Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 57 trang )

NGUYEÂN NHAÂN
THANH TRIEÀU ÑOÄNG BINH
Nguyeãn Duy Chính

1
Lời mở đầu

Nếu hỏi một người Á Đông nào về sử Trung Hoa, gần như ai cũng biết đến Tào Tháo
gian hùng, Khổng Minh mưu trí, Lưu Bò hiền đức, Quan Vũ trung nghóa Hình ảnh về
những nhân vật này không phải do sử liệu cung cấp mà do một cuốn tiểu thuyết chương
hồi – Tam Quốc Chí của La Quán Trung. Ảnh hưởng đó không phải chỉ thấm vào một
tầng lớp bình dân mà rất đông thành phần trí thức cũng bò ảnh hưởng. Mao Trạch Đông
nói rằng chiến thuật, chiến lược của ông đều do các bộ truyện Tàu cung cấp, không phải
do học tập lý thuyết Marx-Lenin.
Những ấn tượng đó mạnh mẽ hơn bất cứ bộ chính sử nào khiến nhiều huyền thoại được
người ta tin là thật. Không hiếm người bỏ cả đời để đi tìm Bát Trận Đồ hay tái tạo mộc
ngưu lưu mã và người ta vẫn nghó rằng ra trận chỉ cần một viên tướng khoẻ là đủ, đánh
nhau như xem đá gà, mỗi bên bắt độ một con, bên nào thắng thì thu tiền, bên thua phải
móc túi ra trả. Những số liệu cũng rất tròn, 10 vạn, 20 vạn, 50 vạn quân như một đàn
gia súc, bất kể đến sinh hoạt xã hội, đời sống kinh tế, khả năng kỹ thuật, cơ sở tổ chức
của thời đại đó.
Thực tế chắc chắn không đơn giản như thế. Lẽ dó nhiên, nếu một nhà nghiên cứu nghiêm
túc nào dựa theo bộ Tam Quốc Chí của La Quán Trung để vẽ lại các chiến dòch cuối đời
Hán sẽ bò phản bác ngay – một lẽ dễ hiểu đây chỉ là sản phẩm tưởng tượng được hình
thành không phải do tài liệu mà do thuật đi, thuật lại trong nhiều thế kỷ, thêm bớt cho ly
kỳ bởi những “thuyết thư tiên sinh” nôm na ra là người kể chuyện kiếm tiền độ nhật nơi
trà đình tửu quán rất thònh hành ở Trung Hoa trong những thế kỷ trước. Người ta có thể
kể cho vui lúc trà dư tửu hậu nhưng không ai lại dựa vào đó để tin rằng một tiếng hét bạt
vía một đoàn quân, ra trận với hai tiểu đồng đẩy xe, phe phẩy quạt lông khăn cuộn hay
phóng ngựa sang lấy đầu tướng đòch trở về chén rượu chưa kòp nguội rồi đem ra áp
dụng trên thực tế.


Vậy mà có một cuốn tiểu thuyết chương hồi tương tự như thế đã được dùng làm chân kinh
để viết sử nước ta, một thứ kinh điển “bất khả tư nghò”. Ngô Thì Nhậm ung dung, trí tuệ,
Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân khinh đòch vô mưu, Tôn Só Nghò tham ăn, hiếu sắc gần
như là những thực tế “không thể đảo ngược”. Từ khuôn mẫu tạo hình sẵn, các nhà
nghiên cứu chỉ cần tô điểm thêm là đủ, có quá lố cũng không sao, miễn là không đi
ngược lại những điều sách viết. Cuốn sách đó không những được dân chúng tìm đọc mà
còn được cả triều đình tham cứu, rồi đến ngày nay trở thành những sự thật lòch sử. Nếu
có những mâu thuẫn thì người ta dùng cuốn tiểu thuyết để tấn công lại, dù đối phương có
đưa ra tài liệu hay chứng cớ rõ ràng. Hiếm có biên khảo nào không trích một vài đoạn
để dẫn chứng, kể cả những câu chuyện “phòng the” giữa Nguyễn Huệ và Ngọc Hân mà
ngay cả kẻ thò thần chắc cũng không am tường được như thế.
Cuốn sách ấy là Hoàng Lê Nhất Thống Chí của nhà họ Ngô viết về giai đoạn cuối đời Lê
sang đến đầu nhà Nguyễn. Khổ một điều, nếu không lấy tài liệu trong những loại sách
dân gian như thế thì người ta sẽ không thể dựng lại giai đoạn này huy hoàng như mong
muốn, như chỉ thò. Người viết khi còn nhỏ cũng đã mê say cuốn tiểu thuyết chương hồi –

2
hay lòch sử tiểu thuyết, lòch sử ký sự tuỳ theo từng tác giả – Hoàng Lê Nhất Thống Chí
này và cũng bò ảnh hưởng khá nặng nề. Thế nhưng đến một lúc nhìn ra đây chỉ là một
cuốn sách viết để mua vui, người nghiên cứu phải có can đảm gạt bỏ những chi tiết được
miêu tả một cách chủ quan thiếu căn cứ, đối chiếu với những tài liệu khác có cơ sở, để
giai đoạn lòch sử này được nhìn lại cho ăn khớp với các quốc gia khác – mà cũng nhất
quán với chính sử Việt Nam trước và sau thời Tây Sơn.
*
* *
Sử sách trước đây có một mẫu số chung về khởi thủy của việc quân Thanh sang nước ta:
Nguyên vua Chiêu Thống đã mấy lần toan sự khôi phục, nhưng không được,
phải nương náu ở đất Lạng Giang; còn bà Hoàng-thái-hậu thì đem hoàng tử sang
Long-châu kêu van với quan Tàu, xin binh cứu viện
. Bấy giờ quan tổng đốc

Lưỡng Quảng là Tôn Só Nghò dâng biểu tâu với vua Càn Long nhà Thanh, đại
lược nói rằng: “Họ Lê là cống thần nước Tàu, nay bò giặc lấy mất nước, mẹ và vợ
Tự quân sang cầu cứu, tình cũng nên thương. Vả nước Nam vốn là đất cũ của
nước Tàu, nếu sau khi cứu được nhà Lê, và lại lấy được đất An Nam, thực là lợi
cả đôi đường”.
Vua Càn Long nghe lời tâu ấy sai Tôn Só Nghò khởi quân bốn tỉnh Quảng Đông,
Quảng Tây, Q Châu, Vân Nam, đem sang đánh Tây Sơn
Đoạn sử trên đây trích từ Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim, 1971, q II tr.130) nhưng
VNSL cũng chỉ chép theo Khâm Đònh Việt Sử “Lưỡng Quảng tổng đốc Tôn Só Nghò và
Quảng Tây tuần phủ Tôn Vónh Thanh hội họp ở Nam Ninh. Thái hậu đưa nguyên tử đến
yết kiến ở trong sân, gào khóc xin cứu viện”. (KDVSTGCM-XLVII tập II, tr. 837)
Riêng Hoàng Lê Nhất Thống Chí của Ngô Gia Văn Phái thì lại chép là Lê Duy Kỳ chủ
mưu sai Lê Duy Đản và Trần Danh Án “áo rách, nón mê” sang cầu viện khiến người sau
buộc cho con cháu nhà Lê cái tội “rước voi về giày mả tổ”.
Đản tiến lên nói:
- Hiện nay những kẻ thần dân theo giặc, đem hết tình hình nước nhà nói với
chúng, cho nên mình sắp mưu toan việc gì, thế nào chúng cũng biết trước.
Thậm chí có kẻ còn đưa giặc đến để bức bách nhà vua Ngày nay chỉ còn có
cách là sai sứ sang cáo cấp với nhà Thanh, xin họ dàn quân sát biên giới
nước ta, để hỏi cái tội của quân Tây Sơn gây việc binh đao và bọn người
trong nước theo giặc, làm cho bọn giặc không thể ở yên, mà lũ phản nghòch
cũng có phần sợ. Như vậy, thì lòng mộ nghóa của người ta mới được bền vững
mà mưu cơ khôi phục mới khỏi bò tiết lộ và khỏi bò phá rối.
Vua cho là phải, bèn sai thảo bức thư, đưa trước cho viên Tổng Đốc Lưỡng
Quảng, đại lược nói rằng:

3
Vì vậy nay xin bẩm rõ nguyên do, mong rằng quan lớn thương tình kẻ ở xa, đề
đạt giúp cho xét đến tấm lòng kính thuận của các đời trước nhà tôi, và thương
đến nỗi khổ yếu ớt, lang thang của tôi, xin hãy truyền cho đem quân tới sát bờ

cõi, đánh kẻ có tội, dẹp yên loạn lạc để gây dựng lại nước tôi
1

Trong biến động này, mẹ Lê Duy Kỳ, vợ góa của thái tử Lê Duy Vó (tức thái hậu) đươc
miêu tả như một người đàn bà mưu trí có đầu óc khôn ngoan, tính toán, luôn luôn can
thiệp vào triều chính, chủ động nhiều việc lớn :
Kòp khi ấy, Thái hậu ở Cao Bằng về, vừa tới Kinh, thấy vua chỉ thích làm những việc
báo ân báo oán trái với phép thường như vậy, bèn nổi giận nói:
- Ta phải trèo đèo lội suối khó nhọc vất vả, mới xin được quân sang đây

Phỏng chừng nhà nước chòu được mấy phen ơn, thù phá hoại như thế? Nếu cứ
cách ấy mà làm thì trò sao được thiên hạ? Gái già này lại đến làm đứa lưu
vong mất thôi?
Rồi Thái hậu gào khóc, không chòu vào cung. (Hoàng Lê Nhất Thống Chí tr. 365)
Thực ra, âm mưu xâm chiếm nước ta không phải do một người đàn bà gào khóc rồi
Thanh triều mủi lòng, lại không phải vì Lê Duy Kỳ sai người chạy sang “bán nước” mà
chỉ là một phù hợp ngẫu nhiên với một số dự tính nằm trong kế hoạch bành trướng của
Trung Hoa, đáp ứng đúng tham vọng cá nhân của vua Cao Tông và Tôn Só Nghò nên
Thanh triều đã chủ động can qua. Việc phù Lê chỉ là cái cớ, mà việc gào khóc xin cứu
viện lại chỉ là một sự kiện tưởng tượng. Không riêng gì thái hậu nhà Lê hay vương phi họ
Nguyễn, hầu như chúng ta không tìm thấy một người đàn bà nào của cái triều đình mục
nát này đã tham dự trong những trò chơi quân sự hay chính trò, kể cả công chúa Ngọc
Hân.
Hầu như tất cả đám người “tò nạn chính trò” kia hoàn toàn không có điều kiện để chủ
động trong những dự tính, nếu có chăng là thoạt kỳ thủy nhà nho Nguyễn Huy Túc muốn
nhờ Trung Hoa thanh viện để xin cho nhà Lê được giữ một mảnh Cao Bằng như thời nhà
Mạc, còn Lê Duy Kỳ khi sai người cầm biểu sang Trung Hoa thì chỉ làm nhiệm vụ “hợp
thức hóa” kế hoạch của Tôn Só Nghò vì lúc đó nhà Thanh đã chuẩn bò sẵn sàng để đem
quân sang nước ta.
Rất có thể chính Tôn Só Nghò đã sai Lê Quýnh về mớm lời cho Lê Duy Kỳ và chính vì thế

mà sau này Lê Quýnh là người công phẫn hơn cả, quyết liệt hơn cả nhất đònh không chòu
gióc tóc, thay áo theo lệnh nhà Thanh. Thái độ của ông có thể coi như một phản kháng
tiêu cực hay một hình thức ăn năn về tội lỗi của mình.
Khi gạt qua những chi tiết đã làm cho sự việc thành ra rối ren, nguyên nhân cuộc chiến
trở nên minh bạch hơn và “tội” của nhà Lê – tuy không hoàn toàn triệt tiêu – nhưng
không còn là chủ động, chủ mưu.


1
Ngô Gia Văn Phái, Hoàng Lê Nhất Thống Chí tr. 321-2

4
Tìm hiểu tiền nhân, hậu quả của việc Thanh đình động binh, đặt sự kiện vào trong bối
cảnh chính trò chung của Trung Hoa bên cạnh dã tâm của Tôn Só Nghò và vua Cao Tông,
chúng ta không những soi sáng được một thời kỳ và cũng hiểu thêm được tâm sự uất
nghẹn của di thần nhà Lê khi phải ở lại bên Tàu. Chúng ta cũng đánh giá lại được công
tác ngoại giao sau chiến tranh và cục diện chung của vùng Đông Nam Á một cách
nghiêm chỉnh hơn.

5
TỔNG QUÁT

Tình hình miền Bắc nước ta cuối đời Lê ngày càng trở nên tồi tệ. Sau khi quân Trònh
thua ở Phú Xuân chính quyền Đàng Ngoài kiệt quệ càng lúc càng chông chênh khiến
cho Nguyễn Huệ đem quân ra thẳng Bắc Hà mà không gặp một lực lượng phòng ngự
nào đáng kể. Trước đây vua Lê vẫn dựa vào chúa Trònh trong mọi việc hành chánh và
quân sự, đến nay khi họ Trònh bại vong, nhà Lê quả thực chỉ còn cái nước trống không
như vua Lê đã thú nhận.
Miền Bắc vào những năm cuối
cùng của nhà Lê là một khu vực

nghèo khổ, nhiều nơi bò mất
mùa, đói kém. Theo lá thư của
Lefro gửi cho Bandin thì “ mùa
này tháng 10 (âm lòch) năm 1788
đã bò mất vì đại hạn vào mùa hè
năm trước. Gạo cũ còn lại của mùa trước thì bò vơ vét vào kho lương đòch thành thử ngay
cả lái buôn cũng chết đói [có cả bệnh dòch nữa] ”
2
Người dân lại còn bò tham quan
nhũng nhiễu, sưu cao thuế nặng nên có làng chết mất đến một nửa hay ba phần tư,
những người còn lại thì bò bắt lính cả. Những tỉnh đòa đầu như Thanh Nghệ còn bi đát
hơn. Tình hình đó không phải chỉ một vài tháng mà kéo dài nhiều năm khiến chúng ta
hiểu được rằng trong hoàn cảnh nhiễu nhương, người dân gần như không còn biết gì
đến những thay đổi thượng tầng mà chỉ mong đợi một chính quyền ít hà khắc.
Theo số liệu do Li Tana thu thập và phỏng đoán, vào đầu thế kỷ 19, 11 đạo ở miền Bắc
có tổng cộng 9,445 xã 578,400 suất đinh.
3
Cũng theo Li Tana, dân số miền Bắc ước
lượng khoảng từ 5 đến 6 triệu người (tr. 171) trong khi dân số miền Nam chỉ chừng non
1 triệu (tr. 159 – 160). Những con số này dó nhiên không tuyệt đối chính xác nhất là ở
Đàng Trong một số đông dân chúng thuộc các sắc tộc thiểu số vốn dó thần phục chúa
Nguyễn trên danh nghóa nhưng giữ sinh hoạt kinh tế, văn hoá riêng, sống du canh di
chuyển luôn luôn nên không có con số chính xác. Cũng vì thế, quân đội của chúa
Nguyễn có thể chỉ bằng 1/4 quân chúa Trònh như giáo só Cristophoro Borri miêu tả
4

nhưng quân số của Tây Sơn lại lớn hơn nhiều, ngoài lực lượng trú phòng họ thường
điều động được nhiều vạn quân mỗi khi có chiến tranh.
Lực lượng nhà Tây Sơn cũng không phải thuần tuý lấy từ các khu vực do chúa Nguyễn
kiểm soát – vốn chỉ là vùng đồng bằng dọc theo duyên hải, chủ yếu là người Kinh mà

còn sử dụng được các dân tộc thiểu số và vương quốc lân cận kể cả các sắc dân ở Nam


2
Đặng Phương Nghi, Triều đại vua Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo Tây phương (Một Nhóm
Học Giả, Một Vài Sử Liệu về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ) tr. 234
3
Li Tana, Nguyễn Cochinchina: Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries tr. 171
4
Cristophoro Borri, Tường Trình Về Khu Truyền Giáo Đàng Trong 1631 tr. 50

6
Lào, Chân Lạp, Chăm. Ngoài ra họ cũng thu dụng một số lớn thương nhân trên biển
trong đó chủ yếu là dân Trung Hoa lưu lạc sang các vùng Đông Nam Á. Hình thức tập
hợp đó cũng phù hợp với tính chất toàn vùng khi đối chiếu với những biến cố xảy ra
trong cùng thời gian đó. Mỗi khi đến nơi nào, họ cũng vơ vét tất cả tài lực, vật lực,
nhân lực để dùng vào chiến tranh nên luôn luôn có một quân số đông đảo hàng chục
vạn.
Có thể nói, cuối thế kỷ thứ 18, toàn cõi Việt Nam bò một cuộc khủng hoảng chính trò
nặng nề khi hình thức triều đình cũ không đáp ứng được những thay đổi về kinh tế và
kỹ thuật. Miền Bắc, trong nhiều năm bò cô lập và không thuận tiện trong việc giao
thông, thương mại nên sức mạnh kinh tế đã chuyển dần xuống phương nam. John
Crawfurd, một nhà q tộc Anh trong chuyến du hành tới Việt Nam năm 1822 (thời
Minh Mạng) đã nhận đònh rằng gần như toàn bộ những thành phố quan trọng của Việt
Nam đều nằm dọc theo bờ biển ở Đàng Trong trong đó gồm có Hà Tiên, Saigon, Nha
Trang, Phú Yên, Qui Nhơn, Hội An (Faifo), Đà Nẵng (Tourane), Huế.
5
Trong thời kỳ
đó, chúa Nguyễn lại chỉ tập trung vào việc chống nhau với chúa Trònh và có mưu đồ
trở thành một quốc gia độc lập, không phải thần phục nhà Lê (dù chỉ trên danh nghóa)

nên chỉ đưa ra một số cải cách hình thức cho khác với Đàng Ngoài nhưng bản chất vẫn
là một mô hình phong kiến không khác gì đối phương.
Phong trào Tây Sơn trước đây vẫn được đánh giá như một hình thức nông dân khởi
nghóa nhưng nếu đưa lăng kính lên một vò trí khác, chúng ta có thể coi như một biến
chuyển tổng hợp hơn là tương tranh nội bộ của quốc gia Việt Nam.
Với những tài liệu mới, nhà Tây Sơn không chỉ đại diện cho người Việt mà có rất
nhiều tương đồng, vay mượn của văn minh Đông Nam Á, trong đó sức mạnh bản đòa
được khai thác rộng rãi hơn, từ trang bò võ khí tân tiến của Âu Châu, cách sử dụng hải
quân của Đàng Trong đến đội tượng binh của các sắc dân miền núi. Trong cơn sốt vỡ
hạt đó, chúng ta thấy rằng không phải chỉ Việt Nam mới có những biến chuyển mãnh
liệt mà các lân bang cũng có những đột phá tương tự, đáng kể nhất là Xiêm La và
Miến Điện, chưa nói đến các quốc gia hải đảo. Nếu chúng ta tin rằng lòch sử luôn luôn
chuyển đổi qua lại giữa phân và hợp thì vùng Đông Nam Á cũng đi từ những vương
quốc nho nhỏ vỡ tan ra rồi sau đó một số thế lực chủ chốt tập hợp lại. Phân tranh và
thống nhất chỉ là hai giai đoạn của cùng một vấn đề và có những ưu, khuyết điểm
riêng của nó.
Nhìn vào mặt tiếp nhận tiến bộ mới, trong khi một số quốc gia khác đã kòp thời thay
đổi và du nhập văn minh thế giới thì riêng nước ta những thử thách đó bò chựng lại sau
khi nhà Tây Sơn bò tiêu diệt. Triều Nguyễn tuy khai thác được ưu điểm của Đàng
Trong chiến đấu giành quyền lực nhưng khi hoà bình và thống nhất rồi lại quay trở về
mô hình Trung Hoa để ổn đònh xã hội khiến cho hậu nhân chỉ nhìn thấy một cuộc
tương tranh, nội chiến mà quên đi tính đột phá của thời kỳ này.


5
John Crawfurd, Journal of an Embassy to the Courts of Siam and Cochin China tr. 510

7
Không phải chỉ ở đầu thế kỷ 19 nước ta mới xuất hiện một chính quyền đánh mất
những cơ hội phát triển nghìn năm một thû và cố gắng triệt tiêu những nỗ lực kinh tế,

văn hoá của những triều đại cũ, phủ nhận những thay đổi của bên ngoài, bưng tai bòt
mắt trước xu thế mới. Lòch sử muôn đời được lập lại dù tên gọi có khác nhưng bản chất
vẫn y nguyên.
I. THẾ TƯƠNG TRANH LÊ – TÂY SƠN

A/ Danh nghóa Phù Lê diệt Trònh
Anh em Nguyễn Nhạc khi khởi nghiệp chỉ có tham vọng thay thế chúa Nguyễn ở Đàng
Trong làm chủ một phương, thành một quốc gia hoàn toàn tách biệt sánh vai với miền
bắc. Như chúng ta đã thấy, khi tiếp xúc với phái đoàn của người Anh để mưu tính một
liên minh quân sự, Nguyễn Nhạc đã đề cập đến chủ trương của ông là “muốn kiểm soát
toàn bộ bán đảo bao gồm vương quốc Cambodia tới tận Xiêm La, những tỉnh thuộc Đàng
Trong cho tới tận cùng phía bắc nay đang ở trong tay của Đàng Ngoài”
6
. Rõ ràng tham
vọng của người anh cả trong ba anh em Tây Sơn chỉ là thay thế vai trò của chúa
Nguyễn và tiếp tục con đường Nam Tiến để bành trướng thế lực sang các nước ở Đông
Nam Á. Việc đưa quân ra Bắc “phù Lê diệt Trònh” do Nguyễn Hữu Chỉnh xúi giục
Nguyễn Huệ là điều mà ông không tiên liệu được.
Ông chủ trương bãi bỏ chế độ vừa có vua lại có chúa và trao thực quyền lại cho nhà Lê
để xây dựng một quốc gia láng giềng không đe dọa, xóa đi thế đối nghòch trong quá
khứ để có hòa bình. Tính toán của ông không phải là không có lý vì thời kỳ đó hai bên
ngăn cách đã mấy trăm năm, sinh hoạt, phong tục tập quá nhiều khác biệt, nhân dân
không ưa đã đành mà só phu cũng chẳng thần phục, việc chiếm Bắc Hà sẽ tạo nên một
gánh nặng, tốt hơn hết là trả nước lại cho nhà Lê để rảnh tay diệt nhà Nguyễn cho hết
hậu hoạn. Để nhà Lê cai trò cũng tạo nên một lá chắn cho vương quốc Quảng Nam
không bò cái nạn bắc xâm đe dọa trực tiếp, góp phần vào sự ổn đònh của một khu vực
nội chiến lâu ngày và giải quyết một số mâu thuẫn cũ vốn dó làm vấn đề thêm phức
tạp.
7




6
He was then pleased to disclose some of his future designs to me. They were no less than to subdue the
Kingdom of Cambodia with the whole penisula as far as Siam, and the Provinces belonging to Cochin
China to the north now in the hands of the Tonquinese. (Alastair Lamb: 1970 tr. 100)
7
Nhãn quan của Nguyễn Nhạc không hẳn là vô căn cứ vì dân chúng Bắc Hà khi đó không – hay ít nhất
cũng chưa - có cảm tình với những người ở “nước Quảng Nam”, cũng không phải vì hành vi đem quân ra
dẹp họ Trònh mà biết ơn họ. Đó là chưa kể thành phần quan lại, só phu và cả chính tông thất nhà Lê khi
thấy một phủ chúa bò dẹp bỏ rồi thì thế nước trở thành chênh vênh, giềng mối trở nên lệch lạc. Tâm lý lệ
thuộc vào chúa Trònh mấy trăm năm qua không phải một sớm một chiều mà có thể gột rửa. Có lẽ khi
Nguyễn Huệ ra bắc đánh đổ họ Trònh, nhiều người vẫn nghó rằng ông sẽ là một thứ chúa mới (chính
Nguyễn Huệ cũng có thể có tâm lý đó khi không bằng lòng với tước công và từ tâm lý bất mãn lúc đầu
ông đã nảy ra ý đònh muốn làm vua luôn cả xứ bắc như trong những lá thư gửi Nguyễn Thiếp) nhưng vì
tình thế thay đổi nên hoang mang, không biết trông cậy vào ai. Nhân só Bắc Hà thoạt tiên có thể bằng
lòng với việc Nguyễn Huệ dẹp họ Trònh, trả nước lại cho vua Lê giương cao ngọn cờ chính thống nhưng

8
Giấc mộng của Nguyễn Nhạc đã hoàn tất khi ông làm vua một cõi, có riêng một triều
đình ở Qui Nhơn mà người ngoại quốc gọi là nước Chàm, xem như hậu thân của vương
quốc Chiêm Thành. Rất có thể cuộc khởi nghóa “nông dân” kia sở dó thành công vì anh
em Tây Sơn đã đáp ứng đúng cái ước vọng của những người mong mỏi khôi phục lại
một đế quốc đã mất, triều đình mà ông thành lập theo như những chứng kiến của người
Âu Châu chỉ là một dạng tù trưởng lớn, đứng đầu nhiều bộ lạc nhỏ. Việc Nguyễn Huệ
tự ý ra đem quân ra Bắc Hà khiến vua Thái Đức hốt hoảng nên ông đã vội vàng đem
500 thân binh ngày đêm rong ruổi ra Thăng Long để đích thân giải quyết vấn đề.
Ngược lại, Nguyễn Huệ có tham vọng thay thế chúa Trònh làm một thứ “tướng quốc”
cho nhà Lê và ông đã bằng lòng với việc vua Lê nhận ông làm phò mã.
8

Việc khẳng
đònh rằng hai nước chỉ có tương quan ngoại giao mà không có liên hệ chính trò của
Nguyễn Nhạc đã cắt đứt mọi tính toán của Nguyễn Huệ và khi hai anh em cùng về
nam ắt hẳn đã xảy ra nhiều tranh chấp mãnh liệt.
Theo sử nước ta, ngay khi đến kinh đô, Nguyễn Nhạc vẫn xác đònh chủ trương xây
dựng một đất Bắc độc lập, dưới quyền cai trò của nhà Lê.
Sau đó vài ngày, Văn Nhạc sai người xin với nhà vua (Chiêu Thống) cùng nhau
hội kiến. Nhà vua xin cắt đất để khao quân. Văn Nhạc nói: “Tôi tức giận về nỗi
họ Trònh uy hiếp ức chế, nên đứng ra làm việc tôn phò. Nếu đất đai không phải

đến khi Vũ Văn Nhậm dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh, thiết lập một chính quyền “quân quản” ở kinh đô thì họ
trở nên dè dặt hơn vì không muốn ủng hộ những người ở một nước “Quảng Nam” ra cai trò họ. Tới lúc
này só phu mới thấy rằng họ phải có một sự chọn lựa, và suy đi xét lại thì nhà Tây Sơn chưa chắc gì đã
hơn chúa Trònh trước đây. Việc anh em Nguyễn Huệ ra bắc rồi lại rút đi đã khiến cho người Bắc Hà phải
đặt một câu hỏi về thực chất của họ và coi đó là một hành vi xâm phạm vào một trật tự xã hội vốn dó
hiện hữu đã nhiều năm, đồng hóa họ với thành phần bất hảo và đã chặn đánh nhiều nơi ở Nghệ An.
Quân của Nguyễn Văn Nhạc về đến Nghệ An, lúc ấy có Lê Hân, trước kia quản lãnh cơ Hậu Thắng, và
Lê Đình Hoan trước kia quản lãnh cơ hữu Oai, chiêu mộ hợp tập binh phu xã Nộn Liễu, huyện Nam
Đường, đón đường chẹn nơi hiểm yếu, đánh chặn ngang ở núi Đại Huệ. Giặc (tức quân Nguyễn Nhạc)
tung quân tràn lên núi để đi qua, dân binh thua to, bò giặc giết hết, mười phần chết đến tám chín phần.

8
KDVSTGCM -Chính Biên – Quyển XLVI chép về việc Nguyễn Huệ ra Bắc vào yết kiến vua Lê Hiển
Tông như sau:
Trước đây họ Trònh chuyên giữ chính quyền trong nước, một người dân, một tấc đất đều không do
quyền triều đình. Nay Văn Huệ vào triều yết, bèn xin ngày cử hành nghi lễ đại triều, dâng sổ sách binh
và dân để tỏ rõ ý nghóa nhà vua nhất thống và Nguyễn Huệ tôn phò. Đến nay, nhà vua cố gượng dậy,
ra ngự điện Kính Thiên nhận lễ, rồi ban hành chiếu thư về việc nhất thống để bá cáo cho trong kinh,
ngoài trấn biết. Lại sách phong Văn Huệ làm Nguyên Soái Phù Chính Dực Vận Uy Quốc Công. Sau
khi Văn Huệ nhận sách phong, bèn nói riêng với Hữu Chỉnh rằng: “Ta cầm vài vạn quân, đánh một

trận mà bình được Bắc Hà, một tấc đất, một người dân, đều là của ta, nếu muốn xưng đế hay xưng
vương việc gì mà ta không làm được? Còn như sắc mệnh nguyên soái quốc công đối với ta có hơn kém
gì? Bầy tôi Bắc Hà lại muốn dùng danh vò hão
để lung lạc ta hay sao? Đừng tưởng ta là người mọi rợ
được chức tước ấy bèn lấy làm vinh dự đâu!”. Hữu Chỉnh biết ý Văn Huệ không mãn nguyện, bèn bí
mật khuyên nhà vua đem công chúa Ngọc Hân gả cho, Văn Huệ rất bằng lòng.

9
của nhà Lê, thì một tấc tôi cũng không để, nhưng nếu là đất đai của nhà Lê, thì
một tấc tôi cũng không lấy”. Lại ước hẹn đời đời làm láng giềng, giao hiếu với
nhau. Nhà vua tin là phải, xin Văn Nhạc ở lại ít lâu để giúp đỡ, Văn Nhạc giả vờ
nhận lời, sai Hữu Chỉnh chọn ngày lành cử hành đủ nghi lễ bái yết Thái Miếu.
9

Hoàng Lê Nhất Thống Chí cũng chép về việc ấy như sau:
Hôm sau chúa Tây Sơn sai bầy phủ đường làm ba chỗ ngồi: chiếc sập của chúa
Tây Sơn kê ở chính giữa, phía tả là ghế Hoàng Thượng, phía hữu là ghế của
Bình, hai bên hai hàng giáp só đứng hầu, nghi vệ cực kỳ nghiêm chỉnh.
Lễ này theo lệ hai vua gặp nhau không ai phải lạy ai.
Xa giá Hoàng thượng vào đến cửa phủ, chúa Tây Sơn cắt viên quan hầu ra đón.
Hoàng thượng đi bộ vào trước bệ, chúa Tây Sơn ở sập xuống đất và đứng ra phía
cạnh sập tỏ ý kính lễ, rồi sai Bình xuống dưới thềm nghênh tiếp và mời Hoàng
thượng vào ghế. Mọi người ngồi đoạn, chúa Tây Sơn hỏi:
- Tự hoàng xuân thu năm nay bao nhiêu?
Một viên tụng thần đáp thay Hoàng thượng rồi tiếp:
- Đấng quốc quân họ Lê chúng tôi gặp phải họ Trònh tiếm quyền cướp thế, mũ
giáp lộn ngược đã lâu. May nhờ Thánh thượng là bậc trí (chí) nhân đại nghóa,
sai tướng ra quân, vì đấng quốc quân chúng tôi mà chỉnh đốn lại nếp hoàng
đồ. Hiện nay đất cát nhân dân nước Nam đều do Thánh thượng gây lại. Nếu
như thánh chỉ sẵn lòng thu nhận một vài quận quốc làm món khao thưởng

quân lính thì đấng quốc quân chúng tôi xin vâng mệnh.
Chúa Tây Sơn đáp:
- Tôi nghe ngày xưa đức Thái Tổ mở mang ra nước Nam Việt, công đức thật là
tầy trời. Tuy tôi ở lánh trong phía biển Nam, song cũng là đất của đức Thái
Tổ khai thác. Tôi vì giận kẻ cường thần hiếp chế nhà vua nên phải làm việc
tôn phù. Nếu là đất của họ Trònh, một tấc tôi cũng không để, nhưng là đất của
nhà Lê, thì một tấc tôi cũng không lấy. Tôi nghó q quốc mới dẹp xong, còn
có nhiều việc cần phải sửa sang nên phải ra đây giúp đỡ. Sau khi bốn phương
bình đònh, anh em tôi lại về nước tôi. Chỉ mong Tự hoàng nhức nhổ giềng mối
triều đình, giữ yên bờ cõi, để cùng nước tôi đời đời kết nghóa láng giềng, đó
là phúc của hai nước.
10

Theo miêu tả, chúng ta cũng thấy được Nguyễn Nhạc đã không coi Lê Duy Kỳ ngang
hàng với mình mà chỉ xem như ngang với Nguyễn Huệ. Ông cũng đối xử ra vẻ tròch


9
KDVSTGCM-Chính Biên - Quyển XLVI
10
Ngô Thời Chí, Hoàng Lê Nhất Thống Chí tr. 117-8

10
thượng khi hỏi tuổi vì biết Lê Duy Kỳ lúc đó tuổi chỉ đáng con mình. Cuộc gặp gỡ này
dù sao cũng khiến cho vua Lê bẽ bàng và cũng có thể ngầm thù ghét nhà Tây Sơn.
B/ Bắc Nam điều ước

Sau khi nhận đònh tình hình, chúa Tây Sơn chuyển sang đòi hỏi ba vấn đề:
- Hợp thức hóa việc kết thân giữa “hai nước” bằng cuộc hôn nhân Nguyễn
Huệ – Ngọc Hân (có nghóa là Nguyễn Huệ không nhận tước Nguyên Soái

Uy Quốc Công của nhà Lê ban cho mà chỉ là hoàng đệ của vua Thái Đức
lấy con vua Hiển Tông),
- Chiếm lấy tất cả các kho tàng ở Thăng Long (dưới danh nghóa lấy của họ
Trònh) đem về Nam để trả công phù Lê,
- Bắc Hà phải cắt đất từ Nghệ An trở vào cho vua Thái Đức lấy cớ đây là quê
gốc của họ,
Ba yêu sách trên đều chủ yếu là để tăng cường và củng cố thế lực của Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ vẫn đóng vai trấn ngự biên cương, có chăng là vùng đất ông cai trò nới
rộng ra tận Nghệ An và có thêm một người vợ lẽ làm “chiến lợi phẩm”. Trong tình
trạng suy yếu của miền Bắc, ba đòi hỏi trên đều bắt buộc phải thỏa mãn. Anh em
Nguyễn Nhạc lập tức vơ vét các kho tàng rồi bí mật rút về, không đợi vua Lê bàn bạc
với quần thần để thương thảo tìm một biện pháp khác. Để xoa dòu mối bất bình của em,
khi trở về Nguyễn Nhạc lập tức phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương trông coi
từ Thuận Hoá đổ ra nhưng người em thứ chưa hài lòng và mối mâu thuẫn càng gay gắt
đưa tới cuộc chiến “nồi da xáo thòt” một thời gian ngắn sau đó.
Qua biến cố này, cái nhìn của người Bắc Hà về nhà Tây Sơn đã thay đổi rất nhiều. Tuy
vua Lê thoát khỏi được vòng kiềm tỏa của họ Trònh nhưng tình hình mới cũng không
khá hơn, nếu không nói là tệ hơn trước. Anh em Nguyễn Nhạc không còn là “cứu tinh”
của nhà Lê mà trong tâm khảm của đa số só phu họ chỉ còn là một bọn “mọi” từ xa tới
cướp bóc, tuy có sức mạnh về quân sự nhưng lại kém văn hóa. Nhiều chứng cớ từ thư từ
các giáo só đến văn thơ của giới đọc sách miền Bắc khẳng đònh điều này.
Nguyễn Hữu Chỉnh, trước đây được coi như có công mượn sức người ngoài để trừ
quyền thần họ Trònh, nay bỗng thành một loại “cõng rắn cắn gà nhà”. Tình thế khiến
cho ông rơi vào thế rất bất ổn nên khi nghe tin anh em Tây Sơn không còn ở Thăng
Long nữa, ông hốt hoảng chạy theo.
Đến sáng, Hữu Chỉnh mới biết, vội vàng, không biết thi thố thế nào, bèn cùng vài
chục thủ hạ cướp lấy một chiếc thuyền buôn đi theo đuôi giặc. Người đô thành
tranh nhau dùng gạch ngói để ném, Hữu Chỉnh tự tay đâm vài người mới được
thoát thân …
11



11
KDVSTGCM, quyển XLVI

11
Khi đuổi kòp quân Tây Sơn, anh em Nguyễn Nhạc đã cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại
Nghệ An với Nguyễn Duệ. Việc anh em Tây Sơn chiếm mất khu vực phương nam từ
Nghệ An đổ vào là một khoản hóc búa nên Lê Duy Kỳ đã nhiều lần muốn chuộc lại,
kể cả sai sứ bộ Trần Công Xán vào Phú Xuân để thương lượng nên bò đục thuyền mà
chết. Do đó, chúng ta có thể hiểu được vì sao hai bên giằng co qua lại cho tới khi quân
Thanh kéo sang.
Trước đây người ta vẫn xem cuộc tình duyên Nguyễn Huệ – Ngọc Hân như một mối
lương duyên trai tài, gái sắc, thuyền quyên sánh với anh hùng. Tuy nhiên, nếu bỏ qua
những thêm thắt để tiểu thuyết hóa, nhìn vào những nguyên nhân và hậu quả chính trò
của vấn đề, chúng ta có thể có cái nhìn khác hơn.
Khi vua Hiển Tông gả con cho Nguyễn Huệ, triều đình nhà Lê đang ở vào thế hết sức
chông chênh. Thế lực chủ yếu của miền Bắc là họ Trònh thì nay đã hoàn toàn bò tan rã,
các quan lại đòa phương không còn phủ chúa nên quay sang phù Lê, nhưng chỉ chân
trong chân ngoài, không hết sức, trên danh nghóa vua Lê làm chủ Bắc Hà nhưng thực tế
là bơ vơ không nơi nương tựa. Biết mình sắp chết, vua Lê Hiển Tông lo sợ cơ nghiệp
rồi nay sẽ vào tay ngoại tộc nên tương kế tựu kế, gả Ngọc Hân để ràng buộc viên
tướng Tây Sơn, dùng hôn nhân đẩy Nguyễn Huệ phải tôn phù chính thống. Việc đó
khiến cho Nguyễn Huệ dùng dằng không dám cướp ngôi một cách trắng trợn, gây ra
nghi án mà người ngoài bòa ra là công chúa Ngọc Hân có ý muốn thay ngôi trừ nhò vào
tay Lê Duy Cẩn.
Đến khi Nguyễn Nhạc ra Bắc Hà, ông không để cho em mình trở thành một chướng
ngại làm hỏng kế hoạch chia đôi cương vực, dứt khoát theo đúng dự tính của ông là tự
thân giữ miền Nam còn miền Bắc ra sao cũng được. Ông cũng nhân dòp này xóa nốt cái
liên hệ cố hữu của chúa Nguyễn ở Đàng Trong vẫn coi vua Lê như là chủ của cả nước

(mà chính Nguyễn Huệ khi ra mặt tôn phù đã xác đònh vò trí thần tử đó) nên thẳng thắn
cắt đứt mọi ràng buộc, bắt em trở về Nam. Đó là lý do tại sao Nguyễn Nhạc phải gấp
rút kéo một nhóm quân nhỏ chạy hộc tốc ra Thăng Long và có thái độ hết sức khó hiểu
(vua Lê ra đón, ông không gặp).
C/ Mâu thuẫn Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ

Thực tình mà nói, phần Thuận Hoá ra tới Nghệ An Nguyễn Nhạc chia cho Nguyễn Huệ
quả đúng là “vừa xương vừa xẩu”, nghèo nàn ít tài nguyên, tự tồn cũng đã gay go nói gì
đến phát triển. Làm chúa khu vực này có nghóa là ông sẽ phải lệ thuộc vào người anh
về nhiều mặt không thể tiến xa hơn được nữa. Chính vì cái thực tế đau lòng đó mà
Nguyễn Huệ đã giữ hết các kho tàng châu báu chiếm được không giao lại cho anh để
chứng tỏ ông muốn xây dựng một thế đứng riêng khi có cơ hội. Việc xung đột cũng
khiến ông ngả về Bắc Hà nhiều hơn và càng khiến cho Nguyễn Huệ khao khát việc
làm chủ toàn thể miền Bắc để làm căn cứ đòa. Trong thế mất còn ông phải thanh toán
bất cứ ai có thể trở thành một đối thủ, từ Nguyễn Hữu Chỉnh đến Vũ Văn Nhậm, Lê

12
Duy Kỳ và đưa đến cuộc động binh năm 1787 đánh nhau với Nguyễn Nhạc. Đại Nam
Chính Biên Liệt Truyện viết:
Nhạc đã đắc chí, ngày càng dâm ô, bạo ngược, giết Nguyễn Thung, lại thông dâm
với vợ Huệ, người đều chê là xấu. Việc đi xâm lấn miền Bắc, của báu ở phủ chúa
Trònh, về cả tay Huệ, Nhạc đòi không cho. Huệ muốn lấy cả đất Quảng Nam,
Nhạc cũng không cho, mới thành ra cừu thù hiềm khích nhau. Huệ bèn truyền
hòch kể tội ác của Nhạc, đến nỗi bảo Nhạc là giống sài lang chó lợn. Hòch văn có
câu nói rằng: “Tội không gì lớn là giết vua”, sao có thể một sớm kinh (khinh)
suất can không nghe thì đổi ngôi, thực quan hệ đến sự yên nguy muôn đời”.
12

Chính sử nước ta chép rất sơ sài về biến cố này. Việc dấu kín những hoạt động là một
đặc tính quan trọng trong hành tung của Tây Sơn, khiến cho hậu nhân hay thêm thắt

những suy đoán của mình để giải thích và lâu dần trở thành những chứng liệu lòch sử.
13

Cũng theo DNCBLT, Nguyễn Huệ đem quân vào vây Qui Nhơn cả mấy tháng, đắp núi
đất để đặt súng lớn bắn vào thành, đạn to như cái đầu khiến Nguyễn Nhạc phải khóc
mà nói với Nguyễn Huệ:
- Nồi da xáo thòt, lòng em sao nỡ thế!
14

Về việc này, nhiều giáo só có mặt tại Việt Nam cũng chép, chẳng hạn như Doussin ở
Thuận Hoá viết như sau:
Nhạc có hai em. Một em đã đi Kẻ Chợ mà không nói gì với anh, đã muốn làm vua
phần đất nầy. Y để Nhạc trở về Quý-phủ (Quy Nhơn; Nhạc đã theo Huệ ra
Thăng-long rồi cùng về Phú-xuân) là nơi y cư ngụ; rồi liền sau đó bảo toàn dân
suy tôn mình làm Đức Chúa. Nhạc được tin, không vừa ý, hăm doạ em, nhưng
không những người em quyết không lui, mà còn cử một đạo quân sáu vạn, đem
vào đánh Nhạc ở Quý-phủ. Nó vào đó từ ngày lễ Tro (trước lễ Phục-sinh thuộc
đạo Cơ-đốc). Chúng nó đã đánh nhau hai lần. Người ta đồn rằng Đức Chúa đã
mất nửa quân rồi. Thế tỏ rằng y bò bối-rối, mà y bắt buộc ai cũng phải đi đánh
Thật là khổ! Dân bò lầm than đang mong đợi Chúa Nguyễn hơn khi nào cả. (Thư-
khố Mission Etrangère Paris 746)
15


12
DNCBLT, tập 2 tr. 531-2
13
Nhà Tây Sơn cũng quá ngắn ngủi nên chưa có một Quốc Sử Quán đúng nghóa, những gì được ghi lại đa
số là dã sử, những tài liệu truyền khẩu phần nhiều bò bóp méo như bất cứ một triều đại mới nào vừa xuất
hiện. Những lần tiêu hủy qui mô, do triều đình cũng có, do sự hoang mang sợ hãi của dân chúng cũng có,

do hoàn cảnh chiến tranh cũng có đã khiến cho những gì chúng ta có ngày hôm nay giả nhiều, thật ít tạo
thành những đám mây mù ngày càng dày đặc. Tới gần đây, trong chủ trương của nhà cầm quyền Việt
Nam muốn hào quang hóa giai đoạn này, người ta lại càng ra sức tô vẽ những điều không có thật.
14
DNCBLT, q. 2 tr. 532
15
La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn tập II tr. 1375

13
Sau đó anh em giảng hòa. Tranh chấp tuy chấm dứt nhưng Nguyễn Nhạc phải nhường
đất Quảng Nam cho Nguyễn Huệ, chỉ còn làm chủ từ Quảng Ngãi đổ vào khiến thế lực
suy yếu hẳn. Đây là khởi đầu cho giai đoạn mà nước ta chia làm ba phần, gần như ba
nước riêng biệt, miền bắc gọi là An Nam như sắc phong của Trung Hoa (mặc dù ta vẫn
tự xưng là Đại Việt), miền Trung gọi là Đàng Trong, hay nước Chàm như người Âu
Châu đặt tên, còn miền Nam có tên là Đồng Nai. Việc Nguyễn Huệ đem quân tấn công
vào Qui Nhơn khiến sau đó hai anh em cầm chân nhau và Nguyễn Nhạc không còn
quan tâm tới việc củng cố thực lực ở phương nam, tạo khoảng trống cho Nguyễn Ánh từ
Xiêm La về chiếm lại phần đất từ Gia Đònh trở vào
16
. Cũng vì anh em giữ miếng với
nhau như thế, Nguyễn Huệ không thể đích thân ra bắc giải quyết những vấn đề nội trò
và cũng là một trong những lý do khiến cho nhà Thanh tin chắc rằng chỉ cần có cớ đem
quân sang nước ta là sẽ đạt thắng lợi. Thế lưỡng đầu thọ đòch của Nguyễn Huệ cũng
khiến cho ông phải áp dụng chiến thuật thần tốc, bí mật, hư hư thực thực mà sau này
người ta hay tô điểm cho thêm phần huyền bí. Tài nguyên hạn hẹp cũng khiến cho ông
phải đánh mau, đánh mạnh, dùng số đông để áp đảo đối phương, đònh ngày giờ sít sao
trong những trận tử chiến.
II/ TÌNH HÌNH BẮC HÀ

Trong suốt hai trăm năm Bắc Hà có vua lại có chúa, đa số só phu dân dã chỉ biết có

chúa mà không biết tới vua nên ngay khi được trao quyền bính vào tận tay, nhà Lê
cũng không biết xoay trở ra sao. Một số đông quan lại trước nay chỉ biết phục tòng phủ
chúa ngựa quen đường cũ, trong cơn bối rối lại nghó ngay đến việc đi tìm con cháu họ
Trònh để tôn phù. Theo Trần Trọng Kim, tình hình sau khi anh em Tây Sơn rút đi như
sau:
Bấy giờ quyền bính ở đất Bắc hà về cả
vua nhà Lê, thật là cái cơ hội ít có để
lập lại cái nền tự chủ của nhà Lê,
nhưng tiếc vì vua Chiêu Thống không
có tài quyết đoán, mà đình thần bấy
giờ không có ai là người biết kinh
luân: hễ thấy có giặc thì bỏ chạy, giặc
đi rồi thì kéo nhau ra bàn ngược bàn
xuôi, người thì đònh lập lại nghiệp
chúa, kẻ thì muốn tôn phù nhà Lê …
17

Đến khi con cháu họ Trònh đánh lẫn

16
Theo lá thư của ông Sérard gửi ông Letondal đề ngày 17 - 7 – 1791 thì vào khoảng tháng 3 năm 1791,
khi vợ vua Quang Trung mất, Nguyễn Nhạc đã tưởng lầm là Nguyễn Huệ từ trần nên đem quân ra toan
lấy Phú Xuân và phải quay về khi biết em ông còn sống (Đặng Phương Nghi: Triều Đại vua Quang
Trung dưới mắt các nhà truyền giáo Tây Phương, Một Vài Sử Liệu về BBV Nguyễn Huệ, tr. 264)
17
Trần Trọng Kim, sđd tr. 123

14
nhau, vua Lê phải phong vương cho họ, bò áp bức quá lại phải vời Nguyễn Hữu Chỉnh
từ Nghệ An ra. Nguyễn Hữu Chỉnh lúc đó cũng làm chúa một cõi Thanh Nghệ, trên

danh nghóa vẫn là thần tử nhà Lê nhưng đang bò Tây Sơn kiềm tỏa nên manh nha tách
ra để thành một lực lượng độc lập. Việc Lê Duy Kỳ vời Cống Chỉnh ra dẹp loạn có thể
coi như bằng lòng đưa ông ta lên vò trí cố mệnh đại thần, nếu không bằng thì cũng
chẳng kém họ Trònh xưa mấy tí. Tình thế đó vô hình chung đã đẩy Cống Chỉnh vào thế
phải quay lưng với Tây Sơn và cũng khiến Lê Duy Kỳ phải dựa vào quân Thanh Nghệ
của họ Nguyễn để có cơ tồn tại. Việc Nguyễn Hữu Chỉnh trừ được giặc đối với Nguyễn
Nhạc là một điềm tốt trong khi thanh thế lừng lẫy của Bằng Quận Công lại trở thành
một mối lo cho Nguyễn Huệ khiến ông phải sai Vũ Văn Nhậm ra bắt, một hành vi có
thể coi như công khai xác đònh quyền bảo hộ đất Bắc.
Dưới nhãn quan của vua Chiêu Thống và đám quan lại èo uột của ông, việc quân Tây
Sơn tấn công ra bắc lần thứ hai là một xâm phạm chủ quyền chứ không còn là hành vi
hộ giá của một ông rể họ. Nếu trước đây khi Nguyễn Huệ ra Bắc tỏ ý tôn Lê và làm
một vài cử chỉ khiến người Bắc Hà tin tưởng thì những lần sau quân Tây Sơn đã ngang
nhiên can thiệp một cách tự chuyên khiến người ta không khỏi hoang mang.
Khi Nguyễn Hữu Chỉnh đại bại, vua Lê bỏ chạy sang Kinh Bắc (Bắc Ninh), sai bọn Lê
Quýnh đem tông thất trong đó có cả Hoàng thái hậu, Hoàng phi, Hoàng tử chạy lên
Cao Bằng nương náu nơi những thổ quan còn trung thành với nhà Lê, bản thân nhà vua
chạy sang Yên Thế. Tình hình rối loạn lúc đó đã được giáo só người Việt là Thomas
Diên ghi nhận như sau:
Trong tình trạng hiểm nghèo đó, vì sợ rơi vào tay Tiết chế (Vũ Văn Nhậm), ông
(Nguyễn Hữu Chỉnh) không làm gì khác hơn là rút lui một cách kín đáo vào đêm
6 và 7 tháng giêng để trở về hoàng thành. Người ta kể rằng khi tới nơi thấy nhà
Vua, ông liền kêu lên rằng: “Bloi ơi là Bloi! Nhà Lê mất rồi!” rồi ông cầm lấy
tay nhà Vua. Cả hai
vừa khóc vừa xuống
một chiếc thuyền chở
họ đi ẩn tại “xứ Boc”
hay “Xứ Bắc”.
18


Tướng Tây Sơn là
Nguyễn Văn Hòa đem
binh đuổi đánh, bắt
được Nguyễn Hữu
Chỉnh đem về Thăng
Long. Cha con
Nguyễn Hữu Chỉnh,


18
Đặng Phương Nghi: Vài tài liệu mới lạ về những cuộc Bắc Tiến của Nguyễn Huệ (Một Vài Sử Liệu về
BBV Nguyễn Huệ tr. 178)

15
kẻ bò giết, người bò bêu đầu.
Biến cố này cũng đặt cho chúng ta một câu hỏi là quan điểm, hay ít nhất cũng là một
thái độ, của Ngọc Hân công chúa ra sao? Nếu đúng như Hoàng Lê Nhất Thống Chí
miêu tả thì bà chắc chắn phải biết và rất có thể cũng đồng ý (nếu không xúi bẩy)
Nguyễn Huệ đem quân ra diệt Nguyễn Hữu Chỉnh (nghóa là diệt Lê Duy Kỳ, cháu gọi
bà bằng cô) để đưa ông anh Lê Duy Cẩn
19
(黎維瑾), người mà ngay từ khi vua cha Lê
Hiển Tông từ trần, bà đã tìm cách ủng hộ lên nối ngôi, suýt nữa gây ra một vụ tranh
chấp quyền hành trong vấn đề kế nghiệp.
Tuy nhiên có thể đây chỉ là một câu chuyện được bòa đặt ra để giải thích thái độ của
Nguyễn Huệ mà thực tế Ngọc Hân công chúa không dám làm gì cả. Khi lấy chồng cô
mới 16 tuổi, còn quá nhỏ để tham gia vào việc triều chính. Nền giáo dục phong kiến
chắc chắn chỉ dạy cho cô tuân phục cha, tuân phục chồng nên khi thành gia thất, có lẽ
cô công chúa trẻ kia chỉ đành cam phận lẽ mọn, giương mắt nhìn chồng tiêu diệt cả
dòng họ nhà mình. Chúng ta cũng đặt câu hỏi là mối nhân duyên công chúa Ngọc Hân

và Nguyễn Huệ có thực sự tốt đẹp như tiểu thuyết hay chỉ là một món quà trao đổi để
mua sự tôn quân của Nguyễn Huệ, bò gả bán cho “thằng Mán thằng Mường”
20
như dân
gian mai mỉa.
Dù gì chăng nữa thì cuộc tình duyên của người con gái Bắc Hà cũng chỉ là phương
thuốc tạm thời vì khi vua Lê Hiển Tông vừa nằm xuống thì Nguyễn Huệ đã can thiệp
mạnh bạo vào việc lập tự quân gây ra những biến động đưa đến việc sau này anh em
ông vua trẻ phải xuất bôn tìm đường khôi phục. Bài “Ai Tư Vãn” mà trước nay người ta
cho rằng do công chúa Ngọc Hân viết khi Nguyễn Huệ từ trần cũng có thể không phải
do bà sáng tác mà là một người khác làm thay.
21

Thực tế vai trò của bà rất mờ nhạt trong suốt triều đại Quang Trung, hành trạng được tô
điểm và bóp méo bởi Hoàng Lê Nhất Thống Chí, rồi sau này nhiều người phóng đại
khiến cho chúng ta không còn nhìn ra được sự thật nữa. Sau khi Nguyễn Huệ chết đi,
chúng ta không còn thấy bà xuất hiện và gần như hoàn toàn biến mất nảy sinh ra cái
nghi án “con vua mà lấy hai chồng làm vua” làm đề tài cho nhiều người tranh cãi. Ngọc
Hân công chúa cũng may mắn đứng ngoài – hay không được dự phần vào - những tranh


19
Chử Cẩn nguyên viết với bộ Kỳ nhưng chúng tôi không tìm thấy trong database nên dùng tạm với bộ
Ngọc (tất cả tên những người trong hoàng tộc nhà Lê đều viết với bộ Kỳ cả)
20
Người ta vẫn cho rằng câu cao dao “Tiếc thay cây quế giữa rừng, Để cho thằng Mán thằng Mường nó
leo” là chỉ công chúa Huyền Trân nhưng thể thơ lục bát đời Trần chưa hình thành nên nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng hai câu này nói về việc vua Lê gả Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Theo một số tài liệu, khi
Nguyễn Huệ ra Bắc, giới só phu vẫn gọi lén ông là “thằng mọi đen” (hắc tử) như trong lời tâu của Phan
Khải Đức mặc dù có thể ông không phải là người thiểu số.

21
Theo lời Sở Cuồng Lê Dư nói với GS Hoàng Xuân Hãn thì bài Ai Tư Vãn chỉ là do một người tên Nhi
soạn thay. (Th Khuê, Nói Chuyện Với Hoàng Xuân Hãn & Tạ Trọng Hiệp tr. 117-8)

16
chấp trong triều đình Quang Trung.
22
Chỉ biết bà biến mất rất âm thầm, không hiểu
chết trước hay sau khi nhà Tây Sơn bò diệt vong tùy theo từng tài liệu.
Nhiều chi tiết cho ta thấy trong tình trạng rối ren, tông thất nhà Lê cũng có nhiều phe
phái và kết thúc bằng những thảm kòch, chẳng hạn ba vò hoàng thúc bò giết vứt xuống
giếng ở trong cung hẳn vì đã không đứng chung một phe với Lê Duy Kỳ. Só phu và
quan lại cũng nghiêng qua ngả lại, không đồng nhất. Người Bắc Hà đa số ngần ngại
không dám ra cộng tác với quân Tây Sơn vì chưa có gì rõ rệt, cũng không ai biết rõ
những người trong “nước Quảng Nam” kia rồi sẽ đối xử với họ ra sao. Cái gương
Nguyễn Hữu Chỉnh còn sờ sờ đó. Những
người còn một số quyền hành tại đòa phương
thì dó nhiên chọn con đường “cần vương” mà
chúng ta thấy nổi lên khắp nơi như trong biên
khảo Phe Chống Đảng Tây Sơn ở Bắc với tập
Lữ Trung Ngâm (Hoàng Xuân Hãn, tập II, tr.
1245-1332). Những văn quan thì cố tìm cách
trốn tránh ngoại trừ một số người chạy ra
cộng tác với tân triều đóng vai trung gian
chiêu dụ nhưng không hoàn toàn thành công.
Khi Ngô Văn Sở báo tin Vũ Văn Nhậm có ý
chuyên quyền, Nguyễn Huệ lập tức kéo quân
từ Phú Xuân ra bắt Nhậm giết đi rồi ủy thác cho Ngô Văn Sở và các tướng lónh ở lại
trấn thủ Thăng Long, sau đó dẫn binh quay về. Chúng ta có thể coi đây là một cuộc
thanh trừng nội bộ chớp nhoáng khiến Nguyễn Nhạc trở tay không kòp và dó nhiên cũng

rất kín đáo khiến cho sự thật xảy ra thế nào không ai biết chắc.
Vũ Văn Nhậm là con rể của Nguyễn Nhạc, trước đây vốn dó là một tì tướng thân cận
của Nguyễn Huệ nhưng từ khi hai anh em bất hòa, vò thế của ông này trở nên nguy
hiểm. Lẽ dó nhiên, trong vai con rể, ông không thể không nắm vững chủ trương của
nhạc phụ và vì thế chúng ta không lấy làm lạ khi ông trừ được Nguyễn Hữu Chỉnh rồi,
thay vì hỏi ý kiến Nguyễn Huệ để xin giải pháp, Vũ Văn Nhậm lại tự ý đưa Sùng


22
Điển hình nhất là cuốn Hoàng Lê Nhất Thống Chí gần như vơ hết công lao về cho người Bắc nhưng
nếu xét kỹ trong suốt thời kỳ Quang Trung, Cảnh Thònh giới đọc sách của Lê triều để lại vẫn chỉ được
coi như những công dân hạng hai và về sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, phần lớn lại ra đầu phục nhà
Nguyễn. Họ cũng không bò trừng trò nặng nề như các tướng lãnh Tây Sơn mà phần lớn chỉ bò trách phạt
nhẹ. Đại Nam Thực Lục chép rằng: “Các thượng thư giặc là Ngô Nhậm, Nguyễn Gia Phan, Phan huy Ích
đến hành tại chòu tội. Vua cho là sắp có cuộc bang giao mà bọn Nhậm vốn là bầy tôi cũ của triều Lê, đã
quen công việc, Huy Ích lại từng là sứ thần của giặc đi sang nước Thanh, bèn hạ lệnh cho ở ngoài để
phòng hỏi đến (tr. 505) Vua cho rằng giặc Tây Sơn đã diệt, sai gửi thư sang Tổng đốc Lưỡng Quảng
nước Thanh hỏi về việc bang giao nên làm thế nào; sai Thiêm sự Lại bộ là Lê Chính Lộ, Thiêm sự Binh bộ
là Trần Minh Nghóa đợi mệnh ở Nam Quan. Lại cho rằng nước nhà mới dựng, muốn tiếp sứ nhà Thanh ở
cửa ải, để làm lễ tuyên phong cho đỡ phiền phí, đem việc ấy hỏi Ngô Nhậm và Phan Huy Ích, họ đều nói
việc như thế từ trước chưa nghe bao giờ. Bèn thôi. (tr. 510)

17
Nhượng Công Lê Duy Cẩn (tức ông Hoàng Tư, chú của Lê Duy Kỳ) lên làm giám
quốc, một hành vi “kỳ đà cản mũi” những toan tính của Nguyễn Huệ. Trước kia Nguyễn
Huệ e ngại Cống Chỉnh một thì nay lại phải đề phòng Vũ Văn Nhậm đến hai ba, nếu
như Nguyễn Nhạc đem quân tấn công từ phương nam thì họ Vũ trở thành một lưỡi dao
ở sau lưng kề trên cổ. Thành ra Nguyễn Huệ phải tiên hạ thủ vi cường. Cái chết của họ
Vũ vì lẽ đó chứ chẳng phải vì Ngô Văn Sở ghen ghét hay Nguyễn Huệ úy kỵ như ngoại
sử miêu tả. Giết Vũ Văn Nhậm cũng khẳng đònh rằng từ nay tình nghóa anh em không

còn nữa, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc nay thành tử đối đầu nên khi Nguyễn Huệ từ
trần, Nguyễn Nhạc ra điếu tang cũng không được.
Tuy nhiên việc Lê Duy Kỳ biến mất khiến cho Nguyễn Huệ lúng túng, dự tính tôn ông
lên làm vua của Ngô Thì Nhậm lại không được người Bắc Hà tán thành
23
nên sau cùng
ông đành chấp nhận giải pháp cũ của Vũ Văn Nhậm trước đây, bằng lòng để Lê Duy
Cẩn (hay Cận) làm giám quốc, một chức vụ có tính thay mặt vua Lê để điều hành
chính sự. Mặt khác ông ra lệnh cho Ngô Văn Sở tìm cách tiêu diệt tận gốc rễ tàn quân
và dư đảng nhà Lê, truy sát thân nhân của Lê Duy Kỳ để trừ hậu hoạn. Chính vì thế mà
thái hậu và một số tông thất phải liều mạng vượt sông chạy sang Long Châu.
Trong suốt thời gian đó, miền bắc ở trong thế tranh chấp giữa Tây Sơn và nhà Lê,
Nguyễn Huệ muốn lên làm chúa thay thế họ Trònh (nếu không nói rằng thay hẳn nhà
Lê như trong thư gửi Nguyễn Thiếp), còn đa số quan lại miền bắc thì lại muốn được cai
trò bởi một triều đình độc lập. Dân chúng dó nhiên chòu lép một bề, thành phần só phu
thì tâm lý dao động, những người ra cộng tác với nhà Tây Sơn phần lớn miễn cưỡng,
không ít người bò ép buộc.
Ninh Tốn lúc trước trốn tránh không chòu ra, Huệ bắt em là Hương Công lôi ra
chém đi để cho Tốn sợ, sau Ninh Tốn mới ra, cũng cho làm quan, không được
bao lâu vì có bệnh xin về
24

Phương pháp “chiêu hiền đãi só” đó chắc chắn không thể nào đắc thể và chúng ta cũng
thấy rằng Nguyễn Huệ không tìm được nhân tài thực sự, ít nhất trong giai đoạn đầu, và
cái chính quyền của ông vẫn chỉ là một loại “ủy ban quân quản”, cơ chế hành chánh
vẫn dựa vào cái khung hình ọp ẹp của chúa Trònh để lại.
A/ Các thế lực Cần Vương

Nói đến các thế lực tại miền Bắc có điều kiện đối kháng với nhà Tây Sơn, chúng ta có
thể nhắc đến những lực lượng “tàn dư” của vua Lê, của họ Trònh và những thổ hào

phần lớn sống tại vùng trung du sát với núi non.
25
Tại Yên Thế có Dương Đình Tuấn,

23
Xem thêm Ngô Thì Nhậm, biên khảo của Nguyễn Duy Chính
24
DNCBLT, tập 2 tr. 544
25
Đại đa số các đòa phương miền Bắc lúc đó đều đã qui thuộc nhà Tây Sơn, chỉ riêng một số vùng như
châu Hoan, châu Diễn (tức vùng Thanh Hoá, Nghệ An) và một số trấn Sơn Nam, Sơn Tây, Hải Dương,
Kinh Nam, Kinh Bắc, Tuyên Quang, Hưng Hoá vẫn còn một số thổ hào, hưởng ứng cần vương nổi lên

18
vốn dó là một tay “anh chò” ở Lạng Giang, nay hưởng ứng Cần Vương được phong làm
Bình Khấu tướng quân. Trần Quang Châu, Trần Đónh, Hoàng Xuân Tú ở Chí Linh.
Trần Quang Châu được phong là Đònh Vũ Hầu. Ở Thanh Hoa
26
có con cháu nhà Lê là
Lê Duy Trọng, Lê Duy Phác. Hoàng đệ Lê Duy Chi (em vua Chiêu Thống) thì dấy lên
ở Tuyên Quang, Thái Nguyên. Ngoài ra còn vô số các nhóm nhỏ mỗi người làm chủ
một cõi.
Quân Tây Sơn thì vẫn còn ở tình trạng trấn giữ, chưa hình thành một bộ máy hành
chánh đến mọi đòa phương. Đại quân chỉ tập trung ở một số vò trí huyết mạch chứ
không trải mỏng đến từng thôn xóm. Mặc dù Nguyễn Huệ cố tuyển mộ gấp rút một
đoàn quân đòa phương để bổ xung lực lượng, đa số quân trú đóng ở miền Bắc vẫn là
quân đem từ miền Nam ra mà khác biệt về tiếng nói, phong tục, cách sinh hoạt chưa có
thể một sớm một chiều khắc phục được.
27
Ngoài ra, chúng ta cũng phải kể đến thành

phần Hoa kiều sinh sống trên đất nước Việt Nam, phần lớn là giới con buôn vào ra theo
đường sông, cư ngụ dọc theo các trục lộ giao thông, tương đối nắm vững tình hình luôn
luôn sẵn sàng nổi dậy tiếp tay với đạo quân ngoại nhập của Tôn Só Nghò.
B/ Hoàng tộc xuất bôn

Khi quân Tây Sơn truy nã Nguyễn Hữu Chỉnh, tông thất nhà Lê chạy tứ tán khắp nơi.
Theo sử triều Nguyễn, vua Lê sai Lê Quýnh và mười người trong họ theo hầu Quốc
Mẫu họ Nguyễn và cung quyến đến Cao Bằng dựa vào Đốc Trấn Nguyễn Huy Túc rồi


chống lại nhưng lực lượng yếu ớt, không có gì đáng kể. Bọn tòng vong vua Lê Chiêu Thống khai với
quan nhà Thanh như sau:
đất An Nam trước nay có 52 phủ, trong đó 12 phủ là do thổ mục, man tù sinh sống (tức người vùng
núi), còn thực quyền là 40 phủ, trong đó đạo Thanh Hoa gồm 4 phủ 15 huyện, đạo Tuyên Quang 3
châu 1 huyện, đạo Hưng Hóa 10 châu 2 huyện là chưa đầu hàng Nguyễn Văn Huệ, ngoài ra An đạo 4
phủ 12 huyện của miền trên
25
cũng chưa hàng, còn miền dưới thì hàng cả rồi. Đạo Sơn Nam 9 phủ 36
huyện, miền trên cũng đã hàng, miền dưới chưa hàng (?)
25
. Đạo Sơn Tây gồm 5 phủ 24 huyện, miền
trên chưa hàng, miền dưới cũng đã hàng. Đạo Kinh Bắc gồm 4 phủ 20 huyện, miền trên chưa hàng,
miền dưới hàng rồi. Đạo Hải Dương 4 phủ 19 huyện, miền trên đã hàng, miền dưới chưa hàng (?).
Đạo Thái Nguyên 8 huyện, 3 châu, miền trên chưa hàng, miền dưới đã hàng. Đạo Cao Bằng 1 phủ, 4
châu và Lạng Sơn 1 phủ, 7 châu cũng đã đầu hàng. Nguyễn Văn Huệ muốn xúi bẩy dân chúng bắt
giao Lê Duy Kỳ nên đã hứa miễn giảm sưu thuế cho dân trong mười năm.
(Trang Cát Phát (莊吉發): Thanh Cao Tông Thập Toàn Võ Công Nghiên Cứu (清高宗十全武 功研究) tr.
346 và tr. 353)
26
lúc này chưa đổi thành Thanh Hoá vì chưa kiêng tên bà Hồ Thò Hoa, vợ vua Minh Mạng

27
Nguyễn Huệ cũng không trải quân lẫn vào các thôn xóm, phần sợ bò tiêu diệt, phần khác vì phương
pháp điều binh nếu cần có thể di chuyển thật nhanh. Thành thử quân của ông chỉ đóng ở các đình chùa,
miếu mạo luôn luôn sẵn sàng nhổ trại không xây dựng hệ thống phòng ngự kiên cố.

19
đưa thơ sang Long Châu (龍州) cầu cứu nhà Thanh.
28
Thực ra, sự việc không giản dò
như thế.
Theo tài liệu của nhà Thanh, vào tháng 12 năm Càn Long thứ 52 ( 1787), cựu thần nhà
Lê là Đòch Quận Công Hoàng Ích Hiểu (迪郡公黃益曉),Hoan Trung Hầu Phạm Đình
Quyền (懽忠侯范廷權) bảo hộ gia quyến vua Lê, nam nữ cả thảy hơn 200 người chạy
lên Lạng Sơn nhưng bò thổ mục ở đó là Quyển Trâm (卷簪) toan bắt giữ làm con tin
nên cả bọn phải chạy đến xã Bác Sơn, huyện Võ Nhai nương náu. Đốc trấn Cao Bằng
là Nguyễn Huy Túc (阮輝宿) nghe tin vội chạy đến nghinh đón, có Trường Phái Hầu
Lê Quýnh (長派侯黎囧
29
), cậu vợ vua Lê là Nguyễn Quốc Đống (阮國 棟) và Mai
Trung Hầu Nguyễn Đình Mai (梅忠侯阮廷枚) đi theo bảo hộ.
30

Các phiên mục ở Cao Bằng như Bế Nguyễn Trù (閉阮儔), Bế Nguyễn Só (閉阮仕)
cùng tướng Tây Sơn là Cúc Hoán
31
(菊渙) đem quân tới Bác Sơn truy nã, Nguyễn Huy
Túc phải dẫn cả bọn bỏ chạy, đến ngày mồng 4 tháng 5 năm Mậu Thân (1788) thì tới
được Bác Niệm (博 淰) giáp giới với tỉnh Quảng Tây. Ở vùng này không có cửa ải nào
đi qua Trung Hoa, lại bò quân Tây Sơn do Hoán Nghóa Hầu
32

dẫn 300 người đuổi tới rất
gắt. Ngày 12 tháng 5, lúc giờ Dậu, cả bọn bầy tôi quyến thuộc nhà Lê chạy được đến
bên ngoài ải Đẩu Áo (斗奧) thuộc Long Châu tỉnh Quảng Tây. Đẩu Áo cách Long
Châu 120 dặm, phía đông bắc Thuỷ Khẩu quan, bên ngoài là một khe suối làm biên
giới chia cắt nước ta với Trung Hoa.
33


28
Trước đây, thành Thăng Long thất thủ, Chiêu Thống đế sai bề tôi hầu cận là Lê Quýnh cùng vài mươi
người họ tông thất theo quốc mẫu họ Nguyễn và cung quyến đến Cao Bằng, nương tựa đốc trấn là Nguyễn
Công Túc rồi đưa thư chỉ doanh cho Long Bằng yêu cầu tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Só Nghò mang binh
đến cứu viện (DNCBLT, q. 2 tr. 545)
Lưỡng Quảng tổng đốc Tôn Só Nghò và Quảng Tây tuần phủ Tôn Vónh Thanh hội họp ở Nam Ninh. Thái
hậu đưa nguyên tử đến yết kiến ở trong sân, gào khóc xin cứu viện (KDVSTGCM – CB q. XLVII, tr.
837)
29
Chữ Quýnh nguyên có bộ Nhân đứng ở bên trái nhưng chúng tôi không tìm ra nên dùng tạm
30
Hoàng Xuân Hãn chép Nguyễn Quốc Đống là anh vợ Lê Duy Kỳ (La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn,
tập II tr. 875). Nguyên văn trong tài liệu của nhà Thanh là thê cữu (妻舅).
31
Sử ta chép làm 2 người Cúc và Hoán nhưng theo tước vò Hoán Nghóa Hầu thì dường như chỉ có một
người mà thôi.
32
Hoán Nghóa Hầu (煥義侯) là tước hiệu của Trần Danh Bính nhưng cũng có thể là Cúc Hoán (菊渙).
Mặc dù hai chữ hoán này viết khác nhau nhưng vào thời đó tên người và tước vò thường có liên hệ, chẳng
hạn Minh Vũ Hầu Vũ Đình Minh, Hiệp Đức Hầu Nguyễn Phúc Hiệp, Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào,
Kỷ Thiện Hầu Trần Văn Kỷ (Xem thêm Văn Khắc Thời Tây Sơn ở Huế
của Lê Nguyễn Lưu, UBND

Thành Phố Huế – Hội Khoa Học Lòch Sử Thừa Thiên Huế: Phú Xuân Thuận Hoá Thời Tây Sơn, Huế
12/2001 tr. 160-186)
33
Theo Lê Quýnh trong Bắc Hành Tùng Ký thì chỗ này có tên là bến Phất Mê (Hoàng Xuân Hãn: sđd tr.
876)

20
Theo lời khai của Nguyễn Huy Túc gửi lên Tôn Só Nghò trong tấu thư của họ Tôn trình
lên vua Càn Long thì tất cả đám di thần quyến thuộc nhà Lê ở bên kia sông kêu la cầu
cứu nhưng vì truy binh đã đuổi đến sau lưng nên Nguyễn Huy Túc và đồng bọn phải
cõng đám đàn bà trẻ con lội qua con rạch. Những người không qua được đều bò quân
Tây Sơn giết chết.
Theo tấu thư của Tôn Só Nghò thì ngay khi đó, hai viên tiểu quan nhà Thanh là thông
phán Trần Tùng và hộ đô ti Trần Hồng Thuận đang đi tuần ở ngoài ải, được viên biện
mục là Hoàng Thành Phượng và ải mục Trâu Thăng nghe tiếng kêu cứu thông báo cho
biết nên vội vàng đem quân đến xem xét tình hình, còn đang tra vấn thì hơn trăm binh
của Tây Sơn từ bờ khe bên kia đònh vượt sông cướp lại nhưng thấy quân Thanh đông
hơn nên phải rút lui. Tuy nhiên theo lời thuật lại của chính Lê Quýnh thì đám tòng
vong nhà Lê sau khi qua được con suối thì lên được đỉnh núi, do thổ dân đưa đường
phải đi hái rễ cây, ăn quả rừng cho đỡ đói sống tạm mấy ngày. Khi tin đưa tới quan
quân nhà Thanh thì thông phán (Trần Tùng) mới tới gặp
34
. Có lẽ Tôn Só Nghò muốn
tránh tiếng là việc tuần phòng biên giới không chu đáo nên đã tâu lên là quan binh nhà
Thanh chạy tới uy hiếp khiến quân Tây Sơn phải rút lui, thực tế lực lượng đi tuần không
thể nào đông đến hàng trăm người và cũng không điều động nhanh chóng đến như thế.
Qua được đất Trung Hoa, tất cả bọn tòng vong nhà Lê chỉ còn 62 người, trong đó có
thái hậu mẹ Lê Duy Kỳ là Nguyễn (thò) Ngọc Tố (阮玉素) và vương phi là Nguyễn
(thò) Ngọc Đoan (阮玉端)
35

, vương tử là Lê Duy Thuyên (黎維詮)
36
. So sánh với số
lượng hơn 200 người tông thất nhà Lê chạy lên Cao Bằng ta thấy khoảng hơn 150 người
đã bò giết hay mất tích
37
. Tất cả được đưa qua Thuỷ Khẩu Quan để vào Trung Quốc và
được Trần Tùng tìm phòng ốc cho nghỉ tạm ở Long Châu. Nguyễn Huy Túc lúc đó mới
đem mọi việc của nước Nam loạn lạc thế nào, Thăng Long bò mất ra sao trình lên cho
quan nhà Thanh dòch ra như sau:
38



34
La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II tr. 876-7
35
Tên thực là Nguyễn thò Kim, GS Hoàng Xuân Hãn viết là Nguyễn thò Ngọc Th, theo tờ trình của
Nguyễn Huy Túc thì là Ngọc Đoan. Hai chữ Th (瑞) và Đoan (端) rất giống nhau. Không biết chữ nào
đúng.
36
Cung Trung Đáng(宮中檔), hòm số 2727, bao số 218: Theo tờ trình của Tôn Vónh Thanh đề ngày 1
tháng 6 năm Càn Long thứ 53 (1788), số hiệu 54179 và tờ trình của Tôn Só Nghò ngày mồng 4 tháng 6
năm Càn Long thứ 53, số hiệu 54199, tờ trình của Tôn Vónh Thanh ngày 13 tháng 6, số hiệu 54285
(Trang Cát Phát, sđd. tr. 359)
37
Con số có thể lớn hơn nữa vì hơn 200 là tông thất nhà Lê lúc ban đầu, về sau có thêm bọn Nguyễn
Huy Túc, Lê Quýnh không biết bao nhiêu. Tính theo tỉ lệ số người bò Tây Sơn bắt giết là đa số, những
người còn sống sót chỉ là thành phần quan trọng nhất được bảo vệ mà thôi.
38

Quân Cơ Xứ, Nguyệt Triệp Bao, hòm số 2778, bao 163, số hiệu 39031, bản sao tờ trình của di mục
nước An Nam đề ngày 12 tháng 5 năm Càn Long 53 (1788)

21
Đốc đồng phủ Cao Bằng nước An Nam là Nguyễn Huy Túc, cùng với Trường
Phái Hầu Lê Quýnh, Đòch Quận Công Hoàng Ích Hiểu phụng mệnh thân mẫu
của quốc vương là Nguyễn thò Ngọc Tố kính cẩn trình lên phân phủ họ Trần đất
Long Châu, Quảng Tây, tuần phủ họ Trần đất Doanh Khổn, Long Bằng cùng
xem xét:
Nguyên ngày mồng 2 tháng chạp năm ngoái, thổ tù đất Quảng Nam Nguyễn
Nhạc là bên ngoại (nguyên văn thích là người liên quan vì hôn nhân chứ không
phải do máu huyết) của nước chúng tôi, còn có tên là Văn Bình (ở đây nhầm
Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc), năm ngụy Thái Đức thứ 11, bọn chúng vốn không
phải họ Nguyễn, cũng không phải họ Nguyễn phụ chính (tức chúa Nguyễn trong
Nam), em của y là Nguyễn Huệ, ngụy xưng là Thượng Công, sai ngụy tiết chế là
Nguyễn Nhậm đem mấy vạn quân thẳng đến kinh thành, quốc vương nước tôi
lãnh binh các đạo chống giữ đánh thắng được đòch mấy lần.
Tháng ba năm nay, Nguyễn Huệ đem quân đến tiếp viện, quốc vương phải lánh
nạn ở hạ lộ Sơn Nam. Bọn chúng tôi đưa vương mẫu, vương tử, vương phi đến
trốn tránh ở Na Lữ, đất Cao Bằng.
Ngày mồng chín tháng 5, man binh bất ngờ đến cướp trại, truy sát rất gấp, không
nơi chạy trốn, bọn chúng tôi phụng mệnh mẹ của tự tôn (tức Lê Duy Kỳ) chạy đến
q hạt. Trộm nghó vua Lê nước tôi nhiều đời phụng sự thiên triều, vẫn mong
được thánh thiên tử chăm lo dạy dỗ. Nay gặp phải biến cố này nên cố bỏ đất mà
chạy đến đây, mong được q đài chiếu cố, trình lên thượng hiến, tâu lên mọi
việc, cũng mong trời che đất chở không gì là không dung chứa, đoái hoài đến cả
kẻ ở phương nam là mẹ con của quốc vương chúng tôi Lê Duy Kỳ đều được
thương xót, có nơi nương tựa, sống nốt tháng ngày, đợi khi quốc vương nhờ uy
đức thiên triều lại trở về được kinh đô, khi đó đón trở về nước, dương danh chí
nhân thònh đức của thiên hoàng đế thì cũng là do q liệt đài thương xót mà ban

cho, nay trình lên.
Càn Long năm thứ 53, ngày 12 tháng 5, ở đây chỉ viết đơn không vì ấn chương
đốc trấn đã bò truy binh cướp mất, không thể đóng dấu được. Đốc đồng Nguyễn
Huy Túc cúi lạy, võ thần vệ Trường Phái Hầu Lê Quýnh cúi lạy, chính thủ hiệu
Đòch Quận Công Hoàng Ích Hiểu cúi lạy.
IV/ TOAN TÍNH CỦA THANH ĐÌNH

A/ Sơ khởi

Việc nhà Thanh đem quân sang nước ta không chỉ giản dò như nhiều sử gia Việt Nam
miêu tả. Chính sách bành trướng và đối ngoại của nhà Thanh sẽ được chúng tôi đề cập
đầy đủ hơn trong một biên khảo khác, mỗi thời kỳ có những đặc tính khác nhau và
tương đối nhất quán, không phải chỉ do xúc cảm cá nhân hay tham vọng nhất thời mặc
dầu vua Cao Tông và tổng đốc Tôn Só Nghò đóng một vai trò quan trọng trong chiến
dòch này. Tuy nhiên, việc điều động binh mã đều có tính toán và nếu không nắm vững

22
được nguyên nhân thì khi giải thích và miêu tả hậu quả trở nên rối rắm. Đó chính là
việc mà từ trước đến nay nhiều nhà nghiên cứu bò lúng túng và phải vin vào những lý
do rất “ấu tró” để che lấp sự mù mờ. Lỗi lầm đó bắt nguồn từ việc cả tin vào một cuốn
tiểu thuyết chương hồi hình thành từ sự tưởng tượng của vài nhà nho, đến việc sử nhà
Nguyễn thiếu chân xác để rồi gần đây vì những mục tiêu chính trò lại càng cố sức ra
công “vẽ rắn thêm chân”, huyền sử hoá một giai đoạn lòch sử.
Chúng ta thấy rằng tới lúc này tông thất nhà Lê chỉ trông cậy vào quan lại đòa phương
tại Long Châu, Doanh Khổn để xin nương náu qua ngày, hoàn toàn chưa có chủ tâm
xin cứu viện. Tuy nhiên sau khi trình lên, tình hình trở nên phức tạp vì lại phù hợp với
một sở nguyện của Tôn Só Nghò mà chúng ta sẽ phân tích thêm ở sau.
Lá thư viết ngày 12 tháng 5 nhưng đến đầu tháng 6 năm Càn Long thứ 53 (1788) tuần
phủ Quảng Tây Tôn Vónh Thanh
39

mới nghe trình lên rằng ở phủ Thái Bình có gia
quyến vua Lê nước Nam chạy sang lánh nạn. Đề đốc Quảng Tây là Tam Đức
40
(三德)
lúc đó đang ở tại Tả Giang lo việc di chuyển quân só vừa thắng trận trở về (chiến tranh
dẹp loạn nhóm Thiên Đòa Hội Lâm Sảng Văn (林爽文) ở Đài Loan) nên ngay ngày
mồng 3 đã tới ngay Long Châu để xem xét tình hình.
Long Châu là một thò trấn nhỏ ở sát biên giới, khí hậu oi bức, ma thiêng nước độc, vừa
ngại gia quyến nhà Lê không hợp thuỷ thổ, lại sợ quân Tây Sơn có thể tấn công qua
biên giới bắt giữ nên Tam Đức liền thương nghò với tổng binh Tả Giang là Thượng Duy
Thăng, đưa cả bọn lên Nam Ninh (thủ phủ của tỉnh Quảng Tây). Tổng Đốc Lưỡng
Quảng Tôn Só Nghò vội vàng đem tình hình tâu lên vua Càn Long, một mặt ra lệnh cho
Thượng Duy Thăng đem quân đến Long Châu phòng ngự.
Thượng Duy Thăng liền phái 1000 quân đến phối hợp với quân só trú đóng ở Long
Châu, chia nhau canh giữ các nơi. Ngày mồng 4 tháng 6, Tôn Só Nghò từ Triều Châu lên
đường sang Long Châu để quan sát tình hình, sợ quân chưa đủ sức nên bí mật sai Tam
Đức điều thêm mấy ngàn binh só sẵn sàng tiếp ứng nếu quân Nam tràn qua. Biên giới
tỉnh Quảng Tây tiếp giáp với nước ta có ba cửa, từ trên xuống dưới là Thuỷ Khẩu Quan
(水口), Bình Nhi Quan (平而) và Trấn Nam Quan (鎮南). Trấn Nam Quan – mà ta gọi
là ải Nam Quan - là cửa chính, luôn luôn có trọng binh trấn giữ. Sứ thần nước ta mỗi
khi sang Tàu đi theo con đường này. Hai cửa ải kia nhỏ hơn, chỉ là đường cho dân


39
người Vô Tích, tự Hoành Độ (宏度), hiệu Xuân Đài (春臺), đỗ cử nhân đời Càn Long giữ chức tuần
phủ Quảng Tây. Khi Lâm Sảng Văn nổi lên ở Đài Loan, ông cũng tham gia việc tiễu trừ. Trong chiến
dòch đánh nước ta, Tôn Vónh Thanh trông coi hậu cầu, đôn đáo lo việc tiếp vận quân nhu, khí giới, cung
cấp phu phen, thuyền ngựa. Theo sử chép vì ông ta bôn ba nơi rừng sâu núi thẳm nên bò nhiễm chướng
khí thành bệnh mà chết nhưng vì không ở tại trận tiền, không được liệt vào những người hi sinh tại An
Nam nhưng cũng vì chiến dòch Nam chinh mà từ trần.

40
Thuộc Nhương Hồng Kỳ, từng đánh Miến Điện, Kim Xuyên, lập nhiều công lao được giữ chức tổng
binh Hưng Hán, Thiểm Tây. Sau làm đề đốc tỉnh Quảng Tây, bệnh chết trước khi đem quân đánh Đại
Việt.

23
chúng hai nước qua lại. Tôn Só Nghò sợ thất thố nên lại sai Tả Giang Trấn điều thêm
300 quân, chia ra mỗi cửa ải đặt thêm 100 người canh gác ngày đêm.
Theo những tài liệu của nhà Thanh còn để lại, cũng như trong Bắc Hành Tùng Ký
41

truyện Lê Quýnh kể đầu đuôi việc sang Tàu thì không thấy nhắc đến việc mẹ vua Lê
kêu khóc xin cứu viện mà chỉ đề cập đến việc bò quân Tây Sơn đuổi bắt nên phải chạy
sang Tàu nương náu, xin được dung chứa nơi đất khách quê người. Chúng ta cũng thấy
là sử triều Nguyễn (và nhất là Hoàng Lê Nhất Thống Chí) có nhiều chỗ cho rằng thái
hậu (mẹ vua Chiêu Thống) cũng là một người đàn bà tham dự vào quốc sự khá nhiều –
quân sự cũng như chính trò – nhưng có lẽ do người đời thêu dệt. Việc gia đình họ Lê
chạy sang Long Châu rõ ràng là một việc ngoài ý muốn, cũng chưa hẳn đã có bụng nhờ
quân Thanh về lấy lại nước. Chi tiết duy nhất về việc muốn nương tựa vào Trung Hoa

là của Nguyễn Huy Túc mà Hoàng Xuân Hãn đề cập đến trong một tập thơ của ông:
Nghe tin vua bỏ kinh mà sợ. Xin theo người xưa giữ đất Bắc. Bốn châu liền nhau
đều đất hiểm. Ai bảo rằng từ xưa nay không thể dấy nền vua ở đó. Trung quốc
đồng lòng với ta thì ắt ta còn. Đánh từ phía bắc đó là bổn phận tôi để báo đền ơn
vua một phần nào Trộm nghó rằng Vũ-nhai gần nơi khói lửa. Chẳng bằng trấn
Cao-bằng đòa hình xa sâu
42

Theo tình hình lúc đó, khi bò quân Tây Sơn truy bức, Lê Duy Kỳ và gia quyến mỗi
người một ngả, vua Lê chạy về mạn Mục Sơn (Yên Thế) tìm đường khôi phục

43
, thái
hậu và gia quyến chạy lên Cao Bằng. Như vậy khi đón gia quyến vua Lê, Nguyễn Huy
Túc cũng chỉ muốn dựa vào thế hiểm trở của Cao Bằng để mưu tìm đường khôi phục
theo cách của nhà Mạc thời trước yêu cầu nhà Thanh can thiệp cho họ một mảnh đất
nương náu, truyền tử lưu tôn, tuyệt nhiên không phải để tìm cách sang Tàu cầu viện.
Tuy nhiên vì bò quân Tây Sơn truy sát, đành phải liều chết vượt sông sang đất Tàu. Do
đó, bản tâm vua Lê cũng như thái hậu không chủ trương đi qua cầu viện nhà Thanh mà
chính là do Tôn Só Nghò mớm lời để cho Lê Duy Kỳ dâng biểu cầu cứu như chúng ta sẽ
thấy sau này.
Ngày 19 tháng 6 năm Càn Long thứ 53 (1788), vua Cao Tông ra dụ dòch ra như sau:
44

Lưỡng Quảng tổng đốc Tôn Só Nghò tâu lên, tiếp theo căn cứ vào lời bẩm của Tả
Giang Trấn thì thân quyến tự tôn nước An Nam chạy qua nội đòa nên ta đã ra
lệnh cho tùy nghi lo liệu, lại sai người đến ngay Long Châu, xem xét tình hình để


41
La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II tr. 865-937
42
La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II tr. 876
43
Nói là khôi phục chứ thực ra là lẩn trốn cho khỏi bò bắt. Tình hình lúc đó rất bi đát, việc trốn tránh tính
từng ngày, nhà vua chỉ còn có vài ba người hầu cận ở bên cạnh, và chắc chắn không khỏi có những tin
đồn ông đã chết.
44
Thanh Cao Tông thuần hoàng đế thực lục, q 1307, tr 9, Càn Long năm thứ 53, tháng 6 ngày Canh Tuất,
ỷ tín thượng dụ (Trang Cát Phát: 348-9)


24
tâu lên cho rõ ràng. Việc này trước đây khi Tôn Vónh Thanh tâu lên, trẫm sợ rằng
viên tri phủ đó không có chủ kiến nên lập tức giáng chỉ ra lệnh cho Tôn Só Nghò
lập tức tra xét lo liệu.
Hiện nay viên tổng đốc kia chưa đợi dụ chỉ đã khởi trình đến trước rồi, như thế
thực là biết việc nặng nhẹ, không thẹn là kẻ đại thần ở biên cương, thật đáng
khen ngợi. Trong tấu triệp của Tôn Vónh Thanh trước đây, chưa biết tung tích của
tự tôn Lê Duy Kỳ đang ở đâu, mà chạy sang đến hơn sáu chục người thì có liên
hệ thế nào? Ta đã từng ra lệnh tra xét cho thấu đáo, rồi tâu ngay lên cho ta.
Nay cứ theo như lời tâu của Tôn Só Nghò, lúc đầu cứ tưởng có cả Lê Duy Kỳ đi
theo. Thế nhưng nếu ví thử Lê Duy Kỳ đích thân dẫn quyến thuộc sang nội đòa thì
cớ gì lại phải ra lệnh cho di quan Nguyễn Huy Túc đứng tên, còn bọn thổ tù
Nguyễn Nhạc kia sau khi công phá Lê thành, thấy Lê Duy Kỳ bôn đào nên dẫn
binh truy sát. Nếu cả nước đã bò họ Nguyễn chiếm mất rồi, ắt Lê Duy Kỳ mang
quyến thuộc theo, tuy không quá 60 người, nhưng lẽ nào đi đường không lo liệu
tính toán gì mà đến được nội đòa?
Lê Duy Kỳ nay đã đến Long Châu nên truyền dụ cho Tôn Só Nghò đến đó tận mặt
hỏi Lê Duy Kỳ xem việc họ Nguyễn nổi loạn ra sao, hai bên vì cớ gì gây hấn, gặp
nạn chạy sang nội đòa cốt lo bảo toàn tính mạng mẹ con mà phải bỏ đất cho họ
Nguyễn. Y bỏ nước chạy sang đây rồi, trong nước thần tử có ai lo chuyện diệt
giặc khôi phục để nghinh đón mẹ con y về hay không, xem chủ kiến y thế nào?
Nêáu như Lê Duy Kỳ cũng không biết rõ ràng thì nên hỏi bọn Nguyễn Huy Túc để
cho rõ tình hình nước đó ngõ hầu theo tình hình mà trù biện. Theo ý trẫm thì vì
quẫn bách mà tự tôn nước đó chạy sang nội đòa, tuy trình lên không có giọng
muốn xin quân cứu viện, nhưng nếu trấn mục nước đó có thể tụ tập dân binh, tảo
trừ hung nghòch đón tự tôn về thì thế là tốt nhất. Còn như họ Nguyễn đã chiếm
được cả đòa phương ở Lê thành nhưng các nơi khác vẫn thuộc họ Lê, các trấn
mục không diệt được họ Nguyễn nhưng việc đã đònh vẫn có thể sắp xếp cho ổn
thỏa để nghinh đón tự tôn thì đất nước của nhà Lê cũng chưa đoạn tuyệt, cũng
không cần phải hưng sư cho lớn chuyện làm gì.

Còn như họ Nguyễn công phá Lê thành xong chiếm hết nước An Nam, con cháu
nhà Lê bò giết hại thì tự tôn nước đó không còn nước mà trở về. An Nam thần
phục bản triều, rất là cung thuận, nay bò cường thần soán đoạt phải chạy sang
đây nếu như ta bỏ qua không lý đến thật không phải là cái đạo tồn vong nên phải
tập trung binh lực kể tội sang chinh thảo.
Trẫm nay đã đònh đoạt rồi, lại truyền dụ cho Tôn Só Nghò, tuân theo dụ chỉ trước
đây, xem két kỹ lưỡng thêm nữa, trù biện cho chín chắn, cứ theo tình thực mà
nhanh chóng tâu lên ta sẽ đợi tới khi đó sẽ hạ chỉ để cho biện lý. Còn về phần
thân thuộc của Lê Duy Kỳ thì nên sắp xếp cho ổn thỏa, cung cấp thêm chớ nên

25

×