Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

luận văn Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 70 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ ngày 15 –
18/12/1986 đã đề ra đường lối đổi mới một cách toàn diện trên tất cả các
mặt, các lĩnh vực của đất nước, với việc đổi mới kinh tế là trọng tâm, cơ
bản. Việc đề ra đường lối đổi mới ưu tiên phát triển kinh tế đã đánh dấu một
sự thay đổi quan trọng so với giai đoạn trước 1986.
Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đề ra đã tạo ra sự chuyển
biến sâu sắc mạnh mẽ trên tất cả các mặt. Lĩnh vực chịu nhiều tác động lớn
nhất và thể hiện đựơc rõ nhất hiệu quả của đường lối chính sách này đó
chính là lĩnh vực Kinh Tế. Phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu có
ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển đất nước giai đoạn hiện nay. Và trong
xu thế phát triển kinh tế của thế giới, nền kinh tế của nước ta cũng đã dần có
sự thay đổi về cơ cấu kinh tế. Đó là việc tăng tỷ trọng của các ngành Công
nghiệp – xây dựng và Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành Nông - Lâm -
Ngư nghiệp. Để có được cơ cấu kinh tế như vậy, Đảng và Nhà nước ta phải
đặc biệt chú trọng, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ như một trọng tâm
trong nền kinh tế nói chung.
Trong sự tăng trưởng của ngành Dịch vụ hiện nay, đóng góp một vị trí
và vai trò quyết định nhất đó là ngành Du lịch. Du lịch phát triển với vị thế
là ngành kinh tế Du Lịch. Đây là một ngành kinh tế còn rất non trẻ, nhưng
lại có những bước phát triển mạnh mẽ đạt đến độ thần kỳ. Giai đoạn từ 1986
cho đến những tháng đầu năm 2008, ngành kinh tế Du lịch đã đạt được
những thành tựu rực rỡ, trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ
phát triển nhanh nhất trong thời kỳ đổi mới. Nên dù là một ngành công
nghiệp mới nổi lên nhưng những gì kinh tế Du lịch đạt được đã chứng tỏ
được vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy Đảng và nhà nước ta
đã xác định “đây là ngành công nghiệp không khói” nên “phải được ưu tiên
phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.


Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
1
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
Ngành kinh tế Du lịch được đánh giá là một ngành đã có những đóng
góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Từ năm 1960 với sự thành lập của công ty Du lịch Việt Nam trực
thuộc Bộ Ngoại Thương, ngành kinh tế Du lịch Việt Nam đã chính thức ra
đời. Chúng ta có thể thấy rằng: sự phát triển lớn mạnh của các ngành, các
lĩnh vực khác nhau sẽ là động lực thúc đẩy nhau phát triển, giống như một
phản ứng dây chuyền. Đối với nền kinh tế, phát triển Du lịch đã tác động
đến một số ngành kinh tế cụ thể như: Giao thông vận tải, thủ công nghiệp,
dịch vụ tài chính,…Và không chỉ tỏ rõ hiệu quả đối với ngành kinh tế mà sự
phát triển của Du lịch còn mang tính xã hội rất lớn: đem lại nguồn thu rất
lớn, giải quyết vấn đề lao động, vấn đề việc làm cho xã hội, ổn định trật tự
xã hội…Những tác động của ngành kinh tế Du lịch, không chỉ tác động
thuần tuý trở lại kinh tế và xã hội mà nó còn là cơ sở, điều kiện ảnh hưởng
quan trọng đến đời sống chính trị cũng như đời sống văn hoá này càng cao
của nhân dân.
Với những tác động mạnh mẽ và sâu sắc như vậy trong tiến trình phát
triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Kinh tế Du lịch trở thành ngành
kinh tế điển hình trong công cuộc đổi mới đất nước. Là một sinh viên khoa
lịch sử, luôn có mong muốn được tìm hiểu được tiếp thu những kiến thức
thực tế quanh mình để từ đó phần nào thấy được sự biến động, những quy
luật trong sự phát triển chung. Vì vậy tôi đã chọn đề tài : “ Ngành Kinh tế
Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008” làm đề tài khoá luận tốt
nghiệp của mình.
Với đề tài này, tôi không chỉ tìm hiểu về tiềm năng của Du Lịch Việt
Nam cũng như những tác động của Du lịch đến tất cả các ngành, các lĩnh

vực. Mà trọng tâm hơn cả đó là thấy được nhưng thành tựu của ngành Du
lịch từ 1986 đến nay, xuất phát từ những điều kiện hết sức thuận lợi cả chủ
quan và khách quan. Qua đó hiểu rõ hơn, về những đường lối chính sách của
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
2
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới, đã có tác động như thế nào đến
sự phát triển kinh tế nói chung.
Sự phát triển của ngành Kinh tế Du lịch có một tác động sâu rộng đến
tất cả các ngành khác, vì vậy nó cũng chính là một phần động lực thúc đẩy
quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Tạo ra một Việt Nam
phát triển bền vững về mọi mặt, mọi lĩnh vực.
Không chỉ là một ngàng Kinh tế có tác động đơn thuần về mặt đối
nội. Du lịch còn là con đường đưa nước ta hoà nhập với thế giới. Thông qua
hoạt động Du lịch, nước ta có điều kiện được mở rộng sự hiểu biết, tăng
cường thiết lập mối quan hệ giao lưu giữa các nước trên thế giới. Điều này
có một ý nghĩa đặc biệt qua trọng trong xu thế hiện nay: khi các nước đều
mở cửa, mở rộng quan hệ giao lưu, tạo ra một hệ thống các nước trên thế
giới đều có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Việc Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới
không chỉ tạo điều kiện cho nước ta “học tập kinh nghiệm cho công cuộc đổi
mới – vừa thực hiên vừa rút kinh nghiệm. Mà việc mở rộng liên kết quốc tế
chính là cơ hội đưa vị thế nước ta lên ngang tầm với các nước trên thế giới.
Với những ý nghĩa thực tiễn cũng như khoa học mang lại từ đề tài
này, tôi đã chọn đề tài: “Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ
1986 đến 2008” làm khoá luận tốt nghiệp của mình dưới sự hướng dẫn của
TS. Vũ Thị Hoà. Do sự hạn chế về trình độ và việc tiếp cận nguồn tư liệu rất
mong được sự đóng góp của các thấy cô để em có thể hoàn thành tốt các

công trình nghiên cứu ở một cấp độ cao hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Đóng vai trò là một ngành Kinh tế có vị trí vai trò quan trọng trong
khu vực dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Du lịch hay
kinh tế Du lịch đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều tác giả, các nhà
nghiên cứu, các nhà kinh tế học…Nhưng việc đề cập đến nội dung đó chỉ
mang tính chất kinh tế lí luận về một lĩnh vực kinh tế cụ thể, mà cụ thể khi
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
3
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
tìm hiểu và Du lịch đó là tìm hiểu về tài nguyên, vị trí, vai trò, loại hình Du
lịch và tác động của nó. Tiêu biểu như một số công trình như:
Cuốn “Giáo trình kinh tế Du lịch”, NXB Lao Động – Xã hội, Hà Nội
2004 của tác giả GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hoà. Đây
là cuốn sách cơ bản của sinh viên khoa Du lịch, tìm hiểu về Du lịch với vai
trò là một ngành kinh tế. Đã đế cập đến một cách rất cụ thể về kháI niệm Du
lịch, kinh tế Du lịch, vị trí vai trò của Du lịch cũng như các loại hình Du lịch
hiện có. Nhưng tất cả những nội dung này chỉ mang tính lí luận, chưa có sự
cụ thể ở Việt Nam, chưa thấy được tình hình ở Du lịch Việt Nam hiện nay.
Trong cuốn “Tổng quan về Du lịch”, TS.Vũ Đức Minh – NXB Giáo
Dục 1999, đã giúp ta có một cái nhìn cận cảnh hơn nữa về sự phát triển của
Du lịch Việt Nam cũng như Du lịch Thế giới. Những tác động của Du lịch
thế giới đên các mặt: Kinh tế, Chính trị, Văn hoá - Xã hội…Tuy nhiên
những tác động này còn đề cập đến một cách rất chung chung, chưa cụ thể
đối với nước ta hiện nay. Đảm bảo việc trang bị lý thuyết nhiêu hơn.
Cuốn “Du lịch và kinh doanh Du lịch”, TS. Trần Nhạn – NXB Văn
hoá Thông tin – Hà Nội 1996. Chủ yếu nói về tài nguyên Du lịch cũng như
những tác động của hoạt động kinh doanh Du lịch mang lại.

Cùng với tác phẩm trên còn có rất nhiều các công trình khác tìm hiểu
về Du lịch như: “Tài nguyên Du lịch Việt Nam”, “Vài suy nghĩ về phát triển
Du lịch Việt Nam – Du lịch nhân dân và Du lịch quốc tế”…Chủ yếu khai
thác về tài nguyên – tiềm năng của Du lịch Việt Nam. Chứ chưa hề đề cập
đến sự phát triển của ngành Du lịch.
Bên cạnh những cuốn sách tìm hiểu về Du lịch, cón có những công
trình khoa học tìm hiểu về Du lịch như: Luận án Tiến sĩ của Vũ Đình Thuỵ
với đề tài: “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển Du lịch Việt
Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn…” Đại Học Kinh tế quốc dân – Hà Nội
1996. công trình khoa học này đã phần nào nói được sự phát triển của ngành
Du lịch Việt Nam từ 1986, nhưng chỉ giới hạn đến 1996. Và nội dung không
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
4
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
đi sâu về sự phát triển mà chỉ chủ yếu là đưa ra những giải pháp chủ yếu để
Du lịch trở thành ngành Kinh tế mũi nhọn. Đó là những công trình nghiên
cứu tìm hiểu đứng tù góc độ kinh tế đã ít nhiều đề cập đến ngành kinh tế Du
lịch trong thời kỳ đổi mới.
Và việc đế cập đến vần đề Du lịch hay cụ thể hơn về ngành Kinh tế
Du lịch từ góc độ lịch sử càng có rất ít những công trình tìm hiểu nghiên
cứu. Tại Khoa Lịch sử trường Đại Học Sư phạm Hà Nội, đã từng có công
trình khoá luận tốt nghiệp tìm hiểu về Du lịch . Cuốn khoá luận này đã đề
cập một cách rất đầy dủ chi tiết về tiềm năng, sự phát triển của Du lịch và
những tác động của nó. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại đến năm 2004, và hơn
nữa đó là đã tìm hiểu về sự phát triển của Du lịch một cách chung chung
nhất mà chưa đi sâu tìm hiểu về các thành phần tham gia hoạt động Du lịch,
nên đây cũng chính là điểm hạn chế mà cuốn khoá luận của tôi có điều kiện
được thực hiện: nối tiếp về thời gian, bổ sung về mặt nội dung, để từ đó

giúp cho chúng ta có được một cái nhìn chung nhất, khát quát nhất về Du
lịch, cũng như hoạt động kinh tế Du lịch, và rộng hơn nữa là để thấy được
diện mạo của đất nước từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới cho dến nay.
Bên cạnh những sách chuyên khảo về Du lịch, những công trình luận
án, khoá luận…Du lịch còn trở thành đối tượng của vô số những bài viết,
bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí…Trọng tâm là tạp chí Du lịch. Những
bài báo này cũng chính là nguồn nội dung phong phú về sự phát triển của
Du lịch, cũng như những đường lối chính sách của đảng và nhà nước. Tuy
nhiên nội dung còn rất rất vụn vặt, rời rạc trên các số mà chưa có được một
hệ thống hoàn chỉnh, chưa thấy được rõ rệt nhất sự phát triển của Du lịch
trong giai đoạn đất nước có rất nhiều biến động như vậy.
Nhìn chung các tác phẩm đề cập đến Du lịch, tác động của Du lịch
nhưng đó mới chỉ là đứng ở góc độ kinh tế, còn đứng ở góc độ lích sử hầu
như có rất ít tài liệu tìm hiểu. Nhưng đó cũng chính là nguồn tài liệu gợi mở
đáng quý cho đề tài nghiên cứu của tôi đứng từ góc độ lịch sử. Trên cơ sở kế
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
5
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
thừa và tiếp tục phát huy của những người đi trước đã tìm hiểu nghiên cứu
về kinh tế Du lịch, đề tài của tôi cũng sẽ là nguồn tư liệu gợi mở cho các
công trinh nghiên cứu sau nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về ngành kinh tế Du lịch trên tất cả các
mặt. Từ việc nghiên cứu tìm hiểu về nguồn tài nguyên Du lịch để thấy được
sự phát triển của ngành Du lịch trong thời kỳ đổi mới, cũng như những tác
động của nó đối với toàn diện nền kinh tế nói chung.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Về thời gian: “Thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008”
- Nội dung : “Ngành kinh tế Du lịch Việt Nam”.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện khoá luận, tôi đã sử dụng một số biện pháp
nghiên cứu chủ yếu như:
- Phương pháp luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư
tương Hồ Chí Minh, và dựa trên quan điểm đường lối của Đảng và Nhà
nước.
- Một số phương pháp cụ thể: Phương pháp lịch sử, phương pháp
logic, phương pháp bổ trợ (phương pháp thống kê), và một số phương pháp
khác… Vì đây là một đề tài mang tính hiện đại nên việc xác định được
phương pháp nghiên cứu là một điều rất quan trọng để đề tài thực sự có ý
nghĩa.
5. Nguồn tư liệu:
Để hoàn thành được khoá luận với đề tài này, tôi đã tiếp cận và sử
dụng từ rất nhiều các nguồn tài liệu khác nhau như:
- Văn kiện Đại hội Đảng tại các kỳ họp Đại hội Đảng.
- Sách báo chuyên khảo
- Tạp chí: Tạp Chí Du lịch của Tổng cục Du lịch, báo Đầu Tư…
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
6
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
- Khoá luận tốt nghiệp, Luận án Tiến sĩ,…
- Truy cập mạng Internet
- Điền dã.
6. Đóng góp của đề tài:
Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu “Ngành kinh tế Du lịch trong
thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008” sẽ phần nào khôi phục lại diện mạo của

lịch sử mà cụ thể đó là quá trình phát triển của ngành kinh tế Du lịch trong
thời kỳ đổi mới. Từ đó thấy được những điều kiện chủ quan cũng như khách
quan giúp cho ngành Du lịch phát triển. Trong quá trình nghiên cứu sẽ rút ra
được bài học lịch sử trong sự phát triển chung nhất của ngành kinh tế Du
lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Do sự hạn chế về nguồn tài liệu cũng như về trình độ trong quá trình
nghiên cứu nên đề tài sẽ không tránh khỏi được những hạn chế. Nhưng đây
cũng sẽ trở thành nguồn tài liệu, là cơ sở cho những công trình nghiên cứu ở
những cấp độ cao hơn.
7. Bố cục của khóa luận:
Ngoài phần Mở Đầu và phần Kết Luận, Khoá luận tốt nghiệp của tôI
gồm 3 phần :
Chương 1: Du lịch Việt Nam – ngành Kinh tế đầy tiềm năng
Chương 2: Du lich từ từ 1986 đến 2008.
Chương 3: Tác động của Du lịch đến sự phát triển đất nước
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
7
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
DU LỊCH VIỆT NAM - NGÀNH K INH TẾ ĐẦY TIỀM NĂNG
1.1. Tiềm năng Du lịch:
1.1.1. Nguồn tài nguyên Du lịch:
1.1.1.1. Tài nguyên Du lịch tự nhiên
1.1.1.1.1.Vị trí địa lý:
Việt Nam nằm ở khu vực trung tâm của vùng Đông Nam Á, là cầu nối
phần lớn lục địa với các quần đảo, các đảo bao bọc chung quanh biển Đông.
Là một dải đất hình chữ S, trải dài từ Bắc xuống Nam. Phía bắc giáp Trung

Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông và phía nam giáp biển
Đông.
Với vị trí địa lý như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: Việt Nam nằm
trên con đường giao lưu Đông – Tây (giữa Thái Bình Dương và Đại Tây
Dương, giữa Bắc và Nam). Tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc
giao lưu với các nước trên thế giới. Và đây cũng là tiềm năng cơ sở ban đầu
cho phát triển Du lịch.
Không những thế Việt Nam còn nằm trong khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương – khu vực kinh tế phát triển sôi động của thế giới trong thời đại
ngày nay. Sự phát triển của các “con rồng Châu Á” (Singapore, Hàn
Quốc…) đã có tác động rất lớn đến sự phát triển của các nước trong khu vực
Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Các nước biết đến Việt Nam
cũng như khu vực Đông Nam Á như một thị trường hấp dẫn cho việc đầu tư
phát triển. Vì vậy mà Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực đều
tạo ra những điều kiện thuận lợi để thu hút khách nước ngoài đến thăm
quan, tìm hiểu thị trường. Và ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp nhất đó
là ngành kinh tế Du lịch.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
8
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
Nằm ở vị trí giao lưu như vậy, nên Việt Nam còn là điểm giao lưu
thuận tiện của các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường biển,
đường sắt, đường hàng không…Đây là yếu tố rất quan trọng thu hút khách
du lịch quốc tế đến nước ta. Khiến cho Du lịch ngày càng có điều kiện phát
triển trở thành ngành kinh tế phát triển nhanh mạnh và bền vững.
Vị trí địa lý ở trên đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để ngành du lịch
trở thành ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ cùng với những điều kiện thuận
lợi khác.

1.1.1.1.2. Địa hình:
Điều kiện địa hình ở mỗi nơithường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng
của phong cảnh nơi đó. Và nó cũng được coi là một loại tài nguyên thiên
nhiên của Du lịch hết sức quan trọng.
Nước ta có một nền địa hình rất đặc biệt, nơi rộng nhất tính từ điểm
cực đông sang điểm cực tây ở miền Bắc là 600km, ở Nam Bộ là 400km, nơi
hẹp nhất chỉ có 50km (Đồng Hới – Quảng Bình). Trong đó có 3/4 diện tích
là đồi núi và chỉ có 1/4 diện tích là đồng bằng.
Với chiều dài hơn 2000km, nên nước ta có mặt biển thềm lục địa khá
rộng lớn (hơn 1 triệu km
2
). Dọc bờ biển có 125 bãi tắm, trong đó có 20 bãi
tắm đạt quy mô tiêu chuẩn quốc tế. Bãi biển và các hải đảo tạo nên giá trị
tổng hợp chứa đựng tiềm năng và tài nguyên vùng biển.
Xen kẽ giữa các vùng núi và cao nguyên của nước ta là các thung
lũng rất huyền ảo, cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh, càng lên cao khí hậu càng
mát mẻ.
Trên những vùng núi cao là những cánh rừng rậm rạp với nhiều loại
gỗ quý hiếm: đinh, lim, sến, táu…nổi tiếng như cánh rừng nhiệt đới nguyên
sinh Cúc Phương ( Ninh Bình ) với 5 tầng tán lá. Đây còn là nơi cư trú của
rất nhiều loại động vật khác nhau: hơn 200 loại có vú (voi, gấu, bò tót, sao
la, sóc bay, sơn dương…) với hơn 1 triệu loại chim (công, gà rừng, sáo,
iểng, vành khuyên…)…
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
9
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
Những điều kiện đó đã đã đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu của khách
du lịch tìm kiếm, khám phá những vùng đất mới mẻ, nguyên sơ.

Bên cạnh các đồi núi, các cánh rừng nguyên sơ, nước ta còn có các
đồng bằng. Khách du lịch sẽ cảm thấy được vẻ đẹp bình dịdân dã với không
gian xanh trong thoáng mát, rất thu hút khách du lịch
Việt Nam còn có rất nhiều các hang động nổi tiếng, không chỉ đối với
trong nước mà còn đối với cả thế giới: Hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nông, hang
Trinh Nữ, hang Luồn (Quảng Ninh), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình),
Động người xưa ở Cúc Phương, hang PacPó ở Cao Bằng, hang Thác Bờ,
hang Thuỷ tiên ở Hoà Bình, Tam Thanh – Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Búa
ở Nghệ An…Đặc biệt Phong Nha – Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận
là di sản thiên nhiên thế giới. Tiềm năng hang động của Việt Nam đã thu hút
rất nhiều khách du lịch, đoàn nghiên cứu hang động nước ngoài nhưng: Ba
Lan, Australia, Italia, Bỉ, Anh…
Nước ta có một hệ thống sông ngòi chằng chịt, một số con sông lớn
như: Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Hương…Nước ta còn có rất nhiều
hồ với nguồn gốc khác nhau. Hồ có diện tích lớn nhất Việt Nam là hồ Ba
Bể. Một số hồ nhân tạo có nguồn gốc làm thuỷ điện và thuỷ lợi như: hồ Hoà
Bình, hồ Dầu Tiếng, hồ Núi Cốc…với chế độ thuỷ văn tiện cho việc phát
triển Du lịch. Tạo khí hậu mát mẻ, không gian thoáng đãng, thích hợp cho
việc nghỉ ngơi, an dưỡng sau những ngày làm việc căng thẳng, rất lợi cho
sức khoẻ.
Nền địa hình ở nước ta tạo ra rất nhiều những thế mạnh để phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế. Những thế mạnh đó còn đang ở dạng tiềm
năng đòi hỏi phải có sự đầu tư khai thác hợp lý và hiệu quả.
1.1.1.1.3 Khí hậu:
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, rất thích hợp với
sức khoẻ của con người. Những nơi có khí hậu điều hoà, thường được khách
du lịch ưa thích.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
10

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
Khí hậu nước ta ấm nóng, nhiệt độ trung bình là 15
o
C, lượng mưa
trung bình. Không những thế, khí hậu nước ta thay đổi theo từng vùng. Mỗi
loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Như ở miền
Bắc, do phân chia mùa hạ và mùa đông rõ rệt nên ở mùa có thể phát triển du
lịch biển, sông nước, du lịch sinh thái. Mùa đông phát triển du lịch sinh thái,
du lịch dã ngoại.
Những đặc trưng của nền khí hậu nước ta là nguồn tài nguyên thiên
nhiên quý giá, là động lực thúc đẩy sự phát triển của Du lịch xứng đáng là
một ngành kinh tế mũi nhọn.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta là nguồn ưu đãi cực kỳ to lớn
đối với sự nghiệp phát triển Du lịch nước ta. Dựa vào nguồn tài nguyên này
chúng ta có thể phát triển được đa dạng và phong phú các loại hình Du lịch,
tạo ra một ngành kinh tế Du lịch phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều
sâu. Nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta đã được các nước biết đến nổi
tiếng như Phong Nha – Kẻ Bàng, Vịnh hạ Long…Đặc biệt Vịnh Hạ Long
từng được năm trong danh sách đầu cho việc bầu chọn để trở thành một
trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới
Nhưng những tiềm năng Du lịch này vẫn đang còn ở dạng tiềm năng,
chúng ta chưa khai thác được nhiều. Do vậy vấn đề đặt ra đó là phải hoạch
định chiến lược phát triển Du lịch, biết đánh giá đúng nguồn tài nguyên
thiên nhiên của Du lịch, từ đó có kế hoạch khai thác đầu tư, tôn tạo, quản lý,
phục vụ tót nhất cho nền kinh tế Du lịch trong giai đoạn mới.
1.1.1.2. Tiềm năng Du lịch nhân văn:
Việt Nam có lịch sử hơn 4000 năm văn hiến, tạo dựng được bề dày
truyền thống của đất nước, cho đến tận ngày nay vẫn để lại những dấu ấn
đậm nét và sâu sắc: đó là nèn văn minh Trống Đồng, nghề trồng lúa nước

nổi tiếng, cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước. Tạo nên những công
trình văn hoá, kiến trúc, những di tích lịch sử nghệ thuật, thuần phong mỹ
tục, nhiều thể loại văn hoánghệ thuật dân gian, tôn giáo, lễ hội, nghề thủ
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
11
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
công đặc sắc…rất phong phú đa dạng. Tất cả những di sản đó đều là nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn, rất đượcngười nước ngoài ưa thích.
Các di tích lịch sử, văn hoá, là nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu
của du lịch Việt Nam. Cho đến nay, ở nước ta có rất nhiều các di tích đã
được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội
An, thánh địa Mỹ Sơn (di sản văn hoá thế giới), Nhã Nhạc Huế, Cồng
Chiêng Tây Nguyên (di sản văn hoá phi vật thể) Điều này có ý nghĩa, tac
đọng rất lớn đến hoạt động kinh tế Du lịch của nước ta. Ngoài ra còn có
khoảng 7300 các di tích khác nhau, phân bố hầu khắp các tỉnh thành, bình
quân mỗi tỉnh có từ 200 – 400 di tích, với mật độ trung bình 2,2 di tích/100
km
2
. Riêng Hà Nội, mật độ đó lên tới 42,8 di tích/100km
2
.
Về nghệ thuật kiến trúc cổ: Nghệ thuật kiến trúc cổ của Việt Nam
được kết cấu duyên dáng, phù hợp với nền kiến trúc có giá trị và được bố
cục theo thuyết phong thuỷ của triết học phương Đông. Nhiều kiến trúc tôn
giáo mà điển hình là các công trình kiến trúc bằng gạch như nghệ thuật
Chăm đã khai thác tất cả sự giàu có và tính độc đáo của nó: Tháp Bà
PoNagar ở Nha Trang, thánh địa Mỹ Sơn ở Đà Nẵng…Bên cạnh đó còn có
các công trình kiến trúc theo tín ngưỡng dân gian truyền thống như: đình,

đền, chùa, miếu, tháp…cùng với những nét độc đáo riêng biệt, mang tính
tang lễ như: mồ mả, lăng tẩm của các vua chúa…Đó đều là những di tích
hấp dẫn khách du lịch. Với các hình thức, cung cách đa dạng, nghệ thuật
kiến trúc cổ của nước ta tinh tế, hấp dẫn mà giản dị, không phô trương,
không cầu kỳ. Cả kiến trúc dân gian và kiến trúc cung đình đều hoà nhập
vào thiên nhiên, mang nét riêng của kiến trúc Việt Nam.
Nghệ thuật đương đại: kế thừa từ các di sản của quá khứ, cùng với sự
khéo léo của các nghệ nhân đã chuyển dịch nhiều kĩ thuật cổ thành kĩ thuật
đương đại như: Nghệ thuật sơn mài, tranh ảnh, đồ cổ…các bức tranh lụa,
tranh khảm trai…nghề thủ công truyền thống của các dân tộc vẫn được giữ
gìn và phát huy trong các lĩnh vực khác nhau như: hàng đan, đồ gốm, thêu
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
12
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
tay, đúc đồng, hình in theo bản khắc, kiểu cách, được từ truyền thống và văn
hoá làng quê. Những sản phẩm này rất hợp với thị hiếu của khách du lịch:
vừa tinh xảo, vừa đẹp, giá cả phảI chăng. Từ các làng nghề truyền thống trở
thành các vùng làng nghề khác nhau. Mỗi làng có những nét độc đáo riêng.
Các làng nghề không chỉ thu hút khách du lịch ở các sản phẩm thủ công nổi
tiếng mà còn thu hút khách ở các hoạt động du lịch của làng nghề như: thao
diễn tay nghề, trưng bày và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ…
Các lễ hội, lễ nghi, phong tục tập quán: lễ hội là một phần trong đời
sống tinh thần của nhân dân ta. Và qua lễ hội chúng ta có thể dễ dàng thấy
được những phong tục tập quán các dân tộc vẫn còn được lưu giữ cho đến
tận ngay nay. Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có lễ nghi,
phong tục riêng . Điều này đã tạo ra sự phong phú, đa dạng về lễ hội với
nhiều nét đặc thù khác nhau.Tuy rắng có một số lễ hội mất đI, nhưng nhiều
lễ hội và phong tục tập quán vẫn còn tồn tại. ở nước ta lễ hội thường diễn ra

vào thời điểm thiêng liêng, chuyển giao giữa hai mùa. Bên cạnh những ngày
lễ tết chung của cả nước như : Tết Nguyên Đán, tết Trung Thu, ngày giỗ tổ
Hùng Vương…mõi vùng, mỗi dân tộc lại có những ngày lễ hội riêng VD: lễ
họi Lồng Tồng (dân tộc Tày), hội Lim (Bắc Ninh), lễ Cấp Sắc (người Dao), lễ
Bỏ mả (người Gia rai),…Cùng với các hoạt động vui chơI giảI trí trong các lễ
hội như: thả chim, thổi cơm, bắt trạch trong chum, tung còn…Lễ hội nào
cũng có những ý nghĩa riêng, nét đặc trưng riêng của Việt Nam, vì vậy mà nó
rất thu hút được khách du lịch về đây, nhất là và dịp đầu xuân. Tất cả những
phong tục tập quán đã tạo nên một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghệ thuật ẩm thực ăn uống là nhu cầu không thể thiếu và món ăn
giúp thỏa mãn nhu cầu khẩu vị của thực khách sành ăn, thích tìm cảm giác
thú vị trong ăn uống. Mỗi vùng miền lại có những đặc sản khác nhau. Có
những miền đất thu hút khách Du lịch không phải do thắng cảnh tuyệt vời
mà do chính sự hấp dẫn của những sản vật địa phương. Nhiều du khách đã
đến Huế để thưởng thức món cơm nghe tên thật lạ lùng: Chả cá Thăng
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
13
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
Long, gà quay – xôi chiên phồng Bình Dương, bánh tráng phơi sương
Trảng Bàng, Cơm lam Pắc pó rượu cần Tây Nguyên…Món ăn là niềm tự
hào của dân tộc khi được giới thiệu và phục vụ đối với du khách quốc tế:
Chiếc bánh chưng của Lang Liêu thể hiện lòng trung hiếu của người Việt cổ,
ché rượu cần Tây Nguyên thể hiện tình hữu nghị, tinh thần đoàn kết. Đó là
những nét văn hoá mang tính nhân văn sâu sắc của cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Món ăn còn trở thành người bạn đồng hành gắn bó với du khách. Mỗi
lần đến với các địa chỉ du lịch tại Việt Nam, du khách lại có dịp được
thưởng thức đặc sản mang hương vị từng vùng miền như: Bánh cuốn, Phở,
Chả cá Lã Vọng …trên đất Bắc, chả giò, hủ tiếu, xôi chiên phồng… ở vùng

đất phương Nam, mỳ Quảng tại khúc ruột miền Trung. Đặc biệt ẩm thực còn
góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. Khẩu vị của từng
dân tộc, vùng miền, đều ít nhiều có sự khác biệt. Việc kết hợp trong công
thức chế biến tạo ra những món ăn đa dạng của hiện đại vưa đậm đà bản săc
dân tộc: ví dụ như món Caramel của Châu Âu, khi đến đất Việt lại đậm đà
hương vị sữa dừa đất phương Nam, cá kho tộ Việt Nam ở Pháp chỉ phảng
phất nhẹ nhàng hương vị nước mắm vì nước sốt đã được pha chế từ sự kết
hợp với Fumet de Poisson (pho mat) [32, 59] tạo ra sự kết nôi đôi bờ ẩm
thực Đông – Tây, giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau.
Bên cạnh nhưng thắng cảnh du lịch tự nhiên, di tích văn hoá còn có
những di tích lịch sử ghi lại những chiến cong oanh liệt, những trận đánh
nổi tiếng khiến cho kẻ địch khiếp sợ và nức lòng dân toàn thế giới. Và từ
đây, nó trở thành các điểm du lịch hấp dẫn: chiến thắng Bạch Đằng trên
sông Bạch Đằng (Hải Phòng),…Sau này là những Điện Biên Phủ, địa đạo
Củ Chi, nhà tù Côn Đảo,thành cổ Quảng Trị,…Đây là nơI thu hút nhiều du
khach nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử, nhân chủng học, xã hội học, chính trị,
những người yêu chuộng hoà bình. Những di tích kể trên là minh chứng cho
tinh thần đấu tranh quyết liệt, đem lại thắng lợi cho dân tộc mang ý nghĩa
thời đại.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
14
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
Tài nguyên Du lịch nước ta được phân bố thành từng cụm, hình thành
các điểm Du lịch điển hình trên toàn quốc. Mỗi vùng, mỗi khu vực mang
một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch quốc gia, không lặp giữa các
vùng, tạo cho khách du lịch tâm lý thoải mái, gây hứng thu cho khách du
lịch.
1.2. Điều kiện về xã hội:

1.2.1. Nguồn lao động dồi dào:
Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn thì
nguồn lao động dồi dào của nước ta cũng là một tiềm năng để phát triển Du
lịch, trở thành ngành kinh tế mạnh.
Với số dân hơn 80 triệu người đã tạo ra một lực lượng lao động đông
đảo. Vừa cung cấp lực lượng lao động cho ngành Du lịch lại vừa là thị
trường tiêu thụ sản phẩm Du lịch.
Cơ cấu dân số nước ta đang dần chuyển dịch, lực lượng lao động trẻ,
khoẻ ngày càng gia tăng. Không những thế, đây còn là lực lượng có khả
năng tiếp thu, nắm bắt kỹ thuật mới, sự dụng công nghệ tiên tiến, tiếp thu
kiến thức kinh doanh tốt. Người dân Việt Nam lại vốn cần cù lại thông minh
sáng tạo trong la động sản xuất, là người luôn đề cao giá trị phẩm chất đạo
đức, mến khách, thân thiên, cởi mở và lịch sự. Là những người có tinh thần
trách nhiệm cao, không chỉ biết kế thừa mà còn biết giữ gìn và phát huy
những giá trị truyền thống do ông cha ta để lại. Đây là điều rất hấp dẫn với
khách du lịch nước ngoài đến nước ta.
Số lượng lao đông vưa trực tiếp, vừa gián tiếp tham gia vào hoạt động
Du lịch. Ngoài lực lưọng lao động trực tiếp làm việc trong ngành Du lịch,
thì lực lượng lao động vẫn chủ yếu tập trung hoạt động trong các khu vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các nghề truyền thống…Đây cũng
đều là những ngành tác động gián tiếp phát triển Du lịch. Nguồn lao động
dồi dào cùng với nbgành nghề phong phú, đa dạng, là nguồn cung cấp to lớn
cho ngành Du lịch về vật tư, hàng hoá, dịch vụ Du lịch cần thiết.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
15
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
Không chỉ có số lượng lao động dồi dào mà chất lượng nguồn lao
động của nước ta cúng rất đảm bảo. Nhất là trong điều kiện hiện nay, lao

động của một ngành lại đang áp dụng những thành tựu công nghệ mới để đạt
hiệu quả và chất lượng cao.
“Trước 1945, nước ta co trên 90% số người không biết chữ.Nhưng từ
sau cách mạng tháng Tám trình độ văn hoá được nâng lên: năm 1979, cả
nước có 85% dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ, đến 1989 cả nước có 88%
dân số biết chữ”[22,53] Không những thế số người biết chữ đã đạt đến độ
đồng đều ở cả thành thị và nông thôn, giữa nam – nữ.
Trên cơ sở nâng cao trình độ dân trí chung, chất lượng lao động ở
nước ta được nâng lên qua nhiều năm do có được một hệ thống giáo dục các
cấp hoàn chỉnh. Đã thành lập các trường đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cơ
bản về chuyên ngành du lịch, đáp ứng được nhu cầu về lao động ngày càng
cao trong ngành du lịch.
Chất lượng nguồn lao động – nguồn nhân lực trong ngành du lịch
không nằm ngoài đặc thù đào tạo nguồn luạc cả nước. Vì vậy mà việc phát
triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu tạo điều kiện
phục vụ tốt cho phát triển du lịch.
1.2.2. Bối cảnh cho sự phát triển Du lịch:
1.2.2.1. Tình hình thế giới:
Hiện tượng Du lịch đã xuất hiện từ rất sớm trên thế giới. Ban đầu là
những cuộc hành hương của các tín đồ tôn giáo tới các thánh đường để cầu
nguyện cúng bái. Những chuyến hành hương này có thể kéo dài tới hàng
tháng.
Sau đó là những chuyến du lịch nhằm mục đích du ngoạn thắng cảnh,
chữa bệnh, tham dự các lễ hội…của tầng lớp vua quan phát triển mạnh. Đặc
biệt thời kỳ này, khi con người phát hiện ra các khu vực có giá trị chữa bệnh
và phục hồi sức khoẻ như: suối nước khoáng, các bãi biển, các địa danh
thiên nhiên…đã thu hút đông đảo khách du lịch. Bên cạnh đó là hoạt động
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
16

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
giao lưu buôn bán của các thương gia không chỉ diễn ra trong nước mà còn
mở rộng sang các nước xung quanh. Đến thời kỳ cận đại, hiện tượng du lịch
đã xuất hiện rộng rãi hơn sau những cuộc xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa
tư bản.
Du lịch quốc tế bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 50 của thế kỷ
XIX. Sự phát triển của công nghiệp và những phát minh khoa học kĩ thuật
vào đầu những năm 60 đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt của đời sống
xã hội và đã tạo cho Du lịch bước tiến nhanh chóng. Đồng thời nó còn thúc
đẩy quá trình quốc tế hoá. Đó là sự xuất hiện của các phương tiện giao thông
vận tải như: xe lửa, ô tô, máy bay,…hệ thống đường xá thuận tiện đã cho
phép Du lịch trở thành nhu cầu quan trọng đối với con người. Tạo khả năng
chuyên chở con người đến những vùng xa xôI của trái đất. Vừa rút ngắn
được thời gian của cuộc hành trình, lại tăng thêm thời gian nghỉ dưỡng, giảI
trí cho con người đi du lịch.
Tính từ năm 1950 ngành Du lịch phát triển manh trở thành một ngành
kinh tế quan trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt vào năm
1979, đại hội của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đã thông qua hiến chương
du lịch và quyết định chọn ngày 27/9 hàng năm làm ngày Du lịch thế giới.
Đến nay, Du lịch đã trở thành nhu cầu có tính phổ biến trong quảng
đại quần chúng trên thế giới và ngành du lịch đã được nhiều quốc gia coi là
ngành công nghiệp có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển và một điều
không thể tranh cãi rằng nó là một ngành kinh doanh lớn nhất, năng động
nhất trên thế giới.
Sự tăng trưởng trung bình hàng năm của Du lịch quốc tế thập kỷ 1950
– 1960 là 10,9%, năm 1960 – 1970 là 8,3%, thập kỷ 1970 – 1980 là 6%, từ
1988 – 1992 là 6,3%, từ 1993 – 1997 là 4,2% [14,33]. Đến năm 1998 mức
độ tăng trưởng số lượng du khách trên toàn thế giới đạt từ 1,5 đến 2% [25,
15] (con số này ở năm 1997 là 2,8%, năm 1996 là 5,6%). Tuy bùng nổ cuộc

khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới nhưng mức độ ảnh hưởng của nó
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
17
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
chủ yếu ở khu vực Châu Á. Nên trong bối cảnh chung của thế giới, du lịch
thế giới có giảm sút thì nó vẫn ở mứa cao và nhanh chóng được phục hồt,
phát triển.
So với nhiềug ngành công nghiệp khác thì ngành Du lịch ra đời muộn,
nhưng lại là ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng. Có nước thu nhập du
lịch chiếm tới 60% - 70% tổng sản phẩm quốc nội. Theo thống kê của tổ
chức Du lịch thế giới (WTO) về nguồn ngoại tệ thu được từ Du lịch. Năm
1950 tổng số thu nhập ngoại tệ từ Du lịch đạt 2,1 tỷ USD. Đến năm 1995
con số này là 372 tỷ USD (tăng 177 lần) [22,24].
Sự phát triển của ngành kinh tế Du lịch trở thành một xu hướng nổi
trội của thế giới trong giai đoạn này. Cũng theo số liệu của tổ chức Du lịch
thế giới (WTO), “năm 2000 khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đạt 698
triệu lược khách, tăng 7,4%so với 1999, thu nhập du lịch đạt 476 tỷ USD,
tương đương 6,5% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thế giới. Du lịch còn là
ngành tạo nhiều việc làm, thu hút khoảng 220 triệu lao động trực tiếp, chiếm
10,6% lực lượng lao động thế giới – cứ 9 người lao động lại có một người
làm nghề Du lịch”. [8, 350].
Do những lợi ích nhiều mặt mà Du lịch mang lại, nên nhiều nước đã
tận dụng tiềm năng lợi thế của mình để phát triển Du lịch, tăng đáng kể
nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất, đóng góp tích cực vào
việc phát triển kinh tế – xã hội
Theo dự báo của WTO ( tổ chức Du lịch thế giới), đến năm 2010
lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới ước đạt 1.006 triệu lượt
khách, thu nhập du lịch đạt 900 tỷ USD, và ngành du lịch sẽ tạo thêm

khoảng 150 triệu việc làm.
Trong xu thế phát triển của Du lịch thế giới hiện nay, theo dự báo của
tổ chức WTO, dựa trên cơ sở thực tế, hoạt động du lịch có xu hướng chuyển
sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Thị phần đón khách Du lịch quốc
tế của khuc vực Đông Á - Thái Bình Dương đạt 22,08 thị trường toàn thế
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
18
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
giới vào năm 2010: Từ 1993 thu nhập Du lịch của khu vực Đông Á - Thái
Bình Dương là 52.561 triệu USD, đến năm 1997 con số này là 90.201 triệu
USD….
Trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương thì Du lịch ở các nước
Đông Nam Á (ASEAN) lại có vị trí quan trọng chiếm khoảng 34% lượng
khách và 38% thu nhập Du lịch của toàn khu vực. Bốn nước ASEAN có
ngành Du lịch phát triển nhất là Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia.
Những nước này đều vượt qua con số đón 5 triệu lượt khách quốc tế mỗi
năm và thu nhập hàng tỷ đô la từ Du lịch…Việt Nam và Philipin là 2 nước
thu hút lượng khách du lịch quốc tế caonhất trong 6 nước Đông Nam Á.
Theo dự báo của WTO, năm 2010 lượng khách quốc tế đến khu vực Đông
Nam Á là 72 triệu lượt.
Là một quốc gia nằm ở trung tâm của khuc vực Đông Nam Á, sự phát
triển của Du lịch Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển chung của Du
lịch khu vực cũng như thế giới. Những biến động của tình hình thế giới đã
trở thành nhưng điều kiện khách quan, thúc đẩy cho Du lịch Việt Nam phát
triển. Bên cạnh đó, những lợi thế về tiềm năng của nước ta cho ngành kinh
tế Du lịch đã tạo ra cơ sở nền tảng vững chắc cho ngành kinh tế Du lịch của
nước ta có những bước phát triển rực rỡ. Du lịch Việt Nam có điều kiện để
hội nhập với sự phát triển của Du lịch thế giới.

1.2.2.2. Bối cảnh trong nước:
Trong hơn 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng và
nhà nước đề ra vào năm 1986, đất nước ta đã đạt được những thành tựu
bước đầu quan trọng: tình hình chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng an
ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoạivà việc chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế được mở rộng và thu được nhiều kết quả tốt.
Hệ thông kết cấu hạ tầng: giao thông, cầu cảng, sân bay, điện nước,
bưu chính viễn thông…đều được tăng cường. Các ngành kinh tế trong đó có
các ngành dịch vụ, đều có bước phát triển mới tích cực.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
19
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
Văn hoá xã hội của đất nước đã có những tiến bộ rõ rệt, đời sống nhân
dân tiếp tục được cảI thiện. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn lao động
ngày cành được nâng cao. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa
học công nghệđã phục vụ nhiều hơn và sâu sắc đến mọi mặt của việc sản
xuất, phát triển các ngành kinh tế và đời sống. Bởi như chúng ta đã thấy,
nguồn lao động, cũng như chất lượng nguồn lao động cũng là một trong
những tiềm năng rất lớn cho ngành kinh tế Du lịch phát triển. Vì vậy sự phát
triển của chất lượng nguồn lao độngtừ đổi mới cho đến nay đã trở thành nền
tảng vững chắc cho Du lịch Việt Nam phát triển.
Với nguồn tài nguyên Du lịch phong phú, đó là những tiềm năng rất
to lớn. Nhận thức được tiềm năng và xu thế phát triển của Du lịch trong bối
cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, nghị quyết đại hội Đảng VIII của Đảng
đã đề ra mục tiêu “đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại,
dịch vụ tầm cỡ trong khu vực” [35, 5]. Đảng và nhà nước ta cũng đã xác
định “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn
hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển Du

lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giảI trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và
khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước” (Pháp lệnh Du lịch tháng 2 / 1999).
Mục tiêu phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng
nhất trong thời kỳ đổi mới, và coi “ phát triển Du lịch là một chiến lược
quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội nhằm góp phần thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (chỉ thị 46/CT – TW, Ban bí
thư TW Đảng khoá VII tháng 10/1994). Đến đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng
và Chính phủ đã quyết tâm “phát triển Du lịch thực sự trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn”. Sự phát triển về kinh tế chính là tạo điều kiện tiền đề
quan trọng nhất để phát triển Du lịch, thúc đẩy việc mở rộng hoạt Du lịch
trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
20
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
Một trong những cơ sở quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển của
Du lịch đó là chính sách đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hoá các
quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Chủ trương chung, nhất quán này
của Đảng và Nhà nước đã tạo ra mô trường đối ngoại thuận lợi cho phát
triển Du lịch. Trong bối cảnh quốc tế còn nhiều bất ổn như hiện nay thì hình
ảnh một nước Việt Nam an toàn, thân thiện mở rộng sẵn sàng là bạn với tất
cả các nước đã và đang tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với du khách nước
ngoài.
Để có được môi trường quốc tế thuận lợi, từ cuối thập kỷ 80, Đảng và
Chính phủ đã từng bước chủ động phá vỡ thế bao vây cấm vận. Từ cuối năm
1993 ta đã khai thông hệ thống tín dụng với ngân hàng thế giới và quỹ tiền
tệ quốc tế. Năm 1995, Việt Nam đã gia nhập hội liên hiệp các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), ký kết hiệp định khung hợp tácphát triển với Liên

Minh Châu Âu (EU) và binh thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ. Nước
ta cũng đã gia nhập tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) vào tháng 11/1998. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam –
Hoa Kỳ (7/2000), tham gia vào tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) ngày
7/11/2006 – chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức. Không
những thế, đến năm 2008, với số phiếu 183/190 nước ủng hộ, Việt Nam đã
chính thức được bầu là thành viên không thường trực Hội Đồng bảo An -
Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009. sự kiện này có ý nghĩa rất lớn trong
việc triển khai chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế.
Nâng cao hơn vị thế và hình ảnh của một đất nước yêu chuộng hoà bình,
thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước nói chung vào ngành Du lịch là
một tất yếu trong đó.
Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia
trên thế giới và hầu hết với các tổ chức quốc tế quan trọng. Có quan hệ
thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký kết hơn 80 hiệp định
song phương, có quan hệ đầu tư với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
21
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
Những kết quả đạt được trong công tácđối ngoại trên đã tạo ra một khung
pháp lý để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong đó có quan hệ quốc tế Du
lịch, là cơ sở để thu hút khách du lịch nước ngoài.
Các hoạt động của ngành Du lịch luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo
sát sao của Đảng và Chính phủ. Ngay từ đầu của thập kỷ 90, chỉ thị của
Đảng về lãnh đạo đổi mới và phát triển Du lịch trong tình hình mới và nghị
quyết của Chính Phủ về đổi mới quản lý và phát triển Du lịch đã đặt ra cho
ngành Du lịch nhiệm vụ quan trọng: nhanh chóng mở rộng giao lưu hợp tác
Du lịch quốc tế. Phát triển hệ thống các đại diện Du lịch Việt Nam ở nước

ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam . Từ đó: quảng bá Du lịch, tranh thủ
vốn, công nghệ, và kinh nghiệm quản lý nước ngoài nhằm nâng cao chất
lượng các sản phẩm Du lịch nói chung và Du lịch quốc tế nói riêng ở nước
ta.
Hợp tác quốc tế được thực hiên thông qua việc ký kết các hiệp định
hợp tác du lịch ngày càng được mở rộng cả trong và ngoài khu vực, cả song
phương và đa phương, ở cấp quốc gia và doanh nghiệp. Đến nay ta đã kí kết
hợp tác Du lịch với hơn 20 nước trên thế giới. Chúng ta đã tham gia tích cực
vào các tổ chức quốc tê và khu vực về Du lịch như: Diễn đàn Du lich
ASEAN, tổ chức Du lịch thế giới, hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình
Dương (PATA), hợp tác Du lịch trong APEC và ASEAN, hợp tác Du lịch
tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, hợp tác Du lịch trong khuôn khổ hành
lang Đông - Tây…Với rất nhiều các hội nghị, diễn đàn, chương trình Du
lịch …trong khu vực và trên thế giới. Tại các tổ chức quốc tế này, ta đã và
đang tham gia ngày càng đầy đủ các nội dung hợp tác, chủ động thực hiện
nghĩa vụ và khai thác tốt quyền lợi thành viên của mình. Bên cạnh hợp tác
của Chính Phủ, các doanh nghiệp Du lịch Việt Nam đã “tích cực mở rộng
quan hệ với các bạn hàng quốc tế, với hơn 100 hãng Du lịch của hơn 60
nước và vùng lãnh thổ” [24, 48] tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng và
phát triển nguồn khách quốc tế.
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
22
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
Sự mở rộng trong hợp tác và liên kết quốc tế một phần ở sự đóng góp
thiết thực và xứng đáng của Bộ Ngoại Giao – các cơ quan đại diện cả Việt
Nam ở nước ngoài, phục vụ phát triển kinh tế. Phối hợp với tổng cục Du lịch
của các Bộ, Ngành hữu quan tích cực tham gia vào các tổ chức và diễn đàn
về Du lịch thế giới và khuc vực. Các cơ quan đại diện ngoại giao của ta tại

các nước đóng góp vai trò trong việc xúc tiến Du lịch ở các nước như: tổ
chức lễ hội, hội thảo về Du lịch, …quảng bá cho Du lịch Việt Nam. Giúp
cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác tại các nước, tạo điều kiện
thuận lợicho du khách trong việc hội nhập, xuất cảnh Việt Nam.
Với một vị trí địa lý thuận lợi, một tiềm năng dồi dào cả về tự nhiên
và nhân văn đã là những điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Du
lịch. Và thực tế, trải qua mấy thập kỷ trước đây, ngành Du lịch cũng đã tạo
dựng được cho mình những cơ sở bước đầu, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng
đến sự phát triển sau nay. Nhất là trong điều kiện bối cảnh quốc tế và trong
nước có đầy những thuận lợi, càng làm cho ngành Du lịch phát triển mạnh
mẽ hơn. Xứng đáng với mục tiêu đề ra: “đưa ngành kinh tế Du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn” mà Đại Hội Đảng IX đề ra. [5, 23]
1.3. Du Lịch Việt Nam trước 1986:
Ở Việt Nam, hiện tượng Du lịch được xuất hiện rõ nét từ thời kỳ
phong kiến. Ban đầu, chỉ là những chuyến du ngoạn cảnh đẹp của vua chúa,
của các sĩ tử: Trương Hán Siêu, Bà huyện Thanh Quan, Trịnh Sâm…
Ở thời kỳ cận đại, do Việt Nam là một nước thuộc địa nên Du lịch vẫn
chỉ thuộc về một bộ phận nhỏ còn chưa phổ biến.
Quá trình phát triển của ngành Du lịch Việt Nam gắn liền với sự phát
triển kinh tế của đất nước.
Nghị định 26 CP – 9/7/1960 của thủ tướng Chính Phủ ra quyết định
thành lập công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại Thương. Đây
chính là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành kinh tế Du lịch Việt Nam. Lúc
đầu chỉ là một công ty với vài ba chi nhánh đặt tại Hải Phòng, Quảng Ninh,
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
23
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
Hoà Bình. Đến nay đã trở thành một hệ thống Du lịch trong cả nước từ

Trung Ương đến địa phương. Điều đó chứng tỏ Đảng và nhà nước đã sớm
xá định được giá trị kinh tế của loại hình hoạt động này.
Đến ngày 12/09/1969 ngành Du lịch lại được giao cho Bộ Công An
và Văn Phòng thủ tướng tiếp quản lý. Ngành chủ yếu phục vụ cho các đoàn
khách của Đảng, Nhà nước, những công dân có thành tích trong chiến đấu,
lao động và học tập theo các chương trình nghỉ mát và điều dưỡng. Giai
đoạn này, khái niệm Du lịch cũng như kinh tế Du lịch ít được biết đến nên
Du lịch thời kỳ này không phải là một hoạt động kinh tế có hiệu quả.
Sau năm 1975, từ khi đất nước được thống nhất, các tổ chức kinh
doanh du lịch đã bắt đầu được hình thành ở hầu hết các tỉnh và vẫn do Bộ
Công An quản lý. Ngày 27/6/1978 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành
nghị quyết 282/ NQ – QHK6 phê chuẩn về việc thành lập Tổng cục Du lịch
Việt Nam – là một cơ quan trực thuộc hội đồng Chính Phủ”. Có trách nhiệm
thống nhất quản lý Du lịch trong cả nước. Qua nhiều lần tách nhập vào các
bộ khác nhau, đến cuối năm 1992, Tổng cục Du lịch lại được tái thành lập
trở lại và tồn tại đến tận ngày nay.
Tổ chức Du lịch Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh đất nước có chiến
tranh, nền kinh tế còn thấp kém, cơ sở vật chất hầu như chưa có hoặc đã cũ
nát. Vì vậy mà ngay từ khi thành lập cho đến khi bắt đầu thực hiện công
cuộc đổi mới, hầu như ngành Du lịch Việt Nam chưa có cơ hội để phát triển.
Chưa có được những đóng góp xứng đáng với tiềm năng của đất nước, chưa
thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Du lịch lúc này chưa đạt
được quan tâm đúng mức, lại hoạt động nằm trong cơ chế quản lý tập trung
quan liêu bao cấp, nên chức năng hoạt động của Du lịch chỉ là “phục vụ” mà
nói đúng hơn là làm nhệm vụ “bao cấp” của “bao cấp”. Cơ chế này làm cho
hoạt động trong ngành Du lịch trở nên cứng nhắc, ảnh hưởng cả nó kéo dài
đến nhiều năm sau này. Thực trạng đó làm cho Du lịch không phát huy được
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
24

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Vân
hiệu quả kinh tế – xã hội, biểu hiện ở: lượng khách Du lịch đến Việt Nam
chưa nhiều…
Nhưng năm cuối của tời kỳ bao cấp (1981 - 1985) kết quả đạt được
của ngành Du lịch quá thấp so với tiềm năng Du lịch của nước ta. Lượng
khách quốc tế và nội địa tuy cũng có tăng dần qua các năm nhưng vẫn rất
chậm:
Bảng 1: Luợng khách quốc tế và khách nội địa của nước ta 1982 –
1985 [22, 65].
Năm 1982 1983 1984 1985
Khách quốc tế 308.475 292.964 475.170 499.351
Khách nội địa 400.000 700.000 902.000 1.372.000
Năm 1985 lượng khách quốc tế vào Việt Nam chỉ bằng 0,1% so với
lượng khách quốc tế đến vùng Đông Nam á. Trong khi đó có một số nước
không hơn nước ta về vị trí địa lý, tiềm năng du lịch, nhưng chỉ trong năm
1985 đã khai thác được một số lượng khách du lịch quốc rất lớn như: Nhật
Bản là 2,33 triệu, Malaixia là 3,11 triệu, Singapore là 3,03 triệu, Nam Triều
Tiên là 1,43 triệu, Đài Loan là 1,45 triệu.
Du lịch còn chưa thu hút được khách du lịch nội địa cũng như quốc tế
nên nguồn thu từ du lịch cũng còn rất hạn hẹp. Vai trò tác động của Du lịch
đối với xã hội bị hạn chế. Riêng việc thành lập muộn Tổng cục Du lịch đã
làm chậm việc hình thành các tổ chức du lịch ở địa phương.
Nhưng trong những năm gần đây, do nhu cầu phát triển của Du lịch
ngày càng cao để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, nước ta cũng đã
có những chính sách phù hợp, cùng với luật đầu tư cởi mở đã khiến cho Du
lịch Việt Nam nhanh chóng phát triển. Sự ổn định trong đời sống chính trị,
xã hội, đã làm cho lượng khách du lịch trong nước và quốc tế tăng cao. Dựa
trên nguồn tiềm năng lớn cho Du lịch, cùng với những điều kiện thuận lợi
của bối cảnh quốc tế và trong nước đã khiến cho Du lịch trở thành một hoạt

động kinh tế có ý nghĩa chiến lược trong giai đoạn mới. Và trên đà phát triển
Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
25

×