Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và thông tin
liên lạc đã kết nối những châu lục, khu vực, quốc gia, tổ chức, những con người lại
gần nhau hơn bao giờ hết. Điều này giúp cho một số quốc gia trở nên vô cùng phồn
thịnh và phát triển. Tuy nhiên, cũng đặt nhiều quốc gia vào tình trạng tụt hậu và
khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Do đó, vấn đề lớn đặt ra cho các quốc gia
là làm thế nào để không bị tụt hậu, thích nghi được trong quá trình hội nhập? Để
làm được điều này thì việc vô cùng quan trọng là làm thế nào để các doanh nghiệp
của họ thích nghi được trong môi trường cạnh tranh.
Khai thác hiệu quả nguồn lực con người sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững
trong cạnh tranh. Do đó, một vấn đề lớn đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là
làm thế nào để để có thể tìm ra những người có tài, có đức, yêu nghề, phù hợp với
công việc để có thể khai thác tối đa hiệu quả nguồn nhân lực? Thực tế cho thấy, nếu
công tác tuyển dụng nhân lực tốt thì có thể giải quyết được hiệu quả vấn đề trên.
Không những thế hoạt động tuyển dụng tốt còn có thể tiết kiệm được thời gian, chi
phí… tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Việt Nam, mặc
dù là một công ty trẻ trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Nhưng
trong quá trình hoạt động, Công ty liên tục đổi mới để thích ứng được với môi
trường cạnh tranh trong nước. Để có thể đứng vững trên thị trường, tiếp tục phát
triển thì công ty rất cần đội ngũ nhân lực có chất lượng cao. Do đó, công tác tuyển
dụng ở công ty rất được chú trọng và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy
nhiên, bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế gây ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất của công ty như chưa thu hút được nhiều người lao
động có chất lượng cao đến với công ty, quy trình tuyển chọn còn chưa hợp lý, gây
khó khăn cho việc tuyển chọn người tài…
Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty và vai trò quan trọng của công tác
tuyển dụng. Trong quá trình thực tập tại công ty em đã quyết định lựa chọn đề tài
“Công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Dân dụng và Công
nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, với mong muốn ứng dụng được những
kiến thức đã học vào thực tế và góp phần cùng với công ty đưa ra giải pháp cải thiện
công tác tuyển dụng, phục vụ tốt cho chiến lược, mục tiêu phát triển trong tương lai.
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
1
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng Dân dụng và Công nghiệp Việt Nam.
Tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế và đưa ra giải pháp cải thiện công
tác tuyển dụng tại công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu
o Về đối tượng nghiên cứu: Công tác tuyển dụng bao gồm: công tác tuyển mộ
và công tác tuyển chọn của công ty
o Về không gian: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công nghiệp và Dân
dụng Việt Nam.
o Về thời gian: Giai đoạn từ 2006 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích - tổng hợp, thống kê phân tích, so sánh
Tra cứu tài liệu
Điều tra khảo sát:
Khảo sát, lấy thông tin từ phía những người quản lý trực tiếp.
Điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi:
o Đối tượng những lao động được tuyển vào công ty trong những năm
nghiên cứu từ 2006 đến nay.
o Tổng số phiếu điều tra 30 phiếu
o Nội dung điều tra: phương pháp, nguồn tuyển mộ; mức độ phù hợp của
người lao động được tuyển với công việc mới.
5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đàu và kết luận, Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Dân dụng
và Công nghiệp Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng Dân dụng và Công nghiệp Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty
Cổ phần Đầu tư Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Việt Nam.
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM (VINAMAC.,JSC)
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vinamac
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Việt Nam được thành lập
vào ngày 31/10/2005, 5 năm qua với nhiều biến động kinh tế lớn, nhỏ trong và
ngoài nước, công ty đã trở thành 1 trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực
xây dựng dân dụng và công nghiệp của nước ta, là Công ty trẻ và có quy mô thuộc
mức trung bình trong số các công ty xây dựng Việt Nam hiện nay, công ty chuyên
xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy điện, bưu chính viễn thông, các
công trình cấp thoát nước, cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng
hóa, kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội thất,…
Quá trình hình thành và phát triển của công ty được khái quát qua 2 giai đoạn:
1.1.1.1 Giai đoạn khi mới hình thành: (2005-2007)
Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Việt Nam được
thành lập vào ngày 31/10/2005 với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh CTCP số
0103014417 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và đăng ký đổi lần 1
ngày 26/05/2010 với mã số doanh nghiệp 0102060544 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp.
Khi mới thành lập công ty có tất cả 257 cán bộ, công nhân viên. Và công ty
chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Trong thời kỳ
này mặc dù gặp nhiều khó khăn do mới thành lập nhưng công ty cũng gặp khá
nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì lúc này nền kinh tế đang
phát triển khá nóng và nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng đang tăng lên rõ rệt. Chỉ tính
riêng năm 2007, công ty đã nhận được 8 hợp đồng xây dựng và sửa chữa nhà xưởng
với tổng giá trị hợp đồng lên tới trên 18 tỷ VNĐ.
1.1.1.2 Giai đoạn phát triển: (2007-nay)
Trong quá trình hoạt động công ty luôn coi trọng và xác định chữ tín với
khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đến nay công ty đã tạo dựng được
thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường, được các khách hàng trong và ngoài
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
nước tôn trọng đánh giá cao, đặt niềm tin cho để thiết lập quan hệ hợp tác kinh
doanh lâu dài.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Tận dụng mọi thế mạnh của mình
nhằm phấn đấu xây dựng công ty trở thành một doanh nghiệp kinh tế mạnh của đất
nước. Với tốc độ tăng trưởng nhanh từ 20-25% trong những năm qua, giá trị sản
lượng, doanh thu, lợi nhuận, cũng như các khoản nộp ngân sách ngày càng tăng, đời
sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
Thông tin chung về công ty như sau:
• Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp
Việt Nam
• Tên tiếng Anh: VIET NAM INDUSTRIAL AND CIVIL CONSTRUCTION
INVESTMENT JOIN-STOCK COMPANY
• Tên viết tắt: VINAMAC.,JSC
• Địa chỉ: Nhà số 4A – Ngõ 28/76 – Đường Xuân La – Phường Xuân La–
Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội
• Số điện thoại: 0437.951.983
• Fax: 0437.951.983
Địa điểm kinh doanh số 1: Tầng 1 - Lô 58 - Phường Dịch Vọng Hậu - Quận
Cầu Giấy – TP. Hà Nội
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh tại Công ty
1.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh:
• Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy điện, bưu chính viễn
thông, đường dây và trạm biến thế đến 35kW.
• Xây lắp các công trình cấp thoát nước, nhà máy nước, các công trình thủy
lợi, giao thông, văn hóa và du lịch.
• Dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa.
• Mua bán, cho thuê, lắp đặt vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây
dựng.
• Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, ngoại thất, sản
xuất, mua bán, lắp đặt cấu kiện bê tông xây dựng.
• Trang trí nội thất, ngoại thất công trình.
• Xuất khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
• Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với
quy định của pháp luật
1.1.2.2. Vốn, phạm vi hoạt động và năng lực cạnh tranh
1.1.2.2.1.Tổng vốn điều lệ của công ty là 40.000.000.000 (Bốn mươi tỷ đồng)
- Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng
- Số cổ phần đã đăng ký mua: 400.000 cổ phần
1.1.2.2.2.Phạm vi hoạt động:
Công ty có phạm vi hoạt động rộng, trong đó chủ yếu là các tỉnh phía Bắc
như: Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Hải Phòng, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Ninh, Hải
Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An…
1.1.2.2.3. Năng lực cạnh tranh:
Hiện nay, Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có trình độ
cao cấp về lý luận chính trị, đã từng tổ chức, chỉ đạo thi công nhiều công trình lớn
và quan trọng trong nước.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, công ty thường xuyên
đầu tư bổ sung nhiều thiết bị mới hiện đại như: Máy đào KOBELCO với công suất
0.8m3/Gầu, Máy ủi KOMATSU, Vận thăng lồng Hòa Phát, Máy trộn bê tông, máy
phát điện 75KVA, máy nén khí 11m3/phút, Máy kinh vĩ, Máy toàn đạc điện tử,
khuôn đúc mẫu bê tông…
Công ty cũng đã tham gia xây dựng và lắp đặt nhiều hạng mục quan trọng
của các công trình lớn như: Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long….
Nhờ không ngừng đầu tư, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đến nay các
sản phẩm của Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng, trong đó có “Cờ thi đua xuất
sắc của Bộ Xây dựng”
1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Vinamac
Công ty Vinamac có hệ thống quản trị được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến -
chức năng, có bộ phận quản lý chung, trực tiếp và chia nhỏ phòng theo chức năng
thực hiện. Hệ thống tổ chức của Công ty đã đạt được nhiều ưu điểm, gắn việc sử
dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị
ở mức độ nhất định. Hệ thống tổ chức của Vinamac bao gồm:
1.2.1. Hội đồng Cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm những người góp vốn,
thành lập nên Công ty. Những Cổ đông có quyền bỏ phiếu với số cổ phiếu tương
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
5
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
ứng để quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động của Công ty như: đường
lối, chiến lược kinh doanh…
Ngoài ra Cổ đông có quyền nhận cổ tức từ lợi nhuận của Công ty tương ứng
với tỷ lệ cổ phần nắm giữ; Quyền lựa chọn mua thêm cổ phần khi Công ty tăng vốn
điều lệ hay chuyển đổi cổ phần; Quyền chuyển nhượng cổ phần với một số điều
kiện. Hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị
1.2.2. Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý Chủ tịch Hội đồng quản trị và 3 ủy viên. Là cơ quan
quản lý, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa
vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Hội đồng cổ đông, như:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh
doanh hằng năm của công ty;
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền hoặc Điều
lệ công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối
với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ
công ty quy định;
- …
1.2.2.1. Chủ tịch Hội đồng quản trị
Do Hội đồng quản trị bầu ra, có trách nhiệm quản lý chung các hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty. Có trách nhiệm báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh,
và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty với Hội đồng cổ đông.
1.2.2.2. Thành viên Hội đồng quản trị
Do Hội đồng cổ dông bầu ra, không nhất thiết phải là cổ đông của Công ty
và có nhiệm kỳ không quá 5 năm. Có quyền hạn và trách nhiệm theo luật và điều lệ
của Công ty.
1.2.3. Ban giám đốc
1.2.3.1. Tổng Giám đốc
Tại Công ty Vinamac, Tổng Giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm
nhiệm. Phụ trách chung, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, là
người đại diện theo pháp luật của Công ty. Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết
định của HĐQT và báo cáo tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
6
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
1.2.3.2. Phó Tổng giám đốc
Có nhiệm vụ hỗ trợ các công việc cho Tổng giám đốc. Thực hiện tham mưu
cho Tổng giám đốc theo từng nhiệm vụ chức năng:
- Phó Tổng giám đốc phụ trách thi công: Chịu trách nhiệm và thực hiện các
công việc, tham mưu cho Tổng giám đốc về các dự án, công trình…
- Phó Tổng giám đốc phụ trách nội chính – đầu tư
- Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh tế
1.2.4. Các bộ phận Phòng, Ban
Là bộ phận chức năng nhằm giúp hệ thống của Công ty hoạt động tốt, quản
lý, thực hiện các công việc chuyên môn.
1.2.4.1. Phòng Hành chính – Nhân sự
Quản lý chung các vấn đề liên quan đến tổ chức, thực hiện chức năng quản
lý nguồn nhân lực, quản lý hành chính: Thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, tính
lương cho toàn Công ty. Xây dựng, đề xuất các biện pháp khuyến khích (tài chính
và phi tài chính…) Theo dõi chấm công, thời gian làm việc, quản lý hành chính…
1.2.4.2. Phòng tài chính kế toán
Thực hiện các công việc về nghiệp vụ, chuyên môn tài chính – kế toán theo
đúng quy định
Theo dõi, phán ánh sự vận động của vốn kinh doanh và cố vấn cho Ban lãnh
đạo Công ty về các vấn đề liên quan
Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về chuyên môn nghiệp vụ của mình
Quản lý các nguồn vốn đầu tư vào các dự án
Tổ chức hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, phòng ban, dự án thực hiện các
chính sách, chế độ thực hiện tài chính của Công ty và Nhà nước.
1.2.4.3. Phòng Kinh tế - Kỹ thuật – Kế hoạch
Có chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ: thực hiện đúng những nhiệm vụ SXKD
của Công ty đã được cấp phép hoạt động. Giúp Ban Tổng giám đốc công ty trong
lĩnh vực quản lý kỹ thuật, xây dựng kế hoạch và tính hiệu quả của các dự án; đổi
mới công nghệ và ứng dụng khoa học tiên tiến vào quản lý và sản xuất.
1.2.4.4. Phòng Quản lý vật tư – thiết bị
Kiểm tra, giám sát và báo cáo tình hình sử dụng vật tư – thiết bị toàn Công
ty. Chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến quản lý (thay đổi mua mới,
hỏng hóc và sử dụng) thiết bị vật tư.
1.2.4.5. Phòng thiết kế và đầu tư dự án
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
Chịu trách nhiệm thiết kế, tìm kiếm khách hàng, tham gia đấu thấu, đầu tư
các dự án của Công ty.
1.2.4.6. Phòng Quan hệ quốc tế
Làm công tác ngoại giao, liên lạc với các đối tác, khách hàng và các cơ quan,
tổ chức khác.
Ngoài ra còn các đội, ban do Ban Giám đốc quản lý trực tiếp: Các đội thi công công
trình, các ban điều hành dự án, các Công ty liên doanh – liên kết và các chi nhánh
công ty.
Để giảm bớt sự tiêu cực trong quản lý và tạo công bằng trong các bộ phận
của tổ chức thì ngoài các bộ phận quản lý trực tiếp, Công ty còn xây dựng Ban kiểm
soát để theo dõi và kiểm tra hoạt động của Hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.
Ngoài ra còn thành lập hội đồng cố vấn để giúp đỡ cho Hội đồng quản trị và các
Đảng, đoàn thể khác.
Hệ thống cơ cấu tổ chức của Vinamac thể hiện tóm tắt qua sơ đồ tổ chức bộ
máy Công ty
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
SƠ ĐỒ 1.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY VINAMAC
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.3.1 Tình hình doanh thu và lợi nhuận
Vinamac là một công ty cổ phần, vì vậy hoạt động sản xuất và kết quả kinh
doanh phải báo cáo và thống kê rõ ràng. Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và lắp
ráp các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy điện, bưu chính viễn thông…và
nhiều dịch vụ liên quan khác, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamac bị
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố do đó kết quả hoạt động kinh doanh thường xuyên biến
đổi. Qua quá trình hoạt động Công ty đã đạt được nhiều thành tích và mục tiêu đặt
ra. Tuy nhiên cũng như hầu hết các công ty khác có nhiều vấn đề bất cập trong quá
trình hoạt động cũng như quản lý của Công ty. Việc phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh có thể xây dựng được bức tranh tổng thể của Công ty và các vấn đề bất
cập trong hoạt động, quản lý và có thể đưa ra các giải pháp sơ bộ cho vấn đề đó.
BẢNG 1.1: TÌNH HÌNH DOANH THU, LỢI NHUẬN VÀ NỘP NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng đầu năm
2010
TDT
17.423.041.000 28.046.666.420 47.984.057.670 32.269.122.090 28.935.120.320
TCP
17.232.428.890 25.853.639.890 41.801.373.900 28.230.986.270 24.739.503.600
LNTT
190.612.110 3.193.026.530 6.182.683.770 4.038.135.820 4.195.616.720
TTNDN
53.371.391 894.047.428 1.731.151.456 1.009.533.955 1.048.904.180
LNST
137.240.719 2.298.979.102 4.451.532.314 3.028.601.865 3.146.712.540
Tổng
NVKD
50.987.373.130 70.028.763.580 70.512.314.880 71.582.230.650 82.635.450.100
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty Vinamac)
Qua tổng hợp tình hình doanh thu, lợi nhuận (bảng 1), ta thấy các chỉ tiêu
TDT và TCP đều tăng từ năm 2006 – 2008. Từ năm 2006 - 2007 tổng doanh thu
tăng 60,97%. Năm 2007 – 2008 doanh thu tăng 71%. Năm 2009 doanh thu giảm
33% so với năm 2008. Nguyên nhân của việc doanh thu năm 2009 giảm mạnh so
với năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ (vì
khủng hoảng tài chính nên nhiều đối tác, khách hàng giải ngân chậm và thậm chí
nhiều dự án còn bị hoãn lại) . Do đã khắc phục được khủng hoảng, 6 tháng đầu năm
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
10
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
2010 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty lại đi về quỹ đạo; Chỉ có 6 tháng
đầu năm 2010 mà Tổng doanh thu cao hơn cả năm 2007 (cao hơn 3,17%) - năm mà
hoạt động sản xuất kinh doanh khá tốt, mặc dù lúc đó Công ty mới đi vào hoạt động
chưa đầy 2 năm.
Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động nhưng kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty rất thành công; tìm kiếm được nhiều khách hàng,
tham gia vào nhiều dự án, kéo theo TDT tăng nhanh, TCP cũng tăng, nhưng vẫn
đem lại lợi nhuận cao cho Công ty, vì vậy mà nguồn vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh được bổ xung thường xuyên qua các năm.
Qua hoạt động sản xuất kinh doanh của 6 tháng đầu năm 2010, ta có thể dự
kiến các chỉ tiêu cả năm 2010 như sau:
BẢNG 1.2: CÁC CHỈ TIÊU DỰ KIẾN NĂM 2010
Đơn vị: VNĐ
TDT TCP LNTT TTNDN LNST Tổng NVKD
57.870.240.64
0
49.479.007.200 8.391.233.440 2.349.545.360 6.041.688.080 82.635.450.100
Qua bảng 1.1, bảng 1.2 ta có thể vẽ đường doanh thu và lợi nhuận giai
đoạn 2006 – 2010 để nhìn được tổng quan sự biến đổi của 2 đường này.
BIỂU ĐỒ DOANH THU
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
11
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
Biểu đồ trên thể hiện đường doanh thu trong giai đoạn 2006 – 2010, ta thấy
đường doanh thu tăng nhanh từ năm 2006 – 2008, và bắt đầu có sự giảm mạnh năm
2009, nhưng đến năm 2010 thì doanh thu lại tăng cao.
BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN
Biểu đồ lợi nhuận thể hiện đường lợi nhuận biến đổi không đều, tăng nhanh
năm 2006 – 2008, nhưng năm 2009 có sự giảm xuống so với năm 2008 và với kết
quả 6 tháng đầu năm 2010 thì dự báo DT cả năm 2010 sẽ tăng hơn năm 2008 và
năm 2009. Điều này phù hợp với những phân tích biến động về doanh thu và lợi
nhuận vì do ảnh hưởng của khủng hoảng nên lợi nhuận trung bình cả năm 2009 có
giảm so với năm 2008, tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng bắt đầu giảm và
Công ty có những biện pháp khắc phục nên năm 2010 lợi nhuận tăng so với năm
2009.
BẢNG 1.3: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN (SAU THUẾ) CỦA CÔNG TY
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tỉ suất LNST/TDT 0.79 8.20 9.28 9.39 10.44
Tỉ suất
LNST/TNV
0.27 3.28 6.31 4.23 3.66
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu tăng nhanh qua các năm 2007,
2008. Trong khi đó, năm 2009 tỉ lệ tăng có xu hướng giảm so với tỉ lệ tăng của các
năm trước (2009 tăng so với 2008: 0,11%; nhưng năm 2008 tăng so với năm 2007:
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
1,08%). Đến 6 tháng đầu năm 2010, hoạt động sản xuất kinh doanh khá tốt, nên dự
tính cả năm 2010 các chỉ số này đều cao hơn. Tương tự tỉ suất LNST/TNV cũng có
xu hướng tăng nhanh qua các năm 2006 – 2009, do hoạt động của năm 2009 bị ảnh
hưởng của môi trường kinh doanh (như ít hợp đồng hơn,đối tác giải ngân chậm…),
nên LNST thu về thấp hơn, vì vậy mà Tổng NVKD cho năm 2010 chỉ tăng ít so với
các năm trước đó; Do vậy tỉ suất LNST/TNV năm 2010 dự kiến thấp. Đặc biệt năm
2007 hai tỉ suất này đều tăng rất cao so với năm 2006.
1.3.2. Tình hình sử dụng lao động
Lao động là nhân tố sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, số lượng và chất
lượng lao động là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Qua phân tích các chỉ tiêu ở bảng trên có thể đánh giá hiệu quả sử
dụng lao động tại Công ty. Thực tế trong 54 tháng gần đây, số lao động trong Công
ty có sự biến đổi qua từng năm, dự kiến số lao động TB cuối năm 2010 khoảng 350.
BẢNG 1.4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số LĐBQ (người)
257 315 335 342
350
Sức sinh lời BQLĐ
(VND/người)
534.011 7.298.346 13.288.156 8.855.561 17.261.966
NS LĐBQ (theo giá trị)
67.793.934 89.037.036 143.235.993 94.354.158 165.343.544
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Công ty Vinamac)
• Sức sinh lời bình quân lao động (BQLĐ) được tính bằng lãi ròng thu được (lợi
nhuận đã trừ thuế)/số lao động bình quân trong kỳ. Theo bảng 4, ta thấy: sức sinh
lời bình quân lao động tăng dần theo thời gian. Tuy năm 2009 giảm hơn so với năm
2008 (do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới nên ít việc hơn trước),
nhưng đến đầu năm 2010 lại tăng lại, kéo theo xu hướng dự kiến năm 2010 các chỉ
tiêu về hiệu quả sử dụng lao động đều tăng. Điều này cho biết mỗi lao động trong
Công ty tạo ra giá trị lợi nhuận ròng tương đối cao.
• Năng suất lao động bình quân (NSLĐBQ): Tính NSLĐBQ theo giá trị =
Tổng DT/Tổng Số LĐ, đơn vị: VNĐ/người/năm). Trong bảng 4, cho biết năng suất
lao động bình quân Công ty (theo giá trị) có sự biến động. Tăng cao nhất năm 2008,
do kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 rất tốt, lợi nhuận thu được tăng nên năm
2008 Công ty đầu tư thêm nhiều máy móc, kỹ thuật để thực hiện nhiều dự án lớn,
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
phức tạp vì vậy năng suất lao động tăng cao trong năm này (trên 143 triệu VND/lao
động/năm). Dự kiến trung bình cả năm 2010, NSLĐBQ (theo giá trị) cũng tăng cao.
1.3.3. Tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty
Qua phân tích số liệu biến động qua các năm của Vinamac, ta thấy hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung tương đối tốt. Việc này thể do nhiều
nguyên nhân, tuy nhiên với sự biến động liên tục của môi trường kinh tế trong và
ngoài nước nói chung cũng như trong ngành xây dựng – lắp ráp nói riêng, Công ty
cũng bị ảnh hưởng không ít. Để xem xét việc thực hiện sản xuất kinh doanh của
Công ty có thực sự hiệu quả, ta hãy xem xét giữa kế hoạch công ty đặt ra (xuất phát
từ tình hình thực tế tại công ty và môi trường kinh doanh với công tác dự báo) và
thực tế Công ty đã đạt được trong một vài năm trở lại đây.
BẢNG 1.5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY
Đơn vị: 1.000.000 VNĐ
Chỉ
tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH
TDT 12.500 17.423 25.000 28.046 40.000 47.984 41.000 32.269 55.000 57.870
TCP 11.300 17.232 22.000 25.853 35.000 41.801 38.000 28.230 47.000 49.479
TLN
TT
1.200 190 3.000 3.193 5.000 6.182 3.000 4.038 8.000 8.391
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Vinamac)
Từ bảng số liệu trên (bảng 1.5), ta có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ
của Công ty thông qua so sánh giữa kế hoạch đặt ra và thực tế Công ty đã thực hiện
được.
BẢNG 1.6: KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY GIAI
ĐOẠN 2006-2010
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
TH so với
KH
TH so với
KH
TH so với
KH
TH so với
KH
TH so với
KH
TDT 139,38 112,18 119,96 78,70 105,22
TCP 152,50 117,51 119,43 74,29 105,27
TLNTT 158,84 106,43 123,64 134,60 104,89
(Chú thích: Các số liệu sử dụng trong bảng 1.6 đã được lấy tròn (không giảm tính
chất khi lấy phần trăm)).
Từ (bảng 1.6), ta thấy Công ty đã thực hiện kế hoạch trong giai đoạn 2006 –
2009 có kết quả khác nhau. Năm 2006 (Sau 1 năm Công ty hoạt động), công tác tổ
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
chức vẫn chưa ổn định vì vậy việc đặt kế hoạch chưa có sự chính xác cao; TDT,
Tổng CP và Tổng LNTT đều vượt kế hoạch điều này đem lại thành công lớn cho
Công ty. Năm 2007, tiếp tục thành công của năm 2006 Vinamac tiếp tục vượt kế
hoạch về TDT (trên 100%) và TLNTT (trên 100%), tuy nhiên so với năm 2006 thì
việc thực hiện kế hoạch về TLN năm 2007 thấp hơn, do năm 2007 Tổng CP tăng
hơn so với kế hoạch đặt ra (117,51%) từ đó cho thấy việc quản lý chi phí bắt đầu
không ổn định. Năm 2008 cũng tiếp tục thành công của 2 năm 2006, 2007. Năm
2009 Công ty không đạt so với kế hoạch đặt ra về TDT, tuy nhiên chi phí không sử
dụng hết so với kế hoạch nên nhìn chung TLNTT vẫn vượt kế hoạch. Đây là thành
công lớn của Công ty vì tuy bị ảnh hưởng lớn của môi trường kinh doanh (khủng
hoảng tài chính thế giới) nhưng Công ty vẫn vượt kế hoạch về lợi nhuận. Khi hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty trở lại quỹ đạo, đến năm 2010 dự kiến kết
quả thực hiện sẽ vượt kế hoạch đặt ra, tuy chưa cao nhưng cũng đem lại tinh thần
cao cho toàn bộ Công ty.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng tại Công ty Vinamac
1.4.1 Yếu tố bên trong
1.4.1.1 Hình ảnh, uy tín của công ty:
Uy tín của công ty càng cao thì việc tuyển mộ càng đạt được hiệu quả cao, có
thể thu hút nhiều ứng viên giỏi, có trình độ cao tham gia vào quá trình tuyển dụng
của công ty.
Mặc dù là 1 công ty mới nhưng Vinamac đã xây dựng được hình ảnh và uy tín
trên thị trường xây dựng Việt Nam, do vậy những hoạt động tuyển dụng của công ty
rất được những người lao động trong khu vực quan tâm và số lượng hồ sơ ứng
tuyển vào Công ty tương đối cao.
1.4.1.2 Khả năng tài chính
Khả năng tài chính càng mạnh thì công ty sẽ có khả năng mở rộng nguồn và
phương pháp tuyển mộ, đồng thời hoàn thiện quá trình tuyển dụng (thêm một số
bước vào quy trình tuyển chọn…). Từ đó, nâng cao chất lượng tuyển mộ, tuyển
chọn nhân lực.
Hiện nay ngân sách dành cho công tác tuyển dụng của công ty vẫn còn rất hạn
chế nên quy trình tuyển chọn của công ty chưa thể thực hiện đầy đủ các bước và
cũng chưa thể mở rộng được nguồn tuyển mộ. Dẫn đến chất lượng tuyển mộ, tuyển
chọn chưa cao.
1.4.1.3 Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
Những ngành đang thịnh hành, phát triển hay nói cách khác đây là những
ngành đang “hot”, nhiều trường đào tạo… thì việc thu hút ứng viên đến dự thi cũng
dễ dàng hơn.
Mặc dù không phải là ngành “hot” nhưng trong vài năm trở lại đây, khi mà nền
kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đầu tư nước
ngoài vào nước ta gia tăng thì nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng cũng tăng theo. Theo
thống kê của ngành thì hiện nay nước ta có hơn 5000 doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực xây dựng và thu hút khoảng hơn 2 triệu lao động. Từ đó có thể thấy
nguồn lực lao động trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vinamac rất dồi dào
và việc thu hút được những ứng viên tốt đến với công ty cũng sẽ thuận lợi hơn.
1.4.1.4 Chính sách nhân sự
Một chính sách ưu đãi hợp lý, phù hợp với mong muốn của người lao động
cũng như khả năng tài chính của công ty cũng là một trong những yếu tố rất quan
trọng giúp thu hút người lao động có chất lượng đến với công ty, nâng cao hiệu quả
hoạt động tuyển dụng nhân lực.
Nguồn lực con người luôn là nguồn lực được coi trọng hàng đầu trong doanh
nghiệp, nên tại công ty các chính sách nhân sự đều nhằm hướng tới mục tiêu duy trì
và phát triển, nâng cao chất lượng và sự cống hiến của nguồn lực con người như:
các chính sách đào tạo, lương bổng, đãi ngộ… do đó đã thu hút được rất nhiều
người lao động mong muốn làm việc, cống hiến cho công ty.
Bên cạnh đó, chính sách của công ty là coi trọng nguồn lực con người nên
công tác tuyển dụng nhân sự cũng sẽ được chú trọng hơn.
1.4.1.5 Phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc
Kết quả của phân tích công việc (bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công
việc với người thực hiện, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc) được sử dụng trong
tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực. Nếu những bản này được hoàn thiện, có chất lượng
tốt thì hiệu quả của hoạt động tuyển dụng cũng được nâng cao…
Ngược lại, nếu bản mô tả công việc không rõ ràng, khoa học, người lao động
không hiểu được những gì cần phải làm. Hay bản tiêu chuẩn thực hiện công việc có
tính định lượng thấp, không phù hợp thì người lao động sẽ không nắm được những
gì cần làm… thì các ứng viên không thể nắm rõ được mình phải làm những gì?
Công việc này đòi hỏi những gì (về kiến thức, kỹ năng, trình độ) đối với người lao
động. Không những thế, chất lượng của hoạt động phân tích công việc thấp còn gây
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
16
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
khó khăn cho những người làm công tác tuyển dụng trong việc lựa chọn những ứng
viên phù hợp nhất với yêu cầu của công việc.
Hiện nay tại công ty Vinamac thì công tác phân tích công việc trong công ty
do phòng Hành chính – Nhân sự đảm nhiệm. Tuy nhiên các bản mô tả công việc
của công ty vẫn chưa rõ ràng nên những thông báo tuyển mộ của công ty vẫn chưa
đạt được hiệu quả cao. Nhiều trường hợp người lao động không hề biết gì về những
công việc mình phải làm ở vị trí ứng tuyển, còn bản yêu cầu công việc đối với
người thực hiện thì nhiều vị trí còn đòi hỏi quá nhiều ở người lao động và trong bản
tiêu chuẩn thực hiên công việc thì chưa thể hiện một cách chính xác, rõ ràng. Vì vậy
đã ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng của công ty.
1.4.2 Yếu tố bên ngoài
1.4.2.1 Thị trường lao động
Cân bằng cung, cầu trên thị trường lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động tuyển dụng lao động của công ty.
Cung > cầu: thì số lượng người tham gia tuyển mộ có thể sẽ cao. Từ đó, dẫn
đến tỉ lệ sàng lọc, tuyển chọn cao, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty.
Tuy nhiên, người lao động sẽ rất khó kiếm việc làm.
Cung = cầu: số người lao động mong muốn làm việc và có khả năng làm việc
cho công ty tại một mức lương nhất định bằng với nhu cầu của công ty. Đây là trạng
thái cân bằng mong muốn của cả người lao động và người sử dụng lao động.
Cung < cầu: Việc tuyển dụng sẽ trở nên rất khó khăn. Số người thu hút được
từ quá trình tuyển mộ thấp (nếu công ty không có uy tín cao, chính sách nhân sự
tốt…). Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn.
Hiện nay cung lao động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty khá
cao do số lượng các trung tâm, trường dạy nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn
Hà Nội tương đối nhiều. Gần đây công ty có liên hệ với các trường đại học, cao
đẳng có kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực xây dựng, trong đó phải kể đến Đại
học Xây dựng và Đại học Kiến trúc. Đây là lực lượng đáp ứng nhu cầu tuyển
dụng cho công ty.
1.4.2.2 Tình trạng kinh tế
Trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu lao động lớn thì số
lượng tuyển dụng sẽ nhiều, nguồn và phương pháp tuyển mộ sẽ đa dạng…
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
Khi nền kinh tế ở trong tình trạng suy thoái, việc kinh doanh khó khăn thì nhu
cầu tuyển dụng sẽ thấp và chi phí dành cho hoạt động tuyển dụng bị hạn chế.
Những điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tuyển dụng của
công ty.
Như 2 năm trở lại đây, từ lúc cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra
(năm 2008), công ty nhận được ít hợp đồng hơn thì nhu cầu tuyển dụng của công ty
cũng giảm đi rõ rệt.
1.4.2.3 Sự cạnh tranh giữa các công ty khác đặc biệt là các công ty trong ngành
Cường độ cạnh tranh cao giữa các công ty làm thu hẹp nguồn tuyển mộ, số
lượng người đến tuyển mộ tại các công ty thấp. Điều này gây khó khăn rất lớn cho
công ty trong việc thu hút những người lao động có chất lượng cao nếu công ty
không tạo ra được “sức hấp dẫn” cao.
Cường độ cạnh tranh thấp, công ty sẽ dễ dàng thu hút, mở rộng nguồn tuyển
mộ, tuyển chọn…
Hiện nay, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có rất nhiều các công ty lớn,
nhỏ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Nên Công ty cũng gặp những khó
khăn nhất định trong việc tuyển chọn nhân sự. Nhưng với những lợi thế của mình,
kèm theo đó là việc tạo được mối quan hệ khá tốt với nhiều công ty xây dựng lớn
trên địa bàn Hà Nội. Vì thế, rất ít khi Công ty thiếu nhân sự trong khi thi công các
công trình.
1.4.2.4 Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật
Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật theo hướng tự động hóa (thay thế con
người trong những bước công việc nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc) nên yêu cầu về
thể lực giảm, yêu cầu về trí lực tăng. Điều này dẫn đến việc những tiêu chuẩn, yêu
cầu với công việc cũng thay đổi.
Và với việc Công ty luôn cập nhật máy móc mới và thay thế các máy móc cũ,
lạc hậu thì tiêu chuẩn sàng lọc, tuyển chọn cũng có nhiều sự thay đổi cho phù hợp
với sự thay đổi của công nghệ là điều tất yếu.
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂN DỤNG
VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty
2.1.1 Tìm hiểu chung về hoạt động tuyển dụng tại Công ty Vinamac
2.1.1.1 Quan điểm của lãnh đạo về hoạt động tuyển dụng
Ban lãnh đạo của công ty luôn cho rằng nếu công ty muốn phát triển bền vững,
cần phải có nguồn nguyên khí
(1)
cơ bản vững mạnh để phát triển lực của mình.
Theo lãnh đạo công ty nguồn nguyên khí quý báu đó chính là nguồn nhân lực. Có
nhiều cách để phát triển lực của công ty, như kêu gọi đóng góp, đầu tư , đi vay
nhưng tất cả những hình thức trên là phụ khí, chứ không phải nguyên khí. Và nếu
chỉ dựa vào phụ khí để phát triển, công ty sẽ phải đối mặt với nguy cơ lệ thuộc và
hao mòn và tuyệt diệt nguyên khí, nghĩa là không bao giờ có thể phát triển được như
mình mong muốn. Vì vậy, vấn đề phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là
một trong những vấn đề rất được coi trọng ở công ty.
Hoạt động tuyển dụng tốt sẽ giúp công ty đáp ứng nhu cầu nhân lực cho hiện
tại và trong tương lai. Nếu công tác tuyển dụng tốt, công ty sẽ thu hút và chiêu mộ
được nhiều người tài, có trình độ cao, sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng thời
điểm. Điều này đảm bảo cho người lao động có thể phát huy được tối đa khả năng,
sở trường; công ty tránh được tình trạng lãng phí lao động, sử dụng hiệu quả nguồn
lực con người. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Xuất phát từ quan điểm trên mà ban lãnh đạo công ty luôn luôn quan tâm đến
hoạt động tuyển dụng, coi đây là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu
đối với công ty.
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
19
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
(1)
Nguồn nguyên khí: dùng để chỉ nhân tố chủ chốt làm nên sức mạnh
2.1.1.2 Bộ phận làm công tác tuyển dụng
Các hoạt động tuyển dụng của công ty đều do phòng Hành chính – Nhân sự
chịu trách nhiệm triển khai và thực hiện. Bộ phận trực tiếp tham gia tuyển dụng là
cán bộ quản lý và các cán bộ tuyển dụng. Dựa vào kế hoạch hóa nguồn nhân lực do
phòng Kinh tế - Kỹ thuật – Kế hoạch tính toán trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh
doanh của công ty, dựa trên nhu cầu công việc của từng bộ phận, thì quản lý của các
bộ phận xác định nhu cầu nhân lực ở bộ phận mình: vị trí, số lượng người cần
tuyển,ngày bắt đầu làm việc, yêu cầu đối với ứng viên. Các cán bộ tuyển dụng sẽ
xác định nguồn, phương pháp tuyển mộ; viết và đăng thông tin tuyển mộ; xét duyệt
hồ sơ; chuẩn bị, tổ chức phỏng vấn; tổ chức khám sức khỏe cho ứng viên.
Bộ phận tuyển dụng của công ty gồm 5 người: trưởng phòng Hành chính –
Nhân sự trực tiếp chịu trách nhiệm, triển khai thực hiện hoạt động tuyển dụng đáp
ứng nhu cầu nhân lực cho công ty và 4 nhân viên tổ chức nhân sự.
BẢNG 2.1: CƠ CẤU CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI
CÔNG TY VINAMAC
Chức danh Nhiệm vụ vụ chính Tuổi Giới
tính
Trình độ
học vấn
Chuyên
ngành
Trưởng phòng Chịu trách nhiệm, phân chia công việc, c
triển khai hoạt động và phỏng vấn
tuyển chọn
38 Nam ThS QTKD
Nhân viên 1 Xác định nguồn và phương pháp tuyển
mộ, chuẩn bị phỏng vấn., tổ chức thi
tay nghề cho người xin việc.
31 Nam ĐH QTKD
Nhân viên 2 Viết và đăng thông tin tuyển mộ, tổ
chức khám sức khỏe cho ứng viên
32 Nam ĐH QTNL
Nhân viên 3 Xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn 28 Nữ ĐH QTKD
Nhân viên 4 Xét duyệt hồ sơ, tổ chức thi tay nghề
cho các ứng viên
30 Nữ ĐH QTKD
(Nguồn: phòng Hành chính – Nhân sự Công ty Vinamac)
Do các cán bộ làm công tác tuyển dụng tại Công ty Vinamac đều có trình độ từ
đại học trở lên và chuyên ngành đào tạo là Quản trị Nhân lực hoặc Quản trị Kinh
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
20
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
doanh nên nắm rất rõ và có kiến thức chuyên môn về hoạt động Quản trị Nguồn
nhân lực nói chung và công tác tuyển dụng nói riêng. Điều này đảm bảo cho chất
lượng công tác tuyển dụng tại công ty.
* Tổng quan về kết quả điều tra thu thập thông tin bằng bảng hỏi
Tổng số phiếu phát ra là 30. Phiếu được phát đến 30 người lao động được
tuyển vào công ty giai đoạn 2006 – 2009. Trong đó 10 phiếu phát cho lao động gián
tiếp, 20 phiếu phát cho lao động trực tiếp. Trong số 30 phiếu phát ra, thì thu lại được
27 phiếu đầy đủ thông tin (3 phiếu thiếu những thông tin quan trọng đối với cuộc
điều tra nên không được sử dụng vào việc nghiên cứu). Kết quả của cuộc điều tra
thu thập thông tin được sử dụng dưới đây.
2.1.2 Kết quả hoạt động tuyển dụng nhân sự tại Công ty Vinamac từ 2006 – nay
2.1.2.1 Công tác tuyển mộ
2.1.2.1.1 Nguồn tuyển mộ
* Nguồn bên trong: cán bộ, công nhân viên trong công ty
Công ty thu hút và tuyển mộ được một lực lượng không nhỏ cán bộ công nhân
viên của mình tham gia tuyển dụng vào vị trí công việc mới trong công ty. Đây là
những người đã có kinh nghiệm làm việc trong công ty, hiểu quen với môi trường
làm việc, văn hóa của công ty nên việc hòa nhập vào công việc mới thuận lợi hơn
rất nhiều.
Yêu cầu đối với nguồn tuyển mộ này: người lao động phải có ít nhất 1 năm
kinh nghiệm làm việc trong công ty, trong vòng 1 năm trở lại không bị vi phạm kỷ
luật và bị xử phạt, có thành tích công tác tốt (do người quản lý trực tiếp nhận xét),
điều này gây khó khăn cho người lao động khi tham gia ứng tuyển vào vị trí công
việc mới. Người lao động thường không muốn cấp trên biết khi mình có dự định
chuyển sang bộ phận công tác mới. Bên cạnh đó, còn quản lý cấp cao phải chắc
chắn là có thể sắp xếp thay thế được vị trí của ứng viên khi ứng viên được tuyển vào
vị trí công việc mới theo mong muốn của bản thân. Những cán bộ công nhân viên
đáp ứng được yêu cầu trên thì có thể tham gia ứng tuyển vào vị trí công việc mới.
* Nguồn bên ngoài:
Con em cán bộ công nhân viên trong công ty. Khi mới thành lập và gặp nhiều
khó khăn trong việc tuyển mộ thì đây được coi là nguồn tuyển mộ chủ yếu của công
ty. Tuyển mộ những người lao động từ nguồn này sẽ làm tăng lòng trung thành,
cống hiến của những người lao động trong công ty (do con, em… cán bộ, công nhân
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
21
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
viên cùng làm việc trong công ty nên họ luôn mong muốn công ty làm việc có hiệu
quả để đảm bảo công ăn việc làm cho họ và gia đình họ). Tuy nhiên, tuyển mộ theo
lối này có khả năng dẫn đến sự thiên vị (người lao động không phù hợp, đáp ứng đủ
tiêu chuẩn cho công việc nhưng vì “nể” mà vẫn được tuyển vào). Không những thế,
kiểu tuyển mộ này có thể dẫn đến cảm tưởng không thoải mái, khó chịu với người
lao động khi người thân hoặc bạn bè họ không được tuyển vào công ty. Những điều
này có thể gây ra hiện tượng không thỏa mãn, ảnh hưởng xấu đến công ty.
Trong giai đoạn gần đây, thì nguồn tuyển mộ được mở rộng và nguồn tuyển
mộ chủ yếu là sinh viên mới ra trường, công nhân kỹ thuật, cán bộ có kinh nghiệm.
Đây là lực lượng trẻ, có tiềm năng phát triển cao nếu công ty biết đào tạo và sử
dụng. Công ty đang rất quan tâm đến lực lượng lao động này.
BẢNG 2.2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ TỈ LỆ GIỮA NGUỒN TUYỂN MỘ
BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI
Nguồn tuyển mộ Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Nguồn bên trong 4 17,39
Nguồn bên ngoài 23 82,61
(Nguồn: kết quả điều tra thu thập thông tin về hoạt động tuyển dụng lao động tại
Công ty Vinamac)
Qua bảng trên ta thấy nguồn tuyển mộ bên trong công ty chiếm tỉ lệ không cao
chỉ khoảng 17,39%. Nguyên nhân của điều này là do yêu cầu quá khắt khe đối với
người lao động trong công ty khi muốn được làm ở một vị trí công việc mới trong
công ty.
2.1.2.1.2. Phương pháp tuyển mộ
Thông qua các website tuyển dụng phổ biến hiện nay như: Vietnamworks.com,
tuyendung.com.vn, jobsvietnam.com.vn, mangtuyendung.com.vn…. Thông báo
tuyển dụng được đăng trên mục tuyển dụng của các website trước 2 tháng khi công
ty bắt đầu tiến hành tuyển chọn. Nội dung của thông báo tuyển dụng trên website
chi tiết, rõ ràng hơn thông báo tuyển mộ trên bảng tin của công ty.
Thông qua người thân, bạn bè: cán bộ trong công ty có trách nhiệm thông báo
cho người lao động về việc tuyển dụng sắp tới của công ty. Những người lao động
mà có người thân, bạn bè mà có nhu cầu, mong muốn và khả năng làm việc tại công
ty có thể thông báo về việc tuyển dụng của công ty và nộp hồ sơ cho người thân,
bạn bè. Phương pháp này đã được áp dụng phổ biến tại công ty vài năm nay và thu
được kết quả tương đối tốt.
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
22
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
Thông báo tuyển mộ của công ty trên bảng tin. Phương pháp này chủ yếu để
thu hút người lao động là con em cán bộ công nhân viên trong công ty và những
người lao động trong công ty có khả năng, trình độ và mong muốn làm việc ở vị trí
công việc mới. Việc thông báo trên bảng tin giúp công ty tiết kiệm chi phí cho việc
tuyển dụng nhưng phương pháp này không hiệu quả trong việc thu hút nguồn tuyển
mộ bên ngoài công ty. Thông báo tuyển mộ trên bảng tin của công ty khá sơ sài, mô
tả công việc không rõ ràng.
Thông báo tuyển dụng gồm những nội dung chính sau:
o Bộ phận cần tuyển, chức danh công việc
o Mô tả về công việc, yêu cầu đối với ứng viên về bằng cấp tối thiểu, kinh
nghiệm làm việc, trình độ ngoại ngữ, vi tính.
o Hạn, địa điểm nộp hồ sơ
o Những bằng cấp, chứng chỉ, giấy tờ cần thiết trong hồ sơ….
o Thời gian thông báo kết quả
Sau khi thông báo tuyển mộ khoảng 2 tháng công ty sẽ tiến hành tuyển chọn.
BẢNG 2.3: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ PHƯƠNG PHÁP TUYỂN MỘ
Phương pháp tuyển mộ Số lượng
(người)
Tỉ lệ (%)
Qua người thân, bạn bè 12 44,44
Qua website tuyển dụng 8 29,63
Thông báo tuyển mộ trên bảng tin của công ty 5 18,52
Hình thức khác 2 7,41
Tổng 27 100
(Nguồn: kết quả điều tra thu thập thông tin về hoạt động tuyển dụng lao động tại
Công ty Vinamac)
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TỈ LỆ CÁC PHƯƠNG PHÁP TUYỂN MỘ
GIAI ĐOẠN 2006 - 2009
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
23
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
Từ biểu đồ trên ta thấy, phương pháp tuyển mộ đạt hiệu quả cao nhất của
công ty là thông qua người thân, bạn bè. Do đặc thù của công ty là công ty xây dựng
(nhiều khi cần nhân lực ngay để thi công kịp tiến độ công trình mà công việc không
quá phức tạp) nên hình thức tuyển dụng này vẫn được chú trọng và mang lại hiệu
quả tuyển mộ cao cho công ty. Phương pháp tuyển mộ đạt hiệu quả cao thứ 2 là
đăng thông báo tuyển dụng trên website tuyển dụng phổ biến hiện nay. Tỉ lệ tuyển
mộ của phương pháp này vào khoảng 29,63%. Một phương pháp tuyển mộ có hiệu
quả khá cao là đăng thông báo tuyển mộ trên bảng tin của công ty, số người lao
động được tuyển mộ theo phương pháp này trong giai đoạn 2006 – 2009 là 8 người
tương ứng với 18,52%.
Người lao động được tuyển vào công ty trong giai đoạn 2006 – 2009 biết đến
thông tin tuyển dụng của công ty thông qua 4 nguồn chính: qua người thân, bạn bè;
qua website tuyển dụng và thông báo tuyển mộ trên bảng tin của công ty. Tỉ lệ của 3
phương pháp này chiếm đến 92,59%, các hình thức khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
2.1.2.1.3. Đánh giá chung về quá trình tuyển mộ
Những phương pháp tuyển mộ này giúp công ty tiết kiệm được chi phí cho
việc tuyển dụng do chỉ đưa thông tin lên các website tuyển dụng, bảng tin. Tuy
nhiên, nguồn tuyển mộ chưa thật phong phú và chất lượng nhân lực được tuyển mộ
cũng sẽ không được cao.
2.1.2.2 Công tác tuyển chọn
2.1.2.2.1 Quy trình tuyển chọn lao động trực tiếp
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
24
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
Gồm 4 bước như sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ 2.1: QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TẠI
CÔNG TY VINAMAC
(Nguồn: phòng Hành chính – Nhân sự Công ty Vinamac)
Bước 1: Sàng lọc qua hồ sơ xin việc
Dựa trên cơ sở thông báo tuyển dụng của công ty, ứng viên có mong muốn làm
việc tại công ty sẽ nộp hồ sơ xin việc tại phòng Hành chính – Nhân sự của công ty.
Hồ sơ gồm có:
o Sơ yếu lý lịch (có dấu xác nhận của xã, phường hoặc cơ quan đang
công tác thời điểm khoảng 3 tháng trở lại đây).
o Giấy khai sinh bản sao
o Giấy chứng nhận sức khỏe của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên.
o Chứng minh thư nhân dân phô tô (có công chứng).
o Các bằng cấp chứng chỉ có liên quan
o 3 ảnh 3*4 ( có ghi tên, tuổi, địa chỉ)
Bên ngoài hồ sơ ghi vị trí dự tuyển
Thông qua hồ sơ xin việc của người lao động, cán bộ phòng Hành chính –
Nhân sự sẽ tiến hành xem xét, sàng lọc.
Danh sách ứng viên được tham gia tiếp vòng 2, ngày, giờ, địa điểm tiến hành
thử tay nghề sẽ được công ty chủ động liên lạc và thông báo dán ở bảng tin của công
ty sau ngày hết hạn nộp hồ sơ là 20 ngày.
BẢNG 2.4: TỈ LỆ HỒ SƠ VƯỢT QUA BƯỚC 1 TRONG QUY TRÌNH
TUYỂN CHỌN LĐTT TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006 – 2009
SV: Phạm Đức Việt Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
Thử
tay
nghề
Khám
sức
khỏe
Ra
quyết
định
tuyển
chọn
Sàng
lọc qua
hồ sơ
xin
việc
Thử
việc
25