Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

luận văn Kiến trúc Phố Cổ trải qua thăng trầm lịch sử Thăng Long – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 79 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thăng Long là mảnh đất kinh kỳ có hàng nghìn năm văn hiến. Đây là
một trong những vùng đất giàu giá trị văn hoá bậc nhất. Bởi nó không chỉ là
nơi lưu giữ di sản văn hoá mà còn là nơi hội tụ toả sáng giá trị văn hoá cỏc
vùng miền khác nhau trong cả nước.
Thăng Long một vùng đất có thế “ tựa nỳi, nhỡn sụng” địa linh nhân
kiệt( Chiếu Dời Đô- Lý Công Uẩn), dân cư đông đúc, hội tụ nhân tài bốn
phương, giao thông thuận lợi, từ thế kỷ XI vào thời Lý Thái Tổ đã chọn nơi
đây làm trung tâm của đất nước. Vùng đất thánh địa ấy đã sớm trở thành
trung tâm chính trị và kinh tế từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Một
nơi phố phường buôn bán sầm uất đông vui, nơi có truyền thống lịch sử văn
hoá lâu đời do những người giàu lòng yêu nước, yêu lao động tạo nên.
Nằm trong lòng thủ đô Phố Cổ Hà Nội hiện lên với vẻ trang nghiêm,
cổ kính đó là một không gian lịch sử có bề dày tính bằng thiên niên kỷ, là sự
kết hợp hai mặt vật thể và phi vật thể. Phố Cổ linh hồn của đất Thăng Long
trải qua bao thăng trầm của lịch sử đến nay Phố Cổ vẫn là nơi lưu giữ bảo tồn
nhiều dấu tích kiến trúc.
Ngày nay trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá với sự du nhập của các
kiểu kiến trúc mới lạ đã phần nào làm mai một đi những kiến trúc truyền
thống của Phố Cổ.
Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng long – Hà Nội, nhìn lại chặng
đường xây dựng và phát triển của thủ đô đã qua chúng ta thấy Thăng Long –
Hà Nội có nhiều phát triển. Đời sống vật chất của người Hà Nội không ngừng
được nâng cao, bộ mặt của Thủ đô thay đổi theo chiều hướng hiện đại, có thể
sánh vai với các nước trong khu vực. Đi cùng sự thay đổi tốt đẹp đó còn là sự
xuống cấp nghiêm trọng về môi trường sống và những giá trị văn hoá nghệ
thuật truyền thống mà sự mai một của kiến trúc Phố Cổ là minh chứng cho sự
1
thay đổi đó. Làm thế nào để góp phần xây dựng thủ đô Hà Nội nghìn năm
văn hiến, phát triển văn minh hiện đại nhưng vẫn lưu giữ và làm giàu thêm


giá trị di sản văn hoá ? Đó là câu hỏi đồng thời là trách nhiệm đặt ra với mỗi
chúng ta.
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài:
“Kiến trúc Phố Cổ trải qua thăng trầm lịch sử Thăng Long – Hà Nội”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội đã có nhiều nhà nghiên cứu
tìm hiểu như: “ Hà Nội qua những năm thỏng” của tác giả Nguyễn Vinh
Phúc, “ Thăng Long – Hà Nội” tác giả Nguyễn Thừa Hỷ. Đặc biệt tìm hiểu
những di sản văn hoá của Thăng Long – Hà Nội có một số tác giả như:
Nguyễn Viết Chức với tác phẩm “ Những giá trị văn hoá 1000 năm Thăng
Long – Hà Nội”, tác giả Nguyễn Khắc Đạo với tác phẩm “ Thành luỹ phố
phường và con người Hà Nội”, tác giả Doãn Đoan Chinh ghi dấu ấn về
Thăng Long trong tác phẩm “ Hà Nội di tích lịch sử văn hoá danh thắng”.
Viết về những di sản văn hoá đất Thăng Long các tác giả không quên
đề cập đến Phố Cổ Hà Nội – Hà Nội 36 phố phường. Việc đi sâu tìm hiểu về
kiến trúc Phố Cổ qua những thăng trầm biến cố của lịch sử Thăng Long là
vấn đề rất cần được quan tâm nhất là trong không khí chuẩn bị kỷ niệm đại lễ
1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu nét độc đáo riêng biệt trong kiến trúc phố cổ
Hà Nội. Đồng thời nghiên cứu sự thay đổi của nó qua từng thời kỳ lịch sử
gắn với các biến cố của thời đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở hình thành kiến trúc phố cổ và giá trị của nó đối
với văn hoá Việt Nam.
2
- Xem xét những sức sống của các giá trị văn hoá và những biến
động của nó theo tiến trình lịch sử.
- Nghiên cứu xu hướng vận động, biến đổi của nó trong thời đại ngày

nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mỏc- Lờnin
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát và trừu tượng hoá khoa
học.
- Kế thừa những thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước về
Phố Cổ Hà Nội.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Tái hiện diện mạo, kiến trúc phố cổ qua những thăng trầm lịch
sử.
- Khẳng định giá trị văn hoá độc đáo trong kiến trúc phố cổ.
- Khuyến nghị về việc lưu giữ, bảo tồn văn hoá dân tộc nói chung,
Thăng Long nói riêng hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương 7 tiết
Chương 1: T ầm quan trọng của việc nghiên cứu kiến trúc phố cổ
Thăng Long - Hà Nội
Chương 2: Kiến trúc phố cổ trải qua những thăng trầm lịch sử của
Thăng Long - Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc
phố cổ Hà Nội
3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC PHỐ
CỔ THĂNG LONG – HÀ NỘI
1.1 Khái quát về Thăng Long - Hà Nội
1.1.1 Sơ lược về địa giới Thăng Long-Hà Nội
Theo từ điển dựa vào định nghĩa của các tác giả nghiên cứu trước đó

xin định nghĩa “Thành Thăng Long”là kinh thành hoàng thành và các phố
phường, hợp thành một đô thị.
Trong lịch sử thành Thăng Long, địa giới của Thăng Long là một yếu
tố quan trọng để xác định vị trí địa lý, địa phận, diện tích thành Thăng Long.
Thăng Long - Hà Nội thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đõy đó
sớm trở thành một trung tâm chính trị, tôn giáo ngay từ những ngày đầu của
lịch sử Việt Nam.
Năm 1010 Lý Công Uẩn vị vua đầu tiên của nhà Lý quyết định xây
dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ
của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán,
trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn
lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu
mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới đời vua Minh Mệnh. Năm 1902, Hà Nội
trở thành thủ đô của liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng,
quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc
rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho đến ngày nay.
Nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội
có vị trí từ 22.53’ đến 21.23’ vĩ độ Bắc và 105.44’ đến 106.02’ kinh độ Đông.
Tiếp giáp với các tỉnh Thỏi Nguyờn, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa
Bình ở phía Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang ở phía Đông, Hòa Bình và Phú Thọ ở
phía Tây.
4
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008 thành phố
có diện tích là 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng nhưng tập
trung chủ yếu ở bên hữu ngạn.
Có thể nhận thấy địa hình Hà Nội thấp dần theo chiều từ Bắc xuống
Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực
nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng
bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu của các con
sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc huyện Sóc Sơn, Ba Vì,

Quốc Oai, Mỹ Đức với các đỉnh như Ba Vì 1281m, Gia Dê 707m, Chân
Chim 462m, Thanh Lanh 427m, Thiờn Trự 378m,…Khu vực nội ô thành phố
cũng có một số gò đồi thấp như gò Đống Đa, Nỳi Nùng
1.1.2 Dân số
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong
nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm 1954 khi quõn Đòng Minh tiếp quản Hà
Nội, thành phố có 53 nghìn dõn trờn 1 diện tích bằng 152 km2. Đến 1961,
thành phố được mở rộng diện tích lên tới 584 km2 với số dân 91.000 người.
Năm 1978 quân đội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự
nhiên là 2.136 km2 dân số là 2,5 triệu người. Tới 1991 địa giới Hà Nội tiếp
tục thay đổi chỉ còn 924 km2 nhưng dân số vẫn ở mức trên 2 triệu người.
Trong thập niên 1990 cùng với các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân
số Hà Nội tăng đều đặn đạt con số 2672122 người, sau đợt mở rộng địa giới
hành chính gần đây nhất tháng 8 năm 2008 thành phố Hà Nội có 6,233 triệu
dân nằm trong số 17 nước có thủ đô rộng nhất thế giới. Theo kết quả điều tra
dân số ngày 1/4/2009 dân số của Hà Nội là 6.448.837 người.
Mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng như trước khi mở rộng địa giới
hành chính không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành.
Trên toàn thành phố mật độ dân cư trung bình là 1.779 người/km2. Nhưng tại
quận Đống Đa mật độ lên tới 1000 người/km2.
5
Sự khác biệt giữa nội ô và ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều
kiện y tế, giáo dục …
Về kết cấu dân số theo số liệu 1/4/1999 dân cư Hà Nội và Hà Tây khi
đó chủ yếu là người kinh chiếm tỷ lệ 99,1% các dân tộc khác như Dao,
Mường, Tày chiếm 0,9%.
Theo số liệu của tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009 toàn thành phố Hà
Nội có 2.632.087 cư dân thành thị chiếm 41,1%, 3.816.750 cư dân nông thôn
chiếm 58,1%.
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội.

1.1.3.1 Thời kỳ tiền Thăng Long
Lên ngôi năm 208 TCN đến 179 TCN Thục Phán bị Triệu Đà, tướng
nhà Hán lừa lấy mất lẫy nỏ và bị diệt vong. Từ đó Âu Lạc sa vào ách thống
trị của triều đại phong kiến Trung Hoa, nước Âu Lạc thời Hán thuộc bị chia
thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Hà Nội thuộc Giao Chỉ, giữa
thế kỷ thứ V (454-456) Hà Nội được ghi là trung tâm huyện Tống Bình, ít lâu
sau được nâng lên thành quận.
Năm 544 Lý Bí khởi nghĩa, dựng thành ở cửa sông Tô đánh đuổi quân
đô hộ nhà Lương xưng đế đặt tên quốc hiệu là Vạn Xuân. Ông dựng nhà ở
chùa mở nước khai quốc bờn sụng Hồng sau đó chuyển vào hồ Tây thành chùa
Trấn Quốc. Chỏu ụng là Lý Phật Tử chuyển sang đóng đô ở Cổ Loa, tồn tại
đến năm 602 mới bị nhà Tùy đánh bại. Nhà Đường (618-907) thay nhà Tùy
đặt (đô hộ phủ) đất Việt gọi là An Nam với 12 châu, 50 huyện, (671) trung tâm
An Nam là đô hộ phủ Tống Bình. Vào khoảng giữa đời Đường Tống Bình có
tên mới là Đại La do Cao Biền (866) đã đắp thành Đại La ở đây.
Nhưng cõi Nam không an với bọn xâm lược, khởi nghĩa Phùng Hưng
(766-779) đã giải phóng Tống Bình, khởi nghĩa Dương Thanh (819-820)
cũng vậy. Năm 938 Nam Hán sang xâm lược bị Ngô Quyền đánh tan sau đó
ông xưng vương và định đô ở Cổ Loa.
6
1.1.3.2 Thăng Long thời Lý (1009 - 12250)
Lý Công Uẩn (974-1028) lên ngôi năm 1009 sáng lập ra triều đại nhà Lý.
Lý Công Uẩn quê ở làng Cổ Pháp (Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) thủa
nhỏ theo học và làm con nuôi nhà sư Lý Khỏnh Võn nờn lấy họ Lý. Làm
quan nhà tiền lê đến chức điện tiền chỉ huy sứ, có uy tín và thế lực trong
triều. Năm 1010, Lý Công Uẩn xuống chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La và
đặt tên là Thăng Long.
“Chiếu dời đụ” hay Thiên đô chiếu là chiếu do vua Lý Thái Tổ tự tay
viết và ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại
Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). Chiếu rời đụ đỳng 214

chữ. Bài chiếu dời đô là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng đánh
dấu bước tiến quyết định của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước
và giữ nước. Bản dịch tiếng Việt có nội dung như sau:
“Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà chu đến đời
Thành Vương ba lần dời đụ, hỏ phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự
tiện rời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn chỗ ở giữa, làm kế cho
con cháu muôn đời, trờn kớnh mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì
dời đô, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh
Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo lệ cũ Thương Chu,
cứ chịu yên đóng đô ở nơi đây đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi,
trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời
đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc tõy đụng, tiện nghi núi
sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng
sủa, dân cư không khổ đất trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn
thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chốn tụ hội trọng yếu
của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sử mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?”
(NXB KHXH, Hà Nội 1993 bản dịch cua viện khoa học xã hội Việt Nam in
trong Đại Việt Sử Ký toàn thư).
7
Về mặt địa lý Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô vì nơi đó là
“trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi. Đó đỳng ngụi nam Bắc Đông Tây
lại tiện hướng nhỡn sụng dựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng, đất đai cao
mà thoáng. Dân cư khỏi cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực
phong phú tốt tươi. Xem đất Việt ta chỉ có nơi này là thắng địa. Thật là chốn
hội tụ của bốn phương trời đất cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương
muôn đời”. Như vậy có thể nói chọn Thăng Long làm kinh đô, mà kinh đô
của quốc gia phong kiến là trung tâm chính tri, văn hóa và kinh tế, là đầu mối
của sự liên kết cả nước. Lý Công Uẩn đã khẳng định ý thức, tư tưởng về việc

xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập. Việc dời đô về Thăng Long phản
ánh yêu cầu phát triển mới về đất nước, chứng tỏ khả năng, lòng tin và quyết
tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập.
Theo truyền thuyết phổ biến, khi tới Đại La Lý Công Uẩn nhìn thấy
một con rồng bay lên vì vậy đặt tên kinh thành mới là Thăng Long. Kinh
thành Thăng Long khi ấy có giới hạn bởi 3 con sông: sông Hồng, (phía
Đông), sụng Tụ (phía Bắc), sông Cửu Ngưu (phía Nam). Khu Hoàng Thành
được xây dựng gần Hồ Tây với cung điện Hoàng gia cựng cỏc công trình
chính trị. Phần còn lại của đô thị là khu dân cư bao gồm cả nông nghiệp và
thương nghiệp. Ngay thế kỷ X nhiều công trình tôn giáo được xây dựng, chựa
Diờn Hựu phía Tõy Hoàng Thành xây dựng năm 1049, chựa Bỏo Thiờn xõy
1057, Văn Miếu 1070, Quốc Tử Giám dựng năm 1076,… chỉ sau một thế kỷ
Thăng Long trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả quốc gia.
1.1.3.3. Thăng Long thời Trần (1226 - 1400)
Nhà Trần nối bước nhà Lý cai trị Đại Việt, kinh thành Thăng Long tiếp
tục được xây dựng, Hoàng Thành được củng cố xuất hiện nhiều cung điện
mới. Năm 1230 Thăng Long chia thành 61 phường, kinh thành đông đúc hơn
dù địa giới không thay đổi. Giai đoạn này cũng ghi nhận sự xuất hiện cư dân
ngợi quốc: người Hoa, người Ấn Độ. Nền kinh tế công thương nghiệp cũng
8
sản sinh tầng lớp thị dân và Thăng Long còn là nơi quy tụ nhiều học giả, trí
thức như Hàn Thuyên, Chu Văn An, Lê Văn Ngưu.
1.1.3.4 Thăng Long chống quân xâm lược nhà Minh (Trung Quốc)
Cuối thế kỷ XIV, thời nhà Trần suy vi một quý tộc ngoại thích là Hồ
Quý Ly thâu tóm quyền lực bắt vua Trần chuyển kinh đô về Thanh Hóa. Khi
Hồ Quý Ly lên ngôi lập nên nước Đại Ngu năm 1400, kinh đô mới mang tờn
Tõy Đô Thăng Long đổi tên thành Đông Đô. Nhưng vương triều nhà Hồ chỉ
tồn tại trong thời gian ngắn ngủi. Năm 1406 nhà Minh xâm lược Đại Ngu,
Thăng Long bị chiếm đóng đổi tên là thành Đông Quan, chúng tàn phá di sản
văn hóa: Chuông Quy Điền, Chùa Một Cột, thỏp chựa của chựa Bỏo Thiờn,

sách vở bị thiêu, bia đá bị dập. Năm 1418 khởi nghĩa Nam Sơn bùng nổ
thắng lợi. Ngày 3/2/1428 quân Minh rút khỏi Đông Quan.
1.1.3.5. Thăng Long thời Lê Sơ (1428 - 1527)
Với Thăng Long của khởi nghĩa Lam Sơn, triều Lê chính thức được
thành lập.
Tháng 4 -1428 Lê Lợi từ dinh Bồ Đề chuyển vào thành Đụng Đụ, ngày
29 lên ngôi. Năm 1430 đổi Đong Đô thành Đông Kinh. Năm 1466 đổi thành
Phủ Trung Đô. Năm 1490 trong bản đồ là Cấm Thành, cửa chính là Đoan
Môn. Bên cạnh có cung điện mà thõn nghiờm nhất là Kớnh Thiờn. Năm 1467
có việc làm hai lan can bằng đá ở thềm điện.
Bao bọc thành này là một tòa thành cũng bằng gạch trờn cú trụ bắn vì
bản đồ về theo lối ước lệ nên chỉ có thể đoán rằng mặt phía Đông gần trùng
với phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da ngày nay.
Nhà Lê đưa Nho giáo lên địa vị chính thống và đề cao chế độ khoa cử
do đó Văn Miếu Quốc Tử Giám được chăm lo mở mang nhiều. Năm 1487
bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
1.1.3.6. Thăng Long thời Mạc - Lê Trung Hưng - Lê Mạc (1527 - 1788)
Chế độ quân chủ chuyên chế theo mô hình Nho giáo làm phát sinh hai
loại mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa cỏc phờ cầm quyền và mâu thuẫn giữa nhà
9
nước và nhân dân. Thế kỷ XVI bủng nổ cả hai loại mâu thuẫn làm sụp đổ nhà
Lê. Năm 1527 nhà Mạc lên thay nhà Lê, Phật giáo và Đạo giáo phục hưng.
Khởi nghĩa Lê - Trịnh kéo dài đến năm1786.
Đông Kinh trở lại tên gọi Thăng Long vẫn là kinh đô.
Một nét mới trong kiến trúc Thăng Long là bên cạnh Hoàng thành của
vua Lê xuất hiện phủ Chúa Trịnh. Đó là tòa thành hình chữ nhật mà hai cạnh
ngang là phố Tràng Thi và phố Trần Hưng Đạo. Hồ Gươm rộng gần hai phần
tả vọng và hữu vọng. Nhiều công trình được xây dựng quanh hồ và trên hồ.
Thăng Long là trung tâm văn hóa lớn và Thăng Long tự hào về nếp
sống thanh lịch với nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật: đền, chựa, đỡnh,

am, miếu với những tượng hương án, y môn, cửa võng, chạm khắc dòng
tranh tự pháp sau gọi là dòng tranh Hàng Trống đặc sắc.
1.1.3.7 Thăng Long thời Tây Sơn (1788 - 1802) và nhà Nguyễn
Mùa hè năm 1786, quõn Tõy Sơn tiến ra Đàng Ngoài lật đổ chế độ
Chúa Trịnh tồn tại 241 năm trong đó 194 năm ở Thăng Long. Phong trào
Tây Sơn đã kiểm soát cả nước, xóa bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong - Đàng
Ngoài kéo dài hơn hai thế kỷ.
Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Huệ đỏnh quõn Thanh tại Ngọc Hồi,
Đống Đa thắng lợi oanh liệt.
Diện mạo chùa Kim Liên đẹp và thanh nhã bên Hồ Tây như hiện nay
là có từ thời Tây Sơn.
So với trước sự phát triển kinh tế của Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX
không được đều. Các phường, thôn phía Tây và Nam có xu hướng nông thôn
hóa chuyên về nghề nông kết hợp thủ công. Bộ mặt đô thị Hà Nội dồn về khu
phía Đông Nam, khu phủ Chúa Trịnh và vùng quanh Hồ Gươm nhanh chóng
trở thành khu dân cư buôn bán và thủ công.
Các công trình văn hóa và sinh hoạt văn hóa cũng có những biến đổi.
Quốc Tử Giám được chuyển vào Huế, Văn Miếu thuộc Hà Nội quản lý.
Trường thi Hương nay thuộc phố Tràng Thi. Một số cửa ô được dựng lại
10
trong đó cú ụ Quan Chưởng(1817). Đặc biệt một số tư nhân đứng ra quyên
góp xây dựng một số công trình như Nguyễn Văn Siêu với quần thể đền
Ngọc Sơn, Nguyễn Đăng Giác với Chùa báo Ân 108 gian bên cạnh Hoàn
Kiếm. Cùng với Nguyễn Văn Siêu, Hà Nội còn có nhiều nhà văn hóa nổi
tiếng khác:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Tràng An”.
1.1.3.8. Thăng Long những năm đầu Hà Nội chống Pháp đến Cách
mạng tháng Tám năm 1945
Ngay khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, toàn thể thí sinh

trường thi Hương Hà Nội khoa 1864 đến Văn Miếu xin đi đánh giặc.
Bắc Kỳ dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp, nhân dân Hà Nội đứng
lên khởi nghĩa chứ không chịu khuất phục. Phong trào Đông kinh nghĩa
thục lan rộng.
Năm 1925 Hà Nội diễn ra sự kiện chính trị quan trọng đó là chống xử
Phan Bội Châu.
Năm 1926 nhân dân Hà Nội tiến hành tang lễ Phan Chu Trinh.
Cuộc khởi nghĩa ngày càng dâng cao: sự kiện chi bộ Đảng họp 3-1929
tại nhà 5D phố Hàm Long cả nước một khí thế đánh giặc. Phong trào Xô Viết
Nghệ Tĩnh, truyền đơn, báo chí, cờ đỏ búa liềm xuất hiện khắp nơi trong
thành phố. Tổng bí thư đầu tiên của Đảng đã viết luận cương chính trị ngay
trong nhà công chức cao cấp Pháp giũa Hà Nội. Phong trào của Đảng Cộng
sản Đông Dương có khi lên xuống nhưng không bao giờ tắt.
Tháng 9-1940 Nhật kéo vào Đông Dương và Việt Nam nhân dân ta
phải chịu cảnh một cổ hai tròng dưới hai tầng áp bức Pháp - Nhật.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ và tinh thần
yêu nước của toàn thể nhân dân cùng với sự giúp được của bạn bè quốc tế khi
thời cơ chín muồi đã làm nên cách mạng tháng Tám 1945.
11
Ngày 19-8-1945 cuộc mít tinh quy mô lớn diễn ra tại quảng trường
Nhà Hát Lớn Hà Nội.
Ngày 2-9-1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại
quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa
1.1.3.9 Thăng Long - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Sau chiến tranh Hà Nội tiếp tục giữ vai trò là quốc gia của nước Việt
Nam thống nhất. Ngày 21 tháng 12 năm 1979 Quốc hội phê chuẩn mở rộng
địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm năm huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ,
Đan phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây của huyện Hà Sơn Bỡnh cựng hai
huyện của tỉnh Vĩnh Phúc là Mê Linh, Sóc Sơn. Dân số Hà Nội lên tới con số
2,5 triệu người. Bên cạnh lượng dân cư các tỉnh đang định cư tại thành

phố,trong khoảng thời gian từ 1977t ới 1984 Hà Nội cũng đưa 12.861 hộ,
21.587 nhân khẩu tới Lâm Đồng theo chính sách xây dựng kinh tế mới. Năm
1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, trả lại năm huyện và một thị xã
lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh nhập vào Vĩnh Phú.
Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với diện tích đ ất tự
nhiờn 924 km2.
Sau thời kỳ bao cấp từ cuối thập niờn 90 đến nay, sự phát triển về kinh
tế dẫn đến các khu ngoại ô nhanh chóng được đô thị hoá. Những cao ốc mọc
lên ở khu vực nội ô và các trung tâm công nghiệp cũng được xây dựng ở
những huyện ngoại thành. Sự phát triển cũng kéo theo những hệ luỵ. Do
không được quy hoạch tốt giao thông thành phố thường xuyờn ùn tắc khi số
lượng xe máy tăng cao, nhiều khu phố phải chịu tình trạng ngập úng mỗi khi
mưa lớn. Mật độ dân số quá cao khiến những dân cư nội ô phải sống trong
tình trạng chật chội và thiếu tiện nghi.
1.2 Kiến trúc phố cổ Hà Nội
1.2.1 Một số khái niệm
- Kiến trúc phố cổ Hà Nội
+ Sự hình thành kiến trúc phố cổ Hà Nội
12
Lịch sử lâu đời cùng nền văn hóa phong phú giúp Hà Nội có được kiến
trúc đa dạng và mang dấu ấn riêng.
Cùng với Thăng Long thời nhà Lý, nhà Trần phố cổ Hà Nội bao gồm
nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Dưới thời Lê đầu thế kỷ XVI,
Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phố
phường lúc bấy giờ và dần dần nơi đây trở thành khu vực phố cổ ngày nay.
Nói đến kiến trúc phố cổ Hà Nội là nói đến một quần thể không gian
đô thị cổ - đó là mạng lưới phố nhỏ, ngõ nhỏ có hình thái tự nhiên với cách
chia nhỏ mặt đứng kiến trúc đường phố.
Cấu trúc của phố cổ Hà Nội theo ông Nguyễn Quốc Thống – Đại học
Kiến trúc Hà Nội: thuộc loại hình kiến trúc có nguồn gốc dân gian thể hiện

rất rõ trong cách tổ chức khu phố trên cơ sở đơn vị “phường nghề” với
phương thức sản xuất tổ chức xã hội và các thiết chế văn hóa tín ngưỡng và
đương nhiên cả cách xây dựng có nguồn gốc từ nông thôn, mà ở phố xuất
hiện sau phường.
+ Sơ lược về kết cấu kiến trúc phố cổ Hà Nội
Khu phố cổ khi Pháp xâm chiếm đều có chung một dáng dấp: các phố
chi chít, dọc ngang kiểu bàn cờ, phần lớn mang tên gọi của các mặt hàng sản
xuất hay kinh doanh tại những nơi đó.
Nét đặc trưng nhất của phố cổ là những ngôi nhà thấp, hẹp chiều ngang
nhưng rất dài, rất sâu, xếp sát gần nhau, có khi thông ra một ngừ khỏc, phố
khác là nhà ống. Những ngôi nhà này không phát triển chiều cao mà phát
triển chiều sâu với các lớp sân ngăn cách.
Bố cục của nhà ống thường như sau: gian ngoài là chỗ bán hàng hoặc
làm hàng, tiếp đó là một khoảng sân lộ thiên để lấy ánh sáng. Trờn sõn cú bể
cạn (trong đó cú hũn non bộ, có cá vàng, để thu gom thiên nhiên vào căn
nhà). Trong cùng mới là nơi ăn ở và tiếp theo là khu phụ.
Đa số nhà một tầng, lợp bằng những viờn ngúi nhỏ nhắn với hai bức
tường hồi vượt cao khỏi mỏi, xõy dật cấp như những bậc thang, đầu nóc nhà
phía trên là hai trụ đấu rất đặc trưng.
13
Cũng có một số nhà xõy thờm tầng gác nhưng thấp và không mấy khi
trổ cửa sổ, nếu có thì rất nhỏ (vì luật lệ cũ cấm dân không được đứng cao hơn
vai kiệu của vua, quan đi qua đường).
Kiến trúc ngôi nhà ống là một biến thể của ngôi nhà nông thôn Việt
Nam trong điều kiện đô thị.
Nói về phố cổ Hà Nội nhiều người vẫn hình dung ra chiếc giếng khơi
nằm trong sân, những tấm cửa gỗ, cỏi gỏc lững và lan can gác tẩu mã ăn
thông từ phố mặt nhà trước ra tới cổng hậu ở phố nhà sau. Cách chia lô đất,
cách phát triển ngôi nhà hình ống như thế đã tạo nên những đặc trưng khá
riêng biệt của kiến trúc đô thị Hà Nội cổ ngày xưa.

Như vậy, nhà ống ở khu phố cổ Hà Nội bé bỏng bình dị, vừa là xưởng
sản xuất thủ công, vừa là cửa hàng, vừa là nơi sinh hoạt gia đình. Người lui
tới bán mua từ sáng đến tối đem lại cảnh tượng tấp nập.
Nhà cạnh nhà, liền mái, liền tường xum vầy nâng đỡ nhau. Cái hấp dẫn
của khu phố cổ chính là ở chổ này: cái tổng thể do người xưa đã sắp đặt
thành một cơ thể đầy sống động, khăng khít, gò bó kề tựa nhau mà tồn tại.
Gọi 36 phố phường Hà Nội bởi ngoài nhà ở buôn bán cũn cú 54 ngụi
đỡnh, 6 chùa, 22 đền, 3 miếu tổng cộng là 58 công trình tôn giáo tín ngưỡng.
Những công trình này trước hết nơi thờ tự của các phường, thôn, làng
cũ, như đỡnh Nhõn Hội (33 Bát Đàn), là đình làng Hữu Đụng Mụn, đền
Thuận (25 Hàng Than) đều là lấy tờn cỏc làng làm tên đền, chùa. Một số
công trình tôn giáo, tín ngưỡng còn phản ánh gốc gác của một số bộ phận cư
dân Thăng Long vốn là từ nhiều miền quê Đông, Nam, Đoài, Bắc. Họ ở các
tỉnh khác di cư về Thăng Long - Hà Nội làm ăn sinh sống rồi lập gia đình,
đền thờ vọng về quê hương như:
Đỡnh Trỳc Lõm (40 Hàng Hành) là của dõn cỏc làng Chắm Trên,
Chắm Dưới (Hải Dương) làm nghề giầy gia mà lập nên.
Đình Hoa Lộc (90 Hàng Đặc) là của dân nhuộm màn ở Đan Loan –
Hải Dường dựng ra.
14
Đỡnh Tú Đinh (2A ngừ Yờn Thỏi) nơi thờ ông tổ nghề thêu là của dân
làng Quất Động (Hà Tây).
Mặt khác, sự tồn tại của cỏc đỡnh, chùa, đền, miếu này còn là minh
chứng của tâm linh người Hà Nội cũ bên cạnh sự hòa đồng với tự nhiên và
cộng đồng xã hội người Thăng Long cũn luụn tìm cách hòa đồng với một thế
giới tâm linh, vì cùng với một không gian đô thị vật chất còn tồn tại một
không gian đô thị huyền thoại, ẩn chìm và thiêng liêng, ở đó có thể giao hòa
cùng quá khứ và tìm được ở đó một nguồn sinh lực khác.
Phần lớn các công trình này có lịch sử khởi dựng cũng từ lâu mang dấu
ấn của các phường xưa. Với lối kiến trúc thông dụng từ gỗ, gạch và các hệ

kết cấu vì kèo gỗ của nhiều thời kỡ, cỏc không gian đình đền chùa này. Theo
phó giáo sư tiến sĩ - kiến trúc sư Nguyễn Bá Đang kiến trúc đó là không gian
tâm linh mang tính cộng đồng, nó cú mối quan hệ vô hình với các không gian
tâm linh riêng của từng ngôi nhà trong khu vực này. Các không gian cổ này
từ khi khởi dựng đến nay vẫn đang hoạt động và ngày nay có xu hướng quay
về với triết học Phương Đông.
Điều dễ nhận thấy ở khu phố cổ là nơi tập trung nhiều di tích thờ các vị
tổ nghề. Có thể kể đến “Chõu Khờ Vọng Từ” – ngôi đền của những người
dân Chõu Khờ làm nghề kim hoàn và vàng bạc. Ngôi Vọng Từ này là nơi họ
tổ chức cúng lễ, tế vong vị thần thành hoàng ngay tại đất kinh đô.
Phần đông các vị thành hoàng được lập vọng tại Thăng Long là các vị
tổ nghể như đình phủ Trỳc Lõm (40 Hàng Hành), đình Hài Tượng (16 ngõ
Hải Tượng) thờ tiến sĩ Nguyễn Thời Trung – tổ nghề da; đền thờ Vọng Nhị
Khê (11 Hàng Hòm) thờ ông tổ nghề tiện gỗ.
Điều đặc biệt là, phần lớn di tích trong khu phố cổ đều không tách biệt
với khu vực dân cư như vẫn thường thấy ở cỏc vựng nông thôn mà đình, đền,
chùa đều liền kề với các kiến trúc dân gian khác, thậm chí, không gian thờ
cúng của nhiều ngụi đỡnh, đền được đặt trên gác của một ngôi nhà, như đình
Trung Yên, thờ vị tiến sĩ triều Mạc.
15
- Khái niệm Phố cổ:
+ Sự ra đời của thuật ngữ khu phố cổ ở Việt Nam và Hà Nội.
Hà Nội hiện nay đang có một “khu phố cổ”(KPC). Thuật ngữ này thật
ra mới được dùng phổ biến và tương đối nhất trí từ hơn chục năm nay.
Nguyên do là khi đất nước thống nhất; việc bảo tồn các di sản văn hóa
(DSVH), kiến trúc mới được đặt ra, và ngay sau đó đá trở nên cấp thiết.
Ngoài đình, chùa, đền, miếu … Hà Nội có một DSVH lâu đời là khu
vực phố phường đã được hình thành từ xa xưa, có thể trước cả khi Lý Thái
Tổ định đô, tức là từ thời Bắc thuộc.
Trong cuốn “viện điện u linh” được soạn vào cuối đời Trần (thế kỷ

XIV) đã từng ghi việc cao Biền (một viên quan đời nhà Đường cai trị đất
Giao Chỉ từ 866 và đóng đô ở Đại La) chỉ huy xây dựng đền Bạch Mã để thờ
thần Long Đỗ. Đền Bạch Mã nay ở 77 Hàng Buồm.
Cũng tại sách này kể rằng “đến thời Lý, Đông Đô ở đây vua Thỏi Tụng
cho mở phố chợ về cửa Đông, hàng quán chen chúc sát đới bến đền”.
Sách “Dư địa chớ” Nguyễn Trãi soạn thảo vào giữa thế kỷ Xv thì ghi
cụ thể hơn: Đất thượng kinh (tức Thăng Long) có phường Hàng Đào, phường
Đường Nhõn(khu vực hàng ngang và chung quanh đó), phường Tả Nhất lam
quạt, phường Tàng Kiếm làm kiệu, ỏo giỏp…
Khu vực ấy nằm giữa sông Hồng và tường Đông thành Hà Nội gồm
đại bộ phận các phố cổ có tên gọi bằng chữ Hàng. Khu vực đó tương ứng với
phía Bắc quận Hoàn Kiếm, chính là khu phố cổ theo cách nói hiện nay.
Về phạm vi phố cổ có người đế xuất hễ chỗ nào có chữ hàng thì đó là
phố cổ. Vậy khu phố cổ kéo xuống hẳn chỗ Hàng Bài, Hàng Chuối, Hàng Bột
(ngày nay là phố Tôn Đức Thắng)
Ở Hà Nội cần chú ý phân biệt khu phố cổ và khu phố cũ. Khu phố cổ
chỉ là khu vực tạm thời được khoanh vùng như đã nói ở trên.
Khu phố cũ hiện được tạo khoanh lại do người Pháp quy hoạch và xây
dựng từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhưng cũng chỉ mang tính ước lệ thôi.
16
Khái niệm phố trong thuật ngữ “khu phố cổ” khác hẳn với khái niệm
phường nếu phường là đơn vị hành chính, thời Lê, phường ngoài nội dung
chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường
hội…). Thỡ cũn một nội dung nữa, là chỉ những khu vực địa lí được coi là
đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.
- Thời Lê Thăng Long có 36 phường (sự phân định này giữ
nguyên 3 thế kỷ)
- Đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đổi gọi Thăng Long là phủ Hoài
Đức và chia nhỏ làm nhiều đơn vị mới, có tên gọi là phường, thôn, trại.
Huyện Thọ Xương bị chia làm tám tổng, 183 phường, thôn, trạm. Huyện

Vĩnh Thuật bị chia làm 5 tổng, 56 phường, thôn, trại.
- Đến cuối thế kỷ XIX, huyện Thọ Xương và tỉnh Vĩnh Thuận vẫn
y nguyên 13 tổng nhưng Thọ Xương có 113 phường, thôn, trại và Vĩnh
Thuận có 40 phường, thôn, trại.
- Thời Minh Mệnh Hà Nội có 239 phường, thôn, trại.
- Thời Tự Đức có 153 phường, thôn, trại.
- Ngày nay nội thành Hà Nội có 102 phường với trên 400 phố,
ngõ.
“Phố” nguyên nghĩa là chỗ bán hàng, nơi bày hàng mà cũng có thể ban
đầu là nơi bày hàng hóa để buôn bán. Chẳng hạn như cụm từ “phố Hàng
Trống” nguyờn nghió chỉ là một ngôi nhà, một cửa hàng bán mặt hàng trống.
Cũng như thế, hàng Chiếu cũng chỉ là một cửa hàng bán chiếu…
Rồi theo thời gian, các phố tập trung san sát nhau thành một dãy cửa
hàng, cửa hiệu và được gọi là phố. Từ phố lúc này đã biến nghĩa từ phố
nguyên nghĩa.
+ Phác họa về không gian, kết cấu khu phố cổ ở Hà Nội.
Phố cổ Hà Nội là một không gian lịch sử có bề dày thời gian tính bằng
thiên niên kỷ. Trong những nhân tố làm nên cái hồn, phần hồn của không
gian phố cổ Hà Nội thì lịch sử là phần quan trọng vào bậc nhất.
17
Về tổ chức hành chính:
Khu phố cổ theo quyết định số 70 BXD-KT ngày 30/03/1995 của bộ
Xây Dựng được giới hạn như sau.
Phía Bắc: phố hàng Đậu
Phía Tây: phố Phùng Hưng
Phía Nam: phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng
Phía Đông: phố Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật.
Trong phạm vi không gian trên, nay có 76 tuyến phố thuộc 10 phường
(cửa Đông, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng
Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Lý Thái Tổ). Trong đó khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp

1 là tứ giác gồm các phố Hàng Chiếu (phía Bắc), Hàng Đường, Hàng Ngang
(phía Tây), Hàng Bạc, Hàng Mắm (phía Nam), Trần Nhật Duật (phía Đông).
Vào đầu thế kỷ XIX (theo các tổng trấn xã danh, Bị Lãm), huyện Thọ Xương
(tương đương với quận Hoàn Kiếm và phần phía Bắc quận Hai Bà Trưng)
bao gồm 8 tổng, trong đó thuộc khu vực phố cổ gồm 4 tổng là Hữu Túc (18
đơn vị, 3 phường, 15 thôn). Tả Túc (29 đơn vị, 6 phường, 23 thôn) và Tiền
Túc (29 đơn vị, 4 phường, 25 thôn), tổng cộng là 91 đơn vị, trong đó có 15
phường và 86 thôn. Về sau (có thể từ năm Minh Mệnh thứ 2, năm 1821,
muộn nhất là năm 1837, thời điểm lập địa bạ), các tổng đều được đổi tên,
nhiều phường, thôn cũng được sáp nhập và đổi tên: tổng Hữu Túc đổi thành
tổng Đông Thọ (còn 13 đơn vị gồm 2 phường và 11 thôn), tổng Hậu Túc đổi
thành tổng Đồng Xuõn (cũn 14 đơn vị gồm 2 phường, 12 thôn), tổng Tả Túc
đổi thành tổng Phỳc Lõm (cũn 18 đơn vị gồm 18 thôn, bỏ hết các phường),
tổng Tiền Túc đổi thành tổng Thuận Mỹ (còn 22 đơn vị gồm 3 phường, 19
thôn). Số lượng thôn giảm từ 91 xuống còn 67 trong đó số phường giảm từ
15 xuống còn 7, quá một nửa.
Tuy nhiên, không phải toàn bộ 4 tổng trên đều thuộc khu phố cổ. Hai
tổng Đông Thọ và Đồng Xuõn thỡ gần như nằm trọn trong khu vực phố cổ.
18
Nhưng hai tổng Phỳc Lõm và Thuận Mỹ thì chỉ khoảng trên dưới một nửa là
thuộc khu phố cổ (tổng Phỳc Lõm 9/18 phường, thôn, tổng Thuận Mỹ 13/22
phường, thôn).
Vào thời điểm lập địa bạ năm 1837, cuộc cải cách hành chính của
Minh Mệnh đã cơ bản hoàn thành. Nếu vào đầu thế kỷ XIX người đứng đầu
các phường, thôn gọi là phường trưởng, thôn trưởng thì đến lúc này đồng loạt
đổi là lý trưởng. Phần lớn các phường, thôn đều có một lý trưởng. Một số
phường thôn lớn cú thờm một đến hai phó lý. Thôn Dũng Thọ (Hàng Bạc, Tạ
Hiện) cú thờm hai phó lý, các phường Hà Khẩu (Hàng Buồm), Đồng Xuân
(Đồng Xuân, Hàng Giấy) và Trừng Thanh Trượng (Hàng Muối) cú thờm một
phó lý. Phần lớn cỏc thụn, phường đều có chức hương trưởng (trừ cỏc thụn

Gia Ngư, Hương Minh) thuộc Cầu Gỗ, Trung Yên (Trung Yên, Đinh Liệt)
tổng Đông Thọ, thôn Mỹ Lộc (Hàng Mắm, Hàng Bạc), tổng Phỳc Lõm,
phường Đồng Xuân (Đồng Xuân, Hàng Giấy), thôn Phủ Từ (Hàng Lược),
tổng Đồng Xuõn, cỏc thụn Yờn Thỏi (Yờn Thỏi, Tam Thương), Nhân Nội
(Hàng Bồ, Bát Đàn), Hữu Đụng Mụn (Hàng Cõn), Tụ Tịch, phường Đông Hà
(Hàng Gai), tổng Thuận Mỹ. Hai thôn Hương Minh và Trung Yên không có
chức hương trưởng nhưng lại có chức cán đương (Hương Minh, Trung Yên),
trong khi các phường, thôn còn lại không có chức vụ này.
Nhìn bề ngoài, với tên gọi các đơn vị hành chính cơ sở phần nhiều là
thôn cũng có một số phường nhưng có xu hướng giảm mạnh trong cải cách
hành chính Minh Mệnh. Với chức danh người đứng đầu là lý trưởng (về mặt
hành chính), hương trưởng (về mặt tự quản), phố cổ hay Thăng Long – Hà Nội
nói chung chẳng khác là bao so với khu vực nông thôn. Điều đó một mặt xuất
phát từ quyết tâm của nhà Nguyễn, rõ hơn là Minh Mệnh muốn “nhất thể húa”
hệ thống hành chính quốc gia nhưng mặt khác là một đặc trưng của xã hội Việt
Nam truyền thống khi thành thị - nông thôn “hũa tan” hay một thể thống nhất.
Nhưng đó là nhìn bề ngoài, còn thực chất thì khu vực này cho đến giữa thế kỷ
19
XIX đã thực sự đô thi hóa, một không gian đô thị điển hình của Thăng Long –
Hà Nội, cho dù ở đâu đó vài sắc thái nông thôn vẫn còn được duy trì.
Về cảnh quan đô thị:
Trong khi mô tả về giáp giới của các phường, thôn, về giáp giới của
các khu, thậm chí của từng thửa đất, từng cái hồ, từng bãi tha ma, tài liệu địa
bạ đã phần nào cho chúng ta một vài hình dung về cảnh quan đô thị khu vực
phố cổ giữa thế ký XIX.
Đó là những ngôi nhà xây gạch san sát, những con đường lớn nhỏ,
ngang dọc, những biểu hiện đặc trưng của quy hoạch đô thị, của mức độ đô
thị hóa. Tuy nhiên, như đã nói cũng ngay tại khu vực phố cổ này nơi được coi
là đô thị hóa phát triển nhất của Thăng Long – Hà Nội, vài hình ảnh đặc
trưng của cảnh quan nông thôn vẫn được duy trì. Vẫn chưa hết cảnh những

cây cổ thụ, những hàng tre xanh, những hồ ao và những cột đá được dựng lên
làm mốc giới. Một vài ví du dưới đây phần nào giúp chúng ta cảm nhận về
khung cảnh phố cổ giữa thế kỷ XIX.
Đây là mô tả về giáp giới thôn Dũng Thọ (Hàng Bạc, Tạ Hiện)
Đụng giáp chân thành Đại La và quan lộ, đối diện với địa phận cỏc
thụn, phường Hà Khẩu, Nam Hoa bản tổng, cùng lấy nửa đường làm giới, lại
giáp dân cư thôn Trường An bản tổng, đều lấy tường gạch làm giới, lại giáp
đường nhỏ thôn Gia Ngư và ao thôn Ngư Vừng cựng quan lộ, đối diện dân cư
phường Diên Hưng, cùng lấy nửa đường làm giới, lại giáp dân cư thụn Xuõn
Yờn tổng Thuận Mỹ, lấy tường gạch thôn ấy và tường gạch dân cư bản thôn
làm giới.
Tõy giáp dân cư cỏc thụn Xuõn Yờn, Nhõn Nội tổng Thuận Mỹ cùng
lấy tường gạch cỏc thụn ấy và tường gạch bản thôn làm giới, lại giáp địa phận
cỏc thụn, phường Gia Ngư, Nhiễm Thượng, Trung An, Diên Hưng bản tổng
cùng lấy tường gạch bản thôn làm giới, lại giáp ao thôn Ngư Võng bản tổng và
quan lộ, đối diện phường Đồng Lạc tổng Thuận Mỹ và địa phận phường Hà
Khẩu bản tổng, cùng lấy nửa đường làm giới. Nam giáp địa phận cỏc thụn
20
Diờn Hưng, Nam Hoa, Gia Ngư, Trường An, Nhiễm Thượng bản tổng đều lấy
tường gạch dân cư bản thôn làm giới, lại giáp địa phận cỏc thụn, phường Đồng
Lạc, Tô Lịch, Xuõn Yờn, Thuận Mỹ của tổng Thuận Mỹ, cùng lầy tường gạch
cỏc thụn phường ấy và tường gạch bản thôn làm giới, lại giáp quan lộ, đối diện
địa phận thụn Đụng An bản tổng, cùng lấy nửa đường làm giới.
Đây là mô tả về giáp giới thôn Đồng Thuận (Hàng Cá).
Đụng giáp chân thành Đại La và địa phận cỏc thụn, phường Hoa Môn,
Đồng Xuân bản tổng, lại giáp cửa cống và quan lộ, giỏp Tụ Lịch, đối ngạn bờ
bên kia là địa phận cỏc thụn, phường Vĩnh Trù, Phủ Từ, lấy chân thành và
cửa cống thôn Hoa Môn, đường nhỏ bản thôn, tường gạch, giữa sông, nửa
cửa cống, nửa quan lộ, nửa tường gạch phường Đồng Xuân, đường gạch bản
thôn và gia thổ Lưu Kim Nho làm giới.

Tõy giáp thành hào ngoài và địa phận cỏc thụn Tiền Trung, An Phú,
Thanh Hà bản tổng, lại giáp quan lộ, đối ngạn với địa phận thôn An Phú, lấy
cột đá liền bờ hồ Thanh Hà, bờ tường gạch Hàng Tre bản thụn cựng nưa quan
lộ làm giới.
Nam giáp địa phận các Thanh Hà, Hoa Môn, An Phú, Phủ Từ tổng
Thuận Mỹ thụn Đụng Thành thị, lại giáp quan lộ và sụng Tụ Lịch, đối ngạn
bờ bên kia là dân cư cỏc thụn Tõn Lập, Tân Khai, Phủ Từ và dân cư bản
thôn, lấy bờ hồ, tường gạch xõy thụn Thanh Hà, tường gạch thần từ thôn Hoa
Môn, Gia Thổ dân cư thụn Đụng Thành Thị, gia thổ Nguyễn Thị Côi ở bản
thôn, mộ địa thôn phủ Từ, gia thổ Nguyễn Thị Vương và giữa sông, nửa cửa
cống,nửa quan lộ,nửa bờ sông làm giới.
Bắc giáp thành hào ngoại và địa phận thôn Tiền Trung bản tổng, lại
giỏp sụng Tụ Lịch và quan lộ, đối ngạn bờ bên kia là dân cư cỏc thụn An
Phú, Vĩnh Trù, và dân cư phường Cận Nhai của huyện Vĩnh Thuận, lấy hàng
tre bản thôn và giữa sông, nửa quan lộ làm giới.
Về hệ thống địa danh:
21
Địa danh là một phần của lịch sử và văn hóa, mang trong bản thân nó
nhiều thông tin giá trị. Hệ thống địa danh phố cổ bao gồm cả tên gọi các
phường, thôn và tên gọi các khu xứ.
Trong khi tên gọi các phường, thôn đầu thế kỷ XIX có nhiều tờn Nụm,
sau đó được chuyển nghĩa phần lớn sang tên Hán Việt thì tên gọi các khu xứ
lại hầu hết có tờn Hán Việt. Trong số địa danh - các khu xứ, chỉ có hai địa
danh mang tờn Nụm, đó là xứ Trong Làng, phường Diên Hưng (nay là phố
Hàng Ngang), và xứ Cửa Cống (thôn Đồng Thuận nay là phố Hàng Cá). Đây
là một khác biệt lớn so với khu vực nông thôn. Khu vực nông thôn, tên đơn
vị hành chính cơ sở thường có tên Nôm (có trước được duy trì), nhưng xu
hướng hầu hết được thay bằng một tờn Hỏn Việt. Cũn cỏc khu xứ (trong làng
và ngoài đồng) thì phần lớn có tên Nôm.
Ngày nay, hầu hết các địa danh phố cổ, cả tên gọi các đơn vị hành

chính và khu xứ dân gian không còn được dùng. Cũng chả mấy người Hà
Nội, kể cả những người đang sinh sống ở khu vực phố cổ, nhất là những
người mới nhập cư vào, những người trẻ tuổi còn biết được, nhớ được tại nơi
mình đang sinh sống đây ngoài tên phố, tên phường hiện tại, thì trong lịch sử
đã từng mang những tên gọi gì. Chuyện có lẽ chẳng có gì quan trọng. Nhưng,
nếu ta biết rằng, địa danh, một tên gọi từ nước đến vùng, cho đến từng thôn,
phường bao giờ cũng chứa đựng những nội dung lịch sử, những nét văn hóa,
thì việc khôi phục lại hệ thống địa danh chính là góp phần vào việc khôi phục
lại lịch sử và làm giàu thêm yếu tố phi vật thể của văn hóa khu phố cổ. Với
những dữ liệu đó, chưa tính đến việc đặt lại một số tên phố, tên phường,
nhưng ở một cấp độ thấp hơn, chẳng hạn như những cửa hàng, cửa hiệu thay
vì những tên gọi mới nhiều khi rất phản cảm mà đặt bằng tên một địa danh,
tại chính nơi đó, của hàng mấy trăm năm về trước. Phố cổ Hà Nội không thật
giàu văn hóa vật thể thì phải thật giàu về bề dày lịch sử và văn hóa phi vật
thể. Từ địa danh cổ được khảo cứu, được tập hợp, được khôi phục là góp
phần làm sống dậy một phần của hồn phố cổ - hồn lịch sử văn hóa.
22
Không gian phố cổ giữa thế kỷ XIX, với mấy nét phác họa như thế, chỉ
là một trang trong ký ức lịch sử hàng ngàn năm. Tuy nhiên, nó cũng đó gúp
một viên gạch nhỏ làm dầy thêm lịch sử, cũng tức là làm giàu thêm giá trị
lịch sử, văn hóa của phố cổ - một di sản.
1.2.2 Giá trị văn hoá của kiến trúc phố cổ Hà Nội
Nói đến quá trình lịch sử phát triển “Thăng Long – Hà Nội” không thể
không nói đến phố cổ Hà Nội. Ngày nay không chỉ nhân dân Việt Nam mà
ngay cả bạn bè quốc tế cũng quan tâm đến khu phố cổ Hà Nội, coi đó như
một di sản văn hoá, một đặc trưng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
- Giá trị về kiến trúc của Phố Cổ Hà Nội
Khu phố cổ được gọi là "Hà Nội 36 phố phường", hình thành từ đầu
thế kỷ 15, giới hạn bởi phía Bắc là đường Hàng Đậu, phía Nam là các đường
phố Hàng Bông - Hàng Gai - Cầu Gỗ và Hàng Thùng, phía Đông là đường

Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải và phía Tây là đường Phùng Hưng. Đây
là một quần thể kiến trúc độc đáo với những mái ngói rêu phong cổ kính,
những ngôi nhà nhỏ hình ống xen kẽ, hòa quyện vào nhau, tạo nên không
gian kiến trúc cổ sinh động, đa dạng. Khu vực này hiện còn 79 công trình, di
tích văn húa-lịch sử, tôn giáo (trong đó có khoảng 60 đình, dấu ấn tổ nghề) và
859 công trình kiến trúc có giá trị (245 ngôi nhà cổ và 614 ngôi nhà cũ), và
đặc biệt là Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà), di tích khá nguyên vẹn của kinh
thành Thăng Long xưa. Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên
phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó
như Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã, Hàng Thiếc.
Với một diện tích khoảng 100ha, nhưng đã tích tụ rất nhiều những yếu
tố kinh tế, xã hội, tập quán, truyền thống Nhưng nổi bật hơn cả là các yếu
tố, những vẻ đẹp vừa rất giản dị, mộc mạc, vừa rất đặc thù về bản sắc của
một dân tộc có nền văn hoá, kiến trúc, tâm linh rất riêng thông qua một
không gian tổng thể với cái tên rất ẩn tượng: “Khu Phố cổ Hà nội”. Đó là cái
tên mà ngày nay, mỗi khi nhắc đến, dù là người trong nước hay người nước
23
ngoài đều nghĩ đến một cái gì đó rất đáng trân trọng. Bởi lẽ, tại đây đã chứa
đựng và phản ảnh khá đầy đủ về các loại hình kiến trúc như nhà ở, đỡnh,
chựa, chợ búa, đường đi lối lại, đại diện cho một thời kỳ hình thành và xây
dựng của Thủ đô chúng ta, Thủ đô Hà Nội.
Kiến trúc đô thị là biểu hiện văn hoá vật chất của cộng đồng được hình
thành qua quá trình phát triển liên tục và tuân theo qui luật tiếp biến văn hoá.
Vì vậy, nhận diện bản sắc văn hoá đô thị, có một phần quan trọng thông qua
các giá trị của kiến trúc đô thị.
Khu Phố Cổ là thành phần quan trọng trong hệ thống trung tâm lịch sử
của Hà Nội - nơi tập trung cao nhất mọi hoạt động của đô thị, là hình ảnh đại
diện các giá trị văn hoá đô thị của Hà Nội.
Các giá trị văn hoá của khu Phố cổ Hà nội được nhận biết đồng thời
qua các đặc trưng hình thái kiến trúc, cảnh quan đô thị và qua ý nghĩa tượng

trưng của kiến trúc đô thị vốn được tạo thành bởi phương thức tổ chức, đặc
thù về hoạt động kinh tế xã hội và văn hoá của cộng đồng dân cư. Hai yếu tố
này luôn đi cùng nhau và kết hợp hữu cơ với nhau để tạo nên giá trị thống
nhất của kiến trúc đô thị. Giá trị hình thái và ý nghĩa tượng trưng của kiến
trúc đô thị vừa tác động, vừa bị chi phối bởi trạng thái tâm lý của con người
khi sử dụng và nhân thức về không gian kiến trúc đô thị. Rõ ràng, yếu tố
tượng trưng hay cao hơn là yếu tố biểu tượng của kiến trúc liên hệ chủ yếu
đến di sản văn hoá và kiến trúc, tạo nên ấn tượng sâu sắc trong cảm nhận các
giá trị của kiến trúc.
Do đó có thể nói, đặc trưng văn hoá đô thị Hà Nội dễ dàng được cảm
nhận trong cấu trúc chức năng và không gian 36 phố phường, trước hết thông
qua các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử cùng những huyền thoại lối
sống và nhiều biểu thị văn hoá vốn trải thời gian đã được định hình.
Đặc điểm dân gian thể hiện rất rõ trong cách tổ chức khu phố trên cơ
sở đơn vị phường nghề với phương thức sản xuất, tổ chức xã hội và các thiết
24
chế văn hoá, tín ngưỡng và đương nhiên là cả cách thức xây dựng có nguồn
gốc từ nông thôn.
Phố xuất hiện sau phường do nhu cầu trao đổi thương nghiệp tăng dần.
Phố là bộ phận của phường, thuộc về phường và là bộ mặt của phường. Đồng
thời phố là thành phần liên kết các phường khác nhau trong mối quan hệ hỗ
tương và tạo nên một mạng lưới. Đó là cấu trúc đô thị.
Sự hình thành tuyến phố quyết định sự hình thành ô phố. Sở dĩ mạng
lưới đường phố và ô phố trong khu 36 phố phường cú kớch thức nhỏ và
không đồng đều về hình dạng bởi vì quá trình hình thành và phát triển
phường, phố là quá trình mang tính tự phát, phát triển theo nhu cầu, dường
như không dự kiến trước và hoàn toàn bị chi phối bởi điều kiện địa hình tự
nhiên. Các tuyến phố hình thành từ chính những con đường nhỏ vốn kiêm
chức năng thuỷ lợi thường có hình dáng tự nhiên, quanh co.
Việc hình thành các đơn vị phường đã tác động tới kiến trúc của khu

Phố Cổ. Chúng ta có thể thấy điều này qua sự phát triển của các nhà hình ống
đó là nhà dài có mặt tiền hẹp gọi là nhà ở hàng phố, phòng quay ra phố dùng
làm cửa hàng và làm hàng.
Nhà ở trong khu “36 phố phường”cú đặc trưng mặt tiền hẹp và chiều
sâu nhà rất dài vì thế có tên gọi phổ biến là “nhà hình ống”. Chúng cũng còn
được gọi là “nhà ở hàng phố”. Phần lớn các kiểu nhà truyền thống mà ngày
nay chúng ta vẫn có thể thấy trong khu vực phố cổ được xây từ cuối thế kỷ
XIX hoặc được xây lại vào đầu thế kỷ XX.
Nhà hình ống quay mặt ra mặt phố, chiều rộng trung bình của mặt tiền
từ 2m tới 4m, trong khi đó chiều dài có thể từ 20m tới 60m và có một số
trường hợp lên tới 150m.
Nhà có nhiều lớp và cách nhau bằng những sân trong, các sân trong
thông thoáng để lấy ánh sáng tự nhiên. Sân trong còn là nơi diễn ra các hoạt
động đa năng của nhà. Ngoài sân trong, trong các ngôi nhà này trước đây cũn
cú cỏc mảnh vườn nhỏ.
25

×