MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc quan tâm bảo vệ các
quyền của trẻ em luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, Công ước của Liên
hợp quốc về quyền trẻ em (20-11-1989) đã được Chính phủ của 191 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới phê chuẩn (tính đến hết tháng 12 năm 2004).
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cách thức xác định một con
người cụ thể gọi là trẻ em và giới hạn về độ tuổi (từ 16 tuổi đến 18 tuổi),
nhưng trong phạm vi quốc tế, trẻ em nói chung đều được xác định là đối
tượng được chăm sóc đặc biệt, cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà
nước, xã hội và cộng đồng.
Ngày 2-1-1990, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã chính thức phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và là
một trong những quốc gia phê chuẩn công ước này sớm nhất (thứ 3 trên thế
giới và thứ 2 ở Châu Á). Để đảm bảo cho việc thực hiện công ước này, ngày
16-8-1991, Nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tình hình xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng
ở Việt Nam trong những năm vừa qua vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Căn cứ
vào số liệu thống kê của Uỷ ban Quốc gia về phòng chống tội phạm và báo
cáo của tổng cục CSND thì từ năm 1995 đến năm 2004 trên địa bàn các tỉnh,
thành phố phía nam đã xảy ra 5022 vụ hiếp dâm mà phần lớn đối tượng bị
xâm hại là trẻ em (58,6%).
Ngày 31-7-1998, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 9-1998 _NQ/CP về việc
tăng cường và phòng chống tội phạm trong tình hình mới và phê duyệt
Chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm. Một trong những nội dung
- 1 -
quan trọng của Chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm được đề cập
là đề án “Phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị
thành niên” mà Bộ Công an được giao nhiệm vụ chính trong việc chủ trì, phối
hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành.
Ngày 16-3-2000, Bộ Công an đã có Kế hoạch số 323/ BCA để triển khai
công tác thực hiện Nghị quyết số 09/1998_NQ/CP và Đề án 04 của Chương
trình quốc gia phòng chống tội phạm trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố
các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội
phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên; phối hợp với
các ngành nội chính điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội
loại này; đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp trong công tác
phòng, chống lại các loại tội phạm này.
Công tác đấu tranh chống tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã được tổ chức thực hiện theo các nội dung
của Nghị Quyết số 09/1998_NQ/CP và Kế hoạch số 323/BCA. Công an thành
phố Hồ Chí Minh đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện
nhanh chóng, chính xác và điều tra xử lí nghiêm minh các loại tội phạm xâm
hại tình dục trẻ em theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn đấu
tranh phòng chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở thành phố Hồ Chí
Minh trong những năm gần đây và đặc biệt là trong công tác điều tra các vụ
án xâm phạm tình dục trẻ em vẫn còn tồn tại những thiếu sót, hạn chế như
việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, biện pháp điều tra và sự phối hợp
giữa các lực lượng chưa phát huy hiệu quả. Nhiều khó khăn vướng mắc trong
điều tra chưa có biện pháp khắc phục; điều kiện cơ sở vật chất và công cụ,
phương tiện hỗ trợ còn thiếu thốn. Cho nên, trước đòi hỏi cấp bách của công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay nói chung và tội
- 2 -
phạm xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đặt ra
cho Công an thành phố Hồ Chí Minh một trách nhiệm nặng nề. Vì lí do đó,
chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Điều tra các vụ án về xâm phạm
tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh- Thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Đây là đề tài mà địa bàn nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh của Việt
Nam. Cho nên, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về đề tài này
được tiến hành nghiên cứu ở nước ngoài .
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề xâm phạm tình dục trẻ em trong những năm vừa qua đã được
nhiều cuộc hội thảo và nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác
nhau. Đó là:
Tháng11/1998 Ban tuyên giáo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
đã tổ chức cuộc hội thảo “Truyền thông giáo dục phòng chống lạm dụng tình
dục trẻ em”.
Báo cáo chuyên đề “Phòng chống lạm dụng và bóc lột tình dục
trẻ em trên thế giới” _Vũ Ngọc Bích _ Chuyên viên Văn phòng UNICEF Việt
Nam.
Báo cáo chuyên đề “Truyền thông, giáo dục, phòng chống lạm
dụng tình dục trẻ em” _Phùng Ngọc Hùng _Phó Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ,
chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Đề tài cấp bộ “Tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở các tỉnh,
thành phố phía nam - Thực trạng và giải pháp phòng ngừa đấu tranh” _ Vũ
Đức Trung _ T48.
- 3 -
Đề tài cơ sở: “Khởi tố điều tra các tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em trên địa bàn tỉnh Bình Dương_ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu
quả” _ Trần Ngọc Đức _ T48.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về tội phạm trong lĩnh
vực này ở Vũng Tàu, Trà Vinh... Tuy nhiên, vấn đề điều tra các vụ án xâm hại
tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có công trình
nghiên cứu nào đề cập vấn đề này một cách cụ thể.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ thực trạng công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em
trên điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH
để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả.
3.2 Nhiệm vụ
Làm rõ nhận thức chung về trẻ em và bảo vệ các quyền của trẻ
em theo các Công ước Quốc tế và Pháp luật Việt Nam.
Làm rõ tình hình đặc điểm và những vấn đề liên quan đến công
tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh.
Làm rõ thực trạng công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục
trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá ưu khuyết điểm và tìm
ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong công tác điều tra để đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra các tội phạm xâm
phạm tình dục trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp chung
- 4 -
- Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, nền tảng là phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin.
- Xuất phát từ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm hình
sự nói chung và tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng trong giai đoạn
hiện nay.
4.2 Phương pháp cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp khảo sát thống kê.
- Phương pháp phân tích tổng hợp dựa trên các kết quả đã
khảo sát, thống kê.
- Phương pháp điều tra xã hội học và điều tra điển hình.
- Toạ đàm, trao đổi các cán bộ lãnh đạo và cán bộ trực tiếp
tham gia đấu tranh chống loại tội phạm này và tham khảo chuyên gia.
- Sử dụng các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học có liên quan đến đề tài đã được công bố.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Ý nghĩa lý luận
- Nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện
về vấn đề đấu tranh chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em dưới góc độ
hình pháp học.
- Đây là tài liệu nghiên cứu có ích cho các cán bộ làm công
tác thực tiễn, giảng viên các trường của ngành Công an nói chung và trường
Đại học Cảnh sát nhân dân nói riêng, là tài liệu tham khảo bổ ích của sinh
viên và học sinh các trường Công an nhân dân.
* Ý nghĩa thực tiễn
- 5 -
- Thông qua việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ thực trạng
công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em, đánh giá những hạn
chế, tồn tại, rút ra những nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong công tác điều
tra để giúp cho các cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ điều tra loại tội phạm
xâm phạm tình dục trẻ em, tránh được những sai lầm, khắc phục được những
hạn chế trong công tác. Đồng thời nội dung nghiên cứu là các chỉ dẫn cụ thễ
để vận dụng trong thực tiễn đối với học viên, sinh viên.
- Đưa ra các giải pháp cụ thể khắc phục những hạn chế, tồn
tại để vận dụng trong thực tiễn công tác điều tra các loại tội phạm này nhằm
đạt hiệu quả cao nhất.
6. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
*Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em
như hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em và dâm ô với trẻ.
Địa bàn nghiên cứu là các vụ án xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
Thời gian nghiên cứu là từ năm 2000 đến năm 2004.
* Đối tượng nghiên cứu
Các vụ án xâm hại tình dục trẻ em và công tác điều tra các tội phạm này
của Công an thành phố Hồ Chí Minh.
7. Những điểm mới của đề tài
Hệ thống một cách toàn diện từ diễn biến thực tế của tình hình tội phạm
xâm phạm tình dục trẻ em đến quá trình tổ chức điều tra các vụ án xâm phạm
tình dục trẻ em, đồng thời chỉ rõ những bất cập của cơ quan Cảnh sát điều tra
tội phạm về TTXH trong quá trình điều tra làm rõ loại tội phạm này.
- 6 -
Phân tích sâu sắc quá trình áp dụng các biện pháp điều tra theo qui định
của Bộ luật TTHS để chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm
tội.
Đưa ra các chỉ dẫn cụ thể phù hợp để áp dụng vào thực tế điều tra loại tội
phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Dùng các luận cứ khoa học làm rõ mối quan
hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn đấu tranh chống tội phạm trong tình
hình hiện nay.
8. Cấu trúc của bản luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung có 3 chương:
Chương I: Tình hình, đặc điểm và những vấn đề có liên quan đến công
tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh
Chương II: Thực trạng tổ chức hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm
tình dục trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến năm 2004.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án
xâm phạm tình dục trẻ em của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH- Công an
thành phố Hồ Chí Minh.
Chương I
TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ
EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 7 -
1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRẺ EM, BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM
XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1. Nhận thức chung về trẻ em và bảo vệ các quyền trẻ em theo
Luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam
1. Một số quan điểm quốc tế về trẻ em và quyền trẻ em
Quy luật về sự phát triển của con người trong thế giới cũng tuân theo
một trình tự thời gian như các loài sinh vật khác. Để đảm bảo cho con người
phát triển, trưởng thành và đạt đến sự hoàn thiện cơ bản về cả 2 yếu tố là sinh
học và nhận thức thì cần phải có một thời gian nhất định. Thời gian này chính
là quãng đời đầu tiên của mỗi con người. Do sự chưa hoàn thiện về thể chất
và khả năng tư duy nên cần phải có sự phân biệt lớp người này với những
người đã trưởng thành. Tập quán quốc tế thống nhất xác định lớp người này là
trẻ em.
Việc xác định một người là trẻ em thường dựa trên một số căn cứ cụ thể:
Thứ nhất là căn cứ vào độ tuổi: Trong Công ước Quốc tế về quyền trẻ
em năm 1999 có qui định “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường
hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em đã có quy định tuổi thành niên sớm”.
Điều 2 của Hiến chương Châu Phi về quyền và phúc lợi trẻ em định nghĩa
“Trẻ em là người dưới 18 tuổi”. Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa
người chưa thành niên hư hỏng (Hướng dẫn Riat) cũng xác định “Trẻ em là
người chưa đến 18 tuổi”. Như vậy, giới hạn về độ tuổi của trẻ em theo cách
xác định chung của cộng đồng quốc tế thì phải là “người dưới 18 tuổi”.
Thứ hai là căn cứ vào đặc điểm phát triển về tâm, sinh lý: Các nghiên
cứu khoa học về dinh dưỡng và giáo dục đối với trẻ em trên thế giới đều xác
định giai đoạn tuổi trẻ là giai đoạn xác lập, phân định và hoàn thiện dần các
- 8 -
chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, do đó cơ thể con
người có nhiều biến động trong quá trình phát triển. Vì vậy, cần phải theo dõi,
chăm sóc một cách tỉ mỉ và chu đáo để tránh sự phát triển phiếm diện về thể
chất và sự lệch lạc về tư duy. Tùy theo khả năng và điều kiện của từng quốc
gia mà trẻ em được hưởng những sự quan tâm ở các mức độ khác nhau. Tuy
nhiên, điểm chung nhất là tất cả các quốc gia trên thế giới coi việc chăm lo
cho thế hệ tương lai là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách
phát triển của mình.
Ngoài các quyền công dân, trẻ em còn được hưởng các đặc quyền riêng
biệt về ăn, mặc, học tập, vui chơi, giải trí. Những hành vi xâm hại đến trẻ em,
làm ảnh hưởng đến sự phát triển không bình thường của trẻ em đều bị cộng
đồng thế giới lên án và đòi hỏi thái độ trừng trị nghiêm khắc nhất.
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về trẻ em và bảo vệ các quyền
trẻ em
Theo các văn bản pháp luật hiện hành thì ở Việt Nam, việc qui định độ
tuổi trẻ em và người chưa thành niên cũng chưa có sự thống nhất. Theo Luật
Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua ngày 12-8-
1991 thì “Trẻ em được qui định trong luật này là công dân dưới 16 tuổi”.
Theo Bộ luật Lao động thì “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi... có
giao kết hợp đồng lao động”, theo cách qui định này thì có thể hiểu dưới 15
tuổi là trẻ em. Theo qui định của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người đủ 16
tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Như vậy có thể
hiểu rằng người đủ 16 tuổi không còn là trẻ em nữa, quan điểm này cũng phù
hợp với việc qui định các đối tượng bị hại là trẻ em trong các tội phạm tình
dục đối với trẻ em.
- 9 -
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì trẻ em là mầm non và
tương lai của đất nước, của dân tộc, là người kế tục sự nghiệp cách mạng.
Trong mỗi gia đình Việt Nam thì trẻ em không những là người kế tục truyền
thống tốt đẹp của cha ông mà là còn là niềm vui, nguồn hạnh phúc của mỗi
nhà, là chủ nhân của xã hội tương lai. Ngay từ năm 1946, trong dịp Tết trung
thu, Bác Hồ đã viết: “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, ngủ, biết học hành
là ngoan”. Với sự gia tăng dân số trong những năm vừa qua ở Việt Nam
thường dao động ở mức 2,3% - 3% thì trẻ em ở Việt Nam là lớp người luôn
luôn đông đảo. Trong lứa tuổi này, các em phần lớn là học sinh ở các cấp học
phổ thông, các trường mẫu giáo mầm non .. Sự phát triển của trẻ em có thực
sự bảo đảm sau này sẽ là những chủ nhân của đất nước phụ thuộc vào hệ
thống chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Dù ở đâu, trẻ em
cũng có quyền đòi hỏi từ người lớn sự bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, giúp đỡ.
Mọi sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục, chăm sóc trẻ em đều có
thể dẫn đến những hậu quả xấu trên nhiều mặt. Mọi hành vi xâm phạm đến sự
phát triển bình thường về tâm, sinh lý của trẻ em đều đáng bị lên án, đáng bị
trừng trị theo pháp luật, thậm chí phải bị trừng trị theo Luật hình sự.
Thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định
“Chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em,
tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh,
phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức..”. Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội Khoá X, kì họp thứ 10 đã nêu
rõ: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục”. Không phân biệt đối xử với trẻ em, tôn trọng, thực hiện đầy đủ các
quyền cơ bản và nhu cầu chính đáng của trẻ em, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho
- 10 -
trẻ em là nguyên tắc của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Kế
thừa những quy định đang phát huy hiệu quả của Luật hiện hành, sửa đổi
những quy định chưa phù hợp, bổ sung những quy định để điều chỉnh những
quan hệ mới phát sinh, bảo đảm các quy định của dự án luật phù hợp, thống
nhất với hệ thống Pháp luật hiện hành. Trên cơ sở đó, xây dựng các quy định
về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo điều kiện cho mọi trẻ em được
hưởng các quyền cơ bản, thực hiện các bổn phận và phát triển toàn diện về
thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Ngày 15/06/2004, Quốc hội Khoá XI, kì họp thứ 5 đã thông qua Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm 5 Chương, 60 Điều, trong đó có các
nội dung cơ bản như “Các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em” (Chương 2);
“Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (Chương 3); “Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” (Chương 4).
Một số điều luật của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã quy
định cụ thể về “Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh
dự” như Điều 26:
1. Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân
thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai
nạn cho trẻ em.
2. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của
trẻ em đều bị xử lí kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Đề cập đến trách nhiệm bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí… cho trẻ
em, Điều 29 quy định “Trên xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh,
truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em
thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng”.
Về trách nhiệm của cơ quan bảo vệ phát luật được qui định tại Điều 36:
- 11 -
1.Thực hiện hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện việc
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; chủ động phòng ngừa, kịp thời
phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em.
2.Phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đối với trẻ em
có hành vi vi phạm pháp luật.
3.Việc xử lý trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục,
giúp đỡ để trẻ em nhận thấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến bộ.
Đối với việc chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị xâm hại tình dục, Điều 56 qui
định:
1.Trẻ em bị xâm hại tình dục được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ
bằng các biện pháp tư vấn, phục hồi sức khỏe, tinh thần và tạo điều kiện để ổn
định cuộc sống.
2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp giáo
dục, phòng ngừa, ngăn chặn và tố cáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Đối với trẻ em vi phạm phát luật, Điều 58 qui định “Trẻ em vi phạm
pháp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa
sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng qui tắc của đời sống xã hội và
sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục
trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào
trường giáo dưỡng” …
Ngay sau khi Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, Chính phủ đã ban hành Nghị định 374 ngày 14/11/2004 qui định chi tiết
việc thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nghị định 374/CP
đã xác định: “Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cùng các cơ quan bảo vệ
- 12 -
pháp luật, các cơ quan tổ chức hữu quan có kế hoạch tổ chức thực hiện việc
bảo vệ các quyền và lợi ích của trẻ em. Ngăn chặn việc lôi kéo, xúi giục trẻ
em làm điều phạm pháp, có biện pháp ngăn ngừa hành vi phạm pháp của trẻ
em, giáo dục và cải tạo trẻ em phạm pháp, đồng thời có biện pháp xử lý
nghiêm khắc đối với những hành vi giam giữ trẻ em trái pháp luật, đánh đập,
tra tấn trẻ em, xâm phạm đến sức khoẻ, danh dự trẻ em”.
Như vậy, có thể khẳng định rằng quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà
nước ta là luôn luôn tạo ra những điều kiện tốt nhất để đảm bảo cho trẻ em
trước hết có một cuộc sống yên ổn trong sự yêu thương của toàn thể xã hội,
sau đó là tạo những điều kiện thuận lợi để trẻ em phát triển lành mạnh, trở
thành những công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đấu tranh ngăn chặn và xử lý
những hành vi xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng
là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó người chịu trách nhiệm cao
nhất trước Nhà nước, xã hội là ngành Công an.
1.1.2. Cơ sở pháp lý của các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em
1. Đặc diểm chung
Các tội xâm phạm tình dục trẻ em được qui định trong Bộ luật Hình sự
năm 1999 là nhóm tội phạm xâm phạm đến quyền tự do tình dục, sức khoẻ
nhân phẩm, danh dự, sự phát triển bình thường của trẻ em.
Đối tượng tác động của tội phạm là trẻ em, tức là những người dưới 16
tuổi.
Các hành vi phạm tội được thực hiện nhằm thoả mãn những ham muốn
tình dục, những dục vọng thấp hèn của cá nhân xâm phạm đến tình dục của
trẻ em. Hành vi được biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức hành động, bằng
cách sử dụng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần, làm tê liệt
khả năng phản kháng hoặc tự vệ của nạn nhân.
- 13 -
Hậu quả tác hại của tội phạm là những mất mát rất lớn về tinh thần, sức
khoẻ của nạn nhân, tác động tiêu cực đến đời sống bình thường của nạn nhân
và gia đình họ.
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được
tính nguy hiểm trong hành vi của mình và thấy trước hậu quả khi thực hiện
hành vi và mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Chủ thể thực hiện tội phạm ngoài các điều kiện chung của chủ thể,
thường là người thành niên (đủ 18 tuổi trở lên).
Từ đó rút ra khái niệm Các tội xâm phạm tình dục trẻ em là những hành
vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS, do người đủ năng lực
trách nhiệm hình sự (một số trường hợp là người thành niên) thực hiện một
cách cố ý, xâm phạm đến tình dục của trẻ em (là người dưới 16 tuổi).
2.Đặc điểm pháp lý của các tội phạm cụ thể
a)Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 Bộ luật Hình sự)
Theo qui định của điều luật thì đối tuợng tác động là trẻ em “từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi”. Tuy nhiên, ở Khoản 4 điều này đã có qui định “mọi
trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em”.
Như vậy, đối tượng trẻ em chưa đủ 13 tuổi là đối tượng được pháp luật hình
sự đặt trong sự bảo vệ nghiêm ngặt và tuyệt đối về các hành vi xâm phạm tình
dục. Bất luận trong trường hợp nào (kể cả có sự thoả thuận, thậm chí là sự
chủ động từ phía nạn nhân) thì hành vi quan hệ tình dục của người đã thành
niên với nạn nhân đều bị coi là phạm tội hiếp dâm trẻ em.
Điều luật này không miêu tả cụ thể về các hành vi của người phạm tội
mà dùng các hành vi đã qui định ở tội hiếp dâm (Điều 111) để áp dụng, đó là
các hành vi:
- 14 -
- Dùng vũ lực giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ
được biểu hiện bằng việc dùng sức mạnh vật chất tác động vào người bị hại ở
mức độ làm nạn nhân không còn khả năng kháng cự như đấm, đá, bóp cổ, lột
quần áo... rồi giao cấu với nạn nhân
- Đe doạ dùng vũ lực giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn
của nạn nhân là việc dùng lời nói, cử chỉ uy hiếp tinh thần nạn nhân, làm cho
nạn nhân hiểu rằng nếu không để cho người tội phạm thực hiện hành vi giao
cấu thì vũ lực sẽ xảy ra và nạn nhân sẽ phải chịu những tổn thất về thể chất,
sức khoẻ.
- Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là
tình trạng nạn nhân không biết có việc bị giao cấu trái ý muốn hoặc không thể
bày tỏ sự chống đối như đang ngủ say, hôn mê, say rượu...
- Dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của
họ là sử dụng sự yếu đuối, non nớt và thiếu kinh nghiệm của nạn nhân để giao
cấu với họ như giao cấu để đuổi tà ma, giao cấu để chữa bệnh...
b)Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 Bộ luật Hình sự).
Đối tượng của tội cưỡng dâm trẻ em là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi, hành vi khách quan được mô tả trong nội dung Điều 113 Bộ luật Hình
sự, bao gồm:
- Dùng mọi thủ đoạn khiến người phụ thuộc mình là trẻ em
phải miễn cưỡng giao cấu .
- Lệ thuộc trong quan hệ xã hội như thầy giáo với học sinh
người phụ trách đội với thiếu niên, vận động viên với huấn luyện viên...
- Lệ thuộc trong quan hệ tôn giáo như linh mục với con
chiên, sư thầy với nữ tu...
- 15 -
- Lệ thuộc trong quan hệ gia đình như cha với con, ông với
cháu, anh trai với em gái. Nạn nhân phải miễn cưỡng giao cấu thể hiện ở chỗ
trước đó họ hoàn toàn không muốn nhưng vì quan hệ lệ thuộc với người phạm
tội và người phạm tội sử dụng quan hệ lệ thuộc ấy như là một điều kiện để
thực hiện hành vi giao cấu và buộc nạn nhân phải chấp nhận.
- Lợi dụng nạn nhân là trẻ em đang ở trong tình trạng quẫn
bách, là tình trạng nạn nhân đang gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt mà tự họ
không thể khắc phục được như người thân bị bệnh hiểm nghèo không có tiền
chạy chữa, không có tiền mua lương thực khi đói ăn... Trong trường hợp này
thì người phạm tội không nhất thiết phải có quan hệ lệ thuộc với nạn nhân.
Trong cả hai trường hợp trên đây, nạn nhân đều có thể từ chối việc giao
cấu, tuy nhiên do có sự lệ thuộc với người phạm tội hoặc đang ở trong tình
trạng quẫn bách nên dù muốn họ vẫn không dám hoặc không đủ can đảm để
từ chối. Khi xem xét dấu hiệu hành vi phạm tội còn cần phải chú ý sự khác
biệt về tâm sinh lý giữa trẻ em và người đã thành niên.
c)Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 Bộ luật hình sự).
Tội giao cấu với trẻ em là trường hợp người phạm tội là người thành niên
đã có hành vi giao cấu đối tượng là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Hành vi giao cấu được thực hiện với sự thuận tình của trẻ em. Tuy nhiên,
ở vào lứa tuổi này thì sự phát triển của trẻ em cả về thể chất, tâm sinh lý là
chưa đầy đủ. Mặt khác, sự nhận thức và hiểu biết về quan hệ tình dục cũng
như hậu quả của nó nằm ngoài khả năng của trẻ em. Do vậy người thành niên
là người phải có trách nhiệm hướng dẫn, giáo dục và chăm lo cho sự phát
triển bình thường về mọi mặt của trẻ em, nhằm tránh cho trẻ em không thực
hiện các hành vi đột biến có hại mà ở lứa tuổi này họ không có ý thức và khả
năng kiểm soát.
- 16 -
d)Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116 Bộ luật Hình sự).
Hành vi dâm ô với trẻ em do người đã thành niên thực hiện.
Biểu hiện cụ thể của hành vi dâm ô là:
- Buộc trẻ em thực hiện các động tác tác động vào các bộ
phận sinh dục, các bộ phận khác trên cơ thể người phạm tội để tìm cảm giác
khoái lạc.
- Thực hiện các động tác tác động vào các bộ phận sinh dục
của trẻ em như sờ nắn, xoa bóp, hôn hít ... nhằm tạo cảm giác khoái lạc cho
mình.
Khi thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em, người phạm tội không có ý
thức thực hiện việc giao cấu và trong thực tế không xảy ra việc giao cấu giữa
người phạm tội với trẻ em.
1.2.ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC
ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.2.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội
1. Đặc điểm địa lý, dân cư
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 2.985km
2
chiếm 0,6%
diện tích cả nước, gồm 22 đơn vị hành chính quận, huyện
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý từ 10
o
10’-10
o
38’ vĩ độ
Bắc và 106
o
22’-106
o
54’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây
Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An, Tiền Giang.
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, thì dân
số thành phố Hồ Chí Minh hiện có 5.340.209 người (số liệu thống kê năm
2004), chiếm 6,6% dân số cả nước. Trong đó nam là 2.572.913 người chiếm
- 17 -
48,18%, nữ là 2.767.296 người chiếm 51,82%. Tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi
chiếm khoảng 29,8% dân số.
Mật độ dân số các quận, huyện nội thành của thành phố Hồ Chí Minh
khá cao, dân số các quận nội thành là 3.556.885 người sinh sống trên diện tích
khoảng 27% diện tích tự nhiên toàn thành phố.
Bên cạnh số dân chính thức của thành phố thì còn một số lớn lượng
người nhập cư từ các tỉnh, thành phố khác về thành phố Hồ Chí Minh làm ăn,
sinh sống. Theo tính toán của các cơ quan chức năng thì những người có mặt
thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh mà không đăng ký hộ khẩu thường
trú khoảng 1.250.000 người, chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp, các
quận ngoại thành. Ngoài ra còn có hàng trăm ngàn người khác hàng ngày có
mặt tại thành phố Hồ Chí Minh để tham quan, du lịch và thực hiện các hoạt
động khác.
2. Đặc điểm tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, trong
xu thế đổi mới, bộ mặt của thành phố có sự thay đổi nhanh chóng, nhiều khu
chế xuất, khu công nghiệp đã hình thành và phát triển với qui mô hàng chục
nghìn lao động, hệ thống đường giao thông đã được cải thiện đáng kể trong
những năm vừa qua. Tỷ trọng xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh chiếm
khoảng 8,6% của cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp
nhẹ như giày da, may mặc, các ngành chế biến thủy hải sản, chế biến sản
phẩm nông nghiệp...Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế
trong trục kinh tế các tỉnh miền Đông Nam Bộ bao gồm thành phố Hồ Chí
Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu.
Sự phát triển về kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa
qua kéo theo sự phát triển của các loại hình văn hóa. Do ảnh hưởng của cơ
- 18 -
chế thị trường và nếp sống văn hóa đa dạng nên bên cạnh sự phong phú của
các loại hình sinh hoạt văn hóa đáp ứng như cầu hưởng thụ của quần chúng
nhân dân thì những vấn đề phức tạp phát sinh từ đời sống sinh hoạt văn hóa
đang là thách thức không nhỏ với các ngành chức năng trong nỗ lực làm trong
sạch bầu không khí văn hóa thành phố. Hàng trăm tụ điểm ca nhạc, hàng ngàn
nhà hàng karaoke, điểm truy cập Internet mọc lên như nấm sau cơn mưa khắp
thành phố. Bên cạnh sự phong phú của đời sống văn hóa là sự xô bồ, phức tạp
và những hành vi tiêu cực của một bộ phận dân cư, nhất là thanh thiếu niên
vẫn liên tục xảy ra, trong đó có các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em do tiếp
thu lối sống hưởng thụ, văn hóa phẩm đồi trụy từ các lọai hình dịch vụ văn
hóa đủ kiểu hiện đang có mặt tại đây. Có thể thấy rõ sự lan tỏa và tầm ảnh
hưởng mạnh mẽ của lối sống thác loạn, bệnh hoạn trong một bộ phận thanh
thiếu niên thành phố đã làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc, gây ra những phức tạp về tình hình trật tự trị an nếu chỉ có nỗ lực, cố
gắng lập lại trật tự kỷ cương của ngành Công an là chưa đủ và chưa thể đáp
ứng được yêu cầu đặt ra.
1.2.2. Tình hình tội phạm về TTXH, tội phạm xâm phạm tình dục trẻ
em và nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội này trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
1. Tình hình tội phạm về TTXH
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về TTXH ở thành phố Hồ
Chí Minh xảy ra vẫn hết sức phức tạp, một số loại tội phạm nghiêm trọng có
- 19 -
xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của Công an thành phố Hồ Chí Minh thì
trung bình hằng năm số vụ tội phạm được phát hiện trên địa bàn toàn thành
phố khoảng 13.000 đến 15.000 vụ.
Nổi lên về tình hình diễn biến của tội phạm trong những năm vừa qua là
hoạt động của các băng, nhóm tội phạm theo kiểu xã hội đen, các hoạt động
bảo kê tại các nhà hàng, vũ trường, tụ điểm sinh hoạt văn hóa.
Cũng theo báo cáo của Công an thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ trong 6
tháng đầu năm 2004, trên địa bàn đã xảy ra 3545 vụ phạm pháp hình sự, trong
đó có 72 vụ giết người, 171 vụ cướp tài sản, 32 vụ hiếp dâm và giao cấu với
trẻ em, 19 vụ cưỡng đọat, 205 vụ cố ý gây thương tích, 612 vụ cướp giật tài
sản, 2110 vụ trộm tài sản... Tình hình hoạt động của tội phạm hình sự tuy
được kéo giảm nhưng vẫn còn phức tạp, xuất hiện nhiều đối tượng trong các
băng nhóm tội phạm, đối tựơng có tiền án, tiền sự ở các tỉnh phía Bắc vào ẩn
náu hoạt động, có sự câu kết giữa đối tượng tại chỗ và đối tượng từ nơi khác
đến. Các vụ giết cướp, đối tượng hoạt động manh động, có tổ chức, số vụ đối
tượng sử dụng vụ khí vẫn còn nhiều...
Trong báo cáo giao ban giữa lãnh đạo Cục CSĐT với Trưởng phòng
CSĐT và Giám thị Trại tạm giam Công an các tỉnh, thành phố phía Nam năm
2004 đã nhận định “Tội phạm hình sự hoạt động trắng trợn theo kiểu xã hội
đen như dạng “Năm Cam” không còn xuất hiện. Tuy nhiên có nơi, có điểm
như thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị vẫn xảy ra các vụ tụ tập đông,
đối tượng dùng dao, búa chém giết kiểu “đâm thuê, chém mướn”, tổ chức giết
người để giải quyết mâu thuẫn cá nhân như vụ Trần Thị Mùi ở Bù Nho,
Phước Long tổ chức giết người. Giết người bằng súng, dùng súng để cướp,
giết (cướp tiệm vàng ở Trảng Bàng, Tây Ninh, cướp tàu dùng búa ở Kiên
Giang, Cà Mau...
- 20 -
Thủ đoạn nổi lên ở loại tội phạm trong thời gian qua là kẻ cầm đầu
thường lợi dụng ảnh hưởng của người quen biết là quan chức có quyền để răn
đe kẻ khác và lộng hành hoạt động phạm pháp nhưng kín đáo hơn dưới nhiều
vỏ bọc khác nhau. Khi bị điều tra loại tội phạm này thường bỏ trốn, chờ tòa
xét xử công khai để thu lượm tin tức biết được mức độ tội phạm của mình và
đồng bọn, nếu nhẹ thì chạy tội hoặc đầu thú, còn tội nặng thì trốn luôn.
Thủ phạm thường lợi dụng mối quan hệ quen biết điều nạn nhân đến nơi
hoang vắng thực hiện các hành vi cướp tài sản, hiếp dâm, giao cấu với trẻ
em...xảy ra ở nhiều nơi...Tội phạm năm 2003 và 2004 có giảm theo hướng
tích cực nhưng chưa ổn định...Hậu quả thiệt hại của các loại tội phạm hình sự,
kinh tế, ma tuý...còn rất nghiêm trọng”.
1. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa
tội phạm học và các môn khoa học khác.
1.1 Khái niệm.
Để đáp ứng nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới phục vụ lợi ích xã
hội, loài người đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và
xã hội. Điều đó là cơ sở nảy sinh và phát triển nhiều ngành khoa học khác
nhau.
Đã từ lâu, vấn đề đấu tranh ngăn chặn tiến tới làm giảm và loại trừ tội
phạm đã trở thành một trong những mối quan tâm chú ý của các Nhà nước
dưới mọi chế độ chế độ xã hội khác nhau. Để đấu tranh có hiệu quả đối với
các loại tội phạm – hiện tượng xã hội tiêu cực và phức tạp, đòi hỏi con người
cần phải không ngừng nghiên cứu để nhận thức đầy đủ về hiện tượng này. Tội
phạm là gì? Nó được hình thành phát triểnvà tồn tại theo những quy luật nào?
Để đấu tranh với nó cần phải tiến hành bằng những phương pháp tác động ra
sao?...Công việc đó được tiến hành gắn liền với thực tế đấu tranh chống tội
- 21 -
phạm ở mỗi quốc gia, qua mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Kết quả của
quá trình đó đem laị cho loài người những tri thức phong phú cần thiết về
hiện tượng tội phạm và những kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh chống tội
phạm.
Những tri thức và kinh nghiệm về tội phạm và phương pháp phòng
chống tội phạm ngày càng được tích luỹ đầy đủ. Bước đầu được phản ánh tản
mạn riêng lẻ, sau đó được đúc rút hệ thống lại và được nghiên cứu tỉ mỉ sâu
sắc hơn trong các tài liệu chuyên khảo của các ngành khoa học pháp lý, khoa
học xã hội. Trong điều kiện các lĩnh vực khoa học phát triển, mạnh mẽ theo
hướng chuyên sâu, vấn đề nghiên cứu về tội phạm và biện pháp đấu tranh
chống tội phạm được nâng lên và tách riêng thành bộ môn khoa học độc lập
chuyên nghiên cứu về những quy luật hình thành, phát sinh phát triển của tội
phạm cùng với các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm loại bỏ và hạn chế
sự tác động của hiện tượng này. Như vậy, ngành khoa học nghiên cứu về tội
phạm đã ra đời và phát triển.
Xem xét về thuật ngữ, các nhà nghiên cứu thấy rằng: “Tội phạm học”
là một cụm từ ghép bao gồm: Crimin: tội phạm (theo ngôn ngữ la tinh) và
Logos có nghĩa là: Học thuyết hoặc khoa học (theo tiếng Hy Lạp). Vậy tội
phạm học có nghĩa là “học thuyết về tội phạm” hay “khoa học nghiên cứu về
tội phạm”. Tuy nhiên, nếu nói là “nghiên cứu về tội phạm” thì nhiều ngành
khoa học nghiên cứu về vấn đề này, như: khoa học luật hình sự, khoa học luật
tố tụng hình sự, Điều tra hình sự, tâm lý học, xã hội học…Vì vậy, cá nhà
nghiên cứu tội phạm học xác định phạm vi nghiên cứu của tội phạm học được
giới hạn bởi đối tượng nghiên cứu chủ yếu của nó là:
- Tình trạng tội phạm.
- Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
- 22 -
- Nhân thân người phạm tội
- Biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Trên cơ sở đó, có thể nêu khái niệm về Tội phạm hộc như sau:
Tội phạm học là ngành khoa học, nghiên cứu về tội Tình trạng tội
phạm, nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển của tình trạng tội phạm
và các loại tội phạm cụ thể, nghiên cứu nhân thân người phạm tội và các biện
pháp phòng ngừa ngăn chặn nhằm hạn chế, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi
đời sống xã hội.
Trong điều kiện phát triển của sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước
ta, Đảng và Nhà nước đã xác định vị trí quan trọng đặc biệt của công cuộc
bảo vệ vững chắc nền an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đấu tranh
kiên quyết và triệt để chống các loại tội phạm hình sự. Điều đó đang đặt ra
những nhiệm vụ nặng nề cho các nhà nghiên cứu và cán bộ thực tế trong
nghiên cứu tội phạm, xây dựng phương pháp đấu tranh ngăn chặn một cách
có hiệu quả với chúng. Nghiên cứu và phát triển hoàn thiện khoa học tội
phạm là vấn đề có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống các loại tội
phạm hình sự, giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
1.2 Đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học.
Mỗi ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Đó là
những quy luật tác động trong lĩnh vực mà ngành khoa học đó cần nghiên
cứu. Tội phạm học với tư cách là môn khoa học độc lập, vì vậy cũng có đối
tượng nghiên cứu riêng. Đó là những sự vật hiện tượng liên quan đến hoạt
động tội phạm và phòng ngừa tội phạm.
Trong các tài liệu Tội phạm học của nhiều nước trên thế giới đã được
xác định và phân loại thành những nhóm đối tương nghiên cứu như: nghiên
cứu tội phạm là hiện tượng của xã hội; nguyên nhân, điều kiện phạm tội, nhân
- 23 -
thân người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Có thể xác nhận rằng việc định
ra đối tượng nghiên cứu của tội phạm như vậy là đúng đắn, bởi vì điều đó
phản ánh được khái quát nội dung nghiên cứu của vấn đề về tội phạm theo
một trình tự hệ thống bao hàm được đầy đủ những vấn đề phản ánh quy luật
hoạt động nhận thức về hiện tượng tội phạm, từ việc xác định khái niệm tội
phạm, phạm vi tình trạng, cấu trúc tội phạm và diễn biến của nó, đến việc đi
sâu nghiên cứu nguyên nhân, điều kiên của tình trạng này, cúng như về nhân
thân người phạm tội, tất cả điều đó nhằm đến mục đích là nghiên cứu tìm tòi
biện pháp, phương tiện phòng ngừa tội phạm. Cách xác định như trên còn cho
thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung của các nhóm đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu vấn đề này có tác dụng ảnh hưởng với vấn đề khác trong hệ
thống các đối tượng đã nêu, vì vậy để thấy rằng các nhóm đối tượng nghiên
cứu trên có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau và không cho
phép người nghiên cứu coi nhẹ đối tượng nghiên cứu nào trong việc nghiên
cứu soạn thảo các vấn đề về Tội phạm học. Trong lý luận Tội phạm học người
ta gọi bốn nhóm đối tượng nghiên cứu đó là bốn bộ phận cấu thành cơ bản
hoặc bốn nhóm hiện tượng xã hội cần phải nghiên nghiên cứu trong khoa học
tội phạm.
Các đối tượng nghiên cứu và nội dung cơ bản của Tội phạm học bao
gồm:
2.1.1 Tình trạng tội phạm.
Tình trạng tội phạm là hệ thống các sự kiện phạm tội cụ thể được diễn
ra trong hệ thống quốc gia hoặc khu vực trong một thời gian nhất định. Như
vậy có nghĩa là xem xét mhư một hiện tượng xã hội nhằm nắm vững bản chất
của nó cũng như các yếu tố cấu thành có tính đặc trưng của hiện tượng xã hội
này.
- 24 -
Đối với nhóm đối tượng này cần phải xoay quanh các nội dung cơ bản
sau:
- Nghiên cứu tình trạng hoạt động của tội phạm, cấu trúc và động thái
của Tình trạng tội phạm nói chung cũng như từng loại tội phạm cụ thể trong
phạm vi cả nước và ở mỗi vùng dân cư. Những nội dung này phản ánh số
lượng và tính chất hoạt động của tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụ
thể trong mỗi thời kỳ, mỗi địa phương khác nhau.
- Nghiên cứu các mối quan hệ tác động qua lại giữa Tình trạng tội
phạm với các hiện tượng và các quá trình xã hội khác (CT,KT, VH, GD…)
hoặc với những hình thức khác nhau của hành vi tiêu cực (lười biếng, suy
thoái về đạo đức, tệ nạn xã hội ).
Nghiên cứu làm rõ những nội dung đã chỉ ra trong nhóm đối tượng
nghiên cứu trên cho phép chúng ta đánh giá một cách khái quát về Tình trạng
tội phạm nói chung trong phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương cụ thể, đồng
thời có thể đề ra phương hướng chung, biện pháp tổng hợp trong việc phòng
ngừa ngăn chặn tội phạm.
1.2.2. Nguyên nhân nảy sinh tình trạng tội phạm và điều kiện tạo
thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội là một trong những nội dung tất
yếu của sự phát triển và tồn tại trong mỗi thời kỳ phát triển của xã hội.
- Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm là tổng hợp các sự vật hiện
tượng tiêu cực xã hội tác động đến con người và là hành vi phạm tội. Vì vậy
cần phải xem xét phân loại một cách khoa học các loại nguyên nhân, điều
kiện khách quan, chủ quan, trực tiếp, dán tiếp, chủ yếu thứ yếu, bên trong,
bên ngoài…điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức tội phạm và
sử dụng biện pháp phòng ngừa chúng.
- 25 -