Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.13 KB, 115 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển, con người không ngừng lao động, khát khao
khám phá thế giới tự nhiên và xã hội để hoàn thiện bản thõn, xõy dựng cuộc
sống ngày một tốt đẹp hơn. Đã có những thời mà sự màu mỡ của đất đai, sự
giàu có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự thuận lợi về vị trí địa lý
hay sự đông đúc về dõn cư cũng làm nên sự giàu có của các quốc gia và đôi
khi trở thành nhõn tố quyết định đến sự phát triển. Trong thời đại ngày nay,
các yếu tố thuận lợi tự nhiên đó cũng vẫn rất quan trọng nhưng không phải
là duy nhất và quyết định đến sự phát triển của các quốc gia.
Thực tế, sự phát triển của lịch sử cho thấy, có những quốc gia, không
có, có rất ít tài nguyên thiên nhiên, không được thiên nhiên ưu đói nhưng vẫn
có thể phát triển giàu mạnh. Nguyên nhân cơ bản đưa tới những thành tựu
phát triển đú chính là nhờ khoa học - kĩ thuật cùng với những tiến bộ do
chúng tạo nên. Trong nửa sau thế kỷ XX, nhân loại đang trải qua một cuộc
cách mạng khoa học - kĩ thuật hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghệ với
quy mô to lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực. Những
thành tựu và ứng dụng của khoa học – công nghệ đã làm thay đổi cơ bản các
nhân tố của sản xuất, đưa tới sự phát triển mạnh mẽ cho nhiều quốc gia. Ở
những quốc gia, phát huy tối đa được sức mạnh của khoa học - kĩ thuật, nền
kinh tế có sự phát triển vượt bậc, thậm chí là “thần kỳ” như Nhật Bản.
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, nằm trải hình cánh cung ở sườn
phía đông của lục địa châu Á, gồm khoảng 3000 hũn đảo, trong đó có bốn
hũn đảo lớn nhất là: Hokkaido, Hoshu, Shikoku, Kyushu. Nhật Bản có một
diện tích không lớn,toàn bộ diện tích đất liền tớnh đến tháng 10 năm 1989 là
377.688 km
2
, chỉ lớn hơn Phần Lan hoặc Ý một chút và bằng diện tích bang
lớn thứ năm của nước Mĩ – bang Montana [3,15]. Phần lớn đảo của Nhật
1
Bản có núi và núi lửa, tiêu biểu là núi Phú Sĩ, cao nhất ở Nhật Bản. Với dõn


số 123.612.000 người (năm 1990 ), Nhật Bản là một trong mười quốc gia có
dõn số lớn nhất thế giới - đứng hàng thứ bảy [3,15]. Vùng Tokyô, bao gồm
thủ đô Tôkyô và các tỉnh xung quanh có khoảng 30 triệu dõn sinh sống đã
trở thành vùng đô thị tập trung dõn đông nhất thế giới.
Nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản luôn phải hứng
chịu những trận động đất, nhiều núi lửa vẫn đang hoạt động đe doạ cuộc
sống của người dõn. Ngoài ra, sóng thần, bóo nhiệt đới cũng thường xuyên
sảy ra ở Nhật Bản. Không được thiên nhiên ưu đãi, Nhật Bản cũn là một
quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, hầu như không có dầu lửa, sắt, than
hoặc các tài nguyên khoáng sản khác. Nhật Bản phải phụ thuộc vào nhập
khẩu tới 85% các tài nguyên năng lượng.“Thiên nhiên Nhật Bản đẹp, nhưng
quả thật khắc nghiệt đối với con người con người Nhật Bản như càng
được tôi luyện trong thiên nhiên nghiệt ngã họ đã vươn lên một cách độc
đáo, trở thành một trong những dõn tộc đứng đầu thế giới về sự phát triển
kinh tế kĩ thuật.” [17, 25]
Lịch sử đất nước Nhật Bản, có thể nói, là lịch sử của quá trình đấu
tranh không biết mệt mỏi, vươn lên, vượt qua những khó khăn thử thách
nhiều khi tưởng chừng không thể vượt qua nổi.
Năm 1868, với cuộc Duy Tõn Minh Trị, đất nước Nhật Bản phong
kiến nghèo đói và lạc hậu đã vượt qua khủng hoảng, sự đe doạ xõm lược của
các nước thực dõn phương Tõy vươn lên phát triển theo con đường tư bản
chủ nghĩa. Nhật Bản nhanh chóng trở thành nước đế quốc phát triển nhất
chõu Á vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, thuộc phe Trục Phát
xít, Nhật Bản gõy nên cuộc chiến tranh ở chõu Á – Thái Bình Dương. Cùng
với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, tháng 8 năm 1945, Nhật Bản buộc
phải ký Tuyên bố Potsdam đầu hàng quõn Đồng minh vô điều kiện. Một
2
nước chiến bại sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã bị đè bẹp về
quõn sự, suy sụp về tinh thần, bị kiệt quệ về kinh tế. Nhật Bản đã phải gánh

chịu những thiệt hại nặng nề nhất từ trước tới giờ. Số người chết và bị
thương và mất tích lên tới khoảng 3 triệu người. Nền kinh tế lõm vào tình
trạng kiệt quệ, 40% đô thị, 80% tầu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá
huỷ, 13 triệu người thất nghiệp. Thảm hoạ đói rét đe doạ toàn nước Nhật.
[40,292].
Trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn tưởng chừng không thể vượt
qua nổi ấy, một lần nữa, ý chí quật cường của người dõn Nhật Bản lại được
thể hiện và chứng minh bằng thực tiễn.
Từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh, sau một thời gian ngắn phục
hồi, phát triển, đến đầu thập niên Nhật Bản đã vươn lên, trở thành một trong
ba trung tõm kinh tế - tài chớnh của thế giới (cùng với Mĩ và Tõy Âu). Có
nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về sự phát triển kinh tế của Nhật Bản
trong giai đoạn này nhưng tất cả đều thống nhất, trên phương diện kinh tế,
sự phát triển của Nhật Bản trong những năm 1951 đến năm 1973 là một hiện
tượng nổi bật, “thần kỳ”.
Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản (1951 – 1973) là rừ ràng,
không thể phủ nhận và để có được sự phát triển đó là đóng góp của nhiều
nhõn tố hợp thành. Đưa tới sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản
trong giai đoạn lịch sử này có nhiều nguyên nhõn, trong đó không thể không
nhắc đến vai trò của nhõn tố khoa học - kĩ thuật hiện đại. Những thành tựu
của khoa học - kĩ thuật hiện đại đã được Nhật Bản ứng dụng thường xuyên
và hiệu quả tạo nên tớnh cạnh tranh hơn hẳn cho hàng hoá Nhật bởi sự
phong phú, đa dạng, tiện ích, giá cả cạnh tranh và tiết kiệm năng lượng.
Như vậy, trong những nguyên nhõn phát triển, khoa học - kĩ thuật là
một nhõn tố quan trọng hàng đầu không thể thiếu, tạo động lực phát triển
“thần kỳ” cho nền kinh tế Nhật Bản.
3
Sau hàng thập kỷ đấu tranh giành và giữ nền độc lập dõn tộc, bị chiến
tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế ở xuất phát điểm thấp kém hơn so với các
nước phương Tõy, đất nước Việt Nam ta cũng đang trong quá trình khôi

phục và phát triển đi lên. Trong quá trình xõy dựng và phát triển kinh tế hiện
nay, tỡm hiểu về sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản là một
vấn đề hết sức thiết thực, được nhiều nhà khoa học nghiên cứu tỡm hiểu.
Các công trình nghiên cứu đã thấy được sự phát triển “thần kỳ” của Nhật
Bản, đánh giá một cách khách quan về những nguyên nhõn phát triển của
giai đoạn phát triển này. Nghiên cứu riêng về nhõn tố khoa học - kĩ thuật sẽ
góp phần làm sõu sắc thêm một trong những nguyên nhõn tạo nên sự phát
triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản. Qua đó, có thể rút ra một số kinh
nghiệm cho sự phát triển kinh tế của một số nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam.
Đặc biệt, hiểu rừ vai trò của nhõn tố khoa học - kĩ thuật trong phát
triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973, khi giảng dạy ở các trường
THPT sẽ có tác dụng giáo dục to lớn cho các em học sinh về ý thức học tập,
tiếp thu những kiến thức khoa học - kĩ thuật cơ bản. Trong công cuộc xõy
dựng và phát triển đất nước hiện nay, trách nhiệm của các em học sinh, chủ
nhõn tương lai của đất nước là học tập, trau dồi kiến thức, tích cực thu nhận
kiến thức ở nhà trường phổ thông để mai này lập nghiệp, đóng góp công sức
vào công cuộc phát triển đi lên của đất nước. Với tất cả những lý do khoa
học và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Nhõn tố khoa học - kĩ
thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhật Bản, một quốc gia phong kiến với nền văn hoá truyền thống độc
đáo, sớm tiếp thu công nghệ phương Tõy, vươn lên trở thành một cường
quốc ở chõu Á, ngang hàng với các nước tư bản phương Tõy vào cuối thế kỷ
4
XIX đầu thế kỷ XX. Nửa sau thế kỷ XX, thế giới lại một lần nữa nhắc đến
Nhật Bản như là một hiện tượng “thần kỳ” trong phát triển kinh tế.
Nghiên cứu lịch sử Nhật Bản nói chung, nghiên cứu sự phát triển
“thần kỳ” của Nhật Bản nói riờng là những vấn đề lịch sử hấp dẫn, thu hút

nhiều nhà khoa học, lịch sử trong và ngoài nước nghiên cứu.
Giới thiệu về đất nước Nhật Bản, lý giải sự phát triển mạnh mẽ của
mình, phải kể đến rất nhiều những công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học Nhật Bản.
Eiichi Aoki làm chủ biên, đã giới thiệu một cách khái quát nhất về đất
nước Nhật Bản trong cuốn sách Nhật Bản - đất nước và con người. Sách
do Nguyễn Kiên Trường dịch, nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2008.
Trong tác phẩm gần 500 trang, tác giả đã giới thiệu một cánh khái quát, đầy
đủ nhất về đất nước, con người Nhật Bản. Trong phần lịch sử và kinh tế, tác
giả đã nêu lên những nét khái quát về đặc điểm, quá trình phát triển của
khoa học, công nghệ Nhật Bản.
Takafusa Nakamura là một nhà nghiên cứu kinh tế Nhật Bản cho xuất
bản nhiều cuốn sách có giá trị khoa học, lịch sử. Trong 3 tập của cuốn Kinh
tế Nhật Bản sau chiến tranh: sự phát triển và cơ cấu, Takafusa đã tỡm
hiểu một cánh hệ thống, toàn diện về nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh
thế giới thứ hai đến những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Tác giả tập
trung nghiên cứu sự thay đổi về cơ cấu, tốc độ phát triển của nền kinh tế
Nhật Bản qua các thời kỳ: kết thúc chiến tranh, tăng trưởng nhanh và kết
thúc tăng trưởng nhanh. Trong các cuốn sách, nhất là ở tập 2, nhõn tố khoa
học - kĩ thuật cũng được đề cập đến trong sự thay đổi về cơ cấu, phát triển
của ngành công nghiệp hoá chất, công nghiệp nặng thời kỳ tăng trưởng
nhanh. Sách do Viện kinh tế thế giới, Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam ấn
hành năm 1988. Năm 1998, nhà xuất bản Chớnh trị quốc gia đã xuất bản
cuốn sách của Nakamura: Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản
5
hiện đại 1926 - 1994, Lưu Ngọc Trịnh dịch. Cuốn sách đã tập trung trình
bày những biến đổi lớn của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1926 đến năm
1994. Qua việc trình bày các chớnh sách của Chính phủ Nhật Bản nhằm
thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng qua các thời kỳ, độc giả sẽ nhận thấy các
chớnh sách về khoa học - kĩ thuật và tác động của các chớnh sách này đối

với sự tăng trưởng kinh tế.
Nhà sử học Seki Mitsuhiro khi trình bày khái quát về sự phát triển của
kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh phát triển chung của kinh tế thế giới, đặc
biệt là nền kinh tế Đông Nam Á đã trình bày khoa học - kĩ thuật như một
nguyên nhõn thúc đẩy phát triển kinh tế Nhật Bản và là công cụ để Nhật Bản
kết nối với kinh tế Đông Nam Á trong kỷ nguyên mới. Công trình Kinh tế
Nhật Bản trong kỷ nguyên Đông Nam Á mới do Phạm Bích Thu và Thang
Bích Liên dịch, nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1998.
Hai nhà nghiên cứu Kazushi Ohkawa và Hirohisa Komaha trong công
trình Kinh nghiệm công nghiệp hoá của Nhật Bản và tác dụng của nó đối
với các nền kinh tế đang phát triển đã cung cấp cho các độc giả một cách
toàn diện về điều kiện, quá trình công nghiệp hoá của kinh tế Nhật Bản từ
thời Minh Trị Duy Tân đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Từ đó tác giả
đã nêu ra một số kinh nghiệm thiết thực cho quá trình công nghiệp hoá của
các nước đang phát triển. Tất nhiên, một trong những yếu tố hàng đầu của quá
trình công nghiệp hoá là sự phát triển khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản. Sách
do Bùi Tất Thắng dịch, nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2004.
Saburo Okita, trong công trình Các nền kinh tế đang phát triển và
Nhật Bản: Những bài học về tăng trưởng, đã tỡm hiểu khoa học - kĩ thuật
như một biện pháp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản qua các thời kỳ
phát triển. Sách do Viện kinh tế thế giới, Uỷ ban khoa học - xã hội Việt Nam
phát hành năm 1988.
6
Tỡm hiểu một cách toàn diện nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh
thế giới thứ hai tới những năm 80 của thế kỷ XX, không thể không nhắc đến
công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả thuộc Viện nghiên cứu Đại học
Chuo: Kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sách được nhà
nghiên cứu Phạm Hưng Long dịch, nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành
năm 1992. Khi trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản các tác giả
cũng đã đề cập đến sự phát triển của khoa học - kĩ thuật như một biểu hiện,

nguyên nhõn thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nhật Bản qua các thời kỳ.
Cùng các công trình nghiên cứu của Nhật Bản, tỡm hiểu về lịch sử,
kinh tế và khoa học - kĩ thuật Nhật Bản phải kể đến nhiều công trình nghiên
cứu của các nhà khoa học Mĩ, Anh, Trung Quốc.
Ezraf Vogel, với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao, một nhà sử học
đã có thời gian sống ở Nhật Bản khá dài, trong cuốn sách Hoa kỳ học gì ở
Nhật Bản, đã cho thấy một cách khách quan sự phát triển nhanh chóng của
nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 80
của thế kỷ XX. Từ những nghiên cứu của mình, Ezraf đã rút ra những bài
học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế nước Mĩ mà trong đó nhõn tố khoa
học - kĩ thuật rất được chú trọng. Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản
cuốn sách này bằng cả hai thứ tiếng Anh và Việt năm 1990.
Martin Wolf, trong cuốn sách Những bài học từ sự thành công của
kinh tế Nhật Bản (Nguyên Vũ biên soạn), đã cung cấp cho bạn đọc những
bài học kinh nghiệm bổ ích rút ra từ sự thành công trong phát triển kinh tế
Nhật Bản. Trong những bài học đó, đương nhiên có bài học về sự vận dụng
và sáng tạo khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản trong phát triển kinh tế.
Nhà sử học Geoge Samson trong trình bày khái quát tiến trình lịch sử
Nhật Bản từ khởi thuỷ đến hiện đại, khi trình bày sự phát triển kinh tế Nhật
Bản thời hiện đại cũng đã đề cập đến sự phát triển của khoa học - kĩ thuật
7
Nhật Bản. Ba tập cuốn sách Lịch sử Nhật Bản do Lê Năng An dịch, nhà
xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1994 và 1995.
Nghiên cứu về nền kinh tế Nhật Bản cũng là vấn đề học giả G.C Allen
tỡm hiểu qua cuốn sách Chớnh sách kinh tế của Nhật Bản. Nền kinh tế
Nhật Bản được tác giả đề cập đến dưới góc độ tác động của các chớnh sách
của Nhà nước, qua các thời kỳ lịch sử Nhật Bản. Trong các chớnh sách của
nhà nước, một phần quan trọng là các chớnh sách phát triển khoa học - kĩ
thuật. Sách được Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế thế giới
xuất bản năm 1988.

Hai nhà nghiên cứu Trần Bình Phú và Lõm Trác Sử (Trung Quốc),
trong cuốn sách Phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ ở châu Á,
Phạm Quang Huy và Trần Đức Long dịch, nhà xuất bản Khoa học xã hội
xuất bản năm 2000, cũng đã nêu ra một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn
trong phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ châu Á. Các tác giả đã
phõn tích những vấn đề lý thuyết chuyển giao công nghệ ở Nhật Bản, hệ
thống chuyển giao công nghệ ở Nhật Bản và kinh nghiệm áp dụng cho các
nước chõu Á.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế sau chiến tranh với nhiều khó khăn,
trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, các nhà khoa học Việt Nam đã có
nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về lịch sử và kinh tế Nhật Bản qua các
thời kỳ.
Nhúm các tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Đỗ thanh
Bình, Trần Thị Vinh, đã tìm hiểu khái quát về lịch sử đất nước Nhật Bản từ
thời tiền sử tới thời hiện đại qua cuốn sách Lịch sử đất nước Nhật Bản. Các
tác giả đã cung cấp cho độc giả những kiến thức khái quát nhất về tự nhiên,
lịch sử, đất nước và con người Nhật Bản qua các thời kỳ lịch sử, trong đú có sự
phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản những năm 1951 - 1973.
8
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Doanh, năm 1998 đã chủ biên cuốn sách Nõng
cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước: Kinh nghiệm
của Nhật Bản và ý nghĩa áp dụng với Việt Nam. Khi tỡm hiểu những
chớnh sách nõng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các tác giả đã chỉ
ra được những biện pháp thúc đẩy khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản qua các
giai đoạn phát triển.
Tỡm hiểu về kinh tế Nhật Bản, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai đến nay phải kể đến những công trình nghiên cứu của nhà khoa học Lê
Văn Sang. Năm 1988, Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế thế
giới xuất bản cuốn sách Kinh tế Nhật Bản giai đoạn “thần kỳ” của Ông.
Cuốn sách nghiên cứu sự phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1951 - 1973.

Tác giả tỡm hiểu nguyên nhõn phát triển, sự phát triển của nền kinh tế Nhật
Bản, hậu quả của sự phát triển đó và yếu tố khoa học - kĩ thuật được tác giả
tỡm hiểu như một nhõn tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
Tương tự cuốn sách trên, năm 1991, cùng tiến sĩ Lưu Ngọc Trịnh, tiến
sĩ Lê Văn Sang đồng chủ biên cuốn sách Nhật Bản đường đi tới một siêu
cường kinh tế dày 342 trang, nhà xuất bản Khoa học xã hội. Trong cuốn
sách, các tác giả đã trình bày những bước phát triển của nền kinh tế Nhật
Bản một cách có hệ thống từ thời Minh Trị (1868) đến nửa đầu những năm
80 của thế kỷ XX. Trình bày về sự phát triển kinh tế, yếu tố khoa học kĩ
thuật được các tác giả tỡm hiểu như một yếu tố cấu thành, biểu hiện phát
triển của nền kinh tế Nhật Bản qua các thời kỳ nói chung.
Tiếp theo, phải kể đến các công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Lưu Ngọc
Trịnh. Tìm hiểu về Nhật Bản, nhất là sự phát triển kinh tế, các nhân tố tác động
đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho tới nay,
Lưu Ngọc Trịnh cú cỏc công trình Chiến lược con người trong “thần kỳ”
kinh tế Nhật Bản, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1996; Kinh tế Nhật Bản:
những thăng trầm trong lịch sử, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1998.
9
Tỡm hiểu riêng về sự phát triển của khoa học - kĩ thuật từ thời cổ đại
cho đến nay là nội dung cuốn sách Lịch sử kĩ thuật và cách mạng công
nghệ đương đại. Tác giả Hoàng Đại Phu, nhà xuất bản Khoa học - kĩ thuật
xuất bản năm 1997. Trong cuốn sách này, khoa học - kĩ thuật đã được tỡm
hiểu một cách khái quát, từ nguyên nhõn ra đời, nguồn gốc phát triển đến
những thành tựu, tác động của những thành tựu đó đến cuộc sống của con
người. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hay cũn gọi là cuộc cách mạng
công nghệ đang diễn ra được tác giả nghiên cứu một cách toàn diện, nêu rừ
những thành tựu cũng như những hạn chế, thách thức mà cuộc cách mạng
này đang đặt ra cho nhõn loại phải giải quyết. Đặc biệt, tác giả đã dành hẳn
một chương – chương XI, Công nghệ và sự phát triển tại một số nước (hơn
30 trang) để trình bày về chớnh sách của các quốc gia, trong đó có Nhật

Bản, về phát triển khoa học công nghệ; về những thành tựu, tác động của
cuộc cách mạng công nghệ đương đại đối với nền kinh tế và đời sống của
các quốc gia này.
Như vậy, rừ ràng đề tài mà chúng tôi nghiên cứu chưa được khai thác
một cách hệ thống, riêng biệt mà mới chỉ nằm rải rác trong những cuốn
sách. Vì thế, trong quá trình tập hợp tư liệu luận văn, chúng tôi cố gắng trình
bày một cách có hệ thống, chuyên sõu về những chớnh sách phát triển,
những thành tựu mà Nhật Bản đạt được trong khoa học - kĩ thuật và tác
động, vai trò của nhõn tố khoa học - kĩ thuật đến sự phát triển kinh tế Nhật
Bản giai đoạn 1951 - 1973 để từ đó rút ra những đặc điểm, kinh nghiệm cho
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
3. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhõn tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh
tế Nhật Bản giai đoạn 1951 - 1973. Để làm rừ sự phát triển của khoa học - kĩ
thuật Nhật Bản giai đoạn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các chớnh
10
sách của nhà nước nhằm phát huy nhõn tố khoa học - kĩ thuật; Tác động của
các chớnh sách này đối với sự phát triển của các ngành kinh tế Nhật Bản
trong giai đoạn này như thế nào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài không nhằm mục đích tỡm hiểu toàn bộ nền kinh tế Nhật từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay mà tập trung chủ yếu vào nghiên cứu
nhõn tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản giai
đoạn 1951 – 1973.
Sau một thời gian hàn gắn vết thương chiến tranh (1945 - 1950), đến
năm 1951, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu phục hồi đạt mức trước chiến tranh
và phát triển “thần kỳ”. Trong sự phát triển đó, khoa học - kĩ thuật đóng một
vai trò quan trọng, như một lực lượng sản xuất trực tiếp. Đề tài tập trung
nghiên cứu những chớnh sách thúc đẩy khoa học - kĩ thuật phát triển của

Chớnh phủ, các công ty, xí nghiệp Nhật Bản; tác động của các chớnh sách
đến sự phát triển khoa học - kĩ thuật và nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1951
- 1973, giai đoạn tăng trưởng nhanh.
3.3. Nhiệm vụ đề tài
Trước hết, đề tài tập trung tỡm hiểu về vai trò của nhõn tố khoa học -
kĩ thuật đối với sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới
thứ hai. Thấy được tớnh tất yếu, nhu cầu bức thiết của việc phát triển khoa
học - kĩ thuật của Nhật Bản.
Từ yêu cầu của thực tiễn, Nhật Bản có cơ sở và các chớnh sách gì để
phát triển khoa học - kĩ thuật. Tác dụng của các chớnh sách này chớnh là sự
ứng dụng khoa học - kĩ thuật đưa tới sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
Trên cơ sở những vấn đề nghiên cứu, rút ra nhận xét, thấy được
những ưu điểm và hạn chế của sự phát triển khoa học - kĩ thuật cũng như
phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn lịch sử này. Từ những đặc điểm, nhận
11
xét đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển khoa học - kĩ
thuật, phát triển kinh tế của các nước đang phát triển.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhận thấy có hai
nguồn tài liệu chớnh, đó là
Nguồn tư liệu gốc: Các văn bản của Nhà nước, Chính phủ Nhật Bản
có liên quan tới việc phát triển khoa học - kĩ thuật, định hướng phát triển
nền kinh tế giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1973.
Nguồn tư liệu tham khảo khác, bao gồm các tài liệu chuyên khảo, các bài
viết của các nhà nghiên cứu phương Tây, Nhật Bản và Việt Nam đăng trờn cỏc
tạp chí hoặc được dịch trong tư liệu của Thông tấn xã Việt Nam Nguồn tài
liệu này khá phong phú và mang nhiều quan điểm đỏnh giá khác nhau.
Ngoài ra, chúng tôi cũng có tham khảo một số cuốn sách, tập tư liệu
chuyên đề được các nhà xuất bản phát hành trong những năm gần đõy.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác –
Lênin, theo đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.
Tuõn thủ theo phương pháp nghiên cứu đặc thù của bộ môn lịch sử,
đề tài được nghiên cứu trên cơ sở đánh giá khách quan, khoa học. Các vấn
đề đưa ra đều được đặt trong bối cảnh lịch sử, thời gian và không gian lịch
sử cụ thế để xem xét, đánh giá.
Trên cơ sở xem xét toàn diện, khách quan các vấn đề, có sự liên hệ so
sánh rồi rút ra nhận định, đánh giá và bài học kinh nghiệm cụ thể.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài đóng góp thêm những hiểu biết về nền kinh tế Nhật Bản trong
giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai dưới tác
động của một nhõn tố sản xuất.
12
Đề tài đồng thời cũng cung cấp thêm những hiểu biết về sự phát triển
của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau chiến tranh thế giới hai, sự phát
triển của nhõn tố này ở một quốc gia, một nền kinh tế cụ thể. Đề tài cũng
cho thấy rừ vai trò, tác động của khoa học - kĩ thuật, “lực lượng sản xuất
trực tiếp” thời hiện đai, đến sự phát triển của một nền kinh tế điển hình cho
sự tăng trưởng mạnh mẽ - Nhật Bản.
Từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản, dưới tác động
của khoa học - kĩ thuật, rút ra được những bài học kinh nghiệm thiết thực
cho các nước cũn đang trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu. Trong thời đại
khoa học – công nghệ hiện nay, những bài học kinh nghiệm của Nhật Bản
có khả năng ứng dụng vào công cuộc xõy dựng và phát triển đất nước, đưa
các nước thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu.
13
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TÍNH TẤT YẾU PHẢI PHÁT TRIỂN KHOA HỌC – KĨ THUẬT

CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1.1. Khái niệm khoa học - kĩ thuật
Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, xã hội loài người cũng là một hệ
thống hết sức phức tạp, cấu thành bởi nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hoá, tư
tưởng, Tất cả những lĩnh vực đó đều tác động đến hoạt động của con người
và thông qua các hoạt động của con người, mà hoạt động của con người thì
bao giờ cũng có ý thức, do ý chí chỉ đạo. Trên quan điểm duy vật biện chứng,
xuất phát từ đời sống hiện thực của con người là sản xuất ra của cải vật chất,
C.Mỏc đã phát hiện ra hai mặt không tách rời nhau: một là quan hệ giữa
người với tự nhiên, mặt khác là quan hệ giữa người với người trong sản xuất.
“Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên. Người ta
không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo cách nào đó để
hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau” [19,552]
Quan hệ giữa người với tự nhiên trong sản xuất chớnh là lực lượng
sản xuất. Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực hoạt động thực tiễn của con
người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất là toàn
bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải
vật chất, bao gồm: người lao động (với thể lực, tri thức và kỹ năng lao động
nhất định) và tư liệu sản xuất (công cụ lao động).
Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, người lao động là chủ thể
của quá trình lao động sản xuất. Bằng thể lực, tri thức và kỹ năng lao động
của mình, người lao động sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao
động, tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Cùng với
14
quá trình phát triển của sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con
người nhất là trí tuệ ngày càng được nõng cao và dần dần lao động trí tuệ trở
thành nhõn tố chớnh, “lực lượng sản xuất trực tiếp”.
Khoa học - kĩ thuật là sản phẩm của hoạt động nhận thức và phát triển
trí tuệ của con người. Con người sử dụng khoa học - kĩ thuật để cải tạo đối
tượng lao động, bảo vệ thiên nhiên làm ra của cải vật chất, tinh thần phục vụ

nhu cầu cuộc sống. Khoa học - kĩ thuật đồng thời cũng là phương tiện để
con người hoàn thiện bản thõn mình với tư cách là một lực lượng sản xuất
đặc biệt.
Để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, ngay từ khi xuất hiện, con
người đã phải lao động, phải sản xuất ra của cải vật chất.
Khoa học là “Lĩnh vực hoạt động nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất
ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy” [41,556]. Khoa học bao
gồm tất cả những điều kiện và những yếu tố của sự sản xuất này là: những
nhà khoa học với những tri thức và những nhân lực, trình độ và kinh nghiệm
của họ với sự phân công và hợp tác lao động khoa học; những cơ quan khoa
học, những trang bị thực nghiệm và thí nghiệm; những phương pháp của công
tác nghiên cứu khoa học, hệ thống khái niệm và phạm trù; hệ thống thông tin
khoa học cũng như toàn bộ tổng số những tri thức hiện có với tư cách hoặc là
tiền đề, hoặc là phương tiện, hoặc là kết quả của sản xuất khoa học. Những
kết quả này cũng có thể là một trong những hình thái ý thức xã hội.
Theo quan điểm của những nhà tư tưởng theo chủ nghĩa thực chứng
nhận định thì khoa học chỉ bó hẹp vào những ngành khoa học tự nhiên hay
nói cách khác khoa học chỉ có ở những ngành “khoa học chớnh xác”. Thực
tế, trên quan điểm duy vật biện chứng, khoa học được coi là một hệ thống
hoàn chỉnh bao gồm một tương quan cơ động trong lịch sử giữa các bộ môn
khác nhau: tự nhiên học và khoa học nghiên cứu xã hội, giữa phương pháp
và lý luận và nghiên cứu ứng dụng. Khoa học là kết quả tất yếu của phõn
15
công lao động xã hội; nó xuất hiện tiếp theo việc tách lao động trí óc khỏi
lao động chõn tay, cùng với việc biến hoạt động nhận thức thành một loại
công việc đặc thù của một nhúm người đặc biệt, số người này ban đầu có số
lượng rất ít.
Các nhà nước phương Đông cổ đại (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung
Quốc), đã tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học. Các quốc gia này đã tích
luỹ và lý giải được những tri thức kinh nghiệm về tự nhiên và xã hội, xuất

hiện những mầm mống của thiên văn học, toán học, đạo đức học, logớc học.
Những thành tựu này của nền văn minh phương Đông đã được lĩnh hội và
xõy dựng lại thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh ở Hy Lạp cổ đại, nơi mà
từ đầu thế kỷ IV TCN đã xuất hiện những nhà tư tưởng chuyên nghiên cứu
khoa học, đoạn tuyệt với hệ thống tôn giáo và thần thoại. Từ đó đến trước
cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII, XIX, chức năng chớnh của khoa học
là giải thích, nhiệm vụ cơ bản của khoa học là nhận thức nhằm mở rộng
nhón quan về thế giới, về tự nhiên mà con người là một bộ phận trong đó.
Chỉ khi sản xuất bằng máy móc trên quy mô lớn ra đời mới có điều kiện
biến khoa học từ chỗ là một nhõn tố mang tớnh chất tư biện là chủ yếu thành
một nhõn tố tích cực của bản thõn sản xuất. Giờ đõy, nhiệm vụ nhận thức
với mục đích sửa đổi cải tạo tự nhiên được nêu lên như là nhiệm vụ cơ bản
của khoa học.
Kĩ thuật (hay kỹ thuật) được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt thông
dụng là Tổng thể nói chung những phương tiện và tư liệu hoạt động của con
người, được tạo ra để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu
phi sản xuất của xã hội. [46,501]
Kĩ thuật, technology (tiếng Anh) hoặc technologie (tiếng Pháp) với ý
nghĩa khoa học về các kĩ thuật, hoặc sự nghiên cứu có hệ thống về các kĩ
thuật. Cũn thuật ngữ kĩ thuật (technic hoặc technique) thì đã có từ thời Hy
Lạp cổ đại (techne

). Thông thường, người ta sử dụng thuật ngữ technology
16
để chỉ các kĩ thuật cụ thể bắt nguồn từ những thành tựu khoa học như là một
sự phát triển của khoa học trong các ứng dụng thực tiễn, nhằm đưa lại hiệu
quả thực tế cho hoạt động của con người. Trong thời đại hiện nay tiến bộ kĩ
thuật cũn được phát biểu một cách hết sức nhõn văn là “chỗ gặp nhau giữa
cái có thể được thực hiện được về mặt kĩ thuật và cái đáng được mong
muốn về mặt xã hội” [31,190].

Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại,
khoa học với tư cách là một hệ thống đang được xõy dựng lại một cách mới
về cơ bản. Muốn khoa học có thể đáp ứng được nhu cầu của sản xuất hiện
đại, các tri thức khoa học phải trở thành tài sản của một đội ngũ đông đảo
những chuyên gia, kỹ sư, những người tổ chức sản xuất và công nhõn. Khoa
học thời hiện đại mang những nét đặc trưng mới. Nó không chỉ đơn thuần đi
theo sự phát triển của kĩ thuật mà cũn vượt qua kĩ thuật, trở thành lực lượng
chủ chốt của tiến bộ sản xuất. Toàn bộ các lĩnh vực nghiên cứu khoa học
(trong khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội) đã có tác dụng thúc đẩy
sản xuất xã hội. Nếu như trước kia khoa học phát triển như một thể chế xã
hội bị cô lập hoá, thì ngày nay, khoa học xõm nhập vào mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Tri thức khoa học và quan điểm khoa học là cần thiết trong sản
xuất vật chất, trong kinh tế, trong chớnh trị, trong lĩnh vực quản lý, trong hệ
thống giáo dục Cho nên, khoa học đang phát triển với một nhịp độ nhanh
hơn mọi lĩnh vực hoạt động khác.
Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật đến một mức độ nhất định biến
thành cách mạng. Nửa sau thế kỷ XX được lịch sử ghi nhận là thời kỳ nhõn
loại đang trải qua một cuộc cách mạng to lớn trong sản xuất: Cách mạng
khoa học - kĩ thuật. “Cách mạng khoa học kĩ thuật là sự biến đổi về chất
diễn ra trong hệ thống lực lượng sản xuất hiện đại, bảo quản mọi khía cạnh
của những quan hệ công nghệ và tiêu biểu ở chỗ kĩ thuật bước vào giai
đoạn phát triển mới của mình là giai đoạn tự động hoá”.[41,134] Nếu như
17
trước kia, sản xuất bằng máy móc bắt buộc con người phải trực tiếp tham dự
vào quy trình công nghệ, phải thực hiện những chức năng cơ giới, kĩ thuật
thì nay sản xuất hoàn toàn tự động hoá. Ở đó, đối tượng lao động hoàn toàn
là do chớnh hệ thống kĩ thuật gia công, hệ thống này hoạt động không cần
có sự tham gia trực tiếp của công nhõn. Bản chất xã hội của cuộc cách mạng
khoa học - kĩ thuật là ở sự biến đổi vị trí vai trò của con người trong sản
xuất. Tự động hoá, về nguyên tắc không những không hạ thấp mà cũn nõng

cao vai trò của con người trong quá trình sản xuất. Con người, được giải
phóng khỏi việc thực hiện những chức năng máy móc, kĩ thuật, có khả năng
để tõm vào lao đông sáng tạo, trình độ văn hoá kĩ thuật của con người được
nõng cao. Chớnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật đã cho phép
lực lượng sản xuất tiến những bước khổng lồ. Với những tiến bộ vượt bậc,
sức mạnh to lớn của mình, khoa học - kĩ thuật giúp con người có điều kiện
tốt hơn để học tập, nghiên cứu phát triển trí tuệ và con người, với những
hoạt động của mình tác động ngược lại sự phát triển của khoa học - kĩ thuật,
thúc đẩy những tiến bộ xã hội.
1.2. Các yếu tố đòi hỏi Nhật Bản phải phát triển khoa học – kĩ thuật
1.2.1. Yếu tố khách quan
1.2.1.1. Vai trò của khoa học – kĩ thuật
Suốt hàng chục thế kỷ, trong lịch sử phát triển lõu dài của xã hội loài
người, tiến bộ kĩ thuật và tiến bộ công nghệ diễn ra theo kinh nghiệm, dựa
trên sự tích luỹ kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất của con người, không có
hoặc có rất ít sự tham gia của khoa học. Nhưng vào khoảng giữa thế kỷ XX,
từ những quá trình chuyên biệt trước đõy, tiến bộ khoa học và tiến bộ kĩ
thuật phát triển mạnh mẽ, trở thành một quá trình thống nhất – quá trình tiến
bộ khoa học kĩ thuật.
Trở lại lịch sử xa xưa, có một thời kỳ dài trong lịch sử, để duy trì sự
tồn tại, con người đã phải tạo ra những kĩ thuật và công nghệ cần thiết mà
18
chưa có một luận chứng khoa học nào cả. Chẳng hạn, cuối thời nguyên thuỷ,
cuộc cách mạng kĩ thuật đầu tiên thời đá mới với việc phát minh ra dùng
thừng, cung tên, kĩ thuật mài, khoan đồ đá, con người biết đến săn bắn, đánh
cá, trồng trọt và chăn nuôi; ở thời cổ đại, thế kỷ VII - VI TCN, cuộc cách
mạng mới bắt đầu bằng việc nấu chảy kim loại, chế tạo công cụ lao động
bằng kim loại thay thế cho công cụ đá; hay cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỷ
X - XII với động cơ chạy bằng sức gió và sức nước. Những thành tựu trên
chứng thực rằng tất cả những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ đó bắt nguồn từ

kinh nghiệm sản xuất tích luỹ qua nhiều thế hệ chứ không phải có căn cứ
khoa học, trải qua hàng triệu, vạn năm phát triển của loài người. Chớnh bởi
vậy, ở giai đoạn phát triển này của xã hội loài người, độ màu mỡ của đất đai,
sự giàu có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên tái sinh và không tái sinh,
sự thuận lợi về vị trí địa lý, sự đông đúc của cư dõn đã làm nên sự giàu có
của các quốc gia khác nhau. Trong thời đại của chúng ta, tất cả những yếu tố
đó cũng vẫn rất quan trọng và cũng cần phải tớnh đến, song chớnh tiềm
năng khoa học, kĩ thuật và công nghệ cùng với những tiến bộ do chúng tạo
nên mới thực sự là những chỉ số có ý nghĩa nhất nói lên trình độ thực tế và
khả năng tiềm tàng bảo đảm cho sự phát triển nhanh chóng của các lực
lượng sản xuất, của sức mạnh kinh tế và quõn sự của mỗi quốc gia.
Cuộc cánh mạng khoa học - kĩ thuật đương đại (cách mạng công
nghệ) có nội dung phong phú và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với
những đổi thay về khoa học kĩ thuật của những giai đoạn lịch sử trước đó.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày nay đang phát triển sõu rộng
và diễn ra hết sức sôi động, bao quát toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của con
người với những thành tựu to lớn và kỳ diệu, vượt xa những trong đợi và dự
đoán của con người.
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai
đến nay không chỉ là một hiện tượng thuần tuý về khoa học - kĩ thuật mà
19
cũn là một hiện tượng lịch sử, một bộ phận quan trọng của sự phát triển của
xã hội, gõy nên những tác động to lớn, làm thay đổi sõu sắc mọi mặt của đời
sống xã hội loài người.
Khoa học - kĩ thuật trong giai đoạn lịch sử hiện nay đã kéo dài cánh
tay con người bằng việc thay đổi các hệ thống kĩ thuật trước đõy, tạo ra các
công cụ sản xuất mới với hiệu quả rất cao. Khoa học kĩ thuật cũn mở rộng
bộ óc và khả năng tư duy, làm tăng lên vượt bậc năng lực nhận thức và cải
tạo thế giới của con người. Nó cho phép thực hiện những bước nhảy vọt
chưa từng có của lực lượng sản xuất và năng xuất lao động; làm thay đổi vị

trí, cơ cấu, các ngành sản xuất và các vùng kinh tế. Cuộc cách mạng khoa
học - kĩ thuật này cũng đã đưa tới sự xuất hiện nhiều ngành công nghiệp
mới, nhất là những ngành có liên quan đến những tiến bộ của khoa học - kĩ
thuật đương đại như: công nghiệp vũ trụ, tên lửa, công nghiệp điện tử, vật
liệu tổng hợp, công nghệ vi sinh Những sản phẩm khoa học - kĩ thuật đã
làm thay đổi phương thức sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống xã hội. Đời
sống thay đổi và mức sống con người ngày càng được nõng cao.
Với những tác động mà cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đem lại
cho cuộc sống con người, các tiêu chí của sự phát triển cũng đã thay đổi cơ
bản. Thang giá trị phát triển của xã hội không được đỏnh giá bằng những giá
trị vật chất đơn thuần như trước kia mà được đỏnh giá bằng trí tuệ. Trí tuệ
như một yếu tố khởi động cho guồng máy sản xuất hoạt động theo dạng thức
mới: gia tăng các ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao; là các thiết bị
máy móc tự động hoá, hiệu suất cao; là công nghệ sản xuất hiệu quả, chất
lượng cao nhưng lại giảm chi phí sản xuất, tiêu hao năng lượng ít và thân
thiện với môi trường Trí tuệ trở thành vật phẩm cao cấp, có giá trị sử dụng
vô giá, có mối giao lưu đặc biệt trong thị trường hiện đại và bản thân nó cũng
tạo ra những thị trường riêng biệt có sức hút và cạnh tranh quyết liệt.
20
Với những thành tựu của mình, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
hiện nay đã làm đảo lộn nhiều giá trị, quan niệm truyền thống.
Cơ cấu kinh tế xã hội loài người có sự thay đổi mạnh mẽ, từ chiều
rộng sang chiều sõu, từ nền sản xuất vật chất sang nền sản xuất phi vật chất.
Lực lượng sản xuất vì thế được xác lập một cơ cấu và loại hình phát triển
mới. sản xuất bằng máy móc, trong đó con người phải bắt buộc phải trực
tiếp tham dự vào quy trình công nghệ, phải thực hiện những chức năng cơ
giới, kĩ thuật được thay thế cho sản xuất tự động hoá, điều khiển hoá. Các
yếu tố của công cụ, công nghệ và tư liệu sản xuất cũng từ đó có sự đổi khác.
Tiến bộ khoa học - kĩ thuật đã tạo ra những vật liệu, nguyên, nhiên liệu mới,
hạn chế tối đa sự lệ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản

truyền thống. Các nguyên liệu tự nhiên được thay thế bằng các chế phẩm
nhõn tạo, tái chế Điều này góp phần vào việc đảm bảo sự cõn bằng sinh
thái. Vị trí và vai trò của con người - yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất
có những thay đổi nhất định, khả năng tự sáng tạo với tài năng và trí tuệ
được khuyến khích đề cao. Công cụ, công nghệ sản xuất với hàm lượng chất
xám cao trở thành những mặt hàng, sản phẩm hàng hoá được trông đợi và có
khả năng thu lợi nhuận cao nhất cho các nhà đầu tư.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật dẫn tới những biến
động về tương quan lực lượng giữa các nước. Những nước đi đầu về khoa
học - kĩ thuật có nhiều cơ hội thuận lợi để khắc phục các cuộc khủng hoảng,
đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, giành được nhiều lợi thế về kinh tế và
quõn sự, tăng cường nhanh chóng sức mạnh tổng hợp quốc gia, củng cố và
phát huy vai trò của mình trong nền chớnh trị thế giới. Những quốc gia
không tận dụng được cơ hội này sẽ bị tụt hậu, thua kém ngày càng nhiều,
mất vị trí và vai trò kinh tế - chớnh trị trước đõy của mình và bị phụ thuộc
vào các cường quốc mới.
21
Với những thành tựu to lớn của mình, khoa học - kĩ thuật ngày nay đã
tạo ra một nền kinh tế thế giới năng động, quốc tế hoá cao, bao gồm tất cả
các nước, cùng hợp tác, cùng đấu tranh để phát triển. Nền kinh tế thế giới
đang vận động trong mối quan hệ đan chéo, phụ thuộc và tác động lẫn nhau.
Nhiều quốc gia buộc phải điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế để phù hợp với xu
thế mới, đẩy mạnh xu thế chuyển giao công nghệ hiện đại, đầu tư vào các
ngành kĩ thuật cao.
Với những thành tựu kỳ diệu mà khoa học - kĩ thuật đem lại, con
người bước vào một kỷ nguyên mới của sự phát triển, một nền văn minh
mới: “Văn minh trí tuệ” hay cũn gọi “văn minh hậu công nghiệp”.
Như vậy, có thể nói, khoa học - kĩ thuật là yếu tố tiên quyết, quan
trọng, thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia. Trong thời hiện đại ngày nay,
với sức mạnh vượt trội của mình, khoa học kĩ thuật cũn mang ý nghĩa sống

cũn, vai trò quyết định không những đối với sự phát triển mà cũn là sự tồn
vong của mỗi quốc gia và dõn tộc.
1.2.1.2. Sự phát triển khoa học - kĩ thuật và nền kinh tế thế giới sau
Chiến tranh thế giới thứ hai
Do nhu cầu của cuộc sống, để tồn tại và phát triển, con người không
ngừng cải tiến công cụ, kĩ thuật lao động và phát triển khoa học. Tinh thần
cầu thị, bản năng học hỏi và khám phá của con người đã đưa khoa học - kĩ
thuật tiến những bước dài trên chặng đường phát triển của lịch sử. Và dường
như càng thử thách, cam go, ý chí vươn lên, sức sáng tạo của con người lại
càng được chứng tỏ hơn bao giờ. Những cuộc cách mạng về kĩ thuật thời
nguyên thuỷ, cổ đại, trung đại và cận đại đã cho thấy điều đó. Cuộc cách
mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là một minh chứng
cụ thể nhất.
Những tiền đề cho cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau chiến tranh
thế giới hai đã có từ những năm 30 của thế kỉ XX, sau cuộc đại khủng hoảng
22
kinh tế thế giới, các nước đã có nhiều biến đổi quan trọng. Chủ nghĩa tư bản
đã phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu kinh tế. Đi đôi với việc
sở hữu tư bản tư nhõn, hình thức sở hữu nhà nước được nhấn mạnh hơn.
Hình thức sở hữu tư nhõn của những người ăn lương dưới dạng công ty cổ
phần ngày một phổ biến. Đõy là một hình thức sở hữu hỗn hợp, cho phép
tập trung một khối lượng vốn cần thiết cho yêu cầu đầu tư để phát triển kĩ
thuật, phát triển sản xuất đồng thời tạo tõm lý thuận lợi gắn bó công nhõn
với xí nghiệp, với công ty. Trong một chừng mực nhất định nào đó, người
công nhõn làm thuê có thể coi công ty như là của chớnh mình, cống hiến
nhiều hơn cho sự phát triển của công ty.
Đi đôi với việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu, hình thức tổ chức
quản lý sản xuất cũng có nhiều biến đổi tương ứng. Quá trình sản xuất ra sản
phẩm cuối cùng được chia thành nhiều phần việc nhất định, giao cho từng
nhóm công nhõn phụ trách, tự phõn công với nhau và hỗ trợ nhau, tự đảm

nhận việc đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Cơ chế quản lý cứng
nhắc, mệnh lệnh áp đặt từ trờn xuống được thay bằng một cơ chế quản lý
hỗn hợp, trên xuống và dưới lên, tỡm cách phát huy sáng kiến của mọi
người, gắn trách nhiệm với quyền lợi tới từng người tham gia lao động, tạo
ra sản phẩm lao động.
Các nước cũng rất chú trong đến việc nõng cao trình độ công nghệ
trong sản xuất, lấy khai thác công nghệ đặc biệt là công nghệ cao làm động
lực chủ yếu để phát triển sản xuất và tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
Các nước tập trung đổi mới sản phẩm, sáng chế ra những sản phẩm mới để
tạo ra nhu cầu mới, thị trường mới; đổi mới công nghệ chế tạo để tăng năng
xuất, nõng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh thắng lợi,
thu được lợi nhuận tối đa.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939 – 1945), trong khi tham
chiến, các nước đều đi sõu nghiên cứu khoa học - kĩ thuật nhằm phát triển
23
những hướng công nghệ mới phục vụ cho các yêu cầu của chiến tranh mà hệ
thống kĩ thuật lúc bấy giờ không đáp ứng được. Những thành tựu công nghệ
trong chiến tranh như động cơ phản lực, vô tuyến điện và đặc biệt là năng
lượng nguyên tử đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho một cuộc cách
mạng khoa học - kĩ thuật sau chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, những hậu quả
mà cuộc chiến này gõy ra về người và của là khủng khiếp nhất trong lịch sử
loài người, bằng tất cả các cuộc chiến tranh của 1000 năm trước cộng lại.
Kiến trúc hạ tầng, cơ sở công nghiệp của các nước tham chiến, dù thắng hay
bại, đều bị phá huỷ nghiêm trọng. Tổng số người chết và tàn tật do chiến
tranh gõy ra là 150 triệu người, tiêu phí trên 4000 tỉ đôla, tình trạng đói kém,
bệnh tật diễn ra tại nhiều nước tham chiến [40,216 - 217]
Để khắc phục những hậu quả nặng nề, những tàn phá ghê gớm của
chiến tranh đòi hỏi phải có một khối lượng vật chất - kĩ thuật khổng lồ,
những phương tiện kĩ thuật và giải pháp công nghệ có hiệu quả cao để xõy

dựng lại các thành phố, làng mạc, các xí nghiệp và khắc phục những khó
khăn của đời sống nhõn dõn. Trong khi đó, ngay sau khi Chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc, các nước trên thế giới lại bị lôi cuốn vào một cuộc
chiến tranh mới do Mĩ phát động nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa: Chiến tranh lạnh. Nhiều cơ sở công nghiệp quốc phòng,
chẳng những không chuyển sang phục vụ cho kinh tế và đời sống mà cũn
tiếp tục được phát triển, được hiện đại hoá lên trình độ cao hơn để phục vụ
cho các kế hoạch chạy đua vũ trang trong cuộc Chiến tranh lạnh. Sự tăng lên
đột ngột trên quy mô lớn và nhiều mặt các nhu cầu xã hội đòi hỏi cấp thiết
sự ra đời của các giải pháp công nghệ mới, một hệ thống công nghệ mới có
hiệu quả hơn. Những nhu cầu phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế
giới hai, đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ. Kinh tế thế
giới những năm 50, 60 phát triển nhanh và đều hơn các thập kỷ trước. GDP
24
của Mĩ và các nước Tõy Âu trong những năm 1870 - 1913 chỉ tăng trung
bình khoảng 2,7%, những năm 1913 - 1950 chỉ đạt 1,3% thì trong những
năm 1950 - 1960, GDP của thế giới tư bản tăng khoảng 5%. Khối lượng
thương mại thế giới trong những năm 1870 - 1913 tăng 3,5%, những năm
1913 - 1950 tăng 1,3% thì trong những năm 1950 - 1960 tăng trung bình
7,6% [24,39]. Sự phát triển của kinh tế và thương mại các nước tăng nhanh
như vậy là yếu tố thuận lợi cho nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng khôi
phục và phát triển dựa vào tăng cường xuất khẩu thương mại.
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thương mại quốc tế, Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF) được thành lập. Cơ chế tiền tệ có tớnh toàn cầu đựoc
thiết lập với việc đôla được tự do chuyển đổi ra vàng theo một tỉ giá hối đoái
nhất định giữa các loại tiền tệ chớnh trong khi tỉ giá đồng Yên của Nhật Bản
so với đồng đôla rất thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu ồ ạt
hàng hoá của Nhật Bản sang Mĩ.
Nền kinh tế Mĩ là nền kinh tế duy nhất được kích thích phát triển
trong chiến tranh và phát triển vượt bậc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Với

những mối quan hệ gắn bó với Mĩ sau chiến tranh (bị Mĩ đóng quõn, thực
hiện chế độ quõn quản, thực hiện những đơn đặt hàng quõn sự của Mĩ cho
chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam ), có thể nói Nhật Bản đã có
những thuận lợi nhất định để thúc đẩy kinh tế, khoa học kĩ thuật phát triển
vào những năm 50, 60 và đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, vươn lên, trở
thành một trong những trung tõm kinh tế - khoa học kĩ thuật hiện đại của thế
giới.
1.2.2. Yếu tố chủ quan
1.2.2.1. Địa lý tự nhiên
Nhật Bản là một quần đảo trải dài từ Đông Bắc xuống Tõy Nam,
ngoài khơi bờ biển phớa Đông lục địa chõu Á. Toàn bộ diện tích đất liền
tớnh đến tháng 10/1989 là 377.688km
2
, chỉ bằng 0,035 diện tích toàn thế
25

×