Đặc san 60 năm liên hợp quốc
18
Tạp chí luật học
Đỗ Mạnh Hồng *
ic ra i ca Liờn hp quc c coi l
thnh tu ln lao v cú ý ngha chớnh tr
quan trng trong lnh vc quan h quc t liờn
quc gia v hp tỏc quc t. iu 1 Hin
chng Liờn hp quc khng nh: T chc
quc t ton cu ny c thnh lp nhm
mc ớch:
+ Duy trỡ hũa bỡnh v an ninh quc t;
+ Phỏt trin nhng quan h hu ngh gia
cỏc quc gia trờn c s tụn trng nguyờn tc
bỡnh ng v quyn dõn tc t quyt;
+ Thc hin s hp tỏc quc t trong vic
gii quyt cỏc vn quc t v kinh t, xó
hi, vn húa v nhõn o, trong vic khuyn
khớch v phỏt trin s tụn trng quyn con
ngi v cỏc quyn t do c bn khỏc dnh
cho tt c mi ngi khụng cú s phõn bit
chng tc, nam n, ngụn ng v tụn giỏo;
+ L trung tõm phi hp mi hot ng
ca cỏc dõn tc nhm t c nhng mc
ớch chung nờu trờn.
Hp tỏc quc t trong cuc u tranh
chng ti phm nhm gii quyt vn xó hi
tiờu cc phỏt sinh trong i sng quc t
chớnh l mt trong cỏc hot ng nhm thc
hin mc ớch ca Liờn hp quc. Trong iu
kin v tỡnh trng ti phm ngy cng gia tng
thng xuyờn, cng ng quc t buc phi
tng cng hp tỏc quc t trong khuụn kh
ca cỏc t chc quc t (TCQT) liờn chớnh ph
cng nh phi chớnh ph. Trờn bỡnh din ton
cu, Liờn hp quc chớnh l trung tõm phi
hp hot ng ca cỏc quc gia v TCQT
trong u tranh chng ti phm. õy l ngha
v phỏp lớ quc t ca Liờn hp quc, khng
nh ny c rỳt ra t cỏc quy nh ca Hin
chng. Ngha v ny ca Liờn hp quc
c thc hin bng nhiu bin phỏp v
phng thc khỏc nhau, m bo tớnh hiu qu
cao trong hp tỏc quc t chng ti phm.
Liờn hp quc ó chng t s nng ng ca
mỡnh trong quỏ trỡnh a ra cỏc chun mc v
quy phm thng nht i vi tng lnh vc
hp tỏc c th, trong khuụn kh ca Liờn hp
quc hoc di s bo tr ca nú mt lot cỏc
cụng c quc t, cỏc iu c quc t mu
cng nh cỏc vn bn phỏp lớ quc t khỏc
c thụng qua v vn u tranh ngn nga
v trng tr ti phm trờn phm vi ton cu.
Trong hot ng chng ti phm ca Liờn hp
quc cú s tham gia tớch cc cỏc c quan
chớnh, c quan ph tr ca Liờn hp quc
cng nh cỏc t chc chuyờn mụn ca nú.
Ngoi ra, Liờn hp quc cũn phi hp hot
ng ca cỏc TCQT khỏc trong lnh vc u
tranh quc t chng ti phm.
Cỏc c quan chớnh ca Liờn hp quc cú
trỏch nhim cỏc mc khỏc nhau trong
vic ngn chn v trng tr ti phm, nh i
hi ng, Hi ng bo an, Hi ng kinh t
v xó hi, Hi ng qun thỏc, To ỏn quc t
v Ban th kớ. Cỏc c quan ph tr hoc
V
* Trng i hc dõn lp ụng ụ
§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
T¹p chÝ luËt häc
19
chuyên môn như Hội nghị Liên hợp quốc về
ngăn ngừa tội phạm và xử sự với cá nhân vi
phạm pháp luật, hay Ủy ban Liên hợp quốc về
ngăn chặn tội phạm và hoạt động tố tụng hình
sự có vị trí, vai trò đặc biệt trong hệ thống các
cơ quan của Liên hợp quốc về chống tội
phạm. Các vấn đề đấu tranh với tội phạm
hoàn toàn thuộc quyền hạn của hai cơ quan
chuyên môn này. Bên cạnh đó, các TCQT
chuyên môn của Liên hợp quốc cũng như một
số các TCQT phi chính phủ cũng tham gia và
có trách nhiệm trong quá trình hợp tác đấu
tranh phòng chống tội phạm các loại trên
phạm vi toàn cầu cũng như khu vực.
1. Các cơ quan chính của Liên hợp quốc
trong đấu tranh phòng chống tội phạm
a) Đại hội đồng
Đây là cơ quan toàn thể cao nhất của Liên
hợp quốc, có vai trò đầu tầu trong cuộc chiến
chống tội phạm. Từ năm 1950, Đại hội đồng
đã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Liên
hợp quốc mà các chức năng này trước đây do
Ủy ban hình sự quốc tế thi hành trong phạm vi
thẩm quyền của mình. Trong các kỳ họp, Đại
hội đồng đã xem xét và thảo luận các vấn đề
ngăn chặn tội phạm cho đến cuối thế kỉ XX,
vấn đề hình phạt tử hình, mối quan hệ giữa
tình trạng tội phạm và những thay đổi, biến
động của xã hội. Trong khuôn khổ của Liên
hợp quốc, Đại hội đồng đã thông qua các công
ước quốc tế về đấu tranh chống tội phạm
khủng bố quốc tế, tội buôn bán bất hợp pháp
các chất ma túy và các loại hình tội phạm hình
sự quốc tế khác.
Trong hoạt động chức năng của Liên hợp
quốc, việc soạn thảo và thông qua các kế
hoạch và chương trình dài hạn có ý nghĩa quan
trọng. Trong số các văn kiện loại này, cần phải
nhấn mạnh đến Bản khuyến nghị về hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh chống tội
phạm đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc
thông qua vào năm 1990. Bản khuyến nghị đã
đưa ra các chỉ dẫn cho các quốc gia, khuyến
cáo các nước cần tăng cường và củng cố hệ
thống pháp chế, hoàn thiện luật hình sự quốc
tế, đảm bảo quyền con người, đổi mới hệ
thống xét xử hình sự. Năm 1991, Đại hội đồng
đã thông qua chương trình ngăn ngừa tội phạm
và hoạt động tư pháp hình sự, chương trình dự
tính giúp đỡ các quốc gia trong việc tập hợp và
trao đổi thông tin, đào tạo đội ngũ chuyên
viên, đảm bảo thực hiện các hoạt động dịch vụ
nhằm xây dựng chương trình quốc gia về ngăn
ngừa tội phạm, soạn thảo và phổ biến các
chương trình, kế hoạch đào tạo dành cho việc
xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn.
Ngoài ra, hoạt động của Đại hội đồng
Liên hợp quốc trong đấu tranh chống tội
phạm còn được thể hiện trong lĩnh vực lập
pháp quốc tế nhờ có sự giúp đỡ và tư vấn
của Ủy ban luật quốc tế. Bằng phương thức
này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chuẩn bị
và thông qua một loạt các công ước quốc tế
về đấu tranh chống các tội phạm riêng biệt,
các văn bản khuyến nghị về phối hợp các
biện pháp chống các hành vi khủng bố quốc
tế, tuyển mộ lính đánh thuê, buôn bán bất
hợp pháp các chất ma túy v.v
b) Hội đồng bảo an
Đây là cơ quan thường trực của Liên hợp
quốc có vai trò quan trọng nhất trong việc duy
trì hòa bình và an ninh quốc tế trên phạm vi
toàn cầu. Chính vì vậy, trong lĩnh vực hợp tác
quốc tế đấu tranh chống tội phạm, cơ quan này
§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
20
T¹p chÝ luËt häc
có quyền tiến hành các hoạt động nghiên cứu
và thảo luận các vấn đề mà các quốc gia có
liên quan khiếu nại về việc các hành vi tội
phạm cụ thể đã được thực hiện và các hành vi
tiến hành chiến tranh xâm lược.
Trong khuôn khổ hoạt động của mình, Hội
đồng bảo an tiến hành các phiên họp thường
kì, bất thường hoặc khẩn cấp phụ thuộc vào
từng bối cảnh và tình hình quốc tế cụ thể nhằm
mục đích thảo luận các vấn đề chính trị quốc tế
phát sinh, như xem xét và bàn bạc các hành
động khủng bố nguy hiểm nhất có khả năng đe
dọa hòa bình và an ninh quốc tế, đề ra các biện
pháp xử lí khẩn cấp. Trong các trường hợp cần
thiết, Hội đồng bảo an chuyển giao các vấn đề
này cho ủy ban chuyên môn của mình để tiến
hành điều tra, lập báo cáo đệ trình.
Dựa trên cơ sở chương VII của Hiến
chương Liên hợp quốc về thẩm quyền của Hội
đồng bảo an trong trường hợp có hành vi đe
doạ hoà bình, an ninh quốc tế và hành vi xâm
lược. Vào ngày 22/2/1993, Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết số 808
thành lập Toà án hình sự quốc tế về truy nã và
trừng phạt các cá nhân có hành vi vi phạm
nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế được thực
hiện trên lãnh thổ của nước Nam Tư cũ
(thường được gọi là Toà án hình sự quốc tế về
Nam Tư cũ). Cũng theo trình tự thủ tục như
vậy, ngày 8/11/1994 bằng Nghị quyết số 955
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thành lập
Toà án hình sự quốc tế về truy nã và trừng
phạt các cá nhân có hành vi diệt chủng và các
hành vi nghiêm trọng khác vi phạm luật quốc
tế về nhân đạo được thực hiện trên lãnh thổ
của nước Ruanđa và truy nã các công dân
Ruanđa có hành vi diệt chủng và các hành vi
tội phạm tương tự khác được thực hiện trên
lãnh thổ của các quốc gia láng giềng (thường
được gọi là Toà án hình sự quốc tế về Ruanđa)
c. Hội đồng kinh tế và xã hội
Hội đồng kinh tế và xã hội là một trong
sáu cơ quan của Liên hợp quốc. Trong phạm
vi chức năng của mình, Hội đồng kinh tế và xã
hội có trách nhiệm phối hợp các hoạt động của
các quốc gia trong hợp tác quốc tế đấu tranh
chống tội phạm nhằm mục đích đảm bảo sự ổn
định và phát triển của các loại hình quan hệ
kinh tế - xã hội quốc tế. Vì thế, trong cơ cấu tổ
chức của mình, Hội đồng có nhiều cơ quan
giúp việc chuyên môn, như: Ủy ban về nhân
quyền, ủy ban về các chất ma túy, về khủng bố
quốc tế, Tiểu ban về buôn bán bất hợp pháp
các chất ma túy, Ủy ban về ngăn ngừa và đấu
tranh chống tội phạm
Có thể đưa ra nhận xét rằng các thiết chế
bảo vệ pháp luật thuộc cơ cấu tổ chức của Hội
đồng này rất được sự quan tâm của các quốc
gia thành viên Liên hợp quốc. Trong số các
thiết chế đã được nêu trên, vai trò và vị trí đặc
biệt thuộc về Ủy ban ngăn ngừa tội phạm và
hoạt động xét xử hình sự, được thành lập vào
năm 1992, bao gồm các thành viên do Hội
đồng kinh tế và xã hội lựa chọn và có nhiệm kì
3 năm. Các phiên họp của Ủy ban này được
tiến hành tại Viên (Áo ). Cứ 5 năm một lần Ủy
ban ngăn ngừa tội phạm và hoạt động xét xử
hình sự tiến hành hội nghị về ngăn chặn tội
phạm và đối xử với cá nhân vi phạm pháp luật.
Với tính chất là diễn đàn toàn cầu về hợp tác
phối hợp các nỗ lực của nhân loại trong đấu
tranh chống tội phạm và thống nhất hóa luật
hình sự quốc tế, Hội nghị Liên hợp quốc về
ngăn chặn tội phạm và đối xử với cá nhân vi
§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
T¹p chÝ luËt häc
21
phạm pháp luật đã có sự hợp tác chặt chẽ và
trực tiếp với các cơ quan chức năng chống tội
phạm của Hội đồng kinh tế và xã hội.
d) Toà án quốc tế Liên hợp quốc
Trong phạm vi thẩm quyền được quy định
trong Quy chế, Toà án công lí quốc tế của Liên
hợp quốc đã tiến hành việc xem xét các vụ
việc cụ thể liên quan đến các vấn đề đấu tranh
chống tội phạm, như vào năm 1980 tại toà án
đã thảo luận vụ bắt giữ các con tin người Mĩ
tại Iran và các khuyến nghị cần thiết đã được
đưa ra cho các quốc gia. Đồng thời Toà án
cũng thụ lí và giải quyết các vụ việc liên quan
đến hành vi xâm lược theo đơn khiếu nại của
các quốc gia có liên quan, như vào năm 1986
Toà án quốc tế đã giải quyết vụ kiện giữa
Nicaragoa và Mĩ với cáo buộc của Nicaragoa
là Mĩ đã tiến hành các hoạt động vũ trang và
bán vũ trang chống lại Nicaragoa, tiếp tay cho
lực lượng đối lập Contras và thả thủy lôi
phong toả các vùng biển quốc gia của nước
này, sau đó Đại hội đồng Liên hợp quốc đã
đưa nghị quyết yêu cầu Mĩ phải thực hiện
ngay toàn bộ nội dung phán quyết của Toà án
công lí quốc tế.
e) Ban thư kí
Đây là cơ quan hành chính của Liên hợp
quốc. Đứng đầu Ban thư ký là Tổng thư kí -
viên chức cao cấp nhất Liên hợp quốc. Theo
quy định của Hiến chương, Tổng thư kí có
quyền đề xuất với Hội đồng bảo an bất kì vấn
đề nào theo đánh giá của Tổng thư kí có thể đe
dọa hòa bình và an ninh quốc tế để cơ quan
này xem xét và giải quyết.
Trong cơ cấu tổ chức của Ban thư kí có Vụ
ngăn ngừa tội phạm và hoạt động xét xử hình
sự, có nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của
mình ngăn ngừa tội phạm và chuẩn bị các báo
cáo khuyến nghị cho Tổng thư kí và Ban thư
kí Liên hợp quốc. Tổng thư kí sẽ trình bày báo
cáo trên tại các kì họp của Đại hội đồng Liên
hợp quốc trước các quốc gia thành viên.
Nhờ có hoạt động chức năng của bộ phận
chuyên môn này, Ban thư kí đã có được các
thông tin về tình trạng tội phạm và tham gia
vào việc tổ chức thực hiện các biện pháp đấu
tranh chống tội phạm. Đồng thời Vụ ngăn
ngừa tội phạm còn đảm nhiệm cả chức năng
Ban thư kí của Ủy ban ngăn chặn tội phạm và
các hội nghị do Ủy ban này tiến hành.
2. Các cơ quan chuyên môn của Liên
hợp quốc đấu tranh chống tội phạm
a) Ủy ban luật quốc tế
Ủy ban luật quốc tế là cơ quan trợ giúp của
Đại hội đồng Liên hợp quốc, được thành lập
trên Nghị quyết số 174 (II) của Đại hội đồng.
Thành phần ủy ban luật quốc tế bao gồm 34
thành viên (cho đến năm 1981 số lượng thành
viên là 25), đây là các học giả có uy tín trong
lĩnh vực luật quốc tế. Thành viên ủy ban luật
quốc tế do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu
chọn với nhiệm kì 5 năm và làm việc với tư
cách cá nhân, không đại diện cho quốc gia
nào. Ủy ban luật quốc tế có nhiệm vụ thúc đẩy
sự phát triển tiến bộ của luật quốc tế và pháp
điển hóa luật quốc tế.
Trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội
phạm, Ủy ban luật quốc tế đã dự thảo các điều
ước chủ yếu về chống tội phạm hình sự quốc
tế. Năm 1954, Ủy ban đã chuẩn bị Dự thảo Bộ
luật tội phạm quốc tế, trong đó ghi nhận danh
sách các hành vi tội phạm quốc tế đã được
khẳng định trong Quy chế Toà án quân sự
quốc tế Nurumbe. Tuy nhiên, trong điều kiện
§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
22
T¹p chÝ luËt häc
của cuộc chiến tranh lạnh và sự xung đột hệ tư
tưởng trên phạm vi toàn cầu mà công việc lập
pháp quốc tế quan trọng này đã không được
kết thúc và nhiều năm tiếp theo Dự thảo Bộ
luật đã không được tiếp tục. Chỉ đến năm 1985
dưới tác động và ảnh hưởng của làn sóng tội
phạm ngày càng gia tăng, Đại hội đồng Liên
hợp quốc đã thông qua nghị quyết về sự cần
thiết tiếp tục soạn thảo Bộ luật về tội phạm
quốc tế. Năm 1992 Ủy ban luật quốc tế đã xem
xét báo cáo Dự thảo Bộ luật tội phạm chống
lại hòa bình và an ninh nhân loại (Bộ luật hình
sự quốc tế) và thành lập Toà án hình sự quốc
tế. Chương trình hoạt động của Liên hợp quốc
trong “thập niên luật quốc tế” đã xác định việc
thảo luận các dự thảo của các văn bản quốc tế
nêu trên. Năm 1997, Ủy ban luật quốc tế đã
hoàn thành Dự thảo mới Bộ luật về tội phạm
chống hòa bình và an ninh nhân loại. Trong
Dự thảo liệt kê các tội phạm, như: xâm lược,
đe dọa xâm lược, can thiệp vào công việc nội
bộ của quốc gia, diệt chủng, apacthai, vi
phạm có hệ thống và trên diện rộng quyền
con người, tội phạm chiến tranh đặc biệt
nghiêm trọng khủng bố quốc tế, buôn bán bất
hợp pháp các chất ma túy Hiện nay, Dự
thảo này đang chờ sự nhất trí thông qua của
cộng đồng quốc tế trong khuôn khổ các nước
thành viên Liên hợp quốc với tính chất là một
điều ước quốc tế.
Thành quả gần đây nhất là việc thành lập
Toà án hình sự quốc tế theo Quy chế Rôma
năm 1998. Sự ra đời của Quy chế này nhờ vào
những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế và
Ủy ban luật quốc tế - cơ quan chuyên môn về
luật quốc tế đã có nhiều đóng góp trong quá
trình soạn thảo, bổ sung, thay đổi theo yêu cầu
của cộng đồng quốc tế vào Dự thảo Quy chế
Rôma. Quá trình soạn thảo Quy chế toà án
hình sự quốc tế kéo dài nhiều năm và tưởng
rằng sẽ không có hi vọng được thông qua
trong một tương lai gần. Thậm chí có quốc gia
bi quan cho rằng Toà án hình sự quốc tế là
công việc của cả thế kỉ tiếp theo (thế kỉ XXI)
nhưng thực tế hoàn toàn khác, Toà án hình sự
quốc tế đã được thành lập theo Quy chế Rôma
năm 1998 và chính thức hoạt động từ ngày
1/07/2003.
b) Ủy ban ngăn ngừa tội phạm và xét xử
hình sự
Lịch sử hình thành Ủy ban này được bắt
đầu từ năm 1950, khi Đại hội đồng Liên hợp
quốc thành lập Viện các đặc phái viên (quốc
gia) về các vấn đề xã hội. Các đặc phái viên có
nhiệm vụ thông báo cho Liên hợp quốc được
biết về các biện pháp đấu tranh các tội phạm ở
nước mình. Sau đó một số phát triển thành các
nhóm chuyền gia tư vấn khu về ngăn ngừa tội
phạm. Từ năm 1965 Ủy ban chuyên viên tư
vấn của Liên hợp quốc đã bắt đầu hoạt động
có tính thường xuyên. Năm 1971, Hội đồng
kinh tế và xã hội đã ra quyết định đổi Ủy ban
này thành Ủy ban ngăn chặn tội phạm và đấu
tranh chống tội phạm. Ủy ban bao gồm 27
thành viên được Hội đồng kinh tế và xã hội
lựa chọn và bầu ra theo nguyên tắc công bằng
về địa lí, các thành viên có nhiệm kì là bốn
năm. Các phiên họp của Ủy ban được tiến
hành tại Viên (Áo).
Vào năm 1991, tại Vecxây (Pháp) đã tiến
hành Hội nghị ngoại trưởng của 114 quốc gia
về các vấn đề đấu tranh tội phạm. Tại diễn đàn
Hội nghị, các quốc gia nhấn mạnh mức độ gia
tăng tình trạng tội phạm. Các đại diện quốc gia
§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
T¹p chÝ luËt häc
23
yêu cầu thành lập một chương trình ngăn ngừa
tội phạm và hoạt động xét xử có hiệu quả
trong khuôn khổ của Liên hợp quốc. Vì thế,
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí thành
lập một ủy ban mới có tên gọi là ủy ban về
ngăn ngừa tội phạm và hoạt động xét xử hình
sự với tính chất là cơ quan chức năng của Hội
đồng kinh tế và xã hội. Ủy ban ngăn chặn tội
phạm và đấu tranh chống tội phạm được giải
thể, ngân sách của ủy ban này được chuyển
giao cho ủy ban mới được thành lập.
Ủy ban về ngăn chặn tội phạm và hoạt
động xét xử hình sự bao gồm 40 thành viên
được Hội đồng kinh tế - xã hội bầu chọn theo
trình tự thủ tục riêng biệt, độc lập với các quốc
gia thành viên Liên hợp quốc dựa trên cơ sở
bình đẳng về đại diện theo khu vực địa lí,
thành viên của Ủy ban có nhiệm kì 3 năm. Các
phiên họp của Ủy ban cũng được tiến hành tại
Viên (Áo). Trong phạm vi hoạt động của
mình, Ủy ban giải quyết các vấn đề có tính
chất tổ chức, thành lập quỹ ngăn chặn tội
phạm và dự thảo công ước quốc tế về ngăn
ngừa tội phạm và hoạt động xét xử hình sự,
cũng như thông qua các nghị quyết liên quan
đến vấn đề đấu tranh chống tội phạm, như vào
năm 1996, họp Ủy ban đã thông qua 8 nghị
quyết về các vấn đề:
+ Đấu tranh chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia;
+ Dự thảo Công ước đấu tranh chống tội
phạm khiêu dâm trẻ em, mại dâm trẻ em,
nhận nuôi con nhằm mục đích sử dụng các
dịch vụ của “thị trường đen” và nhận nuôi trẻ
em nhằm mục đích khai thác các bộ phận của
cơ thể con người;
+ Đấu tranh chống buôn bán bất hợp pháp
các vũ khí nóng;
+ Đấu tranh chống tội buôn lậu người di
cư (nhập cư);
+ Về các biện pháp phổ biến sự hiểu biết
trên thế giới;
+ Về các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc
trong lĩnh vực đấu tranh tội phạm.
c. Hội nghị về ngăn chặn tội phạm và hoạt
động xét xử hình sự
Hội nghị này đã được cộng đồng quốc tế
khẳng định là diễn đàn toàn cầu về phối hợp
các nỗ lực của nhân loại trong đấu tranh chống
tội phạm và thống nhất hóa luật hình sự quốc
tế. Hội nghị về ngăn chặn tội phạm và hoạt
động xét xử hình sự đã có một vị thế quan
trọng trong Hợp tác quốc tế đấu tranh chống
tội phạm trên bình diện toàn cầu như khu vực.
Căn cứ vào nghị quyết 415 (V) của Đại
hội đồng Liên hợp quốc ngày 1/12/1950, Hội
nghị Liên hợp quốc về ngăn ngừa tội phạm và
đối xử với các cá nhân vi phạm pháp luật sẽ
được triệu tập 5 năm một lần. Đây là nơi các
quốc gia và các bên tham gia khác tiến hành
tổng kết hoạt động phòng chống tội phạm
trên phạm vi toàn cầu và chuẩn bị đường lối,
chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu
tranh chống tội phạm cho tương lai. Từ năm
1955 đã tiến hành thường xuyên theo định kì
Hội nghị Liên hợp quốc về ngăn chặn tội
phạm và đối xử với các cá nhân vi phạm pháp
luật. Hoạt động của Hội nghị được điều chỉnh
theo các quy định của nghị quyết Đại hội
đồng và Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên
hợp quốc, các quy tắc thủ tục của Hội nghị
cũng như các quyết định hữu quan của Hội
nghị được ban hành.
Hội nghị Liên hợp quốc về phòng chống
§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
24
T¹p chÝ luËt häc
tội phạm được xác định là cơ quan chức năng
có nhiệm vụ tư vấn và đảm trách các hoạt
động phục vụ cho việc:
+ Trao đổi ý kiến giữa các quốc gia, các cơ
quan bên chính phủ và phi chính phủ cũng như
nhà chuyên môn độc lập;
+ Trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực
nghiên cứu pháp luật và soạn thảo các chương
trình có liên quan;
+ Vạch ra những khuynh hướng và vấn đề
mới trong lĩnh vực phòng chống tội phạm và
hoạt động xét xử hình sự;
+ Trình bày các khuyến nghị và nhận xét
cho Ủy ban ngăn ngừa tội phạm và hoạt động
xét xử hình sự đối với các vấn đề riêng biệt mà
Ủy ban đã chuyển giao cho Hội nghị;
+ Đưa ra các đề nghị cho Ủy ban xem xét
các đề tài được ghi nhận trong chương trình
nghị sự.
Hoạt động của Hội nghị được kết thúc
bằng việc thông qua báo cáo tổng kết. Đây là
văn kiện có tính tổng thể, bao gồm các thông
tin chủ yếu về quá trình diễn ra Hội nghị, như:
chương trình nghị sự, các bản báo cáo, các
nghị quyết và khuyến nghị được Hội nghị
thông qua. Báo cáo tổng kết đã được thông
qua với 2/3 số phiếu của các quốc gia có mặt
và tham gia bỏ phiếu. Các quyết định và nghị
quyết được Hội nghị thông qua có tính chất
khuyến nghị, không rằng buộc các quốc gia
thành viên Hội nghị về mặt pháp lí. Tuy nhiên,
các văn bản này có ý nghĩa to lớn trong việc
củng cố và phát triển hợp tác quốc tế giữa các
quốc gia trong lĩnh vực đấu tranh chống tội
phạm hình sự, tạo thuận lợi cho việc trao đổi
kinh nghiệm trong hoạt động phòng chống các
loại tội phạm cụ thể, giúp đỡ soạn thảo các
điều ước quốc tế mới và thống nhất hóa các
văn bản pháp lí quốc tế trong lĩnh vực phòng
chống tội phạm.
Dưới sự tổ chức và điều hành của Ủy ban
ngăn chặn tội phạm và xét xử hình sự, các kì
Hội nghị đã được tiến hành từ năm 1955 cho
đến nay, với những dấu ấn lịch sử ghi nhận
quá trình phát triển hợp tác quốc tế trong đấu
tranh phòng chống tội phạm. Đáng chú ý là
Hội nghị lần thứ 8 được tiến hành tại Havana
(Cuba) vào năm 1990. Với phương châm định
hướng “Hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội
phạm trong thế kỉ 21”, Hội nghị đã quy tụ
được khoảng 1400 đại biểu từ 127 quốc gia, 5
TCQT liên chính phủ và 40 TCQT phi chính
phủ. Các chủ thể tham gia Hội nghị đã nhất trí
trong thời gian tới tình trạng tội phạm sẽ tiếp
tục gia tăng . Chính vì vậy, tại Hội nghị này đã
thông qua được trên 50 văn kiện, nhiều hơn
tổng số văn kiện được thông qua tại các Hội
nghị trước đó. Các văn kiện trên đều định
hướng thống nhất hóa trong lĩnh vực điều ước
quốc tế về đấu tranh chống tội phạm. Trong số
đó có các điều ước quốc tế mẫu các loại điều
chỉnh các vấn đề dẫn độ tội phạm, tương trợ tư
pháp và pháp lí trong lĩnh vực xét xử hình sự,
về chuyển giao xét xử hình sự, về ngăn ngừa
tội phạm xâm hại các giá trị văn hóa của các
dân tộc
Hội nghị đã yêu cầu các quốc gia nên:
+ Quy định trách nhiệm hình sự đối với
hành vi tiêu hủy phế thải độc hại làm ô nhiễm
môi trường và gây thiệt hại cho con người
trong luật quốc gia;
+ Soạn thảo các chương trình đấu tranh
chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy
và hướng thần;
§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
T¹p chÝ luËt häc
25
+ Tiến hành đăng kí chung có tính chất
quốc gia hoặc khu vực các phán quyết của
toà án đã được tuyên bố với các tội phạm
buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy,
buôn lậu vũ khí, buôn bán con người, hoạt
động khủng bố gây thiệt hại cho hệ thống
sinh thái và các giá trị văn hóa;
+ Thảo luận các vấn đề về biện pháp có
tính quốc gia hoặc quốc tế trong đấu tranh
chống khủng bố và giúp đỡ các nạn nhân của
hành vi tội phạm hình sự quốc tế.
Hội nghị gần đây nhất về ngăn ngừa tội
phạm và xét xử hình sự đã được tiến hành tại
Băng Cốc (Thái Lan) sau 8 ngày làm việc.
Trong Hội nghị các bên tham gia đã thảo
luận các biện pháp đấu tranh chống các băng
nhóm tội phạm xuyên quốc gia, vấn đề hợp
tác quốc tế chống khủng bố, tội phạm tham
nhũng, kinh tế và tài chính. Các vấn đề cơ
bản như hợp tác thực thi điều ước quốc tế về
dẫn độ, cải cách hệ thống tư pháp, các biện
pháp chống tội phạm đã được Đại hội đồng
Liên hợp quốc thông qua trong Hội nghị đồng
thời Hội nghị thống nhất đưa ra chương trình
tiến hành đấu tranh phòng chống tội phạm
trong thời hạn 15 năm. Hội nghị đã kết thúc
vào ngày 25/4/2005 với việc thông qua báo
cáo tổng kết của Hội nghị và Tuyên bố Băng
cốc về đấu tranh chống tội phạm.
Hội nghị Liên hợp quốc về ngăn chặn tội
phạm và hoạt động xét xử hình sự được đánh
giá cao trong hợp tác quốc tế chống tội phạm
trên bình diện toàn cầu, có tác động và ảnh
hưởng tích cực tới quá trình đấu tranh lâu dài
loại bỏ vấn nạn tội phạm ra khỏi đời sống
quốc tế của nhân loại. Tham gia vào Hội
nghị không chỉ có chuyên gia của các nước
mà còn bao gồm cả đại diện các TCQT
chuyên môn của Liên hợp quốc, các TCQT
khác và các phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc. Hội nghị đã xác định các nguyên tắc
có tính chỉ đạo trong đấu tranh phòng chống
tội phạm và hoạt động xét xử hình sự. Bên
cạnh đó Hội nghị còn khẳng định vấn nạn tội
phạm là vấn đề có tính toàn cầu, đòi hỏi phải
có sự hợp tác quốc tế toàn cầu với các cấp độ
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Ngoài ra, theo từng giai đoạn Hội nghị đã
soạn thảo các chương trình phòng chống tội
phạm và các khuyến nghị cụ thể về loại trừ
các loại hình tội phạm riêng biệt, tiến hành
trao đổi kinh nghiệm trong thực tiễn cũng
như lí luận đấu tranh ngăn chặn và xét xử tội
phạm, phối hợp các hoạt động chuyên môn
chống tội phạm trong khuôn khổ Liên hợp
quốc, thực hiện các biện pháp phòng ngừa cụ
thể có hiệu quả đối với tình trạng tội phạm
ngày càng gia tăng trong một thế giới đầy
biến động tiềm ẩn nguy cơ đối với đời sống
dân sự quốc tế.
Với vị trí là trung tâm phối hợp trong
cuộc chiến phòng chống tội phạm, Liên hợp
quốc đã khẳng định vai trò không thể thay
thế của mình trong quá trình Hợp tác quốc tế
lâu dài và khó khăn ngăn ngừa cũng như
trừng trị tội phạm. Thành quả đạt được là
không nhỏ, nhờ vào sự nỗ lực cố gắng chung
của toàn thể cộng đồng quốc tế nói chung
cũng như mỗi quốc gia nói riêng. Trong
khuôn khổ Liên hợp quốc những thành công
có được là nhờ sự hoạt động hiệu quả của
các cơ quan chính cũng như phụ trợ của hệ
thống Liên hợp quốc trong những thập niên
gần đây đối với vấn nạn tội phạm ./.