Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp về hoạt động Marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.52 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường hôm nay cạnh tranh luôn được coi là hoạt động tất yếu mang tính chất phức tạp và và phổ
biến trên thị trường. Lợi nhuận là mục tiêu chính của tất cả các hoạt động kinh doanh, để có lợi nhuận tối đa doanh nghiệp
phải len lỏi trên thị trường, phải có nghệ thuật và thủ pháp để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nuớc chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong
tiến trình hội nhập của nền kinh tế nước ta víi các nước khu vực và thế giới thì Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong
thương trường góp phần vào tự do hoá thương mại.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu hành vi người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp hiện nay, nhất là
trong khâu tiÕp thị, bởi vì tiếp thị không chỉ bán sản phẩm của doanh nghiệp mà còn nhận biết nhu cầu của khách hàng qua
việc nghiên cứu thị trường, phát sinh các sản phẩm hàng hoá làm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng nhằm thu lợi nhuận
ngày càng cao.
Thành công sẽ đến với nhà tiếp thị nào biết nắm bắt được quy luật vận động của thị trường và hành vi sử dụng của
người tiêu dùng mà họ phục vụ. Vì thế tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu hành vi người tiêu dùng sản phẩm của một doanh
nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh khâu tiếp thị khai thác thị trường để thu được tối đa lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
I. Nhận dạng doanh nghiệp trên các phương diện
1. Lịch sử ra đời và phát triển
2. Loại hình doanh nghiệp
3. Lĩnh vực kinh doanh
4. Quy mô và cơ cấu tổ chức
II. Mô tả và đánh giá tổng hợp môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
III. Mô tả và đánh giá tổng hợp năng lực và các điều kiện kinh doanh ở bên trong doanh nghiệp.
1. Khả năng tài chính, vốn liếng
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
3. Tình hình lao động
4. Tổ chức và quản lý


IV. Mô tả và đánh giá tổng hợp về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua.
1. Doanh số và khối lượng bán
2. Tỷ phần thị trường
3. Chi phí, thu nhập, lỗ lãi …
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
V. Mô tả và đánh giá tổng hợp về tình hình hoạt động Marketing của doanh nghiệp thời gian qua.
1. Những vấn đề chiến lược
2. Những giải pháp về Marketing - Mix
Trong điều kiện thời gian không cho phép, với sự nhận thức còn hạn chế chắc chắn bản báo cáo thực tập tổng hợp này
còn có nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý chỉ bảo của cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I
NHẬN DẠNG DOANH NGHIỆP TRÊN CÁC PHƯƠNG DIỆN
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Số 25 đường Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Tên giao dịch là: Hai Ha Confectionery Company
Viết tắt là: HaiHaCo.
Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt trên khắp mọi miền của đất nước và được rất nhiều người ưa chuộng. Để có
được kết quả như vậy Công ty đã phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều trong suốt 41 năm phấn đấu và trưởng thành.
Quá trình này được tóm tắt như sau:
+ Giai đoạn từ 1960 - 1965:
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Đây là giai đoạn đầu Công ty mới thành lập với cái tên là xưởng miến Hoàng Mai. Nhiệm vụ chủ yÕu sản xuất miến ăn
từ nguyên liệu đậu xanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Từ năm 1961 xưởng miến Hoàng Mai sản xuất thành
công mặt hàng xì dầu, giải quyết thành công tình trạng khan hiếm nước chấm trên thị trường và chế biến tinh bột ngô cung
cấp nguyên liệu cho nhà máy pin Văn Điển. Năm 1965, xí nghiệp đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
+ Giai đoạn từ 1965 - 1975:
Thời kỳ cả nước đang tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tập trung nguồn lực đánh Mỹ, giải phóng

miền Nam. Để phù hợp với tình hình này, năm 1966 "Xưởng miến Hoàng Mai" đã đổi tên thành "Nhà máy thực nghiệm
thực phẩm Hải Hà".
Vào tháng 6/1970, nhà máy tiếp nhận một phân xưởng kẹo Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn/năm, với
nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo, nha, giấy tính bột và được đổi tên thành "Nhà máy thực phẩm Hải Hà". Năm 1975, nhà máy
vượt kế hoạch 18 ngày so với năm trước.
+ Giai đoạn từ 1976 - 1985:
Vào thời kỳ này nhà máy trực thuộc Bộ lương thực và thực phẩm. Tháng 12/1976, Nhà nước phê chuẩn phương án thiết
kế mở rộng nhà máy với công suất 6000 tấn/năm, đồng thời nhà máy đầu tư máy móc theo hướng cơ giới hoá thay thế thủ
công.
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Năm 1977, nhà máy áp dụng thành công dây truyền sản xuất kẹo chuối xuất khẩu làm cho năng suất tăng 6 lần so với
năm 1975.
+ Giai đoạn từ 1986 đến nay:
Năm 1987 "Nhà máy thực phẩm Hải Hà" một lần nữa đổi tên thành "Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà" trực thuộc Bộ
công nghiệp và công nghệ thực phẩm. Vào năm 1992, theo quyết định số 216 CNN/TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ, nhà
máy đổi tên thành "Công ty bánh kẹo Hải Hà" và tên này được giữ cho đến nay.
Năm 1993, thành lập Công ty liên doanh Hải Hà - Kotobuki chuyên sản xuất kẹo cứng, bánh snach, cookies, bánh tươi,
kẹo cao su …
Năm 1995, thành lập Công ty liên doanh Hải Hà - Miwon chuyên sản xuất mì chính.
Năm 1996 thành lập Công ty liên doanh Hải Hà - Kemeda. Do hoạt động không mang lại hiệu quả cao nên Công ty này
đã giải thể vào tháng 11/1998.
Hiện nay, Hải Hà là một trong những Công ty hoạt động có hiệu quả và có mạng lưới tiêu thụ rộng cả nước.
II. Loại hình doanh nghiệp.
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ công nghiệp được thành lập vào 25/12/1960,
chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm bánh kẹo, chế biến thực phẩm do Nhà nước đầu tư và quản lý với tư cách là chủ sở
hữu.
III. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
5
Báo cáo thực tập tổng hợp

Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đén năm 2005, Công ty Bánh kẹo Hải Hà đã xác định mục tiêu và chức năng chủ yếu của
mình tỏng thời kỳ này như sau:
+ Tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động,
đa dạng hoá chủng loại sản phẩm nhằm mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu của từng vùng từ nông thôn đến thành thị, từ
trong nước tới ngoài nước. Phát triển mặt hàng mới nhất là các loại bánh kẹo truyền thống dân tộc.
+ Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và không ngừng nâng cao hiệu quả thị trường cũ, mở rộng thị trường mới,
nhất là thị trường phía Nam và thị trường xuất khẩu.
+ Ngoài việc sản xuất bánh kẹo là chính Công ty sẽ kinh doanh các mặt hàng khác để không ngừng nâng cao đời
sống cho cán bộ công nhân viên và thúc đẩy sự phát triển ngày một lớn mạnh của Công ty.
Ngoài ra, Công ty bánh kẹo Hải Hà còn có các nhiệm vụ sau:
+ Bảo toàn và phát triển vốn được giao.
+ Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước
+ Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình
độ chuyên môn …
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
Như vậy, mục tiêu chung của Công ty là đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trong các thời kỳ, đảm bảo
thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đồng thời không ngừng phát triển quy mô doanh nghiệp, cũng như nâng cao
đời sống của toàn bộ công nhân viên.
IV. Lĩnh vực kinh doanh.
+ Giai đoạn 1960 - 1965:
- Sản xuất miến ăn từ nguyên liệu đậu xanh
- Nước chấm xì dầu
- Chế biến tinh bột ngô.
+ Giai đoạn từ 1966 - 1975:
- Sản xuất kẹo nha
- Giấy tinh bét
+ Giai đoạn từ 1976 - 1985:
- Mở rộng nhà máy áp dụng thành công dây truyền sản xuất kẹo chuối xuất khẩu.

+ Giai đoạn từ 1986 đến nay:
Công ty chuyên sản xuất các loại bánh kẹo như: kẹo cứng, bánh snach, cookies, bánh tươi, kẹo cao su …
Ngoài ra, Công ty bánh kẹo Hải Hà còn liên doanh với Hãng Miwon chuyên sản xuất mì chính.
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
V. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Cơ cấu tổ chức của Công ty được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyết chức năng, bao gồm ban lãnh đạo,
các phòng ban trực thuộc quản lý và phục vụ sản xuất. Với kiểu tổ chứ bộ máy như trên, Công ty đã phân định trách nhiệm
cho từng phòng ban, giúp các phòng ban này có thể linh động và sáng tạo trong việc tổ chức sản xuất. Bộ máy này được tổ
chức như sau:
- Ban lãnh đạo gồm 4 người:
+ Tổng giám đốc: là người có quyền cao nhất, quyết định chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và
chịu trách nhiệm trước Công ty cũng như hai Công ty liên doanh, Bộ công nghiệp và nông nghiệp.
+ Phó tổng giám đốc kỹ thuật - sản xuất: chịu trách nhiệm về chỉ đạo, kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo hoàn thành kế
hoạch sản xuất. Cụ thể là giám sát hoạt động của phòng kỹ thuật và phòng KCS, các xí nghiệp trên khía cạnh an toàn sản
xuất, an toàn lao động; nghiên cứu và bảo dưỡng thiết bị máy móc; đào tạo và bồi dưỡng tay nghề.
+ Phó tổng giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của Công ty, kiểm tra và giám sát phòng tài
vụ.
+ Phó tổng giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm quản lý nguồn nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho
quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đúng tiến độ và đạt các yêu cầu đặt ra.
- Các phòng ban trực thuộc quản lý bao gồm:
+ Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật của quy trình công nghệ; tính toán đề ra các định mức và tỷ lệ tiêu hao
nguyên vật liệu; nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất; kiểm tra chất lượng sản phẩm, chế tạo sản phẩm mới.
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Phòng KCS: chịu trách nhiệm kiểm tra quá trình chế biến đưa nguyên vật liệu vào sản xuất, đảm bảo chất lượng và

vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Các xí nghiệp tại Hà Nội và ngoại tỉnh: có nhiệm vụ sản xuất ra các mặt hàng nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh chung của toàn Công ty.
+ Phòng tài vụ: đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức công tác hạch toán kế toán và theo dõi mọi
hoạt động của Công ty dưới hình thái giá trị để phản ánh cụ thể chi phí đầu vào, kết quả đầu ra; đánh giá kết quả lao động
của cán bộ công nhân viên, phân tích kết quả kinh doanh của từng tháng, quý, năm, phân phối nguồn thu nhập đồng thời
cung cấp thông tin cho Tổng giám đốc nhằm phục vụ quản lý điều hành sản xuất kinh doanh.
+ Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường đầu ra, đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm
hợp lý, tổ chức marketing từ quá trình nghiên cứu, thăm dò, mở rộng thị trường, đến lập ra các chiến lược tiếp thị, quảng cáo
và kế hoạch cho những năm sau.
+ Văn phòng: chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của phòng hành chính quản trị và phòng lao động tiền
lương. Hàng tháng phải có báo cáo về hoạt động của hai phòng này.
+ Phòng hành chính quản trị: phụ trách các vấn đề về bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phục vụ tiếp
khách, nhà ăn, y tế, bảo vệ.
+ Phòng lao động tiÒn lương: có nhiệm vụ tính lương, thưởng cho cán bộ.
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN II
MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
1. Người cung ứng nguyên vật liệu
Hàng năm, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh một khối lượng lớn bánh kẹo, do vậy có nhu cầu tiêu dùng cao về
đường, sữa, bột gạo, bột mỳ, tinh dầu, gluco, nha … Trong khi đó, thị trường trong nước mới chỉ cung cáp được một số
nguyên liệu như đường, bột gạo, nha … từ các nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi, Công ty Cái Lân … còn phần lớn các
loại nguyên vật liệu khác phải nhập ngoại và phải chịu sự biến động giá cả trên thị trường thế giới. Tỷ giá hối đoái thường
xuyên thay đổi đã gây nhiều khó khăn trong việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh
doanh. Để khắc phục tình trạng này, Công ty đã chủ động kỹ kết hợp đồng cung ứng dài hạn với một số Công ty, nhà máy
chuyên sản xuất và kinh doanh các loại nguyên vật liệu nhằm giảm bớt chi phí và bảo quản đẩy mạnh quá trình sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm.

2. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty bao gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
2.1. Thị trường trong nước.
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước của Công ty bánh kẹo Hải Hà có thể chia thành ba khu vực thị trường chính là
thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung và thị trường miền Nam. trong đó thị trường miền Bắc là thị trường chủ yếu của
Công ty, nhu cầu tiêu dùng tập trung cao vào mùa lạnh và các dịp lễ tết, sinh nhật, cưới hỏi … còn về mùa nóng thì người ta
thường Ýt tiêu dùng đồ ngọt hơn.
Thị trường miền Trung cũng tiêu thụ được một phần, do thu nhập của người dân thấp hơn hẳn so với hai khu vực thị
trường Bắc - Nam nên có nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo Ýt hơn. Chủ yếu họ tiêu dùng những loại bánh kẹo chất lượng vừa
phải, giá thành rẻ và họ Ýt quan tâm đến hình thức mẫu mã sản phẩm. Đối với thị trường này, sản phẩm được tiêu dùng
nhiều nhất là kẹo sữa mềm, kẹo hoa quả, kẹo cốm, kẹo bắp, bánh cân …
Riêng ở thị trường miền Nam dân cư rất đông nhưng lượng tiêu thụ lại Ýt hơn so với miền Bắc và miền Trung, chủ yếu
chỉ tiêu thụ được ở ngay tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt về khả năng tiêu thụ ở các khu
vực thị trường trên là do các yếu tố cạnh tranh, sù xa cách về mặt địa lý và quan trọng hơn cả là do đặc điểm, thị hiếu, tâm
lý, thãi quen tiêu dùng của khách hàng ở mỗi vùng lại khác nhau.
2.2. Thị trường nước ngoài
Trước đây Công ty có một thị trường tiêu thụ tương đối lớn là Liên Xô cũ và các Đông Âu. Tuy nhiên từ khi hệ
thống các nước XHCN tan rã, thị trường này của Công ty coi như đã bị mất. Hiện nay, Công ty chỉ mới bắt đầu thiết lập
được với một số thị trường mới như: Mông Cổ, Trung Quốc …
3. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà.
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
3.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước
Ở thị trường miền Bắc mà cụ thể là tại Hà Nội, Hải Hà có một đối thủ cạnh tranh tương đối lớn là Công ty bánh kẹo
Hải Châu, đây là một Công ty sản xuất sản phẩm tương tự như Hải Hà nhưng giá cả thấp hơn, do vậy đã gây không Ýt khó
khăn cho Hải Hà. Ngoài ra, còng ngay trên thị trường Hà Nội, Hải Hà cũng phải chịu sự cạnh tranh mãnh mẽ của nhiều
Công ty khác như: sản phẩm bánh quế, kẹo cốm của Tràng An có chất lượng cao, thơm ngon, giá cả lại tương đối và được
người tiêu dùng đánh giá cao; bánh kẹo của Công ty sữa Vinamilk như bánh Petitbeur chất lượng ngon như Hải Hà; sản

phẩm bánh kẹo của nhà máy đường 19/5; Thiên Hương, Hữu Nghị …
Đối với khu vực thị trường miền Trung và miền Nam thì các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Hải Hà là Công ty
đường Quảng Ngãi, Lam Sơn, Biên Hoà. Họ có một ưu thế hơn hẳn so với Hải Hà là có khả năng tự sản xuất ra đường -
nguyên liệu chính để sản xuất bánh kẹo, nên giá đầu vào thấp hơn. Mặt khác, họ không phải chịu thuế đối với sản phẩm
đường nên giá thành sản phẩm rẻ hơn.
Ngoài ra, Hải Hà còn chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của Công ty liên doanh Perfetti mới xuất hiện gần đây với các sản
phẩm như kẹo cao su Bigbable, Korea Pusse, kẹo sữa Alpenliebe Original và Công ty Kinh Đô với các loại bánh kem, gatô,
bimbim, có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nên chiếm được một thị phần đáng kể
trên thị trường.
3.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hiện nay, lượng bánh kẹo nhập ngoại còn tràn lan ở một số thị trường, đặc biệt tập trung ở các thị trường sát biên
giới. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Hải Hà vẫn là kẹo Thái Lan và bánh Trung Quốc.
Tuy nhiên, gần đây uy tín của bánh kẹo ngoại đang bị giảm sút, nhất là bánh Trung Quốc. Tuy hình thức, mẫu mã
đẹp, giá lại rẻ nhưng chất lượng kém (dễ bị Èm, mốc …). Chính vì vậy mà Hải Hà sẽ dễ cạnh tranh được với bánh kẹo ngoại
trên cả hai mặt hình thức và mẫu mã.
II. Môi trường vĩ mô:
Đối với những sản phẩm bánh kẹo của Công ty bánh kẹo Hải Hà luôn được coi là những sản phẩm không quá xa lạ
và đòi hỏi quá cao năng lực mua sắm của người dân Việt Nam chóng ta. Chính vì vậy mà sản phẩm bánh kẹo của Công ty
luôn được ưa chuộng và tiêu thụ nhanh chóng.
Trong 10 năm trở lại đây thu nhập của nhiều người có chiều hướng tăng lên, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp giảm
xuống điều đó cũng là những yếu tố giúp cho việc tiêu thụ bánh kẹo phục vụ do nhu cầu sinh hoạt của người tiêu dùng ngày
một nhiều hơn. Ngoài ra, sù thay đổi cơ cấu tuổi tác của dân cư, số lượng những người thuộc các nhóm tuổi khác nhau. Tỷ lệ
người cao tuổi tăng vì vậy tỷ lệ sinh đẻ giảm xuống và tuổi thọ trung bình thì lại tăng lên.
Hiện nay, tỷ lệ dân cư thay đổi nơi cư trú ngày càng tăng, hướng đi chuyển chủ yếu của họ là đến các thành phố lớn
như Hà Nội, Hải Phòng … Và đa phần họ đều là nông dân không có việc làm ở các vùng nông thôn. Điều này làm cho nhà
tiếp thị cần chú ý đến các dịch chuyển như vậy. Vì chúng báo hiệu cho thấy sự khác biệt về cung cách chi tiền trong công
chúng. Có một sự thực về môi trường học vấn nữa là người dân Việt Nam chóng ta có trình hộ học vấn ngày càng cao và
14

Báo cáo thực tập tổng hợp
phần lớn đã làm những công việc gián tiếp (tức là không phải lao động chân tay nhiều như trước). Việc thay đổi như vậy dẫn
đến người mua hàng ngày càng kỹ tính (thận trọng) hơn và đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN III
MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP NĂNG LỰC VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KINH DOANH Ở BÊN TRONG DOANH
NGHIỆP.
I. Nguồn vốn kinh doanh.
Vốn là một trong nhũng yếu tố đàu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Nó quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty và là công cụ cần thiết để sản xuất kinh doanh và tái mở
rộng sản xuất. Trên thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp trong tổng số gần 6000 doanh nghiệp Nhà nước đã phải đóng cửa
vì thiếu vốn. Xuất phát từ đặc tính của bánh kẹo là kinh doanh không đòi hỏi vốn đầu từ lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh,
kết hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong nhiều năm qua luôn đạt hiệu quả, Công ty lại có khả năng huy
động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nên có thể khẳng định Hải Hà là một Công ty có nhiều tiềm lực mạnh về vốn. Điều này
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu vốn của Công ty
Năm
Chỉ tiêu
1998 1999 2000 2001
I. Theo cơ cấu
1. Vốn lưu động 36,456 38,930 41,965 43,567
2. Vốn cố định 69,239 71,820 76,800 79,896
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tổng vốn 105,695 110,75 118,765 123,463
II. Theo nguồn
1. Vốn chủ sở hữu 54,961 56,480 58,710 59,680
2. Vay vốn ngân hàng 33,863 35,948 36,570 37,843
3. Vay từ các nguồn khác 16,871 18,322 23,485 97,543

Tổng vốn 105,695 110,75 118,765 123,463
(Số liệu lấy tại phòng Tài vụ tháng 1/2002)
Xét theo cơ cấu có thể nhận thấy rằng nguồn vốn của Công ty đã tăng lên qua các năm. Vốn cố định và vốn lưu động
tăng lên đáng kể, nhất là vốn cố định. Điều đó chứng tỏ rằng khả năng sản xuất và kinh doanh của Công ty là rất lớn. Lượng
vốn lưu động nhiều, Công ty càng có khả năng và điều kiện đầu tư nguyên vật liệu cho sản xuất, thúc đẩy quá trình tiêu thụ
hàng hoá …
Xét theo nguồn vốn ta thấy, vốn chủ sở hữu của Công ty chiÕm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn, vì vậy Công ty luôn giữ
thế chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong khi đó các nguồn vốn khác của Công ty như vay ngân
hàng, vay từ cán bộ công nhân viên trong Công ty… lại tăng lên rõ rệt. Điều đó cho thấy khả năng huy động vốn từ các
nguồn của Công ty là rất lớn. Công ty cần có các biện pháp tích cực hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm hoàn
thành tốt mọi nghĩa vụ Nhà nước giao.
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
II. Nguồn lao động của Công ty
Trong quá trình phát triển, đặc biệt là sau quyết định 379 của Bộ công nghiệp nhẹ, Công ty hết sức chú trọng tới lực
lượng lao động để phù hợp với tình hình sản xuất, với trình độ và kỹ thuật máy móc thiết bị tiên tiến. Lực lượng lao động
của Công ty không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
- Về số lượng: Số lao động của Công ty liên tục phát triển để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. Từ một xí nghiệp chỉ
có gần 1000 công nhân, tính đến nay con số này đã lên đến 1962 người. Trong đó, do đặc điểm của sản xuất là lao động nhẹ
nhàng đòi hỏi sự khéo léo của người lao động, nên lao động nữ chiếm 80% trong tổng số lao động của toàn Công ty và được
tập trung chủ yếu trong các khâu bao gòi, đóng hộp. Công ty đã có những chính sách về lao động tiền lương và chế độ khen
thưởng hợp lý, nên đã khuyến khích được công nhân làm việc hăng hái, nhiệt tình vì mục tiêu chung của toàn Công ty.
- Về chất lượng lao động: Tất cả các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đều có trình độ, chuyên môn và tay nghề cao. Bậc
thợ trung bình là 4/7.
Bảng 2: Cơ cÊu lao động theo trình độ văn hoá
Chỉ tiêu Đại học Cao đẳng Trung cấp CN kỹ thuật
1. Cán bộ kỹ thuật 63 37 69
2. Cán bộ quản lý 129 15 138
3. Công nhân bậc 6-7 208
4. Công nhân bậc 4-5 443

5. Công nhân bậc 3 (gói kẹo) 757
6. Công nhân bậc <3 (gói kẹo) 103
Tổng sè 192 52 207 1511
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
(Số liệu lấy tại văn phòng 1/2002)
Hiện nay Công ty đã có 195 người có trình độ đại học, 54 người có trình độ cao đẳng và 207 người đạt trình độ trung
cấp. Nếu đem so sánh với các Công ty sản xuất nói chung và Công ty Bánh kẹo nói riêng thì Bánh kẹo Hải Hà có trình độ
đại học cũng như trình độ chuyên môn vào loại khá nhất, điều này đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
Với lực lượng cán bộ công nhân viên hùng hậu cả về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trình độ khoa học kỹ thuật,
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để họ có thể đáp ứng được với sự phát triển chung của Công ty trong tình
hình mới.
III. Nguồn lực về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ.
- Về khoa học kỹ thuật: Công ty chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ trên các
mặt: tiếp nhận, phân tích thông tin khoa học kỹ thuật của thế giới và trong nước để ứng dụng vào sản xuất có hiệu quả.
+ Nghiên cứu và ban hành đưa vào sản xuất các sản phẩm mới đồng bộ cả về công nghệ, định mức tiêu chuẩn và quy
trình quy phạm.
+ Công ty đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng những nguyên liệu, vật tư kỹ thuật, phụ tùng hoá chất trong nước
thay thế cho hàng nhập khẩu.
+ Tiến hành thực hiện các định mức kinh tế, đảm bảo chiến lược sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Về máy móc thiết bị:
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Xí nghiệp kẹo gồm ba phân xưởng có công suất 6200 tấn/năm với trang thiết bị gồm: hai dây truyền sản xuất kẹo
cứng, hai dây chuyền sản xuất kẹo mềm các loại và một dây chuyền sản xuất kẹo gôm. Xí nghiệp còn được trang bị một
máy gói kẹo cứng và hai máy gói kẹo mềm của Balan.
+ Xí nghiệp bánh có ba dây chuyền sản xuất gồm: một dây chuyền sản xuất bánh biscuis, một dây chuyền sản xuất
bánh kem xốp, và một dây chuyền làm bột gạo.
Trình độ trang thiết bị của Hải Hà tuy được gọi là tiên tiến so với trong nước, nhưng so với các nước trong khu vực
hoặc trên thế giới thì vẫn còn lạc hậu. Hầu hết các máy móc thiết bị của Công ty đều được nhập từ các nước Đông Âu trong

những năm trước đây. Hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, đòi hỏi
sản phẩm sản xuất ra phải được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó trong vòng ba năm gần đây, Công ty liên tục
đầu tư thêm một số trang thiết bị mới. Năm 1998, đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất kẹo Jelly của Indonesia. Năm 1999,
đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất kẹo Caramel của Đan Mạch và một dây chuyền máy đóng gói bánh của Nhật. Năm
2000 đầu tư thêm dây chuyền bánh kem xốp của Italia.
IV. Đặc điểm về sản phẩm và quá trình tổ chức sản xuất của Công ty
Bánh kẹo là sản phẩm chủ yếu của Công ty. Thành phần chủ yếu của chúng gồm: đường, nha, bột mì, hương liệu, các
chất phụ gia … Mỗi loại sản phẩm có thành phần tỷ lệ và hương liệu khác nhau. Bánh kẹo là những sản phẩm thuộc đồ ăn
ngọt phục vụ cho các dịp lễ tết, do vậy quá trình sản xuất của Công ty mang tính thời vụ. Trong khi đóm chúng lại được chế
biến từ các nguyên liệu hữu cơ dễ bị vi sinh phá huỷ như đường, bơ, sữa … nên thời gian bảo quản ngắn, thường là 90 ngày,
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
riêng kẹo cà phê là 180 ngày, tỷ lệ hao hụt tương đối, yêu cầu vệ sinh cao. Khác với sản phẩm thông thường, quy trình để
hoàn thành sản phẩm bánh kẹo ngắn, chỉ trong khoảng 3 - 4 giờ nên không có sản phẩm dở dang. Công nghệ để chế tạo sản
phẩm bao gồm các dây chuyền sản xuất: lò nấu, máy can, cắt, gói … Nhờ những đặc điểm đó của sản phẩm bánh kẹo nên
việc tiến hành cải tiến mẫu mã đa dạng hoá và nâng cao chất lượng được thực hiện dễ dàng hơn, nhưng điều quan trọng là
phải đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN IV
MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
THỜI GIAN QUA.
1. Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá theo doanh thu và kết cấu mặt hàng.
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một Công ty có bề dày lịch sử và có vị trí khá vững chắc trên thị trường sản phẩm bánh
kẹo. Trong những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty liên tục đầu tư trang thiết bị mới, tổ
chức lại cơ cấu lao động, tiến hành chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như kẹo
cứng cà phê, cứng hoa quả, kẹo gôm, bánh bích quy … Công ty đã cho ra đời hơn 100 sản phẩm bánh kẹo các loại. Để có
thể phản ánh rõ tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty, ta có thể đánh giá qua các nhóm mặt hàng được thể hiện ở bảng số
liệu sau:
Bảng 3: Tình hình tiêu thụ hàng hoá theo doanh thu và kết cấu mặt hàng.

22
Báo cáo thực tập tổng hợp
2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường của Công ty
Trong những năm gần đây đời sống của con người được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng bán kẹo ngày càng tăng. Nắm
bắt được xu hướng này Công ty đã có những chính sách hợp lý trong việc thâm nhập vào các thị trường mới, mở rộng mạng
lưới tiêu thụ sản phẩm của mình trên toàn quốc. Ta có thể xem xét tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua một số thị
trường sau:
23
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN V
MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP THỜI
GIAN QUA.
Vì quyền lợi và nghĩa vô chung, mục tiêu tổng quát của Công ty trong những năm sắp tới là: "Đến năm 2005, Công ty
bánh kẹo Hải Hà phải thực sự trở thành một Công ty bánh kẹo lớn nhất Việt Nam, với trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản
xuất tiên tiến và có đủ khả năng canh tranh với nền công nghệ sản xuất bánh kẹo của cả nước và trên thế giới."
Đó là mục tiêu to lớn đòi hỏi Công ty phải nỗ lực phấn đấu, phải có những giải pháp, chính sách tạo ra sự nhịp nhàng
đồng bộ từ đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng Công ty đã
vạch ra những định hướng trước mắt và lâu dài trong những năm tới như:
1. Định hướng trước mắt:
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị đã đầu tư.
+ Thường xuyên thay đổi mặt hàng, cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao giá trị và
hiệu quả sản xuất
+ Tổ chức quản lý nâng cao năng suất lao động, phấn đấu vào năm 2005 năng suất đạt 15000 tấn/năm, hạ giá thành
sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường
+ Tăng cường quảng cáo sản phẩm, gây tiếng tăm nhằm thu hút khách hàng và mở rộng thị phần của Công ty
24
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên toàn Công ty thông qua các hình thức bồi dưỡng và đào tạo lại.
Hướng tới mục tiêu đưa thu nhập bình quân của người lao động lên 130000 đồng/người
+ Chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường, đảm bảo ổn định thị trường cũ và mở rộng thị trường vào các tỉnh

miền Trung và miền Nam.
2. Định hướng lâu dài
+ Nghiên cứu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước thay thế hàng
nhập khẩu nhằm giảm bớt chi phí đầu vào và hạn chế được những ảnh hưởng do sự biến động của giá ngoại tệ.
+ Củng cố phát triển thị trường trong nước, tăng cường mở rộng công tác xuất khẩu, liên doanh liên kết với nước
ngoài.
+ Nghiên cứu mở rộng phạm vi khoán cho các xí nghiệp thành viên từ khâu sản xuất liên doanh đến tiêu thụ sao cho
sâu sắc, chặt chẽ, hợp lý.
+ Đầu tư lại toàn bộ dây chuyền sản xuất đã nhập khẩu trước năm 1995. Đưa máy móc vào thay thế hoàn toàn sản
xuất thủ công.
+ Hoà nhập được vào thị trường bánh kẹo của các nước trong khu vực và trên thế giới.
I. Những vấn đề về chiến lược
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Sản phẩm của Công ty chủ yếu là hai loại bánh và kẹo do đó việc đầu tư phải tăng cường theo hai hướng:
25

×