Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ VÀ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU TẠI CÁC CỤC, CHI CỤC HẢI QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.95 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của thế kỷ 21, Hải quan
là một trong những lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình hội
nhập. Ngành Hải quan đang thực hiện những sứ mệnh quan trọng nhằm góp
phần tạo thuận lợi cho thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo nguồn
thu cho ngân sách, bảo vệ an ninh quốc gia và cộng đồng. Thực hiện hoạt động
quản lý nhà nước về hải quan trên lĩnh vực xác định trị giá tính thuế, với mục
tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và hội nhập, trong khi vẫn phải duy
trì một hệ thống kiểm soát xuất nhập khẩu đầy đủ, Hải quan đang đứng trước
những thách thức to lớn để vừa tạo “thuận lợi” cho thương mại vừa đảm bảo
“tuân thủ” các Hiệp định, Luật định về Hải Quan.
Trước năm 2003, nguyên tắc xác định trị giá dựa trên bảng giá tối thiểu đã
phát huy một số tác dụng trong đấu tranh, chống gian lận thương mại qua giá,
đồng thời cũng bộc lộ nhược điểm cơ bản là tính áp đặt, không phù hợp với thực
tiễn giao dịch thương mại quốc tế. Từ ngày 1/1/2004, Việt Nam đã chính thức
triển khai thực hiện xác định trị giá hải quan theo Hiệp định về thực hiện điều
VII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. Đây là Hiệp định mang tính
kỹ thuật cao đòi hỏi cơ quan hải quan và doanh nghiệp phải hiểu biết đầy đủ,
chính xác và thống nhất.
Thực tế cho thấy, cả phía cơ quan Hải quan và doanh nghiệp đều bộc lộ
những hạn chế: cán bộ hải quan còn lúng túng trong việc áp dụng các phương
pháp xác định trị giá do chưa thực sự hiểu sâu nghiệp vụ, phía doanh nghiệp còn
mơ hồ về cách xác định trị giá tính thuế nên không hiểu hết quyền lợi và nghĩa
vụ của mình. Do vậy việc nghiên cứu vấn đề xác định trị giá tính thuế là hết sức
quan trọng, giúp các bên có liên quan tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp, góp
phần đẩy nhanh quá trình thông quan, đưa hàng hóa vào lưu thông.
Chính vì vậy, với kiến thức đang học, em xin nghiên cứu vấn đề về xác
định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu và chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hoạt
động kiểm tra, xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở cơ quan Hải quan”


1
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU VÀ
CÔNG TÁC KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRỊ GIA TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU
1. Khái niệm
Trong thời đại ngày nay, khi mà xu thế quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ
trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thì việc nền kinh tế của
mỗi quốc gia trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới là một tất yếu xảy
ra. Và một trong những hoạt động thương mại quốc tế không thể không kể đến
là hoạt động nhập khẩu hàng hoá. Trong hoạt động đó, cơ quan hải quan cũng
như các doanh nghiệp đều phải tiến hành xác định trị giá tính thuế.
Ở Việt Nam, khái niệm trị giá hải quan hay trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu
được xác định để phục vụ mục đích tính thuế xuất nhập khẩu (được gọi là trị giá
tính thuế). Từ ngày 01/01/2006, trị giá hải quan chính thức được sử dụng làm cơ
sở tính toán, xác định thu nộp thuế, để phục vụ quản lý, xây dựng thực thi chính
sách xuất nhập khẩu, tham gia phục vụ thông kê ngành Hải quan.
Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu
nhập đầu tiên. Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác
định bằng cách áp dụng tuần tự 06 phương pháp xác định trị giá tính thuế (theo
Hiệp định GATT) và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.
Thời điểm xác định trị giá tính thuế là ngày người khai hải quan đăng ký tờ khai
Hải quan hàng hoá nhập khẩu, hoặc là ngày cơ quan hải quan xác định trị giá
(trong trường hợp trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định). Việc xác định
trị giá tính thuế dựa trên cơ sở các thông tin, chứng từ được ghi chép và phản
ánh theo các nguyên tắc kế toán quy định của Luật kế toán Việt Nam; các
nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận của nước có liên quan.
2
2. Các phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu
Trị giá hải quan là vấn đề gây nhiều mâu thuẫn giữa cơ quan thu thuế Hải

quan và doanh nghiệp nộp thuế. Hải quan luôn có xu hướng muốn tính thuế nhiều
hơn, và vì thế chọn phương pháp tính toán nào cho trị giá hàng hoá cao nhất có
thể. Trong khi các doanh nghiệp lại luôn muốn thuế thấp nhất nên muốn sử dụng
phương pháp tính nào đó để có trị giá hàng hoá khai báo thấp. Để giải quyết mâu
thuẫn này, tạo điều kiện thuận lợi để tự do hóa thương mại, các nước thành viên
WTO nói chung và Việt Nam nói riêng đã thỏa thuận và thực hiện xác định trị giá
theo Hiệp định trị giá GATT nhằm thống nhất về phương pháp tính trị giá hàng
hoá. Theo đó Trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng
cách áp dụng tuần tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế (từ 1 đến 6 dưới
đây) và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.
2.1. Phương pháp xác định theo trị giá giao dịch
Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu: là giá mà thực tế đã thanh toán
hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua hàng nhập khẩu, sau khi tính đến
các khoản được điều chỉnh theo quy định.
Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng
số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán trực tiếp hay gián
tiếp cho người bán để mua hàng nhập khẩu.
• Các khoản điều chỉnh cộng:
- Tiền hoa hồng và phí môi giới, trừ hoa hồng mua hàng;
- Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hóa nhập khẩu;
- Chi phí đóng gói hàng hóa, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân
công;
- Trị giá của hàng hóa, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm
giá, được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc người bán
hàng để sản xuất và bán hàng hóa xuất khẩu đến Việt Nam (gọi là trị giá khỏan
trợ giúp);
3
- Tiền bản quyền, phí giấy phép liên quan trực tiếp đến hàng hóa nhập
khẩu;
- Các khoảnn tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi

bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu được chuyển cho người bán dưới
mọi hình thức;
- Chi phí vận chuyển và mọi chi phí khác có liên quan trực tiếp đến vận
chuyển hàng nhập khẩu đến địa điểm nhập khẩu như: chi phí bốc, dỡ, xếp và
chuyển hang, phụ phí tàu già, chi phí thuê các loại container, thùng chứa, giá đỡ
được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hóa,
và sử dụng nhiều lần;
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa đến địa điểm nhập khẩu.
• Các khoản điều chỉnh trừ
- Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa, bao
gồm chi phí về xây dựng. kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp ký thuật, tư
vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và chi phí tương tự;
- Chi phí bảo hiểm, vận chuyển trong nội địa Việt Nam;
- Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua
hàng nhập khẩu;
- Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hang hóa nhập khẩu;
- Tiền lãi phải trả liên quan đến việc trả tiền mua hàng hóa nhập khẩu;
• Điều kiện áp dụng: Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các
điều kiện:
- Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau
khi nhập khẩu, trừ các hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định, hạn chế về nơi
tiêu thụ hàng hoá hoặc hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá.
Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp
đến hàng hoá nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán
cho hàng hoá đó
4
- Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các
khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hoá cần xác
định trị giá tính thuế. Trường hợp việc mua bán hàng hoá hay giá cả của hàng
hoá phụ thuộc vào một hay một số điều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách

quan, hợp lệ để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì
vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá tính thuế phải
cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao
dịch.
- Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá nhập khẩu, người
mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định
đoạt hàng hoá nhập khẩu mang lại, không kể khoản phải cộng
- Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì
mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch
2.2. Phương pháp xác định theo trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu
giống hệt
Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch thì trị giá
tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo trị giá giao dịch của hàng
hoá nhập khẩu giống hệt.
• Điều kiện
Hàng hoá nhập khẩu giống hệt là những hàng hoá nhập khẩu được sản xuất
ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được uỷ quyền
và giống nhau về mọi phương diện như: đặc điểm vật chất như bề mặt sản phẩm,
vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất
cơ, lý, hoá…,chất lượng sản phẩm; danh tiếng của nhãn hiệu sản phẩm; hoặc có
khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không
làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hoá.
Ngoài ra hàng hóa phải thỏa mãn các điều kiện như: Điều kiện về cấp độ
thương mại và số lượng; điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo
hiểm; điều kiện về thời gian xuất khẩu theo quy định của Pháp luật
5
• Chú ý :
- Nếu không tìm được hàng hoá nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng
một người sản xuất hoặc người sản xuất khác được uỷ quyền thì mới xét đến
hàng hoá được sản xuất bởi người sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ.

- Nếu xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương
tự trở lên thì sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang
xác định trị giá tính thuế, trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.
- Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu có cùng điều kiện mua bán với lô
hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn lô hàng nhập
khẩu khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện
mua bán.
2.3. Phương pháp xác định theo trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự
Hàng hoá nhập khẩu tương tự là những hàng hoá mặc dù không giống nhau
về mọi phương diện nhưng được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà
sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền, được nhập khẩu vào Việt Nam
và có các đặc trưng cơ bản giống nhau như : được làm từ các nguyên liệu, vật
liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo; có cùng chức năng, mục đích
sử dụng; chất lượng sản phẩm tương đương nhau; có thể hoán đổi cho nhau
trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hoá này
cho hàng hoá kia.
Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá
nhập khẩu giống hệt.
2.4. Phương pháp xác định theo trị giá khấu trừ
Xác định trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được theo trị giá khấu trừ
căn cứ vào đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc
hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam và trừ (-) các chi
phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu. Việc xác định các
khoản khấu trừ phải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp, hợp
6
lệ có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của kế toán
Việt Nam. Các khoản được khấu trừ phải là những khoản được phép hạch toán
vào chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp theo pháp luật về kế toán Việt Nam.
• Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt Nam
- Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam phải là đơn giá bán của hàng hoá

nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế, hàng hoá nhập khẩu giống hệt
hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự, được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu.
- Đơn giá bán được lựa chọn là đơn giá tương ứng với lượng hàng hoá được
bán ra với số lượng luỹ kế lớn nhất ở mức đủ để hình thành đơn giá; hàng hoá
được bán ra ngay sau khi nhập khẩu nhưng không quá 90 ngày sau ngày nhập
khẩu của hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế; người mua hàng trong
nước và người bán không có mối quan hệ đặc biệt.
• Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng:
- Chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm và chi phí cho các hoạt động khác liên
quan đến việc vận chuyển hàng hoá sau khi nhập khẩu
- Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và bán
hàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam.
- Hoa hồng hoặc chi phí chung và lợi nhuận liên quan đến các hoạt động
bán hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam. Chi phí chung bao gồm các chi phí trực
tiếp, chi phí gián tiếp phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng hoá trên thị
trường nội địa, như: chi phí về tiếp thị hàng hoá, chi phí về lưu giữ và bảo quản
hàng hoá trước khi bán hàng, chi phí về các hoạt động quản lý phục vụ cho việc
nhập khẩu và bán hàng,
2.5.Phương pháp xác định theo trị giá tính toán
Trị giá tính toán của hàng hoá nhập khẩu bao gồm:
- Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá
của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác
được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu
7
- Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hoá cùng
phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá,
được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và
chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán
Căn cứ để xác định trị giá tính toán là số liệu được ghi chép và phản ánh
trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này không

phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với
những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá nhập
khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu
sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.
2.6. Phương pháp suy luận xác định tính thuế
Trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp
dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế trên (từ 2.1
đến 2.2) và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế.
Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này, người khai hải quan và
cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá
tính thuế:
- Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại
Việt Nam.
- Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu.
- Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến nước khác.
- Chi phí sản xuất hàng hoá, trừ các chi phí sản xuất hàng hoá được sử dụng
trong phương pháp tính toán.
- Trị giá tính thuế tối thiểu.
- Các loại giá áp đặt hoặc giả định.
- Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá tính thuế.
8
3. Trình tự thực hiện kiểm tra và xác định trị giá tính thuế
Việc xác định trị giá tính thuế được thực hiện ở khâu thông quan hàng hóa
và kiểm tra sau thông quan. Tại thông quan hàng hóa, việc xác định trị giá tính
thuế hàng nhập khẩu do người khai Hải quan thực hiện. Khi kiểm tra trị giá, nếu
cơ quan xác định trị giá do người khai hải quan là không chính xác, có sai sót
hoặc gian lận trị giá thì phải tiến hành xác định lại trị giá hải quan cho hàng hóa
và ấn định thuế. Cụ thể là :
• Đối với cá nhân, tổ chức thực hiện nhập khẩu:
- Khai báo trên tờ khai trị giá hàng hoá nhập khẩu

- Nhận quyết định ấn định thuế, nộp thuế bổ sung theo luật định
- Nhận thông báo của cơ quan Hải quan và nộp thuế theo mức giá do cơ
quan Hải quan xác định.
• Đối với cơ quan Hải quan
- Kiểm tra nội dung khai báo của Người khai Hải quan trên tờ khai trị giá
tính thuế hàng hoá nhập khẩu và quyết định tiếp nhận hoặc chưa tiếp nhận tờ
khai (chưa tiếp nhận trong trường hợp người khai hải quan khai báo chưa đầy
đủ, chi tiết theo hướng dẫn khai Tờ khai trị giá).
- Kiểm tra, xác định trị giá tính thuế khâu thông quan: Bác bỏ trị giá tính
thuế, ra quyết định ấn định thuế nếu phát hiện một trong các sai phạm về thủ tục,
hồ sơ. Thông báo cho người khai hải quan biết cơ sở nghi vấn trong trường hợp
nghi vấn về mức giá và ra thông báo xác định trị giá, ấn định thuế nếu người
khai thống nhất với phương pháp và mức giá do cơ quan Hải quan xác định.
Như vậy, cả cơ quan Hải quan và các doanh nghiệp nhập khẩu đều tham gia
thực hiện và có sự đồng thuận về trị giá tính thuế - điều này đảm bảo tính minh
bạch, hiệu quả trong hoạt động của cơ quan Hải quan cũng như tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp liên quan.
9
II. XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU TRONG KHAI BÁO HẢI
QUAN
1. Quy trình xác định trị giá tính thuế
Như đã nói trên, trị giá tính thuế của lô hàng nhập khẩu được người khai
hải quan xác định trong khâu thông quan hàng hóa. Việc xác định trị giá hải
quan của hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ theo 3 bước:
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu. Tài liệu chính là cơ sở để xác định trị giá hải
quan của lô hàng nhập khẩu vì vậy người khai hải quan phải chuẩn bị đầy đủ tài
liệu về cơ sở pháp lý cũng như hồ sơ giấy tờ để cung cấp cho cơ quan Hải quan.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp và thực hiện xác định trị giá tính thuế. Trị
giá tính thuế của hàng nhập khẩu được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 06
phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định

được trị giá tính thuế . Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì
trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán
có thể thay đổi cho nhau.
Bước 3: Khai báo lên tờ khai hải quan. Sau khi xác định được trị giá hải
quan của hàng hóa tuân thủ theo bước 2, người khai hải quan phải khai báo trị
giá xác định được lên tờ khai trị giá hải quan. Kết quả tính toán tờ khai trị giá
phải phù hợp với kết quả khai báo trên tờ khai nhập khẩu. Số liệu được sử dụng
trên tờ khai phải có chứng từ, tài liệu chứng minh đi kèm. Đối với hàng hóa
nhập khẩu không thuế hoặc thuế suất áp dụng bằng 0% thì không phải khai báo
lên tờ khai trị giá.
2. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong việc xác định trị giá tính
thuế đối với hàng nhập khẩu được quy định rõ trong Điều 5, Điều 6 Thông tư
205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3
năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
10
2.1 Quyền của người khai hải quan
• Được yêu cầu cơ quan hải quan: Giữ bí mật các thông tin thương mại đã
cung cấp cho cơ quan hải quan, bao gồm các loại thông tin về người mua, người
bán, người uỷ thác, người mua hàng trong nước, giá xuất khẩu, giá nhập khẩu,
giá bán lại hàng hoá trong nước, giá thành sản xuất hàng hoá nhập khẩu; Hướng
dẫn xác định, khai báo trị giá tính thuế theo trình tự, nguyên tắc và các phương
pháp xác định trị giá; Thông báo bằng văn bản về trị giá tính thuế, cơ sở,
phương pháp được sử dụng để xác định trị giá tính thuế trong trường hợp trị giá
tính thuế do cơ quan hải quan xác định; Tham vấn để giải trình, làm rõ những
nghi vấn của cơ quan hải quan về trị giá khai báo;
• Đề nghị bằng văn bản về việc thay đổi trình tự áp dụng phương pháp trị
giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán.
• Khiếu nại hoặc khởi kiện việc xác định trị giá tính thuế của cơ quan hải

quan theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo và pháp luật về thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính.
2.2 Nghĩa vụ của người khai hải quan
• Kê khai đầy đủ, chính xác các chi phí liên quan đến việc mua bán hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu và tự xác định trị giá tính thuế của hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu theo quy định.
• Nộp tờ khai trị giá tính thuế, các tài liệu, chứng từ hợp pháp, đã sử dụng
để xác định trị giá tính thuế cùng với tờ khai hải quan. Nộp, xuất trình các tài
liệu làm căn cứ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải
quan.
• Tham gia giải trình và chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan về trị giá
khai báo. Có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan trong việc làm rõ
những nghi vấn của cơ quan hải quan về các nội dung khai báo liên quan đến trị
giá tính thuế.
11
• Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai báo và kết quả
tự xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế và thống kê hải quan.
III.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ
TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
1. Khái niệm
Hải quan là cơ quan thay mặt Nhà nước để hoạch định chính sách về hải
quan. Đồng thời, Hải quan còn là cơ quan thực hiện các hoạt động quản lý nhà
nước về hải quan, là cơ quan thừa hành, thực thi các hoạt động kiểm tra, giám
sát, thu thuế, phúc tập hải quan, đấu tranh chống buôn lậu và những hành vi trái
pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập cảnh phương tiện
vận tải, con người và hành lý….Khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu,
công chức hải quan cũng như chủ các đối tượng hải quan phải thực hiện theo
quy trình thủ tục hải quan và Kiểm tra, xác định trị giá tính thuế là một hoạt
động nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan.
2. Đặc điểm

Hoạt động kiểm tra trị giá tính thuế được tiến hành ở 2 giai đoạn: giai đoạn
làm thủ tục Hải quan và giai đoạn sau khi đã giải phóng hàng (kiểm tra sau
thông quan). Đối với các cơ quan Hải quan hiện đại, việc kiểm tra trị giá hầu
như được thực hiện ở giai đoạn thứ hai. Trong giai đoạn thứ nhất, hoặc việc
kiểm tra là do “máy tính” thực hiện, thông qua hệ thống quản lý rủi ro, hoặc nếu
là kiểm tra thủ công thì hầu như chỉ kiểm tra sự thống nhất giữa khai báo trên tờ
khai trị giá hoặc tờ khai nhập khẩu, với các chứng từ đi kèm. Thực tế cũng
chứng minh rằng, kiểm tra trị giá ở khâu sau thông quan sẽ đem lại hiệu quả hơn
rất nhiều, đồng thời làm giảm áp lực công việc cho khâu thông quan, tạo điều
kiện thông thoáng cho hàng hoá nhập khẩu, tránh ùn tắc hàng tại cửa khẩu do
thời gian kiểm tra bị kéo dài.
Kiểm tra trị giá tính thuế áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro về trị giá.
Mục đích kiểm tra việc khai báo trị giá tính thuế là nhằm kiểm tra việc tuân
thủ pháp luật trong khai báo và xác định trị giá tính thuế của người khai hải quan
12
để đảm bảo khai báo đúng trị giá và các phương pháp xác định trị giá; thu đúng,
thu đủ thuế cho Ngân sách nhà nước. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện
tình trạng khai báo không đúng hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật
về việc khai báo, xác định trị giá tính thuế thì Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh,
thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có biện pháp ngăn chặn kịp thời và
xử lý theo quy định hiện hành.
3. Hoạt động Kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu
3.1. Kiểm tra trị giá tính thuế trong quá trình làm thủ tục Hải quan
3.1.1. Hình thức, mức độ kiểm tra trị giá tính thuế
- Kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan điện tử, tờ
khai trị giá điện tử: Kiểm tra nội dung khai báo và mức giá khai báo
- Kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị
giá điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy: Kiểm tra nội
dung khai báo; tính chính xác của hồ sơ; tính hợp pháp của các chứng từ; tính
tuân thủ nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá; mức giá khai báo

3.1.2. Kiểm tra trị giá:
• Kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan điện tử và tờ
khai trị giá điện tử:
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra toàn bộ các tiêu chí ghi trên tờ khai hải quan
điện tử, tờ khai trị giá điện tử do người nhập khẩu khai báo trong đó cần chú ý
kiểm tra kỹ các tiêu chí như: tên hàng phải đầy đủ, chi tiết ký mã hiệu, nhãn
hiệu, xuất xứ hàng hoá, phù hợp với các tiêu chí trên tờ khai trị giá; đơn vị tính
phải được định lượng rõ ràng
- Kiểm tra mức giá khai báo: Cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu mức giá
khai báo với cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra trị giá dựa trên các dữ liệu
giá được thu thập, cập nhật, sử dụng theo quy định tại Quy chế xây dựng, quản
lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá.
13
- Xử lý kết quả kiểm tra: chấp nhận mức giá của người khai hải quan hoặc
Chuyển luồng kiểm tra trị giá tính thuế sang mức kiểm tra trên cơ sở tờ khai hải
quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng
văn bản giấy nếu phát hiện các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ hoặc có nghi vấn về
giá
• Kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị
giá điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy:
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra toàn bộ các tiêu chí ghi trên tờ khai hải quan
điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in do người nhập khẩu khai báo; Kiểm tra tính
chính xác của hồ sơ; sự trung thực, phù hợp về nội dung giữa các chứng từ trong
bộ hồ sơ hải quan; Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ liên quan đến việc
xác định trị giá tính thuế và tính tuân thủ nguyên tắc và các phương pháp xác
định trị giá tính thuế
- Kiểm tra mức giá khai báo
- Xử lý kết quả kiểm tra: Chấp nhận mức giá khai báo hoặc :
Bác bỏ trị giá khai báo và xác định trị giá tính thuế đồng thời tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật, nếu sau khi kiểm tra

cơ quan hải quan phát hiện có một trong những mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ; về
nguyên tắc và trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế
Xử lý các trường hợp có nghi vấn theo quy định
Đối với các trường hợp không thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì kiểm
tra trị giá tính thuế cũng được thực hiện như trên nhưng thay thế tờ khai hải
quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in bằng tờ khai hải quan và tờ khai trị giá
trong bộ hồ sơ hải quan theo quy định.
3.2. Kiểm tra trị giá tính thuế sau khi hàng hóa đã thông quan
Cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu sau
thông quan trong các trường hợp có nghi vấn về hồ sơ, chứng từ hoặc mức giá
khai báo do lực lượng phúc tập chuyển; do lực lượng kiểm tra tại khâu thông
14
quan chuyển; do lực lượng kiểm tra sau thông quan phát hiện hoặc do đánh giá
mức độ rủi ro theo mặt hàng, ngành hàng, theo doanh nghiệp nhập khẩu. Việc tổ
chức kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan hoặc trụ sở của doanh nghiệp.
Nội dung kiểm tra, trình tự kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra: Được thực hiện
theo các quy định về kiểm tra sau thông quan và quy định về xác định trị giá tính
thuế
4. Hoạt động xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu
4.1 Cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế trong các trường hợp
sau đây:
• Người khai hải quan không xác định được trị giá tính thuế theo các
phương pháp xác định trị giá;
• Không khai báo hoặc khai báo không đúng các khoản phải cộng theo quy
định về cách xác định trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch
• Các trường hợp cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo khi phát hiện có
sự mâu thuận trong thủ tục, hồ sơ, chứng từ khai báo
• Các trường hợp hàng hoá thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu
về giá cấp Tổng cục hoặc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp
Cục, có nghi vấn về mức giá, đồng thời người khai hải quan đồng ý nộp thuế

theo mức giá do cơ quan hải quan xác định theo mẫu số 1 ban hành kèm theo
Thông tư 205/2010/TT-BTC
• Người khai hải quan không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến
xác định trị giá hải quan
4.2 Quy trình xác định trị giá tính thuế
Bước 1: Kiểm tra căn cứ, cơ sở xác định trị giá tính thuế : Công chức hải
quan chỉ thực hiện xác định trị giá đối với các lô hàng nhập khẩu ở các trường
hợp nêu trên
Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu xác định trị giá tính thuế: Công chức
hải quan căn cứ vào cơ sở dữ liệu giá có sẵn tại thời điểm xác định trị giá hoặc
15
các thông tin có liên quan về giá do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cung cấp
để thu thập các thông tin làm căn cứ, cơ sở xác định trị giá.
Bước 3: Phân tích, tổng hợp các thông tin thu thập được
Bước 4: Lập tờ trình xác định trị giá tính thuế
Bước 5: Ra Thông báo trị giá (theo Mẫu số 4 Quyết định103/QĐ-TCHQ)
Bước 6: Ra quyết định ấn định thuế
Bước 7: Lưu trữ hồ sơ xác định giá
IV. SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH
THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU
1. Đảm bảo Pháp luật về Thuế
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ tháng 1/2007. Để gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đã từng bước thực hiện Hiệp
định Trị giá Hải quan WTO, ban hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày
06/6/2002 dựa trên tinh thần của Hiệp định Trị giá Hải quan WTO và chính thức
bãi bỏ bảng giá tối thiểu từ tháng 10 năm 2004. Để thực hiện đúng, đầy đủ các
cam kết và áp dụng ngày càng hoàn thiện, hiệu quả hơn khi Quốc hội thông qua
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Hải quan thì Chính phủ thời gian qua đã ban hành một số Nghị định, Thông

tư về xác định, kiểm tra trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ 01/01/2006, các quy
định về xác định trị giá Hải quan của Việt Nam được nêu tại Nghị định
155/2005/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày
16/03/2007 và Thông tư 113/2005/TT-BTC đã được thay thế bằng Thông tư
205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010… Thực hiện hoạt động kiểm tra, xác định
trị giá hàng hóa cũng chính là việc đảm bảo thi chấp hành tuân thủ những
nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế theo Trị giá GATT;
Các chính sách quản lý Nhà nước về hàng hóa nhập khẩu nói riêng và hàng
hóa xuất nhập khẩu nói chung là đối tượng được điều chỉnh bởi các luật về thuế
16
như: Luật thuế xuất nhập khẩu, thuế Giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… Cụ
thể: Điều 8 hương III Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11
ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định “Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ
khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%)”. Nói một cách
khác, trị giá tính thuế hàng nhập khẩu là căn cứ để xác định nghĩa vụ nộp thuế
xuất nhập khẩu và kiểm tra, xác định trị giá tính thuế chính là đảm bảo Pháp luật
về thuế của các cơ quan, Nhà nước có thẩm quyền.
Hoạt động kiểm tra, xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu cũng chính là
căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật về thuế giữa hai chủ thể là Nhà nước (cụ
thể là cơ quan Hải quan) – người thu thuế và các cá nhân, tổ chức nhập khẩu
hàng hóa – người nộp thuế. Và khi đó, cơ quan Hải quan cũng như các doanh
nghiệp nhập khẩu có những quyền hạn và trách nhiệm nhất định đảm bảo Pháp
luật về thuế.
2. Chống gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan
Trong lĩnh vực hải quan, gian lận thương mại là hành vi vi phạm pháp luật
hải quan, trong đó một cá nhân lừa dối hải quan nhằm lẩn tránh một phần hoặc
toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn
chế do luật pháp hải quan quy định, nhằm thu được một khoản lợi nào đó qua
việc vi phạm pháp luật này. Có nhiều hình thức gian lận thương mại tuy nhiên,

gian lận thương mại qua giá được đánh giá là một yếu điểm của hệ thống quản
lý Hải quan ở các nước đang phát triển nói chung, và ở Việt nói riêng. Gian lận
qua giá là việc DN khai báo không chính xác trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ
phải thanh toán của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng những lợi ích
không chính đáng.
Gian lận thương mại qua giá có thể được thực hiện bằng cách:
- Ngụy tạo chứng từ liên quan đến xác định trị giá (DN thường có hai bộ
chứng từ cho một đối tượng, một bộ là chứng từ thể hiện giá trị thực, một bộ thể
17
hiện giá trị giả mạo. Để thực hiện được thì phải có sự thông đồng giữa nhà XK
và NK)
- Thủ tiêu hoặc từ chối cung cấp các chứng từ liên quan đến xác định trị
giá. (Điều này khiến cơ quan Hải quan khó xác định được trị giá thực của hàng
hoá, đặc biệt trong trường hợp xác định trị giá bằng phương pháp khấu trừ hoặc
tính toán)
- Sử dụng các chứng từ “dành riêng cho Hải quan” (áp dụng đối với các
công ty mẹ và công ty con, trong đó công ty mẹ xuất hoá đơn “dành riêng cho
khai Hải quan” khi gửi hàng cho công ty con. Trên thực tế hoạt động này không
được sử dụng phương pháp trị giá giao dịch)
Trong thời gian qua, Lợi dụng sự thông thoáng trong quá trình thực hiện
Hiệp định trị giá GATT/WTO cho phép doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định
trị giá tính thuế, không ít các doanh nghiệp đã khai báo giá thực tế phải trả thấp
hơn so với giá trị thực tế phải thanh toán để gian lận, trốn thuế. Do đó, hoạt
động kiểm tra, xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu của cơ quan Hải quan
có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và hạn chế tình trạng gian lận thương
mại trong lĩnh vực Hải quan.
18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XÁC
ĐỊNH TRỊ GIA TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU TẠI CÁC CỤC, CHI
CỤC HẢI QUAN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ
TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU
1. Cơ sở pháp lý quốc tế
Trị giá Hải quan (GATT/General Agreement on Tariff and Trade) là một
trong những cam kết mà Việt Nam thực hiện khi gia nhập WTO. Theo đó, cơ
quan hải quan xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
theo nguyên tắc thực hiện Hiệp định Điều VII-Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại (Hay còn gọi là Hiệp định trị giá GATT). Hiệp định này bao gồm 6
phương pháp xác định trị giá hải quan, trong đó phương pháp trị giá hàng giao
dịch của hàng hóa nhập khẩu là phương pháp đầu tiên, quan trọng và được sử
dụng nhiều nhất. Các phương pháp thay thế phương pháp trị giá giao dịch được
áp dụng tuần tự từ phương pháp thứ 2 đến phương pháp thứ 6.
2. Cơ sở pháp lý ở Việt Nam
Cơ sở pháp lý của hoạt động xác định, kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập
khẩu là hệ thống pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với các quy định của WTO. Hệ thống đó bao
gồm:
Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2005; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6
năm 2005; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định
về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;Nghị
19
định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số Điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Các thông tư, thông tư liên bộ, quyết định của Bộ tài chính, quy định của
Tổng cục Hải quan về công tác xác định, kiểm tra trị giá Hải quan như :Quyết
định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải

quan; Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài
chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của
Chính phủ về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu; Quyết định 103/QĐ-TCHQ năm 2011 về Quy trình kiểm tra, tham vấn và
xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trong quá trình làm
thủ tục hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành…v.v
Điều 23 Thông tư 205/2010/TT-BTC có quy định về việc xây dựng Danh
mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Tổng cục và mức kèm theo làm cơ
sở để kiểm tra trị giá hàng nhập khẩu do doanh nghiệp khai báo. Triển khai quy
định này, ngày 21/1/2011, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn
348/TCHQ-TXNK ban hành Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu và
mức giá kiểm tra kèm theo thay thế Danh mục và mức giá kiểm tra kèm theo
công văn số 745/TCHQ-KTTT ngày 10/2/2010 của Tổng cục Hải quan.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH
THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU
1. Đánh giá chung
Công tác Kiểm tra và xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu là nghiệp vụ
quan trọng trong quy trình thủ tục hải quan cũng như trong hoạt động của cơ
quan Hải quan. Chính vì vậy, để thực hiện tốt công tác đó, đòi hỏi phải có cơ
cấu tổ chức thực hiện chặt chẽ. Đồng thời thủ tục kiểm tra xác định trị giá tính
thuế được thực hiện trong cả quá trình trong thông quan và sau thông quan nên
đòi hỏi sự phối hợp lực lượng giữa nghiệp vụ của hai quá trình này.
20
Tuân thủ theo Hiệp định trị giá GATT và các văn bản pháp quy Việt Nam,
người khai hải quan được quyền khai báo theo giá giao dịch, cơ quan hải quan
có trách nhiệm kiểm tra nhằm làm rõ giá khai báo của người khai hải quan phải
thỏa mãn các điều kiện đã quy định và phải là giá thực tế đã hoặc sẽ thanh toán,
trong điều kiện hàng hóa đó được giao dịch kinh doanh bình thường và tính cạnh
tranh không bị hạn chế. Mặt khác, chương trình quản lý dữ liệu giá tính thuế
(GTT22) đã hỗ trợ và là một trong những nguồn thông tin mang tính quyết định

cho công tác tham vấn và xác định trị giá.
Như nói trên, hiện nay trong quá trình xác định trị giá cơ quan Hải quan có
nghi ngờ trị giá khai báo thì yêu cầu người khai hải quan giải trình làm rõ những
nghi ngờ ngay tại thời điểm làm thủ tục hải quan để tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp chưa có đủ thông tin để chứng minh
với cơ quan Hải quan về trị giá khai báo thì đề nghị cơ quan Hải quan tổ chức
tham vấn, đồng thời nộp một khoản bảo đảm để được giải phóng hàng. Như vây,
quyền tham vấn chỉ được thực hiện khi người khai hải quan đề nghị thay vì cơ
quan Hải quan áp đặt như trước đây. Điểm mấu chốt quan trọng nữa là tính
minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công khai hóa trong quá trình xác định trị giá. Nếu
cơ quan hải quan không chấp nhận thì phải chỉ rõ lý do, nghi ngờ ở điểm nào…
quy định tại văn bản nào. Tóm lại phải đưa ra những ý kiến thật rõ ràng, cụ thể,
không tùy tiện, áp đặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp trả lời, chứng minh và
cung cấp các chứng từ có liên quan.
Trong quá trình thực hiện trị giá GATT đến nay đa số các Doanh nghiệp đã
khai báo tên hàng cụ thể, rõ ràng so với trước, đảm bảo phân biệt được hàng hóa
này với hàng hóa khác. Mặt khác, đã bước đầu nắm bắt các nguyên tắc, quy định
của trị giá GATT và sự hợp tác với cơ quan hải quan đảm bảo xác định trị giá
sát với thực tế mua bán. Điều này là rất thuận lợi cho các doanh nghiệp. Cho đến
nay, tất cả các đối tượng hàng hóa nhập khẩu đều được xác định trị giá hải quan
theo các quy tắc của Hiệp định trị giá.
21
Để tăng cường công tác quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu, hạn chế gian lận thương mại qua giá nhưng vẫn đảm bảo tạo thuận lợi
trong thông quan hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã xây dựng danh mục mặt hàng
quản lý rủi ro gồm 11 nhóm mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cao, kim ngạch
lớn để tập trung nguồn lực kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá. Cục hải quan
các tỉnh, thành phố cũng ban hành danh mục mặt hàng trọng điểm ngoài danh
mục mặt hàng quản lý rủi ro để tăng cường công tác kiểm tra trị giá khai
báo. Việc ban hành Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục nhằm nâng

cao hiệu quả công tác quản lý giá tính thuế, ngăn chặn hiện tượng gian lận
thương mại qua giá đồng thời bổ sung thêm nguồn thông tin dữ liệu để hỗ trợ
công tác kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tại các Cục Hải quan Tỉnh, thành
phố.
2. Hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế
2.1 Thực trạng về vi phạm các vấn đề liên quan đến kiểm tra và xác
định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Lợi dụng sự thông thoáng trong quá trình thực hiện Hiệp định trị giá hải
quan GATT/WTO cho phép doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định trị giá tính
thuế. Không ít doanh nghiệp đã khai báo giá thực tế phải trả thấp hơn so với giá
trị thực tế phải thanh toán để gian lận, trốn thuế. Biểu hiện rõ nhất là việc DN
khai báo giá trị hàng hóa không đúng thực tế, không trung thực về thuế suất,
chủng loại và giá trị đối với hàng hóa nhập khẩu nhất là những loại mặt hàng có
thuế suất cao như ô tô, rượu… Không chỉ có vậy nhiều DN còn lợi dụng chính
sách trong việc ân hạn thuế nhập khẩu để chiếm đoạt tiền thuế, rồi bỏ trốn khỏi
địa chỉ kinh doanh.Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 127 Trung ương: Thất thu
thuế hàng năm do buôn lậu và gian lận thương mại gây ra bằng khoảng
25%/tổng số thuế xuất nhập khẩu.
Tại TP Hồ Chí Minh, Cục Hải quan thành phố đã phát hiện và xử lý hai DN
là Công ty Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu- Bộ Thương mại, địa chỉ Thanh
Trì - Hà Nội và Công ty TNHH Thương mại&Dịch vụ Thế Giới Vang, địa chỉ ở
22
quận Tân Bình – TPHCM. Để trốn thuế, hai doanh nghiệp này đã khai báo gian
dối giá trị nhập khẩu một lượng lớn rượu ngoại với số tiền truy thu thuế lên đến
cả chục tỷ đồng. Công ty Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã mở 4 tờ khai hải
quan làm thủ tục nhập khẩu rượu các loại với giá trị chỉ bằng 20% giá thị
trường, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh Qua kiểm tra đã ra quyết định truy thu
thuế nhập khẩu lên đến trên 7 tỷ đồng. Vụ việc chưa dừng ở đó bởi rất có thể số
tiền thuế mà DN này phải bị truy thu tiếp có thể lên đến hơn chục tỉ đồng nữa
bởi còn 4 tờ khai hải quan chưa được lực lượng chức năng hoàn tất việc kiểm

định. Chẳng hạn, tờ khai số 18647 DN khai giá một chai rượu Remy Martin 40
độ do Pháp sản xuất loại VSOP 70 cl/chai có giá là 1 USD. Hay ở tờ khai số
4046 cũng loại rượu trên DN khai giá nhập khẩu chỉ có 0,4 USD/chai. Loại
VSOP 35 cl giá chỉ có 0,21 USD/chai. Qua công tác thẩm định giá tính thuế,
Cục Hải quan TPHCM phát hiện Công ty TNHH Thương mại&Dịch vụ Thế
Giới Vang sử dụng “chiêu” này để gian lận thuế cho 20 lô rượu ngoại các loại.
Theo giá nhập khẩu của hải quan đưa ra, với 20 lô hàng rượu trên DN phải nộp
thêm trên 11,5 tỷ đồng.
Trước đó lực lượng chức năng qua kiểm tra đã phát hiện 2 doanh nghiệp
khai giá hàng xuất khẩu với mức giá chỉ bằng 1/20 giá thực trên thị trường, dấu
hiệu gian lận tới hơn 100 tỷ đồng. Theo hồ sơ hai doanh nghiệp khai với cơ quan
hải quan, 20,3 tấn đồng phế liệu chỉ có giá 374 đồng/kg, toàn lô trị giá 446 USD.
Tương tự, 33 tấn nhôm được doanh nghiệp khai giá 340 đồng/kg, toàn lô trị giá
660 USD. Theo kết quả kiểm tra trị giá của cơ quan hải quan, giá các loại sản
phẩm này trong nước tại thời điểm đó lên tới từ 50.000-60.000 đồng/kg đồng và
từ 17.000-20.000 đồng/kg nhôm, cao hơn rất nhiều so với mức giá doanh nghiệp
khai báo.
Theo qui định, nguyên vật liệu nhập để sản xuất hàng XK trong quá trình
sản xuất không sử dụng hết, nếu DN muốn thay đổi mục đích sử dụng thì phải
có văn bản đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa. DN khai bổ sung các nội dung có
liên quan gửi chi cục hải quan nơi làm thủ tục xin chuyển tiêu thụ nội địa. Sau
đó, chi cục hải quan sẽ căn cứ trên tờ khai nhập SXXK, các hồ sơ thanh khoản
23
có liên quan và văn bản đề nghị kèm nội dung khai bổ sung của DN để tính và
ấn định thuế. Việc tính và ấn định thuế phải căn cứ vào việc xác định lại trị giá,
thuế suất và tỉ giá tại thời điểm chuyển tiêu thụ nội địa. Như vậy vật tư nguyên
liệu nhập SXXK sau khi chuyển tiêu thụ nội địa được quản lí giống như loại
hình nhập kinh doanh. Qua quá trình KTSTQ tại một số đơn vị nhập SXXK cả ở
trong Nam và ngoài Bắc (từ 1-1-2010 đến 21-6-2011), Cục KTSTQ nhận thấy,
nhiều trường hợp DN tự làm đơn xin chuyển tiêu thụ nội địa số nguyên phụ liệu

nhập SXXK còn thừa do không đưa vào sản xuất, XK không hết hoặc không XK
được sản phẩm. Sau khi thanh khoản còn một lượng nhỏ nguyên phụ liệu, có giá
trị thấp, DN đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa để không bị treo tờ khai hải quan.
Đây là trường hợp diễn ra khá phổ biến (ngoài ra do hiện nay chưa có qui định
thời hạn tối đa cho loại hình nhập SXXK nên dẫn đến việc DN để treo tờ khai
không thanh khoản trong khoảng thời gian rất dài, thậm chí lên đến nhiều năm
gây nhiều khó khăn trong việc theo dõi và quản lí của cơ quan Hải quan).
Lại thêm một vụ việc gần đây, Tổng Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa có
công văn gửi các cục hải quan TP.HCM, Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu, đề
nghị kiểm tra lại giá tính thuế đối với hàng nghìn xe máy nhập khẩu có giá tính
thuế được khai báo thấp để ấn định thuế. Có tới hàng nghìn xe máy được Cục
hải quan địa phương chấp nhận mức giá tính thuế thấp hơn quy định. Cụ thể,
qua kiểm tra thông tin trên hệ thống dữ liệu GTT22 và trên cơ sở báo cáo của
các cục hải quan địa phương, Tổng cục Hải quan thấy việc xác định trị giá tính
thuế đối với mặt hàng xe gắn máy 2 bánh hiệu Honda Sh150i, Honda Air Blade
và Honda PCX chưa đúng với quy định. Tại danh mục quản lý rủi ro
348/TCHQ-TXNK ngày 21/1/2011, mức giá tính thuế đối với dòng xe Honda
Air Blade là 1.000 USD, xe Honda Sh150i là 3.200 USD và xe Honda PCX là
1.300 USD. Tuy nhiên, theo Phụ lục 1 gửi kèm công văn kể trên của Tổng cục
Hải quan, có ít nhất 1.000 xe Air Blade đã được các cục hải quan địa phương
chấp nhận mức giá tính thuế thấp từ 830 - 832 USD/chiếc, hàng trăm chiếc có
giá tính thuế khai báo trên mức 832 USD và dưới mức 1.000 USD. Tại Phụ lục
24

×