Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

tiểu luận Ấn Độ - một nền văn hóa cổ xưa và lâu đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.56 KB, 44 trang )

Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
Ấn Độ - một nền văn hóa cổ xưa và lâu đời, đã trường tồn qua những thăng
trầm của lịch sử. Một vùng lãnh thổ đủ cho hàng trăm đoàn thám hiểm mất
phương hướng, người ta vẫn nghĩ đến một cái gì đó bí ẩn, xa vời, một không
gian bưng kín khổng lồ khiến cho người ta phai hình dung tưởng tượng nhiêu
hơn là khám phá thực tế. Hình ảnh của những hang động sâu hun hút như đường
về cõi âm, những vị chân tu ngồi khoanh chân, khoanh tay như pho tượng đá
hàng trăm năm trời mà không hề chớp mắt, những lời cầu kinh biến thành thần
chú mà không một nhà ngôn ngữ nào giải mã được…Hàng trăm năm, bức màn
bí ẩn đó vẫn bao trùm lên đất nước Ấn Độ như một điều hiển nhiên có thể gợi trí
tò mò mạo hiểm của các nhà khoa học. Những thành tựu mà Ấn Độ đạt được đã
trải qua một quá trình lịch sử lâu đời như vậy, thật là một kho tàng di sản nhân
loại vô giá cần được tìm hiểu nghiên cứu và bảo vệ.
Muốn hiểu được những thành tựu mà Ấn Độ đã trải qua hàng chục ngàn
năm quá khứ như vậy, trước hết chúng ta cần phải thấy được điều kiện để hình
thành lên nền văn minh đó.
I. Điều kiện hình thành:
Bất cứ một quốc gia nào, có xây dựng được nền văn minh phát triển rực rỡ
hay không thì điều kiện chi phối đầu tiên đú chớnh là vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên, điều kiện về kinh tế - văn hóa - xã hội.
1. Vị trí địa lý:
Bất cứ một nhà văn hóa, hay một du khách nào khi đến Ấn Độ cũng có thể
dễ dàng nhận thấy ngay được cái vị trí đia lý độc đáo của nó: chắn ngang ở phía
Bắc là dãy Himalaya nhìn xuống cả thế giới, quanh năm tuyết phú trắng xóa.
Đõm sõu về phía Nam là một đại dương mênh mông. Trong khi mở cánh cửa ra
hai bên Đông Tây, vừa như thách thức, vừa như mời chào xứ sở của những nên
văn minh cũng chúa đấy sức mạnh và khả năng lan tỏa. Với diện tích hơn 3 triệu
km
2
, đứng thứ bảy trên thế giới, có hình dáng của một tam giác với đỉnh đặt


Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
1
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
ngược kéo dài từ 8
o
6 đến 37
o
6 vĩ độ Bắc và trải rộng từ 68
o
7 đến 97
o
2 kinh độ
Đông. Chiều dài cực đại của lãnh thổ Ấn Độ là 3.220 km, chiều rộng là 2.980 km.
Những đặc điểm nổi bật trên về mặt địa lý đã khiến cho Ấn Độ có một điều
kiện tự nhiên thiên phú để xây dựng được nét văn minh đặc trưng bản địa của
riêng mỡnh.Đõy là một trong những điều kiện hết sức quan trọng không thể
không kể đến khi tìm hiểu nghiên cứu về Ấn Độ. Tuy nhiên nếu chi có như vậy
sẽ chưa thấy hết được về mặt tự nhiên của Ấn Độ mà phải kể đến điều kiện về
mặt địa hình.
2. Điều kiện địa hình:
Trên đại thể, Ấn Độ có thể được chia làm 3 miền tự nhiên khác biệt, đúng
hơn, đó là ba phức hợp địa hình khổng lồ: rặng Himalaya (phía Bắc), đồng bằng
Ấn - Hằng và bán đảo Decan (phía Nam).
a. Rặng Himalaya:
Dãy Himalaya là một vòng cung lồi dài khoảng 2.600 km, gồm nhiều đợt
núi trùng điệp chạy song song tạo thành bức tường chắn ngang Ấn Độ với phớa
Bắc.Dóy Himalaya gồm những đỉnh núi cao với trên 40 ngọn núi cao từ 7000 –
8000 m, quanh năm tuyết phủ đầy. Nó được mệnh danh là nóc nhà của thế giới.

Dãy Himalaya giống như một bức tường thành khổng lồ án ngữ về phía
Bắc. Nhờ vậy mà Ấn Độ có thể tránh được ảnh hưởng khí hậu khắc nghiệt của
lục địa. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho Ấn Độ có thể tận dụng được những
ảnh hưởng của gió mùa – những ngọn gió từ đại dương trở thành những trận
mưa rào tưới nhuần miền đồng bằng Ấn – Hằng rộng lớn.
Là một dãy núi cỏ xưa nên không chỉ có những thảm động – thực vật
phong phú và đa dạng, rặng Himalaya còn giữ một vai trò rất quan trọng trong
đời sống văn hóa của người dân Ấn Độ. Trong trí tưởng tượng của người Ấn Độ
cổ đại, rặng Himalaya là một thứ “trụ trời” – từng là nơi trú ngụ của nhiều vị
thần linh trong thần phả Ấn Độ. Các đạo sĩ khổ hạnh vẫn lấy rặng Himalaya với
phong cảnh hùng vĩ và vắng lặng làm nơi tọa thiền, tu hành khổ luyện để mong
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
2
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
ngày đắc đạo. Từ đây mới có được những chân kinh quý giá của các thiền phái.
Ngay từ thời xa xưa, các nhà sư Trung Quốc như: Pháp Hiển, Huyền Trang,
Nghĩa Tĩnh…lặn lội hang chục năm trời sang Ấn Độ thỉnh kinh Phật. Trong
truyền thuyết dân gian Việt Nam cũng có nhiều nhà sư, tiêu biểu như nhà sư Từ
Đạo Hạnh… cũng chẳng quản lội suối trốo đốo lên đường sang Tõy Trỳc học
đạo Thần Thông.
Như vậy có thể thấy rằng, Himalaya không chỉ là một phần tạo nên cảnh
trí tự nhiên của Ấn Độ mà nó cũn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, tâm
linh của con người Ấn Độ qua những chặng đường lịch sử.
b. Đồng bằng Ấn – Hằng:
Đi về phía Nam của rặng Himalaya, chúng ta sẽ bắt gặp một trong những
đồng bằng rộng lớn nhất thế giới – đó là đồng bắng Ấn – Hằng. Nó được tạo bởi
châu thổ của hai dòng sông lớn từ ngàn đời xưa: sông Ấn ở phía Tây và sông
Hằng ở phía Đông. Đồng bằng Ấn – Hằng kéo dài từ bờ biển Ôman đến vịnh

Bengan trên một chiều rộng khoảng 260 – 600 km và theo một chiều dài khoảng
chừng 3.600 km.
Sông Ấn là một dòng sông cổ xưa từng mang tên đất nước Ấn Độ cổ đại,
nhiều lần nhắc đến trong kịch Vờđa. Chớnh ở châu thổ của dòng sông này, cách
đây trên 40 thế kỷ đx hình thành những khu vực văn hóa đầu tiên của Ấn Độ, đó là
nền văn hóa Sông Ấn với các di chỉ khảo cổ nổi tiếng Harappa và Mohengio Daro.
Ở phía đông sông Hằng chảy, nằm gần như đối xứng với sông Ấn. Một con
sông được coi là linh thiêng thần thánh, vị thần bảo hộ cho cuộc sống và con
người Ấn Độ trong hình ảnh của nữ thần Ganga. Với chiều dài lên đến 3.090
km, sông Hằng tưới nước cho một châu thổ rộng trên 2 triệu km
2
– là một trong
5 dòng sông có lưu lượng nước lớn nhất thế giới. Sông Hằng là chiếc nôi khai
sinh ra những đế quốc lừng danh trong lịch sử Ấn Độ, bên bờ soi bóng những
kinh thành cổ kính với những cột tháp lâu đài tráng lệ. Đặc biệt sông Hằng còn
chảy qua một thành phố từ ngàn đời nay đã là nơi hành hương linh thiêng nhất
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
3
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
đối với người dân Ấn Độ, đó là thành phố Vanarasi (Benaret). Theo họ, được
đến thành phố này, được tắm trong làn nước mát của sông Hằng và được chết
bên bờ sông Hằng là một diễm phúc lớn nhất của cuộc đời.
Mang ý nghĩa tâm linh là thế, đồng bằng Ấn - Hằng rộng lớn và màu mỡ
còn là một địa bàn sinh hoạt chủ yếu của đất nước và con người Ấn Độ. Nó là
nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng cho cả dân tộc trên bước đường phát triển. có thể nói,
đồng bằng Ấn – Hằng đã trở thành sân khấu chủ yếu của những diễn biến, đổi
thay, những cuộc thăng trầm của đời sông chính trị. Đó là mặt tiền của tòa nhà
văn hóa – văn minh Ấn Độ.

c. Bán đảo Decan:
Bán đảo Decan chủ yếu là cao nguyên Decan cổ xưa, với hai dải đồng bằng
hẹp từ 20km đến 60km chạy dài theo bờ biển đụng, tõy. Cao nguyên Decan giáp
với đồng bằng Ấn – Hằng bằng một dải núi chạ dài từ Tây sang Đông, nổi lên
như một đường gân. Đó là rặng Vindia và ở liền bên cạnh là sông Narbada.
Chính rặng núi này đã là một hàng rào ngăn chặn một phần các xu hướng xâm
nhập của các tộc người từ phía Bắc tràn xuống.
Cao nguyên Decan là một miền đất cổ, chiếm một nửa diện tích và số dân
Ấn Độ. Do địa thế cao nguyên hình thành trên nền đất đá nờn ớt màu mỡ. Kinh
tế và sinh hoạt ở đây có phần lạc hậu hơn so với miền đất phía Bắc. Chính vì
vậy, cao nguyên Decan được coi là nhà bảo tàng của những nền văn hóa cổ xưa
nhất của Ấn Độ, là nơi giữ gìn tinh thần truyền thống Ấn Độ, tránh khỏi mọi sự
xáo trộn và biến động.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được phần nào về mặt tự nhiên của Ấn Độ -
một quốc gia đa dạng về các điều kiện tự nhiên, là một trong những điều kiện
thuận lợi ban đầu cho việc tao dựng nên nền văn hóa bản địa của minh. Nhưng
sẽ thật thiếu sót khi không kể đến những điều kiện về mặt, chính trị, xã hội.
Chính những lĩnh vực này cũng đã thể hiện rất rõ sự đa dạng của mình là một
trong những điều kiện quyết định đến sự đa dạng của văn hóa Ấn Độ.
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
4
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
Một vấn đề khác có ý nghĩa tương tự, xét theo những khía cạnh khác nhau,
Ấn Độ tồn tại trong lịch sử như một đất nước vừa mang tính chất đóng kín, vừa
mang tính chất giao lưu. Do địa hình thiên nhiên tồn tại những hàng rào khá
vững chắc như: rặng Himalaya, dãy núi Ghỏt tõy và Ghỏt đụng, người ta thường
có ý nghĩa là Ấn Độ tồn tại như một thế giới khép kín, không có tiếp xúc, không
có giao lưu với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên nếu nhìn kĩ lên bản đồ sẽ có thể

thấy được Ấn Độ trong ra thế giới bên ngoài thông qua ba cửa ngõ giao tiếp:
Phía Tây Bắc, Ấn Độ thường xuyên tiếp xúc đón nhận những ảnh hưởng
của các tộc người vùng cao nguyên Apganixtan, I-ran, Trung Cận Đông và xa
hơn nữa la Châu Âu, Địa Trung Hải.
Phía Đông là cửa ngõ để Ấn Độ tiếp xúc với thế giới da vàng, và con đường
biển là nơi Ấn Độ tiếp xúc với thế giới của các chủng tộc có da màu sẫm. Ở đây,
ngoài việc tiếp nhận, văn hóa Ấn Độ còn từ đó lan tỏa rất rộng tới các miền đất
lân cận. Chính nhờ con đường này ma đạo Phật Thích Ca có điều kiện lan truyền
qua Tây Tạng, sang Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và nhiều nước khác.
Ở con đường biển phía Nam, từ rất xa xưa, văn hóa Ấn Độ mang màu sắc
đạo Hinđu và đạo Phật, cùng với các thuyền buôn Ấn Độ, đã đi reo rắc ảnh
hưởng của mình tới cỏc vựng rất xa ở Đông Nam Á.
Như vậy, có thể thấy rằng từ buổi bình minh lịch sử, Văn hóa Ấn Độ đã
vừa mang tính chất hướng nội, đồng thời vừa mang tính chất hướng ngoại. Con
người Ấn Độ một mặt vừa quay về nhìn rất sâu vào bản thân mình, mặt khác, lại
nhìn ra cái rộng lớn của thế giới bên ngoài.
3. Điều kiện về chính trị - xã hội:
Một điều đáng được ghi nhận về mặt chính trị của Ấn Độ đó là, trong suốt
các giai đoạn của thời kỳ lịch sử cổ trung đại, ngay cả dưới triều đại thịnh trị
nhất, Ấn Độ vẫn chưa bao giờ thực hiện được một sự thống nhất quốc gia trọn
vẹn. Cùng một lúc ở Ấn Độ tồn tại đến hàng mấy chục các vương quốc khác
nhau, thậm chí cú lỳc tới 562 tiểu quốc.
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
5
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, ngay từ thời cổ xưa, Ấn Độ lại tồn tại
như một chỉnh thể thống nhất vững chắc. Sự nghịch lý bề ngoài về thực chất đã
chứa đựng một nội dung hợp lý bên trong. Trên tế giới, hầu hết các quốc gia đều

lần lượt mang nhiều tên gọi khác nhau trải qua các thời kỳ lịch sử. Trong khi đó,
Ấn Độ vẫn giữ được một quốc hiệu duy nhất của mình: “Bharat”. Đó là tên gọi
truyền thống của Ấn Độ từ hàng chục ngàn năm về trước, đã được ghi lại trong
các bộ kinh.
Về mặt chủng tộc, Ấn Độ được mênh danh là đất nước đa dạng và phức tạp.
Trải qua suốt hàng chục ngàn năm lịch sử, trải qua những cuộc thiên di, những
cuộc xâm nhập, Âna Độ đã tồn tại và tiếp nhận nhiều làn sóng người khác nhau
tràn vào và trụ lại ở đây. Có 4 chủng tộc cơ bản: Chủng tộc Negroit, chủng tộc
Đravida, chủng tộc Aryan và chủng tộc Mongoloit. Những chủng tộc này đã lai
tạo, pha trộn lại với nhau tạo thành một hỗn hợp nhân chủng khó tách biệt được.
Nhưng nhìn chung, đứng về phương diện lịch sử văn hóa của Ấn Độ, người
Dravida được coi là nền tảng, người Aryan là yếu tố chủ thể của đất nước Ấn Độ
truyền thống.
Chính sự đa dạng về chủng tộc người đã tạo ra sự phong phú và phức tạp về
ngôn ngữ. Có thể nói, Ấn Độ là một bức tranh ghộp hỡnh nhiều màu của những
tiếng nói khác nhau. Không có một tiếng nói, một chữ viết chung, trái lại có rất
nhiều ngôn ngữ và thổ ngữ cùng tồn tại. Tuy nhiên những nhúm gôn ngữ này cũng
được chia thành hai nhúm trờn cơ sở nền tảng của nhóm chủng tộc đó là: nhóm
ngôn ngữ Aryan và nhóm ngôn ngữ Dravida. Nhóm Aryan bắt nguồn tư cổ ngữ
Sankrit – là ngôn ngữ chính thống trong nền văn hóa cổ trung đại. Nhóm ngôn ngữ
Dravida thường được dùng ở vùng cao nguyên Decan, phía Nam Ấn Độ.
Trên nền tảng đa dạng về chủng tộc và ngôn ngữ, Ấn Độ còn là nơi xuất
phát và chung sống của nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó có những tôn giáo
lớn của thế giới như: đạo Hindu, đạo Hồi, đạo Phật, đạo sớch, đạo Jaina. Ngoài
những tôn giáo trờn cũn cú những tôn giáo khác nhau như đạo Ba Tư, đạo Gia
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
6
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân

Tô, đạo Do Thỏi…Trải qua một quá trình lịch sử dài, chúng ta có thể thấy, tuy
bị ảnh hưởng của rất nhiều các nền văn hóa của các khu vực lân cận nhưng đạo
Hinđu vẫn được coi là một tôn giáo riêng biệt mang bản sắc Ấn Độ. Ngược lai,
đạo Phật sinh ra từ Ấn Độ nhưng trong những thế kỷ sau này lại có rất ít tín đồ
chính thức ở nước này mà nó đó lan rộng ra các nước khác ở Châu Á, và trở
thành một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới.
Mặc khác, chúng ta thấy rằng tuy Ấn Độ đã từng bị phân tán về mặt chính
trị, nhưng lại luôn cố kết về mặt tư tưởng - tôn giáo. Có rất nhiều các tôn giáo
khác nhau nhưng cỏc tụn giỏo này lai chung sống với nhau, không bài trừ xung
đột với nhau. Điều nay là một trong những yếu tố có ý nghĩa rất lớn không chỉ
trong việc tạo dựng nên nền văn hóa - văn minh Ấn Độ mà còn góp phần giữ gìn
và bảo vệ những thành tựu đã đạt được trước sự biến đổi khắc nghiệt của lịch sử.
II. Một số những thành tựu tiêu biểu:
1. Nghệ thuật:
Thời cổ trung đại, Ấn Độ đó cú một nền nghệ thuật phong phú đặc sắc bao
gồm nhiều mặt, nhiều lĩnh vực như mỹ thuật (điêu khắc, kiến trúc), nghệ thuật
diễn nhạc – vũ – kịch (âm nhạc, múa, sân khấu – kịch – điện ảnh).
a. Mỹ thuật:
Ấn Độ là một nước có nền mỹ thuật rất lâu đời, và cũng là một trong những
nền văn minh sớm nhất của nhân loại. Qua gần 5.000 năm lịch sử, nền mỹ thuật
đó vẫn liên tục phát triển, tiến hóa, giao lưu và tổng hợp những tinh hoa văn hóa
của nhân loại mà vẫn giữ được bản sắc độc đáo của dân tộc mình, hơn thế, còn
ảnh hưởng lớn đến văn hóa của các nước xung quanh.
Đặc điểm đầu tiên của mỹ thuật Ấn Độ truyền thống, đú chớnh là tính
thống nhất trong đa dạng. Mặc dù lịch sử của đất nước này có nhiều đứt đoạn,
nhưng sự phát triển của văn hóa Ấn Độ nói chung và của mỹ thuật nói riêng là
liên tục. Bản sắc riêng được kế thừa, bảo lưu qua thời gian, lan truyền và giao
lưu trong không gian tạo nên tính thống nhật. Đồng thời, mỹ thuật Ấn Độ cũng
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội

7
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
rất phong phú, đa dạng về sắc thái, phong cách, tạo nên những nét riêng biệt khá
nhau qua các thời kỳ. Sự đa dạng được thể hiện ở các trường phái khác nhau,
trong việc xử lý các chất liệu khác nhau như: gỗ, gạch, đất nung, ngà, kim
loại…
Nền mỹ thuật Ấn Độ truyền thốn còn là sự phản ánh hài hòa một đời sống
tâm linh kết hợp với những khát vọng trần tục. Có đặc điểm này là do sự thấm
đượm tôn giáo một cách sâu sắc vào những tác phẩm nghệ thuật của Ấn Độ.
Ngoài sự thể hiện thế giới tâm linh, sự giao hòa giữa con người với thần thánh,
mỹ thuật Ấn Độ còn phản ánh những khuynh hướng trần tục, đáng kể đến là chủ
đề tinh yêu nam nữ và dục cảm. Không chỉ thế, trong mỹ thuật Ấn Độ còn thấy
hỡnh bún của thiên nhiên rất phong phú đa dạng với đủ loại cây cỏ và muông
thú nhiệt đới. Điều này có thể thấy mỹ thuật Ấn Độ đã vươn tới một quan niệm
tôn giáo và triết học cốt lõi của mình: bản ngã con người phải đồng nhất và hòa
hợp với bản ngã của vũ trụ, thiên nhiên. Cũng vì lẽ đó ma những tác phẩm nổi
tiếng trong lịch sử mỹ thuật Ấn Độ hầu như không để lại một tên tuổi cá nhân
hay nghệ sĩ nào. Hầu hết là những công trình tập thể hoặc của những nghệ nhân
vô danh.
Đặc điểm cuối cùng của mỹ thuật Ấn Độ đó là một nền mỹ thuật mang tính
chất khai hóa, có đóng góp đáng kể vào nền mỹ thuật phương Đông và thế giới.
Mỹ thuật Ấn Độ đã vượt được qua dãy Himalaya để ảnh hưởng đến mỹ thuật
của các nước ở vùng Địa Trung Hải, Tây Á, Nam Á, Đông Nam Á… từ đó mới
xuất hiện các thuật ngữ: “Ngoại Ấn” hay “Ấn Độ húa”.
Những đặc điểm trên đây đủ thấy được phần nào thành tựu rực rỡ mà mỹ
thuật Ấn Độ đã đạt được.
* Các cột đá và tháp nhà Phật:
Dưới triều vua Asoka, triều đại Morya đã cho dựng rất nhiều cột đỏ nguyờn
phiến đứng riêng lẻ ở nhiều nơi, có trang trí và chạm khắc những lời huấn dụ

Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
8
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
của các vị hoàng đế. Nó vừa thể hiện quyền uy của các nhà vua, vừa mang ý
nghĩa tôn giáo. Tiêu biểu như cột đỏ Sacnỏt (gần thành phố Vanarasi).
Cột đá được dựng ngay trong vườn Lộc Dã, để ghi nhớ nơi xưa đức Phật
Thích Ca đã thuyết pháp bài giảng đầu tiên của mình là bài Chuyển Phỏp luõn,
nói về Tứ Diệu đế. Cột lam bằng phiến đá sa thạch nguyên khối, cao khoảng
15m, trong đó phần đỉnh cột cao khoảng 2,45m. Chung quanh có rào chắn, thân
cột tròn, nhẵn, lên cao hơi thon dần. Phần đỉnh cột gồm 3 bộ phận. Một trụ hình
đóa hoa sen lộn ngược, đỡ một bệ đỏ trũn, chung quanh có khắc hình bốn bánh
xe (tượng trưng cho bánh xe luân hồi nhà Phật), xen kẽ có hình 4 con thú (bò
rừng, ngựa, sư tử và voi). Trên cùng la tượng bốn con sư tử ngồi, dáng vẻ dũng
mãnh và oai vệ, quay lưng vào nhau, há miệng, mắt nhìn ra bốn hướng. Có thể
coi đây là bức tượng phù điêu và tượng súc vật đẹp nhất trong lịch sử thế giới cổ
đại. Chính cột đá Sacnat đó toỏt lờn một vẻ độc đáo riêng của văn hóa Ấn Độ.
Sau này hình ảnh của bốn con sư tử trên đỉnh cột Sacnat được dùng làm biểu
tượng cho quốc huy của nước cộng hòa Ấn Độ.
Đến các triều đại kế tiếp sau này, người ta đã cho xây dựng ở Ấn Độ rất
nhiều những tháp Phật có kích thước và hình dáng khác nhau nhưng vẫn mang
một số nét chung như: tháp Phật ở Bharut, ở Bod Gaya và đặc biệt là ở Sanchi.
Trong chiếc tháp Phật số ba ở Sanchi, người ta còn tìm thấy một ít di cốt
được cho la của Sariputra và Mahamugalana – những vị đệ tử đầu tiên của đức
Phật Thích Ca.
Trong khu vực Sanchi ngày nay vẫn còn ba tháp Phật lần lượt được gọi là
Stupa I, Stupa II và Stupa III, trong đó nổi tiếng và lâu đời nhất vẫn là Stupa I
(Đại Stupa). Đó là một công trình kiến trúc độc đáo kết hợp nhuần nhuyễn với
nghệ thuật điêu khắc ở trình độ cao.

Đại Stupa (Stupa I) được xây dựng từ thời vua Asoka – triều Morya, xây
bằng gạch, sau đến triều đại Sunga (thế kỷ II TCN) thỏp đó được xây ốp đỏ
thờm. Hiện nay tháp cao 15m, đường kính 35m, bao gồm ba bộ phận chính: một
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
9
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
bán cầu, trờn cú một vọng lâu, và một hàng rào chung quanh. Bán cầu là một
khối đặc khổng lồ bằng gạch đỏ, hỡnh nửa quả cam úp ngược. Trên chỏm có
một vọng lâu, đáy hình vuông, được cho la để bảo quản hài cốt của phật. Chung
quanh bán cầu có một hàng rào đá bao quanh gồm 120 thanh cột chống mở ra
bốn chiếc cổng ở bốn phía Nam, Bắc, Đông Tây. Mỗi chiếc cổng gồm hai cột đá
đứng thẳng, đỡ ba xà ngang hơi cong bắc ngang mà người ta cho là biểu tượng
của Tam thế: quá khứ, hiện tại, tương lai trong đạo Phật. Trờn cỏc thanh và cột
được trạm trổ rất tinh vi với những hình ảnh có liên quan đến đạo Phật như:
bánh xe luân hồi, cây bồ đề, và các loài muông thú khỏc…Trờn đú cũn có hình
ảnh minh hạ về cuộc đời đức Phật cũng như cảnh Phật ra đời, Phật đắc đạo…
Đứng trước những hình ảnh sinh động này của tháp Phật Sanchi, người ta
vừa cảm thấy một cái gì uy nghiêm mà thần thánh, gần gũi mà như huyền ảo.
* Các đền chùa – hang động:
Ngay từ những thế kỷ trước công nguyên ở Ấn Độ đã xuất hiện những loại
hình đền chùa - hang động đặc biệt. Các đền chùa này được khoét sâu vào lòng
núi hoặc vách đá với một sự kiên nhẫn và tài nghệ kiến trúc – điêu khắc trờn đỏ
đỏng ngac nhiên. Loại đền chùa này được duy trì và phát triển qua nhiều thế kỷ
đầu công nguyên, kéo dài đến tận khoảng thế kỷ thứ IX – X mới chấm dứt. Ban
đầu là các đền chùa của Phật giáo, về sau có cả những đền chùa hang động của
đạo Hinđu và đạo Jaina.
Có hai loại đền chùa hang động chính của Ấn Độ. Một số ít là đền thờ gồm
một căn phòng hình chữ nhật, phía sau hậu cung có uốn cong hình chữ U, có

một cổng vòm hình móng ngựa thông ra bên ngoài. Bên trong trần điện cũng
uốn cong, có hai hàng cột chạy dọc chống đỡ. Phía hậu cung là bàn thờ Phật,
dưới hình thức một tháp Stupa nhỏ hình quả chuông, trờn cú một đĩa đỏ hỡnh
chiến dù. Một số điện thờ có cửa sổ trổ ra ngoài để lấy ánh sáng.
Số còn lại của cỏc chựa hang là những tịnh xá hay tu viện. Là nơi để cho
các nhà sư tụ tập họp hành. Tịnh xá gồm một phòng hình vuông dùng để hội
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
10
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
họp, ba mặt của phòng này thông vào các buồng nhỏ làm nơi ở của các nhà sư,
mặt trước giáp với một hành lang lớn. Trong các quần thể kiến trúc chùa hang,
các tịnh xá và các đền thờ thường ở gần nhau.
Ở Ấn Độ có rất nhiều cỏc chựa hang nổi tiếng vùng miền Tây và miền
trung tiểu lục địa như: Ajanta, Bhaja, Elephanta, Enlora…
+ Ajanta:
Phức hợp chùa hang Ajanta ở bang Maharastra – miền trung Ấn Độ. Đây là
một di tích phõtị giáo nổi tiếng toàn thế giới. Phức hợp này gồm 30 chùa hang,
tất cả đều được đẽo khoét vào vỏch nỳi, bố trí theo hình vòng cung, phía trước
mặt có suối chảy qua. Người ta cho rằng cỏc chựa hang này có cái đã được xây
dựng từ thế kỷ II TCN, và sau đó được tiếp tục xây dựng cho đến thế kỷ IX
SCN. Sau đó khi Phật giáo suy vong, những chùa hang này không được ai lui tới
và bị quên lãng gần mười thế kỷ trong rừng núi hoang vu. Đến tận năm 1819,
một đoàn người vào rừng đi săn mới vô tình phát hiện ra hang động này, từ đó
chùa hang Ajanta lừng danh khắp thế giới.
Các tượng và phù điêu mang tính chất Phật giáo có khá nhiều ở Ajanta.
Người ta thấy ở đõy cú cỏc hình tượng Phật, Bồ Tát và các thú vật minh họa
cho các Phật thoại. Các hang động đẹp nhất la hang số 1, 2,19,26. Ở vách động
số 26 có những bức phù điêu tả lại cảnh Phật Thích Ca ngồi thiền định, chống

lại sự cám rỗ của quỷ Mara, và đặc biệt là một bức chạm nổi khổng lồ cảnh đức
Phật lúc nằm tịch nhập Niết bàn. Các nghệ nhân đã lợi dụng một cách tài tình sự
phân bố ánh sáng để từ các góc độ khác nhau, người xem có thể thấy rõ nét mặt
các tượng Phật đú cú những biểu hiện khác nhau: nghiêm trang, trầm tư, mặc
tưởng, hoặc mỉm cười nhân từ kín đáo.
Nhưng điều hấp dẫn nhất đối với những du khách tham quan hang động
Ajanta lại là những bức bích họa màu tuyệt diệu trờn cỏc vách đá và trần nhà.
Những bức bích họa này đã đạt đến một trình độ nghệ thuật điêu luyện.
+ Enlora:
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
11
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
Đây là cụm chùa - hang động được tạo dựng muộn nhất và cũng là đa dạng
nhất ở Ấn Độ. Cụm chùa – hang Enlora thuộc bang Maharastra. Di chỉ này bắt
đầu được tạo dựng từ thế kỷ V dưới triều Vatakada và được hoàn thành vào
khoảng thế kỷ IX dưới triều Salukya. Gồm tất cả 34 hang động được đẽo khoét,
trải theo một vách đá dài chừng 2,5km.
Các hang động ở Enlora đã chịu ảnh hưởng của ba tôn giáo lớn ở Ấn Độ là
đạo Phật, đạo Hinđu và đạo Jaina. Cổ xưa nhất là 12 hang động Phật giáo được
đánh số từ 1 đến 12, năm ở phía Nam của di tích. Muộn hơn là 17 hang động
của đạo Hinđu, được đánh số từ 13 đến 29, nằm ở giữa và phía Tây của di tích.
Muộn nhất là 5 hang động chịu ảnh hưởng của đạo Jaina, được đánh số từ 30
đến 34
Trong hang động này, ngài những tượng Phật cũn cú cỏc tượng thần Hinđu
như Brahma, Visnu, Siva.
Đáng ngạc nhiên nhất và cũng là hấp dẫn nhất dối với những du khách khi
đến thăm quan chùa – hang Enlora đú chớnh là ngôi đền đá ngoài trời Kailasa –
biểu tượng của đỉnh quả núi thần nơi Siva ngự trị. Ngôi đền này có hình chóp

thon nhọn về phía nóc, được trạm trổ rất nhiều tượng tròn và phù điêu. Đây là
một công trình kiến trúc hay chính xác hơn, nó là một tác phẩm điêu khắc –
tuyệt xảo của nghệ thuật đẽo gọt và trạm trổ trên đá tảng của Ấn Độ cổ đại.
Ngày nay, là một di tích lịch sử hàng năm thu hút hàng ngàn du khách từ khắp
nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng những thành tựu của một nền văn hóa lâu
đời, cổ kính.
* Các thành tựu của nền Mỹ thuật Hồi giáo:
Ở Ấn Độ, khái niệm “mỹ thuật Hồi giỏo” để chỉ chung cho những thành
tựu mỹ thuật trong các thời kỳ Xuntan Deli và đế quốc Mogon. Cùng với việc
du nhập của đạo Hồi, mỹ thuật Hồi giáo cũng dần được du nhập, mang những
đặc điểm cơ bản khác với những nền mỹ thuật Ấn Độ truyền thống trước đó.
Dần dần đã diễn ra quá trình hỗn dung hai nền văn hóa Hồi giáo và Hinđu giáo.
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
12
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
Nền mỹ thuật Hồi giáo chính là kết quả của sự tổng hợp đó. Loại hình chủ yếu
của nền mỹ thuật này kiến trúc và sau đó là hội họa:
Kiến trúc Hồi giáo chủ yếu là các giáo đường, cung điện, lăng tẩm. Ảnh
hưởng của các kiến trúc Ả-rập, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, và gián tiếp là các kiến trúc
Bigiantium… đã thể hiện rất rõ trong các công trình kiến trúc này, sau này đã
được Ấn Hóa hòa tan trong bản sắc dân tộc.
Một trong những công trình tiêu biểu nhất của thời Mogon, đó là lăng Taj
Mahal. Đây là một công trình kiến trúc vĩ đại của nhân loại do vua Sat Jahal cho
xây dựng. Lăng được xây dựng vào khoảng năm 1632 do 24.000 thợ lao động
trong suốt 22 năm ròng rã, tiêu tốn một khoản tiền khổng lồ khoảng 40 triệu
rupi. Nhà vua đã trưng tập nhiều thợ giỏi và các nhà kiến trúc có tài ở Ấn Độ,
Ba Tư, Ả-rập và cả Italia để xây dựng và thiết kế lâu đài – lăng tẩm này.
Quần thể lăng được xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật rộng lớn, có

chiều dài là 580m, chiều rộng là 304m. Xung quanh là cảnh quan xinh đẹp hài
hòa. Kiến trúc chính của lăng là một tòa lâu đài cú đỏy hỡnh bát giác, xây bằng
đá cẩm thạch trắng, cao khoảng 75m, dáng đố sộ, uy nghi, chung quanh cũn cú 4
vũm trũn nhỏ hơn, tô điểm cho vũm trũn lớn. Ở bốn góc lại có 4 tháp nhọn, cao
tới 40m, tựa những cây bút chọc trời. Trong lăng có rất nhiều riềm chạm khắc
bằng 12 thứ đá quý, trang trí theo phong cách Ấn Độ truyền thống.
Lăng Taj Mahal là một trong những kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc nhân
loại, là sự kết tinh của lao động, tài năng và trí tưởng tượng bay bổng của con
người, là sự phối hợp của những đường nét nghệ thuật trong sáng, hài hòa và táo
bạo. vì vậy mà người ta đã gắn cho lăng này những mỹ từ: “Viờn ngọc rõn chõu
của những đền đài Ấn Độ”, …
Hội họa đóng một vai trò quan trọng trong mỹ thuật Hồi giáo. Nếu trước
kia, hội họa Ấn Độ là các bích họa màu trên vách đá của hang động (Ajanta), thì
hội họa Hồi giáo lại chủ yếu là các tác phẩm có thể mang đi mang lại được.
Những tác phẩm này thường có đường nét tỉ mỉ chi tiết kết hợp của ảnh hưởng
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
13
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
hội họa Ba Tư với nghệ thuật hội họa Ấn Độ truyền thống. Có hai trường phái
hội họa chính: họa phái Mogon, và họa phái Rajput.
Họa phái Mogon là họa phái được nhà vua và vương triều Mogon bảo trợ.
Các tác phẩm của trường phái hội họa Mogon chủ yếu là những bức tranh khổ
lớn minh họa cho những cuốn sách của triều đình viết về các vua chúa, danh
nhân, những bộ sử ký, sử thi,…Cỏc tác phẩm họa phái này được vẽ trên giấy,
vải, lụa, gỗ, lỏ gồi…Mỏu sắc khá sặc sỡ, trong đó màu đỏ thường được dùng
làm màu nền. Các đề tài chủ yếu là về cuộc sông sinh hoạt cung đình, yến tiệc,
săn bắn, trận chiến,…khụng thể hiện đề tài tôn giáo.
Họa phái Rajput là một trường phái hội họa được những vương hầu người

Ấn Độ ở xứ Rajastan bảo trợ. Họa phái này mang nhiều nét bản địa và dân
gian.Chủ đề thường là những câu chuyện thần thoại, tôn giáo, được trình bày
trong cỏc tác phẩm văn học, sử thi, trường ca. Tác giả tiêu biểu
như:Abanindranat Tagor (1871 - 1951) với các tác phẩm tiêu biểu như: Người
đàn bà mang túi, Chân dung người thiệu phụ, Con cụng…
Nhìn chung, chúng ta có thể thấy được mỹ thuật Ấn Độ chủ yếu nhằm vào
chủ đề tôn giáo, nhưng vì bắt nguộn từ cuộc sông thực tế nờn tớnh hiện thực vẫn
thể hiện rất rõ nét qua các thành tựu mà mỹ thuật Ấn Độ đã đạt được.
b. Nghệ thuật biểu diễn nhạc - vũ - kịch:
Nghệ thuật biểu diễn ở Ấn Độ bao gồm các loại hình nghệ thuật âm nhạc,
vũ và sân khấu. Điểm nổi bật trong lịch sử văn hóa Ấn Độ đó là, ba loại hình đú
khụng tách biệt mà thống nhất, kết hợp chặt chẽ với nhau.
Trong quan niệm về nghệ thuật truyền thống của Ấn Độ thỡ múa và hát đều
là cách để biểu đạt tình cảm, múa theo giọng hát hay theo nhịp nhạc đệm, múa
hát để trình diễn một chủ đề nào đó. Ở Ấn Độ , chức năng giải trí và thẩm mỹ
của nghệ thuật biểu diễn đã không tách rời chức năng lễ thức và tôn giáo. Đề tài
phổ biến của các loại hình nghệ thuật biểu diễn Ấn Độ cũng chịu ảnh hương của
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
14
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
tôn giáo và được rút ra từ các thần thoại, sử thi, truyền thuyết quen thuộc của
đạo Hinđu và các tôn giáo khác.
Nghệ thuật biểu diễn Ấn Độ là màu sắc truyền thống đậm đà. Điều này thật
khác với các nước phương Tây. Ảnh hưởng bên ngoài đã không thay đổi được cái
bản chất văn hóa bản địa, mà ngược lại đã bị đồng hóa vào dòng chảy truyền thống.
Trong thời kỳ cổ điển, nghệ thuật nhạc – vũ – kịch Ấn Độ đã phát triển đến
một trình độ cao, một phần nhờ chính sách bảo trợ của một số nhà vua có tên tuổi
như: Sandra Gupta II, Hacsa…Mặt khác trong các đền đài người ta cũng xây dựng

những phòng dành riêng cho việc biểu diễn nghệ thuật nhạc – vũ – kịch.
Về âm nhạc, ban đầu là sự khởi thủy của âm nhạc dân gian, lúc này còn
chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa âm nhạc dân gian, âm nhạc tôn giáo, âm nhạc
cung đỡnh.Âm nhạc cũg được định hình với loại hình âm nhạc cổ điển.Nú
chớnh là sự tiếp thu, cải tiến, điền chế hòa âm nhạc dân gian. Nhạc cổ điển được
biểu diễn trong các cung đình đền đài, những buổi tế lễ, hội hố…Cuốn sách kinh
Natya Sastra đã đưa ra một sô quy phạm trong 6 chương viết về âm nhạc. Theo
đó âm nhạc tổng thể gồm 3 loại âm nhạc kết hợp: nhạc lời ca, nhạc dụng cụ,
nhạc mỳa.Khụng chỉ dừng lại ở đó, âm nhạc cổ điển còn sử dụng nhiều nhạc cụ
khác nhau, lên tới 210 loại nhạc cụ truyền thống.
Về nghệ thuật múa, Ấn Độ cũng bao gồm ba thể loại: múa dân gian, múa
hiện đại. Múa dân gian rất phong phú và đa dạng, hầu như mỗi bang đều có
những điệu múa của riêng mình: Vùng bờ biển Konkan (miền Tây Ấn) có điệu
múa dân chài Kolyacha, bang Rajasthan có điệu múa Ghuma, bang Taminadu có
điệu múa Karakun…Bờn cạnh đú cũn có rất nhiều các điệu múa khác như: múa
Bharata Natyam, múa Kathakali, mua Maniburi…
Về nghệ thuật sân khấu – kịch – và điện ảnh, loại hình nghệ thuật này được
đông đảo quần chúng nhân dân từ mọi tầng lớp trong xã hội, từ bình dân đến
quý tộc đều ưa thích. Hình thức sân khấu xuất hiện ở Ấn Độ và nở rộ vào
khoảng 10 thế kỷ đầu công nguyên. Thể loại kịch cổ điển thường được diễn
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
15
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
trong các đền đài cung đình, ở ngoài trời hoặc trong khung cảnh mang không khí
tôn giáo. Một số tác phẩm kịch tiêu biểu như Sokuntola của Kalidasa và Chiếc
xe nhỏ bằng đất nung của Sudraka. Kịch Ấn Độ hướng về các đề tài lịch sử,
truyền thuyết, mô tả cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cỏi ỏc.
2. Văn học:

Đất nước Ấn Độ truyền thống vón đó cú một nền văn học lâu đời, đồ sộ và
phát triển rất phong phú đa dạng. Gồm 2 bọ phận quan trọng đó là Vờđa và Sử thi.
a. Vờđa:
Vờđa có nghĩa là hiểu biết, được ra đời từ cách đây hàng mấy thiên niên kỷ,
gồm 4 tập: Rích Vờđa, Xama Vờđa, Yagiua Vờđa, và Atỏcva Vờđa. Ban đầu
những tác phẩm này đều được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng trong dân
gian, sau đó khỏ lõu mới được ghi chép lại thành sách.
Ba tập Vờđa trờn là những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình
hình người Aryan tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã của các chế độ thị tộc, tình
hình cư dân đấu tranh với thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt. Trong đó Rich Vờđa
với 1028 bài thơ – là tạp thơ quan trong nhất.
Còn Atacva Vờđa chủ yếu bao gồm các bài chú nhưng nội dung mà tập
Vờđa này đề cập gồm các mặt như chế độ đăng cấp, việc hành quân chữa bệnh,
đánh bạc và cả tình yêu nữa.
Ca ngợi thần sét Indra, Rích Vờđa đó viết:
Tôi muốn ca ngợi sự tích anh hùng của thần Indra,
Những chiến công của các vị thần thiên lôi ấy,
Ngài đó chộm con ác long cho nước mưa tuôn chảy,
Và mở toang các hang động trên non cao.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong Atỏcva Vờđa cũn cú những bài thơ tỏ tình:
Như gió lay ngọn cỏ,
Anh lay chuyển lòng em.
Rồi em sẽ yêu anh
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
16
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
Và không rời anh nữa.
Kế tiếp theo 4 tập Vờđa và có liên quan tới Vờđa cũn cú cỏc tác phẩm

Bramana (Phạn thư), Araniaca (sách rừng rậm), Ypanisat (sách nghĩa sõu)…
Những sách này đều được viết bằng văn xuôi, nội dung bao gồm những bài cầu
nguyện, thần chú, những nghi thức cúng bái, những bài thuyết pháp, những lời
giai thích triết lí trong kinh Vờđa.
b. Sử thi:
Ấn Độ có hai bộ sử thi rất đồ sộ đó là Mahabharata và Ramayana. Hai bộ
sử thi này được truyền miệng từ nửa đầu thiên niên kỉ I TCN, rồi được chép lại
bằng khẩu ngữ, đến các thế kỉ đầu công nguyên thì được dich ra tiếng Sankrit.
Mahabharata có 18 chương và 1 chương bổ sung tài liệu, gồm 220.000 câu.
Đây là bộ sử thi dài nhất thế giới, dài hơn 8 lần so với cả hai bộ Iliat và Ođixe
của Hi Lạp cộng lại. Tương truyền rằng, người soạn lại bộ sử thi này là Viasa.
Mahabharata chỉ là một bài ca trung bình có tính chất tự sự. Chủ đề của tác
phẩm này là cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền Bắc Ấn
Độ. Bởi vậy tập thơ lấy tên là Mahabharta có nghĩa là “Cuộc chiến tranh giữa
con cháu Bharata”:
“Ở thành phố Haxtinapua có một dòng họ vua chúa gọi là Curu vốn là con
cháu của vua Bharata. Dòng họ này có hai anh em là Đritarattơra và Panđu. Vì
người anh bị mự nờn Panđu được làm vua. Đritarattơra có 100 người con trai
gọi chung là anh em Curu; Còn Panđu có 5 con trai gọi chung là anh em Panđu.
Sau khi Panđu chết, anh em Curu và anh em Panđu chia đôi vương quốc.
Nhưng vì muốn chiếm toàn bộ đất nước, anh em Curu đã thách thức anh em
Panđu đánh bạc. Nhờ gian lân, anh em Curu thắng liên tiếp. Bị mất hết mọi của
cải,, anh em Panđu đã đặt phần đất nước của mình vào canh bạc nhưng cũng bị
thua nốt. Theo lời giao hẹn, anh em Panđu bị trục xuất và phải trốn tránh trong
13 năm, không được để phía anh em Curu phát hiện.
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
17
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân

Hết kỳ hạn, anh em Panđu trở về yêu cầu anh em Curu trả lại đất đai chụ họ
nhưng bị từ chối, do đó một cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai bên bùng nổ.
Sau 18 ngày đánh nhau dữ dội, hàng trăm triệu người đã bị tử trận, phe Curu chỉ
có 3 người sống sót, cả 100 anh em Curu đều chết. Phe Panđu tuy thắng lợi
nhưng cũng chỉ còn 6 người trong đó có 5 anh em Panđu”.
Xoáy vào cốt truyện ấy, bộ sử thi này đã miêu tả rất nhiều cảnh khác nhau
với những chi tiết li kỳ như cảnh ăn chơi xa hoa ở chốn cung đình, những cuộc
tình duyên éo le nhưng chung thủy, những cảnh sinh hoạt trong xã hội lúc bấy
giờ và đậm nét nhất là cảnh chiến đấu anh dũng nhưng vô cùng thảm khốc. Hơn
nữa, cùng với thời gian, những câu chuyện như vậy không ngừng được bổ sung
vào làm cho tác phẩm ngày càng thêm phong phú.
Anh hùng ca thứ nhì của Ấn Độ, trường ca Ramayana nổi danh nhất và
cũng được nhiều người thích nhất, cũng là dễ hiểu nhất đối với người phương
Tây. Trường ca đó ngắn hơn trường ca Mahabharata, có VII chương, trong đó
chương I và chương VII về sau mới thêm vào, gồm 48000 câu. Mặc dầu nó cũng
như các trường ca khác, được người sau thêm vào, tính ra mất 5 thế kỷ mới hoàn
thành – từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ II sau CN- nhưng ít có những đoạn xen vào
cho nên đề tài chính rất dễ nhận ra. Theo truyền thuyết thì tác giả của Ramayana
có tên Vanmiki. Chủ đề của tác phẩm nầy là câu chuyện tình duyên giữa hoàng
tử Rama và người vợ chung thủy Sita:
“Trong thời Vờđa, vương quốc Kụsala được sống trong cảnh thanh bình
dưới sự trỡ vỡ của vua Đasarađa. Người con trưởng của vua là Rama, một thanh
niên thông minh dũng cảm và có đạo đức được vua chọn làm thái tử nối ngôi.
Gần đó, có một vương quốc khác là Viđờha, dân chúng cũng được an cư lạc
nghiệp dưới quyền thống trị của vua Gianắc. Bản thân vua cũng cầm cày cày
ruộng. Một hôm nhà vua đang cày, bỗng từ luống cày hiện lên một thiếu nữ xinh
đẹp. Nhà vua đem về nuôi, đặt tên là Sita và coi như con. Khi Sita đến tuổi lấy
chồng, nhà vua tổ chức một cuộc bắn cung để kén phò mã. Nhiều thanh niên đã
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội

18
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
tham dự cuộc thi, nhưng chỉ có Rama giương nổi cây cung của nhà vua. Rama
được kết hôn với công chúa Sita.
Nhưng một ái phi của vua Đasarata vì ghen với hoàng hậu có con trai là
Rama được làm thái tử nối ngôi nên vua yêu cầu đày Rama ra khỏi đất nước 14
năm.
Rama cùng Sita sống trong rừng. Một công chúa góa chồng một hôm dạo
chơi trong rừng gặp Rama rồi đem lòng yêu chàng. Bị từ chối quyết liệt, nàng
công chúa ấy tức giận nên bảo em trai mình là Ravan, vua nước Quỷ ở đảo
Lanca bắt cóc Sita.
Nhờ sự giúp đỡ của vua nước Vượn là Xugriva, Rama tổ chức được một
đội quân gồm toàn vượn và gấu. Theo lệnh của Rama, một cái cầu được xây
dựng nối liền lục địa với đảo Lanca. Ngày nay, giữa Ấn Độ và Xri Lanka có
những hòn đảo mà theo truyền thuyết của cư dân địa phương, đú chớnh là dấu
vết của cái cầu ấy. Với đội quân vượn và gấu đó, Rama đánh bại vua nước Quỷ
và cứu được Sita. Thời gian đi đày cũng hết, Rama trở về đát nước của mình và
lên làm vua”.
Chương cuối do người đời sau thêm vào kể tiếp rằng mặc dầu Sita đã thắng
được cuộc thử lửa, Rama vẫn nghĩ nàng không giữ được trinh tiết của mình
trong thời gian ở cung điện Ravan nên Rama đã đày vợ vào rừng. Tại đây, Sita
sinh được hai đứa con trai và gặp Vanmiki mà về sau trở thành tác giả của tập
thơ. Lớn lên, hai đứa con ấy trở thành người đi hát rong và một hôm chỳng đó
hỏt cho Rama nghe bản trường ca Ramayana. Rama nhận ra con mình, sai sứ giả
vào rừng đón Sita về cung. Sita được minh oan nhưng vẫn đau khổ vì đã bị
chồng nghi ngờ nên biến vào lòng đất, người mẹ trước đây đã sinh ra nàng từ
luống cày. Rama tiếp tục trị vì trong nhiều năm nữa, nhân dân được sống yên
vui, nhưng bản thân ông phải sống trong cảnh buồn rầu cô độc.
Người Ấn Độ tin chắc rằng khi đọc trường ca Ramayana, bao nhiêu tội lỗi

của họ sẽ được chuộc hết và thần thánh sẽ phù hộ cho họ có con trai.
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
19
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
Hai bộ sử thi Mahbharata và Ramayana là những công trình sáng tác tập thể
của nhân dân Ấn Độ trong nhiều thế kỷ và là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ
trong hai ngàn năm nay. Cho đến nay, các văn nghệ sĩ Ấn Độ thuộc các ngành
thơ, kịch, họa, điêu khắc…vẫn tìm được ở trong hai tác phẩm này rất nhiều các
đề tài và cảm hứng để sáng tác.
Bên cạnh những tác phẩm viết bằng tiếng Sankrit cũng đã xuất hiện rất
nhiều các tác phẩm viết bằng các loại phương ngữ khác nhau.
c. Các tác phẩm văn học viết bằng các phương ngữ:
Từ cuối thế kỷ X về sau, ngoài văn học tiếng Sankrit đã xuất hiện nhiều tác
phẩm văn học viết bằng các loại phương ngữ khác nhau.
Vào thế kỷ XIII, nhà thơ Tichcala đã dịch 15 chương trong bộ sử thi
Mahabharata ra tiếng Telugu, làm cho nền văn học cổ điển càng được phổ biến
rộng rãi.
Đến thế kỷ XVI – XVII, dưới triều Mogon, có một số nhà thơ đã sáng tác
bằng tiếng Ba Tư. Tuy nhiên, phong phú nhất vẫn là nền văn học bằng tiếng Indi
và các loại ngôn ngữ địa phương khỏc. Thiờn trường ca Ramayana do Tunxi Đat
viết bằng tiếng Indi là một tác phẩm nổi tiếng được nhân dân rất ưa thích.
Tập thơ Xuốc của nhà thơ mù Xuốc Đat viết bằng một loại phương ngữ
khác trong tiếng Indi mà chủ đề chính là chủ nghĩa anh hùng và tình yêu cũng là
một tác phẩm có giá trị.
Những bài ca du dương, gợi cảm ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Ấn Độ của ca
sĩ kiêm nhà thơ Tanxen cũng rất nổi tiếng. Ngoài ra, trong thời kỳ này còn có
nhiều nhà thơ khác cũng đã có rất nhiều các tác phẩm.
Điều này xuất phát từ thực tế Ấn Độ là một nước có nhiều ngôn ngữ nên

nền văn học Ấn Độ cũng là một nền văn học đa ngữ.
Đặc trưng chung của nền thi ca Ấn Độ trong giai đoạn này là dùng ngôn
ngữ dân gian chứ không dùng ngôn ngữ cung đình. Đồng thời còn sử dụng rất
nhiều chất liệu trong văn học dân gian, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
20
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
quần chúng nhân dân. Ở đây, nên hiểu tinh thần tôn giáo một cách rộng rãi.
Tụng giỏo thấm đượm trong trong tâm hồn của mọi tầng lớp nhân dân chứ
không bị giới hạn trong một tầng lớp tăng lữ hoặc trong giáo đường. Nó thể hiện
khát vọng của con người, mong được giải thoát bằng những suy tưởng sâu xa
mang tính chất gần như thần bí, cùng tồn tại bên cạnh một niềm ham sống mãnh
liệt đối với thế giới trần tục. hình ảnh con người trần thế và thần linh đã đan
quyện vào với nhau, bản năng và thân xác của con người đã được tôn giáo biến
thành linh thiêng, thần thánh. Đó là sự dung họp giữa tính khổ hạnh và tớnh
phúng dục, thấm đượm tinh thần dân tộc và nhân đạo. Đó cũng chính là nền tảng
cho văn học Ấn Độ phát triển một cách bền vững trong suốt chiều dài lịch sử.
3. Tư tưởng tôn giáo:
a. Tư tưởng triết học của Ấn Độ:
Ở Ấn Độ, triết học không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Bài học nhập môn
của tất cả các thiếu niên khi bước vào giai đoạn học tập (từ 8 đến 12 tuổi) là một
bài triết thuyết rút ra từ các bộ kinh Vờđa. Theo như ghi chép lại, các vua Ấn Độ
cổ đại thường tổ chức những ngày hội triết học để mọi người tham dự, tranh
luận đua tài.
Cũng như tôn giáo, triết học thấm đượm trong tư tưởng của hầu hết các tác
giả, các nhà hoạt động chính trị, văn hóa, và các tác phẩm văn học nghệ thuật.
Trong các truyện cổ dân gian Ấn Độ, người ta thường có thể tìm thấy rất nhiều
những phúng dụ và những châm ngôn triết học. Vd: Lồng vào bộ sử thi

Mahabharata, có cả một tác phẩm triết học suất sắc trọn vẹn là cuốn Bhagavat
Ghita. Chính những quan điểm triết học của các tác phẩm này đã ảnh hưởng rất
nhiều đến sự hình thành tư tưởng của các nhà lãnh tụ cách mạng nổi tiếng sau
này của Ấn Độ như: Tilac, Ghandi, Neru,…Cú thể nói triết học như một món ăn
tinh thần hàng ngày không thể thiếu được của tất cả mọi tầng lớp nhân dân Ấn
Độ truyền thống.
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
21
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
Cũng như mọi ngành văn hóa truyền thống khác, trong tôn giáo và triết học
Ấn Độ dễ dàng nhận thấy một đặc điểm nổi bật đó là : Tính thống nhất trong đa
dạng. Biểu hiện ở sự phong phú và đa dạng các môn phái triết học, tuy nhiên các
môn phái triết học này đều đã chung sống , cùng tồn tại một cách hòa bình.
Người ta thường chia các triết phái ở Ấn Độ ra làm hai nhúm phỏi. Phỏi
“Khẳng định” thừa nhận thượng đế và thần linh, thừa nhận uy quyền của các
thánh kinh Vờđa. Môn phái này được coi là môn phái đa số, chính thống, bao
gồm 6 tiểu phái khác nhau. Phái “Phủ định” bị coi là phái thiểu số, dị đạo, đứng
đầu là phái triết học sacvakac, kể cả đạo Phật và đạo Jain, phái này không thừa
nhận những uy quyền do phái “Khẳng định” đưa ra.
Môn phái triết học Sacvakac ở Ấn Độ (còn gọi là Lụkayata) đó được truyền
bá rộng rãi trong quần chúng bỡnh dõn.Phỏi này chống lại uy quyền của thần
thánh và các thánh kinh Vờđa, chống lại đẳng cấp tăng lữ Bàlamụn.
Phái Sacvakac chủ trương rằng thế giới của chúng ta dược tạo nên bởi các
yếu tố vạt chất: đất, nước, lửa, không khí, những yếu tố này vĩnh viễn không thể
mất đi được.
Về phương diện nhân sinh quan và đạo đức học, phái Sacvakac cho rằng
điều cần thiết là những hạnh phúc và lạc thú ở ngay cõi đời này chứ không phải
là mong ước được “siờu thoỏt” ở thế giới bên kia. Vì vậy, họ cho rằng không có

linh hồn tồn tại độc lập với vật chất, không có số mệnh, không có kiếp sau:
“Khi chúng ta còn sống, thỡ hóy sung sướng đi
Trên đời này, chẳng ai là không chết”.
Đối lập với phái duy vật Sacvakac, là sáu hệ thống triết học gọi là 6
Đacsana. Đây là những môn phái triết học “chớnh thống”, trong đó, tuy có
đường lối lập luận khác nhau, nhưng tất cả những học thuyết đó cơ bản đã thống
nhất ở chỗ đều thừa nhận uy quyền của thánh kinh Vờđa. 6 môn phái đó thường
được phân làm ba nhóm, sự phân chia nhóm này do những môn phái trong cùng
một nhúm cú quan điểm tương đồng.
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
22
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
Nhóm Nya-ya Vai-xe-si-ka có những yếu tố duy vật
Nhón Sam-khy-a Y-o-ga pha trộn những yếu tố duy vật lãn yếu tố duy tâm.
Nhóm Mi-man-sa Vờ-đan-ta là nhóm môn phái triết học gần như duy tâm
cực đoan.
Những sách vở chủ yếu của các môn phái này là những bộ kinh Sutra được
soạn từ lâu đời, sau được các nhà triết học chú giải và san định lại.
Các môn phái triết học ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tư tưởng ở Ấn Độ.
Trong đó ảnh hưởng nhất là học phái Vê-đan-ta. Đó là một triết thuyết trừu
tượng siêu hình nổi tiếng, cơ sở lý luận phần lớn được rút ra từ bộ kinh
Upanisad. Điểm thống nhất chung của các triết gia phỏi Vờ-đan-ta là thừa nhận
đạo Hinđu trong kinh Upanisad: “tinh thần tuyệt đối Brahman là đồng nhất với
linh hồn cá thể Atman” – quan điểm này đã đề cao tinh thần tuyệt đối Brahman
trong học thuyết.
Sự phong phú và đa dạng của các trường phái triết học Ấn Độ cũng chính la
phần nào biểu hiện cho tính đa dạng của văn hóa Ấn Độ nhưng một trong
những biểu hiện riêng biệt tạo nên đặc trưng riêng biệt cho đất nước Ấn Độ đú

chớnh là vấn đề về tôn giáo.
b. Tôn giáo:
Người ta đã rất có lý để nói rằng Ấn Độ là một đất nước của tôn giáo. Bởi
Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều các tôn giáo, đặc biệt có hai trong số những
tôn giáo lớn nhất đó là đạo Phật và đạo Hinđu. Ngoài ra, con có rất nhiều các tôn
giáo khác như đạo Jain, đạo Xích. Từ mấy ngàn năm nay, tôn giáo vẫn giữ một
vai trò lớn trong đời sống tinh thần của con người Ấn Độ.
Tôn giáo đã thấm sâu và chi phối mọi hoạt động của tất cả các tầng lớp xã
hội ở Ấn Độ, trong đời sống công cộng, cũng như trong đời sống riêng tư, từ
những người nghèo cho đến các nhà hiền triết, vua chúa, kể cả các nhà văn hóa
lớn, các nhà hoạt động chính trị sau này…
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
23
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
Tôn giáo ở Ấn Độ cũng đã in dấu sâu đậm trong suốt cả chiều dài cuộc đời
của một con người, từ lúc lọt lòng đến lúc từ biệt cõi đời, để rồi trong vòng luân
hồi lại đầu thai qua một kiếp khác, theo như tín điều của hầu hết các giáo phái
Ấn Độ. Về cuối cuộc đời của một con người Ấn Độ, chúng ta sẽ thường bắt gặp
cuộc sống của một đạo sĩ ẩn dật, khổ hạnh để đi tìm cõi giải thoát, với niềm hi
vọng sẽ được từ giã cõi đời ở một nơi linh thiêng như : cạnh sườn núi Himalaya,
hay bên bờ sông Hằng.
Tôn giáo Ấn Độ còn tỏa ảnh hưởng của mình đến tất cả các ngành văn hóa
nghệ thuật của Ấn Độ. Chính thế giới thần linh đã tạo nên nguồn cảm hứng và
có mặt trong hầu hết các loại hình nghệ thuật như: văn, thơ, kịch, nhạc, kiến
trúc, điêu khắc, hội họa…Cú thể nói, đời sống văn hóa của người Ấn Độ đã
thấm đượm trong ánh sáng và hương vị tôn giáo.
* Đạo Hinđu:
Đạo Hinđu theo nguyên nghĩa, có nghĩa là tôn giáo của người Ấn Độ, khái

niệm đó lần đầu tiên được các nhà sử học Bactho đưa ra trong cuốn “Tụn giỏo
Ấn Độ”, xuất bản năm 1879.
Đạo Hinđu là tôn giáo lớn nhất, cổ xưa nhất và cũng là tôn giáo đặc biệt
nhất của Ấn Độ truyền thống. Là một tôn giáo trục của Ấn Độ , chiếm đa số
trong dân cư Ấn Độ, trải rộng khắp mọi địa phương trong nước. Tuy nhiên, tôn
giáo này lại không có sức lan tỏa sang các nước để trở thành một tôn giáo thế
giới như đạo Hồi, hay đạo Phật.
Đạo Hinđu phát triển trải qua một quá trình lịch sử rất dài, được chia thành
các giai đoạn phát triển khác nhau: giai đoạn Vờđa, giai đoạn Balamụn, giai
đoạn đạo Hinđu chính thống. Trước đó là giai đoạn tiền Vờđa đóng vai trò tạo
nền móng cho sự phát triển sau này.
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
24
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu
Vân
Ở giai đoạn tiền Vờđa, tôn giáo vẫn mang tính chất tự nhiên tự phát, chưa
hề có sự chỉ đạo của một giáo lý hay kinh sách nào, dù là văn tự hay truyền
khẩu. Lúc này chỉ là những tín ngưỡng dân gian nguyên thủy và ma thuật cũng
đó đúng một vai trò quan trọng trong việc tạo nền cho sự hình thành tôn giáo sau
này. Các tín ngưỡng dân gian này vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay ở cả các
giai đoạn sau.
Đến giai đoạn Vờđa, gắn liền với sự xâm nhập của các tộc người Aryan,
mang theo sản phẩm tinh thần của họ, đó là các bộ kinh Vờđa bằng tiếng Phạn,
được hình thành trong khoảng từ năm 1800 đến 500 năm TCN. Kinh Vờđa gồm
4 bộ: Rich Vờđa – ca tụng các thần linh, Ajuya Vờđa – tập hợp các lễ thức tế tự,
Xama Vờđa gồm những ca khúc cầu nguyện, Atacva Vờđa tập hợp những câu
nói ma thuật, bùa chú. Giai đoạn này là thời kỳ đặt nền móng thần phả, giáo lý
cũng như về nghi thức cho đạo Hinđu. Những thần linh trong giai đoạn này phần
lớn còn là biểu tượng cụ thể của những hiện tượng tự nhiên như : Sấm (Indra),

thần Không trung (Varuna), thần Mưa (Pacjanuy), thần Lửa (Anhi)…giỏo lý cơ
bản toỏt lờn từ bộ kinh này là: con người thường xuyên có những mối liên hệ
với các thần linh, phản ánh sự hòa đồng giữa con người với vũ trụ. Con người
cầu nguyện, tổ chức các lễ hiến tế để tỏ lòng thành.
Tiếp theo giai đoan Vờđa là giai đoạn Balamụn – từ khoảng đầu thiên kỉ I
TCN. Do sự phát triển của xã hội có giai cấp và do sự khụng ỡnh đẳng về đắng
cấp ngày càng sâu sắc, từ các hình thức tín ngưỡng dân gian dần dần tập hợp
thành một tôn giáo lớn gọi là đạo Balamụn. Tôn giáo này được đánh dấu bằng vai
trò ngày càng được đề cao của đẳng cấp tăng lữ Balamụn trong các lễ hiến tế,
cùng với uy thế và đặc quyền của đẳng cấp này với các đẳng cấp khác. Như vậy,
đạo Hinđu thời kỳ đầu hay còn gọi là đạo Balamụn là một tôn giáo không có
người sáng lập và cũng không có tổ chức giáo hội chặt chẽ như các tôn giáo khác.
Đạo Balamụn là một tôn giáo đa thần, trong đó cao nhất là thần Brama – vị
thần sáng tạo ra thế giới. Tuy vậy có nơi lại cho rằng thần Siva – vị thần phá
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
25

×