Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

SKKN Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản trong giảng dạy một số bài GDCD lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.54 KB, 10 trang )












SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRỰC
QUAN ĐƠN GIẢN TRONG
GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI GDCD
LỚP 12



A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết, tất cả các môn học được đưa vào giảng dạy đều có một ý
nghĩa riêng, mang một sắc thái riêng của nó, song môn giáo dục công dân(GDCD)
là môn học góp phần rất lớn trong việc đào tạo các thế hệ học sinh thành những con
người có phẩm chất tốt đẹp, có lập trường chính trị vững vàng, có thói quen sống và
làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao đối với Tổ Quốc,
đối với nhân dân, đối với gia đình và chính bản thân mình.
Nhưng trên thực tế hiện nay, trở ngại lớn nhất đối với việc dạy môn GDCD ở
trường THPT Nguyễn Sinh Cung nói riêng và trường THPT nói chung là phần lớn


học sinh đều cho rằng môn GDCD là “môn phụ”, không cần thiết phải học. Đặc biệt
là học sinh khối 12, các em hầu như đặt hết thời gian và sự quan tâm của mình đối
với các môn thi tốt nghiệp, đại học do vậy, một số em đã bàng quan với môn học,
lười học bài, nếu học thì cũng chỉ mang tính chất đối phó, làm cho chất lượng và
hiệu quả dạy học môn GDCD chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, cũng
cần khẳng định rằng: Không phải các em học sinh 12 đều “ quay lưng” lại với môn
học này mà như các em nói: “ Em thích giờ học GDCD nhưng không thích việc học
bài cũ ở nhà” hoặc là: “ Bài học GDCD dễ hiểu nhưng dài nên nhác học”…
Trước tình hình đó, trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, ngoài việc lôi
kéo các em vào mỗi tiết học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em
trong quá trình khám phá tri thức tôi luôn cố gắng động viên, khuyến khích và tìm
giải pháp để kích thích tính tích cực của học sinh trong việc học bài, ghi nhớ bài cũ.
Nhằm giúp các em có thể ghi nhớ bài một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất; Đồng
thời hình thành cho các em thói quen tư duy logic, tránh học “vẹt”, học “ thuội”,
qua đó, các em có thể tái hiện, vận dụng kiến thức một cách có hệ thống, đầy đủ,
chính xác, tạo cho các em có cảm giác hứng thú hơn đối với việc học môn GDCD.
Đó là lý do tôi chọn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng hình ảnh trực
quan đơn giản trong giảng dạy một số bài GDCD lớp 12”.
II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích: Nhằm góp phần giúp các em hình thành thói quen tư duy logic, ghi
nhớ kiến thức bài học một cách nhanh nhất, có hệ thống, đầy đủ nhất, nhằm
nâng cao hiệu quả của bài học GDCD.
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Chỉ giới hạn trong một số bài GDCD 12 vì bản
thân đang giảng dạy khối 12 và đã thử nghiệm thành công khi áp dụng
phương pháp này




B/ NỘI DUNG


1. Cơ sở lý luận:
Hình ảnh trực quan đơn giản là những hình ảnh có thể trình bày ngay, trình
bày nhanh trong quá trình giảng dạy. Hình ảnh trực quan đơn giản có thể được vẽ
nhanh trên bảng bằng phấn màu hoặc phấn trắng, hoặc có thể vẽ trước trên giấy khổ
lớn và được sử dụng khi giảng bài.
Hình ảnh trực quan đơn giản có liên quan đến việc làm rõ bản chất của pháp
luật, mối quan hệ giữa pháp luật với các yếu tố khác, hoặc để làm rõ nội dung của
một số quyền được pháp luật quy định. Đó có thể là một sơ đồ hoặc một bảng tóm
tắt đơn giản.
Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản cho phép nâng cao hiệu quả bài dạy học
mà không cần phải tốn nhiều tiền để chuẩn bị đồ dùng dạy học, nhưng đòi hỏi giáo
viên phải chịu khó tìm tòi để đưa ra được những hình ảnh trực quan đơn giản hiệu
quả nhất.
2. Cơ sở thực tiễn:
Sau hai năm đổi mới chương trình sách giáo khoa, gắn liền với đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học
sinh, cùng với việc kết hợp các phương pháp dạy học như: Đàm thoại, nêu vấn đề,
thảo luận nhóm, phương pháp tình huống,…tôi cũng đã đưa vào sử dụng một số
hình ảnh trực quan đơn giản.
Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ bài, sáng
tỏ được bản chất pháp luật, khắc sâu được kiến thức của các quyền cơ bản, giúp học
sinh củng cố bài học, học bài, làm bài tập và vận dụng kiến thức tốt hơn.
Cụ thể:
- Bằng một sơ đồ đơn giản có thể cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa
pháp luật và đạo đức, hoặc mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế.
- Bằng một bảng tóm tắt đơn giản có thể giúp học sinh nắm được nội dung
của một số quyền của công dân
- Có thể sử dụng hình thức trực quan đơn giản để hướng dẫn cho học sinh
làm bài tập. ( Hướng dẫn hoàn thành nội dung bài tập theo mẫu tóm tắt có sẵn ở

bảng hệ thống).






VÍ DỤ:
*Ví dụ 1: Bằng một sơ đồ đơn giản có thể cho học sinh thấy được mối quan hệ
giữa pháp luật và đạo đức, hoặc mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế.
Bài 1- PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
Tiết PPCT: 2
Nội dung tiết 2:
II. Bản chất của pháp luật:
1. Bản chất giai cấp của pháp luật: Không áp dụng.
2. Bản chất xã hội của pháp luật: Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản.
Cách thực hiện:
Giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi:
1) Vì sao pháp luật lại quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi
trên mô tô, xe máy? ( Đặt câu hỏi tương tự với một số quy định luật khác)
2) Dựa vào đâu để Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật? ( Pháp luật bắt
nguồn từ đâu?)
3) Những quy định của pháp luật nhằm tác động vào đâu?
4) Có phải tất cả các quy định của pháp luật đều tác động tích cực đến đời sống
xã hội? Tại sao?
Trong quá trình học sinh trả lời, giáo viên(GV) ghi nhận, thể hiện ý kiến của học
sinh (HS) bằng cách hệ thống thành sơ đồ.
Cụ thể:

HS trả lời câu 2), GV ghi nhận: Xây dựng



HS trả lời câu 3), GV ghi nhận: Xây dựng




Tác động
HS trả lời câu 4), GV ghi nhận:

Xây dựng

Tiêu Tích
Thực tiễn
xã hội
Pháp luật
Thực tiễn
xã hội
Pháp luật
Thực tiễn
xã hội
Pháp luật



cực cực
Tác động

Trên cơ sở sơ đồ GV mời một HS trả lời tại sao nói pháp luật mang bản chất xã hội?
HS dựa vào sơ đồ, kết luận: Pháp luật mang bản chất xã hội vì:

- Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội;
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã
hội vì sự phát triển của xã hội.
- Sự tác động của pháp luật đối với đời sống xã hội diễn ra theo hai
hướng: tích cực (nếu phù hợp), tiêu cực ( nếu không phù hợp).
HS chỉ cần vẽ sơ đồ vào vở.
III. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:
1. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế: Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản.
GV giảng: Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ biện chứng, hai
chiều, xâm nhập vào nhau, tác động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển. Nhưng
trước hết, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế.
Ví dụ: Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ giữa các chủ thể kinh tế là quan hệ
bình đẳng, tự thỏa thuận thì nội dung của pháp luật cũng phải thể hiện nguyên tắc
bình đẳng, tự thỏa thuận của các chủ thể, không được quan hệ theo quan hệ hành
chính, mệnh lệnh.
Thể hiện bằng sơ đồ:
Quy định Phù hợp Thúc đẩy kinh tế phát triển
Pháp luật Kinh tế
Tác động Không phù hợp Kìm hãm kinh tế phát triển
Nội dung giảng:
- Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, sự thay đổi các
quan hệ kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung
của pháp luật;
- Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể theo hướng
tích cực hoặc tiêu cực. Nếu pháp luật có nội dung tiến bộ, được xây
dựng phù hợp với các quy luật kinh tế, phản ánh đúng trình độ phát
triển của kinh tế thì nó có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế,
kích thích kinh tế phát triển; Ngược lại, nếu pháp luật có nội dung lạc
hậu, không phù hợp với các quy luật kinh tế thì nó sẽ kìm hãm sự phát
triển của kinh tế.

HS chỉ cần vẽ sơ đồ vào vở ghi bài.
Giáo viên lấy ví dụ minh họa, giúp HS nắm kỹ bài hơn.



2. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế: Không áp dụng
3. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản
Nội dung: Trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật, Nhà nước luôn cố
gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển
và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật. Làm cho các quy phạm đạo đức ấy
trở thành các quy phạm pháp luật.
Cách thực hiện: GV hướng dẫn HS thực hiện tuần tự các bước sau:
1) GV sử dụng phương pháp động não: Cho hai dãy HS lên ghi ở hai phần
bảng.
* Phần bảng 1- dãy 1: Nêu các quy tắc xử sự của pháp luật mà thường
ngày chúng ta phải thực hiện?
* Phần bảng 2- dãy 2: Nêu các quy tắc xử sự của đạo đức mà thường ngày
chúng ta phải thực hiện?
2) GV cho cả lớp nhận xét các câu trả lời ở hai phần bảng.
3) GV nhấn mạnh ở những quy tắc vừa là đạo đức, vừa là pháp luật. Giải
thích làm rõ.
4) GV đặt câu hỏi: Theo các em, giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ
như thế nào?
5) HS trả lời.
6) GV hỏi: Nếu sử dụng hình vẽ để mô tả mối quan hệ giữa pháp luật và đạo
đức, em sẽ mô tả như thế nào?
7) HS sẽ thể hiện được bằng sơ đồ sau:







Với việc sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản, hiệu quả của bài dạy được nâng cao
rõ rệt, học sinh hứng thú với bài giảng hơn, các em nắm vững kiến thức dễ dàng
hơn.
Đạo

đức
Pháp

luật





*Ví dụ 2: Bằng một bảng tóm tắt đơn giản có thể giúp học sinh nắm được nội
dung của một số quyền của công dân
Bài 8- PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN.
Tiết PPCT:24
I. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân:
1. Quyền học tập của công dân:Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản.
Cách thực hiện:
GV chuẩn bị bảng hệ thống kiến thức từ trước.
GV: Tổ chức học sinh thảo luận nhóm. Hướng dẫn HS sử dụng tài liệu tham
khảo trong quá trình thảo luận.
Chia lớp thành 4 nhóm. Nội dung thảo luận:
Nhóm 1: Em hiểu thế nào là quyền học không hạn chế? Văn bản pháp luật nào
quy định quyền này đối với mọi công dân?

Nhóm 2: Em hiểu thế nào là quyền học bất cứ ngành nghề nào? Văn bản pháp
luật nào quy định quyền này đối với mọi công dân?
Nhóm 3: Em hiểu thế nào là quyền học thường xuyên, học suốt đời ? Văn bản
pháp luật nào quy định quyền này đối với mọi công dân?
Nhóm 4: Em hiểu thế nào là quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập? Văn
bản pháp luật nào quy định quyền này đối với mọi công dân?
Sau khi HS trình bày, GV nhận xét, sử dụng sơ đồ kết luận.
QUYỀN HỌC TẬP CỦA CÔNG DÂN

Nội dung Biểu hiện Văn bản pháp luật
Mọi
công
dân đều

quyền
Học không hạn chế. Học từ mầm non đến tiểu
học, đến trung học, đến cao
đẳng, đại học, cao học…
Điều 36 Hiến pháp
1992- sửa đổi;


Học bất cứ ngành
nghề nào.
Có thể học ngành kỹ thuât,
ngành y, ngành luật…; hoặc
học nghề, trung cấp chuyên
nghiệp…
Điêù 59 Hiến pháp
1992- sửa đổi; Chương

II. Luật giáo dục
2005.Quy định
về hệ thống giáo dục
quốc dân.



Học thường xuyên,
học suốt đời
Học ở hệ chính quy hoặc
không chính quy xuyên,
học tập trung hoặc không
tập trung, học ban ngày
hoặc ban đêm; học ở trường
quốc lập, trường dân lập
hay trường tư thục…
Chương II. Luật giáo dục
2005.Quy định về hệ
thống giáo dục quốc
dân.
Được đối xử bình
đẳng về cơ hội học
tập
Không phân biệt bởi dân
tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,
giới tính, nguồn gốc gia
đình
địa vị xã hội họăc hoàn
cảnh kinh tế.
Điều 10. Luật giáo dục

năm 2005.

3. Quyền sáng tạo của công dân:Không áp dụng
Với bảng tóm tắt trên, HS dễ nắm bắt nội dung một cách đầy đủ, có hệ thống và
dễ nhớ bài hơn.

*Ví dụ 2:Có thể sử dụng hình thức trực quan đơn giản để hướng dẫn cho học
sinh làm bài tập.
Bài 2- THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Bài tập câu 1.Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực
hiện pháp luật.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm hoàn thành một nội dung theo mẫu:
Nhóm
1:




Hình thức Chủ thể thực hiện Cách thực hiện Ví dụ
Sử dụng
pháp luật





Nhóm
2:




Nhóm
3:



Nhóm
4:



Sau khi bổ sung, nhận xét phần thảo luận của các nhóm, GV khái quát lại bằng sơ
đồ:
CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Hình thức Chủ thể thực hiện Cách thực hiện Ví dụ
Sử dụng pháp luật

Cá nhân, tổ chức Thực hiện quyền,
làm

những gì mà pháp luật
cho phép
Anh An tham gia
bầu cử.
Thi hành pháp
luật:
Cá nhân, tổ chức Thực hiện nghĩa vụ, chủ
động làm những gì mà
pháp luật quy định phải
làm.

Doanh nghiệp X nộp
thuế.
Tuân thủ pháp
luật:
Cá nhân, tổ chức kiềm chế
không làm

những điều mà pháp luật
cấm.

Ban Lan không đi xe
máy đến trường.
Áp dụng pháp
luật:
Cơ quan, công chức
nhà nước có thẩm
quyền
C
ă
n c
ứ v
ào pháp lu
ật
để
ra các quyết định làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt việc thực hiện các
quyền, nghiã vụ cụ thể
CSGT ra quyết định
xử phạt B vì đã

không đội mũ bảo
hiểm khi ngồi trên
xe mô tô.
Hình thức Chủ thể thực hiện Cách thực hiện Ví dụ
Thi hành
pháp luật

Hình thức Chủ thể thực hiện Cách thực hiện Ví dụ
Tuân thủ
pháp luật

Hình thức Chủ thể thực hiện Cách thực hiện Ví dụ
Áp dụng
pháp luật




của các cá nhân, tổ chức.
Trên cơ sở bảng hệ thống, làm rõ những điểm giống và khác nhau giữa các hình
thức thực hiện pháp luật.
Với cách sử dụng bảng hệ thống này HS giải quyết nội dung bài tập dễ dàng, nhanh
chóng và có thể khắc sâu kiến thức tại lớp, đạt được hiệu quả cao.

C/ KẾT LUẬN

Tôi đã tiến hành sử dụng một số hình ảnh trực quan đơn giản vào giảng dạy
một số bài GDCD 12 với mục đích phát huy tính tích cực của học sinh trong quá
trình học và ghi nhớ bài.Qua đó tôi thấy hiệu quả bài dạy có nhiều chuyển biến tích
cực. Khắc phục được phần nào cách học “vẹt”, học “thuội”, khắc phục quan niệm

cho rằng GDCD đơn thuần chỉ là môn học thuộc lòng, mất nhiều thời gian. Giúp các
em chủ động, tích cực hơn trong việc ghi nhớ bài, đồng thời làm cho bài giảng đi
vào trí nhớ của các em nhẹ hàng hơn, logic hơn.
Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi tin tưởng việc sử dụng hình
ảnh trực quan đơn giản sẽ giúp các em có hứng thú hơn đối với việc học môn
GDCD, giúp chất lượng dạy học GDCD ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình sử dụng hình ảnh
trực quan đoqn giản để giảng dạy một số bài GDCD 12, với tư cách cá nhân nên
trong quá thình thực hiện còn có nhiều thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng của quý thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể phát triển cả chiều rộng lẫn
chiều sâu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Phú Vang, ngày 14 tháng 4 năm 2010
Người thực hiện


Nguyễn Thúy Hằng

×