Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6 – tiết 41 – bài Danh từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.63 KB, 12 trang )







SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NGỮ VĂN 6 – TIẾT 41 – BÀI
DANH TỪ



Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do đề xuất sáng kiến: Trong chương trình ngữ văn 6 phần từ loại là
phần kiến thức khó và phức tạp. Mỗi loại từ có nhiều tiểu loại nhỏ. Đây là phần
chiếm dung lượng kiến thức và thời gian tương đối nhiều trong chương trình
tiếng Việt lớp 6.
Đối với các em học sinh khối 6 đây là phần kiến thức nặng và khó. Các em
lại mới bắt đầu bước vào học cấp 2, mới làm quen với phương pháp học của cấp
2, trình độ hiêủ biết của các em lại còn hạn chế, chưa sâu rộng như học sinh khối
8, 9. Vì vậy để học sinh nắm được kiến thức thì người giáo viên phải tổ chức giờ
học có hiệu quả.
Trong chương trình Ngữ văn 6 - Học kỳ I tuần 11 có tiết 41 là tiết “Danh
từ”. Đây là một tiết học giáo viên phải giúp học sinh nhận biết được danh từ
chung, danh từ riêng cũng như quy tắc viết hoa danh từ riêng. Muốn vậy ở tiết
học này giáo viên phải chuẩn bị nhiều ngữ liệu để học sinh tìm hiểu phân tích
ngữ liệu và rút ra bài học cơ bản nhất trong phần ghi nhớ. Bởi vì hoạt động đầu
tiên được thực hiện ở mỗi tiết học Tiếng Việt là phân tích ngữ liệu. Trong sách
giáo khoa ở tiết học này chỉ đưa ra một ngữ liệu để phân tích từ đó rút ra nội
dung bài học mà bài học của tiết này có rất nhiều nội dung. Theo tôi nếu chỉ bám


vào một ngữ liệu đó để phân tích rút ra nội dung bài học là chưa đủ còn mang
tính áp đặt. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 khi tiếp xúc
bài dạy này bản thân tôi đã trăn trở, tìm tòi và tôi mạnh dạn trình bày cách dạy
của mình sau khi đã áp dụng thực tế ở lớp tôi và thấy có hiệu quả.
Phần thứ hai: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề:
1. Cơ sở lý luận:
Từ loại là một phần kiến thức tương đối nhiều trong chương trình Ngữ văn
THCS. Nhiều nhất và khó nhất là ở chương trình Ngữ văn 6. Dung lượng kiến
thức và số tiết dành cho phần này tương đối nhiều. Nhiều nhất, khó nhất và phức
tạp nhất là Danh từ. Danh từ được chia làm hai loại lớn là danh từ chỉ sự vật và
danh từ chỉ đơn vị. Trong mỗi loại lớn lại có nhiều tiểu loại nhỏ. Danh từ chỉ sự
vật bao gồm có danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chỉ đơn vị gồm có danh



từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước trong đó danh từ chỉ đơn vị
quy ước gồm có danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác và danh từ chỉ đơn vị quy
ước, ước chừng. Cũng như Động từ, Tính từ, Đại từ, Danh từ thuộc nhóm thực từ
nó giữ vai trò quan trọng trong nòng cốt câu. Danh từ thường giữ chức vụ chủ
ngữ trong câu. Khi đặt câu hết đoạn từ ngữ xuất hiện đầu tiên là Danh từ. Vì vậy
nắm chắc kiến thức về Danh từ giúp các em khi đặt câu viết đoạn tốt hơn. Đối
với tiết dạy danh từ chỉ sự vật không chỉ giúp học sinh hiểu và phân biệt được
danh từ chung và danh từ riêng mà còn phải giúp học sinh biết cách viết hoa danh
từ riêng. Học tốt và nắm chắc kiến thức phần này giúp ích rất nhiều trong việc
viết Văn và tìm hiểu văn bản cũng như trong khi nói và viết. Nếu các em nắm
chắc kiến thức về danh từ chung và danh từ riêng, cách viết hoa danh từ riêng, sẽ
giúp các em tránh được lỗi chính tả thường mắc phải khi viết bài tập làm văn đó
là lỗi viết hoa tùy tiện không đúng chỗ.
2. Thực trạng giảng dạy

Năm học 2010-2011 bản thân tôi được phân công dạy bộ môn Ngữ văn 6
gồm hai lớp 6A và 6B do kế hoạch dạy học của nhà trường nên lớp 6A học trước
lớp 6B một ngày.
Dạy tiết 41 này bản thân tôi xác định yêu cầu của giờ dạy như sau:
- Giúp học sinh phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng.
- Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết Danh từ chung và Danh từ riêng, cách viết
hoa Danh từ riêng.
Từ những yêu cầu trên tôi đã thiết kế bài dạy cho giờ học theo trình tự hai
mục lớn trong sách giáo khoa. Cũng như một số giáo viên khác tôi nghĩ rằng sách
giáo khoa là cơ sở pháp lý khi dạy giáo viên phải tuân theo không được tự ý thay
đổi. Vì thế khi dạy tiết học này tôi cũng bám theo trình tự hai mục lớn trong sách
giáo khoa.
Ở mục I. Danh từ chung và danh từ riêng tôi dựa vào ngữ liệu trong sách
giáo khoa để hướng dẫn học sinh phân tích rút ra danh từ chung và danh từ riêng.
Tìm hiểu quy tắt viết hoa của danh từ riêng tôi chủ yếu hướng dẫn học sinh dựa



vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học kết hợp với ngữ liệu đã cho trong sách giáo
khoa để rút ra quy tắ viết hoa của danh từ riêng ở mục ghi nhớ sách giáo khoa.
Còn ở mục II, luyện tập tôi lần lượt hướng dẫn học sinh làm 3 bài tập 1, 2,
3 trong sách giáo khoa.
Sau khi dạy tiết học này tôi thấy băn khoăn không hài lòng, giờ dạy nặng
nề, nội dung bài học rút ra còn mang tính áp đặt, quy tắc viết hoa danh từ riêng
học sinh còn lơ mơ chưa nắm được cụ thể. Tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm
tra để biết được mức độ khả năng tiếp thu bài của các em ra sao. Bài kiểm tra cho
thấy kết quả chưa cao chỉ được 50% số em nắm được bài làm cho tôi day dứt và
thôi thúc tôi tìm cách dạy khác ở lớp 6B.
II. Giải pháp mới

Tìm hiểu bài dạy này tôi nhận thấy: Dạy bài này giáo viên phải giúp học
sinh nắm được danh từ chỉ sự vật được chia làm hai loại là danh từ chung và danh
từ riêng, biết cách viết hoa danh từ riêng. Từ đó bản thân tôi xác định yêu cầu của
giờ dạy như sau:
1. Giúp học sinh phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng
2. Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng.
3. Rèn luyện kỹ năng nhận biết danh từ chung, danh từ riêng và cách viết
hoa Danh từ riêng.
Với yêu cầu của bài học như trên khi dạy tôi cũng đi theo hai mục chính
trong sách giáo khoa. Nhưng khi tìm hiểu mục I. Danh từ chung và danh từ riêng
tôi sẽ chia ra hai mục nhỏ. Mục 1: Phân biệt danh từ chung với danh từ riêng.
Mục 2: Tìm hiểu quy tắc viết hoa danh từ riêng. Khi tìm hiểu mục 1. tôi bám vào
ngữ liệu đã cho ở trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh phân tích rút ra
danh từ chỉ sự vật gồm có hai loại danh từ chung và danh từ riêng, phân biệt được
danh từ chung với danh từ riêng. Còn ở mục 2. Quy tắc viết hoa danh từ riêng tôi
đưa vào một số ngữ liệu khác ngoài sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh phân
tích rút ra các quy tắc viết hoa danh từ riêng. Cụ thể tôi đưa vào bảy ngữ liệu
khác để phân tích:
(1) Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm đồng bào bị thiên tai ở Nghệ
An.



(2) Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sang thăm và làm việc tại nước
ta.
(3) Man-di-ni là cầu thủ đá bóng giỏi của nước I-ta-ly-a
(4) Tổ chức Liên hợp quốc quan tâm nhiều nhất đến nạn thất học của trẻ em.
(5) Bức tranh của em gái tôi vẽ được trao giải Nhất.
(6) Trong năm học vừa qua cô ấy đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp huyện.
(7) Bạn ấy đạt Huy chương vàng môn toán quốc tế.

Đưa ra bảy ngữ liệu trên tôi yêu cầu học sinh xác định danh từ riêng có
trong bảy ngữ liệu và cho biết đó là tên riêng của ai, nêu cách viết hoa của các
danh từ riêng đó. Ở ngữ liệu (1) phân tích rút ra quy tắc viết hoa của tên người
tên địa lý Việt Nam. Ngữ liệu (2) phân tích rút ra quy tắc viết hoa của tên người
tên địa lý nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt. Ở ngữ liệu (3) phân tích rút ra
quy tắc viết hoa của tên người tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp không qua
âm Hán Việt. Ngữ liệu (4), (5), (6), (7) phân tích rút ra quy tắc viết hoa tên một
tổ chức, một giải thưởng, một danh hiệu, một huân huy chương.
Ở mục II. Luyện tập tôi cũng hướng dẫn học sinh lần lượt làm ba bài tập 1,
2, 3 trong sách giáo khoa.
Với giải pháp trên bản thân tôi trình bày các bước lên lớp bài này thành
một giáo án cụ thể như sau:
III. Giáo án minh họa
A. Mục tiêu cần đạt:
Như tôi đã xác định ở phần giải pháp.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi các ngữ liệu trong sách giáo khoa và một số tài
liệu về quy tắc viết hoa trong tiếng Việt.
- Học snh soạn bài theo hệ thống câu hỏi sách giáo khoa.
C. Tiến trình các bước:
1. Bài cũ (5 phút)
(?) Nêu đặc điểm của danh từ, cho biết danh từ được chia thành mấy loại lớp ?
Lấy ví dụ minh họa ?
2. Bài mới



HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS



Gv ghi ví dụ ở bảng phụ

? Dựa vào kiến thức đã học về danh từ
gạch chân tất cả các danh từ có trong ví
dụ ?
GV: gọi học sinh lên bảng gạch chân
dưới những danh từ ở bảng phụ
HS: lên bảng gạch chân những danh từ
? Các danh từ ở trong ví dụ trên thuộc
loại danh từ nào ?
? Nhận xét về ý nghĩa và hình thức chữ
viết của các danh từ đó ?
( Về hình thức chữ viết và ý nghĩa các
danh từ này có gì khác nhau?)









? Từ ví dụ trên em hãy rút ra kết luận
về danh từ riêng và danh từ chung?
HS: tự rút ra nội dung ở phần ghi nhớ .


NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I . Danh từ chung và danh từ riêng

1. Phân biệt danh từ chung và
danh riêng.
* Xét ví dụ (SGK)
VD:
Vua nhớ công ơn tráng sĩ phong là
Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ
ngay ở làng Gióng nay thuộc xã Phù
Đổng huyện Gia Lâm, Hà Nội

- Danh từ chỉ sự vật

- Về ý nghĩa và hình thức chữ viết các
danh từ này khác nhau:
+ Các danh từ: Vua, công ơn, tráng sĩ,
đền thờ, làng, xã, huyện -> Mỗi danh
từ là tên gọi một loại sự vật và không
được viết hoa.
=> Danh từ chung
+ Các danh từ: Phù Đổng Thiên
Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm,
Hà Nội -> Mỗi danh từ là tên riêng
của từng người, từng địa phương và
được viết hoa
=> Danh từ riêng
- HS tự rút ra nội dung ở phần ghi nhớ.

* Kết luận: (ghi nhơ - SGK)
Danh từ chỉ sự vật gồm:
+ Danh từ chung
+ Danh từ riêng





Gv chuẩn bị ví dụ ở bảng phụ
Gv phát phiếu học tập yêu cầu các
nhóm thảo luận:
? Xác định danh từ riêng ở trong các ví
dụ trên? Đó là tên riêng của ai?
? Cách viết hoa các danh từ riêng đó ?














HS thảo luận, trình bày kết quả.









2. Quy tắc viết hoa danh từ riêng
* Xét ví dụ:
Ví dụ 1:
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến
thăm đồng bào bị thiên tai ở Nghệ An.
Ví dụ 2: Chủ tịch nước Trung Quốc
Hồ Cẩm Đào sang thăm và làm việc
tại nước ta.
Ví dụ 3: Man- đi- ni là cầu thủ đá
bóng giỏi của nước I- ta- li- a
Ví dụ 4: Tổ chức Liên hợp quốc quan
tâm nhiều nhất đến nạ thất học của trẻ
em.
Ví dụ 5: Bức tranh của em gái tôi vẽ
được trao giải Nhất
Ví dụ 6: Trong năm học vừa qua cô ấy
đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp
huyện
Ví dụ 7: Bạn ấy đạt Huy chương vàng
môn toán quốc tế.
- Đáp án:
Ví dụ 1: Nguyễn Minh Triết, Nghệ An


Tên người, tên địa lý Việt Nam =>
Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng.
Ví dụ 2: Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào


Tên người, tên địa lý nước ngoài
phiên âm qua âm Hán Việt
=> Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng.
Ví dụ 3:
Man- đi- ni, nước I- ta- li-a -> tên









GV: Đối với tên người tên địa lý nước
ngoài gồm nhiều tiếng khi viết phải
dùng gạch nối để nối các tiếng.

? Từ ví dụ em hãy rút ra quy tắc viết
hoa danh từ riêng ?
? Đối với tên người tên địa danh nước
ngoài gồm nhiều tiếng khi viết chúng
ta phải dùng dấu gì để nối các tiếng ?
Gv gọi HS đọc to phần ghi nhớ.






? Các danh từ chung gọi tên các loài
hoa có khi nào được viết hoa hay
không ? Tại sao ?
? Người là danh từ chung tại sao trong
câu trên lại viết hoa?




người tên địa lý nước ngoài phiên âm
trực tiếp
=> Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi
bộ phận tạo thành tên riêng đó
Ví dụ 4: Liên hợp quốc -> tên 1 tổ chức
=> Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi
bộ phận
Ví dụ 6: Chiến sĩ thi đua

tên một
danh hiệu
=> Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi
bộ phận
Ví dụ 7: Huy chương vàng

tên một
huy chương
=> Viết hoa chữ cái đầu tiên của bộ
phận
3 Ghi nhớ: (SGK)
- HS đọc

4. Bài tập bổ trợ.
* Khi dùng để đặt tên người thì phải
viết hoa vì khi ấy chúng đã được dùng
như danh từ riêng.
Ví dụ: chị Hoa, em Lan, anh Hồng
* Trong câu: “Hồ Chí Minh - tên Người
là cả một miền thơ”
- Danh từ chung người trong câu trên
được dùng làm đại từ lâm thời để chỉ
Hồ Chí Minh nên được viết hoa, để bày
tỏ sự tôn kính và lòng biết ơn đối với
Bác.
* Lưu ý: Danh từ chung khi được dùng






? Nêu yêu cầu của bài tập 1?
Gv kẻ bảng gọi HS lên xác định và
điền vào đúng cột









? Nêu yêu cầu của bài tập 2?
Gv gọi HS làm , nhận xét, chữa.










? Bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì ?
Gv gọi 1 HS đọc đoạn thơ.
- Hs liệt kê các danh từ riêng có trong
đoạn thơ và viết lại cho đúng các danh
để đặt tên người, tên địa lý thì phải viết
hoa
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Xác định danh từ chung và danh từ
riêng
- Đáp án:
Danh từ chung Danh từ riêng
Ngày xưa, miền,
đất, nước, thần,
nòi, rồng, con
trai, tên

Lạc Việt, Bắc Bộ,

Long Nữ, Lạc
Long Quân.


Bài tập 2: - Cho biết các từ in đậm
trong các câu có phải là danh từ riêng
không? Vì sao ?
- Đáp án: Các từ in đậm:
a. Chim, Nước, Hoa, Họa Mi


danh từ chỉ tên riêng được viết hoa
được nhà văn nhân hóa như người, như
tên riêng của mỗi nhân vật
b. Út danh từ riêng, tên người của
nhân vật.
c. Cháy danh từ riêng, tên riêng của
một làng
Bài tập 3: Chỉ ra các danh từ riêng
không được viết hoa trong đoạn thơ và
viết lại cho đúng




từ riêng không được viết hoa.
? Xác định danh từ riêng có trong đoạn
thơ và viết lại cho đúng ?
Gv gọi HS làm, nhận xét, chữa.





3. Củng cố và dặn dò.
- Giáo viên gọi một học sinh nhắc lại nội dung của bài học.
- Giáo viên đọc một số quy tắc viết hoa trong tiếng Việt.
- Gọi một học sinh lên bảng vẽ sơ đồ các loại danh từ để củng cố bài học.
Sơ đồ các loại danh từ:

DANH TỪ


Danh từ chỉ sự vật


Danh từ chỉ đơn vị



Danh từ
chung

Danh từ riêng
Danh t
ừ chỉ
đơnvị tự
nhiên

Danh từ chỉ
đơn vị quy

ước


Quy ước chính xác


Quy ư
ớc
ước chừng


- Về nhà soạn bài “ Cụm danh từ” theo hệ thống câu hỏi SGK





3. Hiệu quả của sáng kiến.
Trên đây là cách dạy của bản thân tôi về bài danh từ tiết 41 học kì I - Ngữ
Văn 6. Tôi đã dựa trên trình độ học sinh của trường tôi tư duy chưa cao, sáng tạo
không nhiều và mục tiêu phương pháp dạy học mới để thiết kế. Tôi thấy giờ học
sôi nổi nhẹ nhàng, các em học nhiệt tình hăng hái, tích cực và tiếp thu bài tốt hơn.
Sau tiết dạy tôi cảm thấy rất thoải mái, không còn gì băn khoăn vướng mắc. Cũng
như ở lớp 6A sau khi dạy tiết này ở lớp 6B tôi cũng cho học sinh làm một bài
kiểm tra cùng với đề kiểm tra ở lớp 6A để biết được mức độ khả năng tiếp thu bài
của các em, bài kiểm tra với thời gian làm bài khoảng 10 phút, đề bài cụ thể như
sau:
Có bạn phân loại danh từ như sau:
a. Danh từ chung: Miền tây Bắc, Việt bắc, nam trung bộ, sách giáo khoa, lạc long
Quân, đất nước.

b. Danh từ riêng: dàu khí, Chúa Trịnh, đặc công, lợn bột, nam Cực, bắc Cực,
đảng cộng sản Việt Nam, bộ giáo dục và đào tạo.
? Theo em cách phân loại trên đúng hay sai? Viết hoa lại cho đúng quy tắc viết
hoa các danh từ riêng?
Đáp án: Cách phân loại trên chưa chính xác và viết hoa danh từ riêng chưa đúng
quy tắc.
Phân loại đúng là:
a. Danh từ chung sách giáo khoa, dầu khí, đặc công, lợn bột
b. Danh từ riêng là: miền Tây Bắc, Việt Bắc, Nam Trung Bộ, chúa Trịnh;
Nam Cực, Bắc Cực, Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào Tạo.
Bài kiểm tra cho thấy kết quả số em nắm được bài, hiểu sâu bài đạt trên
80%.
So sánh kết quả hai lớp qua bài kiểm tra trong bảng sau (hai lớp này có lực
học ngang nhau)
Loại
Kết quả lớp 6A - Tổng số 24 Kết quả lớp 6B - Tổng số 25
Số bài Tỷ lệ % Số bài Tỷ lệ %
Giỏi 1 4,2% 4 16%



Khá 11 45,8% 17 68%
Trung bình 9 37,5% 3 12%
Yếu 3 12,5% 1 4%
So sánh kết quả của hai lớp tôi cảm thấy vui vì chất lượng của các em đã
được nâng lên. Giờ học sôi nổi học sinh học tích cực, chủ động trong học tập.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
Qua tiết dạy tôi nhận thấy để bài dạy có chất lượng hiệu quả cao cần:
- Giáo viên phải mạnh dạn phát huy tối đa tính sáng tạo linh hoạt không
rập khuôn máy móc tạo sự hợp lí cho giờ học.

- Giáo viên và học sinh phải chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng với kế hoach cụ
thể.
- Khi dạy tiếng việt giáo viên cần phải chủ động đưa vào ngữ liệu để phân
tích rút ra nội dung bài học không nhất thiết phải rập khuôn theo sách giáo khoa.
- Trong giờ dạy tôi đã thực hiện những điều trên bản thân tự nhận thấy
những thành công đáng kể khi dạy bài này, và cũng nhận được sự đồng tình, nhất
trí cao của các đồng nghiệp trong tổ và trong nhà trường.
Để tôi có điều kiện học hỏi thêm phục vụ tốt hơn trong công tác giảng dạy
rất mong sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tuân Đạo, ngày 27 tháng 4 năm 2011
Người viết


Bùi Thanh Hải




×