tác xã nông nghiệp
- Phát triển các đại lý bán lẻ. Sản phẩm thức ăn gia súc của công ty được
phân phối trực tiếp đến các đại lý tại hầu hết các tỉnh của Miền Bắc &
Miền Trung. Đặc biệt các tỉnh : Hà tây, Hải Phòng, Thái Bình, Hải
Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Giang,
Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ….
Đại lý bán lẻ là những nhà trung gian phân phối hàng hóa chủ yếu của

công ty.
Hệ thống mạng lưới chăm sóc khách hang cũng được triển khai ở các tỉnh
nhằm hỗ trợ về dịch vụ người chăn nuôi, hỗ trợ cho các nhà phân phối. Công ty
đã & đang đào tạo cho các nhân viên phát triển thị trường, ngoài kiến thức kinh
doanh còn được trang bị kiến thức về chăm sóc vật nuôi thực hiện tập trung từng
9
buớc tiếp cận tới người chăn nuôi rộng hơn, sâu hơn với phương châm “ giúp đỡ
người chăn nuôi & đại lý trung gian chính là giúp nhà sản xuất ”
Để kích thích các thành viên tham gia phân phối, Công ty luôn tìm cách
tạo ra các mối quan hệ chặt chẽ & tín nhiệm trong công việc, đảm nhận các chức
năng tiêu thụ hữu hiệu cho hàng hóa, Cứ định kì công ty lại đánh giá những
hành động của họ. Công ty sẽ xác định được đâu là thành viên thực hiện tốt, là
khách hàng thường xuyên.Cũng như xác định được các đại lý luôn sai phạm hợp
đồng, hoặc chỉ mua hàng nhưng sau đó không liên lạc lại.Trên cơ sở đó mà công
ty có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích hợp lý.
a. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY ANH DŨNG
Trong ba năm 2010, 2011 và 2012 vừa qua, việc thực hiện công tác tiêu
thụ sản phẩm của công ty Anh Dũng đã có những hiệu quả nhất định nhưng
cũng còn một số tồn tại.
i. Kết quả đạt được
- Chính việc xác định rõ thị trường mục tiêu đã giúp công ty có nhiều
điều kiện tập trung toàn bộ khả năng của mình để hỗ trợ ngày càng tốt
người chăn nuôi. Như tư vấn kĩ thuật chăn nuôi khoa học, Các chương
trình chăm sóc hỗ trợ người chăn nuôi… Do các đại lý phân phối là
trung gian quan trọng nhất của công ty để bán hàng tới người chăn
nuôi nên công ty có nhiều chính sách hỗ trợ hợp lý, kịp thời. Điều này
làm cho khách hàng của công ty luôn rất tin tưởng vào sản phẩm mà
công ty đã & đang cung ứng. Nhờ vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm
thức ăn chăn nuôi của công ty ngày một tăng lên, cạnh tranh ngày càng

cao với các đối thủ trên thị trường.
10
- Do việc tìm hiểu tốt nhu cầu thị trường từng vùng, từng nhóm khách
hàng mà công ty đã đưa ra được các quyết định về loại sản phẩm cần
cung ứng & giá cả từng loại, biện pháp marketing phù hợp với từng
khu vực thị trường cá biệt, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của họ làm tăng
thị phần của công ty, tăng năng suất kinh doanh.
ii. Một số hạn chế còn tồn tại
- Một số loại sản phẩm công ty vẫn chưa cung cấp đủ số lượng ví dụ
như sản phẩm đậm đặc.
- Giá bán của công ty vẫn còn khá cao và chưa ổn định.
-
iii. Nguyên nhân
NGUYÊN NHÂN
- Hiện tại công tác nghiên cứu thị trường của công ty tương đối tốt, tuy
nhiên còn rời rạc và chưa đồng nhất, do đó gây khó trong việc tập hợp
thông tin về số lượng cũng như chất lượng các loại sản phẩm.
- Thị trường đầu vào của công ty là phục vụ cho hoạt động mua bán
nông sản & chủ yếu là bảo đảm nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế
biến thức ăn gia súc. Công ty không sản xuất ra được vật tư hàng hóa
nên hoạt động tạo nguồn, mua hàng là một công việc rất quan trọng
trong việc duy trì & phát triển công ty. Nguồn hàng cho công ty kinh
doanh cũng có cả nguồn hàng từ trong nước và nguồn lấy từ nước
ngoài mà chủ yếu là nhập hàng của Trung Quốc, Thái Lan, Lào…Do
ban đầu việc tiêu thụ hàng hóa của công ty hàng năm chưa lớn, mặt
khác tiềm lực kinh doanh của công ty cũng có giới hạn nên các nguồn
nhập từ nước ngoài hầu hết là thông qua nhập khẩu trực tiếp từ các
11
công ty trung gian như : Tổng công ty vật tư nông nghiệp, Công ty
nông sản Hà Nội….Với việc mua hàng qua trung gian như vậy cũng

gây nên một số khó khăn cho công ty về việc mua nguyên vật liêu với
giá đầu vào cao hơn, ảnh hưởng đến đầu ra & hiệu quả kinh
doanh( nhưng mặt khác công ty lại có được nguồn cung ứng hàng hóa
đồng bộ, khối lượng mua hàng có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với
tiêu thụ của công ty nên hiên tại công ty vân đang áp dụng phương
thức này).
14. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ CHO VẤN ĐỀ ĐẨY MẠNH TIÊU
THỤ SẢN PHẨM
a. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu thị trường là việc rất cần thiết đối với các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh. Mục đích nghiên cứu thị trường là xác định nhu
cầu, thị hiếu của thị trường về một mặt hàng, một nhóm hàng nào đó
của công ty. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng thích ứng với chỉ tiêu
kinh doanh và tổ chức tiêu thụ những mặt hàng mà thị trường đòi hỏi.
- Vì thế để làm tốt công tác này cần phải có sự đầu tư thích đáng cho đội
ngũ cán bộ chuyên nghiên cứu, tăng cường chi phí và trang bị phục vụ
cho công tác nghiên cứu thị trường. Công tác này đòi hỏi bố trí đội
ngũ điều tra nghiên cứu phải năng động, có kinh nghiệm, trình độ thu
thập, phân tích tổng hợp và xử lý thông tin để xây dựng kế hoạch bán
hàng tối ưu nhất.
* Hiện nay công ty Anh Dũng cần tổ chức nghiên cứu và thu thập thông tin
về:
- Nhu cầu hiện tại và trong tương lai về các sản phẩm, dịch vụ của Công ty
- Số lượng khách hàng, nhóm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng
có nhu cầu sử dụng sản phẩm và các dịch vụ của công ty. Số người có nhu
cầu phải được phân nhóm theo vật nuôi, qui mô, hình thức chăn nuôi. Mặt
12
khác cũng phải xác định được phản ứng của khách hàng trước các biện pháp
quảng cáo và chính sách bán hàng của Công ty.
- Số lượng, qui mô các đối thủ cạnh tranh, phân tích các nhân tố có ý nghĩa

đối với chính sách tiêu thụ của đối thủ như thị phần, chính sách giá cả,
phương pháp quảng cáo và bán hàng, chính sách phục vụ khách hàng cũng
như các điều kiện thanh toán và công nợ. Mặt khác, phải làm rõ khả năng
phản ứng của các đối thủ trước các biện pháp về giá cả, quảng cáo và xúc
tiến bán hàng của công ty.
- Nghiên cứu các đặc điểm kinh tế kỹ thuật, chiến lược kinh doanh, chính
sách và kế hoạch tiêu thụ,.v.v… của công ty và đối thủ cạnh tranh có ảnh
hưởng đến việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ. Quá trình nghiên cứu mạng lưới
tiêu thụ phải chỉ rõ các ưu điểm, nhược điểm của kênh trực tiếp và gián tiếp
của công ty và của đối thủ; phải biết mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
kết quả tiêu thụ cũng như phân tích các hình thức tổ chức bán hàng cụ thể
của Công ty và các đối thủ cạnh tranh.
=> nghiên cứu nhằm nắm rõ nhu cầu của thị trường sẽ giúp doanh nghiệp
đưa ra được kế hoạch phù hợp để phát triển việc tiêu thụ sản phẩm
2.2 Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật
- Đầu tư và đổi mới trang thiết bị hiện đại, mở rộng kho bãi thể hiện sức
mạnh của doanh nghiệp đem lại niềm tin cho khách hàng. Bởi vì khi
công ty đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại cho thấy công ty đang
trên đà phát triển, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi giao dịch
với công ty, họ yên tâm về chất lượng sản phẩm, yên tâm về số lượng
sản phẩm công ty cung ứng. Nhờ đầu tư thiết bị hiện đại sẽ sản xuất ra
sản phẩm chất lượng cao hơn mang lại uy tín cho công ty và khách
hàng trung thành với sản phẩm của công ty.
- Với máy móc công suất sản xuất thấp thì sản phẩm không đủ cung cấp
cho thị trường, công nhân tăng ca sản xuất làm tăng chi phí sản xuất,
thêm vào đó kho bãi hạn chế rất ảnh hưởng đến việc trữ hàng và gây
13
khó khăn khi xe vào bốc hàng. Được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại,
đúng lúc sẽ giảm bớt lượng sản phẩm hư hỏng, giảm chi phí, giảm giá
thành sản phẩm sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

2.3 Tăng cường hoạt động hỗ trợ và kích thích khách hàng
- Các hoạt động truyền thông nhằm giới thiệu sản phẩm là biện pháp cần
thiết và vô cùng quan trọng đối với hoạt động bán hàng, nó kích thích
nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng, tạo nên sự chú ý của khách
hàng đến sản phẩm của công ty, giúp cho khách hàng hiểu biết nhiều
hơn về sản phẩm của công ty, đồng thời đưa những thông tin cần thiết
tới những khách hàng chưa biết.
- Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu công ty, tập huấn kỹ thuật
chăn nuôi nhằm làm tăng hiệu quả của người chăn nuôi.
- Phát huy tối đa vai trò của Phòng kỹ thuật, thể hiện kỹ năng chuyên môn,
giúp người chăn nuôi giải quyết vấn đề của trại, lên qui trình chăn nuôi theo
hướng công nghiệp.
- Tìm khách hàng là người chăn nuôi cho các đại lý phân phối.
- Công ty quan tâm giải quyết tốt các nội dung đề cập trên sẽ đưa các hoạt
động hỗ trợ, kích thích bán hàng thành một biện pháp thường xuyên, đúng
mức; tăng thêm sự hiểu biết của khách hàng về công ty và các sản phẩm
công ty kinh doanh tạo được sự tín nhiệm và lôi kéo được khách hàng, kích
thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của công ty góp phần tăng đáng kể sản
lượng tiêu thụ và thị phần.
2.4 Đầu tư mở rộng mạng lưới tiêu thụ
Mục tiêu chủ yếu của tiêu thụ sản phẩm là tăng sản lượng và doanh thu
tối đa, chi phí cho hoạt động tiêu thụ tối thiểu. Tuy nhiên tốc độ tiêu thụ
không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu mà còn phụ thuộc rất lớn vào
việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ. Để thực hiện mục tiêu này việc xác định
đúng hệ thống kênh tiêu thụ rất quan trọng và có ý nghĩa: Xác định đúng hệ
thống kênh sẽ giúp cho công ty kinh doanh có hiệu quả, tăng sản lượng,
14
chiếm lĩnh được thị trường và ngược lại. Công ty Anh Dũng là một doanh
nghiệp thương mại hiện dang tổ chức tiêu thụ theo hệ thống kênh trực tiếp và
gián tiếp, tỷ lệ sản lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ qua kênh trực tiếp và

gián tiếp chưa cân đối, chưa đáp ứng kịp yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của
thị trường. Để đạt mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài công ty cần thực
hiện một số nội dung:
- Tăng cường làm việc trực tiếp và ký hợp đồng với các trang trại. Có kế
hoạch hỗ trợ về con giống, đầu mối tiêu thụ (như sản phẩm là trứng gia
cầm).
- Tăng cường hỗ trợ nhân viên kỹ thuật làm việc, quản lý trại, điều này
giúp công ty gắn kết lâu dài với người chăn nuôi.
- Thực hiện tốt giải pháp này kết quả dự kiến sẽ giúp mở rộng thị phần,
tăng sản lượng, tỷ lệ sản lượng tiêu thụ qua kênh gián tiếp tăng đáng kể.
Công ty chiếm lĩnh thị trường, đảm bảo sự vững chắc trong cạnh tranh, đáp
ứng tốt mọi nhu cầu ngày càng cao cho sản xuất, kinh doanh.
- Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm: Nhằm đáp ứng nhu cầu của người chăn
nuôi, mở rộng đại lý trong cùng khu vực quản lý. Trước đây, chỉ có một
thương hiệu trên sản phẩm gia súc và một thương hiệu trên sản phẩm gia
cầm, công ty cần sản xuất thêm một thương hiệu mới. Việc sản xuất thêm
một thương hiệu mới có thể đáp ứng nhu cầu trở thành nhà phân phối cho
công ty từ các khách hàng của đối và không gây ảnh hưởng đến khách hàng
độc quyền truyền thống.
- Tổ chức tiêu thụ: cần có thêm các sản phẩm mới phù hợp với thị trường,
ổn định chất lượng sản phẩm, những chính sách cụ thể về marketing, tổ chức lại
mạng lưới tiêu thụ, tích cực mở rộng hệ thống đại lý, đặc biệt là duy trì và nâng
sản lượng đại lý hiện tại. Mặt khác cần có những biện pháp quản lý các đại lý
một cách hiệu quả, tăng cường quảng bá hình ảnh và uy tín công ty.
- Tổ chức nhân sự: con người là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành bại
của doanh nghiệp, do vậy cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kinh
15
doanh và quản lý. Khuyến khích người lao động làm việc, bố trí nhân viên có
năng lực trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.
- Tổ chức sản xuất: cần phải quản lý chặt chẻ từng khâu trong quá trình

sản xuất để giảm tối đa phản ánh của khách hàng về sản phẩm bị lỗi. Đồng thời
cần có chính sách khen thưởng kịp thời để kích thích người lao động tăng năng
suất sử dụng máy móc và giảm giá thành sản phẩm.
2.5 Phát triển sản phẩm và hạ giá bán
- Cần có những biện pháp cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng sản
phẩm, đồng thời giảm giá thành sản phẩm, chú trọng việc giảm chi phí vật chất
và chi phí lao động sống, cụ thể là: tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước thay
thế dần nguyên nguyên liệu ngoại nhập, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên vật
liệu, tránh lãng phí trong sản xuất.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại
Công ty Anh Dũng, được trực tiếp tìm hiểu thị trường cùng các nhân viên quản
lý, em càng hiểu rõ hơn về sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Mỗi
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài đòi hỏi phải giải quyết tốt vấn đề
tiêu thụ sản phẩm hay đầu ra của doanh nghiệp. Sản phẩm tung ra thị trường
không phải lúc nào cũng được thị trường chấp nhận, chỉ có những sản phẩm mà
“thượng đế” có cầu thì mới được chấp nhận. Thực tế cho thấy có những doanh
nghiệp ngày càng phát triển song cũng có những doanh nghiệp chết dần do
không đẩy mạnh được việc tiêu thụ, làm nguồn vốn của doanh nghiệp bị hạn
hẹp, hạn chế khả năng quay vòng vốn dẫn tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
16
doanh thấp và phá sản. Vậy giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp.
Để tăng cường hơn nữa công tác tiêu thụ sản phẩm của mình, một trong
các giải pháp được giới thiệu là: tăng cường công tác nghiên cứu thị trường ;
tăng cường hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm và giữ vững thị trường
hiện có đồng thời phát triển thị trường mới ; đổi mới trang thiết bị công nghệ
nhằm sản xuất sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành cạnh tranh hơn, hoàn
thiện khâu cung ứng hàng hoá; nâng cao kỹ năng chuyên môn, giải quyết vấn đề
của tập thể nhân viên. Có như vậy mới đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh

doanh đưa doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Đây sẽ là cơ sở để phát triển nền
kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.
17

×