MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sù ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) đã tạo ra bước ngoặt
vĩ đại cho cách mạng Việt Nam, đồng thời đánh dấu quá trình Hồ Chí Minh
tiếp nhận, vận dụng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của
nước ta. Điều này không chỉ nêu rõ kết quả quá trình tìm đường cứu nước
đúng đắn của Hồ Chí Minh mà còn đặt nền tảng cho những thắng lợi tiếp theo
của cách mạng Việt Nam. Từ thực tiễn sinh động đã cho thấy, tư tưởng Hồ
Chí Minh là bách chiến bách thắng. Điều đó đã được Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII, của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành
động của Đảng ta” [79.1180]. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đã làm
cho cách mạng Việt Nam có những bước tiến vượt bậc, đất nước có nhiều
thắng lợi lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và những đóng góp của Người
đối với dân tộc, cách mạng đã trải qua một quá trình lâu dài, gian khổ mà
trước hết là sự chuyển biến về tư tưởng. Vì vậy, tìm hiểu vấn đề này để góp
phần khẳng định công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với dân tộc để có lòng
tin và ý chí quyết tâm đi theo con đường mà Người đã lựa chọn.
Trong tình hình hiện nay, trước những biến động của tình hình thế giới
và trong nước, thái độ đối với nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
cũng đang có những diễn biến phức tạp. Tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam
tự hào, tin tưởng, quyết tâm thể hiện tư tưởng của Người trong hiện thực,
nhưng đã xuất hiện một số Ýt phần tử xấu, phản động điên cuồng đánh phá
cách mạng, xuyên tạc, phủ nhận con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Vì
thế việc nghiên cứu Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người nói riêng trở
1
thành một cuộc đấu tranh, trước hết trên lĩnh vực nhận thức tư tưởng, quan
điểm để vững lòng tin vào cách mạng.
Trước những nhu cầu cấp bách về việc nhận thức đúng đắn lịch sử cũng
như xuất phát từ chính nguyện vọng thiết tha của bản thân, chúng tôi chọn
vấn đề “Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm
đường cứu nước” làm đề tài luận văn Thạc sĩ lịch sử.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh, việc đi tìm con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc là bước khởi đầu quan trọng, vì vậy, sự kiện này
đã trở thành đề tài được nhiều người quan tâm. Đối với luận văn này, các
công trình của các tác giả đi trước đóng vai trò cung cấp tư liệu, gợi mở và
dẫn dắt hết sức quan trọng.
Về nguồn tài liệu, chúng tôi chú trọng các loại sau đây: Thứ nhất, các tác
phẩm của Hồ Chí Minh nói chung, về quá trình Người đi tìm đường cứu
nước nói riêng. Bài viết “Con đường dẫn tôi đến với chủ nghĩa Mác- Lênin”
có ý nghĩa, giá trị quan trọng đối với việc nghiên cứu của chúng tôi.
Thứ hai, các chuyên khảo lịch sử, như tác phẩm của Ban Nghiên cứu
Lịch sử Đảng trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng: “Chủ Tịch Hồ
Chí Minh - tiểu sử và sự nghiệp”, (Nxb Sự Thật, H. 1972), Sách giới thiệu
thân thế sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch qua các giai đoạn: đường cứu nước
giải phóng dân tộc; thành lập Đảng; chỉ đạo cách mạng, Quyển “Hồ Chí
Minh - Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động” (in lần thứ 8. Nxb Văn
Học, H. 1972) nêu rõ về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh từ khi ra đi tìm
đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng năm 1911 đến năm 1946. Trần Dân
Tiên, trong quyển “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch”, tái
bản nhiều lần, được xem là một cuốn tiểu sử chính trị có nhiều những nhận
định quan trọng, đúng đắn về cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh qua các
2
thời kỳ. Cuốn sách giúp chúng ta cơ sở tìm hiểu tư tưởng của Người trước khi
ra nước ngoài, khi Người khẳng định: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước
Pháp và các nước khác. Sau khi đi xem xét họ thế nào, Tôi sẽ trở về giúp
đồng bào chóng ta” [81.11]. Câu nói trên chỉ rõ việc ra đi của Người có chủ
định hẳn hoi. Hồng Hà trong quyển “Thời thanh niên của Bác Hồ”, (Nxb
Thanh Niên, H.1976), tập trung trình bày những hoạt động của Hồ Chí Minh
từ năm 1908 đến năm 1923. Mặc dù cuốn sách này viết dưới dạng truyện ký,
song còng cung cấp cho người đọc một số tư liệu, chủ yếu về hoạt động của
Người ở Pháp. Cuốn “Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp”, do Ban
Nghiên cứu Lịch sử Đảng biên soạn (xuất bản lần thứ 5. Nxb Sự Thật,
H.1980) đã dành 27 trang đầu để nói về đÊt nước, quê hương, gia đình của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và những hoạt động của Người từ năm 1908 đến năm
1920 và nhận định: “Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã
độc lập suy nghĩ, có năng khiếu điều tra, nghiên cứu sâu sắc và nhạy bén
trước thời cuộc. Người có tinh thần học tập công phu, đấu tranh và rèn luyện
trong phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Vừa
học tập lý luận vừa làm công tác thực tế, từng bước một, Người rót ra những
kết luận quan trọng để nêu thành nguyên tắc và lấy những nguyên tắc Êy soi
sáng cho hoạt động thực tiễn của mình”. Cuốn “Chủ Tịch Hồ Chí Minh chiến
sĩ trên mặt trận giải phóng dân tộc” của Hùng Thắng và Nguyễn Thành (Nxb
KHXH, H.1985) đề cập đến những cống hiến của Người với phong trào giải
phóng dân tộc không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nước thuộc địa, phụ
thuộc khác, từ khi người ra đi tìm đường cứu nước từ 1911 đến 1969. Cuốn
“Hồ Chí Minh những sự kiện” (Nxb Thông tin lý luận, H.1987) cung cấp
nhiều tài liệu chính xác về cuộc đời và sự nghiệp của Người. Cuốn “Hồ Chí
Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá” ra đời nhân kỷ niệm
100 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890-1990), do Uỷ ban khoa học
3
xã hội Việt Nam (Nxb.KHXH, H, xuất bản năm 1990, gồm 79 báo cáo nghiên
cứu về thân thế, sự nghiệp, con người, những cống hiến nhiều mặt về văn hoá,
khoa học, đạo đức của Người cho dân tộc, nhân loại của các nhà nghiên cứu
đầu ngành). Quyển “Hồ Chí Minh- mét con người, một dân tộc một thời đại,
một sự nghiệp” của Phạm Văn Đồng (Nxb Sù thật, H.1990), giới thiệu một
cách súc tích, sâu sắc về cuộc đời hoạt động, sự nghiệp, những cống hiến của
Hồ Chí Minh đối với dân tộc, nhân loại. Quyển “Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ
Chí Minh” của Đặng Xuân Kỳ (Nxb Thông tin Lý Luận, H.1990) tìm hiểu về
tác dụng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cuộc sống. Quyển “Hồ Chí Minh
quá khứ hiện tại tương lai” của Phạm Văn Đồng (Nxb Sự thật, H.1991),
khẳng định: Hồ Chí Minh mét con người, một cuộc đời hoạt động phong phú
với hiệu quả thiết thực, đạo đức phong cách của Người và Hồ Chí Minh sống
mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Quyển “Hồ Chí Minh - Những hoạt động
quốc tế”, Phan ngọc Liên (chủ biên, Nxb Quân đội nhân dân, H.1994) giới
thiệu toàn bộ những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh trong những năm đi
tìm đường cứu nước (1911-1920) trong các hoạt động của Quốc tế cộng sản
(1920-1930) và những hoạt động ngoại giao của Người trong kháng chiến
chống Pháp và những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Thứ ba, các công trình về tư tưởng Hồ Chí Minh, Quyển “Sự hình thành
cơ bản vÒ tư tưởng Hồ Chí Minh” của Giáo sư Trần Văn Giầu, (NxB Chính
trị Quốc gia, H. 1997); “Hồ Chí Minh từ nhận thức lịch sử đến hoạt động
cách mạng” của Phan Ngọc Liên, (NxB Chính trị quốc gia, H.1999), “Tư
tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp chủ biên, (NxB Chính trị quốc gia. H.2000), “Tư tưởng Hồ Chí
Minh- di sản văn hoá dân tộc” dưới chỉ đạo biên soạn của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, (NxB Quân đội nhân dân, H. 2000) đã giới thiệu thân thế sự
nghiệp những hoạt động của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu
4
nước, một số câu chuyện về đời sống hàng ngày của Người, trong đó có việc
hình thành tư tưởng trong quá trình tìm đường cứu nước. Quyển “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh- tạp chí Lịch sử Đảng (Nxb Chính trị Quốc gia, H.
2003), ra đời nhân kỉ niệm 20 năm Tạp chí Lịch sử Đảng (1983-2003) với 52
bài viết nghiên cứu về thân thế sự ngiệp, công lao đóng góp của Người, giá trị
văn hoá đạo đức của các nhà nghiên cứu đầu ngành, trong đó có nêu sự
chuyển biến tư tưởng của Người trong quá trình đi tìm đường cứu nước.
Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu về chủ đề Hồ Chí Minh với con
đường cứu nước được đăng tải trên một số tạp chí, kỷ yếu khoa học như bài
“Quá trình nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con đường cách mạng
tháng Mười đối với phong trào giải phóng dân tộc” của Phan Ngọc Liên-
Nguyễn Am, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6-1982; bài “Hồ Chí
Minh với ngọn cờ độc lập giải phóng dân tộc trong cương lĩnh đầu tiên của
Đảng” của Lê Mậu Hãn, in trong Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5-1990. Chóng ta
có thể kể thêm các bài cùng chủ đề này như “Hồ Chí Minh chủ động sáng
tạo trong việc lựa chọn con đường cứu nước”, của Trình Mưu, (Tạp chí Lịch
sử Đảng sè 5-1994), “Theo dấu chân Nguyễn Ái Quốc ở Pari”, của Thu
Trang, (Tạp chí Xưa Nay sè 51 tháng 5-1998)
Ngoài những cuốn sách và bài viết trên đây, một số luận án Tiến sĩ Lịch
sử cũng đề cập đến vấn đề này ở góc độ khác nhau, như luận án Tìm hiểu quá
trình chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-
Lênin của Đức Vượng; Nguyễn Ái Quốc với vấn đề thành lập Đảng cộng sản
Vịêt Nam (1920-1930) của Hoàng Văn Tuệ; Nguyễn Ái Quốc với việc truyền
bá chủ nghĩa Mác- Lênin ở Việt Nam (1921-1930) của Phạm Xanh;
Thứ tư, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Trong số
này chúng tôi chú ý đến những tác giả người Nga, Nhật, Pháp, Mỹ khi
5
nghiên cứu về Hồ Chí Minh, có đề cập đến con đường cứu nước của Hồ Chí
Minh, như cuốn “Đồng chí Hồ Chí Minh” của Epghênhi Cabêlép, (xuất bản ở
Liên Xô cũ năm 1983, Nhà xuất bản Thanh niên, dịch in thành 2 tập năm
1985), giới thiệu những yếu tố về gia đình, quê hương ảnh hưởng đến tinh
thần yêu nước, ý tưởng tự do và việc xác định con đường cứu nước của Hồ
Chí Minh. Cuốn “Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới” của nhà
nghiên cứu Nhật Bản Furuta Motoo, (NxB Ioanami xuất bản 1996 - Nxb
Chính trị quốc gia dịch, xuất bản năm 1997), tìm hiểu về mối quan hệ giữa
Chủ tịch Hồ Chí Minh và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, bắt đầu từ việc
Người xác định con đường cứu nước mới. Quyển “Từ chủ nghĩa yêu nước
đến chủ nghĩa Mác-Lênin”, của Daniel Héméri (Nguyễn Trọng Côn dịch, Nxb
Lao động, H. 2001), giới thiệu quá trình Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa
Mác-Lênin đÓ giành thắng lợi trong đấu tranh cách mạng
Những tài liệu trên đều giúp Ých cho tác giả trong việc giải quyết vấn
đề của luận văn. Tuy số lượng tác phẩm, bài viết và một số luận án khá nhiều,
song chưa có công trình, tác phẩm nào đi sâu trình bầy có hệ thống vấn đề
“Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường
cứu nước” một cách có hệ thống đầy đủ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá
trình tìm đường cứu nước”, chúng tôi cố gắng hệ thống lại những diễn biến
trong quá trình phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh khi đi tìm đường cứu
nước, đồng thời chứng minh những luận điểm của Hồ Chí Minh về con đường
cứu nước theo Cách mạng vô sản có cơ sở khoa học đúng đắn.
Khi trình bày toàn bộ quá trình chuyển biến về tư tưởng của Hồ Chí
Minh trong quá trình tìm đường cứu nước, chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ
những nhân tố khách quan và chủ quan làm chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí
6
Minh và xác định con đường cứu nước đúng với những nội dung cụ thể của
nó.
Nhiệm vô cụ thể trong đề tài này còn phần nào sâu phân tích phong trào
yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX để nêu rõ rằng, sự khủng hoảng của đường lối, sự lãnh đạo đặt ra yêu cầu
cấp thiết phải tìm một hướng đi mới để giải phóng dân tộc. Chúng tôi còn làm
sáng tỏ quá trình Hồ Chí Minh tiếp thu những truyền thống gia đình, quê
hương và dân tộc – những nhân tố có tác động đến sự chuyển biến tư tưởng
để hình thành tư tưởng yêu nước mới của Người. Việc tìm hiểu bản chất của
chủ nghĩa thực dân và cuộc sống của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa
và “chính quốc” cũng là một yêu cầu để hiểu ảnh hưởng của nhận thức này
đối với quá trình Người đi tìm đường cứu nước.
4. Giới hạn vấn đề và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh
đi đến quyết định lựa chọn và xác lập nội dung con đường cứu nước mới. Tuy
nhiên, trong luận văn chúng tôi cũng đề cập đến các con đường cứu nước cũ,
sự khủng hoảng đường lối cứu nước và quá trình tìm đường cứu nước của Hồ
Chí Minh.
Về thời gian, chúng tôi giới hạn từ khi Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu
nước đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1911-1930), chấm dứt sự
khủng hoảng trong phong trào yêu nước, chống Pháp. Đánh dấu bước ngoặt
vĩ đại của cách mạng Việt Nam và đồng thời đánh dấu sự hoàn chỉnh con
đường cứu nước của Hồ Chí Minh.
Để hoàn thành luận văn, tác giả đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương của Đảng. Đó là cơ sở phương pháp luận của việc
nghiên cứu.
7
Phương pháp nghiên cứu luận văn được triển khai trên cơ sở kết hợp
phương pháp lôgic lịch sử, phân tích, chứng minh, diễn giải, khái quát, xử lí
thông tin, được thể hiện qua các phương pháp cụ thể của nghiên cứu lịch sử,
như xây dựng đề cương, sưu tầm tài liệu, biên soạn tất cả các phương pháp
đều nhằm làm sáng tỏ những vấn đề, chủ đề mà luận văn đã đặt ra.
5. Nguồn tư liệu
Khi thực hiện luận văn, chúng tôi đã khai thác, tìm hiểu, lựa chọn và hệ
thống một khối lượng tài liệu khá phong phó, bao gồm các loại chủ yếu sau:
Loại thứ nhất, các Văn kiện Đảng, các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước có đề cập đến vấn
đề chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu
nước. Đây là loại tài liệu cung cấp một cách khách quan, trung thực những sự
kiện lịch sử.
Loại thứ hai, gồm một số công trình chuyên khảo, một số tác phẩm, bài
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu của các tác giả trong
và ngoài nước đã được công bố, chúng tôi cũng tham khảo một số luận án
đang được lưu tại thư viện Quốc Gia. Đây là những tài liệu tham khảo bổ trợ
và được sử dụng hợp lý đúng nguyên tắc quy định.
6. Đóng góp mới của luận văn
Làm sáng tỏ có hệ thống sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong
quá trình tìm đường cứu nước, cũng như nêu cụ thể nội dung con đường cứu
nước mà Hồ Chí Minh khẳng định.
7. Bố cục luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được
trình bầy thành 3 chương với 7 tiết.
8
Chương 1
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ SỰ KHỦNG HOẢNG
VỀ CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
1.1. Bối cảnh lịch sử trong nước và thế giới vào cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX
1.1.1 Những biến đổi trong nước
Xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những biến cố
lớn, do sù thay đổi trong nước và quốc tế. Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư
bản chủ nghĩa phương Tây đang chuyển dần lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
càng ráo riết chạy đua tìm kiếm thị trường ở các nước phương Đông những
vùng đất chưa bị thôn tính, trong đó có Việt Nam. Đúng vào lúc đó, chế độ
phong kiến Việt Nam đang bị khủng hoảng trầm trọng về tất cả các mặt chính
trị, kinh tế, xã hội Chính sách của triều Nguyễn không chỉ làm cho nội bộ
triều đình mâu thuẫn mà còn làm cho đất nước rơi vào khủng hoảng, đặt dân
tộc ta vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của Pháp.
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp công khai nổ súng xâm lược
Việt Nam. Giai cấp phong kiến cầm quyền nhà Nguyễn tỏ ra bất lực, nhanh
chóng phân hoá, nhượng bộ từng bước, liên tiếp từ sai lầm này đến sai lầm
9
khác cuối cùng đi đến đầu hàng thực dân, đánh dấu bằng hiệp ước Patơnốt
năm 1884, dâng toàn bộ lãnh thổ nước ta cho Pháp.
Trên cơ sở những thắng lợi về quân sự, thực dân Pháp bắt tay vào khai
thác, bóc lột một cách có hệ thống và mức độ ngày càng tăng trên quy mô
toàn lãnh thổ Việt Nam. Với hai cuộc khai thác thuộc địa; lần thứ nhất (từ
năm 1897 đến năm 1914); lần thứ hai (bắt đầu từ năm 1919); phương thức
bóc lột tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, kết hợp với việc duy trì
phương thức bóc lột phong kiến cũ, làm chuyển biến xã hội Việt Nam từ xã
hội phong kiến thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Tình hình đó đã gây
nên những biến đổi về các mặt trong đời sống xã hội Việt Nam.
- Về chính trị: Thực dân Pháp áp dụng triệt để chính sách “chia để trị”,
“dùng người bản xứ trị người bản xứ”. Chúng chia cắt nước ta làm ba xứ với
chế độ có luật pháp khác nhau. Ngoài ra, chúng còn dùng nhiều thủ đoạn để
chia rẽ tôn giáo Chúng liên kết với các thế lực phong kiến phản động Việt
Nam để đàn áp về chính trị, vơ vét bóc lột về kinh tế. Tổ chức Liên bang
Đông Dương (lập từ năm 1887) tiếp tục được kiện toàn để chia rẽ nhân dân
Đông Dương trong một cấu trúc thống nhất giả tạo, xoá tên Việt Nam, Lào,
Campuchia trên bản đồ thế giới.
Bộ máy thống trị của thực dân Pháp được thiết lập cùng với việc duy trì
hệ thống quản lý cũ, lạc hậu của phong kiến từ Trung ương tới Hội đồng kỳ
mục ở làng xã. Thông qua đó, chúng nắm và cột chặt Việt Nam trong vòng nô
dịch của mình. Bộ máy thống trị của thực dân Pháp và tay sai phong kiến chủ
yếu dựa vào sức mạnh quân sự và dùng vũ lực đàn áp làn sóng đấu tranh đòi
tự do, độc lập của nhân dân ta. Chính sách “Pháp - Việt đề huề” v.v mà
thực dân ra sức tuyên truyền chỉ là trò lừa bịp về chính trị.
- Về văn hoá, giáo dục: Chính sách ngu dân về giáo dục, đầu độc về văn
hoá là một trong những biện pháp cai trị thâm hiểm của bọn thực dân. Mục
10
tiêu của toàn bộ chính sách về văn hoá giáo dục là hướng vào việc xác lập và
duy trì vĩnh viễn ách thống trị của Pháp. Vì thế, tuỳ theo yêu cầu về chính trị
ở từng giai đoạn cụ thể mà thực dân Pháp đã tiến hành những chính sách về
giáo dục khác nhau.
Chủ trương duy trì chế độ vua quan để thống trị nhân dân, Thực dân
Pháp dùng rượu cồn, thuốc phiện, giáo dục để mê hoặc nhân dân Việt Nam.
Chúng tìm mọi cách để loại bỏ ảnh hưởng của các trí thức văn thân yêu nước
với những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, ngăn chặn các tư tưởng
tiến bộ từ bên ngoài, từng bước thiết lập nền giáo dục thực dân, nô dịch. Đồng
thời, chúng lợi dụng mọi mặt lạc hậu của chế độ phong kiến cũ để duy trì tôn
ti trật tự, đẳng cấp trong xã hội, duy trì mọi thứ đồi phong bại tục để giam
hãm các tầng lớp nhân dân trong vòng tăm tối.
Nói chung, mọi hoạt động cố gắng của thực dân Pháp về văn hoá, giáo
dục thời kỳ này đều hướng tới thiết lập một nền giáo dục Tây phương, nhằm
đào tạo một lớp công chức, nhân viên cần thiết cho guồng máy chÝnh trị và
kinh tế thực dân. Nền giáo dục thực dân thực sự là một nền giáo dục nô dịch,
ngu dân, vọng bản.
- Về kinh tế: Thực dân Pháp tìm mọi cách du nhập phương thức sản
xuất tư bản chủ nghiã vào nước ta, đồng thời vẫn duy trì quan hệ phong kiến
nhằm bóc lột và vơ vét nhân dân Việt Nam. Vì thế, chương trình khai thác
thuộc địa ban đầu chỉ đầu tư hạn chế vào một số ngành khai thác mỏ (than,
đá, thiếc, kẽm) và xây dựng một số cơ sở công nghiệp, nhằm phục vụ cho đời
sống của bọn thực dân, như điện, nước, bưu điện Sau đó là xây dựng giao
thông (đường, cầu, cống, cảng ) cũng chỉ đáp ứng yêu cầu cần thiết phục vụ
mục tiêu kinh tế và quân sự của chúng.
11
Pháp nắm mọi nguồn thuế: thuế xuất nhập khẩu, thuế đinh (còn gọi là
thuế thân), thuế điền, thuế gián thu (chủ yếu là các thứ thuế rượu, muối,
thuốc) Thuế khoá đem lại cho Pháp một nguồn thu lớn.
Chính sách kinh tế của thực dân làm cho nền kinh tế Việt Nam đã trải
qua nhiều biến đổi về mọi mặt; nông, công, thương nghiệp, ngân hàng đều có
sự phát triển mới theo con đường tư bản chủ nghĩa. Pháp nắm độc quyền về
tất cả các mạch máu kinh tế và hướng nó phục vụ cao nhất cho tư bản chính
quốc. Dưới chế độ độc quyền Êy, thành phần kinh tế của tư sản dân tộc Việt
Nam tuy cố gắng vươn lên, nhưng nhỏ bé, yếu ớt. Bên cạnh quan hệ sản xuất
mới, vẫn tồn tại nền nông nghiệp cổ truyền của quan hệ sản xuất phong kiến.
Sự tồn tại của quan hệ sản xuất tư bản chồng lên quan hệ sản xuất phong kiến
là trở ngại lớn, kìm hãm sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Việc tăng cường
đầu tư, đẩy mạnh khai thác của đế quốc Pháp trong thời gian sau chiến tranh
thế giới thứ nhất không hề làm thay đổi bản chất nền kinh tế Việt Nam: một
nền kinh tế thuộc địa, nửa phong kiến. Nền kinh tế này không thể phát triển
độc lập, mà ngày càng bị lệ thuộc vào kinh tế của Pháp, phơi bầy tính chất lạc
hậu, què quặt của nó.
- Những biến đổi về mặt kinh tế ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình xã hội
Việt Nam: các giai cấp mới hình thành và trưởng thành, trong khi những giai
cấp cũ không ngừng biến động. Sự phân hoá xã hội thành những giai cấp có
lợi Ých khác nhau và những mối quan hệ khác nhau đối với nền thống trị của
đế quốc Pháp là một nét nổi bật của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới
thứ nhất.
Giai cấp địa chủ phong kiến từ sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước
ta, bị lôi cuốn vào hệ thống tư bản thế giới. Thực dân Pháp chẳng những
không xoá bá quan hệ phong kiến đã lỗi thời ở nước ta mà còn nuôi dưỡng nó
để làm chỗ dựa cho nền thống trị thuộc địa phản động. Vì thế, giai cấp địa
12
chủ phong kiến vẫn tồn tại, mặc dù không còn đủ uy thế chính trị như lúc
nước ta còn độc lập dưới chế độ phong kiến và đang có sự phân hoá thành
các bộ phận khác nhau có thái độ không giống nhau trước kẻ thù và trong
cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc.
Trong sự phát triển của nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến, ngoài
giai cấp địa chủ phong kiến mà tiêu biểu là triều đình và các hạng quan lại lớn
nhỏ, đã xuất hiện một tầng lớp địa chủ mới. Họ là những nhà buôn, những
thầu khoán làm ăn phát tài trở về chấp chiếm ruộng đất để bảo đảm một “sự
nghiệp” lâu dài, như Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Hữu Thu, Nguyễn Hữu
Tiệp Tầng lớp này trở thành tay sai đắc lực của thực dân Pháp, được cấp
ruộng đất hoặc được chúng dung túng chấp chiếm, như Hoàng Trọng Phu,
Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu Ngoài các hạng địa chủ kiểu “cá thể”
trên đây, còn có địa chủ có tính chất “tập thể”. Đó là giáo hội, những nhà
chung của Thiên chúa giáo. Ở đâu có nhà thờ là ở đó có lãnh địa của giáo hội,
của nhà chung.
Phong kiến địa chủ đều là những tay sai của thực dân Pháp, nhưng
vừa được nuôi dưỡng, vừa bị chèn Ðp, khinh rẻ. Cho nên, ngoài thái độ cấu
kết, bợ đỡ, phong kiến địa chủ còn có mâu thuẫn với thực dân Pháp. Mâu
thuẫn này là một nguyên nhân khiến cho một bộ phận phong kiến địa chủ
đồng tình với cuộc vận động chống Pháp của nhân dân, có tinh thần chống đế
quốc và tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.
Giai cấp tư sản ra đời vào giữa những năm 20 của thế kỷ XX, sau khi
chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Đó là kết quả tiếp nối của quá trình
tập hợp tầng lớp tư sản xuất hiện từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất vào cuối thế kỷ XVIII. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai từ
1919 trở đi, phần đông số này đều làm trung gian cho tư sản Pháp. Khi kiếm
được một số vốn khá, họ đứng ra lập công ty kinh doanh một số ngành công
13
thương, trở thành nhà tư sản. Cũng có một số bỏ vốn kinh doanh ngành mỏ
(Bạch Thái Bưởi), ngành trồng cao su (Lê Vĩnh, Trần Văn Chương) hoặc hùn
vốn thành lập ngân hàng Việt Nam, như một số tư sản Nam kỳ.
Giai cấp tư sản Việt Nam vừa ra đời đã bị thực dân, tư sản Pháp chèn
Ðp, kìm hãm nên số lượng Ýt, thế lực kinh tế yếu (chỉ bằng 5% số vốn của tư
bản nước ngoài). Họ “không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc;
người thì chẳng có công đoàn, kẻ thỉ chẳng có tớrơt” [65.464]. Do đó, giai cấp
tư sản Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với tư sản Pháp và cũng bị phân
hoá thành hai bộ phận – tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
Một bộ phận tư sản Việt Nam khi trở thành tầng lớp tư sản mại bản, có
quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng, chống lại dân
tộc. Một bộ phận khác là tư sản dân tộc, có khuynh hướng kinh doanh độc
lập, phát triển kinh tế dân tộc, nhưng bị đế quốc và tư sản mại bản chèn Ðp
nên Ýt nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ, chống đế quốc, phong kiến phản
động. Tuy vậy, lập trường của tầng lớp này không kiên định, dễ thoả hiệp, rơi
vào chủ nghĩa cải lương, không có tinh thần đấu tranh triệt để.
Việc phân hoá giai cấp tư sản ở một nước thuộc địa như Việt Nam (tư sản
bản xứ) thành hai bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc là một đặc điểm khác
với giai cấp tư sản ở “chính quốc”, cũng như các nước tư bản phát triển.
Giai cấp tiểu tư sản ra đời gần như cùng thời gian với giai cấp tư sản, số
lượng tiểu tư sản tăng nhanh, do sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là
sự mở rộng của các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục… của thực dân Pháp.
Giai cấp tiểu tư sản cũng bị đế quốc bạc đãi, khinh thị, đời sống bấp
bênh, dễ bị đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp. Một bộ phận đáng lưu
ý trong giai cấp này là những trí thức, sinh viên, học sinh. Họ có điều kiện
tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng văn hoá tiến bộ bên ngoài nên nhạy bén với
tình hình chính trị, có tinh thần yêu nước, dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng
14
(điều này được Nguyễn Ái Quốc sớm chú ý ngay khi chuẩn bị quá trình thành
lập Đảng).
Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số. Họ là nạn nhân trực tiếp của
chế độ thực dân phong kiến, tiếp tục bị bần cùng hoá trên quy mô lớn. Trong
xã hội thuộc địa, do các trung tâm công nghiệp và đô thị phát triển hạn chế
nên chỉ một bộ phận nhỏ trong nông dân tìm được việc làm ở các nhà máy,
đồn điền, hầm mỏ, còn đại bộ phận phải sống ở làng quê với cuộc đời làm
thuê, cuốc mướn ngay trên mảnh đất đã bị địa chủ chiếm đoạt. Bởi vậy, họ là
những người cùng khổ nhất, giàu lòng yêu quê hương, đất nước, có tinh thần
chống đế quốc, phong kiến, là lực lượng hùng hậu của cách mạng.
Giai cấp công nhân ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
và phát triển trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
Phần đông xuất thân từ giai cấp nông dân cùng khổ nên công nhân có mối
quan hệ chặt chẽ với nông dân. Số lượng công nhân càng phát triển nhanh;
năm 1914 đã có 10 vạn và tăng lên 22 vạn vào năm 1929 (những mốc kết thúc
các cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và thứ hai). Phần lớn công nhân tập
trung tại các trung tâm kinh tế quan trọng, như vùng mỏ, đồn điền cao su, các
thành phố công nghiệp (Hà Nội, Sài Sòn - Chợ Lớn, Hải Phòng, Nam Định,
Vinh ). Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế (đại
diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, điều kiện sinh sống và lao động tập
trung ), giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng. Họ ra
đời trước giai cấp tư sản dân tộc; hình thành trong quá trình du nhập quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa không phủ định hoàn toàn quan hệ bóc lột phong
kiến. Vì vậy, họ chịu ba tầng áp bức của đế quốc, phong kiến, tư sản bản xứ,
có quan hệ lịch sử tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, tiếp thu truyền
thống yêu nước, quật cường của dân tộc. Đặc biệt, vừa lớn lên, công nhân
Việt Nam đã được tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin, ảnh hưởng của Cách mạng
15
tháng Mười và phong trào cách mạng thế giới, Ýt bị chi phối bởi các tư tưởng
dân tộc chủ nghĩa, cơ hội, xét lại. Bởi vậy, giai cấp công nhân Việt Nam sớm
trở thành lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, khi đến được với chủ nghĩa
Mác- lênin và đường lối cách mạng mới.
1.1.2. Bối cảnh lịch sử thế giới
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ chuyển biến hết sức quan
trọng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, nhiều sự kiện dồn dập
diễn ra ở khắp các châu lục. Sau cuộc đàn áp đẫm máu Công xã Pari
(1871), cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản, trong điều kiện tương
đối hoà bình, chủ nghĩa tư bản phát triển khá nhanh chóng, sôi động,
chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Chủ nghĩa
đế quốc đã được xác lập ở nhiều nước tư bản lớn, phát triển ở châu Âu và
Bắc Mỹ, với những đặc điểm điển hình, như sự tập trung sản xuất và tích
luỹ tư bản; các công ty độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội của các nước; các cường quốc đế quốc chủ nghiã đã hoàn thành
việc phân chia thuộc địa.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, tình cảnh của giai cấp công
nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác vô cùng khốn khổ, đặc biệt là ở
các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Trong tình hình Êy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, trước hết ở các
nước tư bản đế quốc Âu-Mỹ lại bùng lên mạnh mẽ; chủ nghĩa Mác, sau gần
nửa thế kỷ đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản và các trào lưu cơ hội dưới mọi
mầu sắc, đã ăn sâu bến rễ trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản cuối thế kỷ XIX,
Cách mạng 1905 ở Nga, phong trào giải phóng dân tộc rầm rộ ở châu Á là
những nét nổi bật của tình hình cách mạng thế giới đầu thế kỷ XX.
16
Giữa lúc đất nước đang có những chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội,
giai cấp thì những biến động của cách mạng thế giới như những luồng gió
mới dội tới Việt Nam.
Trước hết, phải kể đến những tư tưởng dân chủ tư sản của cách mạng
Pháp (1789) đã truyền bá qua phương Đông và đến Việt Nam, thông qua
những người lính lê dương và những tân thư của Lương Khải Siêu, Khang
Hữu Vi, Đàm Tự Đồng. Tư tưởng mới này - trên thực tế đã lỗi thời vì con
cháu của các nhà khai sáng thế kỷ XVIII – XIX đã phản bội lý tưởng của ông
cha họ khi duy trì chế độ phong kiến ở thuộc địa - đã kích thích những sĩ phu
tiến bộ hướng tới con đường của Cách mạng tư sản Pháp mà họ cảm thấy mới
lạ. Thời kỳ này còn có những tác động mạnh mẽ từ tình hình Trung Quốc,
một nước vốn có quan hệ gần gũi và có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.
Nơi đây đang diễn ra những chuyển biến mạnh mẽ trong triều chính nhà
Thanh, với sự thức tỉnh của nhân dân và các phong trào chống trả nguy cơ
xâm lược của các thế lực phương Tây, phong trào Duy Tân cải cách đất nước,
sự kiện chính biến Mậu tuất (1898), nhất là chủ nghĩa Tam dân của Tôn
Trung Sơn, từ sau cách mạng Tân hợi (1911). Những sự kiện này đều ảnh
hưởng khá mạnh mẽ tới Việt Nam.
Đầu thế kỷ XX, một số sự kiện khác cũng ảnh hưởng lớn đến Việt Nam;
đó là công cuộc Minh Trị Duy tân của Nhật Bản (1868), thắng lợi của Nhật
trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1905).
Đặc biệt thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), lập nên nhà
nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, mở ra một thời đại mới trong lịch
sử nhân loại. Sự kiện có ý nghĩa quốc tế lớn nhất này đã ảnh hưởng sâu sắc
tới tiến trình cách mạng thÕ giới, cổ vũ và thúc đẩy cuộc đấu tranh tự giải
phóng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức
trên toàn thế giới.
17
Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công, một loạt các Đảng cộng
sản ra đời; ở châu Á có Đảng cộng sản Inđônêxia (1920), Đảng cộng sản Thổ
Nhĩ Kỳ (1920), Đảng nhân dân cách mạng Mông Cổ (1921), Đảng cộng sản
Nhật Bản (1922), Đảng cộng sản Li Băng (1924), Đảng cộng sản Xiri (1924),
Đảng cộng sản Ên Độ (1925)
Cùng với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, sù ra đời của Quốc
tế cộng sản cũng đã thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân bị áp bức
trên toàn thế giới, đánh dấu một bước trưởng thành của phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Tóm lại, do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào công
nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Tây và phương
Đông đã trở thành một cao trào mới. Giai cấp công nhân đã trưởng thành một
bước về chất với sự thành lập bộ tham mưu, dẫn đầu là các đảng kiểu mới
theo nguyên lý của Lênin. Sự thành lập các Đảng cộng sản đã trở thành phổ
biến. Phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế có sự liên kết mật
thiết với nhau và đã tập hợp lại trong một tổ chức rộng lớn là Quốc tế cộng
sản. Đó là đặc điểm đáng lưu ý và cũng là điều kiện thuận lợi đối với công
cuộc giải phóng dân tộc giành độc lập của nhân dân ta cũng diễn ra trong tình
hình có những chuyển biến trong nước.
1.2. Những nét nổi bật trong các phong trào yêu nước cuối thế kỷ
XIX- đầu thế kỷ XX ở Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm tinh thần cao quý nhất của dân tộc Việt
Nam; đó là tư tưởng, là tình cảm thiêng liêng của nhân dân ta. Nó giữ vị trí
chuẩn mực cao nhất của đạo lí và đứng đầu bậc thang giá trị của truyền thống
dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước đã phát huy sức mạnh vô biên của nó trong các
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, là động lực nội sinh của cộng đồng dân
tộc trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ
18
lịch sử Việt Nam. Biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa yêu nước là ý thức độc
lập dân tộc - một điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm đối với mọi người.
Khát vọng độc lập tự do đã động viên, tập hợp cả dân tộc tham gia vào
xây dựng đất nước và cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc: khắc phục thiên tai để
sản xuất, lấy Ýt đánh nhiều, chuyển yếu thành mạnh.
Về mặt giữ nước, dựa trên sức mạnh của nhân dân, lấy dân làm gốc, các
nhà lãnh đạo quân sự, chính trị đã sáng tạo được nhiều cách đánh thần kỳ; các
chiến sĩ bình thường trở thành những anh hùng và cả nước bất chấp gian khổ
hi sinh, đã quyết tâm chiến đấu để cuối cùng giành được chiến thắng.
Khát vọng độc lập tự do đã khiến mỗi lần Tổ quốc bị xâm lăng thì toàn
dân luôn luôn đặt lợi Ých đất nước lên trên hết và sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi Ých
riêng, chấp nhận mọi gian nan thử thách, kể cả hi sinh tính mạng, của cải vì
độc lập dân tộc.
Ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng
những kẻ thù hùng mạnh: lúc thắng lợi không chủ quan tự mãn; lúc bị mất
nước hàng mấy chục năm, hàng nghìn năm vẫn giữ niềm tin, tự tôn dân tộc,
bảo tồn bản sắc dân tộc và ý chí giành độc lập tự chủ đến khi thời cơ đến, kịp
thời nắm bắt, vùng dậy đánh đuổi ngoại xâm, giành lại non sông đất nước.
Tình hình như vậy cũng diễn ra khi thực dân Pháp mở đầu chiến tranh
xâm lược Việt Nam. Dù triều đình không có đầy đủ tinh thần, ý chí chống
ngoại xâm, càng ngày chỉ lo thoả hiệp đầu hàng, nhân dân ta vẫn kiên quyết
chiến đấu khi kẻ thù mới đặt chân đến. Khi triều đình đầu hàng, phong trào
giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ Cần vương lại nổ ra.
1.2.1.Phong trào Cần vương
Nhà Nguyễn lên ngôi khác với các triều đại trước, là dựa vào sự giúp đỡ
của tập đoàn địa chủ miền Nam và sự giúp đỡ của tư bản Pháp, để đánh bại
phong trào nông dân Tây Sơn, chứ không phải chiến thắng kẻ thù xâm lược
19
hay chuẩn bị lực lượng để bảo vệ tổ quốc trước nguy cơ xâm lược. Nguyễn
Ánh, lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long (1802); tiếp đó các vua Minh
Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ra sức xây dựng và củng cố chế độ quân chủ chuyên
chế, nhằm duy trì quyền thống trị lâu dài của dòng họ. Mọi quyền hành đều
tập trung vào tay nhà vua, các quan lại chỉ thừa hành lệnh vua. Nhà nước
mang nặng tính bảo thủ, lo ngại việc đổi mới nên đã gạt bỏ nhiều đề nghị cải
cách duy tân của một số quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ.
Kể từ năm 1802, ngay khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, mâu thuẫn
giữa phong kiến với nhân dân càng trở nên gai gắt. Tuy có một số chủ trương,
biện pháp tích cực trong xây dựng đất nước, nhưng triều đình Nguyễn vẫn thi
hành nhiều chính sách bảo thủ và phản động trên tất cả các mặt. Điều này làm
bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy của nông dân và các tầng lớp nhân dân khác, diễn
ra liên tục dưới các triều vua Nguyễn. Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm
lược, một số cuộc khởi nghĩa lớn đã bùng nổ: Phan Bá Vành ở Nam Định
(1821); Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833); Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833);
Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833); Cao Bá Quát ở Bắc Ninh (1854). Để
duy trì chế độ phong kiến, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của giai cấp mình, nhà
Nguyễn đã ra sức đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, dìm các cuộc
khởi nghĩa trong biển máu.
Tuy mâu thuẫn gay gắt với triều đình Nguyễn, nhưng khi thực dân Pháp
xâm lược, với truyền thống yêu nước, nông dân tạm đặt mâu thuẫn giai cấp
xuống dưới nguy cơ ngoại xâm, đã cùng triều đình đứng lên chống Pháp. Việc
làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp ở Đà Nẵng và Gia
Định phần lớn là do phong trào đấu tranh của nông dân phối hợp với triều
đình (Kế hoạch của Pháp là đánh chiếm Đà Nẵng trong năm 1858, rồi dùng
Đà Nẵng làm bàn đạp đánh chiếm kinh thành HuÕ). Nhưng vừa đặt chân lên
bán đảo Sơn Trà quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự của quân triều đình,
20
được nghĩa quân nông dân kéo đến phối hợp. Sau 5 tháng bị giam chân tại
chỗ liên quân Pháp - Tây Ban Nha phải rút quân khỏi Đà Nẵng, mở mặt trận
Gia Định để đánh chiếm Nam kỳ).
Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, triều đình từ chỗ cùng nông
dân kháng chiến đi đến nhượng bộ rồi đến đầu hàng làm tay sai cho thực dân
Pháp (1858-1884).
Khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công ba tỉnh miền Đông Nam
kỳ(1859-1862), quân triều đình (Nguyễn Tri Phương) không trụ nổi trước hoả
lực của địch phải bỏ đại đồn Phú Thọ (Chí Hoà) vào tháng 2-1861. Phong trào
đấu tranh nông dân chống Pháp nổ ra không lúc nào ngớt; trong năm 1862,
phong trào dâng cao ở các quận, huyện và thị trấn thuộc hai tỉnh Gia Định,
Định Tường. Tình hình đó làm cho quân địch hết sức hoang mang, lo sợ.
Chính trong lúc này, triều đình Huế lại ký Điều ước 5-6-1862, cắt ba tỉnh
miền Đông Nam kỳ, cùng một số đặc quyền khác nhường cho Pháp.
Năm 1867, thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây mà không gặp
bất kỳ một sự chống cự nào của triều đình, nhưng phong trào nhân dân kháng
chiến chống Pháp vẫn mạnh mẽ. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Phạn
Tam- Phạn Ngũ với trung tâm Ba Tri (Bến Tre); của Nguyễn Trung Trực, của
Nguyễn Hữu Huân. Phong trào lan rộng khắp miền Đông ra miền Tây, nhưng
triều đình cố tình bỏ rơi cuộc đấu tranh của nhân dân, tìm cách ngăn cản, thậm
chí tiếp tay cho Pháp đàn áp làm cho các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại.
Nhân khi triều đình Huế tự hãm mình trong thế bị động, chủ trương
thương thuyết, quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngay từ
đầu cuộc đánh chiếm, chúng đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của nhân dân
Hà Nội và khắp nơi trên miền Bắc. Cuộc giao chiến ác liệt của quân Hoàng
Tá Viêm - Lưu Vĩnh Phúc ở Cầu Giấy, tháng 12-1873, không chỉ làm quân
Pháp ở miền Bắc hoảng loạn bỏ chạy mà còn khiến cho quân Pháp ở Nam kỳ
cũng khiếp sợ. Quân ta ở các nơi trong nước vô cùng phấn khởi, sẵn sàng
21
xông lên quét sạch quân giặc. Triều đình Huế hèn nhát, lại bỏ lỡ thời cơ,
không dám thừa thắng, hiệu triệu quần chúng xốc tới đuổi địch, lại tiến hành
thương thuyết, rồi ký Điều ước 15-3-1874 với những điều khoảng nặng nề.
Việc này làm cho nhân dân ta vô cùng căm phẫn.
Năm 1883, quân Hoàng Tá Viêm - Lưu Vĩnh Phúc và một số quan lại
chủ chiến chặn đánh quân địch ở Cầu Giấy lần hai, thu được thắng lợi to lớn.
Thắng lợi lần này làm cho quân, dân cả nước vô cùng phấn khởi; quân Pháp
thêm một lần nữa hết sức hoang mang, lo sợ. Thế mà triều đình Huế vẫn tiếp
tục hãm mình trong thế bị động, tìm cách thương thuyết; cuối cùng ký Điều
ước Hácmăng (25-8-1883). Điều ước này là sự phản bội tệ hại nhất của triều
đình Huế đối với nhân dân. Trên đà thắng thế, Pháp lại Ðp triều đình ký Điều
ước Patơnốt (1884). Điều ước này đã xác lập quyền đô hộ lâu dài của thực
dân Pháp ở Việt Nam. Triều đình phong kiến Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn
thực đân Pháp xâm lược, làm tay sai cho chóng.
Sự bạc nhược của phe chủ hoà trong triều đình Huế gặp phải sự chống
đối kịch liệt của quần chúng nhân dân, nhiều quan lại không chịu về Huế theo
lệnh triều đình mà mộ quân tiếp tục đánh giặc. Ở triều đình, phái chủ chiến
gồm Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết, các đại thần Nguyễn Văn Tường
và Trần Tiễn Thành, họp thành Hội đồng phụ chánh, được lập nên theo di
chiếu của vua Tự Đức trước khi mất (17-7-1883). Cả ba người này đều hành
động rất quyết liệt, ráo riết xây dựng lực lượng, tuyển mộ, huấn luyện quân
đội chờ ngày sống mái với quân thù. Tôn Thất Thuyết còn cương quyết phế
truÊt và trừ khử các ông vua triều Nguyễn mới được đặt lên ngôi mà đã bộc
lộ tư tưởng thân Pháp, như Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, để cuối cùng đưa
Hàm Nghi lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi. Ông thẳng tay trừng trị bọn quan lại cao
cấp hay hoàng thân quốc thích có hành động thân Pháp, đầu hàng, như thủ
22
tiêu Phụ chánh đại thần Trần Tiễn Thành, đầy đi xa Tuy Lý Vương, Gia Hưng
quận vương…
Thái độ chống Pháp của nhân dân trước sau vẫn không thay đổi, nhưng
do thái độ của triều đình mà nhân dân từ chỗ hợp tác với triều đình chống
Pháp đi đến chỗ chống cả Pháp lẫn Triều đình. Điều này thể hiện ở khởi nghĩa
của Trương Định, rồi các cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ở
Nghệ An. Trong cuộc khởi nghĩa này, bài hịch chống Pháp có câu:
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”
Sau khi hoà ước 1862 được kí kết, làn sóng phản đối triều đình dâng lên
rất cao trong nhân dân, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa bùng nổ, nhưng triều
đình Huế vẫn ngoan ngoãn thi hành các điều khoản đã kí kết, dù hoà ước đó
chưa được chính phủ Pháp phê chuẩn. Một phần do sợ địch ngay từ đầu, phần
khác do triều đình Nguyễn muốn bắt tay với Pháp để có thể dồn lực lượng
tiêu diệt phong trào đấu tranh của nông dân ngoài Bắc, nên hạ lệnh cho nghĩa
quân ở các nơi hạ khí giới, nộp súng cho Pháp. Lệnh của Triều đình không
một ai nghe theo. Đối với nghĩa quân Trương Định, Triều đình một mặt hạ
lệnh bắt phải bãi binh, mặt khác hai lần điều động chủ tướng đi nhận chức
Lãnh binh ở An Giang.
Được sự ủng hộ nhiệt thành của quần chúng yêu nước, Trương Định đã
cương quyết ở lại cùng nghĩa quân sát cánh chiến đấu đến cùng. Ngọn cờ
“Bình Tây đại nguyên soái” cùng với khẩu hiệu “ Phan - Lâm mãi quốc, triều
đình khí dân” (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước, triều đình bỏ
dân) gây thêm niềm tin tưởng cho quần chúng nhân dân. Đồng bào các xã,
huyện chuyền tay nhau đọc bản hịch kêu gọi chống Pháp của Trương Định.
Dưới quyền Trương Định lúc bấy giờ có hơn một vạn quân đang chuẩn bị
đánh úp Pháp ở Thuận Hoà, nhưng được sự giúp đỡ của Huỳnh Công Tấn
23
(trước đi theo nghĩa quân sau bỏ về hàng Pháp) dẫn đường quân Pháp đã bí
mật lọt vào căn cứ Trương Định, Ông cùng các chiến sĩ chiến đấu anh dũng
đến hơi thở cuối cùng. Sau khi Trương Định hi sinh, phong trào kháng chiến
chống Pháp gặp khó khăn hơn nhiều. Con ông là Trương Quyền, tiếp nối chí
hướng của cha, kéo một toán quân lên Tây Ninh phối hợp với đồng bào
Khơme và đồng bào Thượng xây dựng cơ sở kháng chiến lâu dài.
Hiệp ước 1874, cắt thêm đất dâng cho thực dân Pháp và công nhận thêm
nhiều đặc quyền đặc lợi của chúng ở Việt Nam; điều này càng gặp phải sự
phản ứng mạnh mẽ của nhân dân trong cả nước, đặc biệt ở Trung kỳ và Bắc
Kỳ. Liền sau khi hiệp ước được ký kết, nhiều cuộc khởi nghiã đã nổ ra vừa
chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng. Đáng chó ý nhất là
cuộc khởi nghĩa 1874 ở Nghệ An và Hà Tĩnh do một số sĩ phu văn thân yêu
nước chống Pháp lãnh đạo, như Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điền.
Nghĩa quân đã đánh chiếm được tỉnh lị Hà Tĩnh, cùng nhiều phủ huyện thuộc
Nghệ Tĩnh và đang tìm đường phát triển ra miền Bắc và vào các tỉnh phía Nam.
Quân triều đình đã dồn lực lượng dập tắt cuộc khởi nghĩa vào cuối năm 1874
Với hai bản Điều ước Hắcmăng (1883) và Patơnốt (1884), thực dân Pháp
đã hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược nước ta. Năm 1885, Tôn Thất Thuyết tổ
chức tấn công quân Pháp ở Huế, nhưng thất bại, Ông lấy danh nghĩa vua Hàm
Nghi xuống chiếu Cần Vương, vạch rõ tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi
văn thân, sĩ phu cùng nhân dân cả nước đứng lên đánh Pháp đến cùng.
Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ chưa có con đường cứu nước nào
ngoài con đường cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến. Do đó, chiếu Cần
Vương ban ra đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa kháng Pháp. Hưởng ứng
chiếu Cần Vương, cả một lớp văn thân, sĩ phu yêu nước hăng hái đứng ra
chiêu mộ nghĩa sĩ, lãnh đạo phong trào đấu tranh vò trang với mục tiêu “giúp
Vua cứu nước” (phong trào “Cần Vương”). Sở dĩ phong trào được sự ủng hộ
24
nhiệt liệt của đại bộ phận quần chúng, vì triều đình đã đầu hàng, nhân dân
phải đứng lên đấu tranh. Phong trào Cần Vương thực chất là phong trào đấu
tranh chống Pháp giải phóng dân tộc, dù có nhà vua đứng đầu; nhưng đó là
một ông Vua yêu nước muốn đánh đuổi kẻ thù, chứ không phải là một ông
Vua bán nước.
Phong trào Cần Vương kéo dài gần 12 năm (1885-1896), nổ ra hầu như
trong cả nước, kể cả Nam kỳ, nhưng tập trung nhất là Bắc kỳ và Trung kỳ.
Phong trào rộng khắp và sôi nổi nhất là trong những năm đầu, từ giữa 1885
đến cuối 1888. Sau thời kỳ phát triển rầm rộ và rộng khắp, phong trào Cần
Vương thu hẹp dần, trọng tâm phong trào chuyển lên vùng thượng du và
trung du. Những cuộc khởi nghĩa còn lại là những cuộc khởi nghĩa lớn, có
trình độ tổ chức cao, có địa bàn hoạt động rộng. Tiêu biểu là các cuộc khởi
nghĩa Hương Khê - Hà Tĩnh (1885-1896) của Phan Đình Phùng và Cao
Thắng; khởi nghiã Ba Đình - Thanh Hoá (1886-1887) của Phạm Bành và
Đinh Công Tráng; khởi nghĩa Hùng Lĩnh - Thanh Hoá (1886-1892) của Tống
Duy Tân và Cao Điền; khởi nghĩa Bãi Sậy- Hưng Yên (1883-1892) của
Nguyễn Thiện Thuật. Khởi nghĩa Hương Khê - cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
của phong trào Cần Vương - thất bại, cũng chấm dứt phong trào của văn thân,
sĩ phu hưởng ứng chiếu Cần Vương.
Phong trào Cần Vương tuy mạnh mẽ nhưng thiếu tập trung thống nhất
liên kết với nhau nên cuối cùng bị Pháp tập trung lực lượng tiêu diệt. Điều
này chứng tỏ ngọn cờ phong kiến không thể tập hợp, chỉ đạo sự thống nhất
nhân dân tạo nên sức mạnh chống ngoại xâm như ở thời kỳ chế độ phong kiến
dân tộc đang lên vào những thế kỷ X – XVIII qua các triều đại Lý, Trần, Lê
đánh thắng quân xâm lược các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
Cùng trong thời kỳ đó, bên cạnh phong trào Cần vương vẫn có các cuộc
đấu tranh tự phát của các dân tộc Ýt người ở miền núi, của nông dân mà đỉnh
25