Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

tiểu luận sự ra đời của nghề làm hoa giấy ở làng thanh tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 33 trang )

Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Do vị trí và đặc điểm của mình, Huế là nơi vốn có rất nhiều ngành
nghề thủ công truyền thống . Từ thời chúa Nguyễn, với hoài bão xây dựng và
phát triển vùng đất phía nam (đặc biệt là xứ Huế) trở thành một trung tâm
mạnh về kinh tế nên rất chú trọng phát triển các ngành nghề, ra sức xây dựng
tượng cục ở Trung ương, cũng như khuyến khích những làng nghề thủ công
truyền thống ở địa phương.
Phải nói rằng, diện mạo của các ngành thủ công nghiệp Huế có những
chuyển biến quan trọng, rất nhiều ngành nghề thủ công khai sinh và phát triển
xung quanh các cảng thị và hệ thống tượng cục ở Trung Ương. Các làng nghề
như sơn son Tiên Nộn, làng gốm Phước Tích, làng nghề tranh Làng sình, làng
ngói Ngừa Tượng, làng nón Triều Sơn - Động Di - Tây Hồ, làng rèn Hiền
Lương, trướng liễn làng Chuồn, hoa giấy Thanh Tiờn …chớnh là những làng
nghề truyền thống đó cú quá trình tồn tại và phát triển từ rất lâu đời, tạo nên
nét đặc sắc rất riêng cho nền thủ công nghiệp của Huế trước kia và nay.
Nghề làm hoa giấy ở Thanh Tiên là một nghề thủ công truyền thống đó
cú từ rất lâu đời và khá đặc biệt nhằm phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng dân
gian của người Huế, đó là làm hoa giấy Thanh Tiờn đang ngày bị mai một đi,
đây là một thực trạng đặt ra cho các ngành các cấp phải chú ý quan tâm.
Huế là quê nội của tôi, vì vậy đó cú dịp tôi được đến thăm làng hoa giấy
truyền thống Thanh Tiờn. Tụi nghĩ rằng việc giữ gìn và bảo tồn những làng
nghề truyền thống cho Huế nói riêng và cho cả nước nói chung, việc nghiên
cứu lịch sử ra đời, kĩ thuật, quá trình sản xuất cũng như tình trạng hiện nay
của làng nghề là một công tác quan trọng. Với mục đích đó, và trờn cơ sở
những nguồn tài liệu tìm thấy về làng hoa giấy Thanh Tiờn, tụi quyết định
chọn đề tài này cho tiểu luận của mình.
1
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
SỰ RA ĐỜI CỦA NGHỀ LÀM HOA GIẤY
Ở LÀNG THANH TIấN

1. Khái quát quá trình hình thành các làng nghề thủ công truyền
thống ở Huế
Trên nền dân cư và làng xã theo thời gian ổn định dần trong cả thế kỉ
dưới triều Lê Sơ đã khiến xứ thuận Hóa trở thành một vùng nông thôn làm
nông nghiệp như bao làng quê khác. Sự hình thành hệ thống các ngành nghề
thủ công cũng không đi ngoài quy luật phát triển của nông thôn Việt Nam
đương thời nếu khống có sự xáo trộn thời Lê Trịnh, dẫn đến việc Nguyễn
Hoàng muốn thoát khỏi vòng kiềm tỏa có thể đe dọa đế sự sống còn của mình
để tìm đến vùng đất Thuận Quảng theo kế sách của Trạng Trình – Nguyễn
Bỉnh Khiêm: “ Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thõn”.
Với quyết định một đi không trở lại, trong buổi đõ̀u mặc dầu chúa
Nguyễn vẫn tỏ lòng trung thành với vua Lê - chúa Trịnh, nhưng trong ý
hướng lâu dài của mỡnh thỡ vẫn tích cực khai thác xứ Đàng Trong, mở rộng
bờ cõi, khuyến khích di dân với số lượng lớn, tốc độ nhanh, phát triển khai
phá thêm ruộng đồng và dĩ nhiên không thể bỏ sót chính sách phát triển công
thương nghiệp.
Với hi vọng xây dựng và phát triển vùng đất phương Nam đủ điều kiện
để chống chúa Trịnh, ngay từ ngày đầu tiên trong những đoàn người đông
đảo chiêu tập theo chúa Nguyễn có không ít những thợ thủ công lành nghề,
những dòng họ thủ công nổi tiếng.
2
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
Đối với cỏc chỳa thỡ họ là những người có thể đáp ứng được nhu cầu
quan trọng, tạo nên sự ổn định trong đời sống dân cư, cũng như những vấn đề

bức thiết của một triều đại buổi đầu xây dựng như trong dự đinh. Thế nhưng
chúng ta cũng không thể loại trừ trong số đú cú “ những người thợ rong, muốn
lợi dụng tại chỗ tình trạng thiếu thốn về nghề chuyên môn của họ”. Cũng như
ngay tụ thân trong cộng đồng dân cư cũng tự phát sinh những nhóm nghề thủ
công nhằm đáp ứng cho nhu trong cuộc sống hàng ngày
Đó là lí do giải thích cho sự xuất hiện rải rác của một số nghề thủ
công trong thời gian đầu vơi tiền đích là phục vụ cho đời sống kinh tế
ngoài nông nghiệp.
Bộ mặt xứ Huế có những thay đổi đáng kể từ khi chúa Nguyễn Phúc
Lan (1601-1648) chuyển dinh phủ từ Phước Yên đến Kim Long. Sau đó
Nguyễn Phước Thái (Nguyễn Phúc Trăn) (1649-1691) đã thực sự xây dựng
xứ đàng Trong với một quy mô lớn trên mảnh đất Phỳ Xuõn, điều này đã làm
xứ Huế chuyển dần tính chất từ cụm làng quê như bao nơi khác ở đất miền
Trung nhỏ hẹp thành trung tâm hội tụ tấp nập của các tàu bè giao lưu, buôn
bán, qua lại giữa cỏc vựng miền trong nước, kể cả với châu Á, châu Âu.
Đặc biệt với sự ra đời của cảng thị Thanh Hà, Bao Vinh và sự xuất
hiện của các chợ - đây là yếu tố quan trọng đẩy sự ra đời và phát triển của hệ
thống các làng nghề thủ công phục vụ cho cuộc sống của nhân dân lao động
nông nghiệp.
Chợ tổng, chợ làng mọc lên sầm uất nhanh chóng bên cạnh các làng
nghề, các tụ điểm hoạt động thủ công: “Nếu ở thế kỉ 17, người ta vẫn coi
Thuận Hóa là “ễ chõu ỏc địa” thời Mạc, phu thuế chỉ toàn là các thứ lâm, thổ
sản, các sản phẩm tự nhiên, cả Thuận Hóa bấy giờ Dương Văn An chỉ ghi lại
3
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
được 3 cỏi chợ…Thỡ thế kỉ XVIII, mục thuế chợ đò ma Lê Quý Đôn ghi lại
đã phản ánh một bước tiến dài của xứ này”. Lúc này xứ Thuận Hóa đó cú
đến 9 chợ huyện, 34 chợ làng và rất nhiều chợ thôn. Thêm vào đó chế độ thuế
khóa nhẹ nhàng, khuyến khích phỏt triờ̉n thủ công nghiệp , dân được tự do

làm ăn nên “4 dân: sĩ, cụng, nụng, thương đều được an cư lập nghiệp”.
Trên nền thuận lợi đú, cỏc ngành nghề thủ công lần lượt ra đời và sản
phẩm của chúng được tiêu thụ rộng rãi quanh các trung tâm buôn bán.
Nguyễn Hữu Thông viết: “Chung quanh kinh thành Phỳ Xuõn và cảng thị
Thanh Hà đã xuất hiện một số làng nghề mà sản phẩm của họ dần thoát khỏi
ranh giới bó hẹp của một làng nghề để bươc đầu trở thành hàng hóa cung cấp
cho nhu cầu sinh hoạt trên một địa bàn rộng rãi hơn. Ví dụ như làng nón sơn
son Tiên Nộn, làng nghề tranh Lại Ân, xúm ngúi Ngõa Tượng, làng nón
Triều Sơn, làng giấy Đốc Sơ, làng vải Lạc Nô, làng rèn - kéo thép Mậu Tài ,
làng hoa giấy Thanh Tiờn….”
Như vậy, các ngành thủ công nghiệp trong lòng cỏc xó nông nghiệp
với những tác động ngoại tại đã lần lượt chuyển mình khai sinh và phát triển ,
có tính chất quy mô hơn một số ngành nghế vốn có nhằm đáp ứng yêu cầu
của cỏc phố chợ.
Tuy nhiên, xét về mặt tính chất và cơ cấu thỡ cỏc làng nghề ở Huế về
cơ bản vẫn là một mô hình sản xuất mang tính gia đình , công cụ dùng trong
nghề rất đơn giản, chủ yếu là sử dụng sức người, sự bền chí và khéo tay. Hơn
nữa, phần lớn các hoạt động không chuyên nghiệp hóa đến mức tách khỏi
nông nghiệp và các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia tùy vào khả
năng của mình.
4
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
2. Sự ra đời của nghề làm hoa giấy ở làng Thanh Tiên
2.1. Vài nét về làng Thanh Tiên.
Thanh Tiên là một trong những làng được thành lập sớm ở xứ Thuận
Hóa. Cựng với một số địa phương khác, Thanh Tiên là một trong 19 xã thuộc
tổng Mậu Tài, huyện tư Vinh, phủ Triệu Phong. Nay là xó Phỳ Mậu, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nằm ven bờ nam hạ lưu sông Hương, phía Bắc giỏp thụn Mậu Tài,

nam giáp Thế Vinh, đông tây giỏp dũng sụng Hương bởi cồn Triều Sơn nằm
giữa. Đến nay, người dân trong vùng vẫn thuộc câu ca lưu truyền nói về địa
thế và sự trù phú của làng quê mình từ xa xưa:
“Thanh Tiên cao bợc hẩng bờ
Gọ ghe ghé lại mẹ nhờ duyên con”
Câu ca gợi cho ta cảnh một ngôi làng ven sông thanh bình với tiếng hũ
giã gạo của các cô thôn nữ, đó là nơi dừng chân nghỉ ngơi của các thương
nhân, của những ghe thuyền phương xa sau những chuyến hàng lên cảng thị
Thanh Hà, phố cổ Bao Vinh…
Là một làng nông nghiệp nhưng Thanh Tiờn cú diện tích khá nhỏ: 13
mẫu (đất thổ cư), dân số chỉ khoảng 600 người với hơn 120 hộ gia đình.
Nguồn gốc dân cư của làng phần lớn là dân từ các tỉnh phía Bắc(Thanh-Nghệ-
Tĩnh) vào từ giữa thế kỉ XV. Người có công khai canh làng là ngài Vừ Đỡnh
Tiờn. Theo gia phả của dòng họ này còn lưu lại ta có thể biết rằng: “Ngài Vừ
Đỡnh Tiờn từ tỉnh Sơn Tõy phũ chỳa Nguyễn đến đóng đô ở Phỳ Xuõn đó có
công khai canh 83 mẫu ruộng tại làng Thanh Tiên. Ngài phụng duyên với bà
Trần Thị Vê (tự là Lót) người làng Nam Phự, xó Quảng Phú, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên. Hai ông bà có với nhau ba người con, sau khi mất cả
5
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
hai được an táng tại làng cùng với năm người con, chỏu”. Hiện ở làng trên bia
mộ của ngài khai canh cú dũng chữ: “Vế ĐẠI LANG TễN THẦN”.
Là một làng thuần nông, hầu như không có một nghề thủ công nào tồn
tại, thế nhưng vào tháng chạp ở đây lại rộn ràng với nghề làm hoa giấy
2.2. Sự ra đời của nghề làm hoa giấy
Hiện tại, mặc dù không còn tư liệu thành văn hay tư liệu hồi ức sớm
nói về thời điểm chính xác hình thành nghề làm hoa giấy ở lành Thanh Tiên
nhưng có thể khẳng định rằng, đây là một làng nghề hình thành khá sớm cùng
với các làng nghề khỏc trờn địa bàn Thừa Thiên Huế.

Như đã nói, sự ra đời của các trung tâm buôn bán, các chợ làng, chợ
huyện và đặc biệt là với sự xuất hiện của cảng thị Thanh Hà, Bao Vinh… đã
làm khai sinh các ngành nghề thủ công truyền thống nhằm phục vụ cho nhu
cầu cuộc sống
Theo thống kê, từ thế kỉ XVI-XIX trên địa bàn của kinh đô Huế gồm
có những làng nghề thủ công như sau (xem bảng thống kê):
6
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
STT TÊN LÀNG XÃ SẢN PHẨM THỦ CÔNG
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23…
Phước Tích
Nam Thanh
Vân Cù
Mậu Tài
Hiền Lương
Phú Bài
Dương Xuân
Quảng phước
Mỹ Xuyên
Bao La
Dã Lê
An Ninh
Triều Sơn
Sư Lỗ Đông
Phú Cam
Đốc Sơ
Kế Môn
Mỹ Lợi
Ưu Điềm
Thanh Tiên
Làng Sình
An Truyền
Phò Trạch
Làm gốm
Gạch ngói
Gốm
Dây thau, dây thép

Rèn sắt
Luyện rèn sắt
Đúc đồng
Mộc
Điêu khắc gỗ
Đan lát thúng mủng
Đan cói
Làm gối mây
Làm nón
Làm nón
Làm nón
Làm giấy
Kim hoàn
Dệt vải
Tơ tằm
Làm hoa giấy
Làm tranh
Trướng liễn
Chiếu đệm
7
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
Như vậy, trong số các ngành nghề thủ công ra đời sớm, hoa giấy
Thanh Tiên cũng đã có mặt để đáp ứng cho những đòi hỏi của đời sống tinh
thần. Tuy nhiên, xột trờn nguyên nhân và khía cạnh ra đời thì nghề làm hoa
giấy ở làng Thanh Tiên lại mang những đặc điểm riêng biệt.
Trước hết, sự ra đời của làng hoa và sản phẩm của nó nhằm phục vụ vụ
những nhu cầu tín ngưỡng dân gian của người dân. Những nhu cầu, đòi hỏi
này vốn đó cú từ rất lâu đời trên đất Thừa Thiên Huế. Bởi vì trong quá trình
di cư vào Nam thì những tín ngưỡng dân gian mà người dân phía Bắc mang

theo “luụn tâm khảm như một thứ hành trang vụ hình mà bền chặt trong cuộc
sống”. Thêm vào đó tàn dư tín ngưỡng của các cư dân Chăm, cư dân
Inđụnờxia và sự giao hào với tín ngưỡng của người Hoa trên nền chi phối của
các tôn giáo truyền thống: Phật, Lão, Nho… Tất cả đã tạo nên một tập tục tín
ngưỡng bền chặt và tồn tại hết sức lâu dài trên mảnh đất này. Chính những
đòi hỏi đú dó làm nảy sinh một số sản phẩm thủ công bằng giấy để phục vụ
cho tín ngưỡng dân gian của người dân như hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng
Sình, trướng liễn làng Chuồn…
Đối với người dân Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng thì
hoa luôn là yếu tố trang trí không thể thiếu trong các ngày lễ, cúng, tế, kị giỗ,
đám cưới kể cả đám ma. Nó trở thành một yếu tố tạo nên niềm vui trong các lễ
hội cũng như thể hiện tính linh thiêng trong đời sống tâm linh của con người.
Cũng mang tính chất linh thiêng phục vụ cho thờ cúng, thế nhưng hoa
giấy Thanh Tiên có thể xem là sự thay thế độc đáo nhất cho những nơi thờ
không có khả năng thay hoa tươi thường xuyên.
Sản phẩm hoa giấy thường để trang trí ở những nơi thờ tự trong nhà
chẳng hạn như các miếu, am, trang bà, bàn thờ ông địa, táo quân thần bếp…
Chính sự phong phú về màu sắc và có nhiều loại hoa khác nhau trên một cõy
8
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
bụng cũng như hình thức đẹp, để được lâu lại thể hiện được tính trang
nghiêm, một năm chỉ cần thay một lần vào dịp Tết âm lịch nên hoa giấy
Thanh Tiên khi vừa ra đời đã được chấp nhận ngay trong cuộc sống thường
nhật và cứ thế tồn tại mãi cho đến ngày nay. Cũng chớnh vỡ đặc điểm riờng
đú mà thời gian sản xuất của nghề thủ công này chỉ diễn ra trong một khoảng
ngắn trước Tết Âm lịch (chủ yếu là là vào tháng Chạp).
Theo lời kể của các nghệ nhân trong làng nghề vốn xuất phát từ làng
sơn son Tiên Nội. Làng này có nghề làm hoa quỳ (hoa hướng dương), loại
hoa được dùng để cúng tế trong các tục cúng bổn mạng, trang trí trờn cỏc am

thờ… Trên cơ sở cây hoa quỳ của làng Tiên Nộn, các nghệ nhân làng Thanh
Tiờn đó tìm cách sáng tạo và bổ sung làm cây hoa giấy đẹp hơn, đa dạng hơn
bằng cách thêm vào đó nhiều loại hoa khác: hoa cúc, hoa tường vi, hoa lan,
hoa huệ, hoa sứ, hoa hường… làm thờm cỏc tỏng chần (nhụy hoa), tăm (cuốn
hoa) và chông (cây hoa). Với sự phong phú và đa dạng của mình, cây hoa
giấy Thanh Tiờn đó trở thành một bó hoa cúng với nhiều màu sắc, nhiều
chủng loại khác nhau đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng dân gian của người
dân xứ Huế.
Tóm lại, xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, từ nhu cầu thờ cúng tâm
linh, tín ngưỡng dân gian mà người dân lao động đã tạo ra cho mình những
sản phẩm thủ công độc đáo, trong đó hoa giấy là một sản phẩm hết sức đặc
sắc, mang đậm nét riêng cho mảnh đất vốn là nơi địa linh nhân kiệt, nơi hòa
hợp giữa những bản sắc văn hóa chung và riêng. Sự ra đời của hoa giấy vốn
dĩ để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân thế nhưng hiện nay sự mai
một dần của nghề làm hoa không phải do nhu cầu ấy mất đi mà trong bản
thân của nghề vốn tồn tại những vấn đề, những khó khăn khó có thể giải
quyết cũng như sự tác động của nhiều yếu tố ngoại tại trong thời đại mới.
9
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
Chương 2
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NGHỀ HOA GIẤY
Ở LÀNG THANH TIấN
Sự tiếp thu và phát triển của nghề làm hoa quỳ (cỳng) đã biến nghề
làm hoa giấy trở thành một nghề thủ công khá đặc biệt ở làng hoa giấy Thanh
Tiên. Bắt đầu từ một vài nhà dần lan rộng ra khắp cả làng, các nghệ nhân của
làng hoa đã không ngừng cải tiến kĩ thuật, chất liệu để biến sản phẩm hoa
giấy ngày càng hoàn thiện và duy trì cho đền ngày nay.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của làng nghề, sự thay thế của
một số vấn đề như chất liệu, kĩ thuật là điều đáng lưu ý. Bởi nó không chỉ

quyết định đến độ hoàn thiện của sản phẩm, mà nó cũn quyết định cho sự tồn
tại của làng nghề.
1. Nguyên vật liệu và dụng cụ của hoa giấy Thanh Tiên.
Sản phẩm làm hoa giấy dĩ nhiên dựa trên nguyờn vọ̃t liệu từ giấy, thế
nhưng để hoàn chỉnh một sản phẩm, các nghệ nhân làm hoa phải có một quá
trình chuẩn bị khá phức tạp.
1.1. Nguyên vật liệu.
Từ năm 1945 trở về trước, có thể nói nguyên vật liệu để làm hoa còn
mang tính chất cổ truyền, vật liệu thô sơ, chưa hoàn thiện và đầy đủ màu sắc
như bây giờ.
Ngay từ khi mới bắt đầu, các nghệ nhân đã tìm cách sử dụng những
nguyên vật liệu sẵn có để sản xuất. Một cây hoa giấy khi hoàn thành sẽ bao
gồm thân cây hoa, cành hoa, cỏc bụng hoa và búp hoa.
10
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
1.1.1. Giấy
Vào thời kỳ đầu (trong các thế kỷ XVII đến XIX kể cả đầu thế kỷ
XX), nguồn giấy chủ yếu là từ làng giấy Đốc Sơ - đây là một làng nghề thủ
công truyền thống làm giấy nổi tiếng nằm phía Bắc kinh thành Huế.
Loại giấy mà các nghệ nhân thường dùng là giấy thô, nếu cần giấy tinh thì
phải lấy từ Quảng Bình hoặc đặt mua trước ở Hà Nội. Một số loại giấy mỏng
cần thiết có thể lấy từ làng làm tranh Lại Ân. Nguyên liệu giấy khi lấy về tùy
theo số lượng hoa làm ra đều được nhuộm theo những màu cần thiết, phơi
khô và sử dụng. Về sau loại giấy thủ công dần được thay thế bằng giấy công
nghiệp (ngoại trừ một số chi tiết phải làm bằng giấy truyền thống) và hiện
nay thì giấy làm hoa chủ yếu là giấy công nghiệp (giấy kẻ ngang).
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, người làm hoa còn phải chuẩn bị
loại giấy kẽm, giấy bạc (loại giấy lót trong bao thuốc lá) để làm táng chần
(nhụy hoa…)

1.1.2.Chất liệu màu
Khác với bông hoa của tự nhiên với màu sắc sẵn có, bông hoa giấy
phải nhờ đến màu nhuộm để tạo màu cho mình. Chính vì thế mà chất liệu,
công đoạn tạo màu nhuộm đóng vai trò quan trọng bậc nhất làm nên cái hồn
và cái đẹp cho bông hoa. Việc này không chỉ phức tạp, công phu mà còn yêu
cầu về trình độ thẩm mỹ của các nghệ nhân.
Trước đây, khi chưa có màu nhuộm công nghiệp, người dân Thanh
Tiên phải tạo màu bằng những chất liệu dân gian truyền thống và phương
pháp cổ truyền như bột hồ sò, điệp, lỏ…Đi sõu vào nghiên cứu màu sắc dân
gian của hoa giấy Thanh Tiên mới thấy hết sự khó khăn và kỳ công của
người làm hoa.
11
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
Một trong những yếu tố quan trọng và chủ yếu để tạo màu đó là điệp.
Đây là loại động vật thân mềm, có vỏ cứng, có dáng mỏng phẳng và có màu
trắng lấp lánh thuộc họ trai sò chuyờn sống ở vùng đầm phá. Hàng năm, theo
những trai tráng làng Sình, người dân Thanh Tiên đi cào điệp tại cỏc vựng
đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Hà Trung, Lăng Cụ…Dụng cụ cào thường là
cuốc năm lưỡi dày, dũi, cây cào hến… Đối với con điệp nằm ở trên mặt bựn
thỡ dung rổ sưa hay cây cào hến cú cỏn dài để cào. Người cào điệp đứng trên
thuyền, hai tay cầm cán dài kéo một đường xuống bùn, sau đó cho vào rổ sưa
đãi nước xả bùn để lọc lại. Còn đối với con điệp nằm sâu dưới mặt bùn thì
phải lặn xuống, dùng dũi và moi dần lên. Điệp sau khi bắt về được lấy vỏ,
nung với trấu sau đó giã nhỏ thành bột. Loại bột này có công dụng khi kết
hợp với bột hồ với công thức 3 điệp bằng 1 hồ sẽ cho một dung dịch nhầy,
nếu bụi lờn giấy sẽ có màu trắng lấp lánh, độ óng cao. Còn nếu pha với các
loại màu khác sẽ biến chúng trở nên tươi và sáng hơn.
Bên cạnh đó để chế biến các màu khác, người dân phải đi tìm kiếm
những chất liệu dân gian ở rừng núi hoặc ngay tại nhà chẳng hạn như cây

đung, cõy hòe, lỏ mồng tơi, bụng ngút. Hoa giấy Thanh Tiờn thường có
những cách tạo màu chủ yếu phổ biến sau:
* Màu trắng:
Các nghệ nhân dùng bột điệp trộn với bột ốc trai (xà cừ) pha với hồ tạo
thành một dung dịch lỏng, phủ lên giấy để tạo nền trắng, có sắc óng ánh. Màu
trắng thường là màu nền cho các màu khác, sau khi nhuộm màu trắng tùy
theo từng loại hoa để nhuộm màu phù hợp.
* Màu vàng:
Muốn tạo được màu vàng phải dùng lá cây đung kết hợp với cỏc bỳp
hoa hòe đem phơi khô sắc lấy nước. Trước khi sắc người ta thường ngõm lỏ
vào nước lạnh từ hai đến ba ngày.
12
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
Nước sắc của lá cây đung và bỳp hòe sẽ cho màu vàng, nhưng nếu
muốn có màu vàng thắm hơn thì cần phải kết hợp với lá cây chố, cũn muốn
tươi hơn thỡ dựng trái cây giành ngâm nước, giã nhỏ, sắc lấy màu.
* Màu đỏ:
Trong quá trình lên rừng kiếm lá màu, các nghệ nhân thường tìm chặt
loại cây – một loại thân gỗ có thớ màu vàng nhưng khi phơi khô lại có màu
đỏ. Kết hợp với lá bàng (úa hoặc rụng) và vỏ cây dương liễu đập dập, sắc cô
lại sẽ cho màu đỏ. Ở đây nếu là nước sắc của lá bàng sẽ cho màu đỏ sậm, còn
vỏ dương liễu (phi lao) sẽ cho màu đỏ tươi.
* Màu lục:
Là màu được sắc cô lại từ lá cây bụng ngút (rau ngọt ) và lá mối.
* Màu xanh:
Dùng lá cây mồng tơi quết nhuyễn sau đó hòa với nước sắc của hoa
hòe để tạo màu xanh dương. Nếu muốn có màu xanh chàm thì phải dựng lỏ
tràm đem ngâm nước, sau đú gió tơi cho đến khi nào nổi bọt trắng, dùng gáo
múc nước bọt ra ngoài, lọc lại và hòa với nước nấu đến lúc cô lại, đó là nước

sắc để cho màu xanh.
* Màu tím:
Đây là màu được tạo chủ yếu từ nguyên liệu xung quanh nhà. Hạt
mồng tơi chín được hái bỏ vào cối giã nhỏ, vắt lấy nước và chế thêm phèn
chua để giữ màu khi nhuộm sẽ cho ra màu tím sẫm.
Đối với tất cả các màu trên nếu muốn tươi lên và có sắc óng ánh thì
phải trộn thêm với nước điệp, còn muốn sẫm màu thì phải pha lẫn với keo da
trâu. Trong các màu của hoa giấy Thanh Tiờn thỡ màu đỏ, vàng, trắng, xanh,
tím là những màu sắc chủ đạo. Màu trắng thường dùng để làm nền nhuộm
các màu khác làm hoa huệ và hoa sứ, màu đỏ để làm hoa hồng, màu vàng để
13
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
làm hoa cúc. Tuy nhiên hiện nay, màu riêng quy định cho từng bông hoa
không phải tuân thủ như trước đây, một loại hoa có thể mang nhiều màu sắc
khác nhau. Điều quan trọng là khi hoàn thành sản phẩm, màu sắc của các
bông hoa trên một cây hoa phải hài hòa với nhau. Để có được những màu sắc
phục vụ cho việc làm hoa trong vòng hai tháng trước Tết, công đoạn tìm
nguyên liệu, chế biến pha tạo màu hết sức phức tạp, tốn rất nhiều công sức và
thời gian.
Theo lời kể của các nghệ nhân lớn tuổi trong làng, các màu trên chủ
yếu là học lại và tiếp thu cách pha tạo màu của tranh làng Sình cũng như
cộng với quá trình tìm tòi sáng tạo, chế biến màu trong dân gian. Tuy nhiên,
điều đáng tiếc là hiện nay, kể cả nơi xuất xứ (làng Sình) lẫn nơi tiếp thu, đều
không còn giữ được cách tạo màu truyền thống. Hiện nay chỉ còn lại một số
ớt cỏc nghệ nhân còn giữ được cách làm màu dân gian, nhưng sắc màu vẫn
không được tinh tế như xưa.
Hiện nay chất liệu màu chủ yếu là từ bột phẩm công nghiệp, muốn tạo
màu chỉ cần pha bột màu đó với keo và nhuộm lên giấy, cách làm này vừa
nhanh vừa thuận lợi lại đỡ tốn công. Sự thay thế về màu nhuộm của hoa giấy

Thanh Tiên hiện nay là điều dễ hiểu vì nó phù hợp với yêu cầu phát triển,
Thế nhưng đối với một làng nghề thủ công truyền thống có lịch sử phát triển
từ rất lâu đời thì việc giữ gìn những phương pháp cổ truyền, các chất liệu dân
gian vẫn là một điều cần thiết và đáng lưu ý.
1.1.3. Tre
Ở các làng quê làm nông nghiệp, tre hết sức gắn bó và gần gũi với
người nông dân, nó đi vào cuộc sống của người dân mật thiết đến mức bình
thường: Tre bao làng, tre rào vườn, tre làm nhà…và đối với người dân làng
Thanh Tiên, tre trở thành một nguyên liệu khá đặc biệt - tre làm hoa.
14
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
Các nghệ nhân sau khi lựa chọn sẽ chặt lấy những cây tre già, thân
thẳng, có ống to sau đú rúc bỏ mắt và cưa thành từng đốt một. Các ống tre
này sẽ được phơi khô chẻ thành thanh nhỏ để làm chông (cây hoa) và làm
tăm (cành hoa). Đối với loại bông đũa thì tre là nguyên liệu chủ yếu.
1.1.4. Xốp cây
Đây là nguyên liệu dùng để làm búp hoa, một loại hoa màu đỏ hình
giống như trái ớt chín nhằm để trang trí thêm cho cây hoa. Các ruột phao
thường được lấy từ các loại cõy thõn thảo như sắn, lùng, điên điển. Sắn sau
khi phơi khô sẽ được bỏ vỏ lấy nguyên ruột, bông điên điển được hái về phơi
khô và bóc vỏ, lùng thường được chặt về đem phơi khô rồi bỏ vỏ lṍy ruột
giống như sắn. Tất cả các ruột phao sau khi được lấy nguyên vẹn có màu
trắng xốp, đem phơi khô cho săn lại rồi nhuộm màu đỏ. Đây là nguyờn liệu
truyền thống được sử dụng từ xưa đến nay mà chứ có sự thay thế.
1.1.5. Dây quấn
Các bộ phận của cây hoa giấy (cành hoa, cây hoa) sẽ không thể kết nối
với nhau nếu không có các sợi dây quấn. Từ xưa, các nghệ nhân thường dùng
dây chuối để quấn, bẹ chuối sứ phơi khô, tước nhỏ sẽ trở thành những sợi dây
chắc nhẹ, khó đứt quấn vòng từ gốc đến ngọn để kết nối chụng (thõn) và tăm

(cây hoa).
Loại dây truyền thống này được sử dụng cho đến ngày nay, tuy nhiên
trong một vài năm gần đây người dân làm hoa thường sử dụng dõy nilụng
cuộn cho thuận tiờn vỡ ngoài chắc, giá rẻ thỡ nó không phải mất thời gian
chuẩn bị như dây chuối (sứ) khô.
1.1.6. Hồ dán
Thông thường một bông hoa hoàn chỉnh gồm nhiều lớp, nhiều cánh
muốn ghộp chỳng lại với nhau người ta thường phải dùng đến hồ để dán. Từ
15
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
xưa đến nay các nghệ nhân làm hoa đều tự nấu hồ để dán. Hồ dán thường
được nấu bằng bột lọc và bột sắn quết nhỏ trộn đều, khi nấu chín sẽ trở thành
một loại keo nhầy và đặc khi dỏn cú độ dính khá chắc.
Như vậy, qua một quá trình phát triển từ khi ra đời cho đến nay nguyên
vật liệu của hoa giấy Thanh Tiờn đó cú những thay đổi nhất định nhằm thích
ứng với tình hình đời sống và tiến bộ xã hội của thời đại
1.2. Dụng cụ sản xuất.
Dụng cụ sản xuất của hoa giấy rất đơn giản, ngoài dao rựa, cưa để xử lý và
gia công tre thỡ các dụng cụ khác như kéo, lưỡi lam…dựng để cắt và rọc giấy.
Trước kia, tùy theo mẫu hoa mà các nghệ nhân dựng kộo để cắt hay
dao để xén, tuy nhiên trong khoảng hơn trăm năm trở lại đõy thỡ người dân
Thanh Tiờn đã biết tạo ra bộ đục để làm hoa.
Mỗi loại hoa sẽ có một loại đục riêng và tên gọi của đục sẽ theo tên
của các loại hoa. Ví dụ như hoa cúc sẽ có đục cúc, hoa tường vi sẽ có đục
tường vi…Thụng thường một bộ đục gồm từ 6 đến 7 loại, rèn từ sắt và
được tra cán gỗ, chúng được đặt làm tại các lò rèn địa phương. Tương
truyền, người có ý tưởng và tạo ra bộ đục hoa là thân sinh của ông Huỳnh
Tứ (làm nghề thợ rèn ở làng Hiền Lương đến ngự cư tại làng). Ông có sáng
kiến tạo ra cây đục với lưỡi đục có hình dáng như cánh hoa để đục vào

giấy. Đến đời ông Tứ bộ đục được cải tiến thành lưỡi đục có nhiều rãnh để
làm thờm tỏng chần.
Như vậy, trên cơ sở học hỏi tiếp thu và rút kinh nghiệm trong quá trình
sản xuất các nghệ nhân làm hoa giấy đã không ngừng phát triển tìm tòi và
sáng tạo để làm ra được những chất liệu, những dụng cụ hữu dụng trong quá
trình sản xuất nhằm hoàn thành sản phẩm của mình trong thời gian ngắn nhất.
16
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
2. Tổ chức sản xuất và kỹ thuật làm hoa.
2.1. Tổ chức sản xuất
Là một nghề thủ công được làm tranh thủ vào lúc nông nhàn, nên tất cả
các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia sản xuất tùy vào mức độ và
yêu cầu công việc.
Vào các dịp trước Tết, cả nhà thường quây quần để cùng sản xuất, cỏc
chỏu nhỏ có thể xếp, cắt giấy, phơi tre còn phụ nữ thì nấu hồ, nhuộm giấy.
Các nghệ nhân chính (cụ lão, thanh niên) thực hiện những công việc khó đòi
hỏi kỹ thuật cao và tính thẩm mỹ như vót tre, đục hoa, dán hoa, cuốn tăm, lờn
cõy. Tùy vào số lượng hoa sản xuất nhiều hay ít mà quyết định thời gian sản
xuất. Nếu từ 1500- 2000 cặp thỡ cỏc công việc đầu tiên sẽ được thực hiện
vào giữa tháng 10 âm lịch, còn nếu ít hơn (dưới 1500 cặp) thì đến gần cuối
tháng 11 mới chuẩn bị sản xuất. Sở dĩ phải tính toán kỹ lưỡng như vậy vì nếu
nhuộm màu sớm, hoa lờn cõy xong để lâu không đi tiêu thụ sẽ không tươi,
phải làm sao để hoa làm xong khi đi bỏn khụng sớm hoặc không trễ quá.
Thường thì thời gian sản xuất hoa giấy chia thành từng công đoạn như sau:
- Tháng 10: Làm tre. Trong công đoạn này, từ tre các nghệ nhân sẽ
tiến hành làm chông, làm tăm, làm lá và trái ớt…
- Tháng 11,12: Làm giấy. Giấy được nhuộm, phơi khô rồi đục để tạo
thành các loại hoa, sau đó là dán hoa và cuốn tăm.
- Tháng chạp: Lờn cõy (Hoàn thiện sản phẩm).

Khi đó cú đầy đủ các chi tiết để làm một cây hoa giấy, các nghệ nhân ghộp
cỏc bụ phận lại với nhau bằng dây quấn, công đoạn này được gọi là lờn cây.
2.2. Kỹ thuật làm hoa
Cây hoa giấy Thanh Tiên là sự tổng hợp của nhiều loại hoa, nhiều màu
sắc với đầy đủ các bộ phận: thân, hoa, lá, cành. Mặc dù thời gian sản xuất rất
17
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
ngắn nhưng đòi hỏi tay nghề của các nghệ nhân khá cao, yêu cầu kỹ thuật tốt
cũng như có trình độ thẩm mỹ nhất định. Chính vì thế, để tạo ra sản phẩm
hoàn chỉnh cho cả quá trình bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, hết sức kỳ
công và phức tạp.
2.2.1. Làm tre (làm chông, tăm, lá)
Đầu tháng 10 âm lịch, để tranh thủ nắng phơi nguyên vật liệu, các nghệ
nhân đi tìm tre và chọn ra những cây tre già, thẳng, có đốt dài. Sau đó dùng
rựa róc mắt rồi cưa thành từng đốt ngắn (khoảng 15-30 phân), các ống tre
được chẻ nhỏ thành từng thanh, vót qua rồi phơi khô. Tre khi đã phơi đủ nắng
tránh bị đảo, ẩm mục được gia công để làm chông (thân cây), tăm (cuốn hoa,
cành lá) và lá.
Từ các thanh tre khô, các nghệ nhân đã vót thành các chông dài hơn
20cm, có bề dày 1,5m, rộng từ 1- 1,2cm, chuốt tròn, vạc nhọn một đầu, đó là
thân cây hoa.
- Tăm (cành hoa) cũng được vót nhỏ nhưng mỏng hơn, chỉ dày 1-2mm,
thân mảnh cho dễ quấn vào cây.
- Lá hoa là những thanh tre dẹt, vót nhỏ có bề dày rất mỏng, rộng từ
1,2 – 1,4cm. Lá khi nhuộm màu xong được hơ lửa cho dễ uốn.
Chông, tăm và lá khi gia công xong được phân loại, để riờng chờ các
công đoạn tiếp theo.
2.2.2 Thụt phao (làm trái ớt)
Cũng trong thời gian này, người ta tìm cách thụt phao, lấy ruột phao của

những cõy thõn thao. Sắn, điên điển và lùng là những cây được hay sử dụng
nhất. Sau khi phơi khô, người ta cắt ngắn các cây thành những đốt dài bằng
gang tay cho dễ thụt phao (riêng điên điển thì bóc vỏ), nghệ nhân dùng một
chiếc đũa tre xoi vào ruột cây để lấy phao ra. Ruột phao sau khi lấy ra được
18
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
hong lại, cắt thành từng đoạn ngắn có chiều dài từ 3 – 4cm, dùng lưỡi lam gọt
một đầu tạo thành hình trái ớt. Vì là phao cõy nờn để tránh ẩm mục, chúng
thường được giữ trong các túi ni lông cất trên giàn bếp đợi nhuộm màu.
2.2.3 Nhuộm giấy (tạo màu)
Giữa tháng 11 bắt đầu công đoạn nhuộm màu. Giấy sau khi mua về
được nhuộm theo màu phù hợp với các loại hoa. Đây là công đoạn đòi hỏi sự
lành nghề và tính thẩm mỹ của các nghệ nhân làm hoa. Trước kia do dùng
giấy thủ công dân gian và chất liệu màu truyền thống nờn khõu nhuộm giấy
khá phức tạp. Đầu tiên phải có màu pha phù hợp trên cơ sở các màu dân gian
đã chờ́ biến (đã trình bày ở phần chất liờu). Các nước màu được cất kĩ trong
các lọ thủy tinh cho khỏi bay màu, khi muốn nhuộm màu thì phải hòa màu,
sau đó đổ ra một cái mâm tròn. Người nhuộm hai tay cầm hai mép trên của tờ
giấy, nhúng vào mâm chứa nước màu rồi kéo lên, giũ nhẹ vài lượt, lật ngược
lại cho đều màu và đem phơi. Nếu không có nắng thì phải mua than củi về
quạt để sấy khô và hong giấy nhuộm.
Ngày nay, khi nhuộm màu người làm hoa chỉ cần mua giấy kẻ ngang
và phẩm màu công nghiệp. Nước màu được pha vào các thau nhỏ hoặc chén,
dùng vải chấm vào rồi trải đều lờn cả hai mặt giấy. Với phương pháp này vừa
tiết kiệm thời gian sản xuất, vừa làm giấy nhuộm mau khô và đều màu hơn.
Tại làng hoa hiện nay, trong công đoạn nhuộm màu đã có sự phân công mỗi
người theo một màu riêng và đây là khâu thường do phụ nữ đảm trách.
Giấy nhuộm màu có đẹp, đều hay không phụ thuộc rất nhiều vào công
đoạn pha chế màu của các nghệ nhân. Bên cạnh đó khi nhuộm tay trải màu

yêu cầu phải đều, có chừng mực, như thế mới tránh được tình trạng màu đậm,
nhạt trong một tờ và giữa các giấy cùng màu. Cũng trong thời gian này, các
nghệ nhân tiến hành nhuộm lá và trái ớt (xốp phao). Tre vót nhỏ sau khi phơi
19
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
khô sẽ được nhuộm màu xanh để làm lá. Người nhuộm cầm một lần từ 10
đến 20 thanh nhỏ nhúng vào chậu nước màu rồi đem phơi khô, còn xốp phao
được nhuộm màu đỏ tươi để làm bông ớt, đây là phần trang trí thêm màu sắc
cho hoa giấy.
Tất cả các nguyên liệu sau quá trình nhuụ̣m và phơi khô được xếp lại
theo từng màu rồi cất vào chỗ kín cho khỏi phai, riờng giấy sau công đoạn
nhuộm tiếp tục được gia công để làm hoa.
2.2.4 Đục bông (làm hoa)
Như đã nêu ở trên, mỗi loại hoa có một loại đục riêng để sản xuất.
Theo từng màu sắc phù hợp với loại hoa đó, người làm hoa xếp một lần
khoảng 50-70 tờ giấy kờ lờn một tấm đà bằng gỗ và dùng đục để tạo cánh
hoa. Trong công đoạn này, muốn lưỡi đục tiện đứt xếp giấy để tạo ra những
cánh hoa sắc và đẹp thì dùi cui đóng vào cán đục phải dứt khoát theo từng
nhịp để tránh làm nhăn giấy, công việc đó gọi là chắn hoa.
Hiện nay màu sắc của hoa không nhất thiết phải như trước mà trong
quá trình đục, chắn, tỉa hoa người thợ có thể tạo ra một loại hoa với nhiều
màu sắc khác như bông hoa cúc không nhất thiết phải là màu vàng mà có thể
là màu đỏ, xanh. Sự pha trộn màu sắc giữa các loại hoa mang lại nét riêng và
đặc biệt cho hoa giấy, điều này khiến màu của hoa phong phú và đa dạng
hơn. Sau khi đục xong từng loại hoa được xếp vào các túi bóng theo màu,
theo loại để gia công tiếp.
2.2.5. Dán hoa và cuốn tăm
Dán hoa là công đoạn hoàn thành từng loại hoa bởi vì bông hoa được
tạo ra bằng cách dùng đục chỉ là các bông đơn, muốn tạo thành bông hoa

hoàn chỉnh thì phải dán thêm vào đó thờm một bụng nữa sao cho cánh của
hai bông hoa so le với nhau nhưng cùng tâm.
20
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
Sau khi thực hiện xong công đoạn dán hoa sẽ chuyển sang cuốn tăm.
Các tăm được xâu vào tâm của từng bông hoa và bẻ cong ở phần đầu tạo
thành từng cành hoa. Mỗi loại hoa sau khi gắn vào tăm được cắm riêng vào
từng ụ chuối. Bình thường có khoảng 50-70 đốt chuối được dùng để cắm tăm
hoa, lúc này trong nhà của những người làm hoa rực rỡ sắc màu, chỉ chờ
công đoạn lờn cõy.
2.2.6. Lờn cõy
Thời gian để thực hiện công đoạn này thường vào tháng chạp. Khi lờn
cõy, các nghệ nhân thường lấy ra một loại ụ chuối để sẵn trên bàn cao, tuần tự
sẽ lấy từng loại hoa một từ các ụ chuối ghép chúng với cây hoa bằng các sợi
dây quấn.
Như vậy sau một quá trình từ khâu làm tre, chuẩn bị màu, nhuộm giấy,
đục giấy, dán hoa, cuốn tăm cho đến khi lờn cõy, việc hoàn thiện sản phẩm là
cả một quá trình phức tạp, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, sự khéo léo và trình
độ sản xuất cao. Dù thời gian sản xuất ngắn nhưng để hoàn thiện sản phẩm
nghệ nhân phải thực hiợ̀n liên tiếp nhiều công đoạn, nhiều khõu kết hợp với
những kỹ thuật khác nhau. Đó là điều đáng lưu ý với một sản phẩm tín
ngưỡng dân gian rất bình thường trờn đất Huế
3. Tiêu thụ sản phẩm
Trước Tờ́t âm lịch khoảng một tháng, hoa giṍy được hoàn thiện và đưa
đi tiêu thụ. Để mang hoa đi khắp nơi mà hoa không phai màu, người bán
thường cắm hoa lên những đòn chông làm bằng rơm hoặc bằng tranh rồi
dùng túi ni lông to trùm lên cả chông hoa.
Ngày xưa người bán hoa thường vác cả đòn chông đi đến các chợ
huyện hay có thể mang hoa đi bán rong. Hiện nay, hoa giấy được tiêu thụ ở

các chợ, cửa hàng lớn. Thị trường của hoa giấy chỉ gói gọn trong địa phận
21
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
Thừa Thiờn Huế, từ làng Thanh Tiên hoa giấy được mang về biển, lờn thành
phố, ra Hương Trà, xuống Hương Thủy, cũng như cung cấp cho các khu vực
lãng xã thuộc huyện Phú Vang.
Hoa giấy được tiêu thụ rất mạnh trong thời gian từ 20- 30 tháng chạp
trước Tết. Để phục vụ cho tín ngưỡng của mình, bình thường mỗi gia đình
thường mua từ hai đến bốn cặp hoa trang trí trong các am cô, bàn thờ thần
bếp, thổ cụng…
Là một nghề thủ công tận dụng lúc nông nhàn, thời gian sản xuất ngắn
thế nhưng sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên là một mặt hàng không thể thiếu
được của người dân Huế trong dịp Tờ́t.
Tuy nhiên, những khó khăn hiện nay về nguyên vật liệu, thị trường, giá
cả, thời tiết đang làm cho làng nghề ngày càng bị mai một, giảm sút cả về
chất lượng, số lượng. Đó là vấn đề đặt ra cho làng nghề, cho giới nghiên cứu
cũng như cho cả người dõn Huế.
22
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
Chương 3
THỰC TRẠNG NGHấ̀ LÀM HOA GIẤY Ở LÀNG THANH TIấN
VÀ MỘT SỐ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
1. Thực trạng hiện nay của nghề làm hoa giấy ở làng Thanh Tiên
Qua nghiên cứu tình hình của làng nghề trong một vài năm gần đây,
kết quả cho thấy thực trạng hiện nay của nghề làm hoa giấy Thanh Tiên là
một vấn đề đáng quan tâm.
1.1 Số lượng các gia đình sản xuất hoa giấy trong các làng nghề
ngày càng giảm sút.

Nếu như trước đây, hơn 80% số hộ gia đình sản xuất hoa giấy thì đến
Tờ́t âm lịch năm 2003, số liệu thu được cho thấy hiện tại ở làng Thanh Tiên
chỉ còn khoảng 20- 25 gia đình sản xuất hoa giấy đáp ứng cho nhu cầu của
nhân dân Huế trong dịp Tết. Đây là một thực trạng đáng buồn cho một làng
nghề truyền thống vốn có từ lâu đời trờn đất cố đô lịch sử. Sự giảm sút về lực
lượng sản xuất là kết quả của nhiều tác động, trong đó yếu tố thị trường và
thời tiết là hai yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất.
* Thị trường:
Đây là vấn đề then chốt đối với một làng nghề. Trong những năm qua,
thị trường của hoa giấy Thanh Tiên có những biến động lớn, nếu trước đây
trong dịp Tết âm lịch đa số người dân xứ Huế mua hoa giấy để trang trí trên
các bàn thờ, am… thì hiện nay nếp tín ngưỡng dân gian ấy không còn cần
thiết như trước nữa. Rất nhiều gia đình ở Huế hiện nay đã không còn sử dụng
hoa giấy trong dịp năm mới, thay vào đó là các loại hoa khác như hoa nhựa,
hoa vải, ni lụng…
23
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh đã khiến cho thị trường của
sản phẩm hoa giấy làng Thanh Tiên ngày một khó khăn. Sản phẩm hoa giấy
rơi vào tình trạng khó tiêu thụ và dẫn đến việc phải bỏ nghề.
Mặt khác, hoa giấy tiêu thụ trên thị trường không chỉ là hoa sản xuất
tại làng Thanh Tiên mà còn được sản xuất tại những nơi khác. Điều này giải
thích tại sao số lượng hoa sản xuất trong làng nghề giảm, nhưng hoa tiêu thụ
trên thị trường vẫn đủ để bán.
* Thời tiết:
Đây cũng là yếu tố tác động mạnh đến sự tồn tại của làng nghề. Đã có
những năm do thời tiết thay đổi bất thường khiến cho các công đoạn sản xuất
bị ảnh hưởng, ví dụ như mưa nhiều khiến giấy nhuộm bị ẩm, tre gia công
không được phơi nắng… thế nhưng, điều mà người làm hoa lo sợ nhất là

trong thời gian tiêu thụ hoa trời mưa khiến hoa giấy khó bán vì bị phai màu
hư hỏng dẫn đến tình trạng lỗ vốn.
Như vậy, có thể thấy được không chỉ giảm sút về lực lượng sản xuất
mà số lượng sản phẩm làm ra cũng ít đi, điều đáng lo ngại ở đây là các hộ trẻ
trong làng đang có xu hướng chuyển từ việc sản xuất hoa giấy sang những
nghề khác nhàn hơn cũng khiến cho làng nghề bị mai một.
1.2 Kĩ thuật làm hoa có nhiều thay đổi, chất lượng hoa giấy không
còn được như trước.
Trước hết, có thể thṍy đó là sự thay đổi về kỹ thuật làm hoa. Cùng với
sự thay đổi của một số nguyên vật liệu, kỹ thuật làm hoa cũng có một số biến
đổi phù hợp hơn. Chẳng hạn trong sự thay đổi của chất liệu màu, một số
nguyên liệu như dõy quấn, trong khõu nhuộm giấy, đục hoa…
24
Bài tiểu luận Trần Thị Kim Dung - K54A
Lịch sử
Như đã nói ở trên, sự thay đổi đó là điều tất nhiờn nhằm phù hợp với
nhu cầu và xu thế phát triển, nhưng điều đáng nói là chất liệu hoa giấy hiợ̀n
nay không còn được như trước nữa.
Bên cạnh đó, trong kỹ thuật làm hoa sự tác động của yếu tố kinh tế
nên các nghệ nhân cũng bỏ dần những công đoạn phức tạp để tránh mất thời
gian.Chính vì thế mà việc sản xuất hoa giấy có mà truyền thống hiện nay đã
không còn tồn tại ở làng nghề Thanh Tiên, chỉ có một số nghệ nhân lớn tuổi
biết cách gia công một sản phẩm theo phương pháp cổ truyền.
Đối với một làng nghề thủ công, việc bảo tồn cho mình phương pháp
sản xuất hết sức quan trọng, nhưng thực trạng vừa nêu ở Thanh Tiên cho thấy
đây là một vấn đề đáng quan tâm. Những hình ảnh của một “ làng hoa không
tàn” với những chông hoa rực rỡ màu sắc trên khắp nẻo đường xứ Huế mỗi
khi xuõn về đang dần ít đi và nếu không có biện pháp giải quyết chắc chắn nó
sẽ biến mất hoàn toàn.
2. Một số phương hướng giải quyết cho nghề làm hoa giấy ở làng

Thanh Tiên.
Huế đang đứng trước thực trạng là ngày càng bị mai một đi làng nghề
truyền thống, mà những sản phẩm của nó không còn đáp ứng nhu cõ̀u thực tế
của người tiêu dùng. Hoa giấy Thanh Tiên dù chưa hoàn toàn rơi vào tình
trạn như vậy, nhưng có thể khẳng định sự mai một đang diễn ra gay gắt ngay
tại làng nghề và ngay trong nhu cầu tiêu dùng của người dân Huế.
Đứng trước thực trạng này, thiết nghĩ các cấp ngành có liên quan cần
phải có những phương hướng hết sức cấp thiết để vực dậy một làng nghề
truyền thống quý báu của Thừa Thiên Huế. Qua quá trình đi khảo sát và xâm
nhập vào thực tế, quan tham khảo ý kiến của các nghệ nhân làm hoa tại làng
25

×