Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.64 KB, 82 trang )

Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong
việc thúc đẩy sự tăng trưởng đất nước. Trong đó xuất khấu thủy sản là một trong
những ngành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt là cá Tra, Basa là sản
phẩm chỉ mới đi vào xuất khẩu chưa được 10 năm nhưng lại có tốc độ tăng trưởng
hàng năm rất lớn và nó được xem là mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam hiện
nay. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được việc xuất khẩu cá Tra, Basa
còn gặp những khó khăn rất lớn như: vụ kiện bán phá giá của hiệp hội cá da trơn
Mỹ, có một lô hàng bị EU trả về do nhiễm kháng sinh hóa chất. nguyên nhân của
những khó khăn trên là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiếu rõ về các thị
trường xuất khẩu, trong thời gian đó không có chương trình đầu tư sâu vào việc
nghiên cứu thị trường. Do đó để hoạt động xuất khẩu được phát triển tốt và hạn
chế việc gặp những khó khăn thì cần phải đầu tư tìm hiểu thị trường, phân tích
những nguyên nhân gây ảnh hưởng để có biện pháp hoạt động xuất khẩu thích
hợp.
Đối với công ty cổ phần thủy sản Cafatex, là một trong những công ty xuất
khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Nhưng tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá Tra,
Basa trong tổng kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam còn rất thấp.
Nhất là sau vụ kiện bán phá giá của mỹ, giá trị xuất khẩu trực tiếp của sản phẩm
này giảm xuống rất nhiều. công ty đã mở rộng sang các thị trường mới nên đã hạn
chế được phần nào ngững khó khăn của hoạt động xuất khẩu. Nổi bậc nhất là thị
trường, giá trị xuất khẩu ở thị trường này trong những năm qua có tốc độ tăng
trưởng rất cao nhưng như chúng ta đã biết thị EU nổi tiếng khó tính nhất hiện nay
nên để đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu cá Tra, Basa vào thị trường này và gia
tăng giả trị xuất khẩu trong thời gian tới công ty cần xác định EU là thị trường
mục tiêu và chủ lực và là cơ sở để tìm hiểu những thị trường khác. Từ đó phải
phân tích kĩ các nhân tố của thị trường đồng thời đánh giá những thuận lợi và khó
khăn để có các giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh nhằm làm gia


tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty, đưa Cafatex trở thành một
trong những công ty phát triển mạnh nhất trong cả nước, cũng như nổi tiếng trong
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
1
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
khu vực và trên thế giới. Đó chính là lý do mà em chọn đề tài: “Phân tích hoạt
động xuất khẩu cá tra, basa của công ty cổ phần thủy sản cafatex vào thị trường
EU”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, basa của công ty trong những năm
gần đây đồng thời đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu đó.
- Phân tích các nhân tố của thị trường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
của công ty bao gồm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. Đánh giá
những nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng ở hiện tại và tương lai. Từ đó đưa
ra những giải pháp cụ thể nhằm làm gia tăng giá trị và hiệu quả xuất khẩu cá Tra,
Basa của công ty trong những năm tới.
III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH:
1. Phương pháp thu thập số liệu:
Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ
yếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của công ty, tạp chí thủy sản, từ
nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá về
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty do các phòng ban cung cấp.
2. Phương pháp phân tích
- Thu thập thông tin dữ liệu liên quan đến thị trường và kết quả xuất khẩu
cá tra, basa, của công ty cafatex và của việt nam trong những năm gần đây và
những thông tin định hướng cho những năm kế tiếp.
- Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh
đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả. Trên cơ sở đó đánh giá được những vấn đề thực
hiện được và chưa thực hiện được, nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp
tối ưu nhất.

- Phương pháp số tuyệt đối và số tương đối.
- Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến
động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của bài luận văn này, em chỉ tập trung
vào phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
2
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
Cafatex trên cơ sở tổng hợp và phân tích số liệu xuất khẩu cũng như kết quả hoạt
động kinh doanh của giai đoạn từ năm 2003 đến 2005.
Từ đó, đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả
hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty trong tương lai.
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
3
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG:
1. Khái niệm:
Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định
của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như của các doanh nghiệp về số
lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số
cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hoá cụ thể.
Thị trường là nơi mà người mua và người bán tìm đến với nhau thông qua
trao đổi thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết.
Các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề:
- Phải sản xuất loại hàng gì? Cho ai?

- Số lượng bao nhiêu?
- Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào?
Còn người tiêu dùng thì biết được
- Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình?
- Nhu cầu được thoả mãn như thế nao?
- Khả năng thanh toán ra sao?
Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác thông qua thị
trường. Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị
trường để tính toán và kiểm chứng số cung- cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sở
khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại việc tổ chức và mở rộng
thị trường mà thoát ly khỏi sự điều tiết của công cụ kế hoạch hoá thì tất yếu sẽ dẫn
đến sự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh.
Từ đó ta thấy rằng: sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều
tiêt thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
4
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại với các hệ thống của quy luật kinh tế vốn đã
có sẵn trong thị trường và hậu quả cuối cùng của nó là sẽ làm cho nền kinh tế rất
khó phát triển.
Trên thị trường các quyết định của người lao động, người tiêu dùng và của
các doanh nghiệp đều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy nhiên
hiện nay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ cung
cầu theo cơ chế gián tiếp còn có các quyết định của chính phủ từng nước.
2. Vai trò:
Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua thị
trường có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệ
thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hoá về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về
tư liệu sản xuất, sức lao động, … luôn luôn biến động nhằm đảo bảo các nguồn lực
giới hạn này được sử dụng để sản xuất đúng hàng hoá, dịch vụ mà xã hội có nhu

cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có khả năng làm
thay đổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh
kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị
trường.
II. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU:
1. Khái niệm:
Nói đến xuất khẩu nghĩa là bán hàng ra nước ngoài. Hầu như bất kỳ quốc
gia nào cũng đều có tổ chức hoạt động xuất khẩu. Vì một đất nước muốn phát
triển tất yếu phải có sự giao lưu và hợp tác quốc tế, điều này có ý nghĩa vô cùng to
lớn đối với các quốc gia nghèo và các quốc gia đang phát triển. Có như thế quốc
gia đó mới đuổi kịp các nước trên thế giới về trình độ khoa học công nghệ, cũng
như về văn minh văn hoá, và tiến bộ xã hội, … để phát triển đát nước. Một quốc
gia được coi là phát triển trước hết phải là một quốc gia có nền kinh tế phát triển
về mọi mặt và trên nhiều phương diện. Xuất khẩu là một trong những mặt có tầm
quan trọng to lớn quyết định đến sự hưng thịnh của một nền kinh tế. Xuất khẩu
không chỉ đem lại nguồn lợi cho chính quốc gia xuất khẩu mà nó còn mang đến
cho người dân các nước hưởng được những lợi ích mà đất nước họ không có.
Như vậy có thể nói xuất khẩu là một công cụ hay nói khác hơn là một hình thức
hoạt đọng giao lưu thương mại nhằm dung hoà lợi ích của mọi người trên thế giới.
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
5
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
Với ý nghĩa đó, xuất khẩu được hiểu trước hết đó là một hình thức trao đổi hàng
hoá dịch vụ trên thị trường mà thị trường được nói ở đây là thị trường thế giới
nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của một quốc gia không thể tự đáp ứng cho
chính mình , đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ
cho quốc gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Như vậy xuất
khẩu là một hình thức kinh doanh nhằm thu được doanh lợi từ việc bán hàng hoá
dịch vụ ra thị trường nước ngoài.
2. Vai trò:

Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế
đất nước, điều này được thể hiện thông qua các lý do sau:
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng trong giao thương quốc tế đáp ứng
nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất.
- Xuất khẩu được xem là công cụ đoàn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế.
Bởi vì việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô và phát
triển sản xuất nhiều ngành nghề từ đó làm tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội và
nâng cao mức sống cho người dân.
- Xuất khẩu còn thúc đẩy việc phát minh, sáng tạo, phát triển và ứng dụng
khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Xuất khẩu tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử
dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đói và tương đối của đất nước.
- Cuối cùng xuất khẩu góp phần thúc đẩy và tăng cướng hợp tác quốc tế
giữa các nước trên thế giới.
Tóm lại: đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là hướng phát triển tất yếu mang
tính chiến lược để xây dựng một đất nước phát triển phồn thịnh.
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU:
- Đặc điểm của thị trường: những thông tin về những nét văn hoá và thị
hiếu tiêu dùng của thị trường.
- Quy chế chính sách của thị trường xuất khẩu.
+ Thuế quan:
Thuế quan là một khoản tiền mà chủ hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc quá
cảnh phải nộp cho hải quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế quan là
làm tăng chi phí của việc đưa hàng hoá đến một nước.
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
6
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
+ Hạn ngạch:
Hạn ngạch nhập khẩu nghĩa là số lượng hàng hoá hoặc giá trị hàng hoá mà
chính phủ một nước quy định nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể

nào đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm.
Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị hàng hóa
được phép nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể trong một khoảng
thời gian nhất định.
Hạn ngạch thuế quan: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị hàng hóa
được phép nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi, nếu số lượng hoặc giá trị
hàng hóa vượt qua ngưỡng tối đa này sẽ chịu mức thuế quan cao.
Thường những giới hạn này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho
một công ty hay cá nhân. Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường
thì hàng hóa đó chỉ được nhập khẩu từ thị trường với tổng số lượng và thời gian
nhất đã định.
+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện:
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restrains – VERs) là một
biến thể của hạn ngạch nhập khẩu do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước nhập
khẩu. Ví dụ như việc Nhật Bảnhạn chế xuất khẩu ô tô sang Mỹ kể từ năm 1981.
VERs nói chung được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được
nước xuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác.
VERs có những lợi thế chính trị và pháp lý nhất định nên trong những năm
gần đây chúng trở thành những công cụ rất được ưa dung trong chính sách ngoại
thương.
+ Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao đông, về vệ sinh an
toàn thực phẩm, môi trường, …
Vận dụng thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
(Technical Barries to Trade - TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các
nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng háo sản xuất nội địa dễ dàng
đáp ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, như các quy định về công nghệ, quy trình sản
xuất, về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, …
+ Chính sách ngoại thương:
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
7

Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế,
hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong
lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định.
Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế
của một đất nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất
nước trong từng thời kỳ.
Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác
nhau cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được những
mục têu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách ngoại thương áp dụng
cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên các chính sách ngoại thương đều có
tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài tạo điều
kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngoài.
Mỗi nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự
nhiên để phát triển kinh tế , vì vậy mỗi nước đều có chính sách phát triển ngoại
thuơng riêng với các biện pháp cụ thể.
+ Nguyên tắc Tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation):
Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) là biểu hiện của việc “không phân biệt đối
xử” trong quan hệ mậu dịch giữa các nước. Nó có nghĩa là các bên tham gia trong
quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn
những ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho nước khác.
Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách:
• Thứ nhất: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong
các quan hệ kinh tế – thương mại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ
ba nào thì cũng được giành cho bên tham gia kia được hưởng một cách không điều
kiện.
• Thứ hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong các quan hệ kinh
tế – thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu
mức thuế và các phí tổn cao hơn, không bị chịu những thủ tục phiền hà hơn so với
hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. Theo luật pháp quốc tế thì điều chủ yếu của

quy chế Tối huệ quốc là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền mà là đảm bảo
sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về cơ hội giao dịch thương mại và
kinh tế.
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
8
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
+ Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized Sustem of Preference)
Nghiên cứu chế độ Tối huệ quốc cần phải nghiên cứu chế độ MFN đặc biệt
giành cho các nước chậm tiến và đang phát triển thông qua chế độ ưu đãi phổ cập
GSP.
GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển
dành cho 1 số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển
(gọi là các nước nhận ưu đãi).
Nội dung chính của chế độ GSP là:
• Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang
hoặc kém phát triển.
• GSP áp dụng cho các loại hàngcông nghiệp thành phẩm hoặc bán thành
phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến.
• Quy định đối với hàng hóa được hưởng chế độ GSP: Không phải bất kỳ
sản phẩm nào nhập khẩu vào các nước cho hưởng từ các nước được hưởng đều
được giảm hay miễn thuế theo GSP. Để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP,
hàng nhập khẩu vào những nước cho hưởng phải thỏa mãn 3 điều kiện như sau:
∗ Điều kiện xuất sứ từ nước được hưởng.
∗ Điều kiện về vận tải (Ví dụ : hàng vận chuyển không qua lãnh thổ nước
thứ ba hoặc không qua mua bán, tái chế lại).
∗ Điều kiện về giấy chứng nhận xuất sứ.
- Đối thủ cạnh tranh: là những doanh nghiệp trong và ngoài nứoc hoạt
động sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự có
thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đối thủ cạnh tranh gồm có:
đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tương lai, đối thủ cạnh tranh trực

tiếp và gián tiếp.
- Thị trường nguyên liệu: là nơi diễn ra hoạt động mua bán nguyên liệu,
cung cấp cho các doanh nghiệp nguyên liệu sản xuất sản phẩm.
- Chính sách, kế hoạch phân phối sản phẩm của công ty.
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
9
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
 Tiền thân của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX là xí nghiệp đông lạnh
thủy sản II (thành lập tháng 5/1987) trực thuộc Liên hiệp Công ty thuỷ sản xuất
nhập khẩu Hậu Giang, với nhiệm vụ chính lúc bấy giờ là thu mua - chế biến –
cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu.
 Tháng 7/1992 sau khi tỉnh Hậu Giang cũ được chia cắt thành 2 tỉnh mới là
Cần Thơ và Sóc Trăng, theo quyết định số 416/QĐ.UBT.92 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Cần Thơ ký ngày 01/07/1992 đã quyết định thành lập xí nghiệp chế biến thủy
súc sản Cần Thơ trên cơ sở xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (cũ) nguyên là đơn vị
chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm thủy sản đông lạnh cho hệ thống seaprodex
Việt Nam xuất khẩu.
 Tháng 3/2004 với chủ trương của chính phủ công ty chuyển từ doanh
nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp với tên
gọi là công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
 Công ty cổ phần thủy sản CAFATEX.
 Tên giao dịch: CAFATEX FISHERY JOINT STOCK Co. (viết tắt là:
Cafatex corporation)
Loại hình pháp lý: công ty cổ phần.
 Trụ sở: km 2081 quốc lộ 1A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang .

 Điện thoại: 071. 847 775
 Số tài khoản : 011.1.00.000046.5 tại ngân hàng ngoại thương Cần Thơ.
 Mã số thuế : 1800158710.
 Vốn điều lệ: 49.404.825.769 VND trong đó :
- Vốn nhà nước: 14.327.399.473
- Vốn cổ đông thuộc công ty: 27.078.785.004
- Vốn cổ đông bên ngoài : 7.998.641.292
2. Mục tiêu, chức năng và phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1. Mục tiêu:
Mục tiêu của công ty là tập trung huy động các nguồn lực về: vốn, công
nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
10
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
trường để thu lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập một cách ổn định
cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tiếp tục phát triển tăng
thêm giá trị thương hiệu CAFATEX, phát triển công ty bền vững và lâu dài.
Đưa thương hiệu CAFATEX trở thành 1 thương hiệu quen thuộc và tin cậy
trong lòng của khách hàng, đưa doanh nghiệp CAFATEX phát triển bền vững lâu
dài và trở thành 1 trong những doanh nghiệpdẫn đầu về doanh thu cũng như quy
mô trong ngành xuất khẩu và khai thác thủy sản.
2.2. Chức năng:
 Nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến, đóng gói thủy súc sản xuất khẩu.
 Kinh doanh xuất - nhập khẩu và phân phối sản phẩm thủy - súc sản qua
chế biến, đóng gói thực phẩm và hàng tiêu dùng khác cho thị trường trong và
ngoài nước.
 Kinh doanh xuất - nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị máy móc cho ngành
nuôi trồng, khai thác, chế biến đóng gói thủy sản cho thị trường trong và ngoài
nước.
2.3.Cơ cấu tổ chức:

Bộ máy tổ chức theo sơ đồ sau
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
11
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX
(Cafatex Corporation)




GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM
SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN NGUYÊN LIỆU
BAN DỰ ÁN
P.BÁN
HÀNG
P.XUẤT
NHẬP
KHẨU
Trong đó:
Kho thành phẩm
P.CÔNG NGHỆ
KIỂM NGHỆ
Trong đó:
- P.kiểm cảm quan
- P.kiểm sinh hoá

- Nhóm quản lý chất
lượng
- Nhóm kiểm tra
nguyên liệu

P.TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
Trong đó:
- Kho vật tư
P.CƠ ĐIỆN
LẠNH
Trong đó:
- Tổ vận hành
- Tổ điện, điện tử,
điện lạnh
- Tổ sửa chữa
thiết bị.
PHÒNG
TỔNG VỤ
Trong đó:
- Đội xe
- Đội bảo vệ PCCC
- Đội vệ sinh thu gom
- Trạm y tế
- Tổ BHLĐ
- Bếp ăn công nghiệp
CHI NHÁNH
TP.HCM
XƯỞNG TÔM
NHẬT BẢN

XƯỞNG TÔM
BẮC MỸ - CHÂU
ÂU
XƯỞNG
SƠ CHẾ TÔM
XƯỞNG ĐIỀU
PHỐI,
TINH CHẾ TÔM
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN ISO -
TRỢ LÝ TỔNG GIÁM
ĐỐC
TRẠM
THU MUA
TÔM
HỘ PHÒNG
TRẠM THU
MUA
TÔM VĨNH
LỢI
TRẠM THU
MUA TÔM
CÀ MAU
XÍ NGHIỆP
THUỶ SẢN
TÂY ĐÔ
NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN
TÔM
CAFATEX DL65

Ghi chú:
: Văn phòng công ty
: Các xưởng trực tiếp

sản xuất
: Các đơn vị trực thuộc
công ty
: Các đơn vị không
trực thuộc công ty

1
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
2.3.1. Ban tổng giám đốc:
Ban tổng giám đốc công ty gồm:
Tổng giám đốc: Nguyễn Văn Kịch
Quyền hạn và nhiệm vụ: định hướng hoạt kinh doanh của đơn vị. Tổ chức
xây dựng các mốí quan hệ kinh tế với khách hàng thông qua các hợp đồng kinh tế.
Đề ra các biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh
doanh có hiệu quả. Giám đốc có quyền điều hành quản lý toàn bộ quá trình hoạt
động kinh doanh của công ty theo chế độ một thủ trưởng. Tổng giám đốc có quyền
tuyển dụng và bố trí lao động cũng như việc đề bạt, khen thưởng, kỉ luật trong
công ty. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn diện trước nhà nước và tập
thể công nhân viên của mình.
Phó tổng giám đốc: Giúp việc cho tổng giám đốc, chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của tổng giám đốc trong phạm vi được giao. Mặt khác phó Tổng giám đốc có thể
thay mặt Tổng giám đốc để giải quyết những công việc có tính chất thường xuyên
của đơn vị khi tổng giám đốc vắng mặt.
2.3.2. Hệ thống các phòng chức năng và các xưởng sản xuất công ty:
Công ty tổ chức hệ thống các phòng chức năng và các xưởng sản xuất như
sau:

♦Các phòng chức năng:
Phòng tổng vụ:
Giúp việc cho Tổng giám đốc thực hiện các chức trách sau:
Lập kế hoạch tổ chức tuyển dụng và đào tạo cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và
công nhân phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Lập hợp đồng lao động đối với cán bộ - công nhân viên chức và được uỷ
nhiệm của Tổng giám đốc ký hợp đồng lao động đối với đối tượng là công nhân
viên của công ty theo mẫu quy định.
Nghiên cứu tham mưu cho Tổng giám đốc ký thoả ước lao động tập thể với
đại diện người lao động.
Nghiên cứu tham mưu cho Tổng giám đốc thực hiện đúng luật lao động với
các chính sách có liên quan đến người lao động.
Nghiên cứu chế độ quản lý và kỷ luật lao động, các định mức lao động, tiền
lương. tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các chính sách, chế độ đối với người lao
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
13
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
động, phúc lợi công ích trên cơ sở pháp luật nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển và đạt hiệu quả cao nhất. Tổng kết kết quả lao động và thanh toán tiền
lương hàng tháng theo phương án lương của công ty.
Nghiên cứu thực hiện chế độ bảo hộ lao động phù hợp loại hình sản xuất
đặc thù của xí nghiệp và kiểm tra thực hiện đảm bảo an toàn lao động trong toàn xí
nghiệp theo đúng quy định của chính phủ ban hành.
Nghiên cứu thực hiện công tác hành chính, lễ tân đáp ứng được nhu cầu sản
xuất và kinh doanh đối ngoại của công ty.
Dựa vào chiến lựợc kinh doanh của công ty, lập dự án đầu tư, quản lý việc
thực hiện đầu tư khai thác có hiệu quả dự án sau đầu tư.
Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, phòng gian bảo mật, bảo vệ bí mật công
nghệ, bảo vệ tài sản, bảo đảm được an ninh trật tự, an toàn cho sản xuất và hoạt
động kinh doanh của công ty.

Thực hiện công tác kiểm soát nghiêm ngặt phòng chống cháy nổ, an toàn
cho sản xất, cho con người, cho tài sản công ty.
Nghiên cứu tham mưu cho Tổng giám đốc, theo dõi, quản lý, chăm lo sức
khoẻ và thực hiện công tác cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công
nhân viên chức, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên chức luôn gắn bó với
công ty và kích thích thúc đẩy sản xuất kinh doanh luôn phát triển.
Mua và cung cấp vật tư hành chính theo kế hoạch tháng, phục vụ cho công
tác quản lý sản xuất kinh doanh và theo dõi, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các loại
vật tư thiết bị, tiện nghi thuộc khu vực hành chính và quản lý của công ty.
Thực hiện báo cáo định kỳ các công tác nghiệp vụ của phòng theo quy đinh
của công ty.
Phòng tài chính kế toán:
Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kế toán, thống kê ở
công ty theo quy định pháp luật và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của
công ty.
Phản ánh ghi chép, hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp
luật.
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
14
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống luân chuyển chứng từ có liên quan
đến hàng hoá, tài sản vật tư tiền vốn, đồng thời tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán
thống kê ở tất cả bộ phận trong nội bộ công ty.
Tính toán và trích nộp đúng đủ kịp thời các khoản thuế, các quỹ của công ty
và thanh toán đúng hạn các khoản vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả theo
quy đinh của pháp luật.
Xác định và phản ánh chính xác kịp thời đúng chế độ kiểm kê tài sản,
chuẩn bị đầy đủ kịp thời các thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản
mất mát, hao hụt và hư hại tài sản đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết, xử

lý.
Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán tài chính và quyết toán
công ty theo quy định luật pháp.
Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ thể lệ tài chính, kế toán
thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận và cá nhân có liên quan trong công ty
để cùng phối hợp thực hiện.
Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các tài liệu thuộc
phạm vi mật theo quy định công ty.
Thực hiện kế hoạch đào tạo và tự đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội
ngũ cán bộ nhân viên tài chính trong công ty, đồng thời tổ chức nghiên cứu, từng
bước áp dụng những thành tựu của công nghệ tin học trong công tác tài chính,
hạch toán kế toán thống kê của công ty nhằm tăng hiệu năng công tác quản lý và
tham mưu về mặt tài chính đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản trị
sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát
Việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty.
Việc thực hiện kế hoạch sản xuất- kỹ thuật – tài chính, phí lưu thông, các
dự toán chỉ tiêu hành chính, các định mức kinh té kỹ thuật.
Việc chấp hành các chính sách kinh tế tài chính, các chế độ tiêu chuẩn, định
mức chỉ tiêu và kỷ luật tài chính vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế.
Việc tiến hành kiểm kê các loại tài sản và đánh giá lại tài sản theo đúng
pháp luật.
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
15
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
Việc giải quyết và xử lý các khoản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, các khoản
nợ không đòi được và các khoản thiệt hại khác.
Nhiệm vụ tham mưu Tổng giám đốc công ty
Phân tích hoạt động kinh tế thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình
hình, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, phát hiện những lãng

phí và thiệt hại đã xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những sự trì trệ trong
sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phục, đảm bảo kết quả hoạt động và
doanh lợi của công ty ngày càng tăng.
Thông qua công tác tài chính kế toán, tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức
xây dựng phương án sản xuất, cải tiến quản lý kinh doanh của công ty nhằm khai
thác khả năng tiềm tàng, tiết kiệm nâng cao không ngừng hiệu quả của đồng vốn.
Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, đảm
bảo và phát huy chế độ tự chủ tài chính của công ty.
Phòng xuất nhập khẩu:
Phòng xuất nhập khẩu giúp việc cho Tổng giám đốc thực hiện các chức
trách sau:
Thực hiện công tác xuất nhập khẩu và quản lý tập trung hồ sơ xuất nhập
khẩu của công ty.
Quản lý điều phối công tác vận chuyển đường bộ và quan hệ các hãng tàu
vận chuyển đường bộ phục vụ công tác xuất nhập hàng hoá cho công ty.
Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trữ lạnh hàng hoá đông lạnh thành phẩm của
công ty đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hoá.
Tham gia theo dõi, quản lý thiết bị kho đông lạnh nhằm luôn đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho hàng hoá.
Thực hiện báo cáo định kỳ các nghiệp vụ phát sinh theo quy định của công
ty.
Phòng bán hàng:
Phòng bán hàng thực hiện các chức trách sau: nghiên cứu tiếp thị, giao dịch
giúp việc cho Tổng giám đốc.
Xác lập sản phẩm mục tiêu của công ty
Thiết lập hệ thống quá trình sản xuất sản phẩm của công ty.
Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm của công ty.
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
16
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU

Phát triển thị trường chung cho sản phẩm của công ty.
Mua nguyên liệu và sản phẩm đông lạnh trong và ngoài nước.
Thực hiện báo cáo định kỳ và đối chiếu với các bộ phận liên quan đúng
theo quy định của công ty.
Phòng công nghệ kiểm nghiệm:
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ hiện có, Đồng thời tiếp nhận
công nghệ mới từ khách hàng và tổ chức kinh tế, kỹ thuật trong và ngoài nước.
Quản lý và giám sát quy trình công nghệ sản xuất và chịu trách nhiệm tổ chức
huấn luyện, đào tạo cho cán bộ kỹ thuật, công nhân các phân xưởng. Kiểm tra thực
hiện theo các chương trình quản lý chất lượng.
Phòng cơ điện lạnh:
Tổ chức quản lý, sử dụng , kiểm tra, bảo trì, sửa chữa, hướng dẫn…các loại
máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, luôn đảm bảo liên tục theo yêu cầu sản
xuất và bảo quản của công ty.
Tổ chức nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, vận hành và bảo trì nhằm tạo điều
kiện khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị.
Thực hiện các báo cáo định kỳ và các công việc phát sinh cho Tổng giám
đốc công ty.
Ban nguyên liệu:
Xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát thực tế tình hình nguyên liệu về mùa
vụ, sản lương, giá…
Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ thu mua nguyên liệu đáp ứng yêu cầu
của công ty.
Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu mua
nguyên liệu của công ty.
Thực hiện báo cáo định kỳ công tác của Ban và các nghiệp vụ phát sinh
theo đúng quy định của công ty.
Ban Iso – Marketing:
Hợp tác phát triển hệ thống tiêu thụ.
Thiết lập mốI quan hẹ với các thị trường tiêu thụ.

Tổ chức triển khai tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước.
Thiết lập các bao bì, cataloge…cho công ty.
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
17
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
Trực tiếp quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến các vụ tranh chấp kinh tế của
công ty.
Chi nhánh Cafatex tại thành phố HCM:
Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu . Quản lý hàng hoá gởi các kho thuộc
khu vực thành phố HCM.
♦ Các xưởng sản xuất:
Nhận lệnh chế biến từ phòng bán hàng đã được ban tổng giám đốc duyệt.
Tổ chức quản lý nhân lực và điều hành sản xuất theo quy trình công nghệ của công
ty.
2.3.3. Tình hình nhân sự và tiền lương:
Đến cuối năm 2004 thì lực lượng lao động của toàn Công ty là 2934 người.
Trong đó:
+ Trực tiếp sản xuất có 2784 người( chiếm 95%).
+ Gián tiếp sản xuất có 150 người( chiếm 5 %). Trong đó đại học là 105
người, trung cấp 40 người, cấp III 50 người.
Công ty từng bước đào tạo nhân viên trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Bên
cạnh đó cò đảm bảo thu nhập tiền lương cho nhân viên , bình quân khoảng
1.400.000đ/người tháng.
Bảng 1: Tình hình nhân sự:
Nhân sự Số người
Trình độ học vấn
%
Đại học Trung cấp Cấp 3
Trực tiếp sản xuất
Gián tiếp sản xuất

2.784
150
-
105
-
40
2.784
5
95
5
(Nguồn: Công ty Cafatex)
Những người sản xuất gián tiếp là những người làm việc ở các bộ phận
thuộc các phòng ban như: các cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu
mua nguyên liệu.
Công ty là một doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất
khẩu ra nhiều nước trên thế giới nên bố trí các phòng , ban theo từng chức năng
của công ty như hiện nay là thích hợp. Việc nhóm các hoạt động chuyên môn hóa
theo chức năng cho phép phát huy và sử dụng hiẹu quả các tài năng chuyên môn
và quản lý.
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
18
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPTS
CAFATEX TỪ 2003 – 2005:
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2003 - 2005)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Chênh lệch
2004/2003 2005/2004
Tổng doanh thu

1.024.571 1.263.595 1.063.099 239.024 -200.496
Trong đó: doanh
thu hàng xuất
khẩu
1.020.819 1.128.227 1.012.501 107.408 -115.726
Các khoản giảm
trừ
89 2.534 12.303 2.445 9.769
Doanh thu thuần
1.024.482 1.261.061 1.050.796 236.579 -210.265
Giá vốn hàng
bán
949.908 1.106.368 940.160 156.460 -166.208
Lợi nhuận gộp
74.574 154.693 110.636 80.119 -44.057
Doanh thu hoạt
động tài chính
1.657 4.199 6.123 2.542 1.924
Chi phí tài chính
13.407 14.260 22.966 853 8.706
Chi phí bán
hàng
38.838 39.672 72.581 834 32.909
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
9.410 11.799 15.351 2.389 3552
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động
kinh doanh
14.576 93.161 5.861 78.585 -87.300

Thu nhập khác 2.306 2.527 4.335 221 1.808
Chi phí khác
2.199 2.110 2.071 -89 -39
Lợi nhuận khác 107 417 2.264 310 1.847
Tổng lợi nhuận
trước thuế
14.683 93.578 8.125 78.895 -85.453
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
phải (ngàn
đồng)ộp
2.591 0 0 -2.591 0
Lợi nhuận sau
thuế
12.092 93.578 8.125 81.486 -85.453
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cafatex 2003 – 2005)
Qua bảng số liệu ta thấy - Tổng doanh thu: Qua bảng số liệu ta thấy tổng
doanh thu năm 2004 tăng khoảng 239 tỷ VNĐ so với năm 2003 nhưng sang năm
2005 lại giảm đi khoảng 210 tỷ VNĐ so với năm 2004.
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
19
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
- Riêng doanh thu hàng xuất khẩu năm 2004 tăng 108 tỷ VNĐ so với 2003
và năm 2005 cũng lại bị giảm khoảng 116 tỷ VNĐ so với năm 2004.
- Về các khoảng giảm trừ thì năm 2004 tăng khoảng 2,4 tỷ VNĐ so với
năm 2003 và năm 2005 thì tăng 9,7 tỷ VNĐ so với năm 2004.
- Riêng về thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2004 và 2005 bằng 0 là do
tháng 3/2004 công ty đã chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần
nên được miễn thuế.
Biểu đồ 1:Tình hình lợi nhuận sau thuế

ĐVT: triệu đồng
12.089
93.576
8.124
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
NĂM
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)
Qua phân tích ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 tăng gần
81,5 tỷ VNĐ so với năm 2003 tức tăng 674%. Nhưng sang năm 2005 thì lợi nhuận
sau thuế lại giảm trên 85,45 tỷ VNĐ tức giảm đi 1051,8%.
Qua bảng 2, biểu đồ 1ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công qua 3
năm nhìn chung đều mang lại hiệu quả . Tuy nhiên nếu so sánh hiệu quả giữa các
năm ta có thể đánh giá chung như sau:
- Năm 2004 là năm mà công ty kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Tổng doanh
thu của công ty là rất cao. Không chỉ như thế mà hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty cũng tăng cao chưa từng có. Lợi nhuận trước thuế năm 2004 đạt 93.576
triệu đồng tăng 537,4% so với năm 2003. Về mặt hiệu quả thì doanh thu thuần đạt
1.261.061 triệu đồng tăng 23% so với năm 2003. Trong khi đó tổng chi phí hoạt
động kinh doanh của công ty năm 2004 so với năm 2003 chỉ tăng 6% và tỷ suất lợi
nhuận của công ty đạt 7,4%. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
20
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
động kinh doanh năm 2004 tăng lên đáng kể khoảng 540% so với năm 2003.
Nguyên nhân là do công ty trong thời gian này đã gia tăng các mặt hàng có giá trị
gia tăng cao và đồng thời mở rộng sản xuất với nhiều mặt hàng và thành công
trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới. Mặt khác, công ty đã sử dụng chi phí
một cách có hiệu quả do đó nó đã góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Một
nguyên nhân nữa góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty đó là các khoảng thu
nhập khác cũng đã tăng khoảng 287,4% nhưng tỷ trọng lợi nhuận trước thuế rất

thấp khoảng 0,45% so với năm 2003.
- Năm 2005: là một thái cực hoàn toàn trái ngược với năm 2004. Lợi nhuận
trước thuế năm 2005 đạt 8.124.675.934 VNĐ giảm 1051,8% so với năm 2004. Về
mặt hiệu quả thì doanh thu thuần đạt 1.050.796.756.135 VNĐ giảm 20% so với
năm 2004. Trong khi đó tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005
so với năm 200 tăng tới 66,5% và tỷ suất lợi nhuận của công ty đạt 7,1%. Chính
điều này đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2005 giảm đáng
kể khoảng 1489% so với năm 2004. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm
2005 của công ty giảm đáng kể là do tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu. Nhà máy
chỉ hoạt động 60 – 70% công suất làm cho tốc độ xuất khẩu chậm lại. Mà trong đó
nguyên nhân chính là do tình trạng thả nuôi tôm sớm trước vụ vẫn còn, tại một số
khu vực nuôi tôm ở ĐBSCL nhiều hộ nuôi tôm đang lao đao trong việc quản lý
bệnh tôm và có hiện tượng nuôi bị chết do thời tiết thay đổi. Mặt khác nguyên liệu
từ khai thác cũng bị hạn chế, giá xăng dầu tăng trong khi giá thuỷ sản không tăng
nên có tác động xấu đến việc khai thác hải sản. Ngoài ra nhiều hộ nuôi tôm ở
ĐBSCL đã không thả nuôi tôm sú nghịch mùa bởi lo ngại tôm chết hàng loạt như
những năm trước nên dẫn đến thiếu nguyên liệu làm cho sản lượng tôm sú chế
biến xuất khẩu của nhà máy bị sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó giá các nguồn nguyên
liệu khác như cá tra, basa cũng tăng đáng kể.
Như vậy có thể kết luận rằng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
trong vài năm gần đây có những chuyển biến to lớn mặt dù năm 2005 có chiều
hướng suy giảm. Chuyển biến ấy thể hiện nổ lực của công ty trong việc tìm cách
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng
thị trường nhằm đưa Cafatex trở thành một công ty phát triển vũng mạnh trên thị
trường.
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
21
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX
I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CÁC LOẠI CỦA CÔNG TY
TỪ 2003 – 2005:
Được thành lập năm 1992 theo Nghị định 338 của chính phủ, sau khi được
tỉnh Cần Thơ, 2 bộ chuyên ngành Bộ Nông Nghiệp – Công Nghiệp Thực phẩm và
Bộ Thủy Sản thành lập đã đi vào hoạt động trên lĩnh vực chế biến nông, thủy, súc
sản xuất khẩu.
Những năm từ 1998-2003 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp đạt
khoảng 60-80 triệu USD (chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh).
Từ năm 2001-2005 công ty đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị và chất lượng cao,
bao bì mẫu mã đẹp, cung cấp nguyên liệu tươi đóng gói nhỏ hoặc hộp cho các bếp
ăn nhà hàng, siêu thị nhằm cung cấp cho hộ gia đình ở các nước phát triển. trong
quá trình hoạt động công ty đã góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, giải
quyết việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ trong tỉnh và khu vực. Điều đó đã thúc đẩy
công ty không ngừng phát triển ở ĐBSCL với nhiều nguồn nguyên liệu phong phú
để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Từ khi hình thành và phát triển công ty đã hoạt động thành công ở các lĩnh
vực: chế biến, xuất khẩu ( xuất khẩu trực tiếp và xuất ủy thác) và nhập khẩu.
Những hoạt động chính của công ty là chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy
sản. Từ năm 2001-2005 công ty đã đầu tư kinh doanh các lĩnh vực sau đây và sẽ
tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo:
+ Chế biến cá tra, basa xuất khẩu, đây là mặt hàng hiện nay đang được ưa
chuộng tại Mỹ (thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới) với tiềm năng
thuận lợi ở Cần Thơ và ĐBSCL.
+ Chế biến đóng gói nhỏ các loại hải sản cao cấp đông lạnh tiêu thụ trực
tiếp ở hệ thống các ngân hàng, siêu thị trong và ngoài nước.
+ Hợp tác chế biến các loại rau, củ, đậu đông lạnh xuất khẩu.
+ Hợp tác chế biến các loại nấm, củ, quả đóng hợp xuất khẩu.
+ Hợp tác chế biến các mặt hàng hải sản tươi sống ăn liền xuất khẩu.
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc

22
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
+ Xây dựng hệ thống phân phối hải sản tươi ướp đá và đông lạnh cung cấp
cho các nhà hàng cao cấp tại thành phố Cần Thơ và thành phố HCM.
+ Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có.
Trong đó sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty là: tôm đông, cá đông
block truyền thống và sản phẩm cao cấp (tôm đông, cá đông và thủy sản đông lạnh
khác).
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc,
Canada, Hồng Kông, Singapor, Hàn Quốc,... đây là các thị trường khó tính nên yêu
cầu về chất lượng sản phẩm luôn được công ty quan tâm đến hàng đầu. Sản phẩm
chủ yếu của thị trường này là cá đông, tôm đông và các sản phẩm tôm cao cấp các
loại. Trong đó thị trường EU được đánh giá là thị trường tìm năng. Nếu sản phẩm
của công ty được thâm nhập thị trường này nhiều hơn sẽ tạo ra nhiều khả năng cho
việc phát triển xuất khẩu thủy sản của công ty.
Bảng 3: Sản luợng xuất khẩu thuỷ sản của công ty (2003 - 2005)
ĐVT: kg
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng kim ngạch xuất khẩu
7.528.476 8.278.715 7.819.336
1. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp
6.892.852 6.237.202 7.818.288
Nhật bản
2.064.644 2.112.038 2.188.244
Hồng Kông
49.910 18.000 64.481
EU
627,.84 1.111.746 2.325.253
Mỹ
3.977.465 2.887.650 3.019.651

Libăng
12.965 4.521 12.046
Úc
53.314 - 23.484
Singapor
88.532 67.130 89.742
Thái Lan
- - 89.276
Canada
18.538 36.117 -
Hàn Quốc
- - 6.110
2. Xuất ủy thác
635.624 2,.41.514 1.048
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty)
Bảng 4: Giá trị xuất khẩu thuỷ sản của công ty (2003 - 2005)
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
23
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
ĐVT: USD
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng kim ngạch xuất khẩu
66.214.14
7
85.426.376 64.631.689
1. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 64.328.61
6
67.317.035 64.626.975
Nhật bản
24.110.933 26.268.662 25.137.915

Hồng Kông
423.603 170.100 233.799
EU
4.967.782 6.816.578 11.526.359
Mỹ
34.070.175 33.734.503 26.784.255
Libăng
127.795 35.077 119.752
Úc
374.462 - 58.104
Singapor
199.054 161.362 289.483
Thái Lan
- - 437.306
Canada
54.811 130.753 -
Hàn Quốc
- - 40.002
2. Xuất ủy thác
1.885.531 18.109.341 4.714
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty)
Nhìn chung sản phẩm của công ty đều có mặt hầu hết ở các thị trường lớn
và quan trọng trên thế giới. Từ năm 2003-2005 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
năm đều tăng ở các thị trường. Có một số ít thị trường tổng kim ngạch xuất khẩu
giảm như: Nhật Bản, Canada năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu giảm so với
năm 2004; Hồng Kông, Li Băng, Úc, Singapor có năm 2004 tổng kim ngạch xuất
khẩu giảm so với năm 2003 nhưng sang năm 2005 đều tăng và Mỹ thì tổng kim
ngạch xuất khẩu giảm mỗi năm do ảnh hưởng của các vụ kiện. Mặt dù tổng kim
ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm mỗi năm nhưng Mỹ vẫn là thị trường
xuất khẩu lớn nhất của công ty. Năm 2003 tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào

thị trường Mỹ chiếm 52,8% về số lượng và 51,5% về giá trị. Năm 2004 là 34,9%
về số lượng và 39% về giá trị. Năm 2005 là 38,6% về số lượng và 41,4% về giá trị
(Xem bảng 7).
Từ năm 2003 - 2004 sản phẩm của công ty không có mặt trên thị trường
Hàn Quốc đây cũng là đều dễ hiểu bởi ở Châu Á còn các nước xuất khẩu thuỷ sản
hàng đầu như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc nên rất khó cho công ty trong việc
xâm nhập thị trường này nhưng đến năm 2005 thì sản phẩm của công ty đã có mặt
trên thị trường này và đạt tổng kim ngạch xuất khẩu là 40.002 USD đều đó cho
thấy công ty đã thành công trong việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Riêng ở thị
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
24
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU
trường Úc thì năm 2004 sản phẩm của công ty không xuất khẩu sang thị trường
này nguyên nhân chính là do công ty chưa hiểu rõ về thị trường này nên vấn đề
làm ăn lâu dài còn hạn chế. Riêng ở thị trường Canada thì năm 2005 sản phẩm của
công ty đã ngừng sản xuất sang thị trường này nguyên nhân chính cũng là do ảnh
hưởng các vụ kiện từ phía Mỹ.
Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu giảm ở 1 số thị trường hoặc không còn
hoàn toàn nhưng năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn tăng kỷ lục
nhưng sang năm 2005 thì tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty lại giảm đáng kể
nguyên nhân chính là do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào như đã phân tích ở phần
hiệu quả hoạt động kinh doanh đều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất
khẩu của công ty.
Bảng 5: Tình hình tăng giảm sản luợng xuất khẩu của công ty
ĐVT: kg
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2004/2003 2005/2004
Số luợng
% Số

lượng
Số luợng
% Số
luợng
Tổng kim ngạch xuất khẩu
750.240 10 -459.380 -6
1. Kim ngạch xuất khẩu
trực tiếp
-655.650 -10 1.581.086 25
Nhật bản
47.394 2 76.206 4
HồngKông
-31.910
-64
46.481
258
EU
484.262
77
1.213.507
109
Mỹ
-1.089.815
-27
132.001
5
Libăng
-8.444
-65
7.525

166
Úc -53.314 -100 23.484 -
Singapor
-21.402
-24
22.612
34
TháiLan - - 89.276 -
Canada 17.579 95 -36.117 -100
Hàn Quốc
- - 6.110 -
2. Xuất ủy thác
1.405.890 221 -2.040.466 -100
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty)
Qua bảng 5 và 6 ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2004
tăng đáng kể chiếm 10 % về số lượng và 29 % về giá trị. Nhưng khi bước sang
năm 2005 thì tổng kim ngạch xuất khẩu lại giảm đi 6 % về số lượng và 24% về giá
trị. Nguyên nhân làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 giảm so với năm
2004 chính là do tình trạng thiếu nguyên liệu và do ảnh hưởng bởi vụ kiện từ phía
GVHD: Trương Chí Tiến SVTH: Nguyến Thành Phúc
25

×