Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Thường Xuân- Thanh Hóa, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.1 KB, 57 trang )

Chuyên đề thực tập
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản chuyên đề tốt nghiệp này là quá trình nghiên cứu của cá
nhân tôi trong thời gian thực tập tại đơn vị, nó được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết, phân tích tình hình thực tiễn tại đơn vị thực tập dưới sự hướng dẫn của cô giáo
PGS.TS Trần Thị Thu.
Tôi xin cam đoan bản chuyên tốt nghiệp này của tôi không sao chép từ bất cứ tài
liệu nào và tôi xin chịu trách nhiệm nếu bị phát hiện sao chép.

Người viết cam đoan
Cầm Bá Chái
SV: Cầm Bá Chái Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SV: Cầm Bá Chái Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC VIẾT TẮT
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
MTTQ: Mặt trận tổ quốc
GDTX: Giáo dục thường xuyên
KT – XH: Kinh tế xã hội.
THPT: Trung học phổ thông.
SV: Cầm Bá Chái Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xóa đói giảm nghèo là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu đang được thực
hiện theo con đường đổi mới. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có sự


quan tâm đặc biệt đến việc xoá đói, giảm nghèo, coi đó là một nội dung của nhiệm
vụ cách mạng, một nhu cầu bức thiết của nhân dân, nhất là khi đất nước ở trong tình
trạng nghèo nàn và trải qua chiến tranh.
Nghèo đói không chỉ làm cho con người ta không được thụ hưởng những văn
minh tiến bộ của loài người, gay hậu nghiêm trọng về kinh tế xã hội trong việc phát
triển đất nước. Nếu không giải quyết được vấn đề nghèo đói thì vấn đề tăng trưởng
kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, hòa bình ổn định, đảm bảo quyền con người,
công bằng xã hội sẽ gặp không ít khó khăn.
Xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội mang tính cơ bản
hướng vào sự phát triển của con người nhất là người nghèo, nhằm tạo cơ hội cho
người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội, phát triển sản xuất, giúp họ cải thiện
được cuộc sống và thoát được nghèo đói.
Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, một trong những chủ trương
hàng đầu của Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là “diệt giặc
đói”. Sau khi lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Đảng ta lãnh đạo nhân dân cả nước
thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới. Để thực hiện thành công nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, Đại hội VI của Đảng
đã đề ra mục tiêu là “bảo đảm nhu cầu ăn của toàn xã hội và bước đầu có dự trữ.
Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách toàn diện”. Đại hội IX Đảng đã
đưa nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo vào trong chính sách phát triển văn hóa - xã hội
của đất nước. Đại hội chỉ rõ: “Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội,
tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp
thông tin, chuyển giao công nghệ giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng
nghèo, xã nghèo, nhóm dân cư nghèo” . Đến Đại hội X của Đảng, vấn đề xóa đói
giảm nghèo trở thành một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: “Đa
SV: Cầm Bá Chái 1 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng
phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế”.

Đại hội XI của Đảng, tiếp tục nhấn mạnh phải “Tập trung triển khai có hiệu quả
Chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn”. Đảng và Nhà nước ta coi việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thể
hiện ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định
chủ nghĩa xã hội là làm cho nhân dân thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, là “Người
nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu có thêm”, “Là
làm sao cho dân giàu, nước mạnh làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng,
làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” .
Do đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa là
đối tượng chính của nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, bởi vì họ còn ở trình độ dân tri
thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, thiếu thông tin nghiêm trọng về sản xuất hàng hoá
trong nền kinh tế thị trường. Huyện Thường Xuân là huyện miền núi, vùng cao
của tỉnh Thanh Hóa có tỷ lệ hộ nghèo cao 51,66% năm 2007 và là huyện nằm
trong 61 huyện nghèo của cả nước. Do vậy cùng với HĐND- UBND đã sớm triển
khai thực hiện xóa đói, giảm nghèo, thành lập ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ
huyện đến xã, thị trấn. Như vậy công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện
Thường Xuân là vấn đề cấp thiết, không chỉ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
mỗi gia đình mà còn góp phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh sự phát triển của đất
nước nói chung và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Thường Xuân nói riêng.
Tuy nhiên trước yêu cầu của tình hình mới, công tác xóa đói giảm nghèo của
huyện Thường Xuân còn bộc lộ nhiều hạn chế, do đặc điểm địa trình độ dân trí
thấp, cấp ủy Đảng chính quyền các cấp có lúc, có nơi chưa thật sự quan tâm chỉ đạo
và đầu tư đúng mức về các chính sách về xóa đói giảm nghèo.
Xuất phát từ những vấn đề trên và một sinh viên đang thực tập tai huyện nhà,
bằng những kiến thức đã học và nghiên cứu tài liệu mà đặc biệt là thực tế tại địa
phương, nên em chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Công tác xóa đói giảm
nghèo ở huyện Thường Xuân- Thanh Hóa, thực trạng và giải pháp ” làm đề tài
nghiên cứu cho mình.
SV: Cầm Bá Chái 2 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập

2. Mục đích nghiên cứu
Đi sâu vào nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện
Thường Xuân, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo
đói trên địa bàn huyện Thường Xuân, giúp tăng trưởng kinh tế góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống nhân dân trên địa bàn huyện.
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu trên 16 xã và 1Thị trấn trong địa bàn huyện Thường
Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian: Tập trung nghiên cứu các chương trình xóa đói giảm nghèo giai
đoạn 2006- 2007- 2008- 2009 và 2010.
3.2 Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích và xử lý số liệu.
4. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương, ngoài phần mở đầu và kết luận.
Chương 1: Tổng quan về huyện Thường Xuân- Thanh Hóa
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của Huyện
Thường Xuân- Thanh hóa
Chương 3: Các giải pháp công tác xoá đói giảm nghèo của Huyện Thường
Xuân- Thanh Hóa.
SV: Cầm Bá Chái 3 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THƯỜNG XUÂN- THANH HÓA
1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Thường Xuân là Huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía tây nam thành phố
Thanh Hóa, huyện Thường Xuân được xếp vào hàng khó khăn nhất, nhì tỉnh Thanh
Hoá. Thị trấn Thường Xuân là trung tâm kinh tế - văn hóa của huyện, nằm trên

đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15A, tỉnh lộ 507. Hiện nay Thường Xuân có 16 xã và
1 thị trấn với tổng số 142 thôn bản, dân số toàn huyện là 87.141 người gồm 3 dân
tộc chủ yếu sinh sống là Thái, Mường, Kinh.
Có tạo độ địa lý:
90
0
- 42’- 45’’ đến 20
0
- 07’- 15’’ vĩ độ Bắc
104
0
- 54’- 33’’ đến 105
0
- 23’- 55’’ kinh độ Đông.
Phía Nam giáp Huyện Như Xuân và Tỉnh Nghệ An
Phía Tây giáp Tỉnh nghệ An và Tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào
Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân và Triệu Sơn của tỉnh Thanh Hóa
Phía Bắc giáp Huyện Ngọc Lạc và Lang Chánh của tỉnh Thanh Hóa.
1.1.1.2 Địa hình.
Địa hình huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía Đông và Đông
Nam, có các dãy núi lớn như Bù Rinh, Tà Leo. Độ cao tuyệt đối của địa hình Thường
Xuân từ trên 1.000m đến dưới 100m. Do hệ thống núi vừa cao, vừa hiểm trở nên có
nhiều hệ thống sông ngòi chia cắt địa hình đã gay ra nhiều khó khăn trong xây dựng
các tuyến đường giao thông và sự giao lưu kinh tế giữa các vùng trên địa bàn huyện
Thường Xuân nhất là mùa mưa lũ. Do địa hình như vậy ta có thể chia thành 3 vùng địa
hình sinh thái như sau:
SV: Cầm Bá Chái 4 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
- Vùng cao: Gồm 4 xã Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Lẹ, Xuân Chinh. Với tổng
diện tích tự nhiên là 49.936 ha, trong đó đất Nông nghiệp 1889,25ha; đất Lâm

Nghiệp có rừng 20.034,12ha còn lại là đất khu dân cư.
- Vùng giữa: Gồm 8 xã Lương Sơn, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân lộc, Vạn
Xuân, Luận Khê, Luận Thành và Xuân Cao. Có tổng diện tích tự nhiên là
51.936,3ha trong đó đất nông nghiệp 3.115,44ha, đất trồng cây hàng năm
3.020,14ha còn lại là đất chuyên dùng và đất ở
- Vùng thấp: Gồm 5 xã, Thị Trấn: Xuân Cẩm, Thọ Thanh, Xuân Dương,
Ngọc Phụng và Thị Trấn Thường Xuân. Với tổng diện tích tự nhiện là
14.375,70ha trong đó đất nông nghiệp 1.921,13ha, phần còn lại là đất ở
Do sự chênh lệch về độ cao như vậy nên ở vùng cao và vùng giữa gặp
không ít khó khăn về địa hình mà còn chịu sự khắc nhiệt của khí hậu mùa đông
nhiệt độ xuống thấp đến 4
0
c, mùa hè nhiệt độ có lúc lên tới 42
0
c gây khó khăn cho
đời sống nhân dân vốn nghèo lại còn nghèo hơn.
1.1.1.3 Khí hậu.
Thường Xuân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của
vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa Hè khí hậu nóng đặc biệt là
sự xuất hiện gió phơn Tây Nam vào đầu mùa Hạ (cuối tháng 4, đến tháng 6 có tới
20-30 ngày gió Tây). Mùa Đông lạnh giá khô hanh các xã miền núi cao hay có
sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính khí hậu chuyển tiếp từ Hè sang Đông là mùa
Thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét gây tổn
hại đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa Đông sang Hè là mùa
Xuân không rõ rệt khí hậu ẩm ướt có sương mù và mưa phùn.
Nhiệt độ trung bình năm 22 - 24
0
C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình
dưới 20
0

C (từ tháng 12 đến tháng 3). Biên độ nhiệt giao động ngày đêm 9- 12
0
C.
Nhiệt độ cao nhất năm từ 37
0
C – 38
0
C ( tháng 6,7,8 ). Nhiệt độ thấp nhất nhiều năm
xuống tới 4
0
C - 3
0
C ( tháng 1,2,3 )
1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Thường Xuân có tổng diện tích tự nhiên là 111.323,79ha, trong đó: đất nông
nghiệp 99.148,2ha, chiếm 89,06%; đất phi nông nghiệp 7.168,62ha, chiếm 6,44%;
SV: Cầm Bá Chái 5 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
đất chưa sử dụng 5.006,97ha, chiếm 4,5%. Đất sản xuất chỉ có 8.730,24ha, chiếm
7,84% diện tích đất tự nhiên
1.1.2.1 Tài nguyên nước.
Thường Xuân có hệ thống sông ngoài khá phong phú, là nguồn tài nguyên lớn về
nguồn nước tưới đối với nông nghiệp; hàng năm tổng lượng nước sông, suối cung
cấp cho vùng ước đạt 23 triệu m³ nước. Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt nhiều, độ
dốc lớn nên lượng nước phân bố không đều, có nơi thừa nhưng có nơi lại thiếu.gồm
có các sông như sau:
- Sông Chu bắt nguồn từ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chảy qua huyện có
chiều dài 50km
- Sông Đặt chảy qua huyện có chiều dài 34km
- Sông Đằn chảy qua huyện có chiều dài 42km

- Sông Khao chảy qua huyện có chiều dài 40km
- Sông Âm chảy qua huyện có chiều dài 6km
Hiện nay, trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thủy
điện Cửa Đạt khánh thành tháng 10 năm 2010, đây là công trình đa chức năng
vừa phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp các huyện đồng bằng, vừa phục
vụ phát điện cho nhà máy điện Cửa Đặt công suất trên 97MW đồng thời vừa thau
chua rửa mặn vùng hạ lưu sông Mã
1.1.2.2 Tài nguyên khoáng sản.
Trên địa bàn huyện có rất nhiều loại khoáng sản như: Thiếc, Sắt, Cao Lanh, đất
Sét làm gạch, Cát sỏi, Đá vôi, vàng, sa khoáng đá quý nhưng trữ lượng ít.
1.1.2.3 Tài nguyên rừng.
Tổng diện tích rừng hiện nay là 90.417,96ha chiếm 80,4% tổng diện tích tự
nhiên, độ che phủ rừng đạt 66,3%. Cụ thể là:
- Rừng đặc dụng 23.475,05ha,
- Rừng phòng hộ 28.739,76ha,
- Rừng sản xuất 38.203,15ha
SV: Cầm Bá Chái 6 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
Rừng Thường Xuân chủ yếu là rừng lá rộng, rừng hỗn giao, gỗ nứa, giang, vầu,
cây lá kim như: Phơ mu, sa mu tập trung ở độ cao từ 700m trở lên, có hệ thực vật
phong phú, đa dạng về họ, loài gỗ quý hiếm có Lim Xanh, Dôi, De, trò chỉ Cây
luồng là cây trồng chính của rừng sản xuất (diện tích khoảng chiếm 22.000 ha), ngoài
ra còn một số cây nguyên liệu khác như: Nứa, Keo, Xoan và một số cây lấy gỗ khác
phục vụ phát triển nông sản và nguyên liệu giấy. Ngoài các loài thực vật, rừng của
huyện Thường Xuân có nhiều loại động, thực vật quý hiếm như: Bò tót, nai, gấu,
sói và loài linh trưởng, các loài chim,
1.1.2.4 Nguồn nguyên liệu.
Sự đa dạng về địa hình và có diện tích rộng lớn đã tạo cho huyện Thường Xuân
có nguồn nguyên liệu đa dạng và dồi dào. Nguồn nguyên liệu từ rừng có thể khai
thác phục vụ cho công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp phát triển. Cụ thể

như: Tổng diện tích rừng 90.417,96ha, đa số thuộc loại rừng hỗn giao. Trong đó,
cây quế 210,7 ha; cây luồng 3.967,6 ha; cây phân tán 1.583.000 cây; bảo vệ 52.700
ha, khoanh nuôi 14.300 ha, chăm sóc 4.413 ha.
Thường Xuân là vùng nguyên liệu lớn các loại cây công nghiệp ngắn ngày: mía,
sắn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Lam Sơn và nhà máy chế biến tinh
bột sắn Như Xuân. Hiện nay, huyện đang có chủ trương quy hoạch 1 phần diện tích
đất có tầng canh tác dày, dộ dốc nhỏ sang trồng cây Cao su.
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện
Thường Xuân là huyện miền núi đặc biệt khó khăn của Thanh Hóa, nền kinh
tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Cơ cấu kinh của huyện đã có
sự chuyển dịch theo hướng phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế chung của tinh
và cả nước song vẫn ở mức thấp so với mức tăng trưởng chung của toàn tỉnh. Hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm Nông- lâm nghiệp, tăng Công nghiệp-
xây dựng, Dịch vụ- thương mại
SV: Cầm Bá Chái 7 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
Bảng số liêu cơ cấu kinh tế.
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010
1 Tổng GDP % 6,8 7,3 11,8 14,5
2 Nông- Lâm nghiệp % 52,3 48 42 40,6
3 Công nghiệp- Xây dựng % 24,1 26,6 28,8 29,2
4 Thương mại- Dịch vụ % 23,6 25,4 29,2 30,2
( Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội Thường Xuân )
Qua bảng số liệu về cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Thường Xuân, ta thấy
tốc độ tăng trưởng kinh tê GDP ở mức khá, năm 2007 6,8 % đến năm 2010 đạt
14,5% tăng hơn gấp 2 lần. Trong đó ngành Thương mai- Dịch vụ tăng nhiều hơn so
với Công nghiệp- Xây dựng ( cụ thể năm 2007 TM- DV là 23,6% lên 30,2% năm
2010, còn Công nghiệp- XD năm 2007 24,1% lên 29,2% năm 2010 ) còn ngành
Nông- Lâm nghiệp có xu thế giảm năm 2007 52,3% xuông còn 40,6% năm 2010.
Nhưng kết quả đạt được như trên chứng tỏ sự chuyển dịch kinh tế trên địa

bàn huyện đã đạt được kết quả như mong muốn giúp tăng ngân sách những điều đó
sẽ là tiền đề cho công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiên một cách tốt hơn và
đặc biệt hơn là đã giúp nhân dân trong địa bàn huyện có cai ăn, cái mặc giúp họ xóa
được cái đói, giảm được những hộ nghèo .
Bảng số liệu diện tích trên địa bàn huyện.
STT Chỉ tiêu Đơn vị Diện tích Tỷ lệ %
1 Tổng diện tích tự nhiên ha 110.505.806 100%
2 Đất Nông Nghiệp ha 7.065,82 6,47%
3 Đất Lâm Nghiệp ha 50.747,07 46%
4 Đất Chuyên dùng ha 1.411,80 1,64%
5 Đất ở Nông thôn ha 764,00 0,71%
6 Đất ở Đô thị ha 17,00 0,11%
6 Đất chưa sử dụng ha 50.515,83 45,07%
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thường Xuân )
Qua đây ta thấy rằng diện tích đất chưa sử dụng con chiếm diện tich nhiều
50.515,83ha chiếm 45,07% và diện tích đất lâm nghiệp 50.747,07ha chiếm 46%
trong khi đó đât chuyên dùng 1.411,80ha chiếm tỷ lệ khá nhỏ 1,64% vì vậy chúng
ta khai thác diện tích chưa sử dụng để phát tăng tỷ trọng phát triển kinh tế xã hội
SV: Cầm Bá Chái 8 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
giúp nhân dân có cuộc sống khá hơn và đặc biệt giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn
huyện Thường Xuân.
1.3 Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội của một số ngành và lĩnh vực
chủ yếu
1.3.1 Phân tích lĩnh vực kinh tế
1.3.1.1 Sản xuất nông nghiệp.
+ Ngành nghề sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản.
+ Quy mô và mô hình sản xuất: Nhỏ lẻ, chủ yếu là tự cung, tự cấp.
+ Sản phẩm chủ yếu: Lúa, ngô, sắn, mía; trâu bò, dê, lợn; luồng, nứa.
+ Sản phẩm lợi thế: Mía; sắn; trâu bò; luồng, nứa, keo

+ Trình độ sản xuất của người dân: Còn lạc hậu, thiếu thông tin về khoa học
kỹ thuật, thị trường, giá cả.
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 10.475,89 ha, trong đó, cây lúa 4650,3
ha, cây Ngô 889,04 ha, cây trồng khác: 111 ha (Khoai lang 158 ha, sắn 1646,15 ha,
rau đậu các loại 343,30ha, đậu tương 174,57 ha, lạc 443,92 ha, mía 2.177,86 ha,
vừng 28,75 ha).
Năng suất một số cây trồng chủ yếu: Lúa đạt 45,1 tạ/ha; ngô 45,2 tạ/ha; sắn
100 tạ/ha =88%; khoai lang 50,3 tạ/ha; đậu tương 15,5 tạ/ha; lạc13,4 tạ/ha; vừng 3
tạ/ha; mía 650 tạ/ha. Sản lượng cây lương thực có hạt: 24.392 tấn.
- Chăn nuôi: Là huyện có tiềm năng, thế mặnh về chăn nuôi gia sú, gia
cầm. Tuy nhiên tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò)
còn thả tự do vào rừng; chăn nuôi lợn, gà và các loại vật nuôi khác còn nhỏ lẻ,
không có điều kiện đầu tư cho chăn nuôi nên hiệu quả không cao. Chưa đáp ứng
nhu cầu thực phẩm tại chỗ cho đồng bào, đặc biệt là đồng bào vùng cao. Tổng
đàn gia súc, gia cầm 387.337 con, trong đó, trâu 19.001 con, bò 5.945 con, lợn
30.743 con, gia cầm 331.648 con.
Nhìn chung chất lượng và tốc độ phát triển đàn gia súc gia cầm còn thấp, công tác
thú y và dịch vụ còn yếu kém.
1.3.1.2 Sản xuất Lâm nghiệp.
SV: Cầm Bá Chái 9 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
Kinh tế lâm nghiệp đang được khôi phục và phát triển, từng bước hình thành
và phát triển các trang trại đồi rừng, vườn rừng, trong đó đã có khu vườn rừng tập
trung. Công tác trồng rừng tập trung, chăm sóc rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái
sinh và rừng đầu nguồn đạt kết quả tốt, tỷ lệ phủ xanh đạt 66,7% góp phần cải thiện
môi trường sinh thái, hạn chế chống xói mòn, rửa trôi đất, tạo cảnh quan thiên nhiên
phát triển bền vững.
Giá trị sản xuất hàng năm đạt 29.742,5 triệu đồng. Ngành sản xuất lâm
nghiệp của huyện đã trải qua nhiều năm khai thác nặng nề dẫn đến sự nghèo kiệt
của tài nguyên rừng.

1.3.1.3 Nuôi trồng thủy sản.
Toàn huyện có khoảng 183,31 ha ao hồ nằm rải rác ở các xã. Xã có diện tích
hồ nhỏ nhất là Luận Thành (1,7 ha), xã có diện tích ao hồ lớn nhất là Luận Khê (30
ha nhưng không tập trung). Phương thức nuôi chủ yếu là thủ công quảng canh, đầu
tư thấp, không chủ động và chưa kiểm soát được con giống nên năng suất bình quân
chỉ đạt 1-1,5 tấn/ha.
Toàn huyện có 134 lồng cá, chủ yếu tập trung ở 2 xã Thọ Thanh và Ngọc
Phụng. Tuy nhiên kỹ thuật và phương pháp nuôi trồng lạc hậu, năng suất thấp, bình
quân đạt 1,5-2 tấn/lồng. Do đó tỷ trọng của ngành thủy sản trong cơ cấu là chưa
đáng kể, bình quân chiếm khoảng 2,5% ngành nông nghiệp
1.3.1.4 Phát triển trang trại.
Toàn huyện có 88 mô hình trang trại vừa và nhỏ, trong đó, 20 trang trại trồng
cây hàng năm, 20 trang trại kết hợp trồng rừng và chăn nuôi, 23 trang trại chăn
nuôi, 24 trang trại lâm nghiệp, 1 trang trại thủy sản. Trang trại của huyện tập trung
chủ yếu là trang trại cây lâm nghiệp và cây hàng năm cung cấp nguồn nguyên liệu
phục cho các nhà máy chế biến trong tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế trang trại cũng đã bộc lộ những
hạn chế như: số hộ làm kinh tế trang trại còn ít, quy mô nhỏ, sản phẩm hàng hoá
của các trang trại chủ yếu tiêu thụ ở dạng thô, thị trường chưa ổn định, hiệu quả
kinh tế trang trại chưa cao, chưa đồng đều, tốc độ phát triển chậm. Quy mô trang
trại nhỏ, việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật còn chậm. Trình độ quản lý, kỹ thuật của
nhiều chủ trang trại còn thấp, lao động phần lớn là phổ thông, giản đơn. Vốn Ngân
SV: Cầm Bá Chái 10 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
hàng cho các chủ trang trại vay nhất là cho các chủ trại trồng trọt và lâm nghiệp còn
ít
1.3.1.5 Dịch vụ hỗ trợ.
Hiện tại trên địa bàn huyện có 01 Trạm khuyến nông và 28 cán bộ khuyến
nông viên cơ sở của 17 xã, thị trấn. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
trong những năm qua đã có nhiều đổi mới tuy nhiên do khó khăn chung về mặt

bằng dân trí và điều kiện về kinh tế - xã hội, điều kiện giao thông đi lại khó khăn.
Do vậy, cũng chưa đem lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông lâm
nghiệp, giá trị tăng thêm do tác động của công tác khuyến nông chưa cao.
1.3.1.6 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.
Hiện tại trên địa bàn huyện quy hoạch và xây dựng 5 cụm công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, làng nghề, giai đoạn 2006-2010, trong đó, 02 cụm công nghiệp sản
xuất đá xẻ và đá ốp lát xuất khẩu, 03 cụ công nghiệp chế biến đồ mộc dân dụng,
mây tre đan.
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đã giải quyết việc làm
cho 1.300 lao động chuyên và gần 1.000 lao động không chuyên. Tổng giá trị của
ngành đạt 96,2 tỷ đồng chiếm 26,4% tỷ trong kinh tế toàn huyện. Có thể nói đây là
ngành có nhiều lợi thế để phát triển do nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp ngay tại
chỗ cho phát triển như mây tre đan, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm chế biến từ cây
quế, hàng dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, ngành tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển tương
xứng với tiềm năng sẵn có. Nguyên nhân chính là do công tác đào tạo nghề, tiếp
cận, phân tích và đánh giá nhu cầu thị trường chưa chú trọng.
Hiện nay, công trình thủy lợi thủy điện Cửa Đặt sắp hoàn thành tạo điều kiện cho
huyện phát triển nhảy vọt trong phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch. Đây là
nguồn lực chính tạo điều kiện cho huyện trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
SV: Cầm Bá Chái 11 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
1.3.1.7 Thương mại, dịch vụ, du lịch.
- Về hệ thống Thương mại: Hệ thống thương mại của huyện mỏng và thiếu.
Toàn huyện có 1 chợ huyện và 6 chợ cơ sở gắn với các cụm xã nhằm cung ứng,
giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa, sản phẩm trên địa bàn. Cửa hàng Thương mại
miền núi là đơn vị cung ứng chính các hàng thiết yếu cho các xã miền núi, hệ thống
thương mại của huyện mỏng và thiếu.
- Về Du lịch: Thường Xuân là huyện có nhiều khu Di tích Lịch sử, đa dạng
văn hóa các dân tộc và cảnh đẹp thiên nhiên như: đền thờ Cầm Bá Thước, khu di
tích Hội thề Lũng Nhai, khu di tích sinh thái Cửa Đạt, khu Bảo tồn thiên nhiên

Xuân Liên. Huyện Thường Xuân đã và đang là điểm đến thăm quan của du khách
thập phương. Nhìn chung, tiềm năng du lịch của huyện là khá lớn, đặc biệt khi công
trình Hồ Cửa đặt hoàn thiện nếu quản lý và khai thác tốt lợi thế này sẽ tạo thành
một quần thể du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay các khu di tích lịch sử và
chưa được nâng cấp cải tạo, dịch vụ yếu và thiếu nên chưa phát huy được tiềm năng
du lịch.
1.3.1.8 Hệ thống kết cấu hạ tầng.
- Mạng lưới giao thông: Trên địa bàn huyện có 12km đường Hồ Chí Minh và
61km đường tỉnh lộ 507đi qua. Nhìn chung, mạng lưới giao thông huyện Thường
Xuân còn chưa đáp ứng được trong giai đoạn phát triển kinh tế. Nhiều tuyến đường
liên xã chưa được xây dựng hoặc xây dựng đường cấp phối đã lâu. Đường giao
thông thôn bản còn tạm bợ hoặc không có mặt đường. Đường giao thông nội đồng
chưa xây dựng, chủ yếu là đường nhỏ hoặc bị chia cắt nên không thể cơ giới hoá
được trong sản xuất.
- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu tư đúng mức, hầu hết
được xây dựng từ những năm 1960-1980; đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng,
nhiều công trình bị tàn phá vì lũ lụt, thiên tai và hư hỏng do thời gian sử dụng. Hiện
tại đập tích nước bị rò rỉ, hệ thống kênh mương bị phá hư hỏng nên ít phát huy được
tác dụng. Công trình đập tràn Cửa Dụ làm thấp nên mùa mưa thường gây ách tắc,
cản trở giao thông, nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại khi có lũ. Mặc dù
trong những năm gần đây các dự án thuộc chương trình Siđa, WB, 135, ADB và các
nguồn vốn khác đã và đang sửa chữa, nâng cấp được 35 công trình, số công trình
SV: Cầm Bá Chái 12 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
còn lại cần được đầu tư nâng cấp. Hiện tại, hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn mới chỉ
tưới được 4.580ha chiếm 52% diện tích đất sản xuất. Còn 1.150h (lúa 970,2ha; màu
3.483ha) chiếm 48% luôn luôn thiếu nước tưới.
- Mạng lưới điện: Hiện nay trên địa bàn có có 97 trạm biến áp (85 trạm hạ
thế, 12 trạm trung thế); 158km đường dây cao thế, 98km đường dây hạ thế nhưng
mới chỉ có 15/17 xã có điện lưới quốc gia còn 02 xã Yên Nhân, Bát Mọt và một số

thôn thuộc các xã vùng 135 khu vực 2 như làng Đìn xã Thọ Thanh, Phú Vinh -
Ngọc Phụng .v.v. chưa có điện lưới quốc gia.
- Về bưu chính viễn thông: Trên địa bàn huyện có 4 trạm thu phát sóng
truyền hình, 17/17 xã có nhà văn hoá xã.
- Hệ thống nước sạch: Toàn huyện có 03 hệ thống cấp nước sạch (thị trấn,
Bù Đồn và Bát Mọt) và 25 bản được dùng nước từ các công trình cấp nước tự chảy.
Tuy nhiên mới chỉ có 35% dân được dùng nước sạch còn lại 65% dân phải dùng
nước khe suối, giếng khơi.
- Hệ thống xử lý chất thải: Toàn huyện chưa có công trình xử lý chất thải.
Nhìn chung, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của huyện Thường Xuân còn yếu và thiếu.
Giao thông, thuỷ lợi, điện lưới quốc chưa được nhà nước quan tâm đầu tư đúng mức
nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của huyện. Do đó nhiệm vụ đặt ra
cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới phải ưu tiên vốn đầu tư cho
xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho các dự án xây dựng hạ tầng kinh
tế như đường giao thông đến các xã, đường liên xã, liên thôn, bản, công trình thủy lợi
đảm bảo nhu cầu tưới chủ động cho 85%-95% diện tịch đất canh tác nông nghiệp.
1.3.2 Phân tích các lĩnh vực xã hội
1.3.2.1 Công tác giáo dục - đào tạo.
Công tác giáo dục- đào tạo đã có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô phát triển
học sinh của các ngành học, bậc học tương đối ổn định, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi ra
lớp đạt tỷ lệ cao. . Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 8 trường chuẩn quốc gia,
chất lượng phổ cập giáo dục luôn được giữ vững, tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi đạt 100%, phổ cập THCS đạt 90,2%, chất lượng giáo dục toàn diện có sự
chuyển biến; công tác xã hội hoá giáo dục được chú trọng và quan tâm hơn; chất
lượng đội ngũ từng bước được nâng cao.
SV: Cầm Bá Chái 13 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có 65 trường , 1.106 lớp với 24.935 học sinh
ST
T

Cấp học
Số
trường
Số
lớp
Số CB,
GV,
NV HC
Trình độ chuyên môn
Số
lượng
học
sinh
Th.S ĐH CĐ TC SC
1
Mầm Non
18 292 146 0 12 32 115 5 5.189
2
Tiểu học
26 491 706 2 176 117 388 23 7.908
3
THCS
18 250 558 1 198 358 41 0 8.086
4
THPT
2 66 160 7 149 4 0 0 3.500
5
TTGDTX & DN
1 7 25 0 20 2 3 1 252
6 Tổng 65 1.106 1.613 10 555 513 547 29 24.935

Trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến
tích cực ở các nhà trường, nhiều thầy cô giáo đạt giáo viên dậy giỏi cấp huyện, cấp
tỉnh. Số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
năm sau luôn cao hơn năm trước. Đến nay có 100% số xã đạt phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi và trung học cơ sở.
1.3.2.2 Dạy nghề.
Huyện Thường xuân có 1 Trung tâm GDTX và 1 Trung tâm dậy nghề (thành lập
2009 tại cửa đặt ) chịu trách nhiệm về giáo dục bổ túc văn hoá và đào tạo nghề cho lao
động tại huyện, song công tác đào tạo nghề tại Trung tâm này chưa thật sự mang lại hiệu
quả thiết thực trong đời sống sản xuất. Nguyên nhân là: Trung tâm chưa đa dạng hoá các
loại ngành nghề, ngành nghề được đào tạo không phù hợp với tiềm năng và đặc điểm của
địa phương, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ giảng dạy
còn yếu và thiếu. Theo số liệu thống kê những năm gần đây số lao động được dạy nghề :
9.475/46.505 người, đạt 20%.
SV: Cầm Bá Chái 14 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
1.3.2.3 Công tác y tế và chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Hiện nay, huyện Thường Xuân có 6/17 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y
tế. Các hoạt động truyền thông dân số, giáo dục sức khoẻ cộng đồng có nhiều
chuyển biến tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì mức 0,87%; tỷ lệ trẻ em
dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 28%. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ y, bác sỹ được
quan tâm. Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa huyện và có 3 phòng khám đa khoa
ở các xã xa trung tâm, có 6/17 trạm y tế có bác sỹ. Trong những năm gần đây
ngành Y tế đã được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Nhưng thực tế
chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Còn nhiều Trạm y tế cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thiếu thốn, số cán bộ có trình độ
chuyên môn còn yếu dẫn đến gặp khó khăn trong việc khám chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
1.3.2.4 Văn hóa, thể dục thể thao.

Đến nay huyện Thường Xuân có 47/142 thôn bản, 20 trường học, 7 cơ quan
được công nhận văn hoá; 3/17 xã, 73/142 thôn bản, khu phố có nhà văn hoá; có 4 trạm
phát lại truyền hình, tỷ lệ dân số được xem truyền hình đạt 85%; trang thiết bị của các
trạm thu phát lại truyền hình còn thiếu, công suất nhỏ, chỉ thu, phát được 2 kênh truyền
hình VTV1 và VTV3; có khoảng 11/17 số xã, bản có loa phát thanh công cộng; 90%
dân số được nghe đài; khoảng 15% dân số luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.
Hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng của nhân dân được tự do hoạt động, đa số
đồng bào theo đạo luôn chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư.
1.3.2.5 Công tác định canh, định cư.
Thực hiện các chương trình Dự án, chương trình mục tiêu Quốc gia đối với
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây, đồng bào các dân tộc
thiểu số vùng cao đã cơ bản ổn định định canh định cư.
1.3.2.6 Công tác phát triển và nâng cao trình độ cán bộ.
SV: Cầm Bá Chái 15 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
Hiện nay việc nâng cao trình độ cán bộ đã được Cấp ủy, chính quyền từ huyện
đến cơ sở quan đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm mục đích
chuẩn hóa trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức từ huyện đến cơ
sở. Đến nay nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu trong các tổ chức Đảng, chính
quyền, các tổ chức chính trị, xã hội.
1.4 Dân số, lao động, hộ gia đình của toàn huyện.
Địa bàn toàn huyện có 16 xã, 1 thị trấn với 142 thôn bản; 18.236 hộ với 86.120
nhân khẩu. Nam 42.190 người, nữ 43.930 người, gồm các dân tộc anh em sinh sống,
trong đó chủ yếu là Thái, Kinh, và Mường.
- Dân tộc Thái 44.782 người, chiếm 52%,
- Dân tộc Kinh 37.548 người chiếm 43,6%,
- Dân tộc Mường và dân tộc khác 33.789 người chiếm 4,1%.
- Mật độ dân số bình quân là: 77 người/km

2
.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,87%/năm.
Dân cư phân bố rất không đồng đều, tập trung phần lớn ở vùng thấp, càng lên
cao thì sự phân bố dân cư càng thưa thớt.
Bảng số liệu quy mô và cơ cấu lực lượng lao động theo lĩnh vực.
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010
1 Dân số trung bình Người 84.840 85.550 86.120 86.355 87.141
2 Dân số nông thôn Người 79056 80673 81226 81394 82.082
3 Tổng số lao động Người 45.531 46.202 46.505 46.834 47.210
3.1 LĐ trong lĩnh vực Nông-
lâm- ngư nghiệp
Người 32.953 34.320 34.383 31.552 29.224
3.2 LĐ trong lĩnh vực Dịch vụ Người 3.316 3.592 3.743 4.612 5.023
3.3 LĐ trong lĩnh vực Công
nghiệp
Người 873 1.065 1.342 2.053 3.230
3.4 LĐ trong lĩnh vực Xây dựng Người 576 698 851 1.843 2.576
3.5 LĐ trong lĩnh vực thủ công
lành nghề
Người 3.071 3.137 3.307 4.472 5.144
3.6 LĐ trong lĩnh vực nông
nghiệp ở địa phương
Người 4.742 3.390 2.576 2.302 2.013
( Nguồn: Phòng lao động thương binh và xã hội )
SV: Cầm Bá Chái 16 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
Qua bảng số liệu quy mô và cơ cấu lao động từ năm 2006 đến 2010 có
những ngành nghề có lao động xu hướng tăng và giảm khác nhau. Các lĩnh vực
có số lao động tăng là lĩnh thủ công lành với 3.071 người năm 2006 lên đến 5.144

người năm 2010( tăng lên 2.073 người ); lĩnh vực dịch vụ tăng từ 3.316 người năm
2006 lên đến 5.023 năm 2010(tăng 1.707 người ); lĩnh vực công nghiệp 873 năm
2006 tăng lên 3.230 người năm 2010 ( tăng lên 2.357 người ); lĩnh vực xây dựng
576 năm lên 2.576 người năm 2010 ( tăng lên 2000 người ). Và số lĩnh vực giảm
là lĩnh vực nông nghiệp với 4.742 người 2006 xuống còn 2.013 năm 2010 (giảm
2729 người ); nông- lâm- ngư nghiệp 32.953 năm 2006 xuống còn 29.224 năm
2010( giảm 3729 người ).
Qua những kết quả đạt như trên ta có thấy rằng sự tăng lao động các ngành
công nghiệp, dịch vụ, xây dựng và giảm lao động trong ngành nông nghiệp địa
phương là một hướng đi tích cực sẽ làm tăng thu nhập của lao động và giúp họ có
thể vươn lên thoát nghèo nhanh.
Cơ cấu lao lực lượng lao động theo trình độ văn hóa
Đơn vị: Người
STT Trình độ 2006 2007 2008 2009 2010
TS % TS % TS % TS % TS %
1
Chưa qua
đào tạo
35.35
3
85,00
34.49
0
81,55 33.220 78,00
31.82
1
74,12
30.32
1
70,00

2
Có chứng
chỉ nghề
1.830 4,40 2.250 5,32 3.360 7,89 4.525 10,54
5.668
3
13,12
3
Sơ cấp
2.579 6,20 3.553 8,40 3.842 9,02 4.302 10,02 4.799 11,08
4
Trung cấp
nghề
998 2,40 1.040 2,46
1.097
3
2,52 1.159 2,70 1.343 3,10
5
Cao đẳng
nghề
607 1,46 698 1,65 792 1,86 816 1,90 845 1,95
6
Đại học
225 0,54 262 0,62 302 0,71 309 0,72 325 0,75
Tổng số 41.592 100 42.293 100 42.590 100 42.932 100
43.31
6
100
( Nguồn: Phòng lao động thương binh và xã hội )
SV: Cầm Bá Chái 17 Lớp: Quản trị nhân lực KV19

Chuyên đề thực tập
Qua số liệu về trình độ lao động phần lớn lao động chưa qua đào tạo còn
chiếm tỷ lệ qua cao, trong khi đó lao động có trình độ thì có tỷ lệ quá thấp, điều đó
ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và mức sống của người lao động. Chính vì vậy mà
chúng cần phải có giải pháp đào tạo nghề cho người lao động nhất là người nghèo,
người dân tộc thiểu số để họ biết cách làm ăn, áp dụng được kỹ thuật hiện đại vào
sản xuất làm tăng thêm thu nhập góp phần tăng trưởng kinh tế của huyện và giúp
những người vươn lên thoát nghèo, xóa đói và giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện
Thường Xuân- Thanh hóa
SV: Cầm Bá Chái 18 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO CỦA HUYỆN THƯỜNG XUÂN- THANH HÓA
2.1 Nội dung công tác xóa đói giảm nghèo
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
Nghèo đói là một khái niệm mang tính chất động, nó biến đổi tuỳ thuộc vào
không gian, thời gian và xuất phát điểm của mỗi địa phương hay mỗi quốc gia. Tuỳ
thuộc vào từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau, cũng như quan điểm nghiên cứu
khac nhau mà nghèo,đói được quan niệm khác nhau. Từ trước đến nay có nhiều
quốc gia, nhiều tổ chức trên thế giới đã đưa ra những quan điểm của mình về nghèo
đói, các quan điểm này phản ánh mục tiêu nghiên cứu, cũng như phản ánh tình
trạng nghèo của các nước trên thế giới. Tiêu chí chung nhất đề xác định đói nghèo
vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người.
Sự khác nhau chung nhất là thoả mãn ở mức độ cao hay mức độ thấp mà thôi, điều
này phụ thuộc vào trình dộ phát triển kinh tế xã hội cũng như phong tục tập quán
của từng vùng, từng quốc gia. Cụ thể một số khái niệm về nghèo đói như sau:
2.1.1.1 Khái niệm nghèo của thế giới
Thế giới thường dùng khái niệm nghèo (poverty) mà không dùng khái niệm
đói nghèo như Việt Nam. Theo ESCAP ( Ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á

Thái Bình Dương của liên Hợp Quốc ). “ Dân cư nghèo là một bộ phận dân cư
không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những
nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội và
phong tục tập quán của địa phương ”. Từ nhìn nhận trên, Liên Hợp Quốc đã đưa ra
hai khái niệm chính là nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối.
- Nghèo tương đối: Là sự nghèo khổ thể hiện ở sự bất bình đẳng trong quan hệ
phân phối của cải xã hội giữa các nhóm xã hội, cần tầng lớp dân cư và vùng địa lý.
SV: Cầm Bá Chái 19 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thảo
mãn những nhu cầu cơ bản rất tối thiểu để duy trì cuộc sống (ăn mặc, ở, nước sạch,
vệ sinh môi trường và chăm sóc y tế- giáo dục)
(Theo sách giáo trình kinh tế nguồn nhân lực)
2.1.1.2 Khái niệm về nghèo đói của Việt Nam
 Nghèo: Là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có thể thảo mãn một
phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức trung
bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Và được chia thành
- Nghèo tương đối: Là trạng thái một bộ phân dân cư có mức sống dưới mức
sống trung bình của cộng đồng tại địa phương đang nghiên cứu.
- Nghèo tuyệt đối: Là trạng thái một bọ phận dân cư không có khả năng thỏa
mãn nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là đảm bảo ở mức
tối thiểu, những nhu cầu cần thiết về ăn mặc ở và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm
văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại và giao tiếp.
(Theo sách giáo trình kinh tế nguồn nhân lực)
 Khái niệm về đói: Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên
Hợp Quốc. “ Đói là tình trạng một người được cung cấp mức tiêu dùng năng lượng
thấp hơn mức tối thiểu. Mức yêu cầu năng lượng tối thiểu là mức đủ duy trì cuộc
sống và thực hiện các hoạt động bình thường của con người”. Ở Việt Nam định
nghĩa “ Đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu và thu nhập
không đủ đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trí cuộc sống ”. Đó là những hộ daancu

hàng năm thiếu ăn từ 1 đến 2 tháng, thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả
năng chi trả .
(Theo sách giáo trình kinh tế nguồn nhân lực)
♦ Khái niệm chung về nghèo đói: Nghèo đói là một phạm trù chỉ mức sống
của một cộng đồng hay một nhóm dân cư là thấp, không đảm bảo những nhu cầu tối
thiểu của con người mà những nhu cầu này theo một tiêu chuẩn đã được xã hội
công nhận
SV: Cầm Bá Chái 20 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
♦ Xã nghèo: Theo quyết định số 587/2002/ QĐ- LĐTBXH ngày
22/5/2002 của bộ trưởng Bộ lao động- thương binh và xã hội về việc ban hành tiêu
chí xã nghèo giai đoạn 2001- 2005quy định như sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên.
- Chưa đủ từ 3 đến 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu, bao gồm: Đường giao
thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sạch, chợ.
+ Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch.
+ Dưới 50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt.
+ Chưa có đường ô tô đến trung tâm xã không di lại được cả năm.
+ Số phòng học ( theo quy định của Bộ giáo dục) chỉ đáp ứng được dưới
70% nhu cầu học sinh hoặc phòng học tạm bợ bằng tranh tre nứa lá.
+ Chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng còn tạm bợ.
+ Chưa có chợ hoặc chỉ tạm bợ
♦ Vùng nghèo: Có hai chỉ tiêu thường dùng để đánh giá vùng nghèo là
tỷ lệ các hộ nghèo tuyệt đối trên tổng số hộ của vùng và thu nhập bình quân một
thành viên trong một hộ gia đình của vùng. Ngoài hai chỉ tiêu trên cũng có chỉ tiêu
phụ nhằm bổ sung như: bình quân lương thực tính trên một nhân khẩu nông nghiệp;
số km đường giao thông trên một nhân khẩu nông nghiệp; mức trung bình về điện
năng; tiền vốn trên một lao động; tỷ lệ biết chữ
♦ Hộ nghèo : Chỉ tiêu được dùng để đánh giá là thu nhập của một khẩu
trong một hộ. Việt Nam thường dùng hiện vật quy đổi cụ thể là gạo để đánh giá,

cũng là cách nhằm loại bỏ yếu tố giá cả, trên cơ sở đó có thể so sánh mức thu nhập
của người dân theo thời gian và không gian khác nhau.
(Theo:Sách giáo trình kinh tế nguồn nhân lực)
♦ Hộ thoát nghèo: Là những hộ mà sau quá trình thực hiên xóa
đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên mức nghèo đói.
Trong khi đó hộ thoát đói đồng thời hẳn nghèo, ở trên chuẩn nghèo, nhưng đa số
trường hợp thoát nghèo đói nhưng vẫn còn ở trong tình trạng nghèo. Số hộ nghèo
giảm hay tăng trong một khoảng thời gian là hiệu số giữa tổng số hộ nghèo ở thời
SV: Cầm Bá Chái 21 Lớp: Quản trị nhân lực KV19
Chuyên đề thực tập
điểm đầu và cuối kỳ như vậy giảm số hộ đói nghèo khác với khái niếm số hộ vượt
nghèo hay thoát nghèo. Số hộ thoát nghèo là số hộ ở đầu kỳ nhưng đến cuối kỳ
vượt ra khỏi ngưỡng nghèo.
♦ Hộ tái nghèo: Là những hộ vốn dĩ trước đây thuộc hộ nghèo
nhưng đã vượt nghèo nhưng do nguyên nhân nào đó lại rơi vào tình cảnh đói
nghèo. Thực tế cho thấy, hộ tái nghèo do nhiều nguyên nhân hay thiên tai đến bất
ngờ. Hộ nghèo mới là những hộ ở đầu kỳ không thuộc danh sách đói nghèo nhưng
đến cuối kỳ lai rơi vào đói nghèo. Như vậy hộ tài nghèo bao gồm hộ nghèo chuyển
từ nơi khác đến, hộ nghèo do tách hộ, hộ trung bình khá nhưng vì một lý do nào
đó lai trở thành hộ tái nghèo.
2.1.1.3 Xác định chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các
hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới.
 Chuẩn nghèo giai đoạn 2001- 2005.
Theo quyết định 1143/2000/QĐ- LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ trưởng
Bộ thương binh- thương binh và xã hội chuẩn nghèo 2001- 2005 được quy định
theo mức bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng khác nhau như sau:
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000đồng/người/tháng.
- Vùng nông thôn đồng bằng : 100.000đồng/người/tháng.
- Vùng thành thị : 150.000đồng/người/tháng.

 Chuẩn nghèo giai đoạn 2006- 2010.
Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày
08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 –
2010 như sau.
- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
- Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
SV: Cầm Bá Chái 22 Lớp: Quản trị nhân lực KV19

×