Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phương pháp phát triển IQ toàn năng cho bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.19 KB, 4 trang )

Bộ sách Phát triển IQ toàn năng cho bé
Một bộ sách giúp phát triển IQ toàn năng cho các bé ở những
độ tuổi: 2 - 3 tuổi, 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi, 5 - 6 tuổi và 6 - 7 tuổi.
Bộ sách “Phát triển IQ toàn năng cho bé” đem đến:
- Những phương pháp giáo dục khoa học hiệu quả
- Các bài tập phù hợp với từng lứa tuổi, hệ thống và hoàn chỉnh
- Nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn
- Phát triển kĩ năng thực tế cho bé
“Phát triển IQ toàn năng cho bé” được ví như một loại
vitamin tuyệt vời nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ em. Đây là
bộ cẩm nang giáo dục với những bài tập phù hợp cho từng
lứa tuổi. Đặc biệt, mỗi trang sách đều có gợi ý của các
chuyên gia giáo dục đầu ngành dành cho phụ huynh về
phương pháp dạy trẻ rất khoa học, chuyên nghiệp và toàn
diện.
Một bộ sách tuyệt vời không thể thiếu cho bé yêu thông
minh của bạn!
GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG CỦA BÁN CẦU
NÃO TRÁI
Khả năng ngôn ngữ:
- Lượng từ vựng: Bé nắm vững một lượng lớn từ, câu và sử
dụng linh hoạt.
- Tổ chức ngôn ngữ: Bé biết kết hợp chính xác các yếu tố
ngôn ngữ, diễn đạt đúng ngữ pháp và có ý nghĩa.
- Biểu đạt ngôn ngữ: Bé biết biểu đạt suy nghĩ, quan điểm,
tình cảm bằng ngôn ngữ thuần thực.
- Hiểu ngôn ngữ: Bé hiểu được người khác qua ngôn ngữ và chữ viết.
- Tập viết: Bé biết thể hiện quan điểm, suy nghĩ cá nhân qua chữ viết và có khả năng sáng tạo.
Tư duy logic:
- Khả năng phân loại: Bé biết phân biệt và phân loại căn cứ
theo đặc điểm của sự vật.


- Khả năng phán đoán: Bé có thể tự khẳng định hay phủ
định sự tồn tại của một sự vật nào đó cũng như chỉ ra thuộc
tính của chúng.
- Khả năng so sánh: Bé biết so sánh hai sự vật với nhau và
phân tích những đặc trưng của chúng.
- Khả năng phân tích: Bé có thể phân chia các sự vật hoặc
hiện tượng thành những phần đơn giản, tìm ra được thuộc
tính chung mối quan hệ tương tác giữa chúng.
- Khả năng suy luận: Từ một hoặc vài điều kiện đã biết, bé
có thể suy đoán và đưa ra một kết luận mới.
- Khả năng quy nạp: Từ hàng loạt các sự vật và điều kiện cụ
thể, bé có thể tìm ra một nguyên lý
hoặc quy luật thông thường.
- Khả năng tổng kết: Bé có khả năng
phân tích những sự vật hoặc những
tình huống đã biết và đưa ra kết luận chung.
Khả năng toán học:
- Trình tự sắp xếp: Bé nắm bắt được quy luật sắp xếp trình tự của các sự vật thông
qua quan sát dáng vẻ bề ngoài và mối quan hệ nội tại giữa chúng.
- Khả năng tính toán: Bé hiểu và có đáp án chính xác khi làm các phép tính cộng,
trừ, nhân, chia và có tư duy toán học.
- Tính khoa học: Căn cứ theo quy luật phát triển của sự vật và trình tự nhất định, bé biết xem xét và phân tích
sự vật, từ đó nâng cao tính khoa học trong tư duy và hành động.
Khả năng tự nhiên:
- Khả năng nhận biết: Bé có thể nhận biết được sự vật trong giới tự nhiên.
- Quan hệ tương tác: Bé hiểu được mối quan hệ tương tác giữa các sự vật và bản thân chúng qua đó biết phân
tích sự vật.
Khả năng ghi nhớ:
- Ghi nhớ qua nghe hiểu: Khả năng ghi nhớ hình học và sự vật bằng thính giác của bé được tăng cường mỗi
khi nghe nhắc đến tên của chúng.

×