Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng- Machinco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.85 KB, 33 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển đất nước thì ngành thương mại là đầu tầu quyết
định mức tăng trưởng kinh tế của đất nước, là kim chỉ nam cho các doanh
nghiệp, các nhà sản xuất, là thông điệp của Đảng và nhà nước gửi tới người dân,
và thương mại chính là giúp cho người dân ngày càng có được một cuộc sống
ấm no hạnh phúc hơn.
Là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1956 trải qua gần
50 năm hoạt động Công ty thiết bị phụ tùng- Machinco đã có nhiều đóng góp
cho nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như các Công ty khác trong ngành
thương mại nói riêng. Công ty thiết bị - Machinco đã vượt qua năm 2001 đầy
thử thách và khó khăn. Công ty đã chấm dứt được mức độ suy giảm, tạo tiền đề
cơ bản để đưa tốc độ tăng trưởng trở lại 21% - 33% vào năm 2003 và tiếp tục
đến tận thời điểm này.Và bên cạnh đó là sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt
trên tất cả các lĩnh vực trong sản xuất kinh doanh, cạnh tranh về tài chính, cạnh
tranh về thị phần và đặc biệt là cạnh tranh về nhân lực. Do đó, một trong những
vấn đề đặt ra đối với nhà quản trị là làm sao để có được đội ngũ nhân viên có
năng lực, trình độ để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc, tạo ra sự khác biệt
và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhu cầu đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Do tầm quan trọng của vấn đề quản trị nhân sự nói chung và đào tạo –
phát triển nhân sự nói riêng cộng với lòng say mê mong muốn tìm hiểu về nhân
sự và mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc giải quyết những thực tế
của công tác đào tạo và phát triển nhân sự còn tồn tại của công ty.
Cùng với quá trình học tập tại Viện ĐH Mở Hà Nội tôi đã được tiếp nhận
thực tập tại Phòng kinh doanh 3 của Công ty thiết bị phụ tùng Machinco. Với kiến
thức đã học ở trường và qua thời gian thực tập được nghiên cứu tình hình thực tế
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
của Công ty, tôi chọn nghiệp vụ: “Đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty cổ
phần Thiết bị phụ tùng- Machinco ” làm báo cáo nghiệp vụ của mình.


Bố cục của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần:
Phần I : Giới thiệu khái quát nơi thực tập.
Phần II : Thực trạng công tác đào tạo & phát triển nhân lực trong công ty
thiết bị phụ tùng Machinco.
Phần III : Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty
thiết bị phụ tùng Machinco.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
PHẦN I :
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NƠI THỰC TẬP
1.1.Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp.
1.1.1.Tên doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Công ty CP Thiết bị Phụ tùng Machinco., JSC.
- Tên giao dịch quốc tế của công ty: MACHINERY AND SPARE
PARTS JOINT STOCK COMPANY .
- Tên gọi tắt của công ty: Machinco Hanoi.
1.1.2. Địa chỉ:
- Trụ sở chính: 444 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội.
- Văn phòng Công ty: Tầng 6, tòa nhà 133 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: (84.4) 8326447/7610740
- Fax: (84.4) 8326034
1.1.3. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp.
Vào năm 2003, căn cứ vào nghị định số 64/ 2002/ NĐ-CP của Chính phủ
về việc chuyển các doanh nghiệp Nhà nước thành các công ty cổ phần, Bộ
Thương mại đã đưa ra quyết định số 0282/2003/QĐ-TM để chính thức chuyển
đổi Công ty thành Công ty cổ phần Thiết bị Phụ tùng. Và công ty đã giữ nguyên
tên này cho tới ngày nay.
Từ năm 2003 cho đến nay, Công ty vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển
với mô hình công ty cổ phần. Mô hình công ty cổ phần thực sự rất phù hợp với
tình hình mới của Công ty.

Giấy ĐKKD số:. 0103002783 do Sở kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấp
ngày 19/08/2003 thay đổi lần cuối ngày 23/04/2007
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần. Hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật công ty: Trịnh Xuân Thiêm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc.
1.1.4.Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
Hoạt động của Công ty CP Thiết bị và Phụ tùng chủ yếu là kinh doanh
nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị toàn bộ, nguyên liệu
sản xuất, thiết bị y tế, xuất khẩu nông lâm sản tại Việt Nam.
Công ty Machinco được bố trí hoạt động với 3 bộ phận chuyên trách
chính:
- Bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm chính trong mọi lĩnh vực hoạt
động của doanh nghiệp, là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trước, trong
và sau khi bán hàng nhiều nhất nên đội ngũ lãnh đạo và nhân viên thuộc bộ phận
này đòi hỏi trình độ kỹ năng cao.
- Bên cạnh đó bộ phận kỹ thuật, kế toán và kho mặc dù là 3 bộ phận tách
biệt nhưng lại hợp nhất trong vai trò hỗ trợ cho bộ phận kinh doanh và cũng giữ
vai trò khá quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh của công ty trên
thương trường.
- Công ty còn có một bộ phận phụ trách chuyên chuyển hàng, nhận và
giao hàng tại địa điểm.
1.2 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh trong 5 năm của công ty
Machinno.
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty hiện nay là ô tô. Đây là mặt
hàng có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Mặt hàng này có nhiều chủng loại,
mẫu mã khác nhau, nhưng Công ty chỉ kinh doanh mặt hàng ô tô tải. Loại hàng
này không phải là mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày của con người

nhưng lại rất quan trọng trong công tác vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất
kinh doanh và phục vụ những nhu cầu khác của các đơn vị khách hàng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Bảng thống kê sản lượng sản phẩm chủ yếu của công ty
Thiết bị phụ tùng Machinco.
Năm
SP
2005 2006 2007 2008 2009
Cà phê
(tấn)
243 244,5 244 250 253
Thép(nghìn
tấn)
19 22 25,3 35,6 35
Ôtô (ngàn
chiếc)
2,5 2,7 3,6 4 4,3
( Nguồn Phòng kinh doanh)
Bảng tình hình biến động của số lượng các sản phẩm qua các năm:
(ĐVT: % )
Sp 2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008
Biến động
TB
Cà phê 100.6 99.8 102.5 101.2 101.03
Thép 115.8 115 140.7 98.3 117.45
Ô tô 108 133.3 111.1 107.5 115
Nhìn vào bảng tình hình biến động về sản lượng một số sản phẩm tiêu thụ
chính của công ty cho ta thấy số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty qua các
năm đều tăng, với tốc độ tăng trưởng trung bình các mặt hàng ở mức cao, đặc

biệt về mặt hàng thép có tốc độ tăng trưởng trung bình cao nhất 117.45%/năm.
Tuy nhiên , trong năm 2009,tất cả các mặt hàng đều giảm trong đó mặt hàng
thép sụt giảm nhiều nhất 1.7%. Qua đó công ty cần có những chính sách hoạt
động để giúp tăng sản lượng không để tình trạng sụt giảm, làm ảnh hưởng đến
công ty.Đồng thời công ty cần linh hoạt hơn, tiếp cận thị trường, để mở rộng
nhập khẩu và xuất khẩu.
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
ĐVT : (1.000 VNĐ)
Năm
CT
2005 2006 2007 2008 2009
Tổng nguồn
vốn kinh
doanh
16.774.591 19.821.517 49.644.457 50.160.494 52.831.172
Nguồn vốn
chủ sở hữu
16.738.250 19.783.029 49.601.148 50.116.145 52.783.029
Doanh thu 14.238.078 17.985.127 23.102.587 23.555.795 27.285.728
Tổng chi
phí của DN
13.229.840 16.443.875 21.347.333 21.799.495 25.165.699
Lợi nhuận
thuần
1.008.238 1.541.252 1.755.254 1.756.300 2.120.029
Thuế thu
nhập DN
282.207 431.551 491.471 498.124 593.608

Lợi nhuận
sau thuế
725.931 1.109.701 1.263.783 1.270.176 1.526.421
Lương
BQ/người/
tháng
2.769 2.779 2.981 2.991 3.128
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Bảng tình hình biến động của một số chỉ tiêu nguồn vốn, doanh thu, lợi
nhuận.
Chỉ tiêu 2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008
Biến động
trung bình
Tổng vốn
kinh doanh
118.16 250.46 101.04 105.32 118.16
Doanh thu 126.32 128.45 101.96 115.83 118.14
Lợi nhuận 152.87 113.89 100.51 120.17 121.86
(Đvt: %)
Kết quả cho thấy, tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty qua các năm
đều tăng với mức tăng trung bình 18.16%/năm trong 5 năm trở lại đây. Đặc biệt,
năm 2007 ông ty đã đầu tư một nguồn vốn rất lớn (49.644.457 nghìn đồng) tăng
150.46% so với năm 2006. Điều này phản ánh đúng thực tế tình hình công ty tại
thời điểm đó khi ban lãnh đạo công ty quyết tâm đầu tư nguồn vốn mở rộng thị
trường và tăng doanh thu và đến năm 2008 và đầu năm 2009 khủng hoảng kinh
tế nổ ra và đồng thời cùng với chính sách đầu tư phát triển mở rộng quy mô thị
trường của ban lãnh đạo công ty đã giúp hoạt động kinh doanh không bị sụt
giảm đáng kể .

Với việc không ngừng tăng cường đầu tư nguồn vốn kinh doanh thì doanh
thu cũng liên tục tăng theo. Năm 2007 so với năm 2006 có mức tăng trưởng cao
nhất đạt 28,45% , năm 2006 tăng 26,32% so với năm 2005.Có được những con
số tăng trưởng này là do tại thời điểm năm 2005, năm 2006 khi công ty mở thêm
mặt hàng kinh doanh và kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng. Nhờ đó công ty
đã thu được khoản doanh thu rất lớn. Riêng năm 2008 do ảnh hưởng của biến
động kinh tế nói chung nên doanh thu của công ty có mức tăng trưởng thấp nhất
trong 5 năm trở lại đây chỉ đạt 1.96% so với năm 2007. Và con số tăng 11.83%
đã phản ánh sự phục hồi kinh tế của công ty trong năm 2009. Có được kết quả
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
đó là chủ yếu nhờ vào sự thay đổi chính sách đầu tư và đường lối đúng đắn của
lãnh đạo công ty.
Một kết quả tất yếu khi mà kéo theo việc tăng nguồn vốn đầu tư, thay đổi
chính sách, cũng như phát triển đội ngũ nhân viên đã làm cho khoản lợi nhuận
của công ty cũng không ngừng tăng lên với mức tăng trung bình 21.86%/năm.
Năm 2006 đạt mức tăng kỷ lục 52.87% so với năm 2005, cao nhất trong vòng 5
năm gần đây. Các năm tiếp theo mức tăng trưởng đều đạt ở ngưỡng 2 con số,
năm 2007 tăng 13.89%, năm 2009 tăng 20.17%. Tuy nhiên, theo xu thế chung từ
việc chững lại của nguồn vốn đầu tư, làm doanh thu tăng chậm kéo theo lợi
nhuận của công ty tăng trưởng rất thấp chỉ đạt 0.51% trong năm 2008.
Qua những phân tích ở trên chúng ta thấy Công ty luôn bám sát nhu cầu
thực tế của thị trường để từ đó tạo nguồn hàng và tổ chức kế hoạch bán hàng.
Công ty thiết lập các mối quan hệ mật thiết với bạn hàng, luôn giữ uy tín, thỏa
thuận được các phương thức thanh toán phù hợp hai bên cùng có lợi nên tạo
được nguồn hàng và đảm bảo kế hoạch tiêu thụ và dự trữ. Chính vì thế, những
năm gần đây số lượng khách hàng thường xuyên của Công ty tăng lên rõ rệt,
không chỉ khách hàng trong nước mà cả các công ty nước ngoài.Thêm vào đó,
Công ty luôn đề ra những chiến lược cụ thể, rõ ràng trong từng giai đoạn phát
triển của mình: Chiến lược củng cố khách hàng, chiến lược phát triển và mở

rộng mặt hàng, ngành nghề mới, chiến lược marketing, chiến lược về vốn tài
chính nhằm tăng cường thêm thị trường, phát triển kinh doanh dịch vụ để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao cuả thị trường.
Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần Thiết bị Phụ tùng từ
một trạm kinh doanh dịch vụ đã vươn lên mạnh mẽ không ngừng, khẳng định
mình trong nền kinh tế thị trường là một doanh nghiệp liên tục kinh doanh có
hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn và nộp cho ngân sách mỗi năm một
tăng, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NHÂN
LỰC TRONG CÔNG TY MACHINNO
2.1. Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty ảnh hưởng đến
công tác đào tạo và phát triển nhân lực.
2.1.1 Mặt hàng sản xuất kinh doanh:
Hoạt động của Công ty CP Thiết bị và Phụ tùng là kinh doanh nhập khẩu
máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị toàn bộ, nguyên liệu sản xuất,
thiết bị y tế, xuất khẩu nông lâm sản tại Việt Nam.
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty hiện nay là ô tô. Đây là mặt
hàng có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Mặt hàng này có nhiều chủng loại,
mẫu mã khác nhau, nhưng Công ty chỉ kinh doanh mặt hàng ô tô tải. Loại hàng
này không phải là mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày của con người
nhưng lại rất quan trọng trong công tác vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất
kinh doanh và phục vụ những nhu cầu khác của các đơn vị khách hàng.
Có thể nói do đặc trưng của mặt hàng kinh doanh của công ty nên nguồn
nhân lực trong công ty sẽ rất đa dạng để phù hợp với từng ngành nghề cụ thể và
đồng thời công tác đào tạo và phát triển nhân lực cũng phải được phân chia rõ
ràng và có những hoạt động đào tạo khác nhau. Yêu cầu được đặt ra cho công
tác đào tạo và phát triển nhân lực là thực hiện đào tạo những nhân viên đa ngành

và chuyên biệt linh động.
2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Machinco là công ty thương mại song
việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho quá trình hoạt động kinh doanh
luôn đáp ứng được nhu cầu, năng lực làm việc của toàn thể nhân viên. Cụ thể là:
- Tại trụ sở chính của Công ty có các phòng ban kinh doanh số 1,2,3, các
phòng ban của khối văn phòng được trang bị cơ sở vật chất chất lượng cao, đặc
biệt mỗi văn phòng đều có điều hòa tạo môi trường làm việc tốt cho cán bộ nhân
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
viên, ngoài ra còn có một số phòng khác phục vụ cho hoạt động của Công ty
như: phòng họp, kho hàng, bãi đỗ xe.
- Ngoài ra Công ty trang bị 15 xe ô tô tải tại Hà Nội và 7 ô tô tải tại chi
nhánh thành phố HCM để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa.
- Cửa hàng kinh doanh số 1, trung tâm thương mại và dịch vụ Thái Hà…
không nằm ở trụ sở chính mà ở rải rác quanh Hà Nội và một chi nhánh trong
thành phố HCM với mục đích mở rộng địa bàn và thị trường kinh doanh.
2.1.3. Quy trình hoạt dộng kinh doanh
Là một đơn vị kinh doanh thương mại nên Công ty cổ phần Thiết bị Phụ
tùng không có các phân xưởng mà chỉ có các cửa hàng và phòng kinh doanh như
đã trình bày ở trên. Mọi hoạt động kinh doanh như mua hàng và bán hàng đều
do các cửa hàng và các phòng kinh doanh trực tiếp chịu trách nhiệm. Tuy vậy bộ
phận kinh doanh và các phòng ban khác có quan hệ mật thiết, hỗ trợ giúp cho
công ty phát triển.
Công ty phân phối theo 2 phương thức:
- Phương thức bán buôn hàng hóa: theo phương thức này, hàng hóa được
chủ yếu bán buôn qua kho. Theo đó hàng hóa mua về nhập kho rồi mới được
chuyển bán cho khách hàng, khách hàng trực tiếp đến làm hợp đồng với Công
ty. Hợp đồng bán hàng này do các phòng kinh doanh của Công ty thực hiện. Thị
trường kinh doanh của Công ty bao gồm cả thị trường nội địa và nước ngoài.

- Phương thức bán lẻ hàng hóa: Theo phương thức này, các nhân viên bán
hàng tại cửa hàng sẽ trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách.
Hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng nộp tiền cho thủ quỹ và kế toán viết
phiếu thu.
Công ty đã đề ra chính sách giá cả phù hợp trên cơ sở nhu cầu thị trường.
Giá bán của hàng hóa được thực hiện theo giá quy định hoặc giá thỏa thuận giữa
Công ty và khách hàng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa trên cơ sở hai bên
cùng có lợi.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty
Sơ đồ : Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của
Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng
quản trị
Ban Giám đốc
Ban kiểm soát
Phó tổng giám
đốc
Phó tổng giám
đốc
Các trung tâm
thương mại
Các cửa hàng
Chi nhánh
TP.HCM
P. Tài chính – Kế

toán
P. Tổ chức –
Hành chính
Các phòng kinh
doanh
Tổng Giám đốc
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.
+ Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông gồm có tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của
công ty. Đây là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng
cổ đông được hình thành nhằm giải quyết các vấn đề của công ty như: Thông
qua phương án và điều lệ hoạt động của công ty, bầu ra các thành viên của Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát, nhận các báo cáo của Hội đồng quản trị về việc
thành lập, về kết quả hoạt động của công ty,…
+ Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông lập ra nhằm kiểm tra, giám sát
toàn bộ quá trình hoạt động của công ty. Ban kiểm soát hoạt động hoàn toàn độc
lập với Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Tổng giám đốc, Ban kiểm
soát có quyền tham vấn cho Hội đồng quản trị về kiểm toán, kiểm tra tính hợp lý
trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty,…
+ Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là do Đại hội đồng cổ đông lập ra. Đây là bộ phận quản
lý cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông, có toàn quyền nhân danh
công ty để giải quyết những vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công
ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản
trị của Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng gồm có 5 thành viên do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra hoặc miễn nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín, đó là các thành
viên sau:
1 Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc.

1 Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc.
1 Ủy viên là Phó giám đốc, Giám đốc trung tâm thương mại và dịch vụ
133 Thái Hà.
1 Ủy viên là trưởng Phòng kinh doanh số 1
1 Ủy viên là Kế toán trưởng.
+ Ban giám đốc:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Ban giám đốc gồm có: Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc.
Tổng giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất về tất cả các hoạt
động liên quan tới hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Ngoài ra,
Tổng giám đốc còn có nhiệm vụ xây dựng và đệ trình các phương án kinh
doanh, các chương trình của công ty,…
Phó tổng giám đốc: Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng có 2 Phó tổng giám
đốc để giúp việc cho Tổng giám đốc. Hai Phó tổng giám đốc được Tổng giám
đốc giao nhiệm vụ tùy theo điều kiện cụ thể của công ty, phải chịu trách nhiệm
thi hành và báo cáo với Tổng giám đốc về kết quả hoạt động trong nhiêm vụ
được giao.
+ Các phòng ban trong Công ty:
Phòng tài chính - Kế toán: có chức năng tham mưu về nguồn lực tài
chính cho Tổng giám đốc nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn của công ty.
Nhiệm vụ chính của phòng là thống kê, hạch toán, ghi chép đầy đủ các thông tin
về tình hình mua bán, xuất nhập khẩu, tồn kho,… trong công ty.
Phòng Tổ chức - Hành chính: có nhiệm vụ thực hiện các chức năng liên
quan tới các công việc hành chính sự nghiệp. Chức năng chủ yếu của phòng là
quản trị nhân lực, giải quyết các công việc liên quan tới chế độ lương bổng,
khen thưởng, kỷ luật,…
Các phòng kinh doanh: Do kinh doanh trên nhiều lĩnh vực với các mặt
hàng phong phú, đa dạng nên công ty đã tổ chức làm bốn phòng kinh doanh với

những chức năng riêng biệt nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với từng
lĩnh vực, từng mặt hàng, các phòng kinh doanh đó là:
- Phòng kinh doanh số 1: Chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các sản
phẩm liên quan tới ô tô, thiết bị máy móc như: ô tô ben Kamaz, phụ tùng cho ô
tô, máy xây dựng, máy đào, máy ủi, thiết bị y tế,…
- Phòng kinh doanh số 2: Chuyên xuất khẩu hàng nông sản và cao su sang
các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Đông Âu,…
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
- Phòng kinh doanh số 3: Chuyên thực hiện các công tác đấu thầu các dự
án, cung cấp các trang bị liên quan tới dự án.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Chuyên thực hiện hoạt động nhập
khẩu thép từ các thị trường chính như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ,… rồi
sau đó thực hiện hoạt động bán hàng trong nước.
- Các trung tâm thương mại và các cửa hàng:
Trung tâm thương mại và dịch vụ 133 Thái Hà: Chuyên thực hiện các
dịch vụ cho thuê nhà, điện nước,… theo đúng chỉ tiêu mà công ty giao cho.
Trung tâm thương mại và dịch vụ 444 Hoàng Hoa Thám : Thực hiện hoạt
động kinh doanh chủ yếu ở mặt hàng ô tô. Ngoài ra, trung tâm còn là đại lý của
hãng xe máy Honda.
- Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Đây là một chi nhánh của công
ty ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm kiếm các cơ hội kinh doanh cũng như
mở rộng thị trường vào các tỉnh phía Nam.
Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty, ta nhận thấy công ty đã bố trí
một cách hợp lí theo như kết cấu bộ máy chung của một công ty cổ phần. Với
cách tổ chức bố trí như thế này sẽ giúp công ty quản lí và điều hành các hoạt
động kinh doanh một cách linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
2.1.5. Đặc điểm về lao động của công ty Machinco
* Về số lượng lao động:
Năm 2009, Công ty cổ phần Thiết bị Phụ tùng có tổng cộng là 105 cán bộ,

công nhân viên và được phân bổ vào các bộ phận.
Nhìn chung, lực lượng lao động của Công ty được phân bố hợp lý giữa
các bộ phận theo tính chất, quy mô hoạt động của Công ty. Trong những năm
gần đây do sự cổ phần hóa các công ty Nhà nước, sự sắp xếp lại cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý, sự tinh giảm biên chế, do đó đã có một bộ phận người lao động
đến tuổi về hưu, sắp về hưu và có trình độ chuyên môn thấp có nhu cầu về hưu
sớm đã được Công ty giải quyết đầy đủ các chế độ theo đúng quy định của pháp
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
luật. Thay vào đó Công ty tuyển thêm một số lao động trẻ có trình độ chuyên
môn, tay nghề giỏi đáp ứng yêu cầu công việc của Công ty.
*Về chất lượng lao động:
Đội ngũ lao động của Công ty có chất lượng khá cao đặc biệt là bộ phận
lao động văn phòng quản lý. Đa số họ đều có trình độ Đại học và trên đại học,
chỉ có một số ít lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật.
* Về kết cấu lao động:
Bảng cơ cấu lao động theo trình độ học vấn năm 2009.
Chỉ tiêu Tổng số Trên ĐH,ĐH CĐ, THCN CNKT, LĐPT
Số lượng (người) 105 67 23 15
Tỷ lệ (%) 100% 63,8% 21,9% 14,3%
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Do đặc thù là công ty kinh doanh nhập khẩu nên bộ phận kinh doanh chịu
trách nhiệm chính trong mọi lĩnh vực của công ty tức là sẽ là đơn vị tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng trước, trong và sau khi bán hàng nhiều nhất nên đội ngũ
lãnh đạo và nhân viên thuộc bộ phận này đòi hỏi phải có trình độ cao cho nên số
lượng nhân viên có trình độ trên đại học và đại học chiếm phần lớn 63,8% trong
năm 2009. Nhân viên có trình độ phổ thông chiếm 14,3% trong tổng cơ cấu.
Nhìn chung những con số này cũng đã phản ánh được chất lượng nguồn nhân
lực trong công ty. Tỷ lệ phân bổ là khá hợp lý.
Bảng cơ cấu lao động theo giới tính năm 2009.

Chỉ tiêu Tổng số Nam Nữ
Số lượng (người) 105 50 55
Tỷ lệ (%) 100% 47,6%
52,4%
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Xuất phát từ công việc thực tiễn nên đội ngũ nhân viên chủ yếu là nữ làm
văn phòng. Độ tuổi của nhân viên chủ yếu là trong khoảng 25 đến 45 tuổi , độ
tuổi đảm bảo về sức khỏe và kinh nghiệm cho công việc.
2.1.6. Yếu tố vốn của công ty.
Bảng cơ cấu vốn của công ty
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
( ĐVT : triệu đồng )
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Tổng nguồn vốn 49.644 50.160 52.831
-Vốn chủ sở hữu 40.601 46.116 50.783
-Vốn vay 9.043 4.044 2.048
Tổng tài sản 31.582 48.015 37.755
-Tài sản cố định 10.792 22.753 17.875
-Tài sản lưu động 20.790 25.262 19.880
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 so với
năm 2007 tăng là 5515 triệu đồng, tỷ lệ tăng thêm 13.58%. Năm 2009 so với
năm 2008 tăng lên mức 4667 triệu đồng, tỷ lệ tăng 10.12%. Nguồn vốn vay năm
2008 giảm so với năm 2007 là 4999 triệu đồng tương ứng với 55.28%. Năm
2009 so với năm 2008 giảm đi 1996 triệu đồng, tức là giảm đi 49.36%. Ta thấy
tốc độ nguồn vốn chủ sở hữu thì tăng nhưng của nguồn vốn vay lại giảm chứng
tỏ khả năng tự chủ của công ty chưa được vững vàng.

Tài sản cố định năm 2008 so với năm 2007 tăng 11.961 triệu đồng, tỷ lệ
tăng là 110.83%. Năm 2009 so với năm 2008 giảm 4878 triệu đồng, tỷ lệ giảm
là 21.44%. Điều này chứng tỏ công ty có xu hướng giảm đầu tư mua sắm tài sản
cố định nhằm củng cố vững chắc hoạt động của công ty.
Tài sản lưu động năm 2008 so với năm 2007 tăng 4.472 triệu đồng, tỷ lệ
tăng là 21.51%. Năm 2009 so với năm 2008 giảm 5.382 triệu đồng,tỷ lệ giảm là
21.30%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn lưu động bổ sung năm trước đã đáp ứng
nhu cầu hoạt động kinh doanh nên đến năm sau đã giảm đi để ốn định giữ vững
và cân bằng.
2.2 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty
Machinco
2.2.1 Khái quát công tác đào tạo & phát triển nhân lực tại công ty.
- Bộ phận thực hiện:
Phòng tổ chức – hành chính dựa theo những chỉ thị của cấp trên để
thường xuyên có những chương trình và chính sách đào tạo mới cho nhân viên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
mới tuyển vào. Đây là hoạt động cần thiết và cần được triển khai ngay khi có
nhân viên mới tuyển vào hay khi có kế hoạch đào tạo. Bên cạnh đó thay mặt
công ty cũng thường xuyên đạo tạo lại nhằm nâng cao trình độ cho các nhân
viên đã làm việc lâu năm, đồng thời kịp thời nắm bắt được nghiệp vụ mới và
lĩnh vực kinh doanh mới cũng như những mặt hàng kinh doanh mà công ty phát
triển mới.
- Quy trình thực hiện:
Hàng năm ngoài lực lượng nhân viên mới được tuyển vào công ty thực
hiện đào tạo theo chỉ tiêu. Nghĩa là 100% lao động mới được tuyển vào sẽ được
đào tạo, còn chỉ tiêu đào tạo hàng năm, trước hết dựa trên nguyện vọng của các
nhân viên, sau đó lên kế hoạch kinh doanh để đặt ra chỉ tiêu đào tạo cho hợp lý,
mặt khác nhằm tiết kiệm chi phí cho công tác đào tạo.
2.2.2 Nhu cầu và mục tiêu đào tạo của công ty Machinco

Con người là một nguồn tài nguyên quan trọng, là yếu tố quyết định tới sự
thành bại của công ty, là trụ cột là nền tảng để phát huy các yếu tố khác. Con
người có mặt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, cho dù công ty không có
hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại đến đâu nhưng nếu không có bàn tay
con người tác động vào thì cũng trở nên vô dụng.
Khi xây dựng chương trình cho một khóa đào tạo cán bộ công nhân viên
của công ty cần phải tính toán được kết quả mong muốn theo mục tiêu học hoàn
thành, doanh nghiệp cần đánh giá kết quả đào tạo theo những tiêu chuẩn cụ thể,
phát hiện những mặt tích cực đã làm và khắc phục những mặt còn tồn tại. Bất cứ
công ty nào muốn tồn tại và phát triển thì đều phải có sự quan tâm đặc biệt tới
nguồn nhân sự của mình để biết cách khai thác nó sao cho có hiệu quả tốt nhất
góp phần đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh tăng doanh thu và tăng lợi
nhuận đảm bảo thu nhập cho nhân viên.
*) Về xác định nhu cầu đào tạo công ty dựa vào:
- Nhu cầu của cá nhân nhân viên.
- Kế hoạch kinh doanh năm tới.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
- Tình hình thực hiện công việc, hay đúng hơn là bản mô tả, phân tích
công việc…
Công việc xác định nhu cầu đào tạo này do phòng nhân sự phụ trách.
Thực chất công việc này, phòng nhân lực phải có căn cứ vào phương
hướng kinh doanh những năm sau của công ty để xác định là chính. Cụ thể như
việc công ty thông báo muốn mở rộng quy mô chi nhánh vì kinh doanh thuận
lợi, việc phòng marketing tìm được thị trường tiêu thụ mới có tiềm năng…
Sau khi có căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo phòng nhân sự tiến hành
xác định nhu cầu đào tạo, tuyển thêm nhân viên và báo cáo lên ban lãnh đạo
công ty phê duyệt. Ban lãnh đạo sau khi xem xét lại tình hình, thực hiện điều
chỉnh và có quyết định chính thức. Công việc này kết thúc trước ngày 31-12
năm tài chính. Nhận quyết định phòng nhân sự sẽ tiến hành triển khai vào đầu

năm tài chính sau:
*) Về mục tiêu đào tạo, trước hết công ty xác định đào tạo và phát triển
nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu công việc… Hai là đạt chuẩn đặt ra do ban
lãnh đạo, phòng nhân sự đã xây dựng.
Về con số cụ thể trong 100% nhân viên tham gia đào tạo phải đạt tiêu
chuẩn từ 85% trở lên.
*) Xác định đối tượng đào tạo:
Công ty tiến hành đào tạo cho tất cả nhân viên bao gồm cả cấp quản lý
nhân viên văn phòng, kế toán và đội ngũ bán và giao hàng.
2.2.3. Chương trình đào tạo
Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên là hoạt động đầu tư đem lại lợi ích to
lớn và lâu dài nhất.
Công ty đã ý thức được điều này nên ngay từ đầu công ty cổ phần thiết bị
phụ tùng Machinco đã chú trọng tới công tác đào tạo lao động. Khi mới thành
lập, cán bộ nhân viên trong công ty chưa được tuyển chọn kỹ càng, chưa có
nghiệp vụ chuyên môn cao. Do đó, vấn đề đặt ra với công ty là phải làm sao để
có được một đội ngũ lao động phù hợp với tình hình kinh doanh mới mà vẫn
đảm bảo công việc làm cho người lao động và bên cạnh đó là việc lựa chọn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
phương pháp đào tạo nào đối với nhân viên của mình để đáp ứng được về mặt
chất lượng, thời gian và ít tốn kém nhất, phù hợp với tính chất kinh doanh
thương mại.
Công ty có 5 chương trình đào tạo với số lượng người tham gia như sau:
Bảng các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty
Thiết bị phụ tùng Machinco năm 2009.
1.Chương
trình đào
tạo
Đào

tạo mới
Đào tạo lại Thảo luận
ĐH
tại chức
Trung cấp
nghiệp vụ
2.Số lượng
người.
30 19 15 2 10
2.2.4 Thời gian và địa điểm đào tạo của công ty.
Bảng thời gian và địa điểm đào tạo của công ty Thiết bị phụ tùng
Machinco năm 2009.
Chương trình đào
tạo
Đào tạo
mới
Đào tạo
lại
Thảo
luận
ĐH tại
chức
Trung
cấp
nghiệp
vụ
Thời gian đào tạo 10 ngày
3 ngày –
5 tháng
1

lần/tháng
3 năm 2 năm
Thực
hiện tại
Nơi làm
việc
X X
Ngoài
nơi làm
việc
X X X
( Nguồn phòng tố chức – hành chính)
Ghi chú : X : áp dụng tại địa điểm.
Thời gian đào tạo kéo dài từ 3 ngày đến 3 năm tùy theo chương trình đào
tạo và được tổ chức tại công ty hoặc các trường kinh tế chuyên nghiệp đã được
liên hệ từ trước. Điều này chứng tỏ công ty đã rất chú ý đến công tác đào tạo
nhân lực nhằm nâng cao trình độ của nhân viên.
2.2.5.Đối tượng đào tạo và yêu cầu với đối tượng đào tạo.
Bảng đối tượng đào tạo của công ty năm 2009
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Chương trình đào
tạo
Đào tạo
mới
Đào tạo
lại
Thảo
luận
ĐH tại

chức
Trung
cấp
nghiệp
vụ
Đối
tượng
Nhân
viên
X X X
Cán bộ
quản lý
X X X X
( Nguồn phòng tố chức – hành chính)
Ghi chú : X : áp dụng tại địa điểm.
Yêu cầu đối với các đối tượng đào tạo được thể hiện linh động qua các
chương trình đào tạo. Từ đó dựa vào tiêu chí của mỗi chương trình đào tạo mà
phân các đối tượng thành từng nhóm hiệu quả.
2.2.6.Phương pháp đào tạo nhân lực của công ty thiết bị phụ tùng
Machinco.
Có các phương pháp chủ yếu:
- Đào tạo lại áp dụng cho nhân viên đã làm việc trong công ty một thời
gian nhất định, đã có kinh nghiệm, nắm bắt nội quy, quy trình của công ty,
- Đào tạo mới áp dụng cho nhân viên mới tuyển vào.
- Thảo luận hội nghị: Đối tượng áp dụng là giám đốc , phó giám đốc,
trưởng phòng tổ chức – hành chính, trưởng phòng các phòng kinh doanh, trưởng
phòng, trưởng phòng tài chính – kế toán. Nội dung của cuộc thảo luận là xoay
quanh vấn đề chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới và việc áp
dụng phương pháp quản lý mới đối với nhân viên.
Năm 2009, công ty đã cử 15 người tham gia vào những buổi thảo luận do

Ban giám đốc tổ chức. Đấy cũng là một trong những hình thức đào tạo và phát
triển cấp quản trị được thực hiện rất có hiệu quả. Vì thế trong thời gian tới công
ty có kế hoạch cử thêm người tham gia vào hình thức học này để học tập và rút
kinh nghiệm.
- Theo học tại trường:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Công ty đã cử 2 cán bộ theo học lớp tại chức tại các trường Đại học và 10
cán bộ nhân viên đi học tại các trường trung cấp nghiệp vụ với thời gian là 2
năm.
2.2.7. Xác định kinh phí đào tạo
Kinh phí đào tạo là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến quy mô
và chất lượng của một chương trình đào tạo. Kinh phí đào tạo hiện nay của công
ty được lấy từ quỹ đào tạo, tuy nhiên nguồn kinh phí này còn nhiều hạn chế điều
này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chương trình đào tạo có chất
lượng cũng như hạn chế đối tượng đào tạo hàng năm. Khi thực hiện một khóa
đào tạo và phát triển cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp cần phải dự tính
những chi phí đầu tư cho khóa đào tạo đó. Nếu không tính toán đến chi phí thì
doanh nghiệp sẽ đầu tư chi phí cho các khóa đào tạo đó có thể thiếu hoặc thừa
mà lợi ích thu được sẽ không bù đắp được công sức cũng như chi phí mà công ty
đó bỏ ra.
Bảng kinh phí đào tạo:
STT
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị 2007 2008 2009
1 Kinh phí đào tạo Triệu đồng 10 19 59
2
Kinh phí đào tạo
bình quân

Trđ/ng 0.56 0.76 0.82
( Nguồn : phòng tài chính - kế toán)
Qua bảng trên ta thấy kinh phí đào tạo bình quân đầu người tăng lên trong
các năm.Điều này chứng tỏ công tác đào tạo càng ngày càng được chú ý nhiều
hơn, vì vậy năm 2009 và các năm tiếp theo cần đầu tư trong lĩnh vực đào tạo và
phát triển nhân sự cho công ty hơn nữa.
2.2.8. Kết quả đào tạo.
Bảng chất lượng học tập của các học viên năm 2009
Chỉ tiêu
Cán bộ quản lý Công nhân
Số lượng % Số lượng %
Khá, giỏi 7 70 37 71
Trung bình 3 30 14 26
Yếu kém - - 1 3
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
( Nguồn phòng tổ chức – hành chính)
Qua bảng trên ta thấy rằng chất lượng của công tác đào tạo bồi dưỡng và
phát triển nguồn nhân lực rất cao. Cán bộ quản lý thì kết quả học tập khá giỏi
đạt 70% ,còn ở phía nhân viên thì khá giỏi đạt 71%. Như vậy khả năng tiếp thu
của các học viên là tốt.
Thông qua công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty
không chỉ có các đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng mà
còn là hình thức đãi ngộ nhân sự thông qua việc làm, từ đó giúp doanh nghiệp
củng cố phát triển đội ngũ lao động cả về chất và lượng trong tương lai.
Điều cần thực hiện sau mỗi khóa đào tạo là bộ phận chuyên trách sẽ có
những nhận xét đánh giá đối với từng đối tượng để từ đó sắp xếp bố trí từng
người lao động sau đào tạo.
2.2.9.Đánh giá lao động sau đào tạo
Công tác đào tạo của công ty giúp các nhân viên mới vào làm việc có các

kiến thức thực tế, hiểu biết về công việc và tầm quan trọng của các vị trí sắp
đảm nhiệm. Công tác đào tạo lại tăng kiến thức chuyên môn, nâng cao khả năng
cho công nhân viên đang làm việc tại công ty. Qua công tác đào tạo, công ty có
cái nhìn khách quan và có đánh giá chính xác năng lực của từng nhân viên được
đào tạo. Đây không chỉ là mong muốn của công ty mà cũng là mong muốn của
nhân viên. Và công ty muốn sử dụng những người có khả năng điều hành sản
xuất kinh doanh làm tăng sản lượng, doanh thu dẫn đến làm tăng lợi nhuận để
công ty phát triển và có tiềm lực cạnh tranh với các công ty khác. Bản thân
người lao động làm việc trong công ty không chỉ nhận đồng lương được trả để
hỗ trợ gia đình của họ mà còn mong muốn bản thân mình thăng tiến lên các
chức vụ cao hơn hoặc được giao các công việc quan trọng trong công ty để có
thể phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy, vận dụng các kiến thức đó học vào
công việc. Qua đó thấy rằng công ty có được đội ngũ nhân viên có tay nghề khá
vững, rất thuận lợi cho sự phát triển của công ty cũng như sự phát triển nghề
nghiệp của người lao động trong công ty.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
2.2.10.Sử dụng lao động sau đào tạo.
Sau khi đào tạo các nhân viên được làm việc ngay. Đa số việc đào tạo là
để đáp ứng ngay nhu cầu nhân viên trước mắt, do vậy mà tất cả các nhân viên
sau khi được đào tạo đều được sử dụng 100% kể cả nhân viên không đạt tiêu
chuẩn.
Với những nhân viên không đạt tiêu chuẩn thì trong quá trình làm việc sẽ
được các nhân viên có trình độ, kinh nghiệm kèm cặp. Nếu họ thực sự không
đáp ứng được yêu cầu công việc, liên tục không hoàn thành công việc thì công
ty chỉ trả một nửa còn lại do người lao đọng trả. Nếu sau đó mà họ cũng không
đáp ứng được yêu cầu công việc thì công ty buộc phải cho họ nghỉ việc có bồi
thường và tuyển nhân viên khác thay thế.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ

PHẦN III
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ PHỤ TÙNG MACHINCO
3.1.Những thành tựu trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại
công ty.
Trong những năm vừa qua công tác đào tạo của công ty đã thu được một
số kết quả sau:
-Ban lãnh đạo công ty đã quan tâm chú ý đến đào tạo nâng cao chất lượng
cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Sự quan tâm đó đã mang lại hiệu quả rõ rệt
là giá trị sản xuất kinh doanh được tăng lên, thu nhập của người lao động cũng
tăng qua đó một phần đã đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người lao động.
- Hàng năm đội ngũ lao động có tay nghề được nâng cao. Số lượng lao
động không có trình độ giảm nhiều so với trước đây.
-Trong quá trình đào tạo công ty đã xây dựng được một chương trình đào
tạo khá cụ thể cho từng đối tượng. Giúp lao động có được một chương trình học
toàn diện hơn.
- Công ty cũng tổ chức thành công các cuộc thi nâng bậc và thi thợ giỏi.
Phần lớn số lao động dự thi đều đáp ứng yêu cầu và được nâng bậc.
- Chi phí cho đào tạo cũng tăng lên hàng năm điều đó thể hiện sự quan
tâm đầu tư của công ty. Công ty đã biết khai thác thế mạnh của người lao động
và coi nguồn lao động là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác đào tạo cũng không tránh được
những hạn chế , thiếu sót xảy ra.
3.2.Những tồn tại trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại
công ty.
Trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty gặp một số
khó khăn sau:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
-Trong quá trình xác định nhu cầu đào tạo chưa chú ý đến việc phân tích

công việc và đánh giá thực hiện công việc của người lao động. Xác định nhu cầu
đào tạo còn thiếu tính chủ động phụ thuộc nhiều vào người lao động.
- Trình độ cán bộ công nhân viên chưa thực sự đồng đều, vẫn còn nhiều
chênh lệch do đó góp phần vào việc giảm năng suất lao động.
- Việc đào tạo trong các lớp bên cạnh công ty có thời lượng quá ngắn nên
việc các nhân viên không thể tiếp thu ngay các kiến thức là không thể tránh
khỏi, nhân viên cũng không thể phát huy hết khả năng của mình trong thời gian
ngắn như vậy.
- Hình thức đào tạo gửi đi các trường với nhân viên marketing đòi hỏi chi
phí khá cao, thời gian đào tạo là khá dài mặc dù theo học các lớp ngắn hạn do
các trường mở. Do vậy mà không thể đáp ứng công việc ngay nếu cần.
- Công ty chưa có được các chính sách hợp lý nhằm kết hợp được một
cách hài hòa giữa lợi ích của người lao động với lợi ích của công ty trong việc
cùng thực hiện công tác phát triển nhân sự. Từ đó chưa thực sự khuyến khích
được người lao động tự nguyện tích cực, tham gia vào quá trình đào tạo, để phát
triển nhân sự của công ty.
3.3.Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác đào tạo và phát
triển nhân lực tại công ty.
Tác động đến mỗi sự việc có muôn vàn yếu tố. Các yếu tố này tác động
theo các hướng khác nhau, có thể tạo thuận lợi hay gây khó khăn. Những mặt
còn hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty có
thể kể ra từ một số nguyên nhân sau:
-Do lực lượng lao động tại công ty đa dạng về trình độ văn hóa và học
vấn. Khả năng nhận thức của mỗi người lại khác nhau, quan niệm đào tạo nâng
cao trình độ của mỗi nhân viên cũng không giống nhau. Đây chính là lý do làm
cho chất lượng đào tạo không đồng đều giữa các nhân viên và sau khóa đào tạo
còn một bộ phận nhân viên không đạt yêu cầu.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh – Lớp K15QT2

×