Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.68 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
KHÓA 2010 - 2014
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - TỈNH QUẢNG NAM
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. Nguyễn Duy Phương Bùi Thanh Bình
Lớp: K34D - HCNN
Huế, 03/2014

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
các thầy cô trong Khoa Luật - Đai học Huế
trong suốt thời gian qua đã truyền đạt cho em
rất nhiều kiến thức bổ ích. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo
- Tiến só Nguyễn Duy Phương, người đã tận
tình chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Chi cục An toàn
vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam và
Phòng Y tế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng
Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
thời gian thu thập số liệu để hoàn thành đề
tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song
không thể tránh khỏi những hạn chế và
những thiếu sót khi thực hiện khóa luận


này. Kính mong Quý thầy giáo, cô giáo
đóng góp ý kiến để khóa luận hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !
Hueỏ, thaựng 3 naờm 2014
Sinh vieõn
Buứi Thanh Bỡnh
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 8
1. Tính cấp thiết của đề tài 8
2. Tình hình nghiên cứu 11
3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 12
4. Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu 13
5. Phạm vi nghiên cứu 14
6. Cơ cấu khóa luận 14
B. PHẦN NỘI DUNG 15
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA
TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 15
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA Ở NƯỚC TA 15
1.1.1. Khái niệm thanh tra 15
1.1.2. Cơ cấu tổ chức thanh tra nhà nước 16
1.1.3. Nguyên tắc của hoạt động thanh tra 18
1.1.4. Trình tự của cuộc thanh tra 19
1.1.5. Hoạt động của thanh tra chuyên ngành 24
1.2. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 27
1.2.1. Một số khái niệm liên quan 27
1.2.2. Nguyên nhân của việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm 28
1.2.3. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm 29
1.2.4. Hệ thống tổ chức quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm 30

1.2.5. Ý nghĩa của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm 34
1.3. QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM 35
1.3.1. Tổ chức thanh tra 36
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục, Thanh tra chi Cục 38
1.3.3. Các chế tài xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm 39
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ TỪ NĂM 2012 - 2013 43
2.1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ TAM KỲ 43
2.2. THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ 44
2.2.1. Hoạt động sản xuất chế biến, kinh doanh, dịch vụ ăn uống 44
2.2.2. Ngộ độc thực phẩm 47
2.3. CÔNG TÁC THANH TRA TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH
PHỐ 48
2.3.1. Thẩm quyền thanh tra 48
2.3.2. Hoạt động thanh tra, phát hiện và xử lý của lực lượng thanh tra 49
Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THANH TRA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG
VI PHẠM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ 60
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ. .60
3.1.1. Ưu điểm 60
3.1.2. Hạn chế 61
3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG VI PHẠM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH
PHỐ 61
3.2.1. Nguyên nhân chủ quan 61
3.2.2. Nguyên nhân khách quan 66

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ
CÔNG TÁC THANH TRA TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ 67
3.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố 67
3.3.2. Giải pháp khắc phục những tồn tại hạn chế trong hoạt động thanh tra về vệ sinh an
toàn thực phẩm tại thành phố Tam Kỳ 74
C. KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN
1. ATTP : An toàn thực phẩm
2. BCĐLN : Ban chỉ đạo liên ngành
3. VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của
cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể
gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là
có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm
không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người
mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc.
Ngày nay, sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay
đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống
trên hè phố tràn lan, các sản phẩm thực phẩm chế biến ngày càng nhiều,
các bếp ăn tập thể gia tăng dẫn đến khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài
nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn
uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm. Đồng thời quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ là việc ứng dụng các thành tựu khoa học

kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm
cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc
bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả, tồn dư thuốc thú y trong
thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại,
phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh
gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát; việc sử dụng các chất phụ
gia trong sản xuất trở nên phổ biến, các loại phẩm màu, đường hóa học
đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến
thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … dẫn đến những vụ ngộ độc
hàng loạt. Sự hội nhập quốc tế dẫn đến các loại thực phẩm sản xuất, chế
biến từ nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại khó
được kiểm soát. Bên cạnh đó việc bảo quản lượng thực thực phẩm không
đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển cũng dẫn
đến các vụ ngộ độc thực phẩm.
Bước vào thế kỷ 21, trong cuộc Cách mạng về dinh dưỡng, nhân loại
đều mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc với một chế độ dinh dưỡng
tốt hơn để được sống lâu hơn. Ngày nay, so với một thế kỷ trước đây,
người ta có thể hy vọng sống lâu hơn hàng chục năm. Điều đó cho thấy
vấn đề bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng
trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh,
duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy
sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh.
Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật
trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về
quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an
toàn thực phẩm (VSATTP), nhưng các bệnh do không đảm bảo VSATTP
vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lương thực, thực
phẩm chính là nguyên nhân đã gây ra khoảng 50% các trường hợp tử vong
đối với con người trên toàn thế giới hiện nay. Ngay đối với các nước phát
triển, việc ngộ độc do lương thực, thực phẩm luôn luôn là vấn đề bức xúc

và hết sức gay cấn. Ở Việt Nam, theo số liệu của Cục An toàn vệ sinh thực
phẩm thuộc Bộ Y tế, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số
người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc
bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Riêng năm 2012 trên cả nước đã xảy ra
168 vụ với số người mắc lên tới 5.541 người, 34 người tử vong; số người
tử vong có thay đổi qua các năm và đều nằm ở mức cao. Năm 2013, tính
đến 6 tháng đầu năm, cả nước đã xảy ra 98 vụ ngộ độc thực phẩm làm
4.600 người bị ngộ độc, trong đó 16 người tử vong.[14]
9
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc sản xuất và chế biến các
loại thực phẩm có chất lượng cao, đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm, đồng thời đáp ứng đầy đủ sở thích của người tiêu dùng là một
yêu cầu có tính chất sống còn của nền kinh tế. Điều này càng trở nên bức
bách hơn khi chúng ta phải thực hiện thỏa thuận AFTA và khi Việt Nam đã
trở thành thành viên chính thức của WTO. Lộ trình hội nhập với sự cạnh
tranh hết sức khốc liệt của nền kinh tế thị trường, chất lượng các hàng hóa
nói chung và chất lượng các loại thực phẩm nói riêng, đặc biệt là chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, lại càng có một vai trò hết sức quan trọng
và có một ý nghĩa quyết định trong sự sống còn của một cơ sở hay một
doanh nghiệp.
Đứng trước một thực trạng đáng lo ngại và những yêu cầu bức thiết từ
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và
đang đặt ra các biện pháp ngăn chặn tình trạng mất an toàn vệ sinh thực
phẩm nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, nâng cao sức
khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc
sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe
của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp

hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về Công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ: “ Sức khỏe là vốn
quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân
lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính
sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là
đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ”[3]. Trên tinh thần
chỉ đạo của Đảng, các biện pháp mà nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh vấn
10
đề VSATTP trong thời gian qua là tương đối hiệu quả như chính sách pháp
luật thường xuyên thay đổi phù hợp với tình hình; công tác thanh tra giám
sát thường xuyên được chú trọng; bên cạnh đó việc tuyên truyền phổ biến
kiến thức về VSATTP luôn luôn được quan tâm ở các ngành, các cấp.
Có thể nói, hoạt động thanh tra là một trong những biện pháp hữu hiệu
và trực tiếp nhất trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về
VSATTP. Qua công tác thanh tra, hàng năm trên phạm vi cả nước, cơ quan
có thẩm quyền tổ chức hàng nghìn lượt thanh tra theo kế hoạch và đột xuất,
phát hiện nhiều trường hợp vi phạm, tiến hành xử lý đình chỉ các cơ sở hoạt
động sản xuất kinh doanh thực phẩm và phạt tiền hàng tỉ đồng. Nhiều vụ vi
phạm nghiêm trọng chuyển cho cơ nhà nước có thẩm quyền truy cứu trách
nhiệm hình sự. Như vậy, vai trò của thanh tra trong việc phát hiện và xử lý
vi phạm về VSATTP là rất lớn, thực tế đã được chứng minh trong thời gian
qua khi mà vấn đề VSATTP là một vấn đề nóng của xã hội.
Việc đánh giá thực trạng vấn đề VSATTP phải dựa vào các số liệu
thông qua công tác thanh tra, để đạt được hiệu quả cao cho việc nghiên cứu
cần phải gắn liền với thực tế tại một địa phương ; qua đó, mới khai thác đầy
đủ các yếu tố liên quan đến VSATTP như việc buôn bán thực phẩm tại các
địa điểm, tình hình ngộ độc, công tác quản lý cũng như thanh tra phát hiện
và xử lý của cơ quan chức năng.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Luật – Đại học

Huế và giảng viên hướng dẫn, em đã tiến hành chọn và nghiên cứu đề tài:
“Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn
thực phẩm tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài khóa luận được tìm hiểu và nghiên cứu trên cơ sơ của pháp luật
Nhà nước về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực VSATTP, đề tài đi sâu
phân tích thực trạng gắn liền với các văn bản qui phạm pháp luật.
11
Qua khảo sát trên các phương tiện thông tin điện tử, cũng các nguồn
tài liệu như sách, báo, tạp chí; việc nghiên cứu về vấn đề VSATTP gắn liền
với các qui định pháp luật nhà nước cũng đã được một số tác giả thực hiện;
đây là điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài
khóa luận này.
Một số đề tài liên quan:
Nghiên cứu thể chế quản lý Nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với hàng nông sản ở Việt nam. (Tiến sĩ Đào Thế Anh – Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn).
Tội vi phạm qui định về Vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật Hình
sự Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. (Luận văn Thạc sĩ của
Hoàng Ngọc Trí – Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà nội).
Hoàn thiện pháp luật về Vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại ở Việt Nam. (Đặng Công Hiến – Bộ Công Thương . Tạp chí
Cộng sản, số ra ngày 11/12/1013).
3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
3.1. Mục đích
Hoạt động trong lĩnh vực VSATTP là vấn đề biểu hiện rõ nét bên
ngoài xã hội, mang tính thời sự và phổ biến cao; việc nghiên cứu được thực
hiện trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Vì thế mục đích hướng đến của đề tài là
lồng ghép giữa thực trạng VSATTP và hoạt động thanh tra, cụ thể:
Phân tích, tìm hiểu pháp luật về hoạt động thanh tra nói chung, thanh

tra chuyên ngành nói riêng; và thanh tra trong lĩnh vực VSATTP.
Làm sáng tỏ thực trạng VSATTP tại địa phương bằng việc thông qua
các số liệu cụ thể của cơ quan chức năng cung cấp.
Đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm khắc phục tình trạng vi phạm
VSATTP, và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong lĩnh vực này.
12
3.2. Ý nghĩa
Về mặt lý luận, qua đề tài này trước hết ta hiểu rõ hơn pháp luật về
hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra chuyên ngành nói riêng, và thanh
tra trong lĩnh vực VSATTP. Bên cạnh đó là kiến thức bổ ích về VSATTP,
qua đó nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi người trong việc tự bảo vệ mình
trước tình hình VSATTP đang diễn tra theo chiều hướng xấu, cũng như
trách nhiệm của cơ quan nhà nước và cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh thực phẩm.
Về mặt thực tiễn, có thể nói VSATTP là một trong những vấn đề nhức
nhối hiện nay của xã hội, nhiều vụ tiêu cực liên tục được phát hiện trong
thời gian qua, sức khỏe người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng; đề tài
trước hết thể hiện sự quan tâm và bức xúc của người thực hiện đối với vấn
đề này. Việc nghiên cứu đề tài sẽ làm nổi bật lên thực trạng đáng báo động
về VSATTP hiện nay cũng như công tác thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Đề tài đi sâu phân tích về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực
này, chỉ ra được những mặt tích cực và những hạn chế còn tồn tại, đề xuất
những giải pháp hữu hiệu giúp cho hoạt động thanh tra ở lĩnh vực này ngày
càng được hoàn thiện và hiệu quả hơn, góp phần phát huy vai trò của cơ
quan thanh tra trong việc phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp
luật về VSATTP.
4. Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là : Những qui định của pháp luật
về thanh tra trong lĩnh vực VSATTP; tình hình VSATTP tại địa phương

thông qua các số liệu cụ thể.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người nói chung và
13
những chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chính sách pháp luật của
Nhà nước về chiến lược bảo đảm sức khỏe con người, trong đó vấn đề an
toàn thực phẩm là một trong những yếu tố tiên quyết.
Đề tài cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích,
tổng hợp, diễn giải, suy luận lôgic, thống kê, chứng minh dựa trên thực tiễn.
5. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian : Địa bàn thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam
+ Thời gian : Trong 2 năm 2012-2013
6. Cơ cấu khóa luận
Trong phạm vi đề tài khóa luận tốt nghiệp, khóa luận được kết cấu
gồm 3 phần với các nội dung chủ yếu sau :
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận về thanh tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Chương 2. Thực trạng hoạt động thanh tra trong lĩnh vực vệ sinh an
toàn thực phẩm tại thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam từ năm 2012-2013.
Chương 3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh
tra và khắc phục tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành
phố Tam Kỳ.
C. Kết luận
Tài liệu tham khảo
14
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA
TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA Ở NƯỚC TA
1.1.1. Khái niệm thanh tra
Thanh tra được hiểu là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện
pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện
theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà
nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức và toàn xã hội.
Luật thanh tra 2010 định nghĩa thanh tra theo các loại hình khác nhau:
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình
tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối
với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan,
tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và
thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ
thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua
Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc
15
giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của
cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.[10]
1.1.2. Cơ cấu tổ chức thanh tra nhà nước
1.1.2.1. Thanh tra hành chính

Cơ quan thanh tra hành chính bao gồm:
Thanh tra Chính phủ;
Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là
Thanh tra tỉnh);
Thanh tra sở;
Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung
là Thanh tra huyện).
Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm
trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả
nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân
thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh
vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo
quy định của pháp luật.
Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về
16
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra
hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà

nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của
pháp luật.
Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng theo quy định của pháp luật.[10]
1.1.2.2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là
cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao
gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không
thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên
ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực
hiện theo quy định của Luật Thanh tra và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công
chức được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra của cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
17
1.1.3. Nguyên tắc của hoạt động thanh tra
Thanh tra là một chức năng của quản lý và hoạt động thanh tra là một
khâu của hoạt động quản lý nhà nước. Để hoạt động thanh tra có hiệu lực
và hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra, phù hợp với hoạt động quản lý nhà
nước thì vấn đề đầu tiên là chủ thể quản lý phải xác định được đầy đủ và
đúng đắn những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho hoạt động thanh tra của
các cơ quan thanh tra nhà nước.
Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra là những tư tưởng, định hướng
chủ đạo, đúng đắn, khách quan và khoa học, được quy định trong pháp luật

thanh tra mà các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh tra, cán bộ,
thanh tra viên phải tuân theo trong quá trình hoạt động thanh tra.
Hoạt động thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và người được
giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện. Theo đó việc
thanh tra phải đảm bảo các nguyên tắc của Luật thanh tra:
Phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực,
công khai, dân chủ, kịp thời: Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải tuân
thủ đúng những quy định pháp luật, bảo đảm tính độc lập, nghiêm túc khi
thực hiện những thủ tục cần thiết và trong phạm vi thẩm quyền cho phép.
Cơ quan thanh tra nằm trong tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước, do
vậy, trong tổ chức và hoạt động của mình, cơ quan thanh tra cũng chịu sự
điều chỉnh của phương pháp mệnh lệnh quyền uy. Trong quá trình tiến
hành thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra
nhiều khi chịu áp lực từ nhiều phía, nhiều cá nhân, tổ chức sẽ gây sức ép
đối với thành viên Đoàn thanh tra. Việc bảo đảm tính trung thực, khách
quan sẽ tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm với
một đội ngũ cán bộ có chất lượng và trách nhiệm nghề nghiệp cao hơn.
Nhóm nguyên tắc này là cách thức để cơ quan thanh tra và cán bộ, công
chức trong ngành Thanh tra tự hoàn thiện mình, kết quả cuối cùng là chất
lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra được nâng cao.
18
Việc thanh tra phải không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung,
thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không
làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối
tượng thanh tra.
Các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp
luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.
Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được
giao.

Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm
pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho
cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh
tra khi chưa có kết luận chính thức.
Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm
đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm
nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra
nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng
của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.
Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.[10]
1.1.4. Trình tự của cuộc thanh tra
Hoạt động thanh tra với tư cách là chức năng thiết yếu trong quản lý
nhà nước, là một khâu trong chu trình hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi
phải tuân thủ những nguyên tắc và trình tự theo quy định của pháp luật.
19
Trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra và thực tiễn công tác thanh tra,
một cuộc thanh tra thông thường được tiến hành theo ba bước gồm: chuẩn
bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Sự phân chia thành
các bước như vậy chỉ mang tính chất tương đối vì các bước này có mối liên
hệ ràng buộc lẫn nhau, bước trước tạo tiền đề để tiến hành bước sau, bước
sau nhằm tiếp tục và hoàn thiện bước trước và có những việc được thực
hiện ở bước này, cũng là yêu cầu của bước kia, có những nội dung ở bước
sau đã được hình thành trong khi tiến hành bước trước.
Thông tư số 02/2010/TT-TTCP 02/03/ 2010 của Thanh tra Chính phủ
quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ VÀ QUYẾT ĐỊNH THANH TRA

Chuẩn bị thanh tra và quyết định thanh tra là xác định kế hoạch và
những nội dung để tiến hành thanh tra, bao gồm các công việc sau:
1. Thu thập thông tin
Thông tin là cơ sở quan trọng để quyết định nội dung và kế hoạch
thanh tra, do vậy khi thu thập thông tin cần nắm toàn diện các thông tin có
liên quan đến mục đích, yêu cầu và đối tượng, sự việc cần thanh tra. (Điều
3. Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra Thông tư số 02 /
2010/TT-TTCP)
2. Đánh giá nhận định (Lập báo cáo khảo sát).
Nghiên cứu, phân tích các thông tin thu thập được, đánh giá nhận
định theo nội dung và trình tự:
- Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu sai
phạm về chính sách, chế độ, về quản lý và quá trình thực hiện.
- Những thuận lợi, khó khăn và tình hình thanh tra, kiểm tra của các
cơ quan, tổ chức đối với đối tượng thanh tra.
- Đề xuất những nội dung cần thanh tra, trong đó nêu rõ nội dung
trọng tâm, trọng điểm; những tổ chức, cơ quan, cá nhân cần đến thanh tra,
20
xác minh.
3. Lập kế hoạch thanh tra
Kế hoạch thanh tra gồm những nội dung cơ bản sau:
Mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra; nội dung thanh tra, trong đó nêu rõ
nội dung trọng tâm, trọng điểm; danh sách các đơn vị được thanh tra, xác
minh; thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra;
4. Ra quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trình thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước cùng cấp hoặc người được giao nhiệm vụ trình chánh thanh tra dự
thảo quyết định thanh tra kèm theo kế hoạch thanh tra và báo cáo khảo sát.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc chánh thanh tra ra quyết
định thanh tra, đồng thời phê duyệt kế hoạch thanh tra.

Quyết định thanh tra phải thể hiện rõ tên cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân là đối tượng thanh tra; nội dung, thời kỳ và thời hạn thanh tra; thành
lập Đoàn thanh tra.
5. Chuẩn bị triển khai thanh tra
Khi quyết định thanh tra được lưu hành, Trưởng Đoàn thanh tra có
trách nhiệm:
Thông báo kế hoạch và yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị những
công việc liên quan tới buổi công bố quyết định thanh tra.
Họp Đoàn thanh tra, chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
BƯỚC 2: TIẾN HÀNH THANH TRA
1. Công bố quyết định thanh tra
Chậm nhất mười lăm ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng
Đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng
thanh tra.
Thực hiện công bố đầy đủ nội dung quyết định thanh tra và nêu rõ
21
mục đích, yêu cầu, cách thức làm việc, kế hoạch tiến hành thanh tra.
Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo Đoàn thanh tra những nội dung
mà Trưởng Đoàn thanh tra đã thông báo và những nội dung khác Đoàn
thanh tra thấy cần thiết.
Lập biên bản cuộc họp công bố quyết định thanh tra. Biên bản được
ký giữa Trưởng Đoàn thanh tra và thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân là đối tượng thanh tra.
Việc công bố quyết định thanh tra có thể tại chỗ, có thể yêu cầu các
đơn vị liên quan tập trung để triển khai.
2. Thực hiện thanh tra
Thực hiện thanh tra là quá trình sử dụng các phương pháp thanh tra,
phát hiện, làm rõ các vấn đề, sự việc để kết luận chính xác, trung thực,
khách quan. Đoàn thanh tra tiến hành thực hiện một số nội dung sau:
Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm tra,

xác minh thông tin, tài liệu (trên cơ sở văn bản báo cáo của đối tượng thanh
tra và các thông tin, tài liệu đã thu thập được, Đoàn thanh tra có trách
nhiệm nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá; yêu cầu đối
tượng thanh tra giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh
tra). Trong quá trình thực hiện việc thanh tra, người đảm nhận vai trò thanh
tra phải thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong quá trình thanh tra.
Báo cáo của thành viên Đoàn thanh tra: Trong quá trình thanh tra, các
thành viên, tổ trưởng, nhóm trưởng (nếu có) có trách nhiệm thường xuyên
báo cáo Trưởng Đoàn về tình hình, kết quả công việc được phân công và
những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo.
Báo cáo của Trưởng Đoàn thanh tra: Định kỳ hằng tuần, Trưởng
Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả thanh tra cho thủ
trưởng cơ quan thanh tra và người ra quyết định thanh tra. Báo cáo những
thuận lợi, khó khăn, những nơi đã và đang làm việc, nội dung thanh tra, kết
22
quả thanh tra, những vấn đề cần phải xin ý kiến chỉ đạo và kế hoạch tuần
tiếp theo.Trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn, vướng mắc vượt
khả năng và thẩm quyền của Trưởng Đoàn thì Trưởng Đoàn có trách nhiệm
báo cáo kịp thời người ra quyết định và thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng
cấp xin ý kiến chỉ đạo.
BƯỚC 3: KẾT THÚC THANH TRA
1. Thực hiện thời hạn thanh tra
Trưởng Đoàn thanh tra tổ chức thanh tra đảm bảo kết thúc thanh tra tại
đơn vị theo đúng thời hạn quy định trong quyết định thanh tra và quyết
định gia hạn (nếu có).
2. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra
Chậm nhất mười lăm (15) ngày kể từ ngày kết thúc thanh tra tại đơn
vị, Trưởng Đoàn thanh tra phải có báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết
luận thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra.
Trong quá trình lập báo cáo và dự thảo kết luận thanh tra, nếu có

những vấn đề còn vướng mắc về xử lý, Trưởng Đoàn chủ động trao đổi,
tham khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan để đảm bảo cho việc kết
luận được chính xác, khách quan.
Báo cáo kết quả thanh tra (do Trưởng Đoàn ký) phản ánh đầy đủ kết
quả những nội dung công việc đã thanh tra; những nội dung chưa tiến hành
hoặc tiến hành ngoài quyết định và kế hoạch thanh tra được duyệt, nguyên
nhân; những ý kiến không thống nhất của đối tượng thanh tra hoặc của
thành viên Đoàn thanh tra; những đề xuất về chính sách, chế độ và quản lý.
Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyên nhân,
trách nhiệm, hình thức xử lý, thời hạn chấp hành.
Dự thảo kết luận thanh tra chỉ phản ánh nội dung kết luận và kiến nghị
xử lý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyên
nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý, thời hạn chấp hành.
23
3. Kết luận và lưu hành kết luận thanh tra
Chậm nhất mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả
thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xét nội dung báo cáo và ra kết
luận thanh tra.
Trước khi ra kết luận người kết luận thanh tra có thể tổ chức làm việc
với đối tượng thanh tra về dự thảo kết luận thanh tra hoặc gửi dự thảo kết
luận thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra trả lời bằng văn bản, nêu rõ
những nội dung chưa thống nhất, nguyên nhân và chứng cứ.
Khi có kết luận chính thức, người ra kết luận thanh tra tổ chức công
bố hoặc gửi kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra.
Việc gửi kết luận thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật
Thanh tra năm 2010 và Điều 31 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011
của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thanh tra
Sau khi lưu hành kết luận thanh tra, trong thời hạn hai ngày làm việc,
Trưởng Đoàn có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho những bộ

phận, người được giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
4. Họp rút kinh nghiệm Đoàn thanh tra
Trưởng Đoàn có trách nhiệm triệu tập các thành viên trong đoàn họp
rút kinh nghiệm, đánh giá những ưu, nhược điểm trong quá trình điều hành,
quá trình thanh tra của từng người, rút ra những bài học kinh nghiệm, kiến
nghị khen thưởng người làm tốt và xử lý những cán bộ có sai phạm.[12]
1.1.5. Hoạt động của thanh tra chuyên ngành
Việc thanh tra trong lĩnh vực VSATTP là hoạt động thanh tra
chuyên ngành.
Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ Qui
định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và
24
hoạt động thanh tra chuyên ngành đã qui định cụ thể về vấn đề này, chúng
ta cần tìm hiểu và nắm một số nội dung quan trọng có liên quan như: nguyên
tắc thanh tra, thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế
hoạch và đột xuất, thời hạn thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành.
1.1.5.1. Nguyên tắc tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành
Hoạt động thanh tra chuyên ngành ngoài việc phải đảm bảo các
nguyên tắc theo qui định của Luật Thanh tra, bên cạnh đó cũng phải đảm
bảo các nguyên tắc riêng theo qui định về thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, theo qui định tại Điều 3 Nghị định 07/2012/NĐ-CP nguyên
tắc tiến hành một cuộc thanh tra thanh tra chuyên ngành phải đảm bảo:
Hoạt động thanh tra chuyên ngành do Đoàn thanh tra chuyên ngành,
Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành thực hiện.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành phải được tiến hành thường xuyên,
gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ;
phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra chuyên ngành
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên

ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành không
được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 13 của Luật Thanh tra.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải báo
cáo từ chối và không được tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc
lập trong trường hợp bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của
mình trực tiếp là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.[6]
1.1.5.2. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế
hoạch và đột xuất
Đối với thanh tra kế hoạch: Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra
sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở ra
25

×