Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

tiểu luận Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía-Thị Diên-Thọ Xuân-Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.37 KB, 24 trang )

Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Mỗi một vùng miền trên đất nước ta đều có những đặc sắc riêng, đặc sản riêng
cho từng vùng miền. Những đặc sản đó mang đậm bản sắc của từng vùng miền, phản
ánh được văn hoá của vùng miền đó. Ở Thanh Hoá nói chung và ở Thọ Diên - Thọ
Xuân nói riêng có một thức đặc sản mà đã nổi tiếng khắp trong cả nước. Một loại bánh
mà bất kỳ ai đến nơi này đều lựa chọn nó làm quà – đó là Bánh Gai Tứ Trụ.
Với những du khách gần xa, họ chỉ biết đến Bánh gai Tứ Trụ nhưng lại mấy ai
biết được xuất xứ của bánh gai Tứ Trụ lại không phải từ Phố Tứ Trụ mà là tại một
ngôi làng khác mang tên Làng Mía. Có nhiều ý kiến cho rằng bánh gai có xuất xứ từ
Làng Mía còn Tứ Trụ chỉ là nơi bán banh gai. Việc xác định rõ nơi xuất xứ bánh gai có
ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phát triển làng bánh gai truyền thống
để đưa bánh gai ngày càng được mọi người biết đến hơn.
Theo một bài báo được đăng trên báo Tổ Quốc của tác gải Nguyễn Hữu Ngôn
thì bánh gai Tứ Trụ có nguồn gốc từ Làng Mía: “Gọi là bánh gai Tứ Trụ vì nó do
người Làng Mía làm và được sản xuất tại làng Mía, xã Tứ Trụ - thuộc tổng Diên Hào -
một làng cổ có hàng nghìn năm bên bờ sông Chu nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ
Xuân”. Điều này cho thấy, bánh gai Tứ Trụ có nguồn gốc và xuất xứ từ Làng Mía. Chỉ
có người dân Làng Mía mới sản xuất ra bánh gai còn Tứ Trụ chỉ la nơi bầy bán bánh
gai mà thôi.
Để có một cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động làm bánh gai của nhân dân
Làng Mía cũng như đời sống của nhân dân làng Mía và với ý nghĩa “Trả bánh gai về
nơi xuất xứ của nó là Làng Mía” nên chúng tôi đã chọn đề tài này làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
- Ý nghĩa khoa học của đề tài:
+ Vận dụng một số lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu vấn đề, đặc biệt là một
số khái niệm, phạm trù của xã hội học nông thôn.
+ Đề tài sẽ là nguồn khảo cứu, tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về làng


bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 2
+ Cung cấp một bức tranh khái quát nhất về tình hình kinh tế – văn hoá – xã
hội của làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá.
+ Là cơ sở cho các cấp chính quyền lãnh đạo địa phương có những chính
sách phù hợp để phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội của Làng Mía – Thọ Diên – Thọ
Xuân – Thanh Hoá.
+ Góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề bánh gai truyền thống
Làng Mía.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
- Khảo sát tình hình phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội của làng nghề truyền
thống bánh gai Làng Mía – Xã Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá
- Đề ra một số biện pháp bảo tồn và phát triển làng bánh gai truyền thống Làng
Mía.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm kiếm tài liệu liên quan đến bánh gai và những tài liệu về tình hình kinh tế
– văn hoá – xã hội của làng Mía để hỗ trợ làm đề tài.
- Tìm hiểu và nghiên cứu các lý thuyết xã hội học nói chung và các khái niệm,
phạm trù xã hội học nông thông nói riêng áp dụng vào nghiên cứu.
- Tiến hành lập đề cương và các vấn đề cần nghiên cứu.
- Tiến hành khảo sát thực tế làng Mía để thu thập thông tin.
- Phỏng vấn sâu những người dân, gia đình, các cơ quan, tổ chức và khối đoàn
thể chính trị ở Làng Mía.
- Xử lý các thông tin và tài liệu thu được từ quá trình điều tra, phỏng vấn.
- Viết báo cáo đề tài và trình bày đề tài.
4. Đối tương, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.

Khảo sát làng bánh gai truyền thống ở Làng Mía – Xã Thọ Diên – Thọ Xuân –
Thanh Hoá.
4.2. Khách thể nghiên cứu.
- Người dân và hộ gia đình làm nghề bánh gai truyền thống ở Làng Mía – Thọ
Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá.
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 3
- Các cơ quan, tổ chức, khối đoàn thể chính trị ở Làng Mía – Xã Thọ Diên –
Thọ Xuân – Thanh Hoá
4.3. Phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian: Từ ngày 25 – 09 – 2009 đến 25 – 10 – 2009.
- Không gian: Làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Xã Thọ Diên – Thọ
Xuân – Thanh Hoá
- Nội dung nghiên cứu:
+ Tình hình phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội của làng.
+ Công tác bảo tồn, duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống của làng.
5. Giả thuyết nghiên cứu.
- Làng Mía là làng sản xuất và xuất xứ bánh gai đầu tiên ở xã Thọ Diên nhưng
bánh gai Làng Mía lại chưa được biết đến với tư cách là nơi xuất xứ của bánh gai.
- Tình hình kinh tế – văn hoá – xã hội của Làng Mía có những bước phát triển
đáng kể và là làng có phát triển nhất xã.
- Công tác duy trì và bảo tồn làng nghề chưa được các cấp chính quyền quan
tâm một cách đúng mực.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu.
Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp nghiên cứu dựa trên các tư liệu,
các văn bản, các tác phẩm (sách, báo, đề tài nghiên cứu ) Liên quan nhằm phục vụ
cho công trình nghiên cứu.
Việc sử dụng phương pháp này trong đề tài có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm
kiếm tài liệu hỗ trợ làm đề tài. Qua việc tổng hợp, phân tích các tài liệu thu đươc qua

sách báo, mạng internet, báo cáo của uỷ ban nhân dân xã Thọ Diên cũng như những
thông tin thu thập được qua quá trình phỏng vấn sâu chúng tôi có được lượng thông
tin hữu ích làm cơ sở để phân tích vấn đề nghiên cứu.
Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp này vào trong đề tài, giúp chúng tôi lựa
chọn các phương pháp, lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu vấn đề.
6.2. Phương pháp quan sát.
Là phương pháp thông tin xã hội về dối tượng nghiên cứu thông qua tri giác
trực tiếp và ghi chép trung thực những nhân tố có liên quan đến đối tương và mục đích
nghiên cứu .
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 4
Quan sát là một phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm mà thông qua các
tri giác nghe, nhìn Để thu thập thông tin về các quá trình, các hiện tượng trên cơ sở
nghiên cứu đề tài và mục đích của cuộc nghiên cứu.
Trong đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp này vào việc quan sát hoạt động
làm bánh gai của người dân làng Mía. Với sự hỗ trợ của máy ảnh, chúng tôi ghi lại
được những hình ảnh về công đoạn làm bánh gai, những hình ảnh về nguyên liệu, máy
móc việc sử dụng phương pháp này vào nghiên cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc thu thập những thông tin trực quan từ địa bàn nghiên cứu qua chuyến đi
thực tế lại làng để thu thập thông tin.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Là phương pháp thu thập thông tin xã hội qua đối thoại theo một chủ đề nào đó
giữa nhà nghiên cứu với khách thể nghiên cứu. Phỏng vấn là một trong những phương
pháp thu thập thông tin quan trọng để thu thập thông tin phong phú, có chất lượng. Nó
được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các ngành khoa học xã hội, đặc biệt là trong
khoa học xã hội học.
Mục tiêu của phương pháp phỏng vấn là thu thập thông tin khách quan từ phía
người trả lời nhằm đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Những thông tin khách quan đó
lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự tương tác giữa người phỏng vấn và người trả lời phỏng
vấn.

Với đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi lựa chọn phương pháp này để tiến
hành phỏng vấn những người dân ở làng Mía, đại diện của uỷ ban nhân dân xã Thọ
Diên. Từ những cuộc phỏng vấn sâu này, chúng tôi có được những thông tin vô cùng
quan trọng về tình hình kinh tế - văn hoá – xã hội của Làng Mía.
6.4. Phương pháp chọn mẫu.
Mẫu là tập hợp của những đối tượng nghiên cứu trong một cuộc điều tra xã hội
học mà cơ cấu thành phần và đặc điểm, tính chất cảu nó mang tính diện cho tổng thể
đối tượng được nghiên cứu.
Điều tra chọn mẫu là loại điều tra không toàn bộ trong đó người ta chọn ra một
số đơn vị đại diện cho tổng thể đối tượng có thể lấy thông tin cho cuộc điều tra. Sau đó
dựa vào kết quả nghiên cứu ở số đơn vị này rồi suy rộng cho toàn thể với một độ chính
xác nhất định.
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 5
Có nhiều phương pháp chọn mẫu: mẫu ngẫu nhiên đơn giản, mẫu ngẫu nhiên hệ
thống, chọn mẫu theo lớp, theo cụm, chọn mẫu điển hình.
Tuy nhiên trong đề tài này chúng tôi tiến hành phương pháp chọn mẫu theo
cụm. Đó là cách chọn mẫu trên cơ sở phân chia khối dân cư tổng thể theo những nhóm
riêng biệt hoặc những cụm có những nhóm nhỏ hơn. Các cụm này có thể lấy bằng cách
ngẫu nhiên hoặc theo khu vực địa lý hành chính đã có.
6.5. Phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp thông qua các hoạt động trao đổi
mà các cá nhân, các thành viên trong nhóm cùng đưa ra những nhận xét, những kết
luận và tìm ra các giải quyết một vấn đề đặt ra.
Sử dụng phương pháp này vào đề tài nghiên cứu của mình, các thành viên trong
nhóm thực hiện các hoạt động trao đổi, các buổi họp tập trung cùng nhau trao đổi về
vấn đề đang nghiên cứu. Trong quá trình học tập và trao đổi, đây là một phương pháp
rất hữu ích khi nó đã đem đến sự gắn kết giữa các thành viên, xem xét vấn đề dưới
nhiều góc độ, chiều cạnh khác nhau. Từ đó vấn đề được làm sáng tỏ hơn và tìm ra
được cách giải quyết một cách tối ưu nhất.

Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 6
7. Khung lý thuyết.

8. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Bánh gai Tứ Trụ - một đặc sản của người dân Xư Thanh. Nó đã được nhiều
người biết đến thông qua những bài viết của các báo đài trong và ngoài tỉnh. Qua đó,
bánh gai Tứ Trụ được quảng bá và ngày càng được nhiều người biết đến. Banh gai Tứ
Trụ cũng đã được tiếp cận dưới góc độ của văn hoá học. Nó đã được xem như một nét
văn hoá của người dân Xứ Thanh. Không thể phủ nhận về điều đó!
Tuy nhiên dưới cách tiếp cận xã hội học để nghiên cứu về lịch sử và xuất xứ
bánh gai cũng như những ảnh hưởng, tác động của điều kiện xã hội, điều kiện tự nhiên
và kinh tế - văn hoá đến hoạt động làm bánh gai thì chưa có một đề tài nào tiến hành
Điều kiện kinh tế – văn hoá – xã
hội xã Thọ Diên – Huyện Thọ
Xuân – Tỉnh Thanh Hoá
Biến đổi xã hội
và lịch sử
Điều kiện địa lý
và tự nhiên
Điều kiện văn
hoá – xã hội
Làng bánh gai truyền
thống Làng Mía
Kinh tế Làng
Mía, lịch sử
và hoạt động
làm bánh
gai.
Tình hình

văn hoá của
làng bánh
gai truyền
thống Làng
Mía.
Tình hình xã
hội của làng
bánh gai
truyền thống
Làng Mía.
Công tác
duy trì và
phát triển
làng bánh
gai truyền
thống Làng
Mía.
Hoạt động làm bánh
gai truyền thống
Giải pháp và khuyến
nghị
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 7
nghiên cứu. Đặc biệt là việc tiến hành nghiên cứu một ngôi làng là nơi sản xuất và
xuất xứ bánh gai là Làng Mía thì lại càng mới mẻ hơn.
Chính vì lẽ đó mà đề tài của chúng tôi là một trong số những đề tài đầu tiên với
giác độ tiếp cận xã hội học về hoạt động làm bánh gai của nhân dân Làng Mía – xã
Thọ Diên – huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá. Qua đó làm rõ hơn nữa nơi xuất xứ và
sản xuất bánh gai – một đặc sản, nét văn hoá của nhân dân Xứ Thanh.
Nguyễn Văn Trường

Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 8
PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa duy vẩt lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương
pháp luận cho viêc tiến hành nghiên cứu, nhận thức về một vấn đề, hiện tượng nào đó
trong giới tự nhiên và xã hội.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng đã được Karl Marx,
F.Engles xây dựng và được phát triển bởi V.I.Lenin. Với 3 quy luật, 6 cặp phạm trù
cũng như những quan điểm về giai cấp, dân tộc đã cung cấp cho chúng ta một thế
giới quan khoa học và triệt để để áp dụng vào phâm tích vấn đề. Khi tiến hành nghiên
cứu một vấn đề, một hiện tượng nào đó, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử
và chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta đều phải đặt nó trong quá trình phát triển
lịch sử, trong sự vận động và tác động qua lại của vấn đề, hiện tượng đó với các vấn
đề, hiện tượng khác cũng như sự vận động trong nội tại của vấn đề, hiện tượng đang
nghiên cứu.
Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng vào đề tài,
chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu của mình trong sự vận động và biến đổi của lịch sử và
xã hội. Đặt những hoạt động xã hội của người dân Làng Mía trong mối liên hệ với các
làng khác trong xã, và xem xét sự vận động nội tại của từng mảng vấn đề như kinh tế –
văn hoá – xã hội – hoạt động sản xuất banh gai. Bên cạnh đó, chúng ta thấy được sự
vận động, biến đổi và phát triển của vấn đề cũng như những tác động qua lại của từng
mảng vấn đề trong vấn đề nghiên cứu.
1.2. Các lý thuyết áp dụng.
1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội của Marx Weber.
Marx Weber (1864 – 1920) là nhà xã hội học người Đức. Trung tâm lý thuyết
xã hội học của M.Weber là lý thuyết về hành động xã hội.
Theo Weber, hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý
nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có sự tính toán đến hành vi, hành động của người
khác, và vì vậy được định hướng đến người khác, trong đường lối và quá trình cảu nó.

Ông chi hành động ta làm bốn loại là:
- Hành động duy lý – công cụ: Là hành động được thực hiện với sự cân nhắc,
tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho hiệu quả nhất.
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 9
- Hành động duy lý giá trị: Là hành động được thực hiện vì bản thânn hành
động (mục đích tự thân).
- Hành động theo cảm tính: Là hành động do các trạng thái cảm xúc hoặc tình
cảm bột phát gây ra, mà không có sự tính toán, cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan
hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động.
- Hành động theo truyền thống: Là loại hành động tuân thủ theo thói quen, nghi
lễ, phong tục, tập quá đã được truyền lại từ đời này sang đời khác.
Với bốn loại hành động xã hội mà M.Weber đã phân chia, chúng ta có thể lý
giải những hành động của các cá nhân, của người dân làng Mía trong các hoạt động
sinh hoạt hành ngày và hoạt động sống cũng như các hoạt động lao động sản xuất của
mình.
1.2.2. Lý thuyết phân công lao động xã hội của Emile Durkheim.
Emile Dukheim sinh ngày 15 – 04 – 1858 tại Spinal (thuộc Lothringen), mất
ngày 15 – 11 – 1917 tại Pari. Ông là nhà xã hội học người Pháp. Các quan điểm xã hội
học của Durkheim đều xoay quanh luận điểm về đoàn kết xã hội. Một trong số đó là lý
thuyết về sự phân công lao động trong xã hội.
Đây là luận điểm lý giải về hoạt động phân công lao động trong xã hội, lý giải
về sự chuyên môn hoá trong hoạt động lao động sản xuất.
Phân công lao động xã hội thực hiện chức năng vô cùng quan trọng, vô cùng to
lớn đối với cuộc sống người. Đó là tạo ra sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập xã hội. Trình
độ phân công lao động ngày càng cao thì vai trò và nhiện vụ lao động càng bị phân
hoá và chuyên môn hoá sâu sắc. Từ đó, các cá nhân trở nên phụ thuộc chức năng lẫn
nhau, tương tác lẫn nhau, quan hệ với nhau một cách chặt chẽ và đó chính là sự đoàn
kết xã hội đối hữu cơ.
Vận dụng quan điểm mày vào phân tích đề tài, chúng tôi lý giải hoạt động kinh

tế, hoạt động làm bánh gai của các gia đình làng Mía. Lý giải tại sao lại có sự phân
công các công đoạn trong quy trình làm bánh gai.
1.2.3. Lý thuyết cấu trúc - chức năng.
Lý thuyết cấu trúc - chức năng là một “đại lý thuyết” trong xã hội học. Nó gắn
liền với tên tuổi của các nhà xã hội học như: August Comte, Emile Durkheim, Herbert
Spencer, Vilfredo Pareto, Talcott Parsons, Robert Merton
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 10
Lý thuyết cấu trúc - chức năng nhấn mạnh đến tính cân bằng, ổn định và khả
năng thích nghi của cấu trúc Để lý giải về xã hội, các nhà xã hội học theo chủ thuyết
chức năng đều cho rằng, sự tồn tại và vận hành của xã hội cần phải phân tích những
thành phần đã cấu thành lên nó cũng như cơ chế vận hành của các thành phần của
chúng. Xã hội muốn tồn tại và phát triển được đó là do các bộ phần cấu thành của nó
hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung cua cấu trúc. Bất kỳ sự
đổi thay nào ở một bộ phận thành phần của cấu trúc tổng thể đó đều sẽ ảnh hưởng đến
sự vận hành chung của các bộ phận đó cũng như sự tồn tại của cả một hệ thống và một
xã hội.
Thuyết cấu trúc - chức năng hướng vào giải quyết vấn đề bản chất của cấu trúc
xã hội và hệ quả của cấu trúc xã hội. Đối với bất kỳ một sự kiện, một vấn đề xã hội
nào, những người theo thuyết chức năng đều hướng vào việc phân tích các thành phần
cấu tạo lên chúng và xem các thành phần đó có một liên hệ với nhau như thế nào và
đặc biệt xét đến mối quan hệ của chúng với nhu cầu chung cảu sự tồn tại và phát triển
của sự kiện, vấn đề xã hội đó. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến cơ
chế hoạt động của từng thành phần để biết chúng có chức năng, tác dụng gì đối với sự
tồn tại, cân bằng và ổn định của cấu trúc xã hội, vấn đề hoặc sự kiện xã hội nào đó.
Vận dụng quan điểm này vào phân tích đề tài. Chúng tôi xem xét các mặt của
đời sống xã hội như: tình hình kinh tế, tình hình văn hoá, tình hình xã hội và hoạt động
duy trì,, phát triển làng bánh gai trưyền thống ở Làng Mía. Từ những khía cạnh đó,
chúng tôi có một cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động làm bánh gai và phát triển nghề
bánh gai ở Làng Mía. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng biết được đời sống sinh hoạt của

nhân dân Làng Mía Từ mảng tiếp cận mà chúng tôi vừa nêu đều có ý nghĩa rất quan
trọng trong công tác nghiên cứu về làng bánh gai truyền thống Làng Mía. Từ đó,
chúng tôi biết được các vai trò, chức năng của từng khía cạnh xã hội trong tổng thể đời
sống xã hội của nhân dân Làng Mía
1.3. Thao tác hoá khái niệm.
1.3.1. Khái niệm làng.
Làng là chỉ sự đơn vị tụ cư nhỏ nhất những hoàn chỉnh của người nông dân
Việt. Làng là một tế bào sống của xã hội Việt, là “sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá
trình định cư và cộng cư của người dân Việt trồng trọt. (Nguồn: Tống Văn Chung, Xã
hội học nông thôn, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2000)
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 11
Theo Trần Quốc Vượng, làng là “một vùng đất cộng cư có một vùng đất chung
của cư dân nông nghiệp”.
Trên cơ sở nghiên cứu về khái niệm làng nhằm hỗ trợ cho công tác nghiên cứu,
nhóm đề tài chúng tôi đưa ra quan điểm của mình về khái niệm làng. Theo đó, làng là
“một cộng đồng xã hội, nơi quần cư của các chủ thể xã hội trong một vùng địa lý nhất
định được tồn tại trong một điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Làng là một đơn vị khép
kín có đầy đủ các giá trị văn hoá, sự phát triển về kinh tế - xã hội”.
1.3.2. Khái niệm truyền thống.
Theo từ điển Tiếng Việt, truyền thống là sự truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Cũng trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm
truyền thống và nhằm mục đích đưa ra một khái niệm thống nhất về truyền thống
nhằm nhận thức và nghiên cứu vấn đề. Nhóm đề tài chúng tôi đưa ra quan điểm của
mình về truyền thống như sau: “Truyền thống là sự truyền đạt lại các giá trị vật chất
và tinh thần cũng như nhưng công việc, kinh nhiệm trong quá trình lao động sản xuất
của con người từ đời này sang đời khác. Nó có sự kế thừa và phát huy các giá trị tích
cực của xã hội trước đó”.



Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 12
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LÀNG BÁNH GAI TRUYỀN THỐNG LÀNG
MÍA – THỌ DIÊN – THỌ XUÂN – THANH HOÁ
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
Làng Mía cách trung tâm huyện Thọ Xuân 9 km về phía Tây, thuộc hữu ngạn
sông Chu. Chếch về phía Tây Bắc của xã chừng 1,5 km đường chim bay, về phía tả
ngạn là khu di tích lịch sử Lam Kinh, nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn quê
hương của Bình Định vương Lê Lợi và của nhiều bậc khai quốc công thần triều Lê.
Lịch sử phát triển của làng trải qua nhiều tên gọi và biến cố lịch sử. Làng được
thành lập từ thời nhà Lý. Tên gọi đầu tiên của làng là Làng Yên Hà, rồi Đa Mỹ. Sau do
quá trình phát triển và biến cố lịch sử, đến thời Lê Lợi được đổi tên thành Thịnh Mỹ.
Thời xưa làng thuộc tổng Diên Hào, nay thuộc xã Thọ Diên - huyện Thọ Xuân - tỉnh
Thanh Hoá. Tên gọi Làng Mía chỉ là tên gọi dân gian do người dân gọi quen thuộc mà
thành. Làng Mía xưa vốn nằm ở bên cạnh sông Chu. Trải qua biến đổi của lịch sử,
làng di chuyển lên vị trí như hiện nay.
Xưa kia, giữa các làng với nhau có sự phân chia về làng văn và làng võ. Theo
ông Nguyễn Đăng Tâm - người dân Làng Mía.thì Làng Mía xưa là làng văn. Do đó,
làng văn hoá của làng chịu ảnh hưởng rất lớn của Nha giáo.
Làng Mía hiện nay có 345 khẩu với 1643 hộ. Đây là một trong những làng đông
dân cư nhất xã. Làng Mía cũng là một trong số những làng có thu nhập GDP trên
người và đóng góp vào trong tổng GDP của xã Thọ Diên cao nhất xã.
Cơ cấu ngành nghê của làng chủ yếu vẫn là làm nông nghiệp. Cả làng hiện nay
có 85 hộ làm nghề bánh gai thường xuyên còn những hộ khác chủ yếu làm nông
nghiệp và dịch vụ. Làng có sự phân chia về khu vực làm việc. Ở một khu vực của làm
chủ yếu là làm nông nghiệp, khu vực khác lại làm dịch vụ, còn một khu vực khác lại
làm nghề truyền thống làm bánh gai. Đây cũng là đặc điểm chung của xã.
Làng Mía nằm dọc trên quốc lộ 47 và bên cạnh dòng sông Chu. Điều này tạo
điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển về giao thông được bộ, đường thuỷ và việc

phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội.
2.2. Kinh tế Làng Mía và lịch sử, hoạt động làm bánh gai.
Theo đánh giá chung của uỷ ban nhân dân xã Thọ Diên - huyện Thọ Xuân thì
tình hình kinh tế của làng Mía thuộc vào diện có nền kinh tế cao của xã. Cơ cấu kinh tế
của xã Thọ Diên có sự phân khu, nghĩa là mỗi làng lại đi chuyên sâu về một ngành
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 13
nghề chủ đạo bên cạnh nghề nông nghiệp để phát triển kinh tế của làng đó. Và với
Làng Mía, bên cạnh nghề nông nghiệp là ngành nghề truyền thống của người dân
trong làng thì làng còn phát triển ngành nghề bánh gai cũng với ý nghĩa truyền thống
và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Cơ cấu kinh tế của làng cũng có đầy đủ các loại hình kinh tế là nông nghiệp –
công nghệp – xây dựng – dịch vụ. Nhưng nghề nông vẫn là ngành nghề truyền thống
của người dân, đây cũng là nghề chính của người dân. Nhưng bên cạnh đó, nghề làm
bánh gai truyền thống ỏ Làng Mía lại là nghề thu hút được nhiều nhân công lao động
nhất. Với đặc điểm cơ cấu kinh tế là “sự phân khu” trong quá trình sản xuất, nên nội
bộ cơ cấu kinh tế trong làng cũng có sự khác biệt. Một xóm trong làng lại chuyên về
sản xuất nông nghiệp, một xóm khác lại chuyên về làm bánh gai hay cung cấp các dịch
vụ
Trong lý thuyết xã hội học của Emile Durkheim nổi bật với lý thuyết “phân
công lao động trong xã hội”. Đó là sự phân chia, chuyên môn hoá., chuyên biệt hoá
trong quá trình sản xuất. Mỗi cá nhân, cá thể hay tập thể trong xã hội chuyên làm về
một loại hay một khâu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Từ đó tạo ra hiệu quả
kinh tế cao. Vận dụng lý thuyết này vào phân tích hiện tượng phân biệt khu sản xuất
của người dân Làng Mía nói riêng và của người dân xã Thọ Diên nói chung, chúng ta
thấy, sự chuyên môn hoá trong quá trình sản xuất, từ đó giúp cho quá trình sản xuất
được diễn ra một cách nhuần nhuyễn hơn khi những chủ thể xã hội là những người dân
hay tổ hợp sản xuất chuyên môn làm về một nghề. Từ đó, tạo ra sự phân công lao động
trong làng – xã. Những người dân ngày ngày chỉ làm về một khâu hay một nghề nào
đó làm cho họ quen với công việc này, hiệu quả lao động và năng suất lao động được

nâng cao hơn một cách rõ rệt. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh, mạnh nền
kinh tế, mặc khác đó cũng chính là sự lý giải hợp lý nhất về sự phát triển của kinh tế
Làng Mía trong toàn xã.
Thay vì như trước đây, một gia đình đảm nhiệm mọi công đoạn trong quá trình
sản xuất, thì nay một hộ gia đình chỉ đảm nhiệm một khâu trong quá trình sản xuất. Từ
đó làm cho sự chuyên môn hoá được nâng cao. Nhiều hộ gia đình cùng làm về một
nghề nhưng lại không hộ nào đảm nhiệm toàn bộ các công đoạn, từng công đoạn được
chia sẻ cho các hộ khác.
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 14
Với đặc điểm “phân biệt khu hoá” như vậy, nó đã nâng cao hơn đời sống của
người dân Làng Mía. Có về Làng Mía, nhìn điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, cơ
sở sinh hoạt hàng ngày của người dân Làng Mía và so sánh với các làng khác trong xã,
chúng ta sẽ thấy rõ được sự khác biệt và tốc độ phát triển kinh tế của làng. Theo thống
kê sơ bộ của uỷ ban nhân dân xã Thọ Diên thì, tổng GDP/người/năm thì mức thu nhập
bình quân đầu người của người dân Làng Mía là hơn 5.000.000 đồng/người/năm. So
với bình quân đầu người của xã là 3.770.000 đồng/người/năm thì đây là con số cao
hơn nhiều.
Tổng số hộ khẩu của làng là 345 hộ nhưng chỉ có 85 hộ làm bánh gai thường
xuyên. Xét về tiêu chí xem xét “làng nghề truyền thống” thì làng Mía không được xét
là “làng nghề” nhưng Làng Mía được coi là làng bánh gai truyền thống với lịch sử phát
triển bánh gai hàng trăm năm. Theo chú Hiến – cán bộ văn hoá xã Thọ Diên: “bánh
gai Làng Mía có từ thế kỷ XIV – XV. Nó được các cung nữ làm để tiến cống lên vua
chúa và trong các lễ hội lớn. Sau được truyền lại cho các thành viên khác trong làng”.
Như vậy, trước kia, bánh gai là loại bánh được sử dụng trong những dịp lễ, tiết
và để cúng tiến lên cách vua chúa. Nó thời đó được coi là một “đặc sản”. Nhưng về
sau, với những biến cố lịch sử, bánh gai đã được các cung nữ triều đình truyền lại cho
những người dân Làng Mía. Theo đó, bánh gai được xuất xứ từ Làng Mía và được
phát triển bởi nhân dân Làng Mía. Nhưng trong quá trình sản xuất, Làng Mía lại không
phải là làng thuộc khu vực trung tâm giao thương, bởi lẽ, địa thế mà Làng Mía cổ nằm

lại ở vị trí ven sông Chu. Chính vì lẽ đó là người dân Làng Mía đã đem những sản
phẩm của mình lên phố Tứ Trụ để bán. Dần dần, mọi người biết đến bánh gai thông
qua nơi bán, và quen gọi là “Bánh gai Tứ Trụ”.
Đấy chính là lịch sử phát triển của bánh gai Làng Mía. Và cũng là lời lý giải về
tên gọi “Bánh gai Tứ Trụ”. Nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của nghề làm bánh
gai truyền thống, cũng như những biến đổi xã hội và biến cố lịch sử, người dân Làng
Mía cũng như những cán bộ xã Thọ Diên đã và đang có những sự “đính chính” với
báo giới về nơi xuất xứ và phát triển của bánh gai. Ngày nay, cái tên “Bánh gai Làng
Mía” đã và đang được mọi người biết đến nhiều hơn, và dần dần thay thế cái tên
“Bánh gai Tứ Trụ”.
Có thể giải thích về “sự đính chính” này bằng lý thuyết hành động xã hội của
Marx Weber. Theo M.Weber, hành động xã hội là hành động mà chủ thể hành động
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 15
gán cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, và có tính đến hành động, hành vi của người
khác, chính vì vậy, nó được định hướng bởi người khác, trong đường lối và quá trình
của nó. Cũng theo Weber, ông chi hành động xã hội ra thành bốn loại như đã nêu ở
trên, hành động đính chính lại tên gọi và nơi xuất xứ của bánh gai đó là hành động duy
lý – công cụ. Hàng độnhg duy lý – công cụ là hành động được thực hiện với sự cân
nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất
Với trước đây, người dân Làng Mía làm bánh gai nhưng lại không được biết
đến với tư cách là nơi xuất xứ và sản xuất bánh gai, còn người dân ở phố Tứ Trụ,
không sản xuất và cũng không phải là nơi xuất xứ bánh gai thì lại được biết đến với tư
cách là nơi xuất xứ và sản xuất bánh gai. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của cơ chế
thị trường, bánh gai đã trở thành một đặc sản của Xứ Thanh, và với quan điểm nhận
thức rằng: “Trả bánh gai về với nơi xuất xứ của nó”. Việc đính chính lại thông tin về
nơi xuất xứ có ý nghĩa rất lớn đến việc duy trì và phát triển hơn nữa ngành nghề truyền
thống. Nó giúp cho mọi người dân biết đến Làng Mía với tư cách là nơi xuất xứ, sản
xuất bánh gai. Nó sẽ tăng giá trị của sản phẩm, từ đó giá thành sản phẩm của người
dân Làng Mía sẽ được nâng cao. Sản phẩm làm ra sẽ có thể bầy bán trực tiếp ngay tại

nơi sản xuất ra nó – đó là Làng Mía. Tất cả những điều đó đều có ý nghĩa nâng cao
hơn nữa đời sống của người dân Làng Mía.
Thực tế đã chứng minh, với việc “Trả lại bánh gai về nơi xuất xứ ” đã nâng cao
đáng kể về đời sống của người dân Làng Mía. Nó được biểu hiện rất cụ thể qua điều
kiện sinh hoạt hàng ngày và thu nhập bình quân đầu người.
Việc sản xuất bánh gai cũng giống như “sự phân biệt khu hoá” của việc sản
xuất kinh tế của người dân Làng Mía nói riêng và nhân dân xã Thọ Diên nói chung.
Quá trình sản xuất ra bánh gai cũng được chi nhỏ thành các khâu nhất định, và được
từng cá nhân, hộ gai đình làm từng khâu nhỏ đó rồi mới hợp thành một sản phẩm là
chiếc bánh gai.
Cũng có thể lý giải điều này qua “lý thuyết phân công lao động trong xã hội”
của E.Durkhiem. Thực tế, một chiếc bánh gai với sự chia nhỏ các khâu sản xuất ra đã
tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn chưa từng có. Theo người dân Làng Mía, cụ thể là
gia đình ông Nguyễn Đăng Tâm, một ngày nhà ông có thể làm ra được hơn 700 chiếc
bánh gia. Thử làm một phép tính đơn giản, gia đình ông có 6 nhân khẩu, với sức sản
xuất của từng thành viên như vậy thì không thể nào mà sản xuất ra được hơn 700 chiếc
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 16
bánh gai như vậy, điều này cũng đã được ông khẳng định. Để sản xuất ra được khối
lượng bánh gai như vậy trong một ngày, gia đình đông cũng như các gia đình khác sử
dụng những công cụ sản xuất là máy móc và có một “đội ngũ” chuyên làm từng công
đoạn một. Sự phân công lao động trong quá trình sản xuất như vậy đã tạo ra một khối
lượng sản phẩm lớn hơn, từ đó giải quyết được việc làm dư thừa cho người dân lúc
nông nhàn lại vừa nâng cao năng suất lao động. Chỉ có quá trình chuyên môn hoá mới
có thể sản xuất ra được một lượng sản phẩm lớn như vậy.
Nhưng đó chỉ là những ngày bình thường, những hộ dân làm thường xuyên.
Còn về những thời điểm như: Lễ hội Lam Kinh, dịp trước và sau tết thì khối lượng sản
phẩm làm ra của người dân Làng Mía làm ra thực không thể nào tưởng tượng được.
Với một hộ gia đình như cơ sở sản xuất Lâm Thắm, vào dịp lễ hội Lam Kinh,
gia đình ông có thể sản xuất được hơn 10.000 chiếc bánh gai. Mỗi chiếc bánh được

bán với giá thành phẩm là từ 2.000 đồng, 3.000 đồng hay 5.000 đồng/chiếc. Nhưng
vào những dịp như vậy, cả làng với hơn 90% hộ dân làm thì khối lượng sản phẩm
được làm ra thì thực sự là một số lượng khổng lồ.
Theo đó, với khối lượng thành phẩm lớn như vậy, không thể nào tiêu thụ hết
trong một phạm vi nhỏ như ở xã Thọ Diên hay lễ hội Lam Kinh được. Những sản
phẩm đó được người dân Làng Mía vận chuyển đi các nơi để bán, cả ở các huyện trong
tỉnh như: thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, Hoằng Hoá, Hà Trung, Nga Sơn
đến các tỉnh thành khác trong cả nước như: Nghệ An, Ninh Bình
Lý giải về hoạt động làm bánh gai vẫn được duy trì và phát triển như ngày nay,
chúng ta vẫn có thể sử dụng lý thuyết hành động xã hội của Marx Weber để giải thích.
Theo đó, đây là hành động theo truyền thống. Với hàng trăm năm phát triển, bánh gai
được truyền lại cho các thể hệ trong làng theo hình thức “gia truyền”. Nó được truyền
từ đời này sang đời khác. Đó cũng là một nét truyền thống, một nghề truyền thống. Từ
thời ông cha, người dân Làng Mía đã gắn với nghề làm bánh gai. Một nghề đã nuôi
sống gia đình và chính người dân Làng Mía. Vẫn tiếp nối truyền thống ông cha, người
dân Làng Mía ngày nay vẫn tiếp tục sản xuất bánh gai với ý nghĩa là duy trì nghề và để
nuôi sống bản thân và gia đình. Từng gia đình trong những công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ,
thành thạo và điêu luyện. Mà mỗi gia đình lại có những cách thức làm công đoạn đó
khác nhau. Chín bởi lẽ đó mà đã xuất hiện những biển quảng cáo “Bánh gai gia
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 17
truyền”. Đó cũng chính minh chứng rõ nhất cho hoạt động duy trì và bảo tồn bánh gai
cũng như việc truyền lại kinh nghiệm làm bánh của từng gia đình.
2.3. Tình hình văn hoá của làng bánh gai truyền thống Làng Mía.
Với lịch sử phát triển của làng hàng trăm năm, cùng với hoạt động sống của
mình và cùng với những biến cố lịch sử Làng Mía đã có một nền văn hoá đặc sắc.
Làng Mía cổ xưa vốn dĩ là làng văn, văn hoá của làng thời xưa chịu ảnh hưởng
rất lớn của tư tưởng Khổng Tử. Theo ông Nguyễn Đăng Tâm - người dân Làng Mía
văn hoá của làng xưa có nhiều nét đặc sắc: “Ngày xưa, có tục thời ông Khổng Tử.
Làng đã xây dựng một ngôi điện để thở Khổng Tử. Do trong tư tưởng của ông Khổng

Tử đã dậy cách thức làm ăn, điều này đã được du nhập về làng từ sau thời Lý, người
du nhập văn hoá Khổng Tử về làng là ông ngoại tôi. Chính Khổng Tử là người đã sinh
ra văn hoá của làng. Do đó nó chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hoá Nho Giáo. Lịch
cúng là ngày mùng 6 tháng riêng hàng năm.
Làng trước có một cái đình rất to. Trong ngày lễ có một cái “Trống cù” rất
lớn. Mặt trống to như cái nong mà ta hay phơi thóc ngoài sân vậy. Người mà đánh cái
trống đó phải là người đã được tuyển chọn, phải có sức khoẻ mới có thể đánh được”.
Với hệ thống như đình, đền, miếu mạo được xây dựng nhằm phục vụ mục đích
tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Nhưng cùng với những biến cố lịch sử, sự di
chuyển vị trí địa lý của làng nên những ngôi đình, đền, miếu mạo và đặc biệt là ngôi
đền thờ Khổng Tử đã bị mất hết. Những hoạt động văn hoá của người dân Làng Mía
xưa cũng đã không còn. Hiện nay, đang có chủ trương khôi phục lại những loại hình
văn hoá truyền thống của Làng Mía cổ xưa.
Làng Mía xưa kia cũng là quê hương của nhiều vị khai quốc công thần triều Lê.
Đến nay, vẫn có những ngôi đền thờ những vị khai quốc công thần triều Lê. Theo chú
Hiền – cán bộ phụ trách văn hoá xã Thọ Diên, hiện nay Làng Mía có những lễ hội như:
“Lễ hội của Làng Mía thì nó gắn liền với các di tích lịch sử. Cả xã có 3 di tích, trong
đó có 2 di tích lịch sử cấp Tỉnh và một di tích cấp quốc gia.
Một là, di tích lịch sử Trịnh Thị Ngọc Lung. Di tích này nằm trên địa bàn làng,
nó là di tích cấp Tỉnh. Lễ hội này được diễn ra vào ngày 23 tháng 09 âm lịch.
Hai là, di tích lịch sử Trần Thị Ngọc Trần. Đây cũng là di tích cấp Tỉnh. Lễ hội
của di tích này diễn ra vào ngày 23 tháng 05 âm lịch.
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 18
Ba là, Di tích cấp Quốc gia thờ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Nhữ Lãm. Lễ hội
của di tích này diễn ra vào ngày 20 tháng 03 âm lịch.
Tất cả các lễ hội này đều được diễn ra trong một ngày”.
Các lễ hội của Làng Mía cũng gắn với những lễ hội của xã.
Bên cạnh những lễ hội đó, nhân dân Làng Mía nói riêng và toàn thể nhân dân
Thanh Hoá nói chung còn cùng tham gia một lễ hội lớn của tỉnh đó là “Lễ hội Lam

Kinh” mà dân gian hay gọi là “Hai mốt Lê Lai, Hai hai Lê Lợi”.
Khi được hỏi về việc thờ cúng “ông tổ” nghề làm bánh gai thì được ông
Nguyễn Đăng Tâm cho biết: “Ông tổ là các cụ nhà tôi đây. Nhưng các cụ ngày xưa
không có để lại cái chi mô. Có sao chép được cái chi mô. Chữ nghĩa cũng biết nhưng
có như bây giờ mô. Nên không có tục thờ ông tổ nghề bánh gai. Từ lúc tôi sinh ra đã
có nghề này rồi”.
Qua trên ta thấy, những giá trị văn hoá của người dân Làng Mía khá phong phú
và đa dạng, nó cũng phản ánh rõ nét đời sống tinh thần của người dân. Tuy đã có nhiều
nét văn hoá bị mai một và bị mất đi theo thời gian và những biến đổi của lịch sử và xã
hội nhưng nó đã và đang được sự quan tâm của các cấp chính quyền khôi phục và phát
huy.
2.4. Tình hình xã hội của làng bánh gai truyền thống Làng Mía.
Với ý nghĩa là đưa ra một bức tranh khái quát nhất về Làng Mía, chúng tôi,
nhóm đề tài, đã tiến hành khảo sát tình hình xã hội của làng và đã thu được một số kết
quả nhất định.
Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em của làng nhận được sự quan tâm của
các cấp uỷ chính quyền xã đã có những kết quả đáng kể. Hàng năm, 100% số trẻ em và
phụ nữ mang thai được tiêm chủng định kỳ theo các đợt tiêm chủng mở rộng mà nhà
nước tiến hành. Cả làng có một y tá làm công tác chắm sóc sức khoẻ cho nhân dân
trong làng. Tuy điều này có phần ít nhưng nó vẫn đem lại những hiệu quả nhất định.
Bên cạnh đó, sự hoạt động của trung tâm y tế xã đối với làng cũng đã góp phần quan
trọng vào công tác đảm bảo sức khoẻ cộng đồng cho người dân.
Với việc thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạt hoá gia đình nên tỷ lệ gia tăng
dân số tự nhiên của làng hiện đang ở mức thấp. Điều này tác động rất lớn đến việc
phát triển kinh tế của từng hộ gia đình cũng như việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái.
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 19
Tuy làng chưa được công nhận là làng văn hoá nhưng phong trào “xây dựng đời
sống văn hoá ở khu dân cư” được các gia đình hưởng ứng rất tích cực. Đã có hàng
chục hộ gia đình được công nhân là gia đình văn hoá. Mục tiêu của làng là sớm đạt

được danh hiệu gia đình văn hoá.
Về giáo dục. Theo chú Hiền – cán bộ văn hoá xã Thọ Diên thì “làng Mía là
“đất học” trong xã” (Trích bài phỏng vấn số 2). Hàng năm 100% số trẻ em đến tuổi đi
học đều được đến trường, tỷ lệ lên lớp là 98%, hoàn thành phổ cập bậc tiểu học, số học
sinh cấp III thi đậu vào các trường Đại học và Cao đẳng thuộc vào diện cao nhất xã.
Đó là những con số đã minh chứng cho công tác chăm lo cho giáo dục của làng. Nó
cũng phản ánh được nhân thức của người dân về vị trí và tầm quan trọng của giáo dục
đối với thế hệ trẻ.
Hàng năm, với những học sinh nghèo vượt khó và các em thi đậu vào các
trường Đại học – Cao đẳng đều nhận được sự quan tâm của hội khuyến học xã cũng
như hội khuyến học của các dòng họ trong làng. Nó thể hiện một phong trào hiếu học,
ham học của người dân Làng Mía.
Theo lý thuyết hành động xã hội của Marx Weber thì đó là hành động theo
truyền thống. Hành động xã hội theo truyền thống là hành động là loại hành động tuân
thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán đã được truyền lại từ đời này sang
đời khác. Thực tế, những hoạt động khuyến học đó đã được duy trì từ hàng chục năm
nay. Từng dòng họ đều khuyến khích con cháu chăm lo học tập để rạng danh dòng tộc
của mình. Nó dần dần, theo thời gian đã được quy ước trong gia phả của dòng họ, và
trở thành truyền thống của dòng họ. Với những em học sinh nghèo vượt khó hay
những em đậu đại học, đó là hành động nhằm duy trì truyền thống của gia đình, dòng
họ.
2.5. Công tác duy trì và bảo tồn nghề làm bánh gai truyền thống Làng Mía.
Bánh gai Làng Mía có xuất xứ từ thế kỷ thứ XIV – XV. Nhưng nó lại chỉ được
biết đến với cái tên “Bánh gai Tứ Trụ”. Tứ Trụ vốn dĩ là một phố mà ngày xưa người
làng Mía đem bánh gai lên đó bán vì ở đó có Chợ Đường, là trung tâm giao thương
của cả xã thời xa xưa. Chính vì thế mà nói đến bánh gai là nói đến “Bánh gai Tứ Trụ”
– nơi bán bánh gai. Còn về chính gốc bánh gai thì không mấy ai biết được rằng nó lại
là ở Làng Mía.
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 20

Bánh gai Làng Mía được duy trì và phát triển như ngày nay, đều là sự duy trì và
phát triển từ sự tự giác của từng gia đình. Mỗi gia đình đều có ý thức xây dựng, duy trì
và phát triển bánh gai của gia đình mình. Từng gia đình truyền lại những “bí quyết”
làm bánh gai lại cho con cháu trong gia đình. Điều này làm cho sự phát triển của bánh
gai Làng Mía cũng như làm cho mọi người dân biết đến bánh gai Làng Mía là không
nhiều, chủ yếu là biết đến bánh gai Tứ Trụ.
Theo lý thuyết xã hội hoá
Thế hệ này truyền lại cho thế hệ sau những cách thức làm bánh gai và bí quyết
gia truyền của gia đình mình. Bánh gai chỉ được bảo lưu bánh cách này.
Việc xây dựng thương hiệu cho bánh gai Làng Mía cũng chưa được chú trọng.
Đến nay, chỉ có một số ít gia đình trong làng xây dựng được thương hiệu của mình.


Tuy nó là xây dựng thương hiệu cho gia đình nhưng những hộ gia đình ở làng
Mía cũng chỉ dừng lại như trên. Song nó lại mang tính cá thể của từng hộ gia đình.
Điều này làm cho công tác phát triển làng bánh gai truyền thống gặp nhiều khó khăn.
Khi được hỏi về kế hoạch xây dựng thương hiệu, bảo tồn, duy trì làng bánh gai
truyền thống Làng Mía, ông Chức – cán bộ uỷ ban nhân dân xã Thọ Diên cho biết:

Điều này cũng đã được xã đề cập đến trong những cuộc họp. Nhưng nó mới chỉ đang
nằm ở đề án thôi chứ chưa thể xây dựng trên thức tế. Xã đang có kế hoạch là làm
thương hiệu và sản xuất tập trung. Nhưng nó cũng có những khó khăn nhất định.
Nguyên nhân là do, nếu như chúng ta xây dựng thương hiệu bánh gai cho làng thì giá
thành sẽ tăng lên. Mà như vậy thì việc tiêu thụ, bán sản phẩm sẽ gặp khó khăn và
không đạt được hiệu quả kinh tế cao”. (Trích bài phỏng vấn số 2).
Với lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm như vậy nhưng làng bánh
gai truyền thống Làng Mía vẫn chưa được công nhận là làng nghề truyền thống. Đó
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 21
cũng là những hạn chế bước đầu trong việc xây dựng và phát triển làng thành làng

nghề và xây dựng thương hiệu.
Với quan điểm “trả lại bánh gai cho Làng Mía”, đồng chí Hiền – cán bộ phụ
trách văn hoá xã Thọ Diên đã phát biểu: “Điều này là vì bánh gai đích thực được sản
xuất và xuất xứ từ Làng Mía chứ không phải là ở Phố Tứ Trụ. Phố Tứ Trụ chỉ là nơi
bán bánh gai thôi. Vốn dĩ, Tứ Trụ có một cái chợ là Chợ Đường, những người làm
bánh gai ở Làng Mía lên đó để bán hàng nên mọi người nhầm tưởng đó là nơi xuất xứ
của bánh gai.
Hiện nay, có rất nhiều báo đài đến phỏng vấn chú về lịch sử bánh gai. Chú
cũng đã có sự đính chính lại nơi xuất xứ của bánh gai rằng: “Bánh gai được sản xuất
và xuất xứ ở Làng Mía chứ không phải là Tứ Trụ, Tứ Trụ chỉ là nơi bán chứ không
biết làm bánh gai. Nếu như các vị đăng bánh gai Làng Mía thì tôi mới đồng ý!”.
Chúng ta phải trả bánh gai về với nơi nó xuất xứ đó là Làng Mía!”. (Trích bài phỏng
vấn số 2).
Như vậy, với sự quan tâm của các cấp uỷ xã, bánh gai Làng Mía hiện nay đã và
đang được trở về với nơi xuất xứ của nó. Điều này sẽ làm cho bánh gai Làng Mía nói
riêng và việc phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội làng Mía nói chung sẽ có những
bước phát triển mới, khởi sắc hơn.


Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 22
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Làng Mía cũng giống như những ngôi làng nông thôn khác của nước ta. Đó là
một quần thể quần cư của những người dân trong một vùng không gian địa lý nhất
định. Ở đó, có thể coi là một “nước” thu nhỏ khi có đầy đủ những mặt của đời sống xã
hội.
Qua tiến hành khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía nhóm đề tài chúng
tôi nhận thấy, bên cạnh nghề nông nghiệp là nghề truyền thống nuôi sống người dân
Làng Mía từ bao đời nay thì ở làng còn có một hoạt động sản xuất đem lại hiệu quả

kinh tế cao, nâng cao đời sống của người dân Làng Mía một cách đáng kể đó là hoạt
động làm bánh gai. Đây là hoạt động truyền thống của làng, là nghề truyền thống được
truyền từ đời này sang đời khác. Mỗi gia đình làm bánh gai đều có những bí quyết
riêng và được coi là “bí quyết gia truyền”.
Tình hình kinh tế – văn hoá – xã hội của Làng Mía thuộc vào diện cao nhất xã.
Mức thu nhập bình quân đầu người, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, sinh hoạt của
người dân Làng Mía ngày một được nâng cao và hiện đại. Đời sống văn hoá của người
dân phong phú và đang dạng với nhiều hoạt động tín ngưỡng, lễ hội. Các điều kiện xã
hội được đảm bảo và ngày một nâng cao hơn về chất lượng.
Cũng qua tiến hành khảo sát và điều tra thực tế, chúng tôi, nhóm đề tài thấy
được rằng bánh gai có nguồn gốc xuất xứ từ Làng Mía, còn Tứ Trụ chỉ là nơi bầy bán
bánh gai chứ không phải là nơi xuất xứ của bánh gai.
Hoạt động duy trì và phát triển làng bánh gai truyền thống Làng Mía cũng đã
bước đầu gặt hái được những kết quả nhất định. Đã có một số gia đình tự xây dựng
thương hiệu cho gia đình mình. Nghề bánh gai được truyền từ đời này sang đời khác
trong nội bộ gia đình với những bí quyết gia truyền khác nhau. Thế nhưng, hoạt động
này lại diễn ra với một quy mô nhỏ lẻ, chưa có sự tập trung và liên kết giữa các hộ gia
đình làm bánh gai lại với nhau. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến thương hiệu “Bánh
gai Làng Mía” ít được đông đảo mọi người biết đến.
Với những kết quả về tình hình kinh tế – văn hoá – xã hội và công tác duy trì,
bảo tồn làng bánh gai truyền thống mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Nó sẽ là những
tiền đề căn bản để phát triển hơn nữa hoạt động nghề làm bánh gai truyền thống, sớm
đưa làng bánh gai truyền thống Làng Mía được mọi người biết đến và là một làng nghề
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 23
truyền thống. Cùng với đó, đây cũng sẽ là điều kiện thuận lợi để nhân dân Làng Mía
tiếp tục gặt hái được những thành tựu mới trên các lĩnh vực về kinh tế – văn hoá – xã
hội. Tiếp tục đưa Làng Mía ngày càng phát triển và hưng thịnh.
3.2. Khuyến nghị.
Qua tiến hành nghiên cứu và khảo sát thực địa. Với mục đích đưa hoạt động

làm bánh gai của nhân dân Làng Mía ngày càng phát triển hơn nữa, nhóm đề tài chúng
tôi mạnh dạn đề ra một số giải pháp và khuyến nghị sau:
- Tăng cường công tác quản lý về mặt vĩ mô và vi mô của các cấp uỷ Đảng,
đoàn thể chính trị cấp xã, huỵên nhằm tiếp tục thực hiện tốt những kế hoạch về kinh tế
– văn hoá – xã hội mà nhân dân Làng Mía đã đề ra. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển hơn nữa hoạt động làm bánh gai của Làng.
- Tiếp tục có những hoạt động tuyên truyền về nhận thức của người dân về nơi
xuất xứ của bánh gai. Trả bánh gai về với nơi xuất xứ của nó. Từ đó, tạo điều kiện đầu
tiên và cơ bản để xây dựng thương hiệu cho bánh gai Làng Mía. Những hoạt động này
được thực hiện thông qua những buổi trao đổi với các báo đài hay thông qua những bài
nghiên cứu chuyên sâu để có được tiếng nói sâu rộng đến quần chúng nhân dân.
- Có kế hoạt xây dựng thương hiệu cho làng bánh gai truyền thống. Tiến tới xây
dựng làng thành “làng nghề bánh gai truyền thống”. Cụ thể:
+ Xây dựng một trang web về làng bánh gai truyền thống Làng Mía trên hệ
thống mạng internet.
+ Tổ chức, thành lập hợp tác xã sản xuất bánh gai truyền thống của làng.
+ Có kế hoạt xây dựng và hoàn thiện công tác xây dựng thương hiệu. Gắn
thương hiệu bánh gai với tên Làng Mía.
+ Có kế hoạch tổ chức sản xuất bánh gai với quy mô tập trung và lớn tại các cơ
sở sản xuất bằng cách mở rộng quy mô, tăng cường vốn đầu tư, máy móc và nhân
công lao động.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản bá sản phẩm ra các địa phương khác, đặc
biệt là ở các tỉnh, thành khác trên dải đất miền trung.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống vận chuyển và buôn bán sản phẩm bánh gai trong
và ngoài tỉnh đã có từ trước đó để xâm chiếm thị phần thị trường làm nơi tiêu thụ sản
phẩm cho những sản phẩm sản xuất ra.
Nguyễn Văn Trường
Khảo sát làng bánh gai truyền thống Làng Mía – Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hoá 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội,

2004.
2. Tống Văn Chung, Xã hội học nông thôn, Đại học Quốc Gia Hà nội.
3. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, Xã hội học, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2004.
4. Chung Á - Nguyễn Đình Tấn, Nghiên cứu xã hội học, NXB Thế Giới, Hà Nội,
1997.
5. Nguyễn Sinh Huy, Xã hội học đại cương.
6. Mạng internet.

×