Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe bus 10-10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.17 KB, 52 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG 1.CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA XÍ NGHIỆP Error: Reference source not
found
BẢNG 2. PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG Error: Reference source not found
BẢNG 3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO Error: Reference
source not found
BẢNG 4.THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO QUA CÁC NĂM Error:
Reference source not found
Hình 1.Sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy Xí nghiệp xe bus 10-10 Error: Reference
source not found
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
LỜI MỞ ĐẦU
Giao thông vận tải không trực tiếp tạo ra của cải vật chất như các ngành kinh tế
khác như: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng. Nhưng nó là ngành không thể thiếu và
đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của các ngành khác. Ngày nay trong nền kinh
tế thị trường, sự giao lưu hành khách giữa các vùng, các nước hoặc trong vùng kinh tế
là một yêu cầu không thể thiếu được của hệ thống giao thông vận tải.
Ở các đô thị song song với việc vận chuyển hàng hóa, thực phẩm để cung cấp
cho nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dan là hệ thống giao thông công cộng phục
vụ cho việc đi lại của hành khách, hệ thống VTHKCC phải được coi là yếu tố hàng
đầu trong GTVT đô thị. VTHKCC hạn chế được một số lượng lớn phương tiện giao
thông cá nhân góp phần làm giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường đông
thời tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
Đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành vận tải xe bus như
hiện nay phải kể tới Xí nghiệp xe bus 10-10 .Được thành lập 14 năm, Xí nghiệp đã
luôn hết sức mình để đạt được vị trí đứng đầu trong ngành vận tải hành khách của


Thành phố.
Tuy nhiên,trong xu thế hội nhập toàn cầu các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay
gắt để chiếm được thị trường.Chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế hàng đầu bởi con
người là tài nguyên vô giá. Muốn vậy các doanh nghiệp cần có nguồn lực không chỉ
đủ về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng. Thế nên các doanh nghiệp cần có
những phương pháp đào tạo mới, những chiến lược đầu tư cho đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực cho công ty mình. Vì vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một
nhiệm vụ quan trọng không chỉ của một doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của cả một
đất nước.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sự tốn kém về thời gian và chi
phí. Nhưng nếu thực hiện tốt công tác này sẽ mang lại vị thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp , đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Tại xí nghiệp xe bus 10-10, công tác đào tạo được tiến hành thường xuyên và
áp dụng cho tất cả cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Tuy chất lượng đào tạo đang
từng bước được nâng cao, nhưng trình độ lao động còn hạn chế và ý thức học của các
nhân viên lái xe và bán vé còn chưa tự giác. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển cho
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp đôi lúc còn chưa đáp ứng
được nhu cầu. Do đặc thù nghề nghiệp làm việc của các lao động trực tiếp nên công
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
tác đào tạo cũng tạo ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sức khoẻ của người lao
động và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác còn thiếu. Đặc biệt đội ngũ giảng dạy
đang thiếu, thường xuyên thuê ngoài. Nhận rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực tại các Doanh nghiệp nói chung và Xí nghiệp xe bus 10-10
nói riêng ,em đã chọn đề tài:“Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực tại xí nghiệp xe bus 10-10”.
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP
1.1.Quá trình ra đời và phát triển của Xí nghiệp
1.1.1.Thông tin chung
- Tên gọi đầy đủ: Xí nghiệp xe Buýt 10.10 Hà Nội.
- Địa chỉ: 90 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 043.5584673 Fax: 043.5586535
- Giám đốc: Ông Tạ Đăng Khoa
Hình thức, tư cách pháp nhân:
Xí nghiệp xe Buýt 10.10 Hà Nội là Xí nghiệp phụ thuộc Tổng công ty, được sử
dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo sự ủy quyền của Tổng
Giám đốc. Thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ.
Lĩnh vực hoạt động của Xí nghiệp:
- Tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe Buýt trên địa bàn thành phố Hà
Nội theo kế hoạch, mạng lưới, tuyến và các qui định của UBND Thành phố Hà nội và
của Tổng công ty Vận tải Hà Nội.
- Bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải hành khách và phục vụ các nhu cầu khác
của xã hội.
Cơ cấu tổ chức:
Giám đốc, các phó giám đốc và các phòng ban, tổ xe. Trong đó
- Giám đốc: Ông Tạ Đăng Khoa;
- Phó Giám đốc: Ông Đỗ Văn Huy,ông Trần Quốc Quân.
- Các phòng /ban/ bộ phận nghiệp vụ, chuyên môn gồm: Phòng Nhân sự; Phòng
Tài chính Kế toán; Phòng Kế hoạch điều độ; Phòng Đào tạo và KTVT; Gara
BDSC; Đội kiểm tra giám sát.
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
Qui mô:
Hiện tại, Xí nghiệp có một đội ngũ nhân lực và phương tiện, thiết bị đầy đủ để

đảm nhiệm tốt việc kinh doanh của mình. Với hơn 600 cán bộ công nhân viên (trong
đó cán bộ quản lý gián tiếp là 92 người) và đội ngũ lái xe, nhân viên bán vé và công
nhân kỹ thuật thường xuyên được đào tạo và sát hạch tay nghề, Xí nghiệp luôn hoàn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và chỉ tiêu mà Tổng Công ty đề ra.
Với phương tiện vận chuyển hành khách gồm 122 xe buýt cùng với trang thiết bị
bảo dưỡng, sửa chữa và nhiên liệu - vật tư dự phòng đầy đủ, Xí nghiệp luôn sẵn sàng
cho việc vận hành tốt mọi chuyến xe phục vụ hành khách an toàn. Bên cạnh đó, Xí
nghiệp còn được trang bị Hệ thống quản lý và điều hành thông qua thiết bị GPS để
phục vụ việc điều hành ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện nay, Xí nghiệp đang vận hành
122 xe buýt hoạt động trên 8 tuyến với khoảng 1200 lượt xe mỗi ngày.
1.1.2.Lịch sử hình thành
Ngày 27-11-1998 Công ty Xe khách Nam Hà Nội tách thành Công ty Xe khách
Nam Hà Nội và Xí nghiệp xe bus 10-10 Hà Nội
Từ cuối những năm 90, khi Hà Nội đang tiếp tục phát triển trên con đường đổi mới
cũng là thời gian đánh dấu sự bùng nổ của các phương tiện giao thông cá nhân và tư
nhân, đặc biệt là sự gia tăng quá mức của xe gắn máy. Và tất nhiên, ách tắc giao thông
sẽ xảy ra triền miên tại Hà Nội là điều không thể tránh khỏi và trở thành vấn đề khiến
các nhà chức trách phải đau đầu.
Sau rất nhiều cuộc họp bàn ,thảo luận thì lời giải cho bài toán này cũng được tìm
ra và được đánh giá là tương đối hợp lý. Đó là phát triển, mở rộng mạng lưới vận tải
hành khách công cộng đi đôi với hạn chế phát triển phương tiện cá nhân. Bằng việc
làm cụ thể, thành phố Hà Nội đã quyết định hợp nhất 4 công ty vận tải hành khách
thuộc Sở Giao Thông công chính thành Tổng Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà
Nội với mục đích tạo ra được sự chuyển biến mạnh mẽ, nó như một cuộc cách mạng
trong vận tải hành khách công cộng. Trong 4 công ty con có tới 3 công ty kinh doanh
xe bus là Công ty kinh doanh Hà Nội, Công ty Xe điện Hà Nội và Công ty Xe khách
Nam Hà Nội. Các công ty này không chỉ hoạt động xe bus mà còn phải đa dạng hóa
các loại hình kinh doanh vận tải để có thể sống sót trong cơ chế khoán của thành phố.
Chính cơ chế này đã làm cho “chất công ích” của xe bus kém đi và dần dần dẫn tới
mất lòng tin của khách, mất khách và tương lai xa là mất đi hình ảnh xe bus trong con

mắt người thủ đô.
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
Để khắc phục thực tế này từ 4 công ty con lại được chia tách thành 8 xí nghiệp
thành viên với 4 Xí nghiệp xe bus là Xí nghiệp xe bus Thủ đô, Xí nghiệp xe bus Hà
Nội, Xí nghiệp xe bus Thăng Long và Xí nghiệp xe bus 10-10 Hà Nội nhằm tạo điều
kiện cho hoạt động xe bus được riêng biệt, đảm bảo “chất công ích” vốn có của nó.
Ngày 14-5-2004, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số
72/2004/QĐ-UB về việc thành lập Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thí điểm
hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Từ đây Xí nghiệp xe bus 10-10 Hà Nội trở
thành xí nghiệp phụ thuộc Tổng công ty, thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ, có tư cách
pháp nhân không đầy đủ.
1.2.Cơ cấu tổ chức
Phòn
g
nhân
sự
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
Đào tạo
Kỹ
Thuật
vật

Phòng
Kế

Hoạch
Điều độ
Gara 1 Gara 2
Đội
Kiểm
Tra
Giám
sát
Hình 1.Sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy Xí nghiệp xe bus 10-10
• BAN GIÁM ĐỐC:
*Giám đốc Xí nghiệp do Tổng công ty bổ nhiệm. là người trực tiếp quản lý, điều
hành hoạt động hàng ngày của Xí nghiệp, đại diện theo pháp luật của Xí nghiệp, chịu
trách nhiệm trước Tổng công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền &
nghĩa vụ được giao, có quyền quyết định việc điều hành sản xuất của Xí nghiệp theo
đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, quy chế quản lý nội bộ Tổng
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
7
Giám đốc
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
công ty và các quy định của pháp luật, có quyền quyết định bộ máy quản lý, điều hành
trong Xí nghiệp theo phân cấp, đảm bảo tinh giản và có hiệu lực.
*Phó giám đốc
Giúp Giám đốc tham gia điều hành tổ chức sản xuất hoặc chịu sự ủy nhiệm của cơ
quan khi Giám đốc vắng mặt.
• PHÒNG NHÂN SỰ
-Tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy tổ
chức của Xí nghiệp, xây dựng và quản lý quỹ lương của Xí nghiệp.
-Sắp xếp hợp lý bộ máy quản lý điều hành của Xí nghiệp, xây dựng tiêu chuẩn
cho từng chức danh cán bộ, công nhân viên xí nghiệp. Tổ chức cán bộ, công nhân viên
làm việc và nghỉ luân phiên đảm bảo ngày công, thu nhập và theo đúng chế độ quy

định của nhà nước.
-Nắm chắc cơ cấu tổ chức, nhân sự của từng đơn vị, phòng ban xí nghiệp và
từng nhân viên xí nghiệp.
-Quản lý sự biến động tăng giảm,theo dõi ngày công, khen thưởng, kỷ luật và
thực hiện các chế độ về nâng bậc lương, BHXH, BHYT … và các chế độ khác do nhà
nước quy định.
-Lập kế hoạch xây dựng quỹ lương phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh
của Xí nghiệp.
-Thực hiện công tác quản trị hành chính và quản trị văn phòng.
-Phối hợp với các phòng ban khác trong xí nghiệp trong việc theo dõi kiểm tra
hoạt động buýt khi ra vào Xí nghiệp, tại bến đỗ và các công việc chung khác có liên
quan.
• PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
-Hàng ngày phối hợp với các phòng ban nhiệm vụ liên quan trực tiếp đối chiếu,
kiểm tra nghiệm thu, bàn giao, xác nhận và cập nhật vé, phơi lệnh, hạch toán doanh
thu, mức tiêu hao nhiên liệu của hoạt động xe buýt.
-Nghiệm thu sản phẩm xe buýt hàng ngày, tháng, quý, năm.
-Theo dõi, cập nhật thu chi các khoản phát sinh, tổng hợp và báo cáo Giám đốc,
Tổng công ty định kỳ tháng, quý, năm.
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
-Lập báo cáo tài chính định kỳ vào cuối năm.
-Phân tích đánh giá tình hình kết quả sản xuất kinh doanh về tài chính, lập kế
hoạch về thu chi tài chính, kế hoạch giá thành theo định hướng phát triển của Xí
nghiệp.
-Chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan cùng giải quyết các công việc
chung của Xí nghiệp.
• PHÒNG KẾ HOẠCH - ĐIỀU ĐỘ
-Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Xí nghiệp trong công tác quản lý điều

hành vận hành hành khách công cộng bằng xe buýt trên các tuyến thuộc Xí nghiệp
quản lý.
-Phối kết hợp với Tổng Công ty và các Xí nghiệp Xe buýt khác của Tổng Công
ty trong công tác xây dựng các biểu đồ chạy xe, các tuyến bảo đảm hợp lý nhất.
-Xây dựng, tổ chức và giám sát thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của
Xí nghiệp.
-Báo cáo và đề xuất các kiến nghị về công tác kế hoạch điều vận và đầu tư
phương tiện tại xí nghiệp, lên thông tin.
-Quản lý và điều hành tốt công tác vận chuyển hành khách bằng xe buýt về mặt
quản lý lệnh, vé, phiếu, nhiên liệu, thực hiện kế hoạch của từng lái phụ xe và từng xe,
từng tuyến.
-Quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm về toàn bộ phương tiện của xí nghiệp
hiện có, lập và giải trình kế hoạch đầu tư, đổi mới phương tiện khi cần thiết.
-Tham gia xây dựng và đề xuất với công ty để bổ xung, hiệu chỉnh qui chế về tổ
chức quản lý đều hành xe buýt trong phạm vi xí nghiệp và toàn công ty.
-Chủ động phối hợp với các phòng ban trong xí nghiệp cùng giải quyết các
công việc chung.
• GARA ÔTÔ
- Là đơn vị quản lý kĩ thuật và trực tiếp sản xuất.
- Phối hợp với phòng Điều độ tổ chức xây dựng kế hoạch sửa chữa điều dưỡng
thường xuyên, sửa chữa đột xuất, bảo dưỡng sửa chữa theo kỳ, cấp, sửa chữa lớn.
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
- Hướng dẫn lái, phụ xe bảo quản chăm sóc xe, sửa chữa theo qui định của Xí
nghiệp.
- Đề xuất các biện pháp để quản lý tốt chất lượng, tiến độ sửa chữa xe, bảo đảm
thường xuyên số xe tốt theo kế hoạch.
- Căn cứ các quy định của Xí nghiệp về biên bản kiểm tra, ghi phiếu sửa chữa,
thống kê tổng hợp, đầy đủ các chứng từ về bảo dưỡng sửa chữa theo quyết định.

- Quản lý tốt thiết bị máy móc, nhà xưởng, tổ chức khoa học, vệ sinh lao động, an
toàn lao động trong Gara.
- Chủ động phối hợp với các phòng ban trong Xí nghiệp để khắc phục kịp thời hư
hỏng của xe và thực hiện các nhiệm vụ chung.
• PHÒNG ĐÀO TẠO VÀ KỸ THUẬT VẬT TƯ.
-Thực hiện công tác đào tạo cho cán bộ, nhân viên tại đơn vị. Phối hợp với phòng
nhân sự tham mưu cho Giám đốc về chiến lược và kế hoạch dài hạn đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực của đơn vị.
-Tổ chức quản lý kỹ thuật phương tiện, trang thiết bị nhà xưởng. Quản lý kỹ thuật
và đăng kiểm phương tiện.
-Quản lý trang thiết bị nhà xưởng, phòng chống cháy nổ.
-Tham gia xây dựng và theo dõi việc thực hiện các quy trình, quy định, nội quy liên
quan đến vấn đề an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.
-Hỗ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng trang thiết bị công nghệ,
tin học phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.
-Lập kế hoạch và tổ chức mua sắm vật tư phụ tùng, nguyên vật liệu.
-Quản lý cấp phát phụ tùng, nguyên vật liệu.
• ĐỘI KIỂM TRA GIÁM SÁT.
- Là công cụ của Giám đốc Xí nghiệp để giám sát toàn bộ các khâu liên quan đến
chất lượng dịch vụ của đơn vị
+ Giúp giám đốc triển khai thực hiện tốt phân cấp quản lý điều hành và hợp
đồng trách nhiệm giữa Tổng giám đốc với Giám đốc Xí nghiệp
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
+ Trực tiếp thực hiện việc kiểm tra chống thất thoát doanh thu ; kiểm tra việc
thực hiện nội quy, quy chế, các tiêu chí phục vụ của lái xe, bán vé trong quá trình hoạt
động trên tuyến
+ Kiểm tra chất lượng dịch vụ của đoàn phương tiện (vệ sinh, trang bị nội ngoại
thất trên xe ) và kiểm tra công tác quản trị thương hiệu.

+ Chế độ báo cáo : Báo cáo trực tiếp Giám đốc XN
- Hỗ trợ công tác điều hành trong quá trình tác nghiệp theo sự chỉ đạo của Giám
đốc Xí nghiệp
+ Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có cơ chế phối hợp thông tin với bộ phận
điều hành tuyến để đảm bảo công tác điều hành kịp thời.
+ Kịp thời thông tin tới Giám đốc hoặc bộ phận được giám đốc ủy quyền về
tình hình giao thông trên tuyến.
- Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị khác (nếu cần) theo sự huy động của Khối
+ Phối hợp với đội KTGS của Khối và các lực lượng chức năng đảm bảo an
ninh trật tự trên tuyến.
Tham gia thực hiện công tác KTGS theo chiến dịch và chương trinh của Tổng
công ty khi có yêu cầu.
+ Tham gia các chương trình tập huấn hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm
tra giám sát.
1.3.Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực của Xí nghiệp
1.3.1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Thứ nhất,khác với các ngành trực tiếp sản xuất sản phẩm biểu hiện dưới hình
thái vật chất cụ thể, có thể cân,đong ,đo ,đếm được thì Xí nghiệp xe bus 10-10 với đặc
điểm là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt-kinh doanh vận tải và dịch vụ công cộng
thì sản phẩm lại là quá trình vận chuyển hành khách từ nơi này tới nơi khác.Nếu trong
các ngành sản xuất hàng hóa có hình thái vật chất cụ thể, các nguyên liệu sau khi được
chế biến thành các thành phẩm sẽ đều được kiểm tra chất lượng bởi bộ phận kiểm tra
trước khi đưa vào kho chờ tiêu thụ để đảm bảo cho người tiêu dùng thì trong ngành
vận tải không có quá trình tương tự mà dịch vụ sẽ được đánh giá ngay khi chúng được
tạo ra bởi những hành khách đi xe. Đặc điểm này khiến cho Xí nghiệp cần chú trọng
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
tới việc chăm sóc khách hàng trong mỗi chuyến lượt ,tạo sự thuận tiện và cảm giác

thoải mái cho hành khách. Vì vậy, công tác đào tạo đội ngũ lái xe,bán vé cần có những
chương trình học không chỉ về nghiệp vụ mà kỹ năng làm hài lòng khách hàng cũng
rất quan trọng.
Thứ hai,tài sản cố định của Xí nghiệp chủ yếu là các loại xe bus do vậy phải
thường xuyên thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải. Đặc điểm này đòi
hỏi Xí nghiệp cần có những nhân viên am hiểu về nhiệm vụ,cấu tạo cũng như nguyên
lý làm việc các hệ thống trên xe để có thể chuẩn đoán đúng hư hỏng khi xảy ra và có
cách xử lý ,khắc phục.
Thứ ba,Xí nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải công cộng bằng xe bus trong nội
thành, ngoại thành đến các đô thị nên thường xuyên tham gia giao thông. Đặc điểm
khiến Xí nghiệp cần phải cung cấp các kiến thức cơ bản về pháp luật liên quan tới
công việc.
1.3.2.Đặc điểm cơ sở vật chất
Cũng giống đặc thù của ngành giao thông vận tải nói chung, tỷ trọng tài sản cố
định trong tổng số tài sản thường cao trên 70% thì Xí nghiệp xe bus 10-10 Hà Nội
cũng không phải là một ngoại lệ. Tài sản cố định của Xí nghiệp chủ yếu là xe bus và
các máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa ,bảo dưỡng nên chiếm tỷ trọng tương
đối lớn trong tổng giá trị tài sản. Kể cả khi mới thành lập ,con số này cũng luôn đạt
mức trên 80%.
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
BẢNG 1.CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA XÍ NGHIỆP
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2007 2008 2009 2010 2011
I Loại xe xe 193 193 193 193 122
1

Transinco B30(30 chỗ) xe 37 37 37 37 24
2
Transico B45 (45chỗ) xe 50 50 50 50 15
3
Transico B60KL (60 chỗ) xe 0 0 0 0 38
4
Daewoo BS 090 (60chỗ) xe 24 24 24 24 12
5
Daewoo BS 090DL (60chỗ) xe 40 40 40 40 33
6
Transinco B80 (80chỗ) xe 42 42 42 42 0
II Thiết bị
1
Thiết bị bơm dầu cầu, hộp số bằng tay Cái 2 2 3 2 3
2
Máy bơm dầu cầu, hộp số bằng khí nén
Bộ
2 2 2 2 2
3
Kích cá sấu thủy lực 10 tấn
Chiếc
4 4 3 4 3
4
Thiết bị nâng hạ hộp số 1.8 tấn
Cái
2 2 2 2 2
5
Thiết tháo lốp bằng bánh xe
Bộ
3 3 3 3 2

6
Đèn sấy sơn cục bộ
Bộ
2 2 2 2 2
II Dụng cụ đồ nghề


1 Máy khoan dùng Pin Cái 4 4 4 4 3
2 Vam tháo bi máy phát, máy đề Bộ 3 3 3 3 2
3 Vam tháo rô tuyn kiểu đòn bẩy Bộ 2 2 2 2 2
4 Vam tháo rô tuyn kiểu đứng Bộ 2 2 2 2 2
5 Khoan điện cầm tay Bosch Cái 5 4 5 5 4
6 Bàn vá lốp Bộ 3 3 2 3 2
7 Dụng cụ hút bụi và làm sạch miếng

cái 2 2 2 2 2
8 Máy mài săm lốp tốc độ thấp Bộ 3 3 3 3 3
9 Đông hồ bơm lốp PCL Cái 4 4 4 4 3
10 Đồng hồ đo điện vạn năng Cái 5 5 4 4 4
11 Mâm cặp máy tiện 1K62 Cái 6 6 6 6 5
12 Thiết bị đo nồng độ dung dịch ắc quy Cái 2 2 2 2 2
Nguồn:Phòng đào tạo kỹ thuật vật tư
Nhìn chung các thiết bị máy móc của Xí nghiệp khá đa dạng, đều là những thiết
bị gốc, được sản xuất bởi nhà sản xuất có uy tín trong nước cũng như quốc tế. Mức độ
tiên tiến của công nghệ ở mức vừa phải, phù hợp với trình độ sản xuất và nhu cầu sử
dụng của Xí nghiệp.
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
Những máy móc, thiết bị và công nghệ của Xí nghiệp yêu cầu nhân viên có đủ

trình độ để vận hành cũng như sửa chữa trong những trường hợp cần thiết. Với đặc
điểm công nghệ hiện có, có thế nói đây là một yếu tố có ảnh hưởng tới đội ngũ nhân
viên mà Xí nghiệp cần đào tạo .Với công nghệ vừa tầm với trình độ sản xuất sẽ khiến
năng suất lao động tốt, giảm lãng phí và chi phí cho các nguyên vật liệu phụ trợ.
Xí nghiệp có 5 loại xe, mỗi loại có cách thức vận hành riêng nên công nhân lái xe sẽ
phải học về các thao tác vận hành các loại xe bus của Tổng công ty để lái xe an toàn hơn.
Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các hệ thống như điện, làm mát, gầm, cung cấp
nhiên liệu khác nhau nên công nhân lái xe phải hiểu rõ để có thể chuẩn đoán đúng hư
hỏng , báo cho đợn vị cách xử lý hoặc xử lý tạm thời.
Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng công nghệ máy móc công ty đang sử dụng
đang dần lỗi thời và cần được thay thế dần trong giai đoạn tiếp sau. Như vậy sẽ gây ra
chi phí để đào tạo và đạo tạo lại cho đội ngũ nhân viên trong tương lại nhưng đổi lại sẽ
nâng cao hiệu quả sử dụng và năng lực cạnh tranh của công ty.
1.3.3.Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh
Hoạt động trên một thị trường khá rộng, Tổng công ty vận tải Hà Nội và các
đơn vị trực thuộc nói chung và Xí nghiệp xe bus 10-10 nói riêng phải đương đầu với
nhiều thách thức cũng như nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh trong cùng lĩnh vực. Có thể
kể tới rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng đáng chú ý có thể kể tới như: Công ty Bắc
Hà và Bảo Yến…
Chúng ta đều biết người đi xe bus luôn mong muốn đón được những chuyến xe
đầu tiên để đi làm, đi học.Họ không có sự lựa chọn về chuyến xe mà mình hài lòng hơn
để đi vì như thế đồng nghĩa với việc muộn giờ. Vì vậy không có hình thức nào hữu hiệu
hơn là cần nâng cao chất lượng phục vụ qua các chương trình giảng dạy về kỹ năng làm
hài lòng khách hàng cho đội ngũ nhân viên lái xe và bán vé .Với công tác đào tạo và phát
triển tốt sẽ giúp giảm lượng đơn phàn nàn hay khiếu nại về dịch vụ xe bus đồng thời tăng
uy tín cũng như hình ảnh của Xí nghiệp trong mắt của các hành khách
Những yêu cầu đó đòi hỏi Xí nghiệp xe bus 10-10 phải có ban quản trị có khả
năng lãnh đạo tốt, một đội ngũ lao động sẵn sàng thích ứng với những thay đổi, tiếp
thu nhanh những công nghệ, kiến thức mới…
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
2.1.Đánh giá tổng quát tình hình đào tạo và phát triển NNL tại Xí nghiệp
2.1.1.Qui mô đào tạo và phát triển NNL
Cũng như các doanh nghiệp mới thành lập khác, Xí nghiệp xe bus 10-10 ban đầu
cũng có một nguồn nhân lực còn hạn chế do thị trường xe bus lúc này chưa phát
triển.Sau một thời gian được sự quan tâm của Tổng công ty nên Xí nghiệp cũng đã bổ
sung thêm số lượng đội ngũ các cán bộ, công nhân viên.Do đặc thù của ngành dịch vụ
vận tải bằng xe bus, việc phân loại lao động hợp lý sẽ giúp lãnh đạo lắm được tình hình
nguồn nhân lực để bố trí điều hành hoạt động có hiệu quả. Sau đây là bảng phân loại
lao động của Xí nghiệp
BẢNG 2. PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
Stt Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm

2011
1 Bộ phận văn phòng Người 87 87 103 120 62
a Ban giám đốc Người 3 3 2 3 2
b Khối phòng ban quản lý Người 84 84 101 117 60
Phòng Nhân sự Người 40 37 37 37 23
Cán bộ quản lý+nhân viên Người 7 6 6 6 6
Lao động khác Người 33 31 31 31 17
Phòng tài chính-kế toán Người 5 5 5 5 5
Phòng kế hoạch điều độ Người 30 32 34 34 20

Trưởng, phó phòng, nghiệm thu, thu
ngân, điều độ 20 22 22 24 14
Điều hành tuyến Người 10 10 10 10 5
Đội kiểm tra giám sát Người 10 10 15 12 11
Phòng ĐT và KTVT Người 0 0 10 19 14
2 Bộ phân sản xuất Người 912 964 985 990 536
a Lãnh đạo Người 3 3 3 3 2
b Gián tiếp Người 35 37 30 35 22
Đốc công, KCS, cố vấn DV Người 5 6 5 5 3

Thống kê, quản lý KT, theo dõi NL,
thủ kho 11 12 6 6 9
Cung ứng vật tư, cứu hộ, an toàn 3 3 3 3 3
LX Gara, Ktra phương tiện 16 16 16 21 7
c Trực tiếp Người 874 924 952 952 512
Lái xe Người 420 428 432 434 231
Nhân viên bán vé Người 420 428 432 434 231
Thợ sửa chữa Người 62 58 60 52 28
LĐ khác Người 2 34 36 29 10
Số LĐ dôi dư Người 0 4 4 0 0

Nguồn:Phòng nhân sự
Xí nghiệp là đơn vị thuộc ngành phục vụ mà lao động trực tiếp là những công
nhân lái xe, nhân viên bán vé và thợ sửa chữa nên công tác đào tạo và phát triển cho
hai đối tượng công nhân lái xe và nhân viên bán vé này rất được chú trọng. Bên cạnh
đó, xí nghiệp cũng quan tâm đào tạo cho các thợ sửa chữa, cán bộ quản lý và đội kiểm
tra, kiểm soát nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là quy mô
đào tạo chung của xí nghiệp.
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
BẢNG 3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
Stt Đối tượng Đơn vị tính
Năm
2007 2008 2009 2010 2011
1 Lái xe
Lượt học viên 756 780 789 800 468
Khóa 34 35 36 38 16
2 Nhân viên bán vé
Lượt học viên 1270 1279 1284 1305 330
Khóa 45 45 47 50 12
3
Thợ sửa chữa bảo Lượt học viên 160 160 161 180 16
dưỡng Khóa 7 7 8 9 1
4 Nhân viên khác
Lượt học viên 80 80 80 80 20
Khóa 8 8 8 8 2
5 NV gián tiếp
Lượt học viên 49 51 51 60 0
Khóa 2 3 3 5 0
Tổng số học viên được ĐT Lượt học viên 2315 2350 2365 2425 834

Tổng số khóa đào tạo Khóa 96 98 99 110 31
Nguồn:Phòng nhân sự
Nhận xét:
Nhìn chung từ năm 2007-2010 số lượt học viên cũng như số khóa học đều
tăng cho thấy nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng, tuy
nhiên đến năm 2011 thì con số này giảm, Xí nghiệp không còn tổ chức trực tiếp đào
tạo cho nhân viên gián tiếp mà thay vào đó Xí nghiệp đã cử họ đi học ở các trường
đại học để nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng. Số học viên cũng như số khóa học
giảm trong năm 2011 cũng vì Xí nghiệp điều chuyển 5 chuyến về trung tâm hạ tầng
vận tải công cộng .
Số khóa học và lượt học viên nhìn chung qua các năm đều ổn định, không có sự
thay đổi nhiều cho thấy công tác đào tạo của Xí nghiệp liên tục diễn ra, sự biến động
nguồn nhân lực cũng ít xảy ra.Điều này đảm bảo cho Xí nghiệp sẽ luôn đáp ứng nguồn
nhân lực trong tổ chức một cách đầy đủ nhất.
2.1.2.Thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL
2.1.2.1.Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
Do Xí nghiệp luôn có biến động về nguồn nhân lực và sự cạnh tranh giữa các
đơn vị trong ngành nên Xí nghiệp thường xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực trong
ngắn hạn.
Kế hoạch đào tạo là 1 năm, 1 tháng đối với nhân viên bán vé và công nhân lái
xe. Đối với lao động gián tiếp như cán bộ quản lý, thanh tra kiểm tra tiến hành đào tạo
ngắn hạn đối với các khoá nâng cao nghiệp vụ và dài hạn đối với khoá đào tạo gửi đi
học tại các trường chính quy.
Kế hoạch đào tạo của Xí nghiệp:
+ Xí nghiệp xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực trong ngắn hạn 1 năm vì xí
nghiệp thường xuyên có sự biến động về nguồn lao động và sự cạnh tranh giữa các
đơn vị thành viên do đó đơn vị chỉ tiến hành kế hoạch đào tạo ngắn hạn. Kế hoạch đào

tạo là 1 năm, 1 tháng đối với nhân viên bán vé và công nhân lái xe. Đối với lao động
gián tiếp như cán bộ quản lý, thanh tra kiểm tra tiến hành đào tạo ngắn hạn đối với các
khoá nâng cao nghiệp vụ và dài hạn đối với khoá đào tạo gửi đi học tại các trường
chính quy.
+Căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo của xí nghiệp:
 Công tác đánh giá tổng thể như đánh giá về nguồn nhân lực, trang thiết bị,
công nghệ… cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.
 Dựa vào mục tiêu, chủ trương của xí nghiệp cũng như Tổng công ty trong
thời kỳ tới.
Phương pháp xây dựng kế hoạch đào tạo:
 Phiếu điều tra công nhân viên
 Phân tích thực trạng
2.1.2.2.Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo
 Xác định nhu cầu đào tạo:
 xí nghiệp đang áp dụng tiến hành xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ
thuật qua công thức:
N
dt=
N
ct
– S
h/c
Trong đó:
N
dt
: Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
N

ct
: Nhu cầu cần thiết công nhân kỹ thuật để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh
và các nhu cầu khác
S
h/c
: Số công nhân kỹ thuật hiện có
 Xác định công nhân hiện có: S
h/c
chỉ đơn thuần dựa vào báo cáo thống kê cuối
năm tiến hành phân tích tình hình sử dụng công nhân nhằm:
- Phát hiện ra tình trạng thiếu hoặc thừa công nhân
- Phát hiện ra những nơi làm việc còn trống, mức độ phù hợp giữa yêu cầu của
công việc và trình độ lành nghề của công nhân…
Nội dung phân tích tình hình sử dụng công nhân thường bao gồm:
Một là: Phân tích thừa (thiếu) tuyệt đối (và tương đối) công nhân theo công thức:
T
tđ=
T
1
– T
0
Trong đó:
T

: Thừa (thiếu) tuyệt đối công nhân
T
1
, T
0
: Số công nhân kỹ thuật kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch

T
tgđ=
T
1
– (T
0
x K
SX
)
Trong đó:
T
tgđ
: Thừa (thiếu) tương đối công nhân
K
SX
: Hệ số hoàn thành kế hoạch sản xuất
Hai là: phân tích tình hình sử dụng theo kết cấu công nhân
Ba là: phân tích tình hình sử dụng theo nghề nghiệp
Tư là: phân tích tình hình sử dụng công nhân hoặc theo bậc thợ
Như tuyến số 06: căn cứ vào số lượng xe là 14 xe từ đó hoạch định số người,
mỗi ca cần có 2 người( lái xe và phụ xe), mỗi ngày có hai ca nên 14 xe cần có 56
người lao động. Ngoài ra cần có lực lượng lao động dự phòng để tránh trường hợp lái
xe chính và phụ xe nghỉ ốm, nghỉ phép không ai thay thế. Nên tuyến số 06 hiện có 60
người. Mà mỗi năm số lao động trực tiếp thường biến động rất mạnh do bị sa thải vì vi
phạm kỷ luật hoặc tự thôi việc.
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
 Để xác định được nhu cầu cần thiết công nhân kỹ thuật để hoàn thành kế
hoạch sản xuất kinh được tính theo chỉ tiêu năng suất lao động như công thức sau:

N
ct
= Q/ W
cn

Trong đó:
Q: Tổng sản lượng hoặc giá trị tổng sản lượng kỳ kế hoạch
W
cn
: Năng suất lao động của 1 công nhân
Để hiểu rõ về tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch ta nhìn vào bảng sau
Nhìn vào bảng 4 ,ta có thể thấy Xí nghiệp có 2 loại hình đào tạo với nhân viên
bán vé và lái xe là đào tạo mới và đào tạo nâng bậc.Trong đào tạo cơ bản thì 100% số
học viên đều được đào tạo đúng theo kế hoạch.Tuy nhiên trong đào tạo nâng bậc thì do
mức độ khó của loại hình này nên số lao động tham gia không phải tuyệt đối, thông
thường con số này chiếm khoảng 88%-99% , thêm vào đó, những người có nhu cầu
nâng bậc thường là người trung niên, khả năng tiếp thu kiến thức chậm nên họ dễ có
tâm lý chán nản, mệt mỏi không muốn đi học.
Đào tạo về an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy yêu cầu 100% số lượng
lái xe và bán vé phải đi học nếu không Xí nghiệp sẽ lập biên bản để xử phạt.
Đào tạo lại thường diễn ra trong 1 qúy, mỗi lần đào tạo khoảng 20-30 người,
những người phải đào tạo lại là những người thường xuyên mắt lỗi, vi phạm quy chế
nhiền lần nhưng không có dấu hiệu sửa chữa sai lầm.Sau quá trình đào tạo lại nếu
người đó tiếp tục vi phạm sẽ bị sa thải ngay lập tức.
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
20
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
BẢNG 4.THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO QUA CÁC NĂM
STT Đối tượng Nội dung đào tạo
Năm

2007 2008 2009 2010 2011
KH TH % KH TH % KH TH % KH TH % KH TH %
1 Lái xe Cơ bản 50 50 100.0% 45 45 100.0% 40 40 100.0% 45 45 100.0% 40 40 100.0%
Nâng bậc 120 110 91.7% 150
14
5 96.7% 161 160 99.4% 66 66 100.0% 110 100 90.9%
An toàn giao thông 420 420 100.0% 428 428 100.0% 432
43
2 100.0% 434
43
4 100.0% 231 231 100.0%
2 Bán vé Cơ bản 150 150 100.0% 120 120 100.0% 100 100 100.0% 25 25 100.0% 30 30 100.0%
Nâng bậc 100 90 90.0% 150 132 88.0% 156
14
6 93.6% 75 69 92.0% 66 60 90.9%
PCCC 420 420 100.0% 428 428 100.0% 432
43
2 100.0% 434
43
4 100.0% 231 231 100.0%
Đào tạo lại 30 20 66.7% 25 25 100.0% 20 19 95.0% 40 38 95.0% 12 10 83.3%
3 Thợ BDSC Nâng bậc 20 17 85.0% 15 15 100.0% 25 20 80.0% 20 18 90.0% 21 20 95.2%
Nguồn:Phòng nhân
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
21
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
 Mục tiêu đào tạo:
Xí nghiệp luôn phấn đấu đạt 100% số lượt học viên được cấp chứng chỉ cuối
khóa.Đồng thời thu thập những ý kiến khác nhau của học viên về chương trình đào tạo
để sửa đổi cũng như khắc phục những khó khăn cho người học.

Tạo ra một lực lượng lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao để
đáp ứng nhu cầu công việc cũng như nhu cầu của xí nghiệp. Bên cạnh đó, công
tác cũng nhằm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp để có
những hướng đi cho đúng và tích kiệm chi phí.
Mục tiêu quan trọng của công tác nhằm tạo sự thoả mãn cho người lao
động. Khi người lao động được thoả mãn nhu cầu mà họ muốn sẽ tạo động lực
giúp lao động làm việc hăng say, nhiệt tình cống hiến cho doanh nghiệp hơn và
cũng là yếu tố giữ chân những nhân tài cho đơn vị mình.
 Lựa chọn đối tượng đào tạo
Để lựa chọn đối tượng đi đào tạo cần căn cứ vào các yếu tố như:
o Bộ phận nhân lực đề xuất hay nhu cầu của người lao động.
o Thông qua công tác phân tích công việc, đánh giá thực trạng của xí nghiệp
o Kế hoạch đào tạo và trình độ người lao động để xác định số lượng đào tạo.
 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
Xí nghiệp xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
riêng cho từng đối tượng lao động.
*Đối với lao động trực tiếp:
Thời gian đào tạo thường bắt đầu từ tháng 3 hoặc tháng 4 cho đến tháng 12,
tuỳ theo yêu cầu công việc mà thời gian đào tạo có thể kéo dài 1 tháng hoặc 1 tuần…
Có thể tiến hành đào tạo đều đặn trong các tháng hoặc đào tạo ngắt quãng giữa các
tháng trong một năm.
• Chương trình đào tạo cấp I (chương trình đào tạo mới) nhằm đào tạo cho
những đối tượng công nhân lái xe và nhân viên bán vé mới được tuyển dụng nhằm đào
tạo các kĩ năng cơ bản cho học viên (xem phụ lục 1,2)
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
22
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
• Chương trình đào tạo cấp II(chương trình đào tạo nghiệp vụ) áp dụng
cho những đối tượng là công nhân lái xe , nhân viên bán vé đã học xong chương trình
đào tạo cấp I, thời gian công tác tại đơn vị từ 12 tháng trở lên. Đây là công tác đào tạo

nghiệp vụ được tiến hành thường xuyên, bắt đầu tiến hành đào tạo từ tháng 3 hoặc
tháng 4 hàng năm nhằm nâng cao các kỹ năng trong thực tế và kỹ năng của nghề.(xem
phụ lục 1,2).
• Chương trình đào tạo cấp III:giành cho những học viên đã học và đạt
tiêu chuẩn ở 2 chương trình đào tạo cấp I,II (xem phụ lục 1,2,).
Công tác đào tạo được xí nghiệp ưu tiên tiến hành chủ yếu cho các lao động
trực tiếp là những công nhân lái xe, nhân viên bán vé, vì những người này chiếm tỉ lệ
lớn, trực tiếp phục vụ khách hàng, vận hành phương. Mặt khác, ý thức của những đối
tượng này còn kém, trình độ tay nghề còn rất hạn chế và đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra
do lái xe tạt nhanh vào bến, sai phần đường… hoặc nhân viên bán vé ko xé vé khi
khách mua… nên tổng công ty cũng như xí nghiệp quyết định tất cả các lái xe, bán vé
khi được hoạt động trên tuyến phải trải qua một khoá đào tạo bắt buộc và phải vượt
qua kỳ sát hạch cuối khóa. Ngoài ra, Tổng công ty và xí nghiệp cũng đang phối hợp
với Phòng CSGT tập huấn nâng cao ý thức và kỹ năng về ATGT cho lái xe.
• Đào tạo nâng bậc: cần có thời gian và yêu cầu mới được đào tạo để nâng
bậc. Thời gian nâng bậc đối với công nhân lái xe là 3 năm giữ bậc còn nhân viên bán
vé là 2 năm giữ bậc. Yêu cầu đối với những lao động này phải có chứng chỉ của khoá
đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
Trong lao động trực tiếp ngoài đội ngũ lái xe và nhân viên bán vé thì thợ sửa
chữa còn góp phần tạo ra thành quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Do xí nghiệp
quản lý nhiều loại phương tiện khác nhau (5 chủng loại) gồm 122 xe mà đội ngũ thợ
sửa chữa chỉ có 28 người, trình độ của họ chưa cao mà công tác tuyển dụng thợ sửa
chữa chưa hợp lý. Cũng như công tác đào tạo đội ngũ thợ này chưa đáp ứng được yêu
cầu công việc.
*Đối với lao động gián tiếp:Xí nghiệp đã lựa chọn 2 phương pháp đào tạo chủ
yếu là phương pháp các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo và cử đi học ở các
trường chính quy để nâng cao nghiệp vụ.
+Phương pháp các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo thường được xí
nghiệp áp dụng đối với những trường hợp tổng công ty có những chương trình đổi
mới về cách thức quản lý hoặc nâng cao trình độ quản lý dữ liệu bằng các phần mềm

tiên tiến. Xí nghiệp cử người đi tập huấn sau đó mở các hội thảo tại xí nghiệp tiến
hành trao đổi, phân tích và tìm ra các phương án tối ưu để các nhà quản lý sử dụng
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
23
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
các kiến thức, phần mềm đã được đào tạo vào công việc để đem lại hiệu quả cao nhất
cho xí nghiệp.
+Phương pháp cử đi học ở các trường chính quy áp dụng đối với những người
quản lý.Họ sẽ được trang bị tương đối đầy đủ các kiến thức lý thuyết lẫn kĩ năng thực
hành.Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo.
 Dự tính chi phí đào tạo
• Chi phí cho đào tạo trực tiếp hàng năm giao động trong khoảng 46 triệu
đồng, trung bình các khoá đào tạo mới có khoảng 26 người và mỗi khoá là
1.23 triệu đồng, còn các khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ khoảng 20-25
người, kinh phí mỗi khoá khoảng 9-11 triệu do cần có chi phí cho các học
viên.
• Chi phí đào tạo lao động gián tiếp do tổng công ty chỉ thị và quyết định tuỳ
theo các khóa học, lĩnh vực học khác nhau.
 Lựa chọn giáo viên đào tạo
Đội ngũ giảng viên bao gồm lực lượng trong nội bộ Xí nghiệp, giảng viên
đào tạo ở trung tâm hay các chuyên gia cộng tác. Để có thể thiết kế nội dung chương
trình đào tạo phù hợp nhất với thực tế tại Xí nghiệp, có thể kết hợp giáo viên thuê
ngoài và những người có kinh nghiệp lâu năm trong doanh nghiệp.Việc kết hợp này
cho phép người học tiếp cận với các kiến thức mới, đồng thời không xa rời với thực
tiễn tại Xí nghiệp. Các giáo viên cần phải được tập huấn để nắm vững mục tiêu và cơ
cấu của chương trình đào tạo chung.
Xí nghiệp tiến hành xác định đội ngũ giảng dạy căn cứ theo tình hình sản xuất
kinh doanh, đối tượng đào tạo cũng như nhu cầu đào tạo chung cho các khoá đào tạo
Những giảng viên thuộc trung tâm đào tạo là lực lượng nhằm đào tạo các
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lái xe an toàn cho công nhân lái xe, nhân viên bán vé

tại xí nghiệp.
 Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo
Sau mỗi khoá đào tạo cho đối tượng là công nhân lái xe và nhân viên bán vé thì
xí nghiệp tổ chức cuộc thi sát hạch và cấp chứng chỉ, kết quả các khoá đào tạo công
nhân lái xe và nhân viên bán vé có chất lượng rất cao khoảng 70% đạt, còn 30% được
tổ chức thi lần 2 và tính đến lần 2 thì 95% số người đi đào tạo đều được cấp bằng. Đây
là tín hiệu đáng mừng cho xí nghiệp.
Để đo lường các kết quả,Xí nghiệp điều tra qua phiếu tham dò bằng cách thu
thập ý kiến của học viên cuối khóa học
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
24
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI
XÍ NGHIỆP XE BUÝT HÀ NỘI

Số…………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

PHIẾU TIẾP THU Ý KIẾN HỌC VIÊN
Khoá đào tạo: ………………………………………………….
Thời gian từ…………………….đến……………………….
HỌC VIÊN
(Có thể không ghi tên)
( Nguồn: phòng Nhân sự)
SV: Nguyễn Thanh Loan Lớp: QTKD Tổng hợp 51A
25
1. Sau khóa học, tôi thu được những lợi ích như sau:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Để khoá đào tạo đạt kết quả tốt hơn, tôi thấy cần có những điều chỉnh về
chương trình, giảng viên và công tác tổ chức khoá như sau:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………
3. Đánh giá chung của tôi về khoá đào tạo là ( đánh dấu tích vào ô tương ứng):
Ýkiếnkhác………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………
4. Nếu có cơ hội được tham gia đào tạo, tôi muốn được đào tạo về:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kém
Yếu
Trung
bình
Khá
Tốt

×