Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

SKKN Phương pháp dạy thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen bằng thí nghiệm ảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.73 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
  





SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Tên đề tài:


PHƯƠNG PHÁP DẠY THÍ NGHIỆM
LAI HAI TÍNH TRẠNG CỦA MENĐEN
BẰNG THÍ NGHIỆM ẢO







Năm học 2009 - 2010



LỜI NÓI ĐẦU
ộ GD & ĐT nước ta đã và đang tiến hành cải cách nội dung và phương
pháp giảng dạy trong nhà trường ở mọi cấp học, mọi ngành học. Bên
cạnh việc đổi mới nội dung, đổi mới về phương pháp giảng dạy, việc hỗ


trợ của công nghệ giáo dục đặc biệt là công nghệ thông tin là rất quan
trọng. Giáo viên có thể làm cho bài giảng của mình hay hơn, trực quan
hơn, sinh động hơn, làm cho học sinh học tập hiệu quả hơn, sáng tạo
hơn, chủ động hơn bằng cách sử dụng các ứng dụng tin học vào giảng
dạy như các phần mềm trình diễn (PowerPoint, Flash, Violet,…), các
phần mềm hỗ trợ (Maple, Mathematica, Corel, Photoshop,…) hoặc thậm chí là các
phòng thí nghiệm ảo (Crocodile, Seasoft Optics, Interactive Physics,…). Các ứng dụng
này nếu được sử dụng chọn lọc có hiệu quả thì sẽ mang lại kết quả cao trong quá trình
dạy – học.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy – học môn Sinh học, tôi đề xuất phương pháp
dạy thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen bằng thí nghiệm ảo. Mặc dù đã có sự đầu
tư về thời gian, sự quan tâm đến vấn đề, song còn nhiều hạn chế và sai sót. Mong được
sự đóng góp của các thầy, cô giáo và các em học sinh để đề tài được hoàn chỉnh hơn, từ
đó có thể được triển khai ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy Sinh học trong trường phổ
thông.
B




PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay, hình thành và phát triển các
kĩ năng thực hành là một trong những vấn đề trọng tâm, qua đó rèn luyện cho HS kĩ
năng quan sát, từ đó phát triển các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp,
khái quát hóa …, đặc biệt là kĩ năng nhận dạng và giải quyết các vấn đề gặp phải trong
học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên trong chương trình sinh học phổ thông
hiện nay nói chung và sinh học 12 nói riêng thì các bài thực hành chỉ có một thời lượng
rất hạn chế: 3 tiết thực hành/53 tiết trong chương trình 12 cơ bản (5,7%); trong chương
trình 12 nâng cao là 6/70 (8,6%); trong thực tế giảng dạy, các bài thực hành thường
không được thực hiện hoặc tiến hành không có hiệu quả vì điều kiện cơ sở vật chất còn

hạn chế ở các trường phổ thông. Ngoài ra một số thí nghiệm quan trọng trong chương
trình phổ thông không thể tiến hành trong thực tế vì đòi hỏi tốn nhiều công sức, chi phí
và đặc biệt là phải tiến hành trong thời gian dài, ví dụ như các thí nghiệm lai giống ở
cây đậu Hà Lan của Menđen, thí nghiệm lai giống ở ruồi giấm của Moocgan, Do đó
việc thiết kế và sử dụng các phần mềm cho phép tiến hành các thí nghiệm sinh học như
vậy bằng thí nghiệm mô phỏng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Hiện nay các thí nghiệm ảo được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đặc
biệt là các môn khoa học thực nghiệm như Vật lý, Hóa học, Sinh học. Tuy nhiên, việc
vận dụng các thí nghiệm như vậy trong dạy học ở nước ta còn rất hạn chế. Nguyên nhân
là do chưa có nhiều các phần mềm mô phỏng bằng tiếng Việt trong khi trình độ ngoại
ngữ và tin học của nhiều giáo viên chưa thể khai thác được các phần mềm của nước
ngoài, mặt khác việc phân bổ thời gian các tiết học trong phân phối chương trình phổ
thông chưa thuận lợi cho việc áp dụng các thí nghiệm ảo trong dạy học. Vì vậy tôi thực
hiện đề tài PHƯƠNG PHÁP DẠY THÍ NGHIỆM LAI HAI TÍNH TRẠNG CỦA
MENĐEN BẰNG THÍ NGHIỆM ẢO, nhằm bước đầu nghiên cứu ứng dụng thí
nghiệm ảo trong dạy học sinh học và góp phần phổ biến việc sử dụng các phần mềm mô
phỏng trong dạy học ở trường phổ thông để nâng cao hiệu quả của các tiết thực hành.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 12 trường học tôi đang công tác.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tiến hành bài lên lớp với các phương pháp
dạy học tích cực; thực nghiệm thu thập số liệu so sánh giữa các lớp; số liệu được phân
tích bằng phần mềm xử lí số liệu thống kê SPSS. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thí
nghiệm lai hai tính trạng của Menđen – Bài 9 – Chương trình lớp 12 cơ bản.



PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II. 1. GIỚI THIỆU
II. 1. 1. Thí nghiệm ảo
Thí nghiệm ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức đối tượng
học tập nhằm mục đích mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh học xảy ra

trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm, có đặc điểm là có tính tương tác cao, giao
diện thân thiện với người sử dụng và có thể mô phỏng những quá trình, điều kiện tới
hạn khó xảy ra trong tự nhiên hay khó thu được trong phòng thí nghiệm. Nó giúp giảm
thiểu việc học chay hay dạy chay thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện thí
nghiệm giúp người học chủ động học tập phù hợp với tinh thần người học là trung tâm
của giáo dục hiện đại (Nguồn Wikipedia).
Hiện nay các thí nghiệm ảo được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đặc
biệt là các môn khoa học thực nghiệm như Vật lý (Crocodile Physics, Interactive
Physics, PhyLab, …), Hóa học (Crocodile Chemistry, ChemLab, Virtual Chemistry
Lab, …), Sinh học (Drosophila Genetics Lab, Pea Plant Genetics Lab, Enzyme Lab,
ScienceMatrix, …).
Điểm mạnh của thí nghiệm ảo
- Dễ dùng, trực quan sinh động
Giao diện thân thiện, dễ dùng với âm thanh và hình ảnh trực quan sinh động, học
sinh không chỉ được nhìn, xem, còn có cơ hội tham gia thực sự các thí nghiệm ảo qua
các thao tác đã được trực quan hóa với những thiết bị ảo, đây chính là một điểm mạnh
của phần mềm so với những bài giảng PowerPoint truyền thống.
- Tăng hứng thú và tính chủ động tự học của học sinh
Tính chủ động của học sinh, sinh viên tăng lên do có thể tự học ở nhà trên đĩa CD
hay các trang web trong khi giáo viên có thể sử dụng trên lớp như giáo cụ trực quan
minh họa cho bài giảng, do đó khắc phục được phần nào về tình trạng thiếu thiết bị,
nguyên vật liệu thí nghiệm như hiện nay qua đó tạo hứng thú và tính chủ động học tập
của học sinh.
- Hiệu quả đạt được
Do kết hợp BÀI GIẢNG + tương tác THỰC HÀNH: Thí nghiệm mô phỏng góp vai
trò vào 2/3 yếu tố làm tăng tính chủ động học tập, mang tính trực quan, tương tác cao.
Các thí nghiệm ảo cho phép thử nghiệm các tình huống giả định, khó thu được trong
thực nghiệm, tiến hành nhiều lần giúp tiết kiệm thời gian, chi phí nguyên vật liệu, giảm
sai hỏng thiết bị do thao tác sai. Đây là một ưu điểm của phần mềm so với cách giảng
bài kiểu cũ. Một điều tra đã cho thấy mức độ sinh động bài giảng thí nghiệm ảo tăng lên

26% so với bài giảng trên PowerPoint. Tính thân thiện tăng 19%, độ khó hiểu giảm 4%.
Như vậy áp dụng phần mềm đã thực sự tăng hiệu quả, chất lượng bài giảng (Nguồn Trí
Tuệ Viêt Nam).
II. 1. 2. Phần mềm Pea Plant Genetics Lab


“Pea Plant Genetics Lab” là phần mềm được thiết kế bởi công ty Newbyte
Educational Software (Australia). Chương trình và các tài liệu hướng dẫn cho phép giáo
viên và học sinh có thể tiến hành các thí nghiệm lai giống ở cây đậu Hà Lan bằng phần
mềm mô phỏng trong thời gian ngắn, mang tính trực quan nhưng kết quả thu được hoàn
toàn giống như các thí nghiệm thực tế phải tiến hành trong hàng tháng, đòi hỏi nhiều
công sức và cơ sở vật chất.
II. 1. 3. Sơ lược về Menđen
Menđen (G. J. Mendel) sinh ngày 22 - 7 - 1822. Ông đã tiến hành những thí nghiệm
lai tạo giống trên đậu Hà Lan, từ đó ông đã phát hiện được các quy luật di truyền. Tuy
nhiên đến năm 1900, các quy luật di truyền của Menđen mới được thừa nhận. Menđen
được coi là cha đẻ của Di truyền học không chỉ vì đã phát hiện ra các quy luật di truyền
cơ bản mà ông còn mở ra một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu di truyền, cách tiếp
cận thực nghiệm và định lượng mà ngày nay các nhà di truyền học vẫn dùng.
Sự thành công của Menđen còn thể hiện ở cách chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp
của ông. Đậu Hà Lan là giống cây dễ trồng, vòng đời ngắn nên nhanh chóng thu được
kết quả lai, có nhiều cặp tính trạng tương phản, khả năng tự thụ phấn rất cao.
Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen bao gồm các bước theo trình tự sau:
- Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ
phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ.
- Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi
phân tích kết quả lai ở đời F
1
, F
2,

F
3
.
- Bước 3: Dùng toán xác suất và thống kê để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả
thuyết giải thích kết quả.
- Bước 4: Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình.
II. 2. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tiến hành bài lên lớp với các phương pháp
dạy học tích cực như quan sát ghi chép số liệu, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học
tập; thực nghiệm so sánh giữa các lớp. Bài học được bố trí 2 tiết liên tục trên phòng học
có máy chiếu đa năng (1 tiết chính khóa, 1 tiết tự chọn).
II. 2. 1. QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM ẢO
Trong thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen trên đậu Hà Lan, sách giáo khoa giới
thiệu tính trạng màu sắc và hình dạng hạt. Trên đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc và hình
dạng hạt bao gồm các dạng sau:




Hạt vàng, trơn Hạt vàng, nhăn Hạt xanh, trơn Hạt xanh, nhăn


Giáo viên dẫn dắt và giới thiệu thí nghiệm mô phỏng thí nghiệm của Međen, quy
trình thí nghiệm ảo trên lớp được tiến hành như sau:
Khi khởi động, chương trình sẽ đưa ra một số lựa chọn và nhắc người dùng. Click
chuột chọn “If you are evaluating this software - click here to continue” (Hình 1):

Hình 1
Trong cửa sổ hiện ra, Click chọn “Click mouse to continue” (Hình 2):


Hình 2
Trong cửa sổ tiếp theo, Click chọn “Construction Kit” (Hình 3):



Hình 3
Cửa sổ tiếp theo sẽ cho phép lựa chọn kiểu hình, kiểu gen của các cây ở thế hệ P:
- Chọn tính trạng hình dạng hạt và tính trạng màu sắc hạt.
- Chọn cây đồng thời có tính trạng hạt màu vàng (1) dạng hạt trơn (2) thuần chủng.
Sau đó chọn “Use As Parent #1” (3) (Hình 4).

Hình 4
Click chọn “OK” trong cửa sổ tiếp theo:



Hình 5
Click vào cây đã được chọn (Hình 6):

Hình 6
Trong cửa sổ tiếp theo (Hình 6) sẽ cho phép nhìn thấy kiểu hình của cây đã được
chọn (1). Click để chọn làm thế hệ bố mẹ (2). (HS ghi lại kiểu hình và kiểu gen của các
cây bố mẹ vào phiếu học tập số 1 trong phần thảo luận).



Hình 7
Tiếp tục chọn “Construction Kit” (Hình 8):

Hình 8

Chọn cây thứ hai làm thế hệ bố mẹ đồng thời có tính trạng hạt màu xanh (1) dạng
hạt nhăn (2) thuần chủng. Sau đó chọn “Use As Parent #1” (4) (Hình 9).



Hình 9
Click chọn “OK” trong cửa sổ tiếp theo (Hình 10):

Hình 10
Click vào cây đã được chọn (Hình 11):



Hình 11
Trong cửa sổ tiếp theo (Hình 12) sẽ thấy kiểu hình của cây thứ hai (1). Click để chọn
làm thế hệ bố mẹ (2). HS ghi lại kiểu hình và kiểu gen vào phiếu học tập số 1.


Hình 12
Click để đưa các cây bố mẹ vào khay chuẩn bị lai (Hình 13):



Hình 13

Click chọn “Use Future Parents” (Hình 14):

Hình 14
Click để tiến hành lai (Hình 15):




Hình 15

Các cây ở thế hệ F
1
sẽ xuất hiện trong khay tiếp theo (Hình 16). Click để kiểm tra và
ghi lại kiểu hình của các cây F
1
vào phiếu học tập số 1 trong phần thảo luận:

Hình 16
F
1
đều có kiều hình đồng tính hạt vàng, trơn (1); kiểu gen AaBb (2). Trong quá trình
kiểm tra, click chọn hai cây để chuẩn bị cho lai giữa các cây F
1
với nhau (3) (Hình 17):



Hình 17
Sau khi kiểm tra từ 50 – 100 cây thì click để đưa các cây F
1
vào khay chuẩn bị lai
(Hình 18):

Hình 18
Click chọn “Use Future Parents” :




Hình 19
Click để tiến hành lai giữa các cây F
1
tạo thế hệ F
2
:

Hình 20
Các cây ở thế hệ F
2
sẽ xuất hiện trong khay tiếp theo (Hình 21). Click để kiểm tra
kiểu hình và kiểu gen của các cây F
2
:



Hình 21
Tiến hành kiểm tra kiểu hình (1) và kiểu gen (2) của các cây ở thế hệ F
2
và ghi kết
quả phiếu học tập số 2 (Hình 22 - 24). Ví dụ một số kết quả thu được như sau: F
2

kiểu hình: xanh, trơn; kiểu gen: aaBB (Hình 22):

Hình 22
F

2
có kiểu hình: vàng, trơn; kiểu gen: AaBb (Hình 23):



Hình 23
F
2
có kiểu hình: xanh, nhăn; kiểu gen: aabb (Hình 24):

Hình 24
Tiếp tục kiểm tra cho đến hết lượt thứ nhất (Hình 25):



Hình 25
Click để lai giữa các cây F
1
lần tiếp theo (Hình 26):

Hình 26
Tiếp tục click (1) để kiểm tra kiểu hình (2) và kiểu gen (3) của các cây F
2
như trên
(Hình 27):



Hình 27
II. 2. 2. THẢO LUẬN

Sau khi tiến hành thí nghiệm ảo, học sinh đã ghi chép được số liệu trong các phiếu
học tập sau:
Phiếu học tập số 1:
Đặc điểm của thế hệ bố mẹ:

Cây thứ nhấ
t:
Kiểu hình: .……………

Kiểu gen: ………………

Cây thứ hai:

Kiểu hình: .……………

Kiểu gen: ………………

Kiểu hình F
1

Hạt vàng, trơn Hạt vàng, nhăn Hạt xanh, trơn Hạt xanh, nhăn

Tổng = Tổng = Tổng = Tổng =
Tỉ lệ: _______ : _______ : _______ : _______
Phiếu học tập số 2:
Đặc điểm của các cây F
1
đem lai:

Cây thứ nhấ

t:
Kiểu hình: .……………

Kiểu gen: ………………

Cây thứ hai:

Kiểu hình: .……………

Kiểu gen: ………………

Kiểu hình F
2



Hạt vàng, trơn Hạt vàng, nhăn Hạt xanh, trơn Hạt xanh, nhăn

Tổng = Tổng = Tổng = Tổng =
Tỉ lệ: _______ : _______ : _______ : _______
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận theo nội dung sau:
1) Hãy hoàn thành bảng sau với thế hệ bố mẹ thuần chủng theo phiếu học tập số 1:
Các cây bố mẹ (P)

Kiểu hình Kiểu gen Giao tử
Cây thứ nhất
Cây thứ hai
2) Hãy hoàn thành khung Pennet sau khi lai giữa hai cây bố mẹ thuần chủng (P):

3) Từ kết quả trên, em hãy dự đoán loại kiểu hình được hình thành và tỉ lệ giữa loại kiểu

hình đó với các kiểu hình khác như thế nào?
_______ : _______
(Kiểu hình xuất hiện là hạt vàng, trơn; tỉ lệ so với các kiểu hình khác là 100% : 0%)
4) Hãy so sánh tỉ lệ đó với tỉ lệ thu được trong thí nghiệm đã tiến hành. Hãy giải thích
hiện tượng đó.
5) Hãy hoàn thành bảng sau:
Các cây bố mẹ (F
1
) Kiểu hình Kiểu gen Giao tử
Cây thứ nhất
Cây thứ hai
6) Hãy hoàn thành khung Pennet khi lai giữa các cây F
1
với nhau:


Loại

Lớp


Từ khung Pennet trên, em hãy dự đoán tỉ lệ các loại kiểu hình thu được ở F
2
như thế
nào?
_______ vàng, trơn : _______ vàng, nhăn : _______ xanh, trơn : _______ xanh, nhăn
7) Từ bảng 2, tỉ lệ các loại KH Vàng, Trơn : Vàng, Nhăn : Xanh, Trơn : Xanh, Nhăn
thu được trong thí nghiệm như thế nào?
_______ : _______ : _______ : _______
8) So sánh tỉ lệ các loại KH Vàng, Trơn : Vàng, Nhăn : Xanh, Trơn : Xanh, Nhăn

được dự đoán từ khung Pennet trên đây với tỉ lệ quan sát được trong thí nghiệm.
9) Em hãy giải thích tại sao có sự khác nhau giữa hai tỉ lệ đó.
II. 2. 3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
Phương pháp bố trí thực nghiệm:
Để kiểm tra hiệu quả, đề tài được áp dụng vào thực tế giảng dạy với các lớp 12B
2
,
12B
9
, 12B
10
; các lớp đối chứng là 12B
5
, 12B
8
. Các lớp trên có kết quả học tập năm lớp
11 như sau:
Giỏi Khá Trung bình

Yếu
SL % SL % SL % SL %
11 B2 53 4 7.5% 18 34% 30 56.6% 1 1.9%
11 B9 53 6 11.3% 23 43.4% 24 45.3% 0 0.0%
11 B10 36 0 0.0% 8 22.2% 24 66.7% 4 11.1%
11 B5 54 5 9.3% 19 35.2% 30 55.6% 0 0.0%
11 B8 53 4 7.5% 21 39.6% 27 50.9% 1 1.9%
Từ bảng trên ta thấy các lớp 11B
2
, 11B
9

, 11B
5
và 11B
8
có kết quả học tập tương
đương nhau. Lớp 11B
10
có kết quả thấp hơn vì là lớp có điểm đầu vào thấp và có những
học sinh ở lại từ các lớp khác được chuyển đến. Như vậy việc đối chiếu kết quả học tập
giữa các lớp có áp dụng đề tài và lớp đối chứng là tương đối khách quan và có độ tin
cậy cao.
Phương pháp đánh giá kết quả của đề tài:


Loại

Lớp

- Ra đề kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh ngay sau bài học
với cùng một câu hỏi: Em hãy viết sơ đồ lai giải thích thí nghiệm lai hai cặp tính
trạng của Menđen.
- Ra đề kiểm tra khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức của học sinh trước tiết học
tiếp theo:
Câu 1. Hãy xác định số lượng và tỉ lệ các loại giao tử của các cây có kiểu gen:
AABB, aabb, AaBb.
Câu 2. Cho biết tỉ lệ các loại kiểu hình thu được ở F
2
trong thí nghiệm lai hai cặp tính
trạng của Menđen.
Đánh giá theo thang điểm 10; xếp loại theo 4 bậc: điểm 8 – 10: loại giỏi, điểm 7 –

cận 8: loại khá, điểm 5 – cận 7: loại trung bình, điểm < 5: loại yếu.
II. 2. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Số liệu kiểm tra thu được như sau (tính trung bình 2 lần kiểm tra):

Giỏi Khá Trung bình

Yếu
SL % SL % SL % SL %
Áp dụng
SKKN
12 B2 52 6 11.5% 25 48.1% 20 38.5% 1 1.9%
12 B9 53 7 13.2% 28 52.8% 18 34.0% 0 0.0%
12 B10 38 3 7.9% 16 42.1% 15 39.5% 4 10.5%
Không
áp dụng
SKKN
12 B5 54 2 3.7% 17 31.5% 31 57.4% 4 7.4%
12 B8 53 1 1.9% 21 39.6% 28 52.8% 3 5.7%
Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Phương pháp phân tích dựa vào
phép kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu phối hợp từng cặp, nó cho phép đánh giá
sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ học sinh ở mỗi loại giữa các lớp có áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) và các lớp không áp dụng SKKN làm đối chứng với độ
tin cậy 95%. So sánh tỉ lệ giữa 2 nhóm cho thấy mức ý nghĩa quan sát 2 phía Sig. (2-
tailed) = 0.0002 < 0.05, như vậy có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê về sự ảnh của đề
tài đối với kết quả học tập của học sinh.
Từ kết quả trên cho thấy có sự khác nhau về kết quả học tập của học sinh. Loại giỏi ở
các lớp có áp dụng SKKN / các lớp không áp dụng SKKN là 11,2% / 2,8% ; loại khá:
48,3% / 35,5% ; loại trung bình: 37,1% / 55,1% ; loại yếu: 3,5% / 6,5%. Như vậy việc
áp dụng SKKN có ý nghĩa thực tiễn giảng dạy; cụ thể đã làm tăng tỉ lệ học sinh có kết
quả học tập khá và giỏi (59,4% / 38,3%), giảm tỉ lệ học sinh loại trung bình và yếu

(40,6% / 61,7%); thực tế giảng dạy cho thấy việc áp dụng SKKN đã làm tăng hứng thú,
tăng cường tính tích cực và chủ động trong học tập của học sinh.




PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy về mặt định lượng việc áp dụng SKKN làm
tăng tỉ lệ học sinh có kết quả học tập khá và giỏi (59,4% / 38,3%), giảm tỉ lệ học sinh
loại trung bình và yếu (40,6% / 61,7%). Ngoài ra đề tài còn có ý nghĩa làm tăng hứng
thú học tập, rèn luyện và phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng quan sát và các thao
tác tư duy cho học sinh. Như vậy sau khi tiến hành thí nghiệm và thảo luận, học sinh đã
thực hiện được các mục tiêu của mục I – Bài 9:
- Xác định được số lượng và các loại giao tử của các cây bố mẹ và thế hệ F
1
.
- Viết được sơ đồ lai giải thích thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen.
- Làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng quan sát, từ đó phát triển
các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, …
SKKN này có thể triển khai và áp dụng trong thực tiễn dạy học hiện nay vì ở các
trường phổ thông đều đã được trang bị máy vi tính, máy chiếu đa năng,…; về thời gian
chuyên môn hoàn toàn có thể bố trí thêm 1 tiết học tự chọn trong buổi học chính khóa
nên việc thực hiện thí nghiệm ảo là rất thuận lợi.
Vì thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế, số lớp được áp dụng chưa nhiều vì vậy tôi
đề nghị:
- Tiếp tục áp dụng đề tài trong thực tiễn giảng dạy ở trường phổ thông để kiểm tra
tính hiệu quả và ý nghĩa thực tiễn của SKKN.
- Áp dụng đề tài để dạy các bài khác như bài “Quy luật Menđen: Quy luật phân li”
và sử dụng các phần mềm mô phỏng khác trong dạy học ở các trường phổ thông

để nâng cao chất lượng dạy và học.


-

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên). Sinh học 12. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.
2. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên). Sinh học 12 – Sách giáo viên. Nhà xuất bản
Giáo dục, 2008.
3. Michael O’Brien. Teacher Resource and Example Experiments. Newbyte
Educational Software, 2006.
Tài liệu trên mạng Internet:
4.
5.







MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
II. 1. GIỚI THIỆU 3
II. 1. 1. Thí nghiệm ảo 3
II. 1. 2. Phần mềm Pea Plant Genetics Lab 3
II. 1. 3. Sơ lược về Menđen 4

II. 2. PHƯƠNG PHÁP 4
II. 2. 1. QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM ẢO 4
II. 2. 2. THẢO LUẬN 18
II. 2. 3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 20
II. 2. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23





×