Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương chi nhánh miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.85 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG CHI NHÁNH MIỀN BẮC
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đinh Lê Hải Hà
Họ và tên sinh viên : Doãn Thị Khanh
Mã sinh viên : CQ511788
Chuyên ngành : QTKD Thương mại
Lớp chuyên ngành : QTKD Thương mại 51 A
Thời gian thực tập : Từ 19/01/2013 19/05/2013 (Đợt 1)
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Lê Hải

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và tích lũy kiến thức ở chuyên ngành Quản trị
kinh doanh Thương Mại, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, em đã được học và tiếp thu nhiều kiến thức đại cương cũng
như chuyên ngành rất bổ ích và cần thiết cho công việc và sự nghiệp của mình
sau này. Dựa trên nền tảng kiến thức này và qua quá trình tìm hiểu ở đơn vị thực
tập, em đã lựa chọn đề tài ”Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty cổ
phần đầu tư Nam Dương chi nhánh miền Bắc”.
Em xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới các Thầy Cô đã giảng dạy và
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học đã qua, đặc biệt là TS.Đinh Lê
Hải Hà người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, lựa
chọn đề tài, nghiên cứu vấn đề và hoàn thành chuyên đề thực tập này.


Cũng qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới, các cô, chú,
anh, chị trong Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương đã tạo điều kiện cho em
thực tập, tiếp cận các công việc thực tế, cũng như cung cấp các thông tin quan
trọng về tình hình hoạt động của công ty để em có thể hoàn thành chuyên đề
thực tập của mình.
Sinh viên
Doãn Thị Khanh
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Lê Hải

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập “Đẩy mạnh hoạt động bán hàng
của Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương” là công trình nghiên cứu của em
và đề tài này chưa từng được công bố trước đó. Đề tài này được phát triển dựa
trên ý tưởng của em, dưới sự hướng dẫn của TS.Đinh Lê Hải Hà, giảng viên
Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Hà nội, ngày 19 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Doãn Thị Khanh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI CAM ĐOAN 3
MỤC LỤC 3
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Lê Hải

LỜI MỞ ĐẦU 1
2.2.1.2. Dòng sản phẩm I AM Mother 35
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CHI NHÁNH
MIỀN BẮC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG 43

2.3.1. Những kết quả đạt được 43
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 47
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG CHI NHÁNH MIỀN BẮC 48
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 49
3.1.1. Mục tiêu hoạt động của công ty 49
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA
CÔNG TY 51
3.2.1. Phát triển chính sách sản phẩm và chính sách giá cả 52
3.2.2. Phát triển lực lượng bán hàng 52
3.2.3. Tăng cường các hoạt động Marketing 53
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 56
3.2.5. Nghiên cứu nhu cầu thị trường 56
3.2.6. Hoàn thiện dịch vụ sau bán 57
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 60
60
60
61
61
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Lê Hải

61
61
61
61
61
61
61
61

61
61
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 62
62
62
62
62
62
62
62
62
62
62
62
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Lê Hải

62
62
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………
62
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Lê Hải

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các ngành nghề kinh doanh chính 5
Bảng 1.2: Danh sách cổ đông sáng lập 6
Bảng 1.3: Phân tích quy mô và cơ cấu nguồn vốn năm 2012…………………… 25
Bảng 1.4: Cơ cấu nhân sự theo trình độ năm 2010-2011-2012………………… 27

Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng thị trường sữa bột 2006-2012 22
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính năm 2012…………………………… 27
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương (2010 -2015) 11
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương chi nhánh
miền Bắc năm 2010 – 2012………………………………………………………. 29
Bảng 2.2: Phân tích biến động doanh thu 2011-2010 và 2012-2011……………. 29
Bảng 2.3: Phân tích biến động chi phí 2011- 2010 và 2012 – 2011…………… 30
Bảng 2.4: Doanh số XO 2010-2011-2012 theo SKU………………………………32
Bảng 2.5: Doanh thu XO 2010 – 2011 – 2012 theo quý 34
Bảng 2.6: Doanh sô IAM 2010-2011-2012 theo SKU…………………………… 36
Bảng 2.7: Doanh thu Iam Mother 2010 – 2011 – 2012 theo quý 38
Biểu đồ 2.1: Doanh số XO 2010 -2011 – 2012 theo SKU 33
Biểu đồ 2.2: Doanh thu XO 2010 – 2011 – 2012 theo quý 34
Biều đồ 2.3. Tăng trưởng Doanh thu XO theo năm 2010 - 2011 – 2012…………. 35
Biểu đồ 2.4: Doanh số IAM 2010 – 2011 – 2012 theo SKU 37
Biểu đồ 2.5: Doanh thu IAM 2010 – 2011 – 2012 theo quý 39
Biểu đồ 2.6: Tăng trưởng doanh thu Iam Mother 2010 – 2011 – 2012 40
Biểu đồ 2.7: Thị phần sữa bột ở Việt Nam năm 2010 theo EIM 44
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Lê Hải

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CP: Cổ phần
CSKH: Chăm sóc khách hàng
DT: Doanh thu
ĐD: Đại diện
EIM: Euromonitor
GT: Thị trường
IAM: Iam Mother
NPP: Nhà phân phối

MT: Siêu thị
QTHC-NS: Quản trị hành chính-nhân sự
XO: Imperial XO
THPT: Trung học phổ thông
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
SKU: Doanh số tiêu thụ
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 1 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì bất kì một doanh nghiệp nào muốn
tồn tại trên thị trường thì đều phải tự thân vận động và tự khẳng định mình trên
thương trường. Việc tìm hiểu kĩ nhu cầu thị trường, tìm cách thỏa mãn tốt nhất nhu
cầu của khách hàng là con đường duy nhất dẫn đến thành công của doanh nghiệp.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân càng ngày càng được nâng
cao, vì vậy nhu cầu sử dụng sữa bột và các loại thực phẩm chức năng đang trở thành
thiết yếu. Sản phẩm sữa bột trên thị trường có rất nhiều sản phẩm mới với nhãn hiệu
và chất lượng đa dạng. Tuy nhiên, với hàng loạt nhãn hiệu sữa đang có mặt trên thị
trường như hiện nay thì việc người tiêu dùng khó có thể lựa chọn cho mình và gia
đình một loại sữa vừa đảm bảo về công dụng chất lượng cũng như phù hợp về mặt
giá cả.
Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương tuy là một công ty mới thành lập được 7
năm tuy nhiên đã nhanh chóng trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt
Nam trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối sữa bột. Tuy mới thành lập không lâu
nhưng uy tín của doanh nghiệp đã rất lớn mạnh nhờ vào việc cung cấp các sản
phẩm chất lượng tốt giá thành hợp lý cùng những ưu đãi lớn cho khách hàng.
Xuất phát từ vai trò, vị trí tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm của
công ty, trong thời gian thực tập tại công ty em xin tìm hiểu đề tài: “Đẩy mạnh
hoạt động bán hàng của Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương chi nhánh miền
Bắc”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực tế khi thực tập tại công ty
đưa ra những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động bán hàng của Công ty cổ
phần đầu tư Nam Dương chi nhánh miền Bắc, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
bán hàng của công ty.
Phát hiện ra những mặt hạn chế trong hoạt động bán hàng và tìm ra nguyên
nhân từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 2 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
Đề tài này tập trung nghiên cứu đặc điểm thị trường, lĩnh vực kinh doanh,
nguồn lực nội tại của công ty, tìm ra những hạn chế còn tồn tại, phát huy những
thành tựu đạt được để có những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bán hàng của
công ty.
Trong đề tài này tập trung nghiên cứu 2 dòng sản phẩm chính của công ty có
tên Imperial XO, và I am Mother.
Phạm vi thời gian nghiên cứu đề tài là các số liệu, tài liệu về công ty giai
đoạn từ năm 2010 – 2012.
Phạm vi không gian nghiên cứu đề tài do thực tập tại chi nhánh miền Bắc cho
nên em lựa chọn nghiên cứu đề tài này trên phạm vi các tỉnh miền Bắc.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu bằng cả phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng.
Số liệu, tài liệu được thu thập trong kho dữ liệu của công ty, trong các báo
cáo tổng kết, trên các website…
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế phổ biến như:
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, mô hình, nghiên cứu tại bàn, phương
pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa…
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết

cấu làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương chi nhánh
miền Bắc
Chương 2: Thực trạng hoạt động bán hàng của Công ty cổ phần đầu tư
Nam Dương chi nhánh miền Bắc
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty cổ
phần đầu tư Nam Dương
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
NAM DƯƠNG CHI NHÁNH MIỀN BẮC
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh lần đầu vào ngày 13 tháng 6
năm 2006 dưới cái tên là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Dương.
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 3 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
Trong quá trình hoạt động thì công ty đã đăng kí thay đổi 8 lần, lần gần đây
nhất là vào ngày 24 tháng 11 năm 2011 dưới tên mới là Công ty cổ phần đầu tư
Nam Dương.
Tên công ty bằng Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM
DƯƠNG.
Tên công ty viết tắt bằng Tiếng Anh: NAM DUONG INVESTMENT
CORPORATION.
Địa chỉ trụ sở chính: R4 – 93 Hưng Gia 2, Phú Mỹ Hưng, Phường Tân
Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 08 5410 4484 Fax: 08 5410 4485
Email:
Website: www.namduongcorp.com.vn
www.namyangi.com.vn
Vốn điều lệ: 120.000.000.000 đồng (Một trăm hai mươi tỷ đồng chẵn)
Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng.

Tổng số cổ phần: 1.200.000
Số cổ phần được quyền chào bán: 0
Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị
Họ và tên: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG Giới tính: Nữ
Sinh ngày: 04/02/1977 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 4 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: Số 333/6/14 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận
Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Chỗ ở hiện tại: Số 333/6/14 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thông tin về văn phòng đại diện:
-VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG
– Tầng 11, Tòa nhà Lilama 10, Đường Lê Văn Lương kéo dài, Từ Liêm, Hà Nội,
Việt Nam.
ĐT: 04 3556 1588 Fax: 04 3556 1589
-VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG – 532/Lô 1 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê, Thành
phố Đà Nẵng, Việt Nam.
ĐT: 0511 371 5556 Fax: 0511 371 5560
-VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG – 66 Trần Khánh Dư, Quận Ngô Quyền, Thành
phố Hải Phòng
ĐT: 031 860 3295 Fax: 031 860 3295
-VĂN PHÒNG QUỐC TẾ TẠI HÀN QUỐC – 18 Namdaemoan- Ro1 Ga,
Jung-Gu, Seoul, Hàn quốc
ĐT: 82-2-2010-6455 Fax:82-2-722-4623
Thông tin về địa điểm kinh doanh:
-XƯỞNG SẢN XUẤT – 45/5M Ấp Đông Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc

Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 5 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
Bảng 1.1. Các ngành nghề kinh doanh chính
STT Tên ngành

ngành
1 Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Chi tiết: Sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa.
1050
2 Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
Chi tiết: Sản xuất vật tư ngành giấy và các sản phẩm từ giấy, nguyên
vật liệu giấy (không sản xuất bột giấy tại trụ sở).
1701
3 Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa
Chi tiết: Sản xuất thùng carton (trừ tái chế phế thải, sản xuất bột giấy,
chế biến gỗ tại trụ sở)
1702
4 Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Sản xuất giấy vệ sinh, khăn ăn, giấy ăn, băng vệ sinh, khăn
lau vệ sinh, tã giấy cho trẻ sơ sinh.
1709
5 Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh
Chi tiết: Sản xuất vật liệu nhựa phục vụ ngành nhựa (không sản xuất
tại trụ sở)
2013
6 Sản xuất sơn, vecni, và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in
và ma tít
Chi tiết: Sản xuất mực in (không hoạt động tại trụ sở)
2022

7 Sản xuất máy vi tính và thiêt bị ngoại vi của máy vi tính
Chi tiết: Sản xuất máy tính, phần mềm máy tính (không gia công cơ
khí, sơn hàn, xi mạ điện, sản xuất hóa chất tại trụ sở)
2620
8 Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị
ngoại vi của máy vi tính)
Chi tiết: Sản xuất máy photocopy, máy in, vật tư ngành in (không
hoạt động tại trụ sở)
2817
9 Bán buôn thực phẩm
Chi tiết: Xuất khẩu, nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
sữa, các phụ gia phục vụ sản xuất và các sản phẩm sữa (thực hiện
theo đúng Quyết định 10/2007QĐ-BTM ngày 25/01/2007)
4632
10 (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm thực hiện thủ tục
đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Pháp luật có liên quan)
Bảng 1.2. Danh sách cổ đông sáng lập
STT Tên cổ đông Nơi đăng kí hộ khẩu Loại cổ Số cổ Giá trị cổ phần Tỷ
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 6 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
thường trú đối với
cá nhân, địa chỉ trụ
sở chính đối với tổ
chức
phần phần ( VND)
lệ
%
1 Công ty
TNHH
Nanum CnC;

ĐD: Ko
Chong Hyok
Doosang Weve
Pavilion, 58
Susongdong,
Jungnogu, Seoul,
Hàn Quốc
Cổ
phần
phổ
thông
112.500 11.250.000.000 75
2 Nguyễn Thu
Ngọc
Xóm Đồng, Xã
Phụng Châu, Huyện
Chương Mỹ, Hà Nội,
Việt Nam
Cổ
phần
phổ
thông
3.750 375.000.000 2,5
3 Nguyễn Thị
Thu Phương
333/6/14 Lê Văn Sỹ,
Phường 1, Quận Tân
Bình, Hồ Chí Minh,
Việt Nam
Cổ

phần
phổ
thông
30.000 3.000.000.000 20
4 Nguyễn Thị
Thu Thanh
333/6/14 Lê Văn Sỹ,
Phường 1, Quận Tân
Bình, Hồ Chí Minh,
Việt Nam
Cổ
phần
phổ
thông
3.750 375.000.000 2,5
Được thành lập vào ngày 13 tháng 06 năm 2006, trải qua hơn 6 năm xây
dựng và phát triển tới nay Công ty Nam Dương đã dần trở thành một công ty lớn
mạnh, có các đối tác lớn như: Tập đoàn bơ sữa Nam Yang, Tập đoàn Deahan Pulp,
Công ty Inkmate, Công ty Nanum CnC, Hãng phim truyền hình MBC ( Hàn Quốc),
Công ty CP dược phẩm Traphaco. Hiện Nam Dương đang quản lý độc quyền một
số thương hiệu lớn cho toàn khu vực Đông Nam Á như: I am mother, XO, Bosomi
với mạng lưới phân phối phủ rộng khắp, lực lượng nhân viên hùng hậu, Công ty
Nam Dương đang dần trở thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh của Việt Nam.
Có tới 75 đối tác phân phối trên 63 tỉnh thành, trong đó chiếm 80% là những
NPP uy tín và có thương hiệu mạnh. Sở hữu hệ thống kênh siêu thị và khách hàng
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 7 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
trọng điểm trên toàn quốc. Doanh số tăng trưởng 40% năm trong vài năm vừa qua.
Với hơn 900 nhân viên được trải khắp trên toàn quốc.
Từ năm 2006, Namyang đã chọn Nam Dương là nhà phân phối độc quyền

các sản phẩm của Namyang tại Việt Nam. Tính đến nay các sản phẩm sản xuất bởi
Namyang do Nam Dương phân phối bao gồm: các sản phẩm sữa bột mang nhãn
hiệu XO, I am Mother, Star, sản phẩm bột dinh dưỡng MOA, sản phẩm đặc trị Hope
Doctor, Trong thời gian tới, Nam Dương sẽ tiếp tục đưa các sản phẩm khác như
cà phê, nước trái cây của Namyang vào thị trường Việt Nam.
Nam Dương phát triển theo định hướng trở thành một tập đoàn kinh doanh
theo mô hình khép kín: Phân phối/bán lẻ, kho vận, truyền thông, sản xuất.
Hiện tại hệ thống phân phối của Nam Dương gồm: tổng số nhân viên công ty
ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam là 900 nhân viên; 63 là số tỉnh thành trong hệ thống
phân phối hiện tại; 75 là số nhà phân phối ; 250 là số lượng siêu thị ; 700 là số cửa
hàng trọng điểm ; 15.000 là số lượng các cửa hàng bán lẻ.
Một trong những thế mạnh của Nam Dương là chuyên quản lý cho các
thương hiệu hàng tiêu dùng uy tín. Nhờ chính sách này, Nam Dương luôn chủ động
trong việc áp dụng các chính sách marketing cho sản phẩm. Công ty đồng thời có
thể đưa tới người tiêu dùng chính sách chăm sóc khách hàng tận tình nhất, và chịu
trách nhiệm tuyệt đối về chất lượng sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.
Tới thời điểm hiện tại, Nam Dương đã trở thành nhà phân phối độc quyền với
các đối tác sản xuất lớn tại Hàn Quốc như: Namyang, Ink-mate, Deaha Pulp,
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1.2.1. Chức năng
Là một công ty cổ phần đầu tư kinh doanh theo định hướng trở thành một tập
đoàn kinh doanh theo mô hình khép kín: Phân phối/ bán lẻ, kho vận, truyền thông,
sản xuất cho nên chức năng chính là trung gian buôn bán lưu thông hàng hóa trong
nước và quốc tế đồng thời tổ chức sản xuất sản phẩm, kinh doanh kho vận cho các
đối tượng bên ngoài.
Chức năng thương mại: công ty phát hiện nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ trên
từng đoạn thị trường và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó bằng cách nhập khẩu các sản
phẩm từ các đối tác bên Hàn Quốc sau đó bán cho người tiêu dùng và làm đại lý
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 8 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

phân phối sản phẩm độc quyền. Hàng hóa được đưa vào lưu thông đem lại giá trị
cho công ty và giá trị sử dụng cho người tiêu dùng.
Chức năng tài chính: Chức năng tài chính là chức năng rất quan trọng, ảnh
hưởng sâu sắc tới sự phát triển của công ty. Các nghiên cứu về tài chính và các mục
tiêu chiến lược tổng quát luôn gắn bó mật thiết với nhau vì các kế hoạch và chiến
lược của công ty đều liên quan đến nguồn tài chính.
Bộ phận tài chính cung cấp cho tất cả các lĩnh vực khác các thông tin rộng rãi
thông qua hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, sổ sách bán hàng
Cũng như các lĩnh vực khác, bộ phận tài chính có trách nhiệm chính liên
quan đến nguồn lực của công ty. Trước hết việc tìm kiếm nguồn lực bao gồm cả
việc tìm kiếm nguồn tiền và cả việc kiểm soát chế độ chi tiêu tài chính đều thuộc
trách nhiệm của bộ phận tài chính.
Chức năng tài chính bao gồm phân tích, lập kế hoạch và kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của công ty như là:
* Khả năng huy động vốn ngắn hạn
* Khả năng huy động vốn dài hạn
* Trị giá trên 1 cổ phiếu
* Chi phí vốn so với toàn ngành và đối thủ cạnh tranh
* Các vấn đề thuế
* Tình hình vay có thế chấp
* Tỷ lệ lãi
* Vốn lưu động: tính linh hoạt của vốn đầu tư
* Quy mô tài chính
* Hệ thống kế toán có hiệu quả phục vụ cho việc lập kế hoạch tài chính và
lợi nhuận.
Chức năng tài chính là chức năng vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh
nghiệp thương mại nào. Với Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương là một công ty cổ
phần nên chức năng tài chính là thước đo đánh giá hiệu quả kinh doanh. Tình hình
tài chính của công ty được phân bổ hợp lý hay không, công tác phân bổ vốn và
nguồn vốn có hiệu quả hay không tất cả phụ thuộc vào việc chức năng tài chính của

công ty có được thực hiện tốt không. Vì thế công ty luôn chú trọng vào việc nâng
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 9 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
cao trình độ và hiệu quả của bộ phận tài chính trong công ty, trong đó đặc biệt chú
trọng là tình hình phân bổ tiền mặt, các khoản phải thu, phải trả một cách có hiệu
quả nhằm thúc đẩy phát triển kinh doanh, đảm bảo lợi tức cho các cổ đông.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành
nghề được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục
tiêu chiến lược của công ty.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và xác định thị trường có nhu cầu.
- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức kinh doanh trên các
lĩnh vực đăng ký kinh doanh theo pháp luật.
- Tổ chức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, không ngừng áp dụng tiến
bộ khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng.
- Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo đúng qui định của Nhà nước.
- Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách quản lý
sử dụng vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn vốn phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với Nhà
nước.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp trong
và ngoài nước.
- Quản lý tốt đội ngũ cán bộ nhân viên, công nhân theo phân cấp của Bộ
Thương mại. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, phát
huy quyền làm chủ tập thể của người lao động, không ngừng nâng cao bồi dưỡng đào
tạo chuyên môn nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực. Phân phối lợi nhuận theo kết quả
lao động công bằng hợp lí.
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật
Sứ mệnh:

- Nam Dương nỗ lực không ngừng để đem tới khách hàng những sản phẩm
nổi tiếng trên thế giới với dịch vụ tốt nhất, an toàn nhất, uy tín nhất.
- Nam Dương cam kết mỗi cơ hội hợp tác đều là sự hợp tác hiệu quả, chia sẻ
lợi ích và cùng nhau phát triển.
- Giá trị đích thực của Nam Dương là thành quả của lao động tập thể và mỗi
nhân viên Nam Dương xứng đáng được hưởng những đãi ngộ tốt nhất.
Tầm nhìn:
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 10 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
- Trong vòng 5 năm, Nam Dương sẽ trở thành tập đoàn kinh doanh theo mô
hình khép kín: phân phối/bán lẻ, kho vận, truyền thông, sản xuất.
- Nam Dương sẽ giữ đà tăng trưởng trên 40% trên năm. Dự kiến doanh thu
năm 2015 đạt 1000 tỷ.
Chìa khóa thành công:
- Định hướng và chiến lược kinh doanh rõ ràng, nhất quán.
- Có uy tín và quan hệ phân phối độc quyền với các đối tác Hàn Quốc, Hoa Kỳ.
- Chỉ phân phối sản phẩm của những thương hiệu uy tín, cao cấp mang lại
hiệu quả kinh doanh cao.
- Đội ngũ quản lý tốt, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại, sản xuất
và tài chính.
- Hệ thống phân phối lớn và rộng khắp cả nước.
Triết lý Kinh doanh
Với tôn chỉ hoạt động: "Kinh doanh không đơn thuần là lợi nhuận". Ngoài
việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh thì công tác từ thiện luôn được cán bộ và
nhân viên công ty quan tâm đặc biệt, nhiều năm qua Công ty cổ phần đầu tư Nam
Dương đã tham gia rất nhiều hoạt động cộng đồng mang những ý nghĩa lớn .
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 11 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Ban Kiểm soát
Phó Tổng Giám Đốc Tài
Chính
Phó Tổng Giám Đốc
Nguồn Lực
Phó Tổng Giám Đốc
Thương Mại
Phòng Kế
Toán
Phòng Tài
Chính
Mua hàng
trong nước
Nhân sự
Phó phòng
Tài chính
Kế toán
Tổng hợp
Phòng
QTNS-HC
Phòng GT
Phòng Mua
Hàng
Giám đốc Marketing
toàn quốc
Giám đốc Kinh
doanh toàn quốc

Nhân viên kế
toán
Hành chính
Nhân viên
tài chính
Phòng
CSKH
Phòng MT
Kho vận
Lái xe văn
phòng
Phòng Event
Điều phối
viên
Mua hàng
nước ngoài
Phòng
Marketing
Ban y tế
Ban trường
học
Chuyên đề thực tập 12 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
Là một công ty cổ phần cho nên bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức
theo đúng pháp luật quy định.
Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
• Chủ tịch hội đồng quản trị là người có quyền và nghĩa vụ sau:
Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; Chuẩn bị hoặc
tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và
chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội
đồng quản trị; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng

quản trị;. Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy
định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
• Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm
vụ được giao.
Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công
ty; Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện kế
hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Kiến nghị phương án bố trí cơ
cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các
chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức; Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao
động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng
giám đốc; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty
và quyết định của Hội đồng quản trị.
• Ban kiểm soát
- Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh
giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc theo
đúng các qui định trong Điều lệ công ty, các nghị quyết, quyết định của Đại hội
đồng cổ đông;
- Có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc cung cấp mọi hồ sơ và
thông tin cần thiết liên quan đến công tác điều hành quản lí công ty; mọi thông báo,
báo cáo, phiếu xin ý kiến đều phải được gửi đến Ban kiểm soát cùng thời điểm gửi
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 13 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
đến các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc; thông tin phải trung thực,
chính xác và kịp thời theo yêu cầu;
- Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lí và sự cẩn trọng từ các
số liệu trong báo cáo tài chính cũng như các báo cáo cần thiết khác

- Khi nhận được kiến nghị của cổ đông Ban kiểm soát có trách nhiệm tiến
hành kiểm tra không chậm hơn 7 ngày làm việc và phải có báo cáo giải trình các
vấn đề kiểm tra ngay sau khi kết thúc kiểm tra cho Hội đồng quản trị, Tổng giám
đốc và cổ đông có yêu cầu.
Trước ngày dự định kiểm tra tối thiểu là 3 ngày, Ban kiểm soát phải gửi
chương trình và thời hạn kiểm tra cho bộ phận được kiểm tra, cổ đông có yêu cầu,
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc để phối hợp và theo dõi, việc kiểm tra không
được gây cản trở các bộ phận liên quan, không được làm gián đoạn công tác điều
hành quản lí công ty.
- Có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
bất thường.
Có trách nhiệm thực hiện quyền hạn của mình.
- Có quyền kiến nghị Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc đưa ra các giải pháp
phòng ngừa các hậu quả xấu có thể xảy ra.
- Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Tổng Giám đốc bố trí cán bộ chuyên môn
phù hợp để Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Có quyền thuê Tư vấn độc lập để thực hiện những quyền được giao
- Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trước khi trình
báo cáo kiểm soát lên Đại hội đồng cổ đông;
- Có quyền giám sát hiệu quả sử dụng vốn công ty trong đầu tư
- Có quyền yêu cầu được tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị nếu thấy
cần thiết
- Ban kiểm soát làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực vì
lợi ích của cổ đông và vì lợi ích của người lao động trong công ty
- Ban kiểm soát có quyền được thanh toán mọi chi phí ăn, ở, đi lại, tiếp
khách, chi phí thuê tư vấn độc lập và các chi phí hợp lí khác khi thừa hành nhiệm vụ
của công ty
• Phó tổng giám đốc Tài chính
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 14 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

Công việc của Phó tổng giám đốc Tài chính là quản lý tài chính như nghiên
cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp; xây dựng các
kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các
nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo
đáng tin cậy trong tương lai.
Phó tổng giám đốc Tài chính chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý phòng Kế
toán, phòng Tài chính và phòng Mua hàng. Những thông tin mà Phó tổng giám đốc
Tài chính có được là từ các phòng ban trực, đây là cơ sở để phó tổng giám đốc ra
quyết định.
Từ việc phân tích, thống kê, kết hợp với các tác nghiệp nhằm đưa ra những
kết quả cuối cùng là Báo cáo tình hình tài chính, hoạch định chiến lược tài chính và
điều hành thực hiện chiến lược tài chính.
• Phó tổng giám đốc Nguồn lực
Phó tổng giám đốc Nguồn lực trực tiếp quản lý phòng Hành chính – Nhân sự
trong công ty.
Trách nhiệm của Phó tổng giám đốc Nguồn lực là:
- Dự báo nguồn nhân lực;
- Quản lý các chính sách và chương trình về nguồn nhân lực;
- Tổ chức các cuộc khảo sát thăm dò về sự thỏa mãn của người lao động;
- Tổ chức đánh giá công việc;
- Quản lý phúc lợi lao động;
- Quản lý tiền lương, tiền công;
- Xác lập và tồ chức các biện pháp về an toàn và sức khỏe cho người lao động;
- Dự trù và quản lý kinh phí cho nguồn nhân lực
• Phó tổng giám đốc Thương mại
Phó tổng giám đốc Thương mại là một người dẫn dắt giàu kinh nghiệm. Để
đạt được các mục tiêu về kinh doanh đề ra bởi Hội đồng quản trị và cũng để thỏa
mãn đòi hỏi của khách hàng, họ phải tự thúc đẩy doanh số bán hàng.
Phó tổng giám đốc Thương mại trực tiếp có mối quan hệ với Giám đốc
Marketing toàn quốc và Giám đốc Kinh doanh toàn quốc. Phó tổng giám đốc

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 15 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
Thương mại thực thi chính sách thương mại cho doanh nghiệp, có tính đến tiềm
năng và môi trường kinh doanh.
Tạo điều kiện cho việc tăng cao doanh số, các phân khúc thị trường và lợi
nhuận, phát triển hiệu suất công việc và kĩ năng của đội ngũ cán bộ thương mại.
• Phòng Kế toán
Phòng Kế toán là phòng tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong việc tổ
chức công tác kế toán, bộ máy kế toán đảm bảo đúng các quy định của pháp
luật về công tác kế toán. Thực hiện công tác tổng hợp báo cáo quản trị nội bộ,
các báo cáo ra bên ngoài cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo chức
năng, nhiệm vụ đươc giao. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Hội đồng quản
trị, Tổng giám đốc về các hoạt động đó theo quy định của pháp luật và chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
- Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế
hoạch công việc của Phòng từng tháng để trình Ban giám đốc phê duyệt.
- Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phòng để hoàn
thành kế hoạch ngân sách năm, kế hoach công việc của phòng/ban đã được
phê duyệt từng thời kỳ.
- Thực hiện các báo cáo nội bộ theo quy định của công ty và các báo
cáo khác theo yêu cầu của Ban giám đốc.
- Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của
Phòng; đánh giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên
tục cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban giám đốc phân
công.
Trong phòng kế toán có kế toán tổng hợp và các nhân viên kế toán làm việc
theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình.
• Phòng Tài chính
- Tham mưu, thừa lệnh tổ chức các hoạt động chung của công ty, giúp việc cho Hội

đồng quản trị, Tổng giám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp,
Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung
của bộ máy của công ty.
- Tổ chức điều hòa, phối hợp hoạt động của các Phòng, Ban, đơn vị trong công ty
để thực hiện công việc tài chính, kế toán, kiểm toán nội bộ của Công ty.
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 16 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
- Tham mưu, giúp việc Ban giám đốc trong việc quản lý, điều hành công việc
thuộc các lĩnh vực tài chính,kiểm soát nội bộ, thu hồi công nợ, thống kê và thông
tin kinh tế; Kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính trong công ty.
- Thừa lệnh Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty quản lý tập trung toàn bộ
mọi hoạt động có liên quan theo đúng quy định chi tiết tại chức năng, quyền hạn
và nhiệm vụ.
- Đại diện theo ủy quyền Ban giám đốc công ty giao dịch với các cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực tài chính kế toán.
Phòng tài chính có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các quy định, chính sách, chế độ tài chính của nhà nước và tổ chức
triển khai theo dõi thực hiện.
- Tham gia xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, phương án
đầu tư dài hạn của công ty, tổ chức theo dõi, giám sát và báo cáo tình hình biến
động và kết quả của các khoản đầu tư.
- Đề xuất các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn.
- Nghiên cứu đề xuất thực hiện công tác đầu tư tài chính cho các dự án, chương
trình hợp tác với các đối tác trong và ngoài công ty cũng như các đối tác nước
ngoài.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và thực hiện công tác kiểm toán nội bộ về tài chính kế
toán trong toàn công ty.
- Kiểm tra và giám sát các hoạt động liên quan đến thu - chi phát sinh trong toàn
công ty.

- Quản lý đề xuất các biện pháp nhằm phát huy sử dụng vốn, tài sản, và các nguồn
lực khác để đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh.
- Đảm bảo thực hiện đúng các chế độ, chính sách về quản lý tài chính tuân thủ
chính xác, trung thực trong việc lập báo cáo tài chính.
* Phòng Mua hàng có vai trò rất quan trọng trong công ty chịu sự quản lý trực tiếp
từ Phó tổng giám đốc Tài chính
Để đáp ứng kịp thời trong tiến độ sản xuất và kinh doanh thì phòng mua hàng có
trách nhiệm và nhiệm vụ như sau:
- Xem xét nhu cầu từ các bộ phận - phòng ban.
- Tìm kiếm và liên hệ nhà cung ứng
- Đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất như về: mặt hàng - chất lượng - sự uy
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A
Chuyên đề thực tập 17 GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà
tín - tiến độ - giá cả,
- Báo cáo và đề xuất thông tin Nhà cung ứng với Ban giám đốc
- Lập đơn đặt hàng sau khi được Ban giám đốc duyệt
- Thực hiện mua hàng sau khi được duyệt đơn đặt hàng
- Kiểm tra hàng mua vào (đạt/ không đạt yêu cầu của đơn đặt hàng đưa ra)
- Lưu các thông tin nhà cung ứng
Trong phòng Mua hàng chia ra bộ phận mua hàng trong nước, mua hàng nước
ngoài và kho vận. Mỗi một bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt.
• Phòng quản trị nhân sự - hành chính
Chức năng nhiệm vụ chính: Giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
công ty về: Công tác tổ chức lao động, thực hiện chế độ chính sách của người
lao động, thực hiện quy chế quản lý tổ chức, quản lý cán bộ công nhân viên và
quản lý tiền lương theo quy định cũng như công tác hành chính văn phòng.
Lĩnh vực Nhân sự
- Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban,
bộ phận để Ban giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Xây dựng quy chế tổ chức bộ máy Chi nhánh, Văn phòng đại diện trình cấp

thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Điều lệ Công ty.
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn công ty, ngân sách
liên quan đến chi phí lao động. Tham gia các chương trình khảo sát lương
với các đối tác và thực hiện khảo sát các chi phí lao động trên thị trường để
làm cơ sở xây dựng chính sách nhân sự hàng năm. Thực hiện khảo sát chính
sách nhân sự, mức độ hài lòng hàng năm đối với toàn thể cán bộ, nhân viên
để cải tiến chính sách nhân sự.
- Xây dựng kế hoạch nhân sự hàng năm (định biên, cơ cấu chức danh, vị trí
công việc, kế hoạch quy hoạch & bổ nhiệm hàng năm, kế hoạch luân chuyển,
điều chuyển)
- Tham mưu cho Ban giám đốc về việc sắp xếp, bố trí nhân sự, quy hoạch &
phát triển cán bộ thông qua phân tích cơ cấu tổ chức, đánh giá kết quả thực
hiện công việc, đánh giá năng lực nhân sự.
- Xây dựng quy chế tiền lương để Ban giám đốc trình Hội đồng quản trị phê
duyệt.
- Xây dựng nội quy lao động; các quy chế làm việc, phân công .
- Xây dựng các quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với người
lao động công ty.
SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

×