Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.87 KB, 27 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng đường lối,
chiến lược phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình
phát triển kinh tế của một đất nước. Trong đó, việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp
lý là một trong những vấn đề hết sức quan trọng.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986 đến nay, rõ nhất là từ
năm 1990 cơ cấu kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp
với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch
vụ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Những chuyển biến đó đã góp phần tạo đà cho
nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
Tuy nhiên, những tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó cũng mới chỉ là
bước đầu và nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Cho đến nay, nước ta vẫn
là nước nông nghiệp, dân cư sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ
trọng lớn. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020: "Đưa nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế ngành hợp lý
với tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm dưới 10%, công nghiệp 35 - 40%, dịch vụ
chiếm 50 - 60% trong tổng GDP" mà Đại hội VIII đã đề ra thì còn nhiều vấn đề phải
được tiếp tục nghiên cứu và có giải pháp sát thực.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, em đã chọn đề tài “Sự chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” nhằm nghiên cứu tình hình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta trong thời gian qua và những giải pháp
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành trong thời gian tới.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiểu thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, từ
đó đề ra những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trong thời gian qua
1
- Phân tích những nhân tố thuận lợi và bất lợi ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ


cấu ngành
- Những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh
tế
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp qua niên giám thống kê, tổng cục thống kê, các báo cáo,
tìm hiểu thông tin trên sách, báo, tạp chí, truyền thông, mạng Internet.
3.2 Phương pháp phân tích số liệu:
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả hiệu quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế
- So sánh, phân tích, tổng hợp
- Từ mô tả và phân tích trên, sử dụng các phương pháp suy luận, quy nạp để đưa
ra các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Phạm vi về không gian: cả nước Việt Nam
4.2 Phạm vi về thời gian: từ năm 2007 đến năm 2009
4.3 Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Tốc độ tăng trưởng của các ngành công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
1.1 Lí luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối
tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể.
Cơ cấu kinh tế theo ngành: là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là
một ngành hay một nhóm ngành kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh phần nào
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội của một quốc
gia. Nếu đứng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế để xem xét thì cơ cấu kinh tế ngành

bao gồm ba nhóm ngành chính: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, còn trong phạm
vi từng nhóm ngành có thể phân chia thành các ngành chuyên môn hóa ở những mức
độ khác nhau. Cụ thể, nhóm ngành nông nghiệp có thể phân chia thành các ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; nhóm ngành công nghiệp chia thành các ngành
công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sửa chữa xây dựng; nhóm
ngành dịch vụ có thể chia thành các ngành thương mại, bưu chính viễn thông, giao
thông vận tải, du lịch, tài chính, ngân hàng. Cơ cấu kinh tế theo ngành là tiêu chuẩn
cơ bản phản ánh trình độ phát triển kinh tế cơ bản của một quốc gia. Vì vậy, trong quá
trình phát triển các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm đến xây dựng chiến lược
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, coi đó là điều kiện tiền đề, cơ bản để tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này
sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều
kiện phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mỗi quốc
gia, hay mỗi một ngành kinh tế, hay mỗi vùng, địa phương có thể đưa vào cơ cấu kinh
3
tế những ngành mới (sản phẩm, dịch vụ mới) hay có thể loại ra khỏi cơ cấu kinh tế
những ngành (những sản phẩm) không còn phù hợp, hoặc có thể chuyển dịch theo
hướng tăng hay giảm tỷ trọng của một ngành một (sản phẩm) nào đó. Đó là quá trình
chuyển từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, bất hợp lý sang cơ cấu kinh tế hợp lý; hoàn thện và
bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu kinh tế mới hiện đại và phù hợp
hơn. Sự thay đổi như vậy không đơn giản chỉ là sự thay đổi số lượng các ngành và tỷ
trọng của mỗi ngành, mà còn bao gồm sự thay đội vị trí, tính chất mối quan hệ trong
nội bộ cơ cấu ngành.
Nội dung của cơ cấu kinh tế ngành được thể hiện là:
-Đó là số lượng các ngành được hình thành. Số lượng này luôn luôn phát triển theo
phân công lao động xã hội
-Mối quan hệ về số lượng thể hiện ở tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể.
-Mối quan hệ về chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng từng ngành, các mối liên
kết kinh tế - kỹ thuật, kinh tế xã hội và tính chất tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.

Nói chung, mối quan hệ của các ngành cả về số lượng và chất lượng đều thường
xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng
sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế.
Chỉ tiêu kinh tế làm cơ sở để biểu hiện cơ cấu là GDP (tổng sản phẩm nội địa)
1.2 Bối cảnh kinh tế quốc tế
1.2.1 Sự hình thành nền kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển công nghệ kĩ
thuật hiện đại
Sự phát triển có tính bùng nổ của lực lượng sản xuất những năm gần đây dưới
tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm biến đổi sâu sắc nền
kinh tế thế giới, tạo ra một bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của loài người,
hình thành nền kinh tế tri thức.
Tri thức đã trở thành một dạng cơ bản của tư bản, tăng trưởng kinh tế được
dẫn dắt bởi tích tụ tri thức. Ngày nay các nền kinh tế tiên tiến nhất về công nghệ đã
hoàn toàn dựa trên tri thức.
4
Nền kinh tế tri thức đã thực sự trở thành mục tiêu then chốt trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia và cũng đang trở thành tiêu điểm quan
tâm của quảng đại quần chúng. Kinh tế tri thức lấy công nghệ kĩ thuật cao làm lực
lượng sản xuất thứ nhất, lấy trí lực ( năng lực trí tuệ) làm chỗ dựa chủ yếu. Công nghệ
kĩ thuật cao cần tri thức, trí lực, nếu không có nhiều thông tin, tri thức, trí lực thì nó
không phải là kĩ thuật cao. Tư tưởng chỉ đạo của phát minh kĩ thuật cao là lợi dụng
nguồn tài nguyên hiện có một cách khoa học, hợp lý, tổng hợp và hiệu xuất cao. Đồng
thời khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác để thay thế cho
nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm đã gần cạn kiệt. Kinh tế tri thức là kinh tế
thúc đẩy điều hòa giữa con người và thiên nhiên nên phát triển bền vững.
Ngày nay ngoài các ngành truyền thống, trong nền kinh tế thế giới đang hình
thành và phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp mới mà nguyên liệu đầu vào chủ
yếu là thông tin và tri thức, với tốc độ tăng trưởng cao gấp nhiều lần so với phát triển
kinh tế nói chung. Đã xuất hiện hiện tượng thần kỳ về phát triển kinh tế chưa từng
thấy trong lịch sử, vượt xa sự phỏng đoán của hầu hết các chuyên gia tầm cỡ thế giới

cũng như sức tưởng tượng và hình dung của con người dựa vào những kinh nghiệm
trong quá khứ. Nền kinh tế thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế
tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí
tuệ.
Một nước có thể được gọi là nền kinh tế tri thức khi :
- Có hơn 70% GDP đóng góp do ngành kinh tế tri thức
- Cơ cấu giá trị gia tăng có trên 70% giá trị do lao động trí óc mang lại.
- Cơ cấu lao động có hơn 70% là công nhân trí thức
- Cơ cấu tư bản trên 70% là tư bản con người.
1.2.2 Đặc điểm mới của toàn cầu hóa kinh tế
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến
của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra
sao và thuộc chế độ chính trị - xã hội thế nào. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế
khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước
phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều
5
mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh,
vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những thách thức đối
với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển
Tác động tích cực của toàn cầu hóa:
- Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất
- Mở rộng và phát triển thị trường ra khu vực và toàn cầu
- Bổ sung và phân bổ lại nguồn lực
- Thúc đẩy cải cách kinh tế và hợp tác phát triển
- Tiền đề cho sự phát triển bền vững
- Nâng cao đời sống nhân dân thông qua tăng trưởng kinh tế và tiếp cận của
người dân với các sản phẩm và dịch vụ cao cấp quốc tế, cơ hội học tập và du
lịch nước ngoài.
Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa:
- Chịu hiệu ứng “lây lan” của những bất ổn khu vực và toàn cầu.

- Làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo trong một xã hội, giữa các nước
và các khu vực.
Như vậy, có thể nói rằng, toàn cầu hoá đang đặt ra hàng loạt những thách thức hết sức
khó khăn cho tất cả các nước. Đó chính là những vấn đề toàn cầu mà nhân loại đang
và sẽ phải đối mặt. Nhận thức cho được các vấn đề này và tìm ra đối sách để giải
quyết chúng là nhiệm vụ không dễ dàng, nhưng đó lại là việc không thể không làm
một cách tích cực, từng bước và làm một cách khoa học. Có vượt qua được những
thách thức đó, chúng ta mới có cơ hội phát triển nhanh hơn trong tương lai. Vì vậy,
"nắm bắt cơ hội: vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là
vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.
6
Rõ ràng bối cảnh quốc tế tạo cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách
thức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế là phải vượt qua các
thách thức đó, tranh thủ được các cơ hội để tạo lập một cơ cấu kinh tế mới phù hợp,
tiến bộ và hiệu quả hơn.
1.3 Bối cảnh kinh tế trong nước
Quá trình đổi mới hơn 20 năm qua, nhất là từ năm 1991, thực hiện chính sách
mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực, quốc tế, thế và lực phát triển của nền
kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi lớn.
Kinh tế tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định, GDP năm sau cao hơn năm
trước, tiềm lực kinh tế đã lớn mạnh hơn. Cơ cấu ngành nói riêng và cơ cấu kinh tế nói
chung đã có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hóa và từng bước
hiện đại hóa.
Vừa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, vừa tiếp tục hội nhập sâu hơn vào
nền kinh tế khu vực và thế giới, quan hệ kinh tế đối ngoại được tiếp tục củng cố và
mở rộng.
Khung khổ pháp lý cho hoạt động của các loại thị trường đã dần được bổ sung
và hoàn thiện. Cơ chế quản lý mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được xác định;
tổ chức triển khai sâu rộng Luật doanh nghiệp; sửa đổi bổ sung Luật thuế, Luật đất
đai; thị trường hàng hóa sôi động và phát triển nhanh; thị trường lao động có bước

phát triển, hệ thống thị trường tài chính tiền tệ đã phát triển và đạt được kết quả khả
quan.
Các yếu tố ngoại lực (vốn, kỹ thuật – công nghệ, tri thức, thị trường) đã trở
thành lực lượng quan trọng và được kết hợp với yếu tố nội lực đã tạo thành sức mạnh
tổng hợp thúc đẫy nền kinh tế phát triển. Những động lực phát triển mới đã xuất hiện:
cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường, các nhu cầu được mở rộng làm mở rộng các cơ
hội phát triển, do đó, đã tạo nhiều khả năng lựa chọn các cơ hội phát triển cho xã hội
Tóm lại, bước vào thời kỳ phát triển mới, nền kinh tế nước ta đã có sự thay đổi
về thế và lực: cấu trúc kinh tế mới, tiềm lực mới, thế path triển mới, động lực mới và
lực lượng chủ thể mới.
7
CHƯƠNG 2
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
2.1 Thực trạng cơ cấu kinh tế tại Việt Nam
Sang thế kỷ XXI, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ,cơ cấu kinh tế quốc dân chuyển dịch nhanh theo
hướng tích cực nhưng tốc độ vẫn còn chậm. Năm 2000 - 2005, GDP bình quân mỗi
năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt
838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640
USD. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực,
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng
thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt
điều, thứ nhất về hạt tiêu. Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm
dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ
cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản
phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Trong
kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5%/năm,
giá trị tăng thêm bằng khoảng 3,89%/năm. Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày
càng tăng, có chỗ đứng trong những thị trường lớn, giá trị sản xuất công nghiệp và

xây dựng tăng 15,9%/năm, giá trị tăng thêm đạt 10,2%/năm. Tỷ trọng khu vực dịch
8
vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005. Các ngành dịch vụ đã
phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống.
Bảng 1 : Cơ cấu GDP theo ngành từ 1995-2004
Đơn vị tính:%
1995 2000 2003 2004
Nông lâm thuỷ
sản
27,18 24,53 22,54 21,76
Công nghiệp, xây
dựng
28,76 36,73 39,47 40,09
Dịch vụ 44,06 38,74 37,99 38,165
Nguồn: tổng cục thống kê
Bảng 2: Tỷ lệ đóng góp của từng ngành vào tốc độ tăng GDP(%)
2000 2001 2002 2003 2004
Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản
1,10 0,69 0,91 0,72 0,80
Công nghiệp và xây
dựng
3,46 3,68 3,45 3,86 3,90
Dịch vụ 2,23 2,52 2,68 2,68 3,00
Tổng GDP 6,79 6,89 7,04 7,26 7,60
Nguồn: Tổng cục thống kê
Kết thúc kế hoạch 5 năm 2000-2005, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
quốc dân theo GDP về cơ bản vẫn như những năm trước đó. Tỷ trọng nông nghiệp
9
(nghĩa rộng) chiếm 22, l1%, công nghiệp và xây dựng chiếm 39,79% và dịch vụ

chiếm 38, 10% GDP. Như vậy, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ có 2 chỉ
tiêu đạt được là nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng theo nghĩa rộng, còn dịch
vụ không đạt được.
Từ năm 2007 trở lại đây, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu làm cho tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó
lường, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên cơ cấu
kinh tế ngành và nội bộ ngành đã chuyển dịch tích cực. Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong
đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Năm 2009, GDP tăng 5,32%, bao gồm:
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%.
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng GDP và các ngành kinh tế thời kỳ 2007-2009
Đơn vị tính: %
2007 2008 2009
Nông nghiệp 3,40 3,79 1,83
Công nghiệp 10,60 6,33 5,52
Dịch vụ 8,69 7,20 6,63
Tổng 8,48 6,23 5,32
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 1: Cơ cấu GDP Việt Nam phân theo nhóm ngành thời kỳ 1991-2008
10

×