Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phương pháp luận sử học là sự thống nhất về sử học Maxxit về quá lịch sử và phương pháp nghiên cứu Macxit quá trình đó.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.42 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Phương pháp luận sử học là sự thống nhất về sử học Maxxit về quá
lịch sử và phương pháp nghiên cứu Macxit quá trình đó.
Trong nghiên cứu lịch sử, phương pháp luận sử học có vai trò to lớn
trong việc hướng dẫn nghiên cứu lịch sử còng nh phương pháp dạy học lịch
sử. Không nắm được phương pháp luận sử học, các nhà nghiên cứu lịch sử
mất phương hướng hoạt động, không có khả năng giải quyết những vấn đề
lịch sử đặt ra. Vì vậy, đối với người làm công tác sử học, những vấn đề
phương pháp luận rất quan trọng.
Nội dung của phương pháp luận rất rộng lớn, nhưng nhìn chung có
những vấn đề cơ bản sau, đó là các vấn đề đối tượng, chức năng, nhiệm
vụ, tính đảng của khoa học lịch sử, những quan điểm, những cơ sở lí luận
Macxit về phương pháp nghiên cứu lịch sử và vấn đề phân kỳ lịch sử.
Trong đó: tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử là một vấn
đề then chốt.
Trong thời đại ngày nay, cuộc đấu tranh giai cấp không dừng lại mà
nó ngày càng trở nên gay gắt, vì vậy việc tìm hiểu tính đảng và tính khoa
học trong nghiên cứu lịch sử cần thiết hơn bao giê hết. Các sử gia tư sản
luôn luôn khẳng định "tính khách quan" trong khoa học của mình. Lênin đã
chỉ ra rằng, trong xã hội có giai cấp không chỉ có khoa học vô tư, tính
"khách quan" của sử gia tư sản chính là tính đảng tư sản. Những nhà sử học
Macxit luôn khẳng định tính đảng của mình, tính Đảng vô sản. Nắm vững
được tính Đảng và tính khoa học trong nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có lập
trường tư tưởng đúng đắn để không rơi vào lập trường của trường của giai
cấp tư sản đồng thời có thể tiếp cận chân lí khoa học cách đúng đắn nhất
2. Tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu lịch sử.
2.1. Vai trò của tính Đảng và tính khoa học trong nghiên cứu lịch
sử.
Khoa học phải đặt tới chân lý, phản ánh sự tồn tại khách quan của sự
vật, hiện tượng và rót ra những khái quát, lí luận. Không đạt được khái quát
lí luận chưa thể hoàn thành được công tác nghiên cứu khoa học.


Đạt tới trình độ khái quát lí luận mới có thể nắm vững mối liên hệ
qui định bản chất sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội một
cách chính xác và có hệ thống. Tuy nhiên trong xã hội có giai cấp việc
nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học nhân văn bao giê cũng gắn với lợi
Ých giai cấp Êy, với chính đảng là lực lượng tiêu biểu bao giê cũng thể
hiện lợi Ých trong việc nghiên cứu, nêu cái luận điểm khoa học. Trong
cuộc đấu tranh này các nhà khoa học bao giê cũng đứng vững trên quan
điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin. Chủ nghiã Mac - Lênin giúp những nhà
nghiên cứu xác định tính đảng đúng đẳn trong nhận thức sự phát triển của
loài người và của cả dân téc. Nhờ vậy trong quá trình nghiên cứu lịch sử,
chúng ta đạt được tính khoa học, khách quan. Do vậy phải chú trọng đến
tính khoa học và tính Đảng để làm cơ sở vững chắc cho việc nhận thức và
thực hiện lý tưởng của chúng ta.
2.2 Yêu cầu của việc xác định nguyên tắc tính khoa học và tính
Đảng trong nghiên cứu lịch sử.
Khoa học là một hình thái ý thức xã hội nhưng nó không phải là một
bộ phận của thượng tầng kiến trúc. Thuộc một cơ sở kinh tế, phạm vi hoạt
động của một thượng tầng kiến trúc nào khác. Tuy nhiên nó lại mang yếu
tố của kiến trúc thượng tầng kiến trúc, nhưng yếu tố này càng nhiêu bao
nhiêu thì việc nghiên cứu khoa học càng gắn với lợi Ých giai cấp, càng
phục vụ cho lợi Ých của giai cấp trực tiếp bấy nhiêu.
Trong thời đại ngày nay, những người làm công tác sử học, phải
đứng trên lập trường của giai cấp vô sản. Không đứng trên lập trường của
giai cấp vô sản thì sẽ rơi vào lập trường, quan điểm của chủ nghĩa giai cấp
tư sản đế quốc, không thể có chỗ đứng trung lập cho chóng ta. Học thuyết
Mác về giai cấp là một trong những chìa khoá để hiểu đúng quá trình phát
triển của xã hội có giai cấp, bởi có nắn được qui luật đấu tranh giai cấp mới
hiểu được lịch sử xã hội có phân chia thành giai cấp đối kháng. Đồng thời
chúng ta hiểu được cuộc đấu tranh toàn diện nhất và rõ ràng nhất là cuộc
đấu tranh giữa các chính Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc đứng vững trên lập trường
của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt
Nam để xem xét mọi sự kiện hiện tượng.
Tóm lại: Tính khoa học thể hiện chân lí mà chúng ta đạt đến trong
nghiên cứu hiện thực khách quan. Còn tính Đảng là biểu hiện tự giác, hoàn
chỉnh cao nhất về nhận thức những quan điểm lợi Ých của một giai cấp vô
sản trong nghiên cứu khoa học. Tính Đảng Macxit là bản chất của phương
pháp luận của nhà nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và nhà sử học nói
riêng.
2.3 Nội dung của tính khoa học và tính Đảng cộng sản chủ nghĩa
trong nghiên cứu khoa học.
2.31 Đứng trên lập trường của giai cấp vô sản.
Thế giới quan của giai cấp vô sản - chủ nghĩa Mac - Lênin là thế giới
quan duy nhất khoa học. Khi nghiên cứu vấn đề này hay vấn đề khác,
nghiên cứu lịch sử cổ đại cũng như nghiên cứu lịch sử hiện đại, các nhà sử
học chúng ta bảo vệ một thế giới quan duy nhất, thế giới quan của giai cấp
vô sản, bảo vệ quan điểm giai cấp duy nhất, thế giới quan của giai cấp vô
sả, bảo vệ một quan điểm giai cấp duy nhất, quan điểm của giai cấp vô sản.
Có đứng trên lập trường của giai cấp vô sản mới có thể nhận thức và vận
dụng đúng chủ nghĩa Mác - Lênin, mới có thể phân biệt được phương
hướng xã hội của các lược lựng đang hoạt động trên vũ đài chính trị, mới
có thể dứt khoát không mơ hồ về phía lực lượng tiến bộ chống lại lực lượng
phản động.
Do vị trí, sứ mệnh lịch sử và bản chất của mình, giai cấp công nhân
là giai cấp tiên tiến nhất, đại biểu cho quyền lợi của nhân dân lao động,
chiến sĩ tiên phong và lãnh đạo cuộc đấu tranh chống hình thức áp bức bóc
lột. Với tinh thần, mục đích, quan điểm và trình độ chính trị của mình, giai
cấp công nhân có thể và cần thiết nhìn thấy lịch sử, không xuyên tạc bóp
méo chân lí khách quan. Đó là điều kiện quan trọng cho nhà sử học có khả
năng nghiên cứu đúng đắn các sự kiện lịch sử để phục vụ cho sự nghiệp

cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động có hiệu quả.
Việc đứng riêng trên lập trường giai cấp vô sản để nghiên cứu lịch sử
đòi hỏi chúng ta phải:
Nhận thức đúng lập trường, quan điểm, mục tiêu đấu tranh của giai
cấp công nhân.
Trung thành với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thể hiện ở việc cố
gắng tìm đượco chân lí lịch sử khách quan.
Đấu tranh chống mọi biểu hiện, xu hướng, những cuộc tấn công vào
quyền lợi, lý tưởng của giai cấp công nhân thông qua việc xuyên tác, bóp
méo lịch sử. Đồng thời cũng biết tiếp thu có chọn lọc, phân tích, những
thành tựu, di sản văn hóa của nhân loại.
Việc đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân không hề làm lu
mờ, hạ thấp tinh thần, ý thức dân téc của việc nghiên cứu lịch sử. Từ lịch
sử dân téc, chúng ta hiểu rõ lịch sử của giai cấp công nhân. Quan điểm của
giai cấp công nhân về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân làm
sáng tỏ những vấn đề cơ bản của lịch sử dân téc. Hồ Chí Minh đã nêu cho
chóng ta những bài học, kinh nghiệm về việc xử lí mối quan hệ "dân téc"
và "giai cấp" trong nghiên cứu lí luận, lịch sử cũng như trong hành động
cách mạng.
Trong thực tế, nếu tách rời lập trường của giai cấp vô sản, nhất định
sẽ bị rơi vào chủ nghĩa khách quan tư sản một cách tự giác hoặc không tự
giác, và đi vào con đường liên hệ cho các sự kiện lạc hậu, thậm chí cho các
lực lượng phản động. Bởi vậy, đứng vững trên lập trường của giai cấp vô
sản trong khi nghiên cứu các vấn đề lịch sử là yêu cầu thứ nhất của tính
Đảng trong khoa học lịch sử mác xít.
3.2.3. Nhận thức, vận dụng đúng, linh hoạt sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghiên cứu lịch sử
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào nghiên cứu lịch sử là cơ sở tư
tưởng, kim chỉ nam hành động của các nhà sử học.
Việc nhận thức, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh đòi hỏi chúng ta nắm vững những vấn đề cơ bản, có tính chất nguyên
lí, học thuyết khoa học để soi sáng những hiện tượng, sự kiện đa dạng phức
tạp của lịch sử cần nghiên cứu. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như tư tưởng
Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển trong những điều kiện, bối cảnh
lịch sử nhất định, nhưng lại thể hiện tổng hợp những nhận thức lịch sử. Chủ
nghĩa duy vật lịch sử được hình thành phát triển trong quá trình các tác giả
kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nghiên cứu nhiều vấn đề lịch sử từ cổ
đại cho đến hiện đại để tìm một đáp số cho tình hình và nhiệm vụ đấu tranh
trước mắt và lâu dài.
Việc học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa giáo điều công thức, chủ nghĩa sơ đồ
trong nghiên cứu lịch sử. Điều cốt lõi trong việc học tập chủ nghĩa Mác -
Lênin trong hoạt động cách mạng nói chung, cũng như trong nghiên cứu
lịch sử nói riêng là thấm nhuần phương pháp của nó. Phương pháp biện
chứng duy vật đòi hỏi phải nhìn nhận sự vật trong quá trình vận động biện
chứng, trong mối tương quan đa dạng và phức tạp.
Nhận thức, vận dụng đúng, linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác nói chung, trong nghiên cứu
lịch sử nói riêng đòi hỏi phải đấu tranh bãi bộ những quan điểm mác xít -
Lênin nít, chống việc xuyên tạc và hạ thấp nội dung và ý nghĩa của nó.
2.3.3. Nhận thức, nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng, nhà nước để vận dụng vào nghiên cứu lịch sử
Đường lối, chính sách của Đảng ta là chủ nghĩa Mác - Lênin được cụ
thể hóa, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nước ta.
Lịch sử Đảng ta là tiếp tục lịch sử hàng trăm năm của nhân dân ta
chống đế quốc phong kiến, đồng thời cũng là bộ phận lịch sử của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động trên thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, xây
dựng chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Đảng ta đã khéo vận
dụng chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích tình hình cụ thể nước ta, phân
tích và tổng hợp kinh nghiệm đấu tranh chống ngoại xâm hàng trăm năm

của dân téc và phát hiện ra quy luật cách mạng, vạch ra cho giai cấp và dân
téc con đường đấu tranh tất yếu đi đến thắng lợi. Đường lối của Đảng ta là
chìa khóa để hiểu quy luật vận dụng của cách mạng nước ta, giúp chúng ta
phân tích các giai đoạn lịch sử của xã hội nước ta.
Lịch sử Đảng ta là biểu hiện tập trung lịch sử quá khứ và hiện tại của
dân téc, nếu thoát li lịch sử Đảng ta, không thể có lịch sử mới của dân téc.
Đối với các nhà sử học mác xít, tìm hiểu lịch sử đảng, nghiên cứu nắm
vững các đường lối chính sách của Đảng là tự tạo cho mình một phương
tiện rất hiệu quả để đi vào nghiên cứu lịch sử, phát hiện các qui luật lịch sử
nghiên cứu, nắm vững đường lối chính sách của Đảng không những để
nhận thức nhiệm vô và xác định vị trí chiến đấu của chúng ta, mà còn học
tập ở đường lối, chính sách của Đảng phương pháp kết hợp chủ nghĩa Mác
- Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vì vậy khi nghiên cứu lịch sử,
cần phải tìm hiểu, sử dụng các tài liệu, văn kiện của Đảng về các vấn đề có
liên quan có thêm tư liệu, sự kiện và chủ yếu là phương pháp nhận thức
giải quyết vấn đề.
2.3.4. Tính chiến đấu của khoa học lịch sử mác xít - lêninít
Tính chiến đấu của khoa học lịch sử Mác xít - Lê ninnít là một trong
những biểu hiện cao nhất của tính Đảng cộng sản chủ nghĩa. Điều này do
tính giai cấp của khoa học lịch sử, tính chiến đấu của nó. Như đã nói,
không có sử học nào là không đứng trên quan điểm, lập trường của một
giai cấp, không nhằm phục vụ cho lợi Ých của giai cấp Êy. Không chỉ các
giai cấp thống trị sử dụng kiến thức lịch sử như một công cụ áp bức, một
vũ khí đấu tranh chống nhân dân lao động mà nhân dân bị áp bức cũng biết
dùng lịch sử làm vũ khí ch ống lại giai cấp thống trị. Do đó, sử học bao giê
cũng thể hiện tính chiến đấu của mình trong cuộc đấu tranh chung của dân
téc và giai cấp.
Tính chiến đấu của nhà sử học mác xít thể hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất: nắm vững nguyên lí của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta để nghiên cứu, tìm ra chân lí lịch sử,

chống mọi hình thức xuyên tạc lịch sử.
Thứ hai: đẩy mạnh các cuộc đấu tranh luận khoa học để khắc phục
sai lầm thiếu sót của mình để đạt hiệu quả cao. Không có tranh luận khoa
học thì khoa học không thể phát triển.
Thứ ba: đem kết quả nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp
cách mạng trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Khoa học lịch sử là phương tiện để nhận thức sâu sắc toàn diện hiện
tại. Công tác nghiên cứu lịch sử bao gồm cả các thời kì, nghiên cứu cả lịch
sử quá khứ và hiện tại. Nhưng nhà lịch sử cần chú trọng đi sâu nghiên cứu
những vấn đề lịch sử hiện tại, những vấn đề có tính chất thời sự nóng hỏi
phục vụ cho cuộc đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên nhiều vấn đề của lịch sử
quá khứ xa xăm vẫn có thể tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh giai cấp.
2.3.5. Có tinh thần sáng tạo
Mét trong những biểu hiện của tính Đảng vô sản là có tinh thần tự
chủ, độc lập sáng tạo trong suy nghĩ. Nếu các nhà nghiên cứu sử học khi
nghiên cứu chỉ bằng lòng với việc tiếp xúc với mặt ngoài của các hiện
tượng, mô tả những sự kiện để chứng minh cho những kết luận có sẵn,
những kết luận mà ai cũng biết rõ ràng là không giúp Ých cho khoa học
thực tiễn. Muốn có sự sáng tạo trong khoa học chẳng những phải có trình
độ nhận thức lý luận, có thế giới quan đúng mà còn phải có phương pháp
đúng, lí luận liên hệ với thực tiễn.
Tinh thần sáng tạo trong nghiên cứu lịch sử thể hiện ở chỗ, dùa trên
cơ sở sự kiện cụ thể, bối cảnh, điều kiện nảy sinh ra nó, được giải thích
theo quan điểm Mác xít - Lê ninnít và tư tưởng Hồ Chí Minh, để hiểu rõ
những vấn đề lịch sử của mỗi nước, trong sự phát triển chung, hợp quy
luật. Tính sáng tạo đòi hỏi phải có tư duy độc lập tự chủ để tiếp cận với sự
thực lịch sử, phục vụ tốt cho cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và chủ nghĩa
xã hội.
2.3.6. Có ý thức tổ chức kỉ luật
Đảng của giai cấp vô sản là tổ chức tiên tiết nhất của giai cấp, nên nó

là tổ chức có kỉ luật chặt chẽ nhất. Kỉ luật tăng thêm sức mạnh cho tổ chức
để nhận thức khoa học tốt nhất. Tính Đảng vô sản đặt trách nhiệm cho các
nhà sử học mác xít tuyệt đối phục tùng lợi Ých của giai cấp công nhân và
dân téc. Khoa học lịch sử có tính Đảng là sự phục tùng của nó với những
kiểm soát của Đảng, không để cho những quan điểm sai lầm đi trái với
những đường lối và quan điểm của Đảng. Tính Đảng phải quán triệt trong
nếp suy nghĩ và mọi hoạt động của mình, lúc nào cũng nghĩ đến lợi Ých
của giai cấp và của dân téc, nghĩ đến lợi Ých của Đảng.
Tính Đảng vô sản mang trong mình tính sáng tạo cao đồng thời cũng
đòi hỏi ý thức tổ chức kỷ luật. Nhưng nó không hề ngăn cản, hạn chế
những sáng kiến của người làm công tác nghiên cứu khoa học, trái lại nó
mở rộng cửa đi tới đỉnh cao của khoa học, củng cố hơn nữa sự giác ngộ
chính trị trong nghiên cứu khoa học.
2.4. Sự thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học
Các sử gia tư sản thường nhận mạnh tính khoa học, khách quan của
lịch sử. Và đúng là khi giai cấp tư sản còn "cách mạng" thì các sách sử tư
sản đã tỏ rõ có tính khoa học, tính khách quan đến mức độ nhất định. Rõ rệt
nhất là khi họ phân tích sự diệt vong của chế độ phong kiến. Augustin
Thierry, Mignet, Michalet đã chứng minh sự tồn tại các giai cấp và đấu
tranh giai cấp dẫn tới sự xóa bỏ của chế độ phong kiến. Khi giai cấp tư sản
đã nắm quyền thống trị, nhất là khi họ gặp phải sự chống đối của nhân dân
lao động, khi các sử gia tư sản thường nêu cao khẩu hiệu: khoa học lịch sử
phải khách quan, trung thực.
Lênin dã chỉ ra rằng "không có khoa học xã hội vô tư" trong một xã
hội có giai cấp. Nguyên lý mà Lênin nêu trên có nghĩa là việc nghiên cứu
khoa học xã hội phải phù hợp với quan điểm, lập trường, lợi Ých của một
giai cấp một Đảng nhất định. Có thể nói rằng, tính phi đảng trong xã hội tư
sản là một biểu hiện giả dối che đậy tính Đảng tư sản của mình. Những nhà
sử học mác xít công khai thừa nhận tính Đảng trong nghiên cứu sử học của
mình, giữa khoa học và tính Đảng có sự thống nhất với nhau.

Tính Đảng của giai cấp vô sản không hề mâu thuẫn với tính khoa
học, ngược lại tính Đảng và tính khoa học thống nhất với nhau một cách
hữu cơ ngay trong bản thân khái niệm và lí luận. Không thể nói khoa học
không có tính Đảng, không cần có tính Đnagr, cũng không thể nói có tính
Đảng mà không có tính khoa học. Nếu chỉ nhấn mạnh tính khoa học mà coi
nhẹ tính Đảng thì tính khoa học không còn là hoa học nữa, mà chỉ có tác
dụng gieo rắc chủ nghĩa khách quan tư sản.
Tính Đảng và tính khoa học là thống nhất, có quan hệ với nhau mét
cách nội tại, hữu cơ, nhưng không phải là đồng nhất, không có phân biệt.
Nó vẫn là hai khái niệm khác nhau: khoa học thuộc hình thái ý thức xã hội,
tính Đảng thuộc về hệ tư tưởng.
ý thức xã hội bao gồm tất cả các hình thức phản ánh thế giới, pháp
quyền tôn giáo, đạo đức, khoa học. Hệ tư tưởng là toàn bộ những quan
điểm phản ánh những lợi Ých căn bản của một giai cấp, một xã hội nhất
định. Vì vậy không nên lẫn lộn giữa ý thức xã hội và hệ tư tưởng, cũng
không nên đối lập hai cái với nhau. Nếu lẫn lén ý thức xã hội với hệ tư
tưởng sản xuất đem khoa học, nghệ thuật… hòa vào trong các vấn đề chính
sách trước mắt, còn nếu đối lập với ý thức xã hội hay một hình thái nào đó
với hệ tư tưởng thì gieo rắc chủ nghĩa khách quan tư sản.
Như vậy, phải chăng là tính Đảng và tính khoa học luôn có sự nhất
trí tuyệt đối với nhau? thực tế không phải có tính Đảng là có ngay tính khoa
học. Ở trong trường hợp này hay trường hợp khác, không phải tính Đảng và
tính khoa học bao giê cũng ăn khớp nhau. Tính khoa học đòi hỏi phải phản
ánh được thực tế khách quan. Đứng ở lập trường duy vật thực ra chỉ phản
ánh được gần đúng thực tế khách quan thôi chứ không bao giê phản ánh
được đầy đủ thực tế khách quan cả. Mâu thuẫn giữa tính Đảng và tính khoa
học là ở điểm này. Nó đặt ra vấn đề cho chóng ta là làm thế nào để khắc
phục mâu thuẫn Êy, tạo ra sự nhất trí cao giữa tính khoa học và tính Đảng
và nó chỉ ra bài học: không bao giê thỏa mãn với công việc ta đã làm và
công việc Êy luôn phải được hoàn thiện hơn.

3. Kết luận
vấn đề khoa học và tính Đảng không phải là vấn đề rời rạc nhau, tách
biệt nhau mà có quan hệt chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Đó không
phải là vấn đề đồng nhất với nhau, song đó là những vấn đề có quan hệ
tương đồng như những quan hệ giữa lập trường, thái độ và phương pháp.
Đối với chúng ta, những nhà sử học mác xít tính Đảng và tính khoa
học là nhất trí, chúng ta khẳng định có tính Đảng mác xít trong khoa học.
Nhưng đây là sự nhất trí của những mâu thuẫn luôn luôn xuất hiện và đòi
hỏi phải khắc phục, có như vậy, những mâu thuẫn thường xuyên Êy mới có
thể làm cho mối quan hệ nhất trí cao hơn.
Tính Đảng, tính khoa học là nguyên tắc chỉ đạo chiến lược, đối với
công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử của chóng ta. Mỗi người cần phải tự
trang bị cho mình một phương pháp luận vừa có tính khoa học chặt chẽ,
vừa có tính Đảng vững vàng. Tăng cường tính Đảng, tính khoa học là một
quá trình rèn luyện không ngừng. Tính Đảng, tính khoa học đòi hỏi chúng
ta nâng cao nhiệt tình cách mạng, làm tròn nhiệm vụ của người "chiến sĩ"
sử học, ra sức học tập và làm việc nhằm xây dựng và hoàn thành những
công trình nghiên cứu; những tài liệu giảng dạy có chất lượng cao xứng
đáng với lịch sử vô cùng đẹp đẽ, anh dũng và sáng tạo của dân téc Việt
Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Anh Bình - Những gợi ý về một số chuyên đề trong hội nghị
phương pháp luận sử học, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 83/1966.
2. Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Phương pháp luận sử học, Nxb ĐHSP
Hà Nội, 2003.
3. Bùi Đình Thanh - Một vài suy nghĩ về tính Đảng, tính khoa học trong
công tác nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 90/1966.
4. Minh Tranh - ý kiến trao đổi về tính khoa học và tính Đảng, tính
khách quan và tính chủ quan, tính lịch sử và tính lôgic, Tạp chí

Nghiên cứu lịch sử số 94/1967.
5. Nguyễn Khánh Toàn - Những điều cần chú ý hiện nay khi bàn về
phương pháp luận sử học, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 90/1966.
6. Viện sử học - Mấy vấn đề phương pháp luận sử học, Nxb KHXH, H,
1970.

×