Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN co xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.79 KB, 12 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Vị trí vai trò
Trong những năm gần đây,viêc đối mới phương pháp dạy học được xem là một yêu
cầu cần thiết cấp bách biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Người giáo
viên không chỉ là người làm nhiệm vụ truyền đạt kiến thức đơn thuần , mà phải cung
cấp những kiến thức chìa khóa để tự bản thân các em có khả năng vận dụng những
kiến thức của ba phân môn : Văn - Tiếng Việt để làm một bài tập làm văn hoàn chỉnh
đúng mục đích yêu cầu. Chính vì vậy môn làm văn đóng một vai trò quan trọng trong
chương trình Ngữ Văn THCS bên cạnh phân môn Văn – Tiếng Việt.
Trong chương trình tích hợp, môn làm văn lại được đề cao hơn, là một trong hai trục
tích hợp chính của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông :
- Trục tích hợp thứ nhất là rèn luyện kỷ năng nghe và đọc do phân môn “Đọc, hiểu
văn bản” đảm nhiệm.
- Trục tích hợp thứ hai là rèn luỵên kỹ năng nói và viết do phân môn làm văn đảm
nhiệm.
Môn làm văn có một vai trò quan trọng bởi nó huy động toàn bộ tri thức của học sinh,
cả tri thức về vốn sống tri thức về văn hóa,văn học. Có thể nói, mỗi lần làm văn học
sinh phải tổ chức sắp xếp nhào nặn cải biến vốn trí thức của mình biến khối kiến thức
tĩnh thành kiến thức động.Đây là môn có vai trò rèn luyện nhân cách cho học sinh là
thước đo chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả tất cả các nguyên tắc dạy học.
2, Nhiệm vụ phân môn Tập Làm Văn:
Phân môn Tập Làm Văn cung cấp cho học sinh một hệ thống tri thức về làm văn: tri
thức về đặc trưng các kiểu văn bản, về bố cục đặc biệt là các tri thức về cách thức sản
sinh ra các dạng văn bản nhất định: kỹ năng nhận thức đề, tìm ý, lập đề cương, viết
đoạn, viết bài hoàn chỉnh đọc và sửa chữa. Đặc biệt môn làm văn còn rèn luyện nhân
cách và tư duy cho học sinh Hoạt động làm văn giúp cho học sinh trưởng thành trong
các mối quan hệ xã hội và khả năng giao tiếp của các em ngày càng tốt hơn. Hoạt
động làm văn phát huy tối đa tính chủ thể tích cực của học sinh khi học sinh sản sinh
ra các văn bản theo yêu cầu của giáo viên thì chính lúc đó các em chủ động, độc lập
cao nhất.
Môn làm văn có vai trò và nhiệm vụ quan trọng như thế nhưng trong thực tế giảng


dạy, có những lúc chúng ta vẫn lúng túng trong phương pháp, đặc biệt là đối với một
số bài hướng dẫn học sinh cách làm - phương pháp làm một kiểu bài cụ thể. Thậm
chí có những đồng nghiệp dạy bài này như một bài cung cấp lý thuyết đơn thuần. Từ
những băn khoăn trăn trở của bản thân, tôi xin trao đổi với các thầy cô giáo – những
1
bạn đồng nghiệp của tôi một vài ý kiến xung quanh việc dạy bài: “Cách làm bài văn
lập luận chứng minh”.
3.Tôi chọn vấn đề này vì ba lý do sau:
- Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống của
con người, có vai trò rèn luyện tư duy năng lực biểu đạt những quan niệm tư tưởng
sâu sắc trước đời sống.Trước tác của các nhà tư tưởng, nhà lý luận, nhà triết học nhà
chính trị đều viết dưới hình thức nghị luận. Có thể nói không có văn nghị luận thì khó
mà hình thành các tư tưởng mạch lạc và sâu sắc trong đời sống.Có năng lực nghị luận
là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong cuộc sống xã hội
-Văn nghị luận là loại hình văn bản tương đối khó đối với học sinh nói chung nhất là
đối với THCS
-Chương trình Tập làm văn THCS chia làm hai cấp độ:ở lớp 7 thuộc cấp độ 1,giới
thiệu những thao tác chung nhất .Cần cho các em biết văn nghị luận phải có luận
điểm, có lý lẽ, có dẫn chứng có phương pháp lập luận để nối kết các luận điểm nhỏ
cùng luận cứ nhằm giải quyết một vấn đề nào đó và đề ra luận điểm lớn. Phương
pháp dạy ở đây không vội nhồi nhét định nghĩa, khái niệm mà nêu ra các ví dụ để học
sinh tự cảm thấy trước, rồi gợi dẫn để học sinh thấm dần
Cụ thể dạy bài : “Cách làm bài văn lập luận chứng minh” là tiết dạy thiên về hướng
dẫn học sinh thực hành. Làm thế nào để học sinh nắm được cách thức cụ thể để làm
một bài văn lập luận chứng minh , những điều cần lưu ý ,những lỗi cần tránh lúc làm
bài là vấn đề mà tôi đã có sự trăn trở 3 năm nay: Qua thực tế mình giảng dạy, qua dự
giờ đồng nghiệp, và qua sự đánh giá chất lượng bài làm của học sinh.
B. NỘI DUNG
I. Vi trí và dung lượng của phần Tâp Làm Văn –văn nghị luận –lập luận chứng
minh ở Ngữ văn THCS.

Trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở, làm văn đươc xem là một trong ba phân
môn của bộ môn Ngữ văn Trong mỗi đơn vị bài học phần làm văn được học sau
cùng. Chương trình làm văn đã thay đổi kiểu bài phân tích, chứng minh, giải thích
bình luận bằng kiểu văn bản nghị luận. Vì thực chất: chứng minh, giải thích, bình
luận, phân tích là những thao tác chứ không phải kiểu bài. Việc thay đổi tên gọi nói
trên làm cho chương trình bớt cồng kềnh về mặt lý thuyết để giáo viên có thời gian
dạy thực hành. Mặt khác kiểu bài làm văn được bố trí song song với các văn bản được
học. Do đó giáo viên có thể sử dụng kết quả của giờ “Đọc hiểu văn bản” trước đây để
hình thành lí thuyết cho học sinh. Văn bản đã được học ở phần “đọc hiểu” trở thành
văn bản mẫu cho việc hình thành lí thuyết làm văn. Vì thế nó cho phép giáo viên tiết
kiệm thời gian hơn, có thời gian cho phần thực hành.
2
Chương trình Ngữ văn THCS lấy sáu kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị
luận, thuyết minh, hành chính công vụ làm trục chính để tuyển chọn các văn bản, rèn
kĩ năng nghe - nói - viết hình thành năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản. Nội dung
chương trình xây dung theo hai nguyên tắc hàng ngang và đồng tâm. Chương trình
trình thiết kế chia việc giảng dạy thành hai vòng. Vòng 1: lớp 6 ; 7-Vòng 2: lớp 8 ;9.
Ở vòng 1 lớp 7 các em mới bắt đầu được làm quen với văn bản nghị luận (15 tiết).
Lên vòng 2 lớp 8 (10 tiết) - lớp 9 (14 tiết). Đây là kiểu văn bản tương đối khó đối với
các em mặc dầu hệ thống số tiết của kiểu văn bản nghị luận nhiều hơn so với kiểu văn
bản khác.
II, Thực tế giảng dạy Tập Làm Văn nói chung và văn nghị luận - lập luận chứng
minh nói riêng.
1, Đối với giáo viên:
Hầu như giáo viên đều rất ngại dạy phân môn Tập làm văn, ngại có người dự giờ Tập
làm văn bởi nhiều lí do:
- Là phân môn khô khan, cứng nhắc ( theo suy nghĩ của rất nhiều người )
- Khó tìm ra mạch dạy, hướng cụ thể để phát huy tính tích cực học tập của học
sinh ở mỗi dạng bài
- Sách giáo viên hương dẫn dạy phân môn này đang còn chung chung chưa cụ

thể
2, Đối với học sinh:
Như đã trình bày ở phần 3 mục A: đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh lớp 7
học văn nghị luận là một vấn đề tương đối khó (đối với tác phẩm văn bản nghị luận
khó hiểu được nội dung của tác phẩm; đối với Tập Làm Văn: khó hình dung kiểu bài
cách làm như thế nào để có sức thuyết phục)
Trong khi đó, chương trình dạy văn bản nghị luận lớp 7 (7 tiết) kiểu văn bản nghị luận
lớp 7 (15 tiếtgồm:tìm hiểu chung về văn nghị luận (2tiết );đặc điểm văn bản nghị luận
(1tiết) đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (1tiết ) bố cục và phương
pháp lập luận trong bài văn nghị luận (1tiết )luyện tập về phương pháp lập luận trong
văn nghi luận (1tiết)
. Học sinh có thời gian là 6 tiết đề làm quen với kiểu văn nghị luận đã là một vấn đề
khó-rèn cho mình phải có khái niệm có quan điểm chủ kiến rõ ràng, biết sử dụng khái
niệm biết tư duy lô gic, đồng thời biết vận dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, quy
nạp, diễn dịch, so sánh, suy lí… nói chung biết tư duy trừu tượng lại là một vấn đề
khó hơn. Sau hai tiết( 87-88) tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh, học sinh
nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh. Đến tiết
3
90 học sinh học “Cách làm bài văn lập luận chứng minh” để chuẩn bị đến tiết 92:
luyện tập và tiết 95-96 viết bài số 5 tại lớp.
3.Dạy bài “Cách làm bài văn lập luận chứng minh” -tiết 90 (sgk Ngữ văn 7 -tập hai
trang 48;49;50) - là một dạng bài mở. Sách giáo khoa đã cho cụ thể các bước làm bài
văn lập luận chứng minh với dạng đề cụ thể: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì
nên’’. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó . Đó là các bước đã được
triển khai :
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
2. Lập dàn bài
3. Viết bài
4. Đọc lại và sữa chữa
Với mạch bài dạy này ,giáo viên giảng dạy khó đưa các em vào tình huống có vấn đề

để phát huy tính tích cực sáng tạo ,chủ động tìm tòi kiến thức cho các em .Bởi tất cả
mọi nội dung đã được SGK triển khai rất rõ,tương đối đầy đủ cụ thể .
Vậy làm thế nào dạy bài trên gây được hứng thú cho các em,hướng dẫn được kỹ
năng thực hành cụ thể mà không gây nhàm chán cho học sinh (bởi biết hết ở sách
giáo khoa rồi) là một vấn đề không phải là dễ đối với các giáo viên dạy Ngữ văn như
chúng tôi
III. Đề xuất thiết kế bài dạy: “Cách làm bài nghị luận chứng minh”.
III.1.Cơ sở lý luận:
a. Vai trò của phần thực hành :
Phần thực hành có vai trò quan trọng để hình thành kỹ năng làm văn lập luận chứng
minh . Kỹ năng làm văn chính là sự thuần thục về các thao tác sử dụng trong bài văn
lập luận chứng minh .Tuy nhiên để giờ thực hành có hiệu quả,GV phải thực hiện đầy
đủ nội dung thực hành ,kích thích nhu cầu giao tiếp của học sinh để HS năng động
sáng tạo ,hứng thú trong giờ học
b.Mục tiêu cần đạt
- Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập vân bản,về văn bản lập luận chứng
minh…) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn.
- Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng
minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài
c. Những lưu ý :
Đây là một tiết học nhằm dạy học sinh cách làm bài .Vì thế giáo viên phải chú trọng
đến việc hướng dẫn thực hành chứ không chỉ cung cấp lý thuyết.Học sinh cần được
4
bắt tay vào làm việc với những ví dụ, những tình huống có tính chất “trực quan sinh
động ”
-Mặt khác khi hướng dẫn cho học sinh biết cách làm bài ,GVcũng cần gíup các em
nắm được những cách thức ,những thaotác kỹ thuật cụ thể,chứ không nên chỉ đưa
những yêu cầu, những lời khuyên hay mệnh lệnh .Thay cho việc hô hào “cần phải thế
này ”, “phải thế kia ”,GVnên làm cho các em biết phải làm thế nào để đạt tới được cái
“phải”, cái “cần” như thế. Không nên đòi hỏi học sinh quá nhiều, quá cao xa so với

khả năng, trình độ thực tế của các em.
- Tiết học này đòi hỏi GV phải đưa đến cho học sinh những hiểu biết về làm bài
nhưng đó là những hiểu biết về cách làm bài đã được đặt trong mối liên hệ với những
kiến thức lý thuyết tương ứng và với những mẫu trực quan sinh động.
III.2. Thiết kế bài giảng:
2.1. Ổn định tổ chức và hỏi bài cũ:
Câu hỏi: Nêu quy trình làm một bài văn nghị luận?
Định hướng: Quy trình làm một bài văn nghị luận gồm 4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý,
lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa chữa.
2.2. Đặt vấn đề vào bài:
Đó là quy trình 4 bước để làm một bài văn nghị luận nói chung. Với kiểu bài văn nghị
luận chứng minh cũng phải tuân thủ theo các bước như trên nhưng có những cách
thức cụ thể riêng phù hợp với đặc điểm của kiểu bài này. Tiết học hôm nay chúng ta
sẽ tìm hiểu rõ điều đó.
2.3.Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
Đề: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu
tục ngữ đó.
Câu hỏi: Trước một vấn đề như thế, bước đầu tiên em phải làm gì?
Định hướng:
A. Tìm hiểu đề và tìm ý
Câu hỏi: Thao tác đầu tiên của tìm hiểu đề là gì? Đề yêu cầu như thế nào? nếu
không hiểu đúng như thế thì điều gì sẽ xảy ra?
Định hướng:
*Xác định yêu cầu chung của đề. Đề bài không yêu cầu phân tích câu tục ngũ giống
như trong một tiêt giảng văn. Đề bài đòi hỏi người viết phải nhận thức chính xác tư
tưởng được chứa đựng trong câu tục ngữ ấy và chứng minh rằng tư tưởng đó là đúng
đắn (Luận điểm chính).
5
- Nếu không hiểu đúng như thế thì bài làm sẽ sai lạc hẳn.
Câu hỏi: Vậy câu tục ngữ khẳng định điều gì? “Chí” có nghĩa là gì?

Định hướng :
*Tìm ý :
-Khẳng định vai trò,ý nghĩa to lớn của “chí” trong cuộc sống .
+ “Chí” có nghĩa là hoài bão lý tưởng tốt đẹp , ý chí nghị lực ,sự kiên trì .Ai có phẩm
chất đó thì sẽ thành công trong sự nghiệp
Câu hỏi: Muốn chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn thì có mấy cách lập luận ? Đó là
những cách nào ?
(Gợi :xét về lý lẽ ta nêu lý lẽ nào ?xét về dẫn chứng ta nêu dẫn chứng như thế nào? )
Định hướng: có hai cách lập luận:
+Nêu dẫn chứng sát thực
+Nêu lý lẽ
(Bài “Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh” )
- Xét về lý lẽ :Ta thấy ,bất cứ việc gì ,dù xem ra có vẻ giản đơn (như chơi thể thao,học
ngoại ngữ …)nhưng không có chí, không chuyên tâm, kiên trì thì liệu có làm được
không? Huống gì ở đời, làm việc gì mà không gặp khó khăn! Nếu gặp khó khăn mà
bỏ dở thì chẳng làm được việc gì!
-Xét về thực tế ,xưa nay đã có biết bao tấm gương nêu cao ý chí mà thành công ! Nêu
một số tấm gương tiêu biểu như anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay phải tập viết
bằng chân mà tốt nghiệp đại học; các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng
tay mà đạt huy chương vàng !Cô -Pa-Du -La người Anh bị mù mà trở thành người
mẫu thời trang . Ông Ốt -Xtơ -Rốp x ki bị mù mà trở thành nhà văn nổi tiếng …Các
ví dụ trong bài : “ Đừng sợ vấp ngã” đều là những tấm gương kiên trì làm nên sự
nghiệp .
Câu hỏi: Bước tiếp theo của bài văn nghị luận là gì ?
Định hướng: Là bước lập dàn bài
B.Lập dàn bài .
Câu hỏi:
Một bài văn nghị luận gồm có mấy phần chính ? Đó là những phần nào ?
Định hướng:
Một bài văn nghị luận thường có bố cục ba phần :

6
-Mở bài :Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát ,tổng
quát)
-Thân bài:trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiêu đoạn nhỏ ,mỗi đoạn có
một luận điểm phụ )
-Kết bài :nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng ,thái độ quan điểm tư tưởng của
người viết .
Câu hỏi :
Bài văn lập luận chứng minh có nên đi ngược quy luật chung đó hay không ?
Định hướng:
Không
Câu hỏi:
Hãy phác ra nội dung của các phần cho bài làm theo đề bài đã nêu ?(mở bài cầnnêu
lên ý nào ?)
Định hướng
a,Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng , ý chí ,nghị lực trong cuộc sống mà
câu tục ngữ đã đúc kết . Đó là một chân lý
Câu hỏi:Từ đó em có kết luận gì về cách viết phần mở bài cho bài văn lập luận chứng
minh ?
Định hướng:
*Mở bài cho bài văn lập luận chứng minh : Nêu luận điểm cần chứng minh.
Câu hỏi:
Nêu các ý của phần thân bài (phần chứng minh )cho đề bài trên ?Từ đó em rút ra kết
luận gì về cách viết phần thân bài cho một bài văn lập luận chứng minh ?
Định hướng :
b, Thân bài (phần chứng minh )
- Xét về lý (giải thích lý lẽ ):
+ Chí là điều rất cần thiêt để con người vượt qua mọi trở ngại
+ Không có chí thì không làm được gì .
- Xét về thực tế (dẫn chứng )

+ Những người có chí đều thành công (nêu dẫn chứng )
7
+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua
nổi (nêu dẫn chứng)
* Cách viết thân bài cho bài văn lập luận chứng minh :Nêu lý lẽ và dẫn chứng để
chứng tỏ luận điểm là đúng đắn
- Yêu cầu: Lý lẽ và dẫn chứng phải được lựa chọn ,thẩm tra và phân tích
Câu hỏi :
Ý cần có cho phần kết bài của đề bài trên là gì ?
Từ đó em rút ra được điều gì khi viết phần kết bài cho bài văn lập luận chứng minh?
Định hướng :
c. Kết bài :Mọi người nên tu dưỡng ý chí ,bắt đầu từ những viêc nhỏ, để khi ra đời
làm được việc lớn .
*Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh?
Câu hỏi:
Bước tiếp theo là gì ?
Định hướng:
C. Viết bài :
a, Viết mở bài :
- Giáo viên cho học sinh đọc các đoạn mở bài ở mục 3 SGK
Câu hỏi :
- Khi viết mở bài có cần lập luận không ?Ba cách mở bài lập luân có gì khác nhau?
- Cách mở bài ấy có phù hợp với yêu cầu của bài không ?
Định hướng :
- Khi viết mở bài có cần lập luận
- Cách mở bài khác nhau về lâp luận :
a.1.Đi thẳng vào vấn đề.
a.2. Đi từ cái chung đến cái riêng
a.3. Suy từ tâm lý con người
- >Các cách mở bài ấy phù hợp với yêu cầu của đề bài : Đều nêu luận điểm cần

chứng minh
GV:Yêu cầu của mở bài là nêu luận điểm cần chứng minh .Cần chọn mở bài hay
,phù hợp
8
b.Viết thân bài :
Câu hỏi: Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thânbài liên kết được với mở bài?
Định hướng:Trước hêt phải có từ ngữ chuyển đoạn tiếp nối phần mở bài: “Thật vậy”,
“đúng như vậy” …
Câu hỏi: Em cần làm gì để các đoạn sau của phần thân bài liên kết được với đoạn
trước đó? Ngoài những cách nói “đúng như vậy “thật vậy” có cách khác nữa không ?
Định hướng:
-Phải có từ ngữ liên kết:Các quan hệ từ ,từ ngữ chuyển tiếp.
-Phát triển ý bằng cách nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng .
Câu hỏi:Nên viết đoạn văn phân tích lý lẽ như thế nào ?(nên phân tích lý lẽ nào
trước ?Nêu lý lẽ trước rồi phân tích hay ngược lại ?)
Định hướng:Viết đoạn phân tích lý lẽ : “Thật vậy: “Chí” là điều rất cần thiết để con
người vượt qua mọi trở ngại. Ta thấy bất cứ việc gì, dù xem ra có vẻ giản đơn như
chơi thể thao, học ngoại ngữ …nhưng không có ý chí, không có chuyên tâm, kiên trì
liệu có làm được không? huống ở đời, làm việc gì mà không gặp khó khăn ! Nếu khó
khăn mà bỏ giở thì chẳng làm được gì”.
( học sinh trình bày đoạn thân bài em viết  học sinh khác nhận xét  GV chốt: Vận
dụng kiến thức để viết đoạn văn: diễn dịch hoặc quy nạp).
Câu hỏi:Tuơng tự như thế, nên viết đoạn văn trình bày dẫn chứng như thế nào? (HS
viết -đọc  nhận xét).
Định hướng:
- Viết đoạn văn nêu các dẫn chứng : “Xưa nay, đã có biết bao tấm gương nhờ ý chí
mà thành công. Như anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng hai
chân mà thi đỗ đại học, các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà
đạt huy chương vàng. Cô Pa-Đu-La bị mù mà trở thành người mẫu thời trang. Ông
Ôt-xtơ-rốt-xk bị mù mà trở thành nhà văn nổi tiếng…”

Câu hỏi: Khi viết đoạn văn, yêu cầu viết lý lẽ và dẫn chứng như thế nào? Khẳng định
lại yêu cầu của phần thân bài là gì?
Định hướng:
- Lý lẽ và dẫn chứng phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết
phục.
- Khẳng định: Nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
c) Viết kết bài:
9
Câu hỏi: Làm thế nào để đoạn kết bài liên kết mạch lạc với đoạn thân bài?
Định hướng:
Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại….hoặc nhắc lại ý trong phần mở bài “
câu tục ngữ đã cho ta bài học…”.
- Chú ý: Kết bài phải hô ứng với phần mở bài.
*GV ghi 3 kết bài vào bảng phụ  Cho HS phát hiện kết bài nào hô ứng với phần
mở bài? (bằng cách nối đúng hoặc phiếu học tập để hoạt động nhóm)
Mở bài: Kết bài:
a.1) Đi thẳng vào vấn đề b) Mỗi người chỉ sống có
một lần, chỉ có…sao?
a.2) Suy từ cái chung đến c) Cho nên, có hoài bão
cái riêng tốt đẹp…
a.3) Suy từ tâm lý con d) Mỗi người chúng ta nên…
người
Câu hỏi: Kết bài cần viết như thế nào?
Định hướng:
Chốt lại: Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý: Lời văn
kết bài hô ứng với lời văn phần mở bài.
Câu hỏi: Bước tiếp theo là gì? Bước này được làm như thế nào?
Định hướng:
D. Đọc và sửa chữa:
- Đọc và sửa chữa khi làm xong mỗi bước, cả bài.

Câu hỏi củng cố: Các bước làm bài văn lập lập luận chứng minh?
Yêu cầu dàn bài của bài lập luận chứng minh? Giữa các phần, các đoạn phải như
thế nào?
Định hướng:
- HS chúng ta: ghi nhớ (SGK)
- GV củng cố khắc sâu kiến thức bài học và nêu yêu cầu của luyện tập tiếp theo.
2.4. Luyện tập: Bài tập ở SGK ngữ văn 7-tập 2-trang 51.
10
Hoạt động 1: Cho học sinh đọc đề, xác định yêu cầu của đề và cách làm.
Hình thức: Hoạt động nhóm.
Câu hỏi: Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề này có gì giống và khác so
với đề văn đã làm mẫu ở trên?
Định hướng:
* Giống: Câu tục ngữ và bài thơ đều được đưa ra để chứng minh, trong hai bài tập
đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí, tương tự như
ý nghĩa của câu “Có chí thì nên”.
(Tham khảo dàn bài đã nêu trong bài học)
* Khác:
-Khi chứng minh câu “Có công mài sắt có ngày nên kim” (Đề 1) cần nhấn mạnh vào
chiều thuận: Hễ có lòng bền bỉ, chí quyết tâm thì việc khó như mài sắt (cứng rắn, khó
mài) thành kim (bé, nhỏ cũng có thể hoàn thành)
- Còn khi chứng minh cho bài “Không có việc gì khó” (Đề 2) cần chú ý đến cả hai
chiều thuận, nghịch: Một mặt nếu lòng không bền thì không làm được việc; còn đã
quyết chí thì việc lớn lao phi thường như “đào núi, lấp biển” cũng có thể làm nên.
Hoạt động 2: Cá nhân HS độc lập làm bài.
Cho học sinh vận dụng viết phần mở bài cho đề 1:
Đọc Nhận xét Sửa chữa bổ sung
2.4. Củng cố dặn dò:
- Cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- Viết tiếp phần than bài, kết bài cho đề 1.

- Chuẩn bị tiết 92: Luyện tập lập luận chứng minh.
C. Một số kết quả bước đầu.
- GV tiến hành giờ dạy chủ động và hiệu quả hơn.
- Phát huy được tính độc lập suy nghĩ của học sinh thông qua đối thoại và câu hỏi gợi
mở. HS hiểu bài và giờ học sôi nổi.
- Dạy đúng đặc trưng của kiểu bài thực hành, hướng dẫn cách làm, có ý thức đổi mới
phương pháp, kích thích sự sáng tạo của học sinh.
11

D. Lời kết
Đây là một tiểu luận trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng
dạy và dự giờ của đồng nghiệp . Trong khuôn khổ và giới hạn đó,chắc chắn bài viết
còn có những thiếu sót nhất định rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý chân thành
của đồng nghiệp Tôi hy vọng rằng trong quá trình giảng dạy sẽ rút ra được những
kinh nghiệm quí báu để trau dồi nghiêp vụ chuyên môn để giờ Tập làm văn niềm trở
thành đam mê, hứng khởi của GV và HS.

12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×