Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại CT CP Trường Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.63 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
CƠ SỞ THỰC TẬP:
CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG NAM
PHẦN HÀNH: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thùy Oanh
Lớp : Kế toán K34 D
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Đào Nhật Minh
BÌNH ĐỊNH, THÁNG 07/ 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
1 CNV Công nhân viên
2 CP Chi phí
3 CT Chứng từ
4 CT Công trình
5 KH Khấu hao
6 KQKD Kết quả kinh doanh
7 MTC Máy thi công
8 NCTT Nhân công trực tiếp
9 NT Ngày tháng
10 NVL Nguyên vật liệu
11 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
12 QL Quản lý
13 SH Số hiệu
14 SXC Sản xuất chung
15 SXKD Sản xuất kinh doanh
16 TGNH Tiền gửi ngân hàng
17 TK Tài khoản


18 TKĐƯ Tài khoản đối ứng
19 TSCĐ Tài sản cố định
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Thứ tự sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh 09
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 10
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Trường Nam 12
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ ghi chép chứng từ tại Công ty Cổ phần Trường Nam 14
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ ghi chép chứng từ theo hình thức Nhật ký chung 44
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ ghi chép chứng từ theo hình thức Nhật ký – sổ cái 51
Thứ tự bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh qua các năm 04
Bảng 1.2 Quy mô lao động của công ty 06
Bảng 1.3 Quy mô TSCĐ của công ty 07
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thùy Oanh
Lớp: Kế toán K34 D Khóa: 34
Tên cơ sở thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG NAM
I. Nội dung nhận xét:
1. Tình hình thực hiện:
2. Nội dung của Báo cáo:
- Cơ sở số liệu:
- Phương pháp giải quyết các vấn đề:
3. Hình thức của Báo cáo:
- Hình thức trình bày:
- Kết cấu của Báo cáo:
4. Những nhận xét khác:
II. Đánh giá cho diểm:
Quy Nhơn, ngày ….tháng… năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

Ths.Đào Nhật Minh
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Cơ sở thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG NAM
Nhận xét quá trình thực tập của sinh viên Phạm Thị Thùy Oanh từ
ngày 05/05/2014 đến ngày 30/05/2014 như sau:















Ngày… tháng… năm 2014
Đại diện cơ sở thực tập
(Ký tên, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN VẤN ĐÁP
Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Thùy Oanh
Lớp: Kế toán K34 D Khóa: 34
Tên cơ sở thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG NAM
Địa chỉ cơ sở thực tập: Đường 06 – Phường Duy Tân – Thị Xã Kon Tum – Tỉnh
Kon Tum.
I. NỘI DUNG NHẬN XÉT:

1. Nội dung của Báo cáo:


2. Hình thức của Báo cáo:


3. Những nhận xét khác:


II. ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM
- Nội dung của Báo cáo :
- Hình thức của Báo cáo:
Tổng cộng:
Quy nhơn, ngày tháng năm 2014
Giáo viên vấn đáp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 3
CỔ PHẦN TRƯỜNG NAM 3
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Cổ phần Trường
Nam 5
1.3.1. Loại hình kinh doanh và đặc điểm sản phẩm sản xuất của công ty 5
1.3.2. Thị trường đầu ra và đầu vào của công ty 5
1.3.3. Vốn kinh doanh của công ty 6
1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của công ty 6
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất- kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty Cổ
phần Trường Nam 7
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty 7
1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động của công ty 9

1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty Cổ phần Trường Nam 12
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty 12
1.5.2. Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Trường Nam 12
1.5.3. Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng
14
PHẦN 2 15
THỰC HÀNH GHI SỔ KẾ TOÁN 15
2.1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần Trường Nam 15
2.1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ
phần Trường Nam 15
2.1.2. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán tại công ty cổ phần Trường Nam 17
2.2. Tổ chức ghi sổ theo hình thức kế toán còn lại 36
2.2.1. Hình thức “Nhật ký chung” 36
2.2.2. Hình thức “Nhật ký – Sổ cái” 43
PHẦN 3 45
MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 45
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 45
SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG NAM 45
3.1. Nhận xét khái quát về công tác kế toán Công ty Cổ Phần Trường Nam 3.1.1
Những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại Công ty Cổ Phần Trường Nam : 45
3.1.2. Một số tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại Công ty Cổ Phần Trường Nam: 46
3.1.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Trường Nam: 47
3.2. Nhận xét hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Cổ Phần Trường Nam và các
hình thức kế toán còn lại 49
3.2.1. Nhận xét hình thức kế toán tại Công ty 49
3.2.2. Nhận xét hình thức kế toán còn lại 49
KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu hướng phát triển của thế giới, đất nước ta cũng đang trong quá
trình xây dựng và phát triển nền kinh tế mở nhiều thành phần, từng bước khắc phục
những khó khăn để tiến hành thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế nước ta hiện nay rất đa dạng,
nhiều thành phần kinh tế-xã hội phát triển, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ngày
càng tăng, quy mô ngày càng lớn, mọi yêu cầu kỹ mỹ thuật và chất lượng công trình
ngày càng cao. Một đặc trưng của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh; Vì vậy để
thích nghi với môi trường kinh doanh mới đòi hỏi Doanh nghiệp có một hướng đi
đúng, một phương án kinh doanh có hiệu quả. Đây cũng chính là cơ hội để phát huy
năng lực của mình, nhưng đồng thời cũng là một thách thức mà doanh nghiệp phải
vượt qua để tự khẳng định mình. Bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào cũng mong
muốn sản phẩm mình làm ra phải có chất lượng cao, được thị trường chấp nhận và
thu được lợi nhuận tối đa, từng bước phát triển doanh nghiệp mình đứng vững trong
thị trường hiện nay.
Để hoạt động có hiệu quả các Doanh nghiệp phải đẩy mạnh công tác quản lý
hoàn thiện các tổ chức kinh doanh, nâng cao tay nghề, nắm bắt những tiến bộ khoa
học kỹ thuật xây dựng để tạo nên những công trình hiện đại, chất lượng cao, thì việc
tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một yếu tố cơ bản, giúp cho các doanh
nghiệp xây dựng tạo được lợi thế cạnh tranh và uy tín đối với khách hàng.
Xuất phát từ sự cần thiết đó và thực tế tình hình hoạt động của Công ty cổ
phần Trường Nam Kon Tum em đã quyết định chọn đề tài: “ KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG NAM” làm điểm thực tế và viết báo cáo này.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung Báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về công ty cổ phần Trường Nam.
Phần 2: Thực hành ghi sổ kế toán tại công ty cổ phần Trường Nam.
Phần 3: Một số ý kiến nhận xét về hình thức áp dụng tại công ty cổ phần

Trường Nam và các hình thức kế toán còn lại.
2
Qua thời gian tiếp cận thực tế tương đối ngắn, kiến thức còn hạn chế nên bài
làm của em còn có nhiều thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo và hướng dẫn của ThS
Đào Nhật Minh, các Thầy, Cô và các cô, chú trong Phòng Kế toán của công ty Cổ
phần Trường Nam để bài Báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành
cảm ơn thầy giáo: Đào Nhật Minh và các cô, chú trong Phòng Kế toán đã giúp em
trong đợt thực tập này.
Quy Nhơn, ngày 20 tháng 07 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thùy Oanh
3
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN TRƯỜNG NAM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Tên, địa chỉ của công ty
- Tên công ty : Công ty Cổ phần Trường Nam.
- Tên giao dịch : Truong Nam Joinstock company.
- Địa chỉ Trụ sở chính :14 – Đường Duy Tân – Phường Duy Tấn – Thành
phố Kon Tum – Tỉnh Kon Tum.
- Điện thoại : 0603 863 941
- Fax : 0603 862 197
- Mã tài khoản : 421101000019
- Vốn điều lệ : 2.640.000.000 đồng Việt Nam.
1.1.2. Thời điểm thành lập và các cột mốc quan trọng
Công ty cổ phần Trường Nam được thành lập theo quyết định số
38020003 của UBND tình Kon Tum. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh cấp ngày
04/03/2002 với :
- Tên công ty : Công ty TNHH Trường Nam

- Tên giao dịch : Trường Nam Company
- Địa chỉ trụ sở chính : Đường 06 – Phường Duy Tân – Thị Xã Kon Tum –
Tỉnh Kon Tum.
- Điện thoại : 0603 863 941
- Fax : 0603 862 197
- Mã tài khoản : 421101000019
- Với số vố điều lệ ban đầu : 1.700.000.000 đồng Việt Nam
Với tinh thần đoàn kết của cán bộ công nhân viên trong hơn 2 năm thành lập
công ty đã không ngừng khẳng định tên tuổi của mình trong ngành nghề kinh
doanh. Vì vậy để đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cán bộ công nhân viên toàn
công ty và tranh thủ được sự đóng góp về vốn của 2 cổ đông đó là ông Vũ Thọ Vực
và bà Nguyễn Thị Diễm Hằng nên ban lãnh đạo công ty quyết định chuyển đổi công
ty TNHH Trường Nam thành công ty Cổ phần Trường Nam vào ngày 15/10/2004
theo quyết định số 3803000009 của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Kon Tum cấp. Đã
chuyển đổi vốn điều lệ công ty từ 1.700.000.000 đồng Việt Nam lên đến
2.640.000.000 đồng Việt Nam.
4
Đến ngày 13 tháng 10 năm 2009 Công ty thay đổi Giấp phép đăng ký kinh
doanh lần 2 với nội dung thay đổi vốn điều lệ tăng lên 10.000.000.000 đồng Việt
Nam.
1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty
Hiện tại công ty có số vốn điều lệ là 12.640.000.000 đồng Việt Nam và hoạt
động trong các ngành nghề : Xây dựng công trình dân dụng; xây dựng công trình kỹ
thuật (giao thông, thủy lợi, điện, cấp thoát nước); Vận tải hàng hóa; Cho thuê
phương tiện thi công công trình đồng Việt Nam.
1.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty, đóng góp vào ngân sách của công ty
qua các năm
Tuy công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt,
nhưng dưới sự điều hành của Ban giám đốc làm công ty nâng cao uy tín và giúp
công ty có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Dưới đây là kết quả kinh

doanh của công ty qua các năm gần đây:
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh qua các năm: (Đvt: VNĐ)
STT
Chỉ
tiêu
Năm
2011 2012 2013
1 Doanh Thu 15.132.986.864 19.217.646.403 24.177.258.593
2 Lợi nhuân 498.326.973 681.410.932 759.641.522
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng phân tích trên ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng
qua các năm.
Cụ thể: Năm 2013 công ty nhận được nhiều công trình có giá trị lớn hơn so
với năm 2011, 2012, lợi nhuận cũng tăng lên là vì doanh thu năm 2013 tăng
đồng thời công ty cũng rất hạn chế các loại phí một cách đáng kể, hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty có chiều hướng phát triển đem lại lợi nhuận cho
công ty và có sự đóng góp vào ngân sách nhà nước.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Trường Nam
1.2.1. Chức năng
- Xây dựng công trình dân dụng, xây dựng công trình kỹ thuật công nghiệp
giao thông, thuỷ lợi, thủy điện, công trình đường ống cấp thoát nước,
chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- Hoàn thiện các công trình xây dựng, vận tải.
5
- Cho thuê máy thi công công trình.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc chế độ, chính sách về quản lý
kinh tế, tài chính, xây dựng cơ bản, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế …
theo qui định hiện hành của nhà nước.
- Công ty phải luôn thực hiện việc bảo vệ môi trường, bảo hộ cho người

lao động và bảo vệ dân cư sinh sống nơi đang có công trình được thi
công.
- Trước khi thi công công trình cán bộ kỹ thuật của công ty phải khảo sát
thực tế để hạn chế tối đa sự rủi ro.
- Không ngừng nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong công
ty. Tích cực phòng chống tiêu cực trong xây dựng đảm bảo một môi
truờng cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Cổ phần
Trường Nam
1.3.1. Loại hình kinh doanh và đặc điểm sản phẩm sản xuất của công ty
- Loại hình kinh doanh : Xây dựng
- Đặc điểm sản phẩm sản xuất : Hiện nay công ty hoạt động theo đúng
ngành nghề đã đăng ký đó là Xây dựng các công trình dân dụng vốn dự án
xây lắp <10 tỷ VNĐ. Xây dựng phần bao che cho các công trình công nghiệp
có vốn <15 tỷ VNĐ. Xây dựng các công trình thuỷ lợi có vốn <2 tỷ VNĐ.
Xây dựng các công trình giao thông nông thôn.Với những quy định như vậy
tạo cho công ty có sự chủ động trong hoạt động kinh doanh,có nhiều định
hướng trong công tác quan hệ với chủ đầu tư đảm bảo uy tín,mục tiêu lâu dài
của Công ty.
1.3.2. Thị trường đầu ra và đầu vào của công ty
- Thị trường đầu vào là các công ty, doanh nghiệp chuyên cung cấp vật tư
như : Xí nghiệp sản xuất đá xây dựng Tân Phước,công ty TNHH thiết bị
phụ tùng tại TP Đà Nẵng, công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch
vụ HATACO,…
- Thị trường đầu ra của công ty là: tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân trong và ngoài tỉnh.
6
1.3.3. Vốn kinh doanh của công ty
- Hình thức sở hữu vốn: vốn cổ phần với 100% vốn của các cổ đông trong
công ty.

1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của công ty
* Đặc điểm nguồn lao động
Bảng 1.2 Quy mô lao động của công ty (Đvt: Người)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng lao động 315 315 328
Lao động chính 275 275 286
Lao động quản lý 40 40 42
(Nguồn : Phòng tổ chức lao động tiền lương)
Nhìn chung, quy mô lao động của công ty tương đối lớn, đặc biệt là lao động
chính (chiếm 82,92% năm 2013), đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện tại. Lao động
có tay nghề ngày càng được nâng cao, cơ cấu lao động được điều chỉnh ngày càng
phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, từ đó góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh của công ty.
* Đặc điểm tài sản cố định
Máy móc thiết bị là yếu tố quyết định đến năng lực, quy mô đồng thời góp phần
vào nâng cao hiệu quả hoạt đông SXKD. Với ngành xây dựng, máy móc thiết bị rất
cần thiết vì có nhiều công trình đòi hỏi kỹ thuật cao.
Bảng 1.3: Quy mô TSCĐ của công ty (Đvt: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nhà cửa, vật kiến trúc 208.815.271 208.815.271 208.815.271
Máy móc, thiết bị 29.295.374 32.095.237 32.095.237
Phương tiện vận tải truyền dẫn 305.169.139 305.169.139 937.388.881
Thiết bị quản lý 147.410.181 147.410.181 147.410.181
Tổng TSCĐ 690.689.965 693.489.828 1.325.709.570
Giá trị hao mòn luỹ kế (500.980.842) (597.184.358) (688.387.874)
Giá trị còn lại TSCĐ 189.709.123 96.305.470 637.321.696
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ)
Hiện tại, công ty đã và đang trang bị đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ cho thi
công nhằm giảm bớt lao động chân tay. Tuy nhiên, qua bảng số liệu trên ta nhận
7

thấy TSCĐ của công ty hầu hết đã cũ và lạc hậu, do đó, để có thể nhận được các gói
thầu lớn công ty cần phải có biện pháp nâng cấp cũng như đổi mới TSCĐ.
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất- kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty Cổ
phần Trường Nam
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty
1.4.1.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
- Tổ chức sản xuất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thành
công của công ty nhất là trong ngành xây dựng khi mà máy móc thiết bị,
vật liệu xây dựng giá bán trên thị trường ngày càng cao. Chính vì vậy,
công ty tổ chức cơ cấu bộ máy sản xuất hợp lý thì tiết kiệm được không
biết bao nhiêu công sức, tiền của của công ty, từ đó nâng cao lợi nhuận
tối ưu.
1.4.1.2.Nội dung cơ bản của quy trình công nghệ
- Giám đốc công ty: Là người điều hành chỉ huy công trường thông qua
các phòng ban chức năng.
- Ban chỉ huy công trình: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có
trách nhiệm bố trí điều động máy móc thiết bị và nhân công trên công
trường. Đôn đốc việc thực hiện công trình theo đúng tiến độ và đảm bảo
về chất lượng của công trình, phải đảm bảo an toàn lao động cho công
nhân lao động trên công trường, an toàn về máy móc thiết bị và trật tự an
ninh trong đội thi công.
- Ban giám sát kỹ thuật thi công: Hướng dẫn và giám sát việc thi công
trực tiếp tại công trường, chấp hành đúng quy trình, quy cách của bản vẽ
kỹ thuật thi công và theo yêu cầu của đề án thiết kế. Đảm bảo tuyệt đối về
an toàn lao động cho người và máy móc thiết bị thi công trên công
trường. Chấp hành đúng sự giám sát hướng dẫn kỹ thuật của chủ đầu tư
hoặc cơ quan tư vấn giám sát công trình, kiểm tra chất lượng sản phẩm
từng khối lượng xây lắp, cùng kỹ thuật giám sát A, tổ chức nghiệm thu
công tác xây lắp, nghiệm thu giai đoạn và lấy mẫu thí nghiệm tại hiện
8

trường hoặc gửi đi làm thí nghiệm tại các trung tâm thí nghiệm có tư cách
pháp nhân.
- Ban quản lý kế hoạch: Chịu sự phân công quản lý trực tiếp của giám
đốc, tham mưu giúp cho giám đốc điều hành trong việc bố trí kế hoạch
sản xuất và về tiến độ thi công trên công trường. Mặt khác chịu trách
nhiệm về số lượng, chất lượng về tiến độ cung cấp nguyên, nhiên vật liệu
cho việc thi công, lập kế hoạch về lao động, thiết bị, có kế hoạch điều
động theo yêu cầu thi công của từng công trình.
- Đội thi công: Thực hiện trực tiếp việc xây dựng, san lấp mặt bằng hay
nói cách khác là đội thi công có trách nhiệm làm tất cả các khâu trên công
trường theo sự hướng dẫn của chỉ huy công trường và kỹ sư giám sát, họ
thực sự hoàn thành nhiệm vụ khi có sự giúp đỡ, hỗ trợ của các bộ phận
khác trong công ty.
9
1.4.1.3.Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh
Chú thích: Quan hệ hỗ trợ
Quan hệ trực tuyến
1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động của công ty
1.4.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
Ban chỉ huy công trường
Kho vật tư
Đội thi công
Đội máy thi công
Đội sửa chữa cơ giới
Đội xây lắp
Giám sát kỹ thuậtQuản lý kế hoạch
Tổ
xây

lắp
Tổ
nề
Tổ
mộc
Tổ lái xe máy
Tổ cơ khí
10
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ hỗ trợ
Quan hệ chức năng
1.4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
+ Hội đồng quản trị: ở đây thành viên Hội đồng quản trị cũng là các thành
viên của hội đồng cổ đông và họ là cơ quan quản lý cao nhất của công ty có quyền
nhân danh công ty để giải quyết các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của
công ty.
+ Giám đốc công ty: Phụ trách việc điều hành hoạt động hàng ngày của công
ty, là người trực tiếp có quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, ký kết các hợp
đồng kinh tế, chịu trách nhiệm về tổn thất do sản xuất kinh doanh không hiệu quả
làm hao hụt tài sản, lãng phí bởi cách quản lý không phù hợp.
+ Phó giám đốc công ty: Là cánh tay phải của giám đốc, chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của giám đốc. Phó giám đốc phụ trách việc giám sát theo dõi các công trình
đang thi công, đồng thời lập kế hoạch tổ chức đánh giá nội bộ trong công ty, lập báo
cáo tổng hợp gửi lên ban lãnh đạo để đề ra phương pháp quản lý sản xuất phù hợp
nhất, hiệu quả nhất
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Phòng kế hoạch nhân sự
Chỉ huy công trình

Phòng kỹ thuật Phòng kế toán tài chính
Đội xây lắp Đội xe máy Đội sữa chữa
11
+ Phòng kế hoạch và nhân sự: Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý
và nghiên cứu xây dựng các định hướng cho công ty. Hoạch định các chiến lược
hoạt động sản xuất kinh doanh để khẳng định vị trí của công ty trong lĩnh vực thi
công xây dựng. Quản lý toàn bộ hồ sơ người lao động, giải quyết các thủ tục về
tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật,
chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động. Xây dựng và thực hiện kế
hoạch và chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động.
Xây dựng, đăng ký, kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện các chế độ, chính sách
đối với người lao động
+ Phòng kỹ thuật: Giám sát việc thi công công trình đúng hồ sơ thiết kế kỹ
thuật đúng quy cách có chất lượng, kiểm tra giám sát đội thi công, kiểm tra từng
khâu, từng công đoạn của công trình xem xét việc thi công của công trình đó có
đúng quy cách, thẩm mỹ và chất lượng đã được đảm bảo chưa để đưa ra phương án
giải quyết vấn đề đó hợp lý.
+ Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành
hoạt động tài chính kế toán, đồng thời nghiên cứu vận dụng các chính sách tài chính
kế toán. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo kế toán định kỳ theo quy định
của nhà nước, báo cáo bất thường theo yêu cầu của ban giám đốc. Tổ chức làm việc
đúng chế độ kế toán, về quản lý tài sản và quản lý Tiền mặt của công ty, xây dựng
kế hoạch huy động vốn để thực hiện các mục tiêu kinh doanh và đầu tư phát triển
của công ty. Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh một cách rõ ràng, chính xác và kịp thời
+ Ban chỉ huy công trình: Chịu trách nhiệm việc giám sát thi công và kết
hợp với phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật hướng dẫn thi
công công trình theo đúng trình tự về thời gian và công đoạn.
+ Đội xe máy thi công: Có trách nhiệm bảo quản, sử dụng các thiết bị máy tiết
kiệm, hiệu quả, an toàn phục vụ cho công trình theo lệnh điều động của giám đốc

công ty.
+ Đội sửa chửa cơ giới: Chịu trách nhiệm về quản lý, bảo trì sửa chửa các
thiết bị máy móc để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tránh thiệt hại xảy ra.
12
+ Đội xây lắp: Có trách nhiệm hoàn thành các công trình thi công theo yêu
cầu của bản thiết kế một cách tiết kiệm và nhanh chóng nhất.
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty Cổ phần Trường Nam
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty
Công ty cổ phần Trường Nam có phạm vi hoạt động kinh doanh tuơng đối tập trung
trên một địa bàn (01 tỉnh), có khả năng đảm bảo việc luân chuyển chứng từ khác lên
công ty kịp thời nhanh chóng. Vì vậy, công ty lựa chọn hình thức tổ chức kế toán
tập trung. Với hình thức này, tất cả các công việc kế toán như tập hợp chứng từ,
phân loại chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tính giá
thành, lập báo cáo,… được tập trung thực hiện ở phòng kế toán. Còn các bộ phận
đơn vị trực thuộc chỉ tổ chức ghi chép chứng từ ban đầu.
1.5.2. Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Trường Nam


Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Trường Nam
Chú thích: Định kỳ
Hàng ngày
- Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm là kế toán trưởng.
- Nhân sự của phòng kế toán 5 người
 Giải thích sơ đồ:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
-Kế toán vật tư
-Kế toán tài sản cố định
-Kế toán thanh toán
-Kế toán tiền lương

-Kế toán công nợ
Thủ quỹ
13
+ Kế toán trưởng: Là người trực tiếp chỉ đạo và tổ chức công tác kế toán,
lập BCTC đúng quy định và chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động kế
toán. Bảo đảm việc vận dụng đúng các chuẩn mực kế toán và các văn bản luật mới
nhất của Nhà nước ban hành, chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công
tác kế toán tài chính ở công ty, cung cấp các thông tin kế toán và giúp Giám đốc
phân tích thực trạng tài chính của công ty để đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn
trong kinh doanh, ngoài ra kế toán trưởng còn phải xây dựng các kế hoạch tài chính,
kế toán trưởng vừa là kế toán tổng hợp, vừa là kế toán thuế.
+ Kế toán Tổng hợp và Giá thành: Chịu trách nhiệm hạch toán tổng hợp các
đối tượng kế toán tính giá thành phẩm, xác định KQKD và lập báo cáo theo định
kỳ. Trực tiếp theo dõi kiểm tra công tác lập dự toán, nghiệm thu và quyết toán các
công trình XDCB trong đơn vị.
+ Kế toán thanh toán, công nợ, tiền lương: Giao dịch ngân hàng, trực tiếp
theo dõi các tài khoản thanh toán, thu chi, chuyển khoản, tiền mặt, các khoản tạm
ứng, các khoản thanh toán khác. Theo dõi các khoản công nợ, phải thu, phải trả, mở
sổ chi tiết để theo dõi. Có nhiệm vụ giao dịch đối chiếu số dư trên tài khoản với
ngân hàng, làm thủ tục vay vốn, theo dõi để hoàn thành trả lãi, gốc đúng thời hạn.
thanh toán tiền lương cho công nhân viên. Thực hiện việc tính lương, tiền công phải
trả cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện thanh toán các chế độ và các khoản nợ
phải trả cho người lao động.
+ Kế toán vật tư và Tài sản cố định: Phản ánh chính xác kịp thời tình hình
nhập, xuất và tồn kho nguyên vật liệu, mở sổ theo dõi từng mặt hàng. Ghi chép,
phản ánh và tổng hợp số liệu về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình
hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ, tính toán và phân bổ chính xác mức KH TSCĐ
vào CP SXKD theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ quy định, tham gia kiểm
kê và đánh giá TSCĐ theo quy định của nhà nước, lập báo cáo về TSCĐ của
công ty.

+ Thủ quỹ: Quản lý trực tiếp tiền mặt và các giấy tờ có giá. Theo dõi thu, chi
và thực hiện việc thu chi theo đúng chứng từ hợp lệ của kế toán lập sổ, rút số dư và
báo cáo đúng định kỳ theo chế độ quy định.
14
1.5.3. Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ ghi chép chứng từ tại Công ty Cổ phần Trường Nam
Chú thích: Hàng ngày
Định kỳ hay cuối kỳ
Đối chiếu kiểm tra
 Giải thích quy trình:
+ Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ, vào sổ
thẻ kế toán chi tiết. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi
sổ, ghi vào sổ cái.
+ Cuối kỳ tiến hành ối chiếu kiểm tra số liệu giữa sổ cái và sổ chi tiết ( bảng
tổng hợp chi tiết) và kế toán căn cứ vào đó để lập bảng cân đối phát sinh sau đó
kiểm tra đối chiếu, các số liệu trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Khi đã kiểm tra
chính xác kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết và bảng cân đối phát sinh để lập
bảng cân đối kế toán và các bảng biểu khác.
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
15
PHẦN 2
THỰC HÀNH GHI SỔ KẾ TOÁN

2.1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần Trường Nam
2.1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty cổ phần Trường Nam
• Khái niệm về chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống,
lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong sản xuất như: Lao động, tư liệu lao động, đối tượng
lao động để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ.
• Giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống, lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm (lao vụ) hoàn thành.
 Đối tương tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp:
Do xuất phát từ đặc trưng riêng của chi phí hợp đồng xây dựng, và đặc điểm
sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm được
sản xuất đơn chiếc, riêng lẻ theo hợp đồng giao nhận thầu và tổ chức sản xuất được
phân chia thành nhiều công trường, nhiều khu vực thi công. Chính vì vậy xác định
đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là rất quan
trọng. Nếu xác định đúng thì mới giúp cho việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất
đảm bảo tính chính xác kịp thời trong công việc định giá thành sản phẩm xây lắp.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần
Trường Nam là toàn bộ công trình, hạng mục công trình theo từng hợp đồng xây
dựng đã ký kết với Chủ đầu tư.
 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Công ty Cổ Phẩn Trường Nam dùng cả hai phương pháp trực tiếp và
phương pháp phân bổ gián tiếp để tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất.
16
+ Phương pháp ghi trực tiếp: Áp dụng trong trường hợp các chi phí
sản xuất phát sinh có quan hệ trực tiếp đối với từng công trình, hạng mục
công trình theo từng hợp đồng xây lắp đã ký kết với chủ đầu tư. Phương

pháp ghi trực tiếp đảm bảo việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối
tượng chi phí với mức độ chính xác cao.
+ Phương pháp phân bổ gián tiếp: Áp dụng trong trường hợp chi
phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công
trình thoe từng hợp đồng xây lắp đã ký kết với chủ đầu tư mà kế toán
không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng lẻ cho từng công trình,
hạng mục công trình được. Sau đó chọn tiêu thức phân bổ là tổng chi phí
trực tiếp để tính toán phân bổ chi phí sản xuất đã tập hợp được cho các
công trình, hạng mục công trình có liên quan.
Việc tính toán phân bổ gồm hai bước:
- Xác định hệ số phân bổ (H)
H =
Tổng chi phí tập hợp được cần phân bổ
Tổng tiêu thức dùng làm phân bổ
- Phân bổ cho từng đối tượng liên quan
Chi phí phân bổ cho đối tượng n = Hệ số phân bổ x
Tiêu thức phân bổ
của đối tượng n
 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hoặc lao vụ
hoàn thành đòi hỏi phải xác định giá thành và giá thành đơn vị.
Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành có thể là các công
trình, hạng mục công trình đã hoàn thành; hoặc các khối lượng xây lắp có tính dự
toán riêng đã hoàn thành. Nhìn chung, khối lượng công việc nào được quy định
thanh toán thì xác định đó là đối tượng tính giá thành. Việc xác định này phục vụ
cho việc đánh giá kết quả sản xuất xây lắp
17
 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Phương pháp tính giá thành thường áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp
thường là phương pháp tính giá thành giản đơn hoặc giá thành theo công việc, theo

đơn đặt hàng ( hợp đồng xây dựng)
Phương pháp tính giá thành phổ biến là phương pháp tính giá thành theo
phương pháp trực tiếp áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí và đối
tượng tính giá thành là giống nhau ( từng Hạng mục công trình, từng công trình);
hoặc là phương pháp tổng cộng áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí
là từng hạng mục công trình còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ công trình.
2.1.2. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán tại công ty cổ phần Trường Nam
Đối với hoạt động kinh doanh xây lắp quy định chỉ áp dụng phương pháp
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, không áp dụng
phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Trong phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp,
đơn vị sử dụng các Tài khoản 621, 622, 623, 627, 154 và tổ chức mở chi tiết các tài
khoản để theo dõi riêng cho từng công trình, hạng mục công trình.
Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượt
trên mức bình thường và phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không
được tính vào giá thành công trình xây lắp mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán
của kỳ kế toán.
Xuất phát từ những đặc điểm sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp như quá
trình tổ chức quản lý, quy trình công nghệ phức tạp, sản phẩm được sản xuất riêng
lẻ, đối tượng thanh toán chi phí sản xuất hiện nay có thể là đơn đặt hàng, giai đoạn
công việc, giai đoạn thi công hay các công trình hoàn thành. Công ty hiện nay đang
thi công một số công trình trong tỉnh.
Vì thời gian thực hiện có hạn em xin dùng số liệu liên quan đến công trình
“Đường Nguyễn Thị Minh Khai- thị trấn Đăk Tô” để minh hoạ cho trình tự tổ
chức kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp
của doanh nghiệp xây dựng. Công trình “Đường Nguyễn Thị Minh Khai- thị trấn

×