Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Hoàn thiện quy trình quản lý an toàn lao động tại xí nghiệp 97- Tổng công ty xây dựng Trường Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.72 KB, 51 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
MỤC LỤC
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động
2 ATLĐ An toàn lao động
3 BNN Bệnh nghề nghiệp
4 BHYT Bảo hiểm y tế
5 BYT Bộ y tế
6 CNXL Công nghệ xử lý
7 DTXLBMVN Dò tìn và xử lý bom mìn vật nổ
8 ILO Tổ chức lao động thế giới
9 LĐTBXH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
10 PCCC Phòng cháy chữa cháy
11 RPBM Rà phá bom mìn
12 QĐ-TTG Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
13 TNLĐ Tai nạn lao động
14 TTLT Thông tư liên tịch
15 TLĐLĐVN Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng1.1: Các công trình tiêu biểu của Xí nghiệp 97 đã thực hiện trong thời
gian qua như sau: Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Thống kê số vụ tai nạn lao động.Error: Reference source not found
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
Bảng 1.3. Chỉ tiêu an toàn lao động Error: Reference source not found
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình quản lý an toàn Lao động: Error: Reference source
not found


Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy của xí nghiệp 97:Error: Reference source not
found
Hình 1.3. Sơ đồ bộ máy quản lý an toàn lao động Error: Reference source not
found
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Công tác an toàn lao động được coi là một chính sách kinh tế xã hội lớn
của Đảng và Nhà nước ta, đây được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chiến
lược kinh tế -xã hội của đất nước. ATLĐ được quan tâm trước hết vì yêu cầu
tất yếu khách quan của sản xuất và nằm trong chiến lược nhằm bảo vệ, phát
triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “phải chăm lo cải
thiện điều kiện làm việc, đảm bảo ATVSLĐ”. Trong chiến lược kinh tế xã hội
2010-2015 cũng nhấn mạnh: phải trú trọng đảm bảo an toàn chất lượng lao
động trên công cuộc xây dựng nước ta thành nước công nghiệp.
Tai nạn lao động đang trở thành vấn đề nóng tại các quốc gia đang phát
triển đặc biệt như nước ta hiện nay, khi mà hệ thống ATLĐ còn chưa được tổ
chức đồng bộ và hoàn thiện. Theo số liệu thống kê của bộ lao động thương
binh và xã hội tỷ lệ TNLĐ và BNN của nước ta hiện nay đang có chiều hướng
gia tăng diễn biến phức tạp gây nên thiệt hại lớn về người và của cho xã hội,
đặt ra cho các cấp quản lý nhiều thách thức cần giải quyết.
Nước ta tuy đã giành được độc lập nhưng hậu quả của chiến tranh để lại
hết sức nặng nề, đặc biệt là số lượng bom mìn rất lớn còn xót lại trên khắp cả
nước và nó mang nguy cơ dẫn đến nguy hiểm bất cứ lúc nào. Theo kết quả
điều tra sơ bộ do Trung tâm công nghệ xử lý (CNXL) bom mìn thực hiện năm
2002 cho thấy, trên toàn quốc có 9.284 /10.511 xã còn bị ô nhiễm bom mìn
vật nổ chiếm 88,3% tổng số xã, đây là những xã còn có bom mìn vật nổ nằm
lẫn trong lòng đất ở các độ sâu khác nhau. Tất cả các loại bom mìn vật nổ này
đều rất nguy hiểm, trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng các công trình,

trẻ em đi học, đi chơi không may tác động phải sẽ gây nổ hoặc có thể tự nổ
do thay đổi về tính chất cơ học, lý học hay hoá học. Cũng theo kết quả điều
tra sơ bộ, hàng năm trung bình cả nước có khoảng 3.807 người bị chết và bị
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
thương do tai nạn bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra. Những
năm đầu sau chiến tranh số lượng tai nạn nhiều, cho đến nay có giảm đi (còn
khoảng 2.000 người bị tai nạn mỗi năm). Điều đáng quan tâm là các nạn nhân
phần lớn là trẻ em và người lao động chính của các gia đình.
Trên cơ sở đó em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình quản lý an toàn
lao động tại xí nghiệp 97- Tổng công ty xây dựng Trường Sơn” để thực
hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Đề tài dựa trên quá trình thực tập tìm hiểu
thực tế tại xí nghiệp 97 và sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê và phân
tích, phương pháp biện chứng để thực hiện. Bài viết còn nhiều hạn chế rất
mong nhận được sự đóng góp của quý cơ quan và giáo viên hướng dẫn để bài
viết được hoàn thiện hơn.
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Các khái niệm
1.1. An toàn lao động
Trong quá trình lao động sản xuất, công tác con người luôn phải làm việc
trong điều kiện cụ thể, mà ở đó họ phải sử dụng, thao tác, điều khiển máy móc,
thiết bị, công cụ và phải tiếp xúc với nhiều yếu tố môi trường nguy hiểm, có hại
có thể gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho họ. Bởi vậy cần phải quan
tâm cải thiện điều kiện điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ và BNN cho
người lao động để bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người lao động.

An toàn lao động là điều kiện làm việc, môi trường, trạng thái có được tại
nơi làm việc mà ở đó các yếu tố nguy cơ và rủi ro tai nạn đã bị loại trừ.
An toàn là nhu cầu tất yếu của cuộc sống qua đó để đảm bảo quá trình
phát triển bền vững và nhu cầu an toàn là nhu cầu được xếp trong vị trí thứ
hai trong thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow(1908-1970).
Tổ chức lao động quốc tế coi công tác ATLĐ là một trong những hoạt
động chủ yếu của mình. ILO đã có gần 40 công ước và khuyến nghị đề cập
đến vấn đề ATVSLĐ và môi trường làm việc. Chính phủ Việt Nam đã phê
duyệt 14 trong số các công ước và khuyến nghị đó, trong đó công ước số 155
(1981) là công ước chủ yếu về ATVSLĐ.
1.2. Tai nạn lao động
TNLĐ là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp lao động hoặc liên quan
đến lao động, do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài,
làm chết người hoặc làm tổn thương bộ phận nào đó của cơ thể. Nhiễm độc
cấp tính đột ngột cũng đươc coi là tai nạn lao động. Tai nạn xảy ra khi người
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
lao động từ nhà đi đến nơi làm việc và trở về nhà, theo một tuyến đường hợp
lý nhất định cũng được coi là TNLĐ.
Theo Điều 105 Bộ luật lao động sửa đổi năm 2002: “Tai nạn lao động là
tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người
lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.
Theo quy định tại thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-
TLĐLĐVN ngày 8/3/2005 của liên bộ LĐTBXH, Y tế thì Tai nạn lao động
được phân chia thành 3 loại: chết người, nặng và nhẹ. Việc xác định TNLĐ
nặng hay nhẹ là căn cứ vào tình trạng vết thương
1.3. Bệnh nghề nghiệp
BNN là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng của nghề

nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp, mà nguyên nhân sinh bệnh là do tác
hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện làm việc xấu. Vậy BNN sinh ra
chính là do tác động kéo dài của các yếu tố nguy hiểm và có hại lên cơ thể
người lao động.
Mỗi một nước đều công nhận những BNN có ở nước mình và ban hành
chế độ đền bù( hoặc bảo hiểm) bệnh nghề nghiệp. Tổ chức lao động quốc tế
xếp BNN thành 29 nhóm gồm hàng trăm bệnh nghề nghiệp khác nhau.
Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1796, Nhà nước công nhận 8 BNN được
bảo hiểm và qua 3 lần công nhận tiếp theo vào cuối năm 1991, đầu năm 1997
và tháng 9/2006 đến nay danh mục BNN được Nhà nước công nhận bảo hiểm
ở nước ta là 25 BNN. Trong thực tế, số BNN ở nước ta còn nhiều hơn nhưng
chưa được công nhận đưa vào danh mục BNN.
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
1.4. Kiểm tra an toàn
Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, kỹ thuật nhằm
phòng ngừa tác động của những yếu tố cơ bản gây ra cho người lao động.
1.5. Một số khái niệm thuật ngữ chuyên ngành rà phá bom mìn
+ Bom là một thiết bị nổ tạo ra và giải phóng năng lượng của nó một
cách cực kỳ nhanh chóng thành một vụ nổ và sóng xung kích mãnh liệt mang
tính phá huỷ.
+ Mìn gọi đầy đủ là mìn quân dụng là một dụng cụ nổ, được bố trí tại
những vị trí cố định, thường được kích hoạt nhờ tác động, trực tiếp cũng như
gián tiếp của chính "nạn nhân" mục tiêu.
+ Dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ sau chiến tranh (DTXLBMVN) là một
công việc đặc biệt nguy hiểm có tính đặc thù riêng mang tính trách nhiệm cao,
đây là nhiệm vụ chính trị có ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội,
không đơn thuần như các hoạt động kinh tế xã hội khác, chỉ có các lực lượng
Công binh chuyên trách có đủ năng lực (về con người và trang thiết bị) mới

được giao thực hiện nhiệm vụ này.
DTXLBMVN là nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, nguy hiểm, độc hại có ảnh
hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của những người làm nhiệm vụ
nên yêu cầu phải có chế độ đãi ngộ riêng, công việc DTXLBMVN được thực
hiện trên phạm vi cả nước ở tất cả các loại địa hình khác nhau (trên cạn hoặc
dưới nước, vùng biển hoặc hồ ao sông ngòi, trung du, miển núi hoặc đồng
bằng, ở những khu dân cư thưa thớt hoặc thành thị …) tại tất cả những nơi có
ảnh hưởng của chiến tranh. Kết quả của công việc DTXLBMVN và quá trình
tổ chức thực hiện có quan hệ trực tiếp đến an toàn tính mạng con người, tài
sản, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
+ Những người làm nhiệm vụ DTXLBMVN phải có tinh thần trách nhiệm
cao, tuyệt đối chống tư tưởng chủ quan đơn giản, triệt để tuân thủ Quy trình
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
kỹ thuật, không được làm tắt hoặc bỏ qua các bước. Không được chạy theo
năng suất đơn thuần dẫn tới làm dối, làm ẩu, để sót bom-mìn-vật nổ; xảy ra
mất an toàn trong khi thi công DTXLBMVN, trong suốt quá trình xây dựng
và sử dụng lâu dài của công trình sau này. Các loại máy, khí tài, trang bị dùng
cho nhiệm vụ DTXLBMVN phải đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, phải
thường xuyên kiểm tra, kiểm định tình trạng kỹ thuật, phải thay thế ngay các
chi tiết và bộ phận không bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật và thiếu đồng bộ
(việc kiểm định sẽ do đơn vị được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ thực hiện).
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra chất lượng
các trang thiết bị dò tìm, kiểm tra trình độ chuyên môn của các nhân viên kỹ
thuật kiểm tra chất lượng công trình, kiểm tra việc chấp hành các quy tắc an
toàn để kịp thời loại trừ những sai sót. Phải định kỳ kiểm tra theo phương
pháp xác suất, thông thường diện tích kiểm tra không ít hơn 1% tổng số diện
tích đã DTXLBMVN.
+ Trang thiết bị an toàn bao gồm:

- Bộ quần áo giáp bảo vệ gồm quần áo giáp, mũ bảo hiểm, giầy chống
mìn, kính, khăn.
- Bộ dụng cụ xử lý tín hiệu, tháo gỡ mìn.
- Bộ đồ cứu thương trong các vụ nổ bom mìn bao gồm túi cứu thương dã
chiến, thiết bị hỗ trợ hô hấp, thiết bị đo nồng độ ô xy trong máu.
- Bộ lặn nhẹ sử dụng bình khí nén hoặc cấp hơi trực tiếp để xử lý bom
đạn dưới nước, bộ lặn nặng để đào xử lý tín hiệu dưới nước.
- Thuyền cao su kết hợp máy đẩy các cỡ gồm thuyền cao su 220S
(thuyền tiểu), 320T (GPS) loại Gamin 12 để xác định và đánh dấu tọa độ của
khu vực RPBM.
- Bộ đàm cầm tay phục vụ liên lạc giữa các tổ trong quá trình dò tìm, nó
đặc biệt thuận tiện khi ta dò tìm ở khu vực sông hồ rộng lớn.
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
- Máy cưa cắt bê tông cầm tay sử dụng khi cần tách các chướng ngại vật
là bê tông, gạch đá để tiến hành dò tìm bom đạn ở phía dưới các chướng ngại
vật đó.thuyền trung), 380A (thuyền đại) và thuyền cao su đáy composit.
- Thiết bị định vị vệ tinh.
- Ngoài ra còn có một số thiết bị tháo gỡ ngòi nổ và cưa sắt đa năng
dùng để vô hiệu quá khả năng sát thương của bom mìn.
2. Quy trình quản lý an toàn lao động
2.1. Quản lý an toàn lao động.
Bộ luật Lao động Việt Nam có quy định: “Quản lý ATLĐ là quản lý
việc chấp hành pháp luật và đảm bảo ATLĐ. Đưa ra các giải pháp nhắm cải
thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khoẻ người lao động, ngăn chặn và
giảm thiểu TNLĐ, BNN và ô nhiễm môi trường. Nâng cao tinh thần nhận
thức và tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, bảo hiểm lao động, vệ sinh lao
động đảm bảo an toàn tính mạng người lao động và tài sản của nhà nước,
hạnh phúc của nhân dân, góp phần vào xây dựng sự phá triển bền vững của

quốc gia.
Có thể nói bản chất của quản lý an toàn lao động chính là quá trình quản
lý rủi ro vì các tai nạn luôn có thể xảy ra và không có bất kỳ trường hợp nào
ngoại Quy trình quản lý an toàn lao động giống như mọi quy trình quản lý
hiện nay, đều tiến hành theo các bước cơ bản sau: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm tra. Đây được coi là những chức năng chung nhất đối với nhà
quản lý không phân biệt cấp bậc, ngành nghề, quy mô lớn nhỏ của tổ chức và
môi trường xã hội.
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình quản lý an toàn Lao động:
(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức)
2.2. Lập kế hoạch an toàn lao động
Lập kế hoạch ATLĐ là một phần không thể thiếu được trong chỉ tiêu kế
hoạch sản xuất của xí nghiệp. Theo Nghị Định 181 của Chính Phủ ngày
17/12/2004 quy định về việc lập kế hoạch an toàn Lao động phải được tiến
hành đồng thời cùng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và đồng thời phải
xét duyệt cả hai kế hoạch này cùng một thời kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho
người lao động.
Lập kế hoạch ATLĐ nhằm định ra những công việc sẽ làm bằng những
phương pháp, công cụ và nguồn lực khác nhau để đạt được mục tiêu cuối
cùng, và mục tiêu cuối cùng là sự an toàn ở mức độ cao nhất cho người lao
động ở mỗi doanh nghiệp, dự trù về các mặt: thiết bị kỹ thuật an toàn, thiết bị
vệ sinh công nghiệp, tuyên truyền, huấn luyện tới cán bộ, công nhân viên của
tổ chức đó về an toàn lao động.
Căn cứ để lập kế hoạch ATLĐ:
+ Nhiệm vụ và phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình
lao động của năm kế hoạch.
+ Những thiếu sót tồn tại trong công tác bảo hộ lao động và an toàn lao

động được rút ra từ các vụ TNLĐ, cháy nổ, BNN, từ báo cáo kiểm điểm việc
thực hiện công tác an toàn lao động năm trước.
+ Các kiến nghị phản ánh của người lao động, ý kiến của tổ chức công
đoàn và kiến nghị của các đoàn thanh tra kiểm tra.
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
8
Lập kế hoạch Tổ chức Lãnh đạo Kiểm tra
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
Kế hoạch ATLĐ phải bao gồm: Mục tiêu, biện pháp, công cụ, kinh phí,
thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện. Đối với công việc phát
sinh trong năm kế hoạch thì phải xây dựng kế hoạch bổ sung phù hợp với nội
dung công việc.
2.3. Tổ chức
Tổ chức là bước thứ hai trong quy trình quản lý, tổ chức là quá trình
triển khai các kế hoạch và hoạt động quản lý nhằm thiết lập một hệ thống các
vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận đó có thể
phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Phối hợp
chính là quá trình liên kết các hoạt động của con người, bộ phận, phân hệ và
hệ thống riêng rẽ nhằm thực hiện các mục tiêu về ATLĐ được đưa ra trong
bản kế hoạch ATLĐ. Khi có sự phối hợp trong tổ chức thì mỗi các nhân sẽ
không theo đuổi mục tiêu riêng của mình mà hướng hành động của mình theo
mục tiêu chung của cả tổ chức.
Các công cụ dùng để phối hợp:
+ Các kế hoạch ATLĐ: với các chiến lược, chính sách về an toàn, BNN, các
dự án về thiết bị chăm sóc sức khỏe cho người lao động, các quy tắc, quy chế,
thủ tục, hoạt động của các bộ phận và con người sẽ ăn khớp với nhau nhờ tính
thống nhất mục tiêu và các phương thức hành động.
+ Hệ thống tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật: đảm bảo phối hợp nhờ
sự chuẩn hóa các kết quả an toàn lao động, sự chuẩn hóa về quy trình thực
hiện, sự chuẩn hóa về các kỹ năng đảm bảo cho quá trình thực hiện công việc

được hiệu quả và an toàn.
+ Các công cụ cơ cấu: có những hình thái cơ cấu tạo điều kiện dễ dàng cho
giao tiếp theo chiều dọc và theo chiều ngang. Tùy vào cơ cấu của tổ chức đó
mà có thể tăng cường hoặc giảm thiểu sự phối hợp trong hoạt động.
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
+ Giám sát trực tiếp: phối hợp được thực hiện bởi người lãnh đạo thông
qua việc trực tiếp giám sát cấp dưới thực hiện quy trình ATLĐ và đưa ra các
mệnh lệnh buộc cấp dưới phải thực hiện trong khuân khổ nhất định.
+ Các công cụ của hệ thống thông tin, truyền thông và tham gia quản lý với
những phương diện cơ bản.
+ Văn hóa tổ chức: là hệ thống nhận thức về an toàn lao động, là những
nghi lễ hàng ngày, những điều cấm kỵ là keo dính gắn kết các bộ phận, con
người trong tổ chức lại với nhau thành một thể thống nhất, làm tăng khả năng
phối hợp trong tổ chức để đạt được mục đích an toàn chung trong quá trình
sản xuất.
Việc phân chia nhiệm cho mỗi phòng ban, mỗi các nhân thực hiện quy trình
an toàn lao động cần căn cứ vào mục tiêu, phương pháp thực hiện và quan
trọng nhất là căn cứ vào kế hoạch sản xuất của tổ chức để thực hiện công việc
một cách đồng bộ và hiệu quả.
Về bản chất tổ chức là việc thực hiện phân công lao động, phân bổ nguồn
lực một cách khoa học, là cơ sở để thực hiện quy trình quản lý an toàn lao
động. Với chức năng tạo khuân khổ cơ cấu và nhân lực quản lý cho quá trình
triển khai kế hoạch an toàn, công tác tổ chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
quyết định phần lớn sự thành công của quy trình an toàn trong tổ chức.
2.4. Lãnh đạo
Lãnh đạo là việc chỉ ra chủ trường, đường lối, mục đích, tính chất nguyên
tắc hoạt động của một hệ thống trong các điều kiện môi trường nhất định.
Lãnh đạo là một hệ thống tổ chức gồm năm yếu tố: người lãnh đạo, người

bị lãnh đạo, mục đích của hệ thống, các nguồn lực (ngoài con người) và môi
trường bên ngoài. Lãnh đạo là một quá trình nó biến chuyển tuỳ thuộc vào
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
mối quan hệ giữa 5 yếu tố kể trên trong thời gian và không gian nhất định.
Các phương pháp lãnh đạo thường dùng trong quy trình quản lý ATLĐ
- Các phương pháp giáo dục, vận động, tuyên truyền về an toàn lao động:
phương pháp này tác động vào nhận thức tình cảm của người lao động nhằm
nâng cao tính tự giác, sự nhiệt tình của họ trong việc thực hiện đúng quy tắc,
chuẩn mực ATLĐ. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục do đó
việc thuyết phục được người lao động áp dụng quy trình an toàn đúng hay sai
là dựa hoàn toàn vào nhận thức của người lao động và cách thức thuyết phục
của người lãnh đạo.
- Phương pháp hành chính: phương pháp tác động vào hệ thống tổ chức, kỷ
luật của tổ chức. Dựa vào những văn bản quy định ATLĐ và BHLĐ nhà lãnh
đạo sẽ đưa ra quyết định rứt khoát đòi hỏi mọi người trong hệ thống phải chấp
hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng. Để hệ thống
ATLĐ hoạt động hiệu quả đòi hỏi người ra quyết định phải có những căn cứ
khoa học, sáng suốt và phải nắm vững về quy trình quản lý ATLĐ nhằm tránh
những quyết định không tập trung, không hiệu quả.
- Phương pháp kinh tế: là các phương pháp tác động gián tiếp và đối tượng
quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản lý tự lựa chọn
phương án hoạt động trong phạm vi an toàn và hiệu quả nhất. Trong công tác
quản lý ATLĐ thì việc sử dụng các định mức kinh tế, các biện pháp đòn bẩy,
kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích người lao động vừa sản
xuất hiệu quả vừa sản xuất an toàn. Bằng các chế độ thưởng, phạt vật chất,
trách nhiệm kinh tế rõ ràng, chặt chẽ sẽ hạn chế các vụ vi phạm ATLĐ đồng
thời cũng khuyến khích các hoạt động phát triển hệ thống an toàn lao động
nhằm nâng cao chất lượng lao động.

Trong quy trình quản lý chức năng lãnh đạo giúp quá trình thực hiện kế
hoạch đi đúng hướng, đúng mục tiêu, chức năng lãnh đạo giúp tránh sự lãng
phí, dàn chải và không hiệu quả trong hoạt động của tổ chức.
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
2.5. Kiểm tra
Kiểm tra là quá trình xem xét các hoạch động nhằm mục đính làm cho các
hoạt động đạt kết quả tốt hơn đồng thời kiểm tra giúp phát hiện những sai sót,
lệch lạc để có biện pháp khắc phục, bảo đảm cho các hoạt động đi đúng hướng.
Việc doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức kiểm tra công tác
VSATLĐ và phòng cháy chữa cháy trong đơn vị mình được coi là tự kiểm tra
về ATLĐ.
Kiểm tra về ATLĐ nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót về ATVSLĐ, về
PCCC để có biện pháp khắc phục, là hệ thống các biện pháp và phương tiện
về tổ chức, kỹ thuật nhằm phòng ngừa tác động của những yếu tố cơ bản gây
ra cho người lao động.
Tự kiểm tra còn có tác dụng giáo dục, nhắc nhở người sử dụng lao động
nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành luật pháp nhà nước về lao
động; nâng cao khả năng phát hiện các nguy cơ gây TNLĐ, BNN và phát huy
tinh thần sáng tạo, tự lực trong công việc tổ chức thực hiện các nội dung; tự
kiểm tra phải nghiêm túc, kỹ lưỡng tránh hình thức.
- Nội dung kiểm tra
Công tác kiểm tra ATLĐ của các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
bao gồm:
+ Việc thực hiện các quy định về bảo hiểm lao động như: khám sức khỏe
định kỳ cho người lao động, khám phát hiện BNN; thời gian làm viêc, thời
gian nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật…
+ Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình bà biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản
kiểm tra, sổ ghi kiến nghị.

+ Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, biện pháp an toàn.
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
+ Tình trạng an toàn, vệ sinh của máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tang và
nơi làm việc như: che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin tưởng của cơ cấu
an toàn, chiếu sáng, chống nóng, chống bụi, chống ồn…
+ Việc sử dụng bảo quản trang thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân
trong lao động, phương tiện kỹ thuật PCCC, thiết bị y tế…
Kiểm tra là chức năng quan trọng của nhà quản lý, kiểm tra là công cụ
quan trọng để nhà quản lý phát hiện ra sai sót và có biện pháp điều chỉnh kịp
thời, mặt khác thông qua kiểm tra các hoat động có thể được thực hiện tốt hơn
và giảm bớt được những sai sót nảy sinh.
- Một số hình thức kiểm tra:
+ Kiểm tra toàn diện
+ Kiểm tra chuyên đề
+ Kiểm tra sau đợt nghỉ dài ngày
+ Kiểm tra định kỳ.
Có thể thấy kiểm tra không phải là hoạt động đan xen mà là một quá trình
liên tục về thời gian và bao quát về không gian, nó là yếu tố thường trực của
nhà quản lý ở mọi lúc mọi nơi.
3.6. Các yếu tố tác động tới quy trình quản lý an toàn lao động
Các yếu tố chủ quan
- Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức có sự phân cấp rõ ràng thì thuận tiện cho công tác tổ chức
kế hoạch và các công tác của quy trình quản lý an toàn lao động. Bên cạnh đó
có sự phối hợp giữa các phòng ban được chặt chẽ hay không cũng phụ thuộc
rất lớn vào cơ cấu của tổ chức đó nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc quy
trình an toàn lao động có được thực hiện đồng bộ hay không.
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A

13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
- Trình độ quản lý
Trình độ của của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình quản lý
an toàn lao động. Nó được thể hiện rõ ràng trong từng bước thực hiện công
việc và kết quả của công việc đó, cách thức thực hiện công việc của nhân viên
cũng một phần thể hiện khả năng và tính cách của nhà quản lý đó. Do đó nhà
lãnh đạo tốt thì khâu tổ chức tốt dẫn đến cả quy trình cũng được thực hiện tốt.
- Trình độ người lao động
Các mục tiêu an toàn, các phương pháp thực hiện để đạt mục tiêu an toàn
đều liên quan trực tiếp tới người lao động. Người lao động có tay nghề, có
kiến thức về ATLĐ thì việc thực hiện quy trình an toàn sẽ được dễ dàng hơn
và đồng bộ hơn. Người lao động là lao động phổ thông khi đó cả tay nghề và
kiến thức an toàn đều rất hạn chế, do đó mà công tác thực hiện quy trình khó
khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn.
- Nguồn kinh phí thưc hiện
Để thực hiện được quy trình an toàn thì cần phải có nguồn kinh phí bảo đảm,
khi nguồn kinh phí thiếu hụt sẽ dẫn đến sự không liền mạch và không hiệu
quả. Nguồn kinh phí chủ yếu là do tổ chức tự thực hiện do đó sẽ dẫn tới giảm
lợi nhuận cho tổ chức dẫn đến tổ chức sẽ trích kinh phí hạn chế chế cho việc
thực hiện quy trình quản lý an toàn lao động.
Các yếu tố khách quan:
- Môi trường làm việc
Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quy trình quản
lý an toàn lao động. Về mặt khoảng cách và phạm vi hoạt động của tổ chức
đòi hỏi thông tin phải kịp thời khi đó việc thực hiên quy trình mới đồng bộ và
toàn diện.
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh

- Chiến lược phát triển dài hạn của tổ chức được tổ chức xây dựng để qua
đó xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trong đó có kế hoạch an toàn lao động.
Các mục tiêu được đưa ra đều phải căn cứ trên cơ sở của mục tiêu chung, mục
tiêu dài hạn của tổ chức.
- Các chính sách của nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các chế độ cho
người lao động. Các chính sách này cũng là căn cứ để đưa ra các phơng pháp
quản lý hành chính hiệu quả.
- Khó khăn và thuận lợi khi áp dụng quy trình quản lý an toàn lao động.
+ Quy trình đơn giản, rõ ràng dễ xây dựng và thực hiện.
+ Quy trình được áp dụng phổ biến cho mọi loại hình các doanh nghiệp và
các cơ sở sản xuất kinh doanh.
+ Đã được sự đồng tình ủng hộ của các cấp lãnh đạo bộ, cơ quan nhà nước
về quy trình quản lý an toàn lao động và đã được cụ thể hoá thành văn bản
trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao
động và mắc bệnh nghề nghiệp cao như rà phá bom mìn.
+ Đòi hỏi người quản lý phải có trình độ để đảm bảo được sự đồng bộ
giữa các bước. Ngoài tiêu chuẩn của chính doanh nghiệp mà nhà quản lý cần phải
áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về an toàn cho các thiết bị, máy móc và môi trường
làm việc chung của các cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước.
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN LAO
ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP 97
1. Giới thiệu tổng quan về Xí nghiệp 97
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Theo kết quả điều tra sơ bộ, hàng năm trung bình cả nước có khoảng 3.807
người bị chết và bị thương do tai nạn bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh
gây ra. Những năm đầu sau chiến tranh số lượng tai nạn nhiều, cho đến nay có

giảm đi (còn khoảng 2.000 người bị tai nạn mỗi năm). Điều đáng quan tâm là
các nạn nhân phần lớn là trẻ em và người lao động chính của các gia đình.
Nhận thấy được mối nguy hiểm đó chính phủ đã ra: “Quyết định
96/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ” về việc quản lý và công tác rà
phá và xử lý bom mìn. Quyết định nêu rõ: “Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ tổ
chức thực hiện rà phá bom, mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc theo yêu cầu
của Thủ tướng Chính phủ và quy định của Chính phủ; tổ chức thực hiện rà
phá bom, mìn, vật nổ đối với các dự án đầu tư và xây dựng cơ bản trên phạm
vi cả nước; chịu trách nhiệm về sự an toàn của dự án, công trình trong quá
trình xây dựng và khai thác sử dụng có liên quan đến vấn đề bom, mìn, vật
nổ”. Để thực hiện được công việc khó khăn và nhiều nguy cơ tai nạn này, cần
phải có đội ngũ chuyên gia và nhân lực có trình độ tay nghề và được đảm bảo
an toàn ở mức cao nhất. Cũng cùng vấn đề này “quyết định” cũng đặc biệt
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý an toàn lao động trong công tác rà
phá và xử lý bom mìn, yêu cầu các cơ quan chức năng phải có quy trình quản
lý an toàn lao động đồng bộ và hiệu quả nhất.
Ban đầu dựa trên cở sở là đội 97 thuộc Tổng công ty xây dựng Trường
Sơn, hoạt động dưới sự chỉ đạo của công ty nhỏ và với quy mô nhỏ. Nay do
nhu cầu về diện tích đất an toàn lớn để xây dựng các công trình trọng điểm
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
quốc gia, trên cơ sở đó Xí nghiệp 97 thành lập theo quyết định số 1543/QĐ-
BQP ngày 24/09/1999 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ban lãnh đạo công ty
ban đầu gồm có:
- Thiếu tá Nguyễn Phúc Hậu - Chức vụ: Giám đốc.
- Thiếu tá Nguyễn Văn Lợi - Chức vụ: Phó giám đốc.
- Thiếu tá Nguyễn Văn Tú - Chức vụ: Phó giám đốc.
- Trung uý Nguyễn Văn Sơn- Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật.
Với nhiệm vụ chính là rà phá và xử lý bom mìn, sự ra đời của Xí nghiệp sẽ

giúp cho việc loại bớt hậu quả chiến tranh trên đất nước ta được thuận lợi
hơn.
Thông tin về Xí nghiệp:
- Tên giao dịch: Xí nghiệp 97- Tổng công ty xây dựng Trường Sơn.
- Địa chỉ: Xã Ngọc Hồi- Huyện Thanh Trì- TP Hà Nội.
- Số điện thoại: 0436 86 58 59.
- Fax: 0436 86 58 59.
Là đầu ngành toàn quân, làm tham mưu cho Binh chủng Công binh và
Bộ Quốc phòng về kỹ thuật dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ, huấn luyện
chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành. Xí nghiệp 97 là tổ chức nghiên cứu,
ứng dụng, trực tiếp triển khai việc xử lý và dò tìm bom mìn, đạn dược, vật
nổ. Trong những năm gần đây, Xí nghiệp đã thực hiện khảo sát, dò tìm và
xử lý bom mìn, vật nổ bảo đảm an toàn cho nhiều dự án cấp nhà nước,
công trình giao thông, thủy điện, thủy lợi, mặt bằng khu công nghiệp, mặt
bằng xây dựng cầu cảng, các tuyến đường ống dẫn dầu khí, hệ thông cáp
quang trên sông, trên biển ở độ sâu khác nhau với diện tích hàng vạn ha,
thu hồi và xử lý hàng ngàn tấn bom đạn các loại. Với năng lực chuyên
ngành sẵn có của Binh chủng Công binh về việc dò tìm xử lý và ứng dụng
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
bom, mìn, vật liệu nổ. Kế thừa kinh nghiệm và phát huy những thế mạnh về
trang thiết bị, con người trong lĩnh vực rà phá, xử lý ứng dụng bom, mìn,
vật nổ, Xí nghiệp 97 đã tham gia dò tìm, xử lý bom, mìn, vật liệu nổ cho
các công trình xây dựng trọng điểm của Quốc gia và một số công trình Liên
doanh với nước ngoài để đảm bảo cho độ an toàn cho việc thi công cũng
như sử dụng lâu dài của công trình. Dưới đây là các công trình tiêu biểu Xí
nghiệp 97 đã thi công trong thời gian gần đây.
Bảng1.1: Các công trình tiêu biểu của Xí nghiệp 97 đã thực hiện trong thời
gian qua như sau:

STT
TÊN CÔNG TRÌNH
Khối lượng
(Ha)
1 Công trình đường tránh Gia lai- Kon tom 200
2 Công trình nhà máy Hàm Thuận- Đamy 400
3 Công trình sân gôn và khu chế suất Nội bài 600
4 19 cầu trên quốc lộ 1A và đường 18 400
5 Công trình đường xuyên Á, cầu Bắc Mỹ thuận 1500
6 Cồng trình đường vào Nghĩa trang Trường sơn 80
7 Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh- Vũng Tàu 200
8 Khu công nghiệp Phú Mỹ 150
9 1 phần trong khu chế xuất Dung Quất 700
10 Khu công nghiệp suối dầu 300
11 Mặt bằng khu công nhiệp Cái Lân 200
(Nguồn: phòng kỹ thuật)
Ngày 21 tháng 12 năm 2005, Xí nghiệp được Chủ tịch nước ký Quyết
định tuyên dương danh hiệu đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
thời kỳ đổi mới. Xí nghiệp 97 đã được tặng thưởng 6 Huân chương chiến
công các hạng về thành tích dò tìm và xử lý bom mìn, vật nổ. Đạt danh hiệu
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
đơn vị quyết thắng từ 2000 đến 2006, từ 1999-2006 liên tục đạt tiêu chuẩn
đơn vị vững mạnh toàn diện. Xí nghiệp đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấy
khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Công binh và một số Bộ, Ngành và địa
phương về thành tích hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Sau khi được thành lập, trước những nhu cầu ngày càng to lớn của việc
tìm kiếm và dò phá bom mìn phục vụ cho công cuộc xây dựng và tái thiết đất
nước mà xí nghiệp đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động và mở rộng

quy mô của Xí nghiệp, qua nhiều năm phấn đấu và trưởng thành hiện nay Xí
nghiệp đã có cơ cấu tổ chức tương đối hoàn chỉnh.
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy của xí nghiệp 97:


(Nguồn: phòng hành chính tổ chức)
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
19
Giám đốc
Thượng tá: Ng. Phúc Hậu
P.giám đốc
Thiếu tá: Lê Viết Quân
P.giám đốc
Trung tá: Ng Văn Tú
P.giám đốc
Thiếu tá: Ng Văn Định
Trưởng P. kỹ thuật
Đại uý: Ng Văn Sơn
Trưởng P. kế toán
Lê văn Các
P. hành chính tổ chức
Hoàng Xuân Hưng
Kho vật tư
Thượng úy: Ng. Văn Hải
Đội thi công I
Thượng uý: Lê Kiêu Hãnh
Đội thi công II
Thượng uý: Ng Văn Toàn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
1.2. Phương thức hoạt động

Xí nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc làm việc theo cơ chế một Thủ
trưởng. Giám đốc có quyền quyết định cao nhất và quyền hạn được quy định
giảm dần theo cấp quản lý.
- Giám đốc Thượng tá Nguyễn Phúc Hậu chịu trách nhiệm các hoạt động
của Xí nghiệp trước tổng công ty và trước Binh Đoàn 12 bộ quốc phòng và
giám đốc có quyền quyết định mọi công việc của xí nghiệp.
- Các phó giám đốc chịu trách nghiệm trước Giám đốc về các mảng hoạt
động và các khu vực hoạt động trong đó:
+ Phó giám đốc Thiếu tá Lê Viết Quân kiêm bí thư đảng uỷ, chịu trách
nhiệm các hoạt động đảng bộ trong toàn Xí nghiệp, đồng thời phụ trách nhận
thầu các công trình và tiến hành tổ chức hoạt động thi công khu vực phía Nam.
+ Phó giám đốc Trung tá Nguyễn Văn Tú phụ trách các hoạt động thầu và
thi công khu vực phía Bắc.
+ Phó giám đốc Thiếu tá Nguyễn Văn Định phụ trách 2 đội thi công và
khu vực miền Trung.
Các Phòng ban chức năng:
- Phòng Kế toán
Với 5 thành viên trong đó Ông: Lê Văn Cáp kế toán trưởng. Có nhiệm vụ
hoạch toán chi phí và lợi nhuận cho Xí nghiệp đồng thời hoạch toán tiền
lương cho cán bộ và nhân viên của Xí nghiệp, tất cả các số liệu thống kê đều
phải trình lên giám đốc ngày 15 hàng tháng. Phòng còn có nhiệm vụ kết hợp
với phòng kỹ thuật xây dựng các hồ sơ thầu và đánh giá dự án.
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
- Phòng Kỹ thuật
Phòng Kinh tế- Kỹ thuật gồm có 7 thành viên và trưởng phòng là Đại uý:
Nguyễn Văn Sơn. Phòng có nhiệm vụ chính là đánh giá các dự án để xây
dựng hồ sơ thầu. Sau khi đã hoàn thành việc đấu thầu, phòng sẽ bóc tách từng
khối lượng công việc cụ thể, giao cho bên phòng kế toán hạch toán chi phí và

bên phòng hành chính tổ chức triển khai nguồn nhân lực.
- Phòng Hành chính tổ chức
Phòng gồm 4 thành viên do anh Hoàng Xuân Hưng làm trưởng phòng.
Công việc chính là xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực cho toàn xí nghiệp, cụ
thể là phải điều phối nhân viên của Xí nghiệp đi các công trình trên toàn quốc
và đòi hỏi không xảy ra sự trùng lặp và thiếu hụt nguồn nhân lực khi thực
hiện đồng loạt nhiều dự án một lúc.Bên cạnh đó Phòng còn xây dựng bảng
chấm công để trình giám đốc và phòng kế toán để hoạch toán tiền lương cho
nhân viên.
- Kho vật tư: Trưởng kho Thượng uý Nguyễn Văn Hải, phòng vật tư có
nhiệm vụ cất giữ và cũng cấp các thiết bị, vật dụng, quân tư trang để phục vụ cho
công tác rà phá và xử lý bom mìn của toàn xí nghiệp. Bên cạnh đó kho vật tư
còn là nơi cất giữ và xử lý các hiện vật thu giữ được cụ thể là các hiện vật như
bom, mìn, đầu đạn đã đựơc tìm thấy trong quá trình rà phá của Xí nghiệp. Kho
vật tư chỉ do một người quản lý và chỉ mở theo lệnh của giám đốc.
- Hai đội thi công bao gồm đội thi công I và đội thi công II
+ Đội thi công I do Thượng uý Lê Kiêu Hãnh là đội trưởng. Đội thi công I
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá và xử lý bom mìn tại khu vực miền trung
và miền Nam, hiện đội thi công I có 30 nhân công, đội thi công I chịu sự quản
lý trực tiếp của P.giám đốc Thiếu tá Lê Viết Quân. Trong quá trình thi công sẽ
phải xin chỉ thị của cấp trên và thực hiện theo đúng kế hoạch đã đặt ra.
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh
+ Đội thi công II do Thượng uý Nguyễn Văn Toàn làm đội trưởng. Đội thi
công II hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của P.giám đốc Thiếu tá Nguyễn
Văn Định, công việc chủ yếu là nhận thi công các công trình khu vực phía
bắc. Hiện tại, đội thi công II có 23 thành viên.
1.3. Quy trình rà phá và xử lý bom mìn
Quy trình kỹ thuật dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ ban hành kèm theo

quyết định số 95/2003/QĐ-BQP ngày 7/8/2003. Tiêu chuẩn của phân đội dò
tìm, xử lý bom mìn, vật nổ:
- Nêu rõ các tiêu chuẩn của người chỉ huy phân đội và từng chiến sỹ làm
nhiệm vụ dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ. Người chỉ huy phân đội làm nhiệm
vụ dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ nhất thiết phải được đào tạo Đội trưởng rà
phá bom mìn và được Binh chủng Công binh cấp chứng chỉ.
- Phân đội làm nhiệm vụ dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ phải đủ quân số,
trang bị phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, theo phương án thi công được duyệt,
đồng thời phải có đủ các trang bị bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn và phòng
chống cháy nổ.
- Khảo sát, thu thập các số liệu, đánh dấu phạm vi dò tìm xử lý bom-mìn-
vật nổ
+ Từ các tài liệu được cung cấp hoặc giao nhận trên thực địa, trên bản đồ
tiến hành đóng một số cọc mốc bằng bê tông cốt thép đánh dấu ranh giới, vẽ
sơ đồ khu vực.
+ Tiến hành khảo sát tại thực địa:
- Lập phương án thi công dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ
+ Phương án thi công phải thể hiện rõ: nhiệm vụ chung, địa điểm tình
hình có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ: khối lượng thi công cụ thể, biện
Sinh viên: Đặng Thìn Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế 49A
22

×